Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phương pháp dạy học tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.38 KB, 108 trang )

PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Phần LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

(TÀI LIỆU TƯƠNG TÁC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TIỂU HỌC)

Năm: 2010


ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT: Người học phải đọc kỹ tài liệu và chuẩn bị các câu
hỏi, các nội dung yêu cầu giải quyết trước khi tham gia tương tác. Nội dung trình
bày có thể còn nhiều hạn chế. Tập tài liệu này là cơ sở ban đầu để cùng bàn luận.
Người tương tác có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác.
§1. CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU CỦA HÀNH ĐỘNG HỌC
1, Thế kỉ 21 việc học được xác định bởi 4 mục đích:
- Học để biết: học để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người.
- Học để lao động: học để có được kĩ năng lao động.
- Học để làm người: học để trở nên văn minh hơn.
- Học để sống với nhau: học để có kiến thức, kĩ năng... nhằm hòa nhập với cộng đồng
(trong một thế giới mà con người ngày càng phụ thuộc vào nhau).
2, Học là một việc làm phải tiến hành suốt đời:
- Do bùng nổ thông tin. Đặc trưng thời đại quy định yêu cầu của con người đối với hoạt
động học tập. Thời đại ngày xưa tăng trưởng chậm, thời đại ngày nay kiến thức và thông
tin tăng theo cấp số nhân nên mỗi người cần học tập không ngừng và học một cách có
lựa chọn (phải sàng lọc thông tin để tiếp nhận).
- Do nhu cầu tự khẳng định mình của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đều có nhu cầu thể hiện
vai trò, vị trí của mình ngày càng cao trong một xã hội phát triển và ngày càng văn minh
hơn.
3, Quan niệm dạy học hiện đại là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Từ đây người ta xây dựng lý thuyết về phát huy tính tích cực của học sinh trong quá


trình tiếp nhận, chiếm lĩnh tri thức. Như vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học là
dạy tự học. Ở trên lớp người học chỉ được học các nguyên lý chung, kiến thức sẽ có
được từ việc tiếp nhận trong thực tế đời sống (lĩnh vực mà mình hoạt động).
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG VIỆT
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để từng bước làm chủ phương tiện tiếp nhận kiến thức cơ bản và giao tiếp thuận lợi
trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Từ đó rèn luyện và phát triển các thao thác tư
duy và năng lực tư duy đủ sức làm chủ ngôn ngữ mẹ đẻ, nền văn hóa Việt Nam và đi
vào các nền văn hóa có trình độ phát triển cao khác thông qua ngôn ngữ.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về tiếng Việt và những
kiến thức về tự nhiên, về văn hóa xã hội được hàm chứa trong các đơn vị cấp độ ngôn
ngữ (từ, câu, văn bản).
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen sử dụng tiếng Việt một cách
có văn hóa và tiến dần tới tính chuẩn mực, làm cho ngôn ngữ mẹ đẻ ngày càng phát
triển theo hướng phong phú đa dạng.
III. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG VÀ KIẾN THỨC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
PPDH tiếng Việt tiểu học

2




Chương trình tiếng Việt tiểu học phải đạt được các mục tiêu về kĩ năng và kiến thức
ngôn ngữ sau:
1. Yêu cầu về kĩ năng
a, Kĩ năng đọc
- Đọc đúng, trôi chảy tiến tới đọc diễn cảm một đoạn văn cho đến một bài văn ngắn.
- Hiểu được ý cơ bản của đoạn hoặc của bài.
- Thuộc lòng một số bài thơ và đoạn văn ngắn trong chương trình sgk.

b, Kĩ năng viết
- Biết viết chữ thường cỡ nhỏ, chữ hoa cỡ nhỏ và cỡ vừa; từ viết riêng lẻ đến viết
liền mạch.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ mang các phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu hay
diễn ra hiện tượng lệch chuẩn.
- Viết các đoạn văn theo các phong cách chức năng nhất định.
c, Kĩ năng nghe
- Nghe hiểu và trả lời các câu hỏi của giáo viên; biết cách đặt câu hỏi cho vấn đề
chưa hiểu với điệu bộ, cử chỉ lịch sự, văn minh phù hợp với văn hóa giao tiếp hiện đại
của người Việt.
- Nghe hiểu những đoạn văn, văn bản có độ dài thích hợp.
- Nghe kết hợp nhìn và thuật lại, kể lại được nội dung cơ bản của một tình tiết, một
câu chuyện.
d, Kĩ năng nói
- Thực hiện được các hành vi ngôn ngữ thông thường như chào hỏi, mời, cảm ơn,
xin lỗi, tự giới thiệu... và những lời đáp các hành vi trên.
- Nói rõ ràng, mạch lạc các ý nghĩ của mình cho người khác nghe.
- Kể về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo những định hướng nhất định của
chương trình sgk.
- Kể được một đoạn, tình tiết, sự kiện của câu chuyện hoặc cả câu chuyện đã nghe,
đã đọc, đã học.
2. Yêu cầu về kiến thức
a, Về ngữ âm
- Thành thạo các quy tắc chính tả thông thường: cách chấm câu, viết hoa, xuống
dòng...
- Nắm vững bảng chữ cái: tên gọi của chữ cái
- Nắm vững các yếu tố ngữ âm thường xảy ra lệch chuẩn trong các vùng phương
ngữ.
b, Về từ vựng
- Nắm được vốn từ cơ bản cũng như cách dùng của chúng trong những hoàn cảnh

giao tiếp thông thường.
- Nắm được ý nghĩa của các từ Hán - Việt thông dụng.
- Nắm được một số tục ngữ, thành ngữ cơ bản.
PPDH tiếng Việt tiểu học

3




c, Về ngữ pháp
- Nhận biết hệ thống từ loại và chức năng cơ bản của chúng: chức năng ngữ nghĩa
và chức năng ngữ pháp.
- Nhận biết câu, cấu trúc câu, các kiểu loại câu chức năng, các loại dấu câu.
d, Về văn học
- Nhận biết văn xuôi và thơ
- Nhận biết các thể thơ
- Nhận biết các đoạn văn, khổ thơ
- Nhận biết cốt truyện, nhân vật
e, Về ngữ liệu
- Các văn bản văn học (văn học Việt Nam và văn học nước ngoài)
- Các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác (báo chí, khoa học, hành chính)
- Các từ ngữ, câu chuyện... trong đời sống hàng ngày.
Yêu cầu:
- Nhận diện các ngữ liệu được sử dụng trong chương trình sách giáo khoa tiếng Việt
Tiểu học
- Tìm kiếm ngữ liệu bổ sung cho quá trình dạy học Tiếng Việt tiểu học (thơ, truyện,
thành ngữ, tục ngữ...)
- Thể hiện các kỹ năng diễn đạt ngữ liệu (điệu bộ, cử chỉ...)
IV. NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU

HỌC
1. Nguyên tắc giao tiếp
Xuất phát từ nguyên lí ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người,
năng lực ngôn ngữ có thể được hoàn thiện một cách tự nhiên thông qua con đường giao
tiếp (học ngôn ngữ một cách vô thức), vì vậy người ta xác định rằng dạy học tiếng phải
đứng trên quan điểm chủ đạo là quan điểm giao tiếp. Dạy tiếng là để giao tiếp và hoạt
động dạy học tiếng phải diễn ra trong các quá trình giao tiếp có định hướng và được
thiết kế, tiên liệu kết quả.
1.1. Nội dung dạy học
- Dạy các nghi thức lời nói, các kĩ năng giao tiếp cộng đồng cơ bản thông qua các hành
vi ngôn ngữ trong giao tiếp đời thường.
- Dạy các hành vi ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ văn hóa thông qua các phân môn
tiếng Việt: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu.
1.2. Phương pháp dạy học
Dạy học thông qua các tình huống giao tiếp gắn với đời sống thực tế mang tính tự
nhiên.
2. Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị dạy học, thậm chí một tiết học hay một bài
tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo
dục (các kiến thức và kỹ năng liên hệ chặt chẽ với nhau, cái này gợi ra cái kia giúp cho
PPDH tiếng Việt tiểu học

4




việc ghi nhớ dễ dàng hơn) và tiết kiệm thời gian học tập cho người học (kiến thức và kĩ
năng thừa kế cho nhau).
2.1. Tích hợp ngang (chiều đồng đại)

Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức
về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Ví dụ, tiếng
Việt 3 tích hợp thông qua hệ thống các chủ điểm. Các phân môn tiếng Việt gắn bó chặt
chẽ với nhau và xoay xung quanh một trục nhằm cung cấp kiến thức và kĩ năng tiếng
Việt cho học sinh một cách tập trung và có định hướng.
- Tích hợp là quá trình tích lũy kiến thức theo nguyên tắc đồng quy.
- Sự thể hiện
+ Tất cả các phân môn tiếng Việt đều có chung xu hướng vận động và cùng hướng
tới một cái đích duy nhất.
+ Các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau.
2.2. Tích hợp dọc (chiều lịch đại)
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mới từ những
kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể kiến thức lớp
trên bao hàm kiến thức lớp dưới. Đó là sự lặp lại ở một trình độ cao hơn. Tích hợp kiến
thức theo nguyên tắc đồng tâm trong tất cả các lĩnh vực: kĩ năng, kiến thức và phân bố
các chủ điểm.
3. Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh
Sgk mới chủ trương chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực
hóa hoạt động của người học. Vì vậy các thao tác dạy học cũng đồng thời phải thay đổi
theo.
3.1. Nội dung hoạt động
- Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn tiếng Việt)
- Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (như các môn học khác)
3.2. Hình thức hoạt động
- Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học tiếng.
- Làm việc độc lập (với bảng con, phiếu học tập, vở bài tập)
- Trả lời câu hỏi có gợi mở, thuyết trình hoặc làm mẫu trước lớp
- Làm việc theo nhóm (nhóm từ 2 - 6 học sinh), (đóng vai, trao đổi, thuyết trình, kiểm
tra)
- Làm việc theo lớp (tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm kiếm, thảo luận)

- Làm việc tiếp sức, nối tiếp (vd: giải tiếp sức trong bài Luyện từ và câu, Thuộc lòng,
Tập đọc...)
- Đánh giá lẫn nhau
- Tự đánh giá (qua hoạt động sửa bài của giáo viên)
Yêu cầu: Tìm hiểu và nhận xét chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học

PPDH tiếng Việt tiểu học

5




V. CẤU TRÚC BÀI HỌC TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC THEO HÌNH THỨC MÔ
ĐUN
1. Khái niệm
Khái niệm mô đun từ trước đến nay chủ yếu được sử dụng trong khoa học kĩ thuật.
Mô đun được hiểu là những hệ thống độc lập hoàn chỉnh có thể lắp ghép với các hệ
thống khác một cách linh hoạt để tạo thành một hệ thống mới thuộc cấp độ cao hơn.
Trong mỗi mô đun bao hàm nhiều tiểu mô đun (mỗi mô đun như là một cấu trúc bao
nhau gồm nhiều tầng bậc). Mô đun có tính hệ thống và tính lắp ghép. Nhờ vào các thuộc
tính này mà hệ thống trở nên chặt chẽ, lô gíc, linh hoạt và đa dụng.
Khi được sử dụng trong giáo dục, khái niệm này dùng để chỉ một kết cấu nội dung,
một đơn vị kiến thức, hay một quy trình dạy học. Hiện nay, mô đun chủ yếu được sử
dụng để xây dựng nội dung một quy trình dạy học.
2. Cấu trúc bài học tiếng Việt theo hình thức mô đun
Một bài học được cấu trúc theo hình thức mô đun là một bài học bao gồm 3 tiểu hệ
thống có quan hệ chặt chẽ với nhau: yêu cầu tri thức cần lĩnh hội - hoạt động chiếm lĩnh
tri thức - đánh giá kết quả của quá trình chiếm lĩnh tri thức. Mỗi mục tiêu tương ứng với
một hoặc một số hoạt động chiếm lĩnh tri thức và một hoạt động đánh giá. Theo đó, một

bài học có thể được chia làm nhiều mô đun khác nhau nếu bài học đó chứa nhiều mục
tiêu chiếm lĩnh tri thức.
Ví dụ: xây dựng mô đun Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trên bình diện từ
đồng nghĩa:
I. Mục tiêu: Liệt kê và phân biệt ý nghĩa của các từ trong cặp đồng nghĩa đã được
lựa chọn (ưu tiên các cặp từ đồng nghĩa khó phân biệt).
II. Hoạt động: Tìm các cặp đồng nghĩa, lựa chọn các từ tiêu biểu và phân biệt
nghĩa các từ trong cặp.
1. Hoạt động 1: Cá nhân liệt kê 10 cặp từ đồng nghĩa trở lên và chỉ ra những
nét nghĩa phân biệt giữa các cặp từ đó.
2. Hoạt động 2: Các nhóm thảo luận và chọn 10 cặp đồng nghĩa tiêu biểu, phân
biệt nghĩa giữa các từ trong cặp đã được lựa chọn.
3. Hoạt động 3: Các nhóm thi đua trình bày đồng thời các kết quả lên bảng lớp
dưới sức ép của thời gian và chất lượng của sự lựa chọn từ cũng như phân biệt nghĩa.
III. Đánh giá
Mức độ (điểm)
Tiêu chí
Số lượng cặp khó phân
biệt nghĩa
Số lượng cặp phân biệt
nghĩa đúng
PPDH tiếng Việt tiểu học

9-10 điểm

7-8 điểm

5-6 điểm

4 điểm


Kết luận

4–5

2-3

1

0

Hệ số 3

9 – 10

7-8

5-6

4

Hệ số 2

6




Thời gian thực hiện
Xếp loại


10

11 - 12

13 - 14

Hệ số 1

15
Tính điểm trung bình chung theo hệ số và xếp loại

Giáo án Tiếng Việt tiểu học có thể soạn theo hướng tương tác. Nó phải là công cụ cơ
bản cần thường xuyên được bổ sung để hoàn thiện và phù hợp với điều kiện thực tế của
từng đối tượng thuộc từng vùng miền khác nhau. Giáo án có thể là dụng cụ dạy học
chung cho tất cả các giáo viên trong một khối lớp trong một trường hoặc tất cả các
trường. Phải kiểm soát chặt kết quả dạy học thay vì kiểm soát giáo án (thứ công cụ ban
đầu) như lâu nay. Một giáo án tiếng Việt soạn theo hình thức mô đun có thể có các phần
sau:
Thời
Yêu cầu
Hoạt động dạy học
Kết quả dự kiến
gian
Ví dụ về phương tiện và phương pháp đánh giá bài tập đọc Hai bàn tay em:
Tiêu chuẩn đánh giá
Điểm
Xếp loại
Thuộc bài, đọc hay, ngắt nhịp đúng
9-10

Giỏi
Thuộc bài, ngắt nhịp chưa đúng
7-8
Khá
Thuộc 3-4 khổ thơ
5-6
TB
Thuộc 1-2 khổ thơ hay không thuộc bài
4
Chưa đạt
Đánh giá mô-đun Hai bàn tay em bằng việc yêu cầu Hs giơ thẻ
1. Bàn tay em có ích như thế nào ?
a. Tay giúp bé, làm chữ nở hoa đẹp trên giấy.
b. Tay như người bạn biết tâm tình, thủ thỉ.
c. Tay giúp bé đánh răng, chải đầu.
d. Tất cả các ý trên.
2. Ý nghĩa của bài thơ là:
a. Hai bàn tay rất đẹp.
b. Hai bàn tay thật siêng năng.
c. Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.
(Đáp án đúng: 1: d
2: c)

Yêu cầu: Soạn 1 giáo án Tiếng Việt theo hình thức mô đun và trình bày vắn tắt trên
lớp (ví dụ, dạy từ theo tập hợp – trường nghĩa).
§2. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
PPDH tiếng Việt tiểu học

7





Phương pháp dạy học tiếng Việt với tư cách là một khoa học mới chỉ được chú ý từ
những năm 80 của thế kỷ 20.
1. Đối tượng của Phương pháp dạy học tiếng Việt tiểu học
Đối tượng của phương pháp dạy học tiếng Việt là toàn bộ hoạt động dạy học tiếng
Việt ở trường tiểu học. Bao gồm:
- Môn học (các loại hình bài học tiếng Việt được xây dựng dưới hình thức các phân
môn chuyên biệt)
- Hoạt động dạy cho từng bài hoặc từng loại hình bài học (phân môn) của từng khối
lớp.
- Hoạt động học cho từng bài hoặc từng loại hình bài học (phân môn) của từng khối
lớp.
2. Nhiệm vụ của môn Phương pháp dạy học tiếng Việt đối với sinh viên sư
phạm
a, Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về việc dạy học môn tiếng
Việt
- Nhiệm vụ
- Nguyên tắc
- Phương pháp chung
- Phương tiện
- Chương trình
b, Rèn luyện cho người học những kỹ năng cơ bản về dạy học môn tiếng Việt
- Kỹ năng tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu khác.
- Kỹ năng tìm hiểu năng lực ngôn ngữ của học sinh: về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp → để
có phương pháp, thao tác giáo dục thích hợp (đối tượng: trình độ, địa lý, phương ngữ...).
Tùy đối tượng cụ thể để sử dụng sách giáo khoa một cách linh hoạt.
Ví dụ: chính tả âm vần phải lựa chọn tư liệu phù hợp với đối tượng học sinh bị lệch
chuẩn phương ngữ.

- Kỹ năng lập kế hoạch dạy học và chuẩn bị từng tiết lên lớp môn tiếng Việt.
- Kỹ năng tiến hành giờ dạy, kiểm tra đánh giá học sinh.
Ví dụ: Các bước dạy Tập đọc:
Kỹ năng ổn định lớp: (cá nhân tự rèn luyện)
Kỹ năng kiểm tra bài cũ: (cá nhân tự rèn luyện)
Kỹ năng giới thiệu bài mới: (cá nhân tự rèn luyện)
Kỹ năng đọc mẫu: (cá nhân tự nhận xét sự phù hợp về giọng đọc và cách
đọc của mình đối với một hoặc một số bài học cụ thể)
Kỹ năng gợi ý: (cá nhân tự rèn luyện và thể hiện mẫu ở trên lớp)
Kỹ năng điều khiển hoạt động học: (cá nhân tự rèn luyện)
- Kỹ năng tiến hành hoạt động ngoại khoá, giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học
sinh khá, giỏi.
PPDH tiếng Việt tiểu học

8




- Kỹ năng vận dụng công tác chủ nhiệm, công tác đội sao hỗ trợ cho việc dạy học tiếng
Việt (rèn luyện gián tiếp, kiểm tra điều kiện học tập tiếng Việt).
c, Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cho người giáo viên
d, Phát triển năng lực tự đào tạo, tự nghiên cứu cho người học về phương pháp
dạy học tiếng Việt
3. Mối quan hệ giữa Phương pháp dạy học tiếng Việt với các khoa học khác
a, Phương pháp dạy học tiếng Việt với Ngôn ngữ học
Phương pháp dạy học tiếng Việt tiếp thu những thành tựu của ngôn ngữ học nói
chung và Việt ngữ học nói riêng vào lĩnh vực dạy tiếng. Ngôn ngữ học là cơ sở cho nội
dung và phương pháp dạy học của môn tiếng Việt trong nhà trường. Ngôn ngữ học góp
phần trả lời câu hỏi dạy cái gì và dạy như thế nào của phương pháp dạy học tiếng Việt.

Ứng dụng những thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ vào dạy học tiếng Việt được thể
hiện qua các mặt sau:
* Nhà sư phạm chọn lựa những kiến thức ngôn ngữ và những lý thuyết ngôn ngữ
thích hợp để đưa vào chương trình tiếng Việt cho một đối tượng người học nhất định.
Ví dụ, nếu chọn lý thuyết đề - thuyết của trường phái ngữ pháp chức năng thì câu
sau sẽ được phân tích:
Quyển sách này// tôi/ đã đọc rồi
Đề
Thuyết
Đề
Thuyết
Nếu chọn lý thuyết ngữ pháp cấu trúc thì đơn vị ngôn ngữ trên sẽ được phân tích:
Quyển sách này/ tôi/ đã đọc rồi
Đề ngữ
CN
VN
Theo cách dạy lâu nay thì Quyển sách này là thành phần phụ.
* Nhà sư phạm vận dụng các kiến thức và phương pháp của ngôn ngữ học để dạy
tiếng Việt hiệu quả.
Ví dụ, dạy cho học sinh cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể
(dạy tiếng Việt theo hướng ngữ dụng):
- Mấy giờ rồi? Có thể có rất nhiều câu trả lời:
→ 4 giờ (người hỏi muốn hỏi giờ đơn thuần)
→ Xe tôi bị hỏng (người hỏi có ý chất vấn nguyên nhân chậm trễ với sắc thái
trách móc tế nhị, nhẹ nhàng)
→ Chào bác cháu về (người hỏi muốn nhắc khéo về sự cần thiết phải chấm dứt
một hành động nào đó)
* Kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học tạo cơ sở phương pháp luận cho chương
trình tiếng Việt. Ví dụ, Tiếng Việt cải cách xem cây ổi, con gà, cục đá là từ còn tiếng
Việt 2000 xem là cụm từ.

TVCC: Cây ổi (từ)
TV 2000: Cây ổi (cụm từ)
PPDH tiếng Việt tiểu học

9




Quan niệm 1: Cây ổi Æ từ
Quan niệm 2: Cây ổi
Quan niệm 3: Cây ổi (Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp)
Quan niệm 4: Cây ổi
Æ Quan niệm 3 là giải pháp hợp lý hơn cả. Vì Tôi mua tất cả những cây này (loại từ
lúc này thay thế tạm thời cho yếu tố chính)
Ví dụ: Cây bưởi (mà) mẹ trồng năm xưa / đã ra bói
C

định tố V

CN
VN
- Phan Thiều gọi là câu ghép lồng
- Sách Tiểu học gọi là câu đơn
- Cấp 2 (Diệp Quang Ban) gọi là câu phức; ghép.
- Cấp 3 gọi là câu đơn.
* Từ mối quan hệ này người giáo viên dạy tiếng Việt cần nắm vững những tri thức
về ngôn ngữ học và Việt ngữ học.
Ví dụ:
Từ

(chia theo cấu tạo)
ghép (chính phụ, đẳng lập, ngẫu kết)
đơn
phức
láy
Quan niệm1: Từ đơn là từ đơn hình vị (1 âm tiết - hình vị trùng với âm tiết)
Quan niệm2: Từ đơn là từ đơn hình vị (hình vị có thể là 1 âm tiết, nhiều âm tiết: Tắc kè,
bồ hóng, a xít...).
Tiếng: 3 nghĩa được sử dụng trong tiếng Việt tiểu học.
ngôn ngữ âm tiết hình vị
Người giáo viên phải cập nhật những tri thức mới và không ngừng nâng cao trình
độ về ngôn ngữ học và Việt ngữ học để đáp ứng được những yêu cầu mới của chương
trình và của người học. Hiệu quả của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường phần lớn
phụ thuộc vào năng lực ngôn ngữ và những tri thức về ngôn ngữ, ngôn ngữ học của
người giáo viên.
b, Phương pháp dạy học tiếng Việt với tâm lý học
Tâm lý học giúp phương pháp dạy học tiếng Việt trả lời câu hỏi trong vấn đề: dạy
cái gì? dạy như thế nào? tại sao lại dạy như thế?
Ví dụ: giải nghĩa từ ở 3 cấp học là khác nhau vì khác nhau về năng lực nhận thức và tâm
lý lứa tuổi.
PPDH tiếng Việt tiểu học

10




c, Phương pháp dạy học tiếng Việt với giáo dục học
Phương pháp dạy tiếng Việt vận dụng những quy luật chung của giáo dục học vào
lĩnh vực dạy học tiếng hay nói cách khác: Phương pháp dạy học tiếng Việt vận dụng

những thành tựu của lý luận dạy học vào lĩnh vực dạy học tiếng Việt.
d, Phương pháp dạy học tiếng Việt với triết học Mác - Lênin
- Quan niệm của Lê nin về nhận thức: trực quan sinh động → tư duy trừu tượng → thực
tiễn
≈ Tìm hiểu bài (dẫn chứng) → bài học (quy tắc, khái niệm) → luyện tập
(thực tiễn) <=> quy tắc xây dựng một bài học.
- Phải giúp học sinh phân biệt được lô gíc hình thức với lô gíc ngôn ngữ để sử dụng
tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn. Ví dụ: lô gíc hình thức: cô ấy rất đẹp, lô gíc ngôn
ngữ: chẳng có ai sánh được cô ấy về hình thức; như thế này mà không đẹp sao; sao lại
có cô gái đẹp đến thế…
Ví dụ: Anh (chị) hãy hướng dẫn học sinh tìm C - V của câu: Tiếng suối chảy róc rách.
Tiếng suối/ chảy róc rách Æ sai
C
V
Tiếng suối chảy/ róc rách. Æ Đúng
CN
VN
Cái gì chảy róc rách? Suối là chủ ngữ (Tiếng không chảy được mà Tiếng mới róc
rách)
Tiếng suối chảy như thế nào? Chảy róc rách là vị ngữ
4, Phương pháp nghiên cứu của phương pháp dạy học tiếng Việt
a, Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
b, Phương pháp quan sát
c, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
d, Phương pháp thực nghiệm giáo dục
Yêu cầu: Thực hành về các kỹ năng lên lớp và các kỹ năng khác mà người
giáo viên tiểu học cần có.
§3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
I. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
1. Khái niệm

Nguyên tắc dạy học tiếng Việt là những luận điểm lý thuyết cơ bản có tính chất xuất
phát để làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp, nội dung, phương tiện, hình thức cho
việc dạy học tiếng Việt.
Nguyên tắc dạy học tiếng Việt được xây dựng trên cơ sở mục đích của việc dạy học
tiếng Việt, các quy luật dạy học nói chung, những tri thức về ngôn ngữ học và Việt ngữ
PPDH tiếng Việt tiểu học

11




học. Nguyên tắc dạy học được phân thành các cấp độ: Nguyên tắc dạy học chung →
nguyên tắc dạy học bộ môn → nguyên tắc dạy học phân môn => phương pháp dạy học
và thao tác, hoạt động dạy học.
Các nguyên tắc dạy học phổ quát:
1- Đảm bảo tính tư tưởng
2- Đảm bảo tính khoa học
3- Đảm bảo tính hệ thống
4- Đảm bảo mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành
5- Phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh
6- Đảm bảo tính vừa sức
7- Đảm bảo mối quan hệ giữa cái chung - cá biệt
8- Đảm bảo tính trực quan
Hiện nay trong lý luận dạy học tiếng tồn tại nhiều hệ thống nguyên tắc khác nhau do
việc các nhà nghiên cứu dựa vào những cơ sở khác nhau để xác định nguyên tắc.
2. Các nguyên tắc đặc trưng trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học
a. Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh)
Cơ sở nguyên tắc:
Cơ sở ngôn ngữ học của nguyên tắc là chỗ chức năng của ngôn ngữ (dạy học tiếng

không thể tách rời khỏi ngôn ngữ)
Cơ sở giáo dục học: Mục đích dạy học tiếng là rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng
Việt (Kĩ năng giao tiếp): Nghe, nói, đọc, viết (khác với bậc đại học: yêu cầu nắm vững
cấu trúc ngôn ngữ tiếng Việt)
Đây là sự thể hiện của nguyên tắc: đảm bảo mối quan hệ giữa lý thuyết với thực
hành trong lĩnh vực dạy học tiếng
Yêu cầu:
Việc xem xét các đơn vị ngôn ngữ phải được đặt trong hoạt động hành chức (hoạt
động giao tiếp) của nó.
Ví dụ: Nghiên cứu từ đặt trong câu, nghiên cứu câu đặt trong ngữ cảnh...
Ví dụ: Cổ kính là cũ, xưa, đáng kính Æ Ngôi nhà cổ kính chứ không thể là: cái áo cổ
kính.
Trong giao tiếp bao giờ cũng có những nhân tố: người nói, người nghe, mã và kênh
giao tiếp. Giá trị và cách thức sử dụng các đơn vị ngôn ngữ phụ thuộc chặt chẽ vào các
yếu tố trên. Chỉ có đặt đơn vị ngôn ngữ vào trong giao tiếp thực tế, đơn vị ngôn ngữ đó
mới mang giá trị thực. Ngược lại chúng mang giá trị giả định. Lâu nay trong dạy tiếng
Việt, chúng ta đã tách các đơn vị ngôn ngữ thành những đơn vị độc lập để xem xét.
Cách làm này khiến cho người dạy rơi vào chủ quan (tự nghĩ ra một đơn vị nào đó),
không thiết thực và học sinh học xong quên ngay (không có cơ sở thực thế để ghi nhớ).
Vì vậy, cần hướng quá trình dạy học tiếng vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết cho học sinh trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể.
Hoàn cảnh giao tiếp
PPDH tiếng Việt tiểu học

12




Nói ----------- Ngôn bản ------------- nghe

Nội dung
Cần tổ chức tốt hoạt động nói năng cho học sinh: nguyên tắc này chi phối việc xây
dựng chương trình, sách giáo khoa, tổ chức dạy học cho học sinh.
Ví dụ 1: Chương trình yêu cầu nắm vững kiến thức tiếng Việt về mặt lý thuyết: Ngữ âm
→ Từ vựng → Ngữ pháp → Phong cách
Ví dụ 2: Chương trình yêu cầu rèn luyện gián tiếp theo chương trình đồng tâm. Ví dụ:
Sách Streamline dạy tiếng anh.
Ví dụ 3: Dạy kiến thức → quy tắc; Dạy danh từ riêng → quy tắc viết hoa.
Ví dụ 4: Bài tập tìm hiểu hệ thống ngôn ngữ: thiên về phân tích và nhận diện.
Ví dụ 5: Bài tập rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ: bài tập thiên về sáng tạo
b. Nguyên tắc phát triển tư duy (rèn luyện ngôn ngữ gắn với nguyên tắc phát triển
tư duy)
Cơ sở:
Cơ sở ngôn ngữ học: Đó là tính thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy: ngôn ngữ và
tư duy thống nhất với nhau: Tư duy bao giờ cũng lấy ngôn ngữ làm phương tiện tiến
hành các thao tác của tư duy- quá trình nhận thức đều có sự tham gia tích cực và không
thể thiếu của ngôn ngữ. (Ngôn ngữ ghi lại kết quả tư duy => ngôn ngữ có quan hệ mật
thiết với hiện thực)
Tư duy
Ngôn ngữ
Hiện thực
Liên kết chặt chẽ và tác động qua lại với nhau.
Ví dụ: Tai → tai bèo... (quan hệ hiện thực → tư duy → ngôn ngữ); Lá (cây) → lá gan,
lá phổi (hoán dụ từ vựng trong ngôn ngữ) Æ Tư duy giúp cho ngôn ngữ biến đổi và phát
triển.
Cơ sở giáo dục học:
Mục đích: Rèn luyện tư duy cho học sinh. Nhiệm vụ của giáo dục: có 3 nhiệm vụ.
Đây là sự thể hiện của nguyên tắc: phát huy tính tích cực của học sinh trong lĩnh vực
dạy học tiếng.
Yêu cầu của nguyên tắc:

- Trong dạy học tiếng cần chú ý rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh: Phân
tích → so sánh → Khái quát hoá → trừu tượng hoá
Ví dụ: Giải thích: đen → đen như cột nhà cháy.
lùn → lùn như bù nhìn đội nón.
Tả tơi như bù nhìn gặp giông.
Ngơ ngác như bò xem quảng cáo.
- Cần giúp học sinh nắm được nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ: nghĩa của từ,
câu.
PPDH tiếng Việt tiểu học

13




Ví dụ: Đầu cô giáo to bằng quả bóng, mũi cô bằng cái thìa...Æ do học sinh chưa hiểu
cách dùng từ...
Nghĩa của từ → khái niệm của tư duy. Ví dụ, đưa ra một số câu mang tính mô
hình thông dụng để học sinh nhận diện và tập cách sử dụng:
Tuy A nhưng B kết quả
+ + ( khẳng định)
+
- (phủ định)
A lại
B → (lặp hành động trước)
A cũng B → khẳng định, tương đồng
A mà cũng B → phủ định
- Tạo điều kiện cho học sinh nắm được đối tượng diễn đạt (nội dung cần diễn đạt)
và thể hiện ra bằng ngôn ngữ. Ví dụ: Không thể yêu cầu học sinh thành phố tả cây chuối
(thay vì quả chuối); tả cây bầu (thay vì tả quả bầu)... Vì thiếu thực tế → bài tập làm văn

của học sinh tiểu học miêu tả sự vật sai với những thuộc tính vốn có của sự vật hiện
tượng. Æ Khi ra đề cần phải phù hợp với học sinh ở từng vùng.
c. Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt của học sinh
Cơ sở của nguyên tắc: Là sự phát triển nhận thức theo độ tuổi của học sinh. Ví dụ:
lớp 2 khác lớp 4.
Tâm lý - ngôn ngữ học
Sự thể hiện của tiếng Việt trong các phương ngữ. Ví dụ: Ăn cơm chưa chưa - ăn
dồi/ ăn dồi dồi. Nên hướng tập đọc đến chuẩn trên chữ viết, còn chấp nhận không chuẩn
trong lời nói thông thường (không có chữ viết). Cá biệt hoá đối tượng dạy học.
Yêu cầu:
- Cần phải điều tra nắm vững trình độ tiếng Việt của học sinh theo từng độ tuổi,
từng vùng khác nhau để xác định nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học cho phù
hợp.
Ví dụ: Học sinh ở vùng Hà Nam Ninh bị lẫn lộn n/ l: nòng nợn nuộc...
Cách sửa l và n: Khi nói l thì viết n và ngược lại
- Cần phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực về lời nói của học sinh trong quá
trình học tập.
d. Nguyên tắc chú ý đến mối quan hệ giữa người nói và người viết
Cơ sở ngôn ngữ học: Nói và viết là hai dạng khác nhau của giao tiếp ngôn ngữ.
Chúng có những điểm thống nhất nhưng cũng có nét riêng biệt: ngôn ngữ nói sử dụng
âm thanh hướng đến chuẩn tiếng nói, ngôn ngữ viết sử dụng chữ viết hướng đến chuẩn
chính tả.
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
+ Giao tiếp ngôn ngữ chính thức sử + Giao tiếp ngôn ngữ không chính thức
PPDH tiếng Việt tiểu học

14





dụng âm thanh hướng đến chuẩn phát sử dụng chữ viết hướng đến chuẩn
chính tả
âm
+ Dùng ngữ điệu thể hiện nội dung (có + Toàn bộ ngữ điệu bị triệt tiêu. Có
khi lời nói ngược hẳn với nội dung của những từ chỉ dùng trong thơ ca, không
dùng trong ngôn ngữ nói: chàng, nàng...
từ)
+ Kéo dài thời gian nói: sử dụng các hư + Rút ngắn được thời gian nói.
từ, các trợ từ, ngữ khí từ: ậm, ừ, thì, mà,
là, ư, a, ...
+ Chữ
+ Ngữ âm
+ 1 số dấu câu
+ Ngữ điệu
+ Từ ngữ: từ ngữ phổ thông, văn hoá
+ Từ ngữ: khẩu ngữ
+ Ngữ pháp: câu ngắn, câu tỉnh lược + Ngữ pháp: câu dài, phức tạp, rõ ràng
(do hoàn cảnh chi phối)
(đầy đủ) về cấu trúc và ý nghĩa.
Chú ý: Dạy tiếng ở tiểu học ban đầu cần rèn luyện cho học sinh ngôn ngữ nói, càng
lên lớp trên cần rèn luyện cho học sinh cả năng lực nói lẫn năng lực viết. Giúp học sinh
tránh hiện tượng nói như viết hoặc viết như nói.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
1. Khái niệm
Phương pháp dạy học tiếng Việt là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh,
giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Hiện nay trong lĩnh vực dạy học nói chung và trong lĩnh vực dạy học tiếng nói riêng

có nhiều cách phân loại phương pháp dạy học theo những bình diện (tiêu chí) khác
nhau. Có 2 con đường nhận thức:
Nhận thức của nhà khoa học: Nhà khoa học tiếp cận đối tượng A bằng cách sử dụng
các phương pháp thực nghiệm, phân tích, so sánh... từ đó rút ra được bản chất của đối
tượng (A). Bản chất A là cái mới đối với khoa học.
Nhận thức của học sinh:
- Giáo viên tiếp nhận kết quả nghiên cứu của nhà khoa học (tiếp nhận A) hình thành
A* rồi đem truyền cho học sinh, trong học sinh hình thành A**, nó thống nhất với nhau
chứ không đồng nhất, đây là phương pháp cổ truyền (theo 1 chiều: giáo viên nhồi nhét
vào học sinh)
- Học sinh tiếp cận A để tìm ra A2, A2 mới đối với học sinh chứ không mới đối với
khoa học.
PPKH
Nhà khoa học
Tác động đến đối tượng A → bản chất của A
Tự làm việc
(mới đối với khoa học)
Từ đặc điểm nhận thức của học sinh người ta đề ra 2 cách dạy học cơ bản:
Cách dạy học 1: (dạy học 1 chiều: Đây là phương pháp dạy học cổ điển)
A
Giáo viên A*
Học sinh A**
Cách dạy học 2: PPDH mới: (Lấy học sinh làm trung tâm)
PPDH tiếng Việt tiểu học

15





GV
PP
HỌC SINH

A2 (mới đối với học sinh,
PPKH
không mới đối với khoa học)
2. Các phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học
a. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Được sử dụng một cách có hệ thống để xem xét tất cả các bình diện của ngôn ngữ
(ngữ âm/ ngữ nghĩa...) nhằm làm rõ các cấu trúc của các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng
chúng trong giao tiếp. Phương pháp này được thể hiện ở các kiểu bài tập phân tích ngôn
ngữ. Ví dụ: Tách câu thành tiếng, tách tiếng thành âm...
- Trong Học vần: phân loại nguyên âm, phụ âm, vần...
- Trong Luyện từ và câu: phân tích nghĩa của từ, phân tích thành phần câu...
Phương pháp phân tích dùng để:
- Phân tích để phát hiện: giúp nhận thức tri thức mới qua việc phân tích để phát
hiện.
- Phân tích để chứng minh: dùng để ghi nhớ tri thức lý thuyết qua việc phân tích các
dẫn chứng.
- Phân tích để phán đoán: dùng để phát hiện vấn đề.
- Phân tích để tổng hợp: giúp nhận thức vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc.
b. Phương pháp luyện tập theo mẫu:
Học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ bằng cách mô phỏng đơn vị ngôn ngữ đã cho.
Ví dụ: Em hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn: (Trên cành cây chim hót líu lo).
- Em hãy đặt 1 câu 6 tiếng có phụ âm tr: (Trên trời trăng treo tròn trịa; Trăng trong
trẻo treo trên trời; Trâu trắng trong tranh tròn trùng trục; Trang trông tròn trịa trắng
trẻo...)
Phương pháp này thể hiện ở nhiều dạng bài tập trong các phân môn: học vần, tập
viết (mẫu chữ)...

Thao tác:
B1- Giáo viên cung cấp mẫu rõ ràng
Ví dụ: Tìm 5 từ láy có vần oắt. Ví dụ: loắt choắt
Æ Vì đã đưa mẫu là từ duy nhất, không thể tìm từ nào khác nên học sinh không thể làm
được và học sinh không hiểu là chỉ có một từ có vần oắt hay là hai từ đều có.
B2- Phân tích mẫu
Ví dụ: Đặt câu: Trên cành cây chim/ hót líu lo Æ Giáo viên phân tích
TN
CN
VN
B3- Mô phỏng mẫu để tạo lời
B4- Giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá
Phương pháp này thể hiện ở nhiều dạng bài tập: Phát âm, viết chữ, tập đọc, học thuộc
lòng, chính tả, ngữ pháp, tập làm văn...
PPDH tiếng Việt tiểu học

đối tượng A

16




c. Phương pháp giao tiếp: Là phương pháp dạy học tiếng dựa vào lời nói sinh
động, phương pháp này coi trọng việc phát triển lời nói cho học sinh.
Thao tác:
- Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp.
- Giúp học sinh định hướng giao tiếp (xác định nhân tố giao tiếp: (Ai nói với ai?
Nói làm gì? Nói như thế nào?)
Ví dụ: Em hãy nói lời xin phép cho em được đi sinh nhật bạn.

- Tách thành từng bước cụ thể
- Học sinh vận dụng ngôn ngữ để tạo lời
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Kết luận: Trong dạy học, các phương pháp thường được phối hợp với nhau, giáo
viên cần nắm vững nhiệm vụ, nội dung dạy học, năng lực của học sinh, điều kiện vật
chất... để lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Hiện nay: sử dụng phiếu giao việc → bắt buộc tất cả học sinh cùng làm việc.
Yêu cầu:
- Thuyết minh vai trò của Nguyên tắc giao tiếp trong dạy học tiếng Việt tiểu học
- Thực hành sử dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt
§4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HOÁ
Ở TIỂU HỌC VÀ KỸ THUẬT TRIỂN KHAI
I. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP
1. Theo nguồn gốc, cách chuyển tải và đặc điểm tri giác tài liệu của hs
- Phương pháp dùng lời (thuyết trình, vấn đáp, tự đọc)
- Phương pháp trực quan (minh hoạ, trình diễn, quan sát)
- Phương pháp hoạt động thực tiễn (luyện tập, thực hành, thí nghiệm, bài tập sáng
tạo, trò chơi)
2. Theo mức độ sáng tạo trong nhận thức
- Phương pháp giải thích minh hoạ
- Phương pháp tìm kiếm bộ phận
- Phương pháp sáng tạo
3. Theo cấu trúc hoạt động
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức
- Phương pháp kích thích động cơ
- Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập
4. Theo đối tượng lĩnh hội
- Phương pháp tìm tòi tri thức mới
- Phương pháp hình thành kỹ năng kỹ xảo
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng kỹ xảo

5. Theo đặc điểm và tính chất của hoạt động
PPDH tiếng Việt tiểu học

17




- Phương pháp giải thích bằng lời
- Phương pháp hoạt động tìm kiếm tri thức mới
- Phương pháp vận dụng tri thức mới để hình thành kỹ năng kỹ xảo
- Phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức
II. CÁCH THỨC TRIỂN KHAI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp làm việc theo nhóm
a, Mục đích: Giúp hs phát huy khả năng độc lập và sáng tạo trong hoạt động
cùng nhau. Tăng khả năng phối hợp làm việc theo nhóm.
b, Kỹ thuật triển khai
- Phân chia lớp thành số nhóm theo mục đích của giáo viên (4-6 hs).
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm và ấn định thời gian hoạt động (8-10 phút).
- Xác định vị trí hoạt động của các nhóm.
- Các nhóm về vị trí của mình và tiến hành hoạt động, thực hiện nhiệm vụ đã được
giao và bầu ra một đại diện và một thư ký ghi biên bản.
- Giáo viên giám sát hoạt động của các nhóm và hỗ trợ khi cần thiết.
- Kết quả thảo luận nhóm được ghi chép lại, đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
- Giáo viên tổng kết, nhận xét.
c, Loại hình bài áp dụng:
d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
2. Phương pháp lựa chọn đúng - sai
a, Mục đích: Hình thành tư duy so sánh ở mức độ cao; giúp hs tập trung suy

nghĩ; phát huy khả năng độc lập và sáng tạo trong hoạt động.
b, Kỹ thuật triển khai
- Giáo viên cung cấp hàng loạt thông tin đúng và sai về nội dung của vấn đề. Những
thông tin này có tính chất phân biệt và không nên quá đơn giản.
- Thông tin được ghi sẵn lên bảng hoặc trên giấy khổ to.
- Dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, sắp xếp.
- Hs lên bảng sắp xếp và giải thích ý kiến của mình.
- Giáo viên và hs cùng bình luận và đưa ra đáp án.
c, Loại hình bài áp dụng:
d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
3. Phương pháp hỏi đáp trong giờ học
a, Mục đích: Tăng khả năng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri
thức; xác định mức độ hiểu bài; hình thành thói quen trao đổi và hoàn thiện thông tin
thông qua đối thoại trực tiếp.
b, Kỹ thuật triển khai
- Giáo viên chọn từng câu hỏi trong các câu hỏi hợp lí để đưa ra.
- Dành thời gian hợp lí để hs suy nghĩ.
- Hs trả lời tự nguyện hoặc giáo viên yêu cầu.
PPDH tiếng Việt tiểu học

18




- Ghi ngắn gọn các câu trả lời lên bảng.
- Bình luận các câu trả lời (giáo viên hoặc học sinh).
- Hs đặt câu hỏi về vấn đề vừa trao đổi nếu có.
- Giáo viên ghi vắn tắt câu trả lời và rút ra kết luận.
c, Loại hình bài áp dụng:

d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
4. Phương pháp ghi ý kiến lên bảng
a, Mục đích: Tạo cơ hội cho hs bày tỏ sự hiểu biết và quan điểm riêng; giáo
viên thu thập được nhiều thông tin khác nhau; giúp hs nhớ bài tốt hơn.
b, Kỹ thuật triển khai
- Giáo viên nêu vấn đề (có nhiều phương án trả lời) cho hs suy nghĩ, có gợi ý nếu
cần thiết.
- Giáo viên viết các ý kiến của lớp lên bảng.
- Giáo viên tổng kết lại, hệ thống hoá, phân loại.
c, Loại hình bài áp dụng:
d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
5. Phương pháp trực quan
a, Mục đích: Giúp hs lĩnh hội bài học một cách trực quan; thu hút hs hướng tới
bài học; giúp hs tiếp nhận bài dễ dàng hơn.
b, Kỹ thuật triển khai
- Giáo viên chọn cách thức và phương tiện phù hợp để thiết kế đồ dùng trực quan
đúng với nội dung bài học.
- Sắp xếp đồ dùng trực quan sao cho tất cả hs có thể quan sát, tiếp cận được.
- Giáo viên giới thiệu đề tài và truyền đạt nội dung bài học theo đồ dùng trực quan.
- Có thể hỏi hs nhận xét từng đồ dùng trực quan và nội dung của nó.
- Thực hiện thao tác 3T (trỏ, trở người lại, thuyết trình).
c, Loại hình bài áp dụng:
d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
6. Phương pháp phỏng vấn nhanh
a, Mục đích: Khởi động đầu giờ học, thu hút sự chú ý; thu thập nhanh thông
tin; kiểm tra kiến thức của hs.
b, Kỹ thuật triển khai
- Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể tổ chức lớp theo đội hình nào đó (đứng thành
vòng tròn hay ngồi tại chỗ).
- Giáo viên nêu câu hỏi 1 (câu hỏi phải có định hướng và chuẩn bị trước)

- Nhiều hs cùng trả lời câu hỏi 1.
- Giáo viên có thể nêu câu hỏi 2.
- Nhiều hs cùng trả lời câu hỏi 2.
- Giáo viên có thể định hướng nội dung của phần này vào mục đích bài học.
- Thời gian phỏng vấn 5 - 7 phút.
PPDH tiếng Việt tiểu học

19




c, Loại hình bài áp dụng:
d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
7. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
a, Mục đích: Tăng sự hiểu biết và khả năng áp dụng lí thuyết vào giải quyết
vấn đề của thực tiễn; nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể; nâng
cao khả năng độc lập hoặc hợp tác giải quyết vấn đề.
b, Kỹ thuật triển khai
- Nêu vấn đề.
- Cung cấp thêm một số thông tin liên quan.
- Hs phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp.
- Ấn định thời gian làm việc.
- Trình bày các giải pháp theo cá nhân hoặc nhóm.
- Thảo luận về các giải pháp.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến và đưa ra quan điểm của mình.
c, Loại hình bài áp dụng:
d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
8. Phương pháp đóng vai
a, Mục đích: Cụ thể hoá bài học bằng việc diễn xuất để phân tích nội dung bài

giảng chi tiết hơn, sâu sắc hơn; làm cho giờ học sinh động, hs dễ nắm bắt hơn; rèn luyện
kỹ năng xã hội hoá.
b, Kỹ thuật triển khai
- Xây dựng kịch bản phù hợp, đơn giản và dễ hiểu.
- Hs nhận kịch bản và chuẩn bị nhập vai.
- Hs diễn vai.
- Hs rút ra bài học từ kịch bản này hoặc giáo viên có thể gợi ý.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Thời gian kịch bản không nên quá 10 phút.
c, Loại hình bài áp dụng:
d, Thời điểm và thời gian áp dụng:
Yêu cầu: Thực hành sử dựng các phương pháp dạy học tiếng Việt theo hướng tích cực
hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh (dùng một tình huống dạy học hoặc một phần bài
học để minh họa và thuyết minh việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nói
trên)
§5. PHÉP PHÂN BỐ TRONG DẠY HỌC TIỂU HỌC
1. Khái niệm
Phân bố là cách bố trí các sự vật hiện tượng vào trong một không gian hay thời gian
nhất định theo một nguyên tắc nào đó phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
Phép phân bố là nguyên lí của tư duy lô gíc và tư duy biện chứng phù hợp với các hoạt
động tập thể. Nguyên lý này tỏ ra hiệu quả đối với công tác kiểm tra xác suất, đôn đốc
PPDH tiếng Việt tiểu học

20




thực thi công việc và kích thích cạnh tranh trong các hoạt động nhất quán và đồng thời.
Phân bố trong hoạt động giáo dục có thể hiểu là sự sắp xếp, bố trí một cách chủ động

các vật thể, cá thể, công việc vào những vị trí, thời điểm... cụ thể trong một bố cục nhất
định. Phép phân bố trên thực tế được ứng dụng đã chứng tỏ tính khoa học, khách quan
của nó và rất phù hợp với tâm lí của học sinh phổ thông, nhất là học sinh bậc tiểu học.
Phân bố được chia làm hai loại: phân bố ngẫu nhiên và phân bố tất nhiên (theo tiêu chí).
Trong giáo dục, phân bố tất nhiên được ưu tiên sử dụng.
2. Các loại phân bố phổ biến
a. Phân bố vị trí
Phân bố theo vị trí trong hoạt động dạy học tiểu học là việc sử dụng vị trí chỗ ngồi
như một phương tiện, cách thức để điều khiển quá trình dạy học.
*Phép phân bố theo vị trí trước hết là dùng để bố trí chỗ ngồi. Việc bố trí này sẽ
được sử dụng làm phương tiện để thực hiện một số hoạt động dạy học khác. Yêu cầu
của phân bố vị trí trước hết căn cứ vào tầm nhìn. Trong đó chú trọng đến 2 điều kiện: thị
lực và tầm nhìn. Những học sinh có chiều cao được bố trí ngồi sau để khỏi cho khuất
tầm nhìn hoặc tạo sự phân mảnh trong tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng chú ý và sức
chú ý của những học sinh ngồi phía sau. Những học sinh có thị lực kém nên bố trí cho
ngồi chính diện đối với bảng hoặc hơi chếch về phía bàn giáo viên nhằm giảm bớt độ
khúc xạ và không bị ảnh hưởng nhiều đến khả năng quan sát bảng và các thao tác làm
mẫu, thao tác minh họa, thao tác phụ trợ ngôn ngữ âm thanh của giáo viên. Tuy nhiên
cũng cần chú ý đến việc những học sinh này được bố trí chỗ ngồi như trên khi đã đeo
các thứ kính thích hợp.
*Phân bố theo vị trí còn được sử dụng trong điều khiển hoạt động dạy học. Giáo
viên có thể hỏi bài cũ, chọn ý kiến phát biểu theo luật phân bố. Người giáo viên có thể
gọi học sinh kiểm tra bài cũ theo các vị trí trong lớp một cách chủ động. Ví dụ, trong khi
đứng ở một vị trí bao quát được toàn lớp một cách tốt nhất (thường là đứng ở giữa bục
giảng hoặc dưới bục giảng cách bàn giữa 1-2 bước chân) giáo viên đưa mắt quan sát
toàn thể lớp học, tạo không khí thâm mật, gần gũi và tâm thế chuẩn bị cho học sinh và
bắt đầu sử dụng phép phân bố vị trí để kiểm tra bài cũ. Nếu số lượng học sinh cần kiểm
tra bằng 4, giáo viên có thể chỉ định 4 học sinh trong phân bố toàn thể (phân bố đều
trong cả lớp) hoặc phân bố bộ phận (trong 2 bàn, trong 4 bàn, trong nửa lớp, trong một
tổ...). Trong những trường hợp cần thiết (kiểm tra sáng kiến độc lập, nhắc lại lời bạn,

kiểm tra sức chú ý, kiểm tra âm lượng của học sinh vừa trả lời) ta có thể sử dụng loại
phân bố cục bộ hoặc phân bố chọn lọc theo tình huống. Ví dụ, để kiểm tra một học sinh
về khả năng độc lập, sáng tạo trong bài tập sáng tạo, ta có thể kiểm tra liên tục 2 học
sinh ngồi sát nhau; nếu kiểm tra sức chú ý ta chọn học sinh ngẫu nhiên; kiểm tra nhắc
nhở ta chọn học sinh lơ đãng hoặc nói chuyện riêng...
Tóm lại, phép phân bố vị trí có thể cho ta những căn cứ nhất định trong việc bố trí
chỗ ngồi hoặc hỏi bài để giúp học sinh toàn thể lớp học đạt được sự đồng đều trong tiếp
thu bài giảng.
PPDH tiếng Việt tiểu học

21




b. Phân bố thời gian
Cường độ và tần số là vấn đề rất có ý nghĩa trong tất cả các lĩnh vực và loại hình lao
động. Trong hoạt động dạy học, phép phân bố thời gian là một trong những điều kiện
tiên quyết đối với sự thành công của quá trình đào tạo. Phân bố thời gian được sử dụng
trong hai hoạt động chủ yếu. Thứ nhất, hoạt động hỏi bài. Đây là hoạt động chủ yếu.
Tần số hỏi bài phải ở mức vừa phải, không quá dày làm cho học sinh có cảm giác luôn
luôn bị kiểm tra, bị theo dõi. Việc đi học trở nên nặng nề, từ đó sinh ra chán nản, trốn
học... Thứ hai, phép phân bố theo thời gian có thể sử dụng trong hoạt động giao việc.
Tần số giao việc phải hợp lí để học sinh có thể thực hiện tốt công việc được giao mà
không cảm thấy quá sức hay thực hiện quá vội vàng. Nhiều giáo viên giao bài tập về nhà
quá nhiều mà không có gợi ý hoặc giải bớt ở lớp đã nảy sinh tâm lí ở học sinh là có làm
cũng không xuể. Từ đó trượt dài trong sự chây lười, lâu dần trở thành thói quen.
Phân bố thời gian trong hoạt động hỏi bài và giao việc có thể diễn ra trên các hình
thức như: phân bố đều hoặc phân bố không đều; phân bố toàn bộ hoặc phân bố bộ phận
(toàn thể lớp học hoặc một bộ phận, một nhóm nhất định, một nhóm ngẫu nhiên trong

danh sách được xếp theo an pha bê).
c. Phân bố trình độ
Phân bố theo trình độ là sự tính đến lực học của từng học sinh trong việc sử dụng
phép phân bố nhằm chủ động điều khiển lớp học một cách có hiệu quả.
Phân bố theo trình độ trước hết áp dụng cho việc điều khiển hoạt động học như hỏi
bài cũ, trả lời câu hỏi bài mới... Trong hoạt động hỏi bài hoặc chấp nhận xung phong trả
lời, giáo viên cần tính đến năng lực của học sinh để tránh tình trạng chỉ một nhóm học
sinh làm việc hoặc phản ứng dây chuyền không tốt. Ví dụ giáo viên chỉ gọi những học
sinh giỏi trả lời câu hỏi (như trong các giờ thi giảng giáo viên giỏi các cấp) hoặc hỏi bài
liên tiếp những học sinh quá cách xa nhau về lực học.
Bên cạnh đó việc phân bố chỗ ngồi cũng phải tính đến lực học của học sinh. Khi đã
khảo sát kĩ lực học của cả lớp, giáo viên phải lập kế hoạch bố trí chỗ ngồi ổn định trong
một thời gian thích hợp của năm học. Cách bố trí tổng thể là làm sao rải đều các học
sinh khá giỏi khắp lớp (tùy thuộc số lượng học sinh khá, giỏi có thể bố trí theo bàn, theo
dãy để bố trí làm nhóm trưởng khi cần). Về cụ thể có thể bố trí học sinh khá và học sinh
trung bình xen với học sinh yếu, học sinh giỏi, xuất sắc có thể phân bố đều khắp lớp
theo bàn học (nếu bàn học của học sinh là bàn dài gồm 4-5 học sinh ngồi) hoặc theo dãy
(nếu bàn học là loại bàn cá nhân chỉ có một người ngồi)
d. Phân bố tâm lí
Phân bố theo đặc trưng tâm lí chủ yếu được áp dụng trong trường hợp phân bố chỗ
ngồi là chủ yếu. Thông thường nên bố trí những học sinh có đặc điểm tâm lí trái ngược
nhau ngồi gần nhau để bổ sung và khích lệ nhau trong hoạt động học tập. Phân bố theo
đặc trưng tâm lí cũng có thể áp dụng trong hoạt động hỏi bài. Học sinh có tính cách, khí
chất yếu nên thực hiện công việc sau học sinh có tính cách mạnh để tạo ấn tượng quen
thuộc.
PPDH tiếng Việt tiểu học

22





e. Phân bố giới tính
Mặc dù mới ở cấp tiểu học nhưng học sinh ở lứa tuổi này đã có ý thức về giới tính.
Các đặc trưng tâm lí, tích cách cũng phụ thuộc nhiều vào vấn đề này. Vì vậy giới tính
cũng cần được quan tâm trong phép phân bố. Có thể sử dụng phép phân bố giới tính
trong bố trí chỗ ngồi. Đặc biệt đối với học sinh hay nói chuyện và quá hiếu động hoặc
nghịch ngợm nên bố trí ngồi cách li bằng phân bố giới tính. Những học sinh này có thể
bị chia tách ra khỏi các bạn cùng giới bởi một số bạn khác giới. Phân bố giới tính thông
thường không nên hai nữ-hai nam. Nếu tỉ lệ giới tính chênh lệch thì có thể điều chỉnh
chút ít. Trường hợp lớp quá hiếu động thì cho ngồi xen kẽ. Trong hoạt động hỏi bài, trả
lời câu hỏi cũng cần tới phép phân bố giới tính. Việc phân bố hợp lí về giới tính trong
hoạt động này sẽ xua tan tâm lí bị lép vế về giới, làm cho lớp đoàn kết và gần gũi hơn
trong tất cả mọi hoạt động.
Phép phân bố là nguyên lí cơ bản trong tổ chức hoạt động dạy học của thầy và trò.
Khi ứng dụng trong thực tế, người giáo viên cần phải nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng học
sinh, phân loại, phân nhóm chúng một cách chính xác. Bên cạnh đó việc thực hiện cũng
phải hết sức uyển chuyển. Cần phải phối hợp các loại phân bố với nhau phù hợp với tình
hình thực tế.
Yêu cầu: Thuyết minh về sử dụng phép phân bố vào quá trình dạy học
§6. RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG TIẾNG VIỆT CHO GIÁO VIÊN TIỂU
HỌC
I. CÁC HÌNH THỨC PHÁT ÂM
1. Những yêu cầu chung
Phát âm phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Chất giọng
- Ngữ điệu
- Cử chỉ, điệu bộ
Hoạt động nói năng luôn có sự minh họa bằng cử chỉ và giao tiếp bằng mắt với
người nghe để đảm bảo tính sinh động (đây là điểm khác nhau giữa giao tiếp trực tiếp

với giao tiếp qua phương tiện máy móc). Mắt nhìn người nghe và không được di động
qua lại quá nhiều. Sự di động chứng tỏ tính mất tập trung và thiếu tự tin của người nói.
Khi nói toàn thân không được ở thế bất động, tay phải cử động nhịp nhàng thích hợp với
nội dung lời nói. Không vung tay quá cao, cũng như không đưa tay ngang quá rộng. Tay
người nói thường đưa lên phía trước, cao ngang ngực. Khi nói người nói trước hết phải
xác định chủ đề và tính sư phạm của vấn đề đưa ra để nói cũng như cách sử dụng từ ngữ
hợp với tâm lí lứa tuổi và khả năng tiếp nhận. Người giáo viên phải có năng lực toàn
diện về phát âm: đọc văn xuôi, đọc thơ, ngâm thơ, hát dân ca, phổ nhạc thơ, hò, vè...
2. Các hình thức nói
- Nói thông thường: các hành vi (sv thay đổi vai để thực hiện), nghi thức lời nói
PPDH tiếng Việt tiểu học

23




- Thuyết minh: tất cả cá lĩnh vực cuộc sống như người bán, mua nhà, quần áo, xe
cộ...; khuyên răn; hùng biện...
- Đọc diễn cảm
- Kể chuyện: chuyện tự do, chuyện trong sgk... theo từng mức độ, hình thức: xoay
vòng theo tổ; cùng góp ý cách giới thiệu; củng cố cốt truyện; tăng tính hấp dẫn bằng câu
hỏi, phép ngưng; nhấn mạnh chi tiết quan trọng để rút ra chủ đề...
- Phát âm nghệ thuật: hò, vè, điếu, ru, ngâm, hát...
II. KỸ NĂNG NÓI THÔNG THƯỜNG
- chào
- hỏi thăm
- cảm ơn
- xin lỗi
- chúc mừng

- đề nghị...
- Những lời đáp lại
Yêu cầu: Thực hành các nội dung trên
III. KỸ NĂNG THUYẾT MINH
- Chủ trì một cuộc họp lớp
- Chủ trì một đại hội lớp
- Chủ trì một buổi kết nạp đội
- Chủ trì một cuộc bầu cử, đề cử, ứng cử
- Chủ trì buổi họp phụ huynh
- Chủ trì một đám cưới...
Yêu cầu: Thực hành các nội dung trên
IV. KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
Cơ sở và cách thức của đọc diễn cảm
a. Thể loại
Thể loại tập trung những mặt biểu hiện cơ bản nhất của cấu trúc hình thức ngôn
ngữ. Từ những dấu hiệu về cấu trúc ngôn ngữ chúng ta có thể xác định được cấu trúc
ngữ âm của chúng trên căn bản. Văn bản giàu tính biểu cảm tiêu biểu nhất vẫn là văn
bản nghệ thuật. Hiện nay xu hướng dạy tiếng Việt qua văn đang được ứng dụng rộng rãi
trong các cấp học, đặc biệt là bậc Tiểu học và trung học cơ sở. Chính vì vậy mà lấy ngôn
ngữ nghệ thuật để xem xét quá trình đọc diễn cảm là có cơ sở khoa học. Trong ngôn ngữ
nghệ thuật mỗi thể loại lớn bao gồm nhiều thể loại đặc thù. Ví dụ thơ có thơ 2 tiếng, 3,
4, 5, 6, 7, 8, tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi thuộc các kiểu cảm hứng sáng tạo khác nhau.
Văn xuôi cũng vậy. Các phong cách khác nhau thì có những giọng điệu đặc trưng và
giọng điệu đó chi phối các hình thức ngữ âm của thông báo.
b. Cảm hứng sáng tác
PPDH tiếng Việt tiểu học

24





Giá trị nội dung biểu đạt trong một văn bản nghệ thuật được tạo ra từ cảm hứng
sáng tạo (các loại văn bản khác nội dung biểu đạt do đề tài quyết định chủ yếu). Tư
tưởng và cảm hứng của tác giả là hai yếu tố quan trọng quyết định giọng điệu của tác
phẩm. Gộp chung lại người ta thường gọi chúng là cảm hứng sáng tác. Giọng điệu thuộc
bình diện nội dung nhưng lại được thể hiện qua những dấu hiệu có tính hình thức. Giọng
điệu được thể hiện qua các mặt sau: Sự lựa chọn thể loại, cách thức sử dụng từ ngữ-hình
ảnh, kết cấu tác phẩm, ngữ điệu. Quá trình đọc là quá trình tái tạo các đơn vị ngôn ngữ
dưới dạng văn tự thành ngữ âm. Quá trình này bị chi phối chặt chẽ bởi hai yếu tố chính:
chính âm và ngữ điệu. Chính âm là một điều kiện bắt buộc đối với tất cả các văn bản,
còn ngữ điệu là một hiện tượng phức tạp bao hàm cả những yếu tố ngôn điệu lẫn những
yếu tố cơ bản của ngữ âm trên nhiều cấp độ khác nhau, đan xen, kết hợp với nhau một
cách hết sức phức tạp.
Có thể tóm tắt những bước xác định các yếu tố chi phối quá trình đọc như sau: Đọc
diễn cảm: nội dung Æ cảm hứng Æ giọng điệu Æ ngữ điệu
Khi nghiên cứu một văn bản nghệ thuật người ta dựa vào nội dung tư tưởng và cảm
xúc để xác định cảm hứng sáng tạo cho tác phẩm. Tựu trung có các loại cảm hứng sau
đây:
Cảm hứng anh hùng ca: (Bài ca chim Chơ Rao, Hãy nhớ lấy lời tôi...)
Cảm hứng lãng mạn: (Tiếng thu, Chào xuân 61, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng...)
Cảm hứng thương cảm: (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Truyện Kiều, Đò Lèn, Quê mẹ,
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...)
Cảm hứng châm biếm, hài hước: (Ông nghè tháng tám, Quán sứ, Vịnh cái quạt,
Kính thưa liền Thị, Bài ca phiêu lưu, Cơm bụi ca...)
c. Giọng điệu
Từ chỗ xác định cảm hứng của văn bản chúng ta tiến hành xác định giọng điệu. Các
nhà nghiên cứu văn học chia giọng điệu thành các loại sau:
Giọng điệu hùng tráng: Hào sảng, vui tươi, nhịp điệu nhanh, mạnh (Ta đi tới, Bài ca

mùa xuân 61...)
Giọng điệu tâm tình: Buồn thương, ngậm ngùi, tiếc nuối, nhịp đều, chậm, trầm ấm,
thiết tha sâu lắng (Quê mẹ, Ngắm ảnh, Tiếng ru...)
Giọng điệu trào phúng: chứa đựng nhiều sắc thái ngữ âm khác nhau, nhịp nhanh,
mạnh, thay đổi linh hoạt các yếu tố ngữ điệu (Dế mèn phiêu lưu kí, các truyện cổ tích
loài vật: Trí khôn của ta đây...)
Ví dụ: Bài thơ Lượm: Giọng điệu hùng tráng Æ tâm tình: nhanh, mạnh, vui Æ
chậm, trầm, suy tưởng; Tiếng hát sông Hương: tâm tình Æ hùng tráng: chậm Æ nhanh.
*Tiêu chí ngữ âm: Từ chỗ xác định được cảm hứng đến giọng điệu chúng ta đã
nắm bắt được ngữ điệu cơ bản của văn bản song để xác định ngữ điệu cho từng phát
ngôn cụ thể còn phải có thêm một số căn cứ khác. Các tiêu chí ngữ âm là những căn cứ
trực tiếp có độ tin cậy cao cho phép chúng ta xác định được cách phát âm một cách cụ
PPDH tiếng Việt tiểu học

25




×