Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án TNXH 3 bài phòng cháy khi ở nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.36 KB, 2 trang )

BÀI 23

PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ.

A. MỤC TIÊU:
Sau bài học, hs biết:
_ Xác định được 1 số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng
ở gần lửa.
_ Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
_ Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
_ cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.
B. ĐDDH:
_ Các hình trang 44, 45/sgk.
_ Gv sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn.
_ Dặn trước hs xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ gây cháy
cùng với nơi cất giữ chúng.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin
sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
a. Mục tiêu:
_ Xác định được 1 số vật dễ gây cháy và giải thích vì
sao không được đặt chúng ở gần lửa.
_ Nói được về những thiệt hại do cháy gây ra.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
_ Y/c 2 hs ngồi gần nhau cùng quan sát các hình 1, 2 /
44, 45/sgk và thực hiện hỏi đáp:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống
củi khô bị bắt lửa?


+ Theo bạn, bếp ở H1 hay H2 an toàn hơn trong
việc phòng cháy? Tại sao?
_ Gv quan sát và khuyến khích hs tự đặt ra những câu
hỏi liên quan đến nội dung trên.
Bước 2:
Gọi 1 số hs trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi
hs chỉ trả lời 1 câu hỏi.
KL: Bếp ở H2 an toàn hơn.
Bước 3: Gv và hs cùng kể về 1 số câu chuyện về thiệt
hại do cháy gây ra.
_ Gv yêu cầu hs thảo luận và tìm hiểu, phân tích
nguyên nhân gây ra những vụ hoả hoạn vừa kể giúp hs
hiểu: Cháy có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và có rất

_ Hs quan sát và hỏi đáp theo
cặp.

_ Hs trình bày kết quả.
_ Lớp nx, bổ sung và tự rút
ra kết luận.
_ Hs thảo luận nhóm 2, cùng
tìm hiểu nguyên nhân gây
cháy.


nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phần lớn có thể tránh
được nếu mọi người đều có ý thức phòng cháy.
2. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai.
a. Mục tiêu:
_ Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi

đun nấu ở nhà.
_ Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của trẻ
nhỏ.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Động não.
+ Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
Bước 2: Thảo luận nhóm và đóng vai.
Dựa vào các ý kiến vừa nêu. Gv y/c hs thảo luận,
tìm hiểu biện pháp khắc phục nguyên nhân gây cháy:
+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy bật lửa, diêm vứt
lung tung trong nhà mình?
+ Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như
xăng, dầu hoả, … nên được cất giữ ở đâu trong nhà?
Bạn sẽ nói thế nào với bố mẹ, người lớn trong nhà để
chúng được cất giữ xa nơi đun nấu?.
+ Nhóm 3: Bếp nhà bạn còn chưa gọn gàng, ngăn
nắp. Bạn có thể nói (h) làm gì để thuyết phục người
lớn dọn dẹp, xếp lại cho ngăn nắp, chống cháy?.
+ Nhóm 4: Trong khi đun nấu, bạn và những người
trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
_ Y/c đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
=> KL: SGK/ 45.
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi gọi cứu hoả.
a. Mục tiêu: Hs biết phản ứng đúng khi gặp trường
hợp cháy.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Gv nêu tình huống cháy cụ thể.
Bước 2: Hs thực hành báo động cháy.
Bước 3: Gv nx, hướng dẫn 1 số cách thoát hiểm khi

gặp cháy. Cách gọi ĐT báo cháy 114.
4. Củng cố, dặn dò:
_ Y/c hs làm bài 2/ 31/ VBT.
_ Chuẩn bị bài 24/46/ sgk.
_ Gv nx tiết học

_ Hs nêu những vật dễ gây
cháy và nơi cất giữ chúng.
_ Mỗi tổ là một nhóm, thảo
luận và đóng vai.

_ Các nhóm trình bày.
_ Nhóm # nx, bổ sung.
_ Nhiều hs nhắc lại kết
luận.

_ Hs nghe.
_ Hs thực hành phản ứng báo
cháy.



×