Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGÀNH SẢN XUẤT MÌ LIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.22 KB, 100 trang )

MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU.
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................6
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN........................................................6
1.2.1 Mục tiêu...................................................................................................6
1.2.2 Nội dung..................................................................................................6
1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.........................................................................7
Chương 2: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN VIỆT NAM
VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
2.1 GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN Ở VIỆT
NAM… ............................................................................................................................8
2.1.1 Giới thiệu chung......................................................................................8
2.1.2 Ngành sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam...................................................8
2.1.3 Công nghệ sản xuất và nguyên nhiên vật liệu.........................................9
2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
VIỆT NAM.....................................................................................................................10
2.2.1 Môi trường không khí...........................................................................10
2.2.2 Môi trường nước...................................................................................11
2.2.3 Chất thải rắn..........................................................................................11
2.3 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XỬ LÝ..............................................................................11
2.3.1 Ô nhiễm môi trường do nước thải sản xuất mì ăn liền..........................11
2.3.2 Sự cần thiết xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền...................................12
2.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGÀNH
SẢN XUẤT MÌ LIỀN....................................................................................................12
2.4.1 Điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải......................................13
2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học...........................................13
2.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý............................................14
2.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học.........................................14
2.4.5 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học........................................15
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY MÌ ĂN LIỀN GOSACO.


3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY..........................................................................18
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.........................................18
3.1.2 Vị trí, diện tích mặt bằng.......................................................................18
3.1.3 Nhu cầu về lao động của công ty..........................................................18
1
3.1.4 Sơ đồ tổ chức của công ty Gosaco........................................................19
3.2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ...............................................................20
3.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ....................................................................20
3.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ.........................................................21
Chương 4 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GOSACO.
4.1 MÔI TRƯỜNG NƯỚC....................................................................................24
4.1.1 Nước thải sinh hoạt...............................................................................24
4.1.2 Nước thải sản xuất.................................................................................24
4.1.3 Nước thải nhiễm dầu.............................................................................25
4.1.4 Nước mưa chảy tràn..............................................................................25
4.2 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.........................................................................25
4.3 CHẤT THẢI RẮN...........................................................................................26
4.3.1 Chất thải rắn công nghệ.........................................................................26
4.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt...........................................................................27
4.4 TIẾNG ỒN.......................................................................................................27
4.5 HIỆN TRẠNG VỆ SINH CÔNG NHÂN – AN TOÀN VỆ SINH LAO
ĐỘNG…........................................................................................................................27
Chương 5: NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI
5.1 NGUỒN GỐC PHÁT SINH.............................................................................28
5.1.1 Tính chất nước thải................................................................................28
5.1.2 Yêu cầu nước thải sau khi xử lý............................................................28
5.2 NHẬN XÉT VỀ THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CỦA CÔNG
TY…… ..........................................................................................................................29
5.3 MỤC TIÊU CÔNG NGHỆ...............................................................................29

5.4 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ...................................................................30
5.5 THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ...............................................32
5.6 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI.......................................................32
Chương 6 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
6.1 TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG ÁN 1.............................................................33
6.1.1 Bể tách dầu mỡ......................................................................................33
6.1.2 Song chắn rác thô..................................................................................35
6.1.3 Bể thu gom............................................................................................38
6.1.4 Song chắn rác tinh.................................................................................40
6.1.5 Bể điều hòa............................................................................................40
2
6.1.6 Bể tuyển nổi..........................................................................................43
6.1.7 Bể Aerotank...........................................................................................53
6.1.8 Bể lắng II...............................................................................................63
6.1.9 Bể tiếp xúc.............................................................................................68
6.1.10 Bể nén bùn.............................................................................................69
6.1.11 Máy ép bùn............................................................................................71
6.1.12 Tính toán hóa chất.................................................................................72
6.2 TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG ÁN 2.............................................................74
6.2.1 Bể lọc sinh học bậc 1.............................................................................74
6.2.2 Bể lắng đợt II bậc 1...............................................................................79
6.2.3 Bể lọc sinh học bậc 2.............................................................................81
6.2.4 Bể lắng đợt II bậc 2...............................................................................85
6.3.5 Bể nén bùn.............................................................................................85
6.3.6 Máy ép bùn ...........................................................................................88
Chương 7 TÍNH KINH TẾ.
7.1 VỐN ĐẦU TƯ CHO PHƯƠNG ÁN 1............................................................90
7.1.1 Phần xây dựng.......................................................................................90
7.1.2 Phần thiết bị...........................................................................................90
7.1.3 Chi phí quản lý và vận hành..................................................................91

7.1.4 Chi phí xử lý 1m
3
nước thải..................................................................92
7.2 VỐN ĐẦU TƯ CHO PHƯƠNG ÁN 2...........................................................93
7.2.1 Phần xây dựng.......................................................................................93
7.2.2 Phần thiết bị...........................................................................................93
7.2.3 Chi phí quản lý và vận hành..................................................................95
7.2.4 Chi phí xử lý 1m
3
nước thải..................................................................96
7.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ...............................................................96
Chương 8 QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH.
8.1 NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH........................................................................98
8.2 GIAI ĐOẠN ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO HOẠT ĐỘNG...............................98
8.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN PHÁ HỦY CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC BÌNH
THƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.........98
8.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN.......................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng Trang
1
Bảng 1.1: Định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất mì ăn
liền cho một tấn thành phẩm
10
2 Bảng 2.1: Hệ số ô nhiễm không khí cho một tấn sản phẩm mí ăn liền 11
3 Bảng 2.2: Hệ số ô nhiễm nước thải cho một tấn sản phẩm mí ăn liền 11
4 Bảng 4.1: Tính chất nước thải sinh hoạt 24

5 Bảng 4.2: Thành phần và tính chất dầu FO 26
6 Bảng 4.3: Các thông số liên quan đến nguồn ô nhiễm do đốt dầu 27
7
Bảng 4.4: Nồng độ chất ô nhiễm từ tấc cả các nguồn đốt dầu ( công suất
tối đa) tại công ty
28
8 Bảng 4.5: Thành phần chất thải rắn tại công ty năm 2003 29
9 Bảng 5.1: Tiêu chuẩn môi trương Việt Nam 6984-2001 31
10 Bảng 6.1: Tổng hợp tính toán bể tách dầu mỡ 39
11 Bảng 6.2: Tổng hợp tính toán song chắn rác thô 42
12 Bảng 6.3: Tổng hợp tính toán bể thu gom 44
13 Bảng 6.4 : Các thông số cho thiết bị khuếch tán khí 45
14 Bảng 6.5 Tổng hợp tính toán bể điều hòa 47
15 Bảng 6.6: Thông số tính toán bể tuyển nổi 48
16 Bảng 6.7: Tổng hợp tính toán bể tuyển nổi 57
17 Bảng 6.8: Công suất hoà tan oxy vào nước của thiết bị bọt khí mịn 63
18 Bảng 6.9: Tổng hợp tính toán bể aeroten 67
19 Bảng 6.10: Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể lắng li tâm 68
20 Bảng 6.11: Bảng các thông số chọn tải trọng xử lí bể lắng 2 68
21 Bảng 6.12: Tổng hợp tính toán bể lắng đợt II 72
22 Bảng 6.13: Tổng hợp bể tiếp xúc 75
23 Bảng 6.14 : Tổng hợp tính toán bể nén bùn 76
24 Bảng 6.15 : Khoảng cách từ trục của hệ thống tưới tới các lỗ. 72
25 Bảng 6.16: Tổng hợp tính toán bể lọc bậc 1 84
26 Bảng 6.17: Tổng hợp tính toán bể lắngII đợt 1 86
27 Bảng 6.18 : Khoảng cách từ trục của hệ thống tưới tới các lỗ 90
28 Bảng 6.19: Tổng hợp tính toán bể lọc bậc 2 90
29 Bảng 5.20: Tổng hợp tính toán bể lắng II đợt 2 91
30 Bảng 5.21 : Tổng hợp tính toán bể nén bùn 91
4

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Hình Trang
1 Hình 1.1 Sơ đồ qui trình công nghệ gồm các công đoạn sản xuất 9
2 Hình 6.1: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank 59
3 Hình 6.2: Sơ đồ xử lý ở phương án 2 79
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BOD: Biochemical Oxygen Demand _Nhu cầu oxy sinh hóa,mg/l
COD: Chemical Oxygen Demand _Nhu cầu oxy hóa học, mg/l
DO: Dissolved Oxygen _Oxy hòa tan, mg/l
F/M: Food/Micro – organism_Tỷ số lượng thức ăn và lượng vi sinh vật trong
mô hình
MLSS: Mixed Liquor Suspended Solid _Chất rắn lơ lửng trong bùn, mg/l
MLVSS: Mixed Liquor Volatite Suspended Solid _Chất rắn lơ lửng bay hơi trong
bùn lỏng, mg/l
SS: Suspended Solid _Chất rắn lơ lửng, mg/l
SVI: Sludge Volume Index_ Chỉ số thể tích bùn, ml/g
VS: Volume Index_ Chất rắn bay hơi, ml/g
5
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tiến tới một nước công nghiệp hóa-hiện
đại hóa đất nước để hòa nhập với các nước trong khu vực. Ngành công nghiệp cũng
ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như tạo ra các sản phẩm
phục vụ trong và ngoài nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Tuy nhiên
với sự phát triển và ngày càng đổi mới của ngành công nghiệp đã dẫn đến việc khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm cho chúng trở nên cạn kiệt. Các
chất thải từ ngành công nghiệp sinh ra ngày càng nhiều, làm cho môi trường thiên nhiên
bị tác động mạnh, mất đi khả năng tự làm sạch. Phần lớn các thiết bị của ngành sản xuất
ở nước ta thì chưa được đầu tư và hiện đại hóa hoàn toàn.Quy trình công nghệ chưa triệt

để.
Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước, ngành công nghiệp mì ăn liền cũng
ngày càng mở rộng vì đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời đại mới nhờ
những ưu điểm: thơm ngon, tiện dụng, hợp túi tiền…Sự ra đời ồ ạt của các xí nghiệp
sản xuất mì ăn liền cũng tạo ra những vấn đề môi trường đáng quan tâm làm ảnh hưởng
đến sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy mà tầm quan trọng của biện pháp bảo vệ môi trường sống ngày một tăng
lên. Một trong những biện pháp đó là làm sạch nguồn nước thải trước khi thải ra nguồn
tiếp nhận. Thực tế Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố và Sở Tài Nguyên và Môi Trường có
chủ trương cải tạo tình trạng ô nhiễm nước là khắc phục ô nhiễm tại nguồn; mọi nguồn
tiếp nhận. Do đó việc yêu cầu các đơn vị sản xuất, các khu công nghiệp cần phải xây
dựng hệ thống xử lý nước thải. Với đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải mì ăn
liền cho nhà máy Gosaco”, tôi xin đóng góp một phần vào việc bảo vệ môi trường cho
Thành Phố của chúng ta.
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN
1.2.1 Mục tiêu
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây đạt
tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945-1995) trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung.
1.2.2 Nội dung
 Khảo sát hiện trạng môi trường nhà máy
 Thu thập và xử lý số liệu đầu vào
 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải của nhà máy
 Tính toán các công trình đơn vị
 Khái toán giá thành xây dựng, giá thành xử lý
6
1.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Trên cơ sở thu thập thông tin, sưu tầm, điều tra, khảo sát, nghiên cứu nà đề xuất
công nghệ xử lý nước thải cho công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây, có thể tóm tắt các
phương pháp thực hiện như sau:
 Phương pháp điều tra khảo sát.

 Phương pháp tổng hợp thông tin
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về xử lý nước thải
7
Chương 2
TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN VIỆT NAM
VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN Ở
VIỆT NAM
2.1.1 Giới thiệu chung
Mì ăn liền được người Nhật Bản nghĩ ra và sản xuát đầu tiên trên thế giới. Nó ra
đời để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người Nhật trong thập niên 60 của thế kỷ 19, là
thời kỳ công nghiệp hóa mạnh mẽ của nước Nhật.
Ở Việt Nam, mì gói xuất hiện đầu tiên vào khoảng giữa thập niên 60 và nhanh
chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng, vì nó cũng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của
người Việt Nam. Nhà máy sản xuất mì gói ăn liền đầu tiên của Việt Nam ra đời mang
tên công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, thương hiệu là VIFON, nhãn hiệu sản xuất
đầu tiên mang tên “Mì ông Phật”.
Từ đó đến nay, mì ăn liền luôn được ưu chuộng và nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm
này càng tăng đối với thị trường nội địa. Vào những năm 80, thị trường trong nước còn
xuất hiện nhiều chủng loại khác có xuất xứ từ Thái Lan, Singapore, Trung Quốc,
Malayxia.
Trong những năm qua, đặc biệt là 10 năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất
mì ăn liền của Việt Nam hòa mình vào công cuộc đổi mới, đã từng bước vươn lên phát
triển mạnh mẽ. Dần dần nó đã chiếm lĩnh thị trường trong nước đẩy lùi các mặt hàng
cùng loại của các nước trong khu vực. Ngành sản xuất mì ăn liền của Việt Nam xứng
đáng với vị trí là niềm tự hào của nền công nghiệp còn non trẻ của đất nước ta trong thời
đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2.1.2 Ngành sản xuất mì ăn liền ở Việt Nam
Gần đây ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền của Việt Nam đã từng bước
vươn lên phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và cạnh tranh

được với các mặt hàng do nước ngoài sản xuất.
Từ năm 1990 đến nay, thị phần của các sản phẩm nước ngoài chiếm một tỷ lệ
thấp. Ngược lại, hiện nay các mặt hàng sản phẩm ngang thương hiệu Việt đang xuất
hiện khá nhiều và tràn ngập trên thị trường lương thực thực phẩm như: MILIKET,
COLUSA, VỊ HƯƠNG, BÌNH TÂY…, và đã có mặt trên thị trường các nước thuộc khu
vực Động Nam Á và Đông Âu ngày càng nhiều. Có thể dẫn ra một vài số liệu cụ thể
sau: Năm 1995: mì gói ăn liền COLUSA đã xuất sang Trung Quốc 40 triệu gói, qua
Campuchia 110 triệu gói, thị trường Đông Âu 2 triệu gói. Bốn đơn vị hàng đầu sản xuất
trên 85% lượng hàng hoá mì ăn liền là: VIFON, COLUSA, MILIKET, BÌNH TÂY trên
tổng số ước chừng 800 triệu gói/năm. Tuy nhiên với sản lượng như hiện nay, thị trường
trong nước và nước ngoài còn xa mới có thể đạt giới hạn bão hoà, các đơn vị sản xuất
8
này không ngừng mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng hàng năm để đáp ứng nhu cầu
thị trường. Ngày càng nhiều nhãn hiệu mới xuất hiện tham gia trên thị trường như:
KNORZ, MILIMEX, A ONE, GẤU ĐỎ,…
Sản lượng mì ăn liền trong cả nước sản xuất trong năm 1997 ước chừng là
100.000 tấn/năm tương đương 1 tỷ 300 triệu gói mì. Đóng góp vào ngân sách nhà nước
hàng chục tỷ đồng, đồng thời là lương thực cứu đói khẩn cấp cho những vùng bị thiên
tai, dịch bệnh hoành hành.
2.1.3 Công nghệ sản xuất và nguyên nhiên vật liệu
2.1.3.1 Công nghệ sản xuất
Thiết bị máy móc sản xuất mì ăn liền đều sử dụng nguyên lý hoạt động của thiết
bị do Nhật Bản sản xuất và lắp đặt ở VIFON. Ngoại trừ thiết bị của xí nghiệp liên doanh
SàiGòn-WeVong do Đài Loan chế tạo, thiết bị của các cơ sở sản xuất khác (quốc doanh
cũng như tư nhân) đều được chế tạo trong nước, hiệu quả hoạt động không thua kém
thiết bị của nước ngoài, nhưng giá thành sản xuất rẻ hơn rất nhiều (chỉ bằng khoảng 1/3
giá thành của nước ngoài). Qui trình công nghệ gồm các công đoạn sản xuất chủ yếu
như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ qui trình công nghệ gồm các công đoạn sản xuất
Đa số các cơ sở mì ăn liền đều sử dụng phương pháp chiên trực tiếp bằng cách

đưa các vắt mì sau khi đã nhúng súp, vô khuôn vào chảo dầu Shortening sôi nóng ở
nhiệt độ 150
o
C. Chỉ riêng có dây chuyền sản xuất mì ăn liền nhãn hiệu A-One của xí
nghiệp liên doanh SàiGòn-WeVong sử dụng phương pháp chiên gián tiếp, bằng cách
đưa mì qua chảo chiên dưới hơi nóng 150-170
o
C của dầu Shortening. Do đó gói mì của
A-One có màu trắng hơn các gói mì mang nhãn hiệu khác.
2.1.3.2 Nguyên vật liệu sản xuất
Nguyên liệu chính là bột lúa mì nhập khẩu được phối liệu với các loại phụ liệu
khác như: dầu Shortening, bột ngọt, muối, đường, tôm, cua, thịt bò, thịt heo, tiêu, hành,
tỏi, ớt,….Các xí nghiệp mì ăn liền sản xuất nhiều chủng loại mặt hàng khác, tuỳ theo
từng loại mì ăn liền; các cơ sở sản xuất có thể pha trộn các thành phần phụ liệu khác
nhau để sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau: mì súp cua, mì gà, mì xào, mì chay, mì
chua cay, mì hải sản,… Định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất mì ăn liền
cho một tấn thành phẩm có thể tham khảo các số liệu sau:
9
Pha trộn
nguyên
liệu
Pha trộn
nguyên
liệu

khuôn

khuôn
Cám
thành

tấm
Cám
thành
tấm
Nhúng
nước
súp
Nhúng
nước
súp
Cán
tinh-
cán sợi
Cán
tinh-
cán sợi
Hấp
Hấp
Chiên
Chiên
Làm
nguội
Làm
nguội
Đóng
gói
Đóng
gói
Để gói
nêm

Để gói
nêm
Sản
phẩm
Sản
phẩm
Đóng
thùng
Đóng
thùng
Bảng 1.1: Định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất mì ăn liền
cho một tấn thành phẩm
Khoản mục Đơn vị Định mức
o Nguyên liệu chính
 Bột mì
o Nguyên Liệu Phụ
 Dầu
Shortening
 Bột Ngọt
 Hoạt Chất
Cmc
 Đường
 Muối
 Gói Nêm
 Gói Rau
 Vật Liệu Khác
o Bao Bì
 Thùng Carton
 Giấy gói mì
 Túi xốp

 Keo dán
o Nhiên liệu
 Dầu FO
 Dầu DO
 Điện
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Gói
Gói
Đồng
Thùng
m
2
Kg
Lít
Kg
Kg
Đồng
850
180
14
1
4
30
17.780
17.780

220.000
395
630
2
1
280
20
50.000
Các xí nghiệp sản xuất mì ăn liền đều áp dụng quy trình công nghệ sản xuất
tương tự nhau, thành phần nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu cũng như nhau. Do đó tính
chất ô nhiễm gần như nhau.
2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NGÀNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN VIỆT
NAM
2.2.1 Môi trường không khí
Lượng ô nhiễm khí thải cho một tấn sản phẩm mì ăn liền dựa trên cơ sở sau số
liệu như sau:
Bảng 2.1: Hệ số ô nhiễm không khí cho một tấn sản phẩm mí ăn liền
(Kg/tấn sản phẩm)
Chất ô nhiễm Andehyde CO NO
2
SO
2
Bụi
Tải lượng 0,193 0,20 2,92 6,34 0,84
10
(Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường CEFINEA)
2.2.2 Môi trường nước
Lượng ô nhiễm nước thải co một tấn sản phẩm mì ăn liền trên cơ sở dựa vào số
liệu như sau:
Bảng 2.2: Hệ số ô nhiễm nước thải cho một tấn sản phẩm mí ăn liền

Chỉ tiêu ô
nhiễm
Lưu lượng
nước thải
(m
3
/tấn sp)
BOD
5
(kg
BOD/m
3
tấn sp)
COD (kg
COD/m
3
tấn sp)
Dầu mỡ
(kg /m
3
tấn
sp)
SS(kg /m
3
tấn sp)
Tải lượng 8 5,6025 8,0075 12,4625 2,94
(Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường CEFINEA)
2.2.3 Chất thải rắn
Rác thải của xí nghiệp sản xuất mì ăn liền chủ yếu là giấy, bao nilon, thùng
carton, xương cặn trong quá trình nấu súp và rác thải sinh hoạt.

Nhìn chung rác thải của các cơ sở sản xuất mì ăn liền ảnh hưởng không đáng kể
đến môi trường sinh thái khu vực xung quanh. Việc giải quyết không khó khăn và tốn
kém nhiều.
Đối với giấy vụn và bao nilion có thể đem bán định kỳ cho các đơn vị sản xuất
làm nguyên liệu cho quá trình tái chế.
Đối với các thành phần rác thải khác có thể thu gom và đổ bỏ theo hệ thống thu
gom rác thải địa phương.
2.3 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NƯỚC THẢI SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN VÀ
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XỬ LÝ
2.3.1 Ô nhiễm môi trường do nước thải sản xuất mì ăn liền
Qua các số liệu thu thập khảo sát cho thấy nước thải sản xuất của các Xí Nghiệp
mì ăn liền đều vượt tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn do các chất hữu cơ và dầu mỡ
hiện diện trong nước thải quá cao. Các chỉ tiêu cơ bản chỉ thị ô nhiễm hữu cơ là COD,
BOD, SS, N-NO
3
, N-NH
4
, N-org, P-PO
4
, dầu mỡ,…hàm lượng hữu cơ cao, vượt 12-24
lần tiêu chuẩn cho phép, dầu mỡ cao gấp 10-30 lần tiêu chuẩn cho phép.
Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thuỷ sinh, sự
phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi
sinh giải phóng ra các chất khí CO
2
, CH
4
, H
2
S gây mùi hôi thối trong môi trường.

Tình trạng ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến sự suy giảm độ hoà tan ôxy trong môi
trường nước do vi sinh sử dụng ôxy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ có mặt trong
nước. Ôxy hòa tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thuỷ sinh trong
nguồn nước. Theo tiêu chuẩn nuôi cá của FAO (Tổ chức Lương Thực Nông Thôn của
11
Liên Hiệp Quốc) thì nồng độ ôxy hòa tan (DO) trong nước phải cao hơn 50% nồng độ
bão hoà (tức là phải cao hơn 4mg/l ở nhiệt độ 25
O
C).
Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên
thuỷ sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây
bồi lắng dòng chảy. Tiêu chuẩn của Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường: SS đối
với nước thải khi thải ra nguồn loại A là nhỏ hơn 50mg/l và nguồn loại B là nhỏ hơn
100mg/l.
Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao trong nước thải sản xuất mì ăn liền
sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất
lượng nguồn nước.
2.3.2 Sự cần thiết xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền
Bên cạnh quá trình phát triển nhanh chóng, ngành công nghiệp sản xuất mì ăn
liền phải đương đầu với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng hơn. Một số
nhà máy trực tiếp xả nước thải chưa xử lý ra hệ thống sông rạch làm cho tình trạng ô
nhiễm lan tràn với diện rộng không lường hết được, như trường hợp VIFON, SàiGòn-
WeVong. Các đơn vị này, qua nhiều đợt kiểm tra của các cơ quan chức năng TP, Quận.
Huyện không có đơn vị nào đạt tiêu cuẩn xả nước thải theo quy định.
Các phân tích trên đã cho thấy các Xí Nghiệp sản xuất mì ăn liền sử dụng các
quy trình cônng nghệ sản xuất tương tự nhau, thành phần và tính chất ô nhiễm nước thải
của các nhà máy cũng gần như nhau. Hay nói một cách khác là bản chất của sự ô nhiễm
là giống nhau. Do đó, nghiên cứu xử lý ô nhiễm về nước thải cho ngành công nghiệp
sản xuất mì ăn liền của Việt Nam có thể dựa vào sự nghiên cứu cụ thể tại một đơn vị mà
vận dụng chung cho toàn ngành.

Với mục tiêu và quan điểm phát triển công nghiệp trên địa bàn TP.HCM và phát
triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường. Ngành sản xuất mì ăn liền không thể
nằm ngoài định hướng này, do đó việc nghiên cứu thực nghiệm và đề xuất công nghệ xử
lý nước thải hiện nay đang là vấn đề hết sức cần thiết.
2.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGÀNH
SẢN XUẤT MÌ LIỀN
Các phương pháp xử lý nước thải mì ăn liền cũng tương tự như các phương pháp
xử lý nước thải các loại công nghiệp khác. Các biện pháp tổng quát có thể áp dụng được
trong công nghệ xử lý nước thải của ngành mì ăn liền
 Điều hoà về lưu lượng và nồng độ của nước thải.
 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
 Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học
 Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý
 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
2.4.1 Điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải
12
Tuỳ thuộc vào dây chuyền công nghệ sản xuất, nguyên liệu và sản phẩm, mà lưu
lượng và thành phần tính chất nước thải của từng xí nghiệp công nghiệp sẽ khác nhau,
nhình chung thường dao động không đều trong một ngày đêm. Sự dao động về lưu
lượng và nồng độ nước thải sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại về chế độ công tác của
mạng lưới và các công trình xử lý, đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng và quản lý.
Vì khi lưu lượng dao động thì cần thiết phải xây dựng mạng lưới bên ngoài với tiết diện
và lưu lượng ống hoặc kênh lớn hơn vì phải ứng với lưu lượng giờ lớn nhất. Ngoài ra
điều kiện công tác về mặt thuỷ lực sẽ kém đi. Nếu lưu lượng chảy đến trạm bơm thay
đổi thì dung tích bể chứa, công suất máy bơm, tiế diện ống đẩy cũng phải lớn hơn.
Khi lưu lượng và nồng độ thay đổi thì kích thước các công trình (bể lắng, trung
hoà, các công trình xử lý sinh học…) cũng phải lớn hơn, chế độ làm việc của chúng mất
ổn định. Nếu nồng độ các chất bẩn chảy vào công trình xử lý sinh học đột ngột tăng lên
nhất là các chất độc hại đối với vi sinh vật thì có thể làm cho công trình hoàn toàn mất
tác dụng. Ngoài ra các công trình xử lý hoá học cũng sẽ làm việc kém đi khi lưu lượng

và nồng độ thay đổi, hoặc muốn làm việc tốt hơn thì thường xuyên phải thay đổi nồng
độ hoá chất cho vào. Điều này đặc biệt khó khăn trong việc tự động hoá quá trình hoạt
động của trạm xử lý
Việc điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải trong công nghiệp Mỹ phẩm còn
có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với các quá trình xử lý hoá lý và sinh học: việc làm
ổn định nồng độ nước thải sẽ giúp cho giảm nhẹ kích thước công trình xử lý, đơn giản
hoá công nghệ xử lý và tăng cao hệ quả xử lý.
2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý
loại bỏ các tạp chất không tan ra khỏi nước để tránh việc gây tắc nghẽn trong đường
ống. Gồm các công trình như:
 Song chắn rắc: Được đặt trước các công trình làm sạch nước thải để giữ lại
các vật thô như: giấy, rác, vỏ hộp, mẫu đất đá… ở trước song chắn.
 Bể vớt dầu mỡ: Nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn
nước. Các chất này sẽ bịt kín lổ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể
lọc sinh học… và chúng cũng phá hủy các cấu trúc bùn hoạt tính trong bể
Aeroten, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn.
 Bể lắng: Dùng để lắng các hạt lơ lững, các hạt bùn (kể cả bùn hoạt tính)…
nhằm làm cho nước trong.
Nguyên lý làm việc của bể thường dựa trên cơ sở trọng lực. Dựa vào chức năng,
vị trí, bể lắng được chia thành: bể lắng đợt 1 trước công trình xử lý sinh học và bể lắng
đợt 2 sau công trình sinh học.
Dựa vào nguyên lý hoạt động, có các loại bể lắng như: bể lắng hoạt động gián
đoạn và bể lắng hoạt động liên tục.
13
Dựa vào cấu tạo: bể lắng đứng, bể lắng ngang, bể lắng ly tâm và một số bể lắng
khác.
2.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Khi trong nước thải có nhiều chất lơ lững, chất độc hại hay độ màu cao thì phải
ứng dụng quy trình hóa lý. Đặc biệt khi tỷ lệ COD/BOD > 2 và có nhiều chất hoạt tính

bề mặt thì không thể áp dụng ngay phương pháp xử lý hóa học mà phải dùng biện pháp
hóa lý trước. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào các quá trình vật lý và các phản
ứng hóa học. Người ta cho vào nước các loại muối sắt, nhôm để thực hiện các phản ứng
keo tụ hay kết cặn. Lượng cặn tạo thành sẽ được tách ra trong bể lắng đợt 1. Những
phương pháp hóa lý thường áp dụng để xử lý nước thải thực phẩm là: keo tụ, tuyển nổi,

Quá trình keo tụ: là quá trình kết hợp các hạt lơ lững khi cho các chất cao phân tử
vào nước bằng cách tiếp xúc trực tiếp và do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất
keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ lững.
 Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông Hydroxit nhôm
và sắt để tăng vận tốc lắng.
 Tuyển nổi là phương pháp áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các chất
lơ lững mịn, dầu mỡ ra khỏi nước và cũng là phương pháp xử lý rất quan
trọng đối với nước thải mì ăn liền, đặc biệt là đối với nước thải ở các khâu
sản xuất bột nêm sa tế.
Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và được áp dụng
trong trường hợp quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các chất lơ lững
và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt khí (thường
là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề
mặt, sau đó chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm lượng cao hơn trong chất
lỏng ban đầu.
Trong xử lý nước thải người ta phân biệt các phương pháp tuyển nổi như sau:
 Tuyển nổi phân tán không khí bằng thiết bị cơ học.
 Tuyển nổi phân tán không khí bằng máy bơm khí nén (qua các vòi phun, qua
các tấm xốp).
 Tuyển nổi với tách không khí từ nước (tuyeển nổi chân không, tuyển nổi
không áp, tuyển nổi có áp hoặc bơm hỗn hợp khí nước).
 Tuyển nổi điện, tuyển nổi sinh học và hóa học.
2.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước

khép kín. Đôi khi phương pháp này được sử dụng để xử lý sơ bộ trước xử lý sinh học
hay sau công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải lần cuối trước khi thải vào
nguồn tiếp nhận.
14
 Phương pháp trung hòa
Nước thải kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 – 8,5 trước khi thải
vào nguồn nước hay sử dụng công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau:
− Trộn lẫn nước thải axít và nước thải kiềm.
− Bổ sung các tác nhân hóa học
− Lọc nước axít qua vật liệu có tác dụng trung hòa.
− Hấp thụ khí axít bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axít.
 Khử trùng nước thải
Sau xử lý sinh học, phần lớn các vi khuẩn trong nước thải đều bị tiêu diệt. Khi xử
lý các công trình sinh học nhân tạo, số lượng vi khuẩn giảm xuống còn 5%, trong hồ
sinh học còn 1 -2%. Nhưng để tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh, ra cần dùng thêm
những biện pháp khử trùng: Clo hóa, Ozon hóa, điện phân, tia cực tím,…
2.4.5 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân hủy
những chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các sinh vật sử dụng các chất khoáng và hữu cơ
để làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận được các
chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng sinh sản nên sinh khối tăng lên.
Quá trình sau là quá trình khoáng hóa chất hữu cơ còn lại thành chất vô cơ
(sunfit, muối amon, nitrat…), các chất khí đơn giản (CO2, N2,…) và nước. Quá trình
này được gọi là quá trình oxy hóa.
Căn cứ vào hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học thành 3
nhóm chính như sau:
 Phương pháp hiếu khí
 Phương pháp kỵ khí
 Phương pháp thiếu khí

2.4.5.1 Phương pháp hiếu khí
Phương pháp hiếu khí dựa trên nguyên tắc là các vi sinh vật hiếu khí phân hủy
các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.
Chất hữu cơ + O
2
 H
2
O + CO
2
+ NH
3
+ ..…
Các phương pháp xử lý hiếu khí thường hay sử dụng: Phương pháp bùn hoạt
tính: Dựa trên quá trình sinh trưởng lơ lững của vi sinh vật. Và phương pháp lọc sinh
học: Dựa trên quá trình sinh trưởng bám dính của vi sinh vật.
 Phương pháp bùn hoạt tính
15
Bùn hoạt tính là tập hợp những vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết
lại thành các bông với trung tâm là các hạt chất rắn lơ lững trong nước (cặn lắng chiếm
khoảng 30 – 40% thành phần cấu tạo bông, nếu hiếu khí bằng thổi khí và khuấy đảo đầy
đủ trong thời gian ngắn thì con số này kgoảng 30%, thời gian dài khoảng 35%, kéo dài
tới vài ngày có thể tới 40%). Các bông này có màu vàng nâu dễ lắng có kích thước từ 3 -
100
m
µ
. Bùn hoạt tính có khả năng hấp phụ (trên bề mặt bùn) và oxy hóa các chất hữu
cơ có trong nước thải với sự có mặt của oxy.
Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bao gồm các bước
 Giai đoạn khuếch tán và chuyển chất từ dịch thể (nước thải) tới bề mặt các
tế bào vi sinh vật.

 Hấp phụ: khuếch tán và hấp phụ các chất bẩn từ bề mặt ngoài các tế bào
qua màng bán thấm.
 Quá trình chuyển hóa các chất đã được khuếch tán và hấp phụ ở trong tế
bào vi sinh vật sinh ra năng lượng và tổng hợp các chất mới của tế bào.
 Các công trình bùn hoạt tính
 Trong điều kiện tự nhiên
− Cánh đồng lọc
− Hồ hiếu khí
 Trong điều kiện nhân tạo:
− Bể hiếu khí với bùn hoạt tính
− Mương oxy hóa
 Phương pháp lọc sinh học
Là phương pháp dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học,
oxy hóa các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Các màng sinh học là các vi sinh vật (chủ
yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi. Các vi khuẩn hiếu khí được taộ trung ở màng
lớp ngoài của màng sinh học. Ở đây chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu
lọc (được gọi là màng sinh trưởng gắn kết hay sinh trưởng bám dính).
Các công trình lọc sinh học:
 Trong điều kiện tự nhiên:
− Cánh đồng tưới
− Cánh đồng lọc.
 Trong các công trình nhân tạo:
− Bể lọc sinh học nhỏ giọt.
− Bể lọc sinh học cao tải.
− Đĩa quay sinh học (RBC)
16
2.4.5.2 Phương pháp kỵ khí
Quá trình này do một quần thể vi sinh vật (chủ yeếu là vi khuẩn) hoạt động
không cần sự có mặt của oxy không khí, sản phẩm cuối cùng sinh ra là một hỗn hợp khí
có CH

4
, CO
2
, N
2
, H
2
,… trong đó có tới 60% là CH
4
. Vì vậy quá trình này còn được gọi
là lên men Metan và quần thể vi sinh vật được gọi là các vi sinh vật Metan.
 Quá trình lên men Metan gồm 3 giai đoạn:
 Pha phân hủy: Chuyển các chất hữu cơ thành hợp chất dễ tan trong nước.
 Pha chuyển hóa axit: các vi sinh vật tạo thành axit gồm cả vi sinh vật kỵ
khí và vi sinh vật tùy nghi. Chúng chuyển hóa các sản phẩm phân hủy
trung gian thành các axít hữu cơ bậc thấp, cùng các chất hữu cơ khác như
axit hữu cơ, axit béo, rượu, axit amin, glyxerin, H2S, CO2, H2.
 Pha kiềm: Các vi sinh vật Metan đích thực mới hoạt động. Chúng là
những vi sinh vật kỵ lhí cực đoan, chuyển hóa các sản phẩm của pha axit
thành CH4 và CO2. Các phản ứng của pha này chuyển pH của môi trường
sang kiềm.
17
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY MÌ ĂN LIỀN GOSACO
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty GOSACO được thành lập vào ngày 27.3. 1963. Ban đầu là công ty cổ
phần chuyên sản xuất: Mì ăn liền, bột ngọt, hóa chất..
Năm 1986: Liên kết với hãng mì Miliket.
Năm 1988: Liên doanh với Vieco Vũng Tàu.

Từ năm 1986 – 1991: nhà máy được giao quyền hạch toán độc lập, chủ động
trong sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm, mở rộng thị trường và sản xuất các mặt
hàng chất lượng cao để xuất khẩu.Công ty chủ yếu chế biến và kinh doanh các mặt hàng
lương thực, thực phẩm như: Mì ăn liền, bơ, sữa, kem ...
Công ty đã có kinh nghiệm sản xuất hơn 10 năm. Sản phẩm của công ty được
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu như: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp
Khắc, ...Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, cùng thiết bị sản xuất đổi mới của Đài
Loan và Hàn Quốc sản phẩm của chúng tôi đã được thị trường trong và ngoài nước ngày
càng tín nhiệm.
Mạng lưới kinh doanh: Có khoảng 6 tổng đại lý tại các thành phố lớn như: Hà
Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ.Ngoài ra còn có khoảng 500 đại lý
cấp 1.
3.1.2 Vị trí, diện tích mặt bằng
Với vị trí này công ty có một số thuận lợi sau:
 Thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu cho xí nghiệp và phân phối sản
phẩm .
 Cơ sở hạ tầng ( hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, hệ thống
đường cống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải) đã được xây dựng hòan chỉnh.
 Công ty không quá xa khu dân cư, dễ thu hút lực lượng lao động tại địa phương.
Tổng diện tích mặt bằng: khoảng 8 ha.Trong đó 20% là diện tích cây xanh và sân bãi.
3.1.3. Nhu cầu về lao động của công ty
Số nhân viên trong công ty khoảng 2200 người. Trong đó có 4 phòng ban và 4
phân xưởng sản xuất chính.
18
3.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty Gosaco
19
Phó tổng giám đốc 3
Phó tổng giám đốc 3
Tổng Giám Đốc
Tổng Giám Đốc

Chủ Tịch Hội Đồng Quản
Trị
Chủ Tịch Hội Đồng Quản
Trị
Hội Đồng Quản Trị
Hội Đồng Quản Trị
Phó tổng giám đốc 2
Phó tổng giám đốc 2
Phó tổng giám đốc 1
Phó tổng giám đốc 1
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng hành
chánh
Phòng hành
chánh
Phân xưởng mì
Phân xưởng mì
Phân xưởng gia
vị
Phân xưởng gia
vị
Phân xưởng cơ
điện
Phân xưởng cơ
điện
Phòng kế hoạch
cung ứng

Phòng kế hoạch
cung ứng
Phòng tổ chức
lao động
Phòng tổ chức
lao động
Phòng tiêu thụ
Phòng tiêu thụ
Phòng nghiên
cứu và quản lý
chất lượng chất
lượng
Phòng nghiên
cứu và quản lý
chất lượng chất
lượng
Phòng Maketting
Phòng Maketting
Bộ phận kế hoạch
cung ứng
Bộ phận kế hoạch
cung ứng
3.2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
3.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ
20
HƯƠNG LIỆU
HƯƠNG LIỆU
BỘT MÌ
BỘT MÌ
NƯỚC

NƯỚC
Nước thải
(BOD,SS,dầu mỡ)
Khí thải (SO
x
,NO
x
,CO
x
,
…)
Nước thải
(BOD,SS,dầu mỡ)
Chất thải rắn: mì cháy
SHORTENIN
G
SHORTENIN
G
NƯỚC
NƯỚC
PHỤ
GIA
PHỤ
GIA
ĐỊNH LƯỢNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHA TRỘN
PHA TRỘN
CÁN-CẮT SỢI
CÁN-CẮT SỢI

HẤP CHÍN
HẤP CHÍN
QUẠT RÁO
QUẠT RÁO
PHUN NƯỚC LÈO
PHUN NƯỚC LÈO
QUẠT RÁO
QUẠT RÁO
CẮT ĐỊNH LƯỢNG
CẮT ĐỊNH LƯỢNG
VÔ KHUÔN
VÔ KHUÔN
CHIÊN DẦU
CHIÊN DẦU
QUẠT NGUỘI
QUẠT NGUỘI
PHÂN LOẠI
PHÂN LOẠI
CHÍNH PHẨM
CHÍNH PHẨM
ĐÓNG GÓI
ĐÓNG GÓI
ĐÓNG THÙNG
ĐÓNG THÙNG
SẢN PHẨM 1
SẢN PHẨM 1
SẢN PHẨM 2
SẢN PHẨM 2
VÔ BAO PE
VÔ BAO PE

THỨ PHẨM
THỨ PHẨM
PHẾ PHẨM
PHẾ PHẨM
PHA NƯỚC SÚP
PHA NƯỚC SÚP
GIA NHIỆT
GIA NHIỆT
RÁC THẢI
GÓI NÊM
GÓI NÊM
GÓI SA TẾ
GÓI SA TẾ
Nước thải (BOD,SS)
Nước thải (BOD,SS)
Khí thải (SO
x
,NO
x
)
3.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ
 Định lượng
Xác định khối lượng bột mì, nước và phụ gia cần thiết
 Phối trộn
Làm protein trong bột hút nước, trương lên tạo gluten kết dính các hạt tinh bột bị
trương nở, nhờ đó tạo nên khối bột nhào có độ đồng nhất cao và có độ dai, độ đàn hồi.
Phân phối nước, gia vị và phụ gia đồng đều trong khối bột nhào làm tăng chất
lượng sản phẩm và tăng giá trị cảm quan.
 Cán bột, cắt sợi
 Cán bột

− Cán bột để tạo ra những lá bột có kích thước theo yêu cầu.
− Độ dày của lá bột qua từng lô cán phải giảm dần từ 0,9 – 0,35mm
 Cắt sợi
− Tạo hình sợi mì theo kích thước mong muốn.
− Kết hợp với băng tải hứng sợi mì để tạo song cho sợi mì.
 Hấp chín
Làm cho hồ hóa tinh bột, làm biến tính protein để giảm độ vữa nát của sợi mì,
tăng độ dai trong nước sôi, làm chín sợi mì để cố định gợn sóng, làm tăng hương vị cho
sợi mì.
Hấp ở nhiệt độ cao làm mất hoạt tính của các enzyme có trong nguyên liệu, ngăn
ngừa những biến đổi xấu, đồng thời cũng tiêu các vi sinh vật có trong sợi mì.
 Quạt ráo
Giảm nhanh lượng hơi nước còn bám trên bề mặt sợi mì không bị mềm nhũng.
 Cắt định lượng
Tạo hình cho vắt mì, cắt băng mì thành từng miếng có trọng lượng nhất định.
Mì cắt định lượng để dễ dàng cho các công đoạn sau: nhúng nước lèo, vô khuôn,
chiên,…
 Phun nước lèo
Làm cho các sợi mì tơi ra không dính vào nhau để việc vô khuôn được dễ dàng
do sau khi hấp chínbột bị hồ hóa nên rất háo nước.
Tăng giá trị dinh dưỡng cho sợi mì, tạo hương vị đặt trưng, màu sắc vắt mì đẹp
hơn, sợi mì không bị chai cứng.
 Vô khuôn
Tạo hình dáng đồng nhất cho vắt mì
Cố định vắt mì trong quá trình chiên.
21
 Quạt ráo
Giảm nhanh độ ẩm của sợi mì làm cho sợi mì khô hơn trước khi vào công đoạn
chiên.
 Chiên

Chế biến:
Tăng độ calo của sản phẩm do nước bị tách ra và được thay thế bằng dầu mỡ, do
đó tăng giá trị dinh dưỡng của mì.
Làm tăng giá trị cãm quan của sản phẩm: chắc, giòn, vị đặc biệt, mùi thơm hấp
dẫn, màu sắc đặc trưng,.. Đó là kết quả của sự biến đổi hóa học, cấu trúc biến đổi vật lý
của sản phẩm. Chiên làm cho vắt mì trở nên giòn xốp, chín và có hương vị đặc trưng
của mì ăn liền.
Bảo quản: do quá trình chế biến ở nhiệt độ cao (120-1800C), hầu hết các loại vi
sinh vật đều bị tiêu diệt, các loại enzyme bị vô hại.
Dầu: tham gia vào quá trình chiên như là chất tải nhiệt, đồng thời là nguyên liệu
chủ yếu quyết định chất lượng sản phẩm.
 Quạt nguội
Tách bớt lượng dầu đọng trên bề mặt sợi mì đồng thời làm bay hơi nóng để hạ
nhiệt độ vắt mì. Nếu nhiệt độ vắt mì còn cao thì khi đóng gói sẽ làm hỏng bao bì và
lượng hơi nóng ngưng tụ làm mì mềm do đó không bảo quản được lâu và làm giảm chất
lượng mì.
 Phân loại
 Tách các vắt mì nhờ sự khác nhau bởi tính chất đặc trưng của chúng.
 Chuẩn bị cho quá triình đóng gói.
 Hoàn thiện để sản phẩm chính đạt chất lượng cao hơn
 Đóng gói
Bảo vệ: sản phẩm trước khi vận chuyển cần phải đóng gói để tạo điều kiện cho
công việc vận chuyển.
Bảo quản: sản phẩm thực phẩm là loại dể bị biến đổi về chất lượng khi có yếu tố
tác động bên ngoài. Chúng cần được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của môi trường xung quanh
như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,… và ngăn cản vi sinh vật xâm nhập.
Hoàn thiện:
 Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng
 Hoàn thiện sản phẩm bằng cách tăng cường hình thức bên ngoài để thu
hút tình cảm của người dùng.

 Sản phẩm
Dựa vào chất lượng, sản phẩm mì ăn liền được chia làm 3 loại
22
Chính phẩm: Loại mì đạt tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã, chiếm đa số khối
lượng thành phẩm. Các vắt mì được đóng gói trong giấy kiếng hoặc cốc nhựa cùng với
gói bột nêm, dầu sa tế.
Thứ phẩm: mì vụn bể, không khô dầu, không đủ trọng lượng, kém chất lượng.
Sản phẩm này được bán ra thị trường với dạng mì ký.
Phế phẩm: mì dính tạp chất, chất bẩn, chất bột cháy khét. Sản phẩm này dùng
làm thức ăn gia súc.
23
Chương 4
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY GOSACO
4.1 MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Trong quá trình hoạt động của công ty sẽ phát sinh ra một lượng nước thải tác
động đến môi trường nước, bao gồm các nguồn gốc chủ yếu sau:
4.1.1 Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh từ hoạt động tắm giặt, từ nhà vệ sinh, từ
nhà ăn. Lưu lượng khoảng 100 m
3
/ngày.
Bảng 4.1: Tính chất nước thải sinh hoạt
STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ(trung bình)
1 pH - 0,8
2 Chất rắn lơ lửng(SS) mg/l 220
3 Tổng chất rắn(TS) mg/l 720
4 COD mg/l 500
5 BOD mg/l 250
6 Tổng Nitơ mg/l 40
7 Tổng phosphor mg/l 8

( Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước trải – Trần Văn Nhân,Ngô Thị Nga,NXB
Khoa Học Kỹ Thuật,1999)
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mở( từ nhà
bếp), nồng độ chất hữu cơ cao( từ nhà vệ sinh),nước thải này cần được tập trung và xử
lý để không gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.Vì khi tích tụ lâu ngày các chất hữu cơ
sẽ bị phân hủy gây ra mùi khó chịu.
4.1.2 Nước thải sản xuất
Tùy vào vào khu vực sản xuất mà nước thải có những tính chất và đặc điểm khác
nhau:
− Sản xuất mì: Nước thải chủ yếu chứa tinh bột và dầu Shorterning.
− Tại phân xưởng sa tế: Nước thải phát sinh từ các khâu rửa nguyên liệu
nấu sa tế, nước súp… và cũng chủ yếu là vệ sinh máy móc, thiết bị sau
mỗi lượt nấu.
Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong công ty Gosaco thể hiện qua các chỉ tiêu pH,
SS, BOD
5
, COD, tổng N, tổng P,dầu mỡ, Coliform. Nước thải từ các khâu sản xuất sẽ
được phân luồng riêng biệt và thải theo hệ thống thoát nước riêng biệt và được thải theo
hệ thống thoát nước riêng biệt theo nước thải công nghiệp và nước mưa.
4.1.3 Nước thải nhiễm dầu
24
Công ty sử dụng dầu FO ( 700 000 lit/tháng) để vận hành lò hơi. Dầu có thể bị
rơi vải do công tác xuất, nhập dầu, rò rỉ từ các chổ nối ống, từ các van,… tại những khu
vực chứa dầu.
4.1.4 Nước mưa chảy tràn
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường.Tuy nhiên, vào mùa mưa,
nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại các khu vực nhà máy sẽ cuốn theo dầu mỡ(dùng bôi
trơn động cơ), đất các và các chất cặn bã xuống đường thoát nước,nếu không có biện
pháp tiêu thoát tốt,sẽ gây tình trạng ứng đọng nước mưa,gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được ước tính như sau:
Tổng N: 0,0 – 1,5 mg/l
Photpho: 0,004 – 0,03 mg/l
COD: 10 – 20 mg/l
Tổng SS: 10 -20 mg/l.
Để tạo điều kiện cho việc thông thoát nước mưa triệt để,đường thoát nước mưa
có bộ phận chắn rác trước khi đổ vào mương thoát nước mưa chung của khu vực.
4.2 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Nguồn gốc ô nhiễm không khí của công ty chủ yếu là các dây chuyền chế biến
thực phẩm ( mì, phở, cháo, bột canh, gia vị, tương ớt,…).Khói đốt dầu FO từ lò hơi,
khói đốt dầu DO của máy phát điện từ các chảo chiên mì..
Bảng 4.2: Thành phần và tính chất dầu FO
STT Chỉ tiêu- đơn vị Mức quy định
1 Tỷ trọng max 0,896
2 Độ nhớt ( Viscosity/50
0
C,cSt) max 170
3 Cặn cacbon(%) max 85,70
4 Hàm lượng lưu huỳnh(%) max 3
5 Hàm lượng tro(%) max 0,1
6 Hàm lượng oxy(%) max 0,92
7 Hàm lượng hydro(%) max 15,50
8 Nhiệt độ bắt cháy cốc kín(
0
C) max 65,60
9 Nhiệt trị( cal/g) max 10,20
10 Điểm đông đặc(
0
C) max 10
Nguồn: Petrolimex- 1994

Bảng 4.3: Các thông số liên quan đến nguồn ô nhiễm do đốt dầu tại công ty
Các thông số
Nguồn đốt dầu
25

×