Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Triều đại nhà lý (1009 – 1225)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 43 trang )


NHÀ LÝ (1009 – 1225)
Nhà Lý (nhà Hậu Lý) là một triều đại
phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt
đầu khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng
10 năm 1009, sau khi giành được
quyền lực từ tay nhà Tiền Lê và chấm
dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái
vị để nhường ngôi cho chồng là Trần
Cảnh vào năm 1225 –> vương triều
tồn tại 216 năm.


Đền Đô- nơi thờ 8 vị vua nhà Lý (Từ Sơn -Bắc Ninh)


Bối cảnh lịch sử
Năm Kỷ Dậu (1009) ngay sau khi Lê Ngọa
Triều (Lê Long Đĩnh) mất, đại diện cho quan
lại là Đào Cam Mộc và đại diện cho các nhà
sư là sư Vạn Hạnh, đã cùng nhau hợp lực
tôn phò Lý Công Uẩn. Tháng 10 năm đó, Lý
Công Uẩn được đưa lên ngôi hoàng đế, triều
Lý chính thức được xác lập.
Triều Lý đã để lại dấu ấn sâu sắc trên nhiều
lĩnh vực khác nhau.


1. Về chính trị:
 Đây là một trong hai triều đại tiêu


biểu của chế độ quý tộc trị nước.
 Năm 1010, triều Lý dời đô từ Hoa Lư
ra La Thành và đổi gọi La Thành là
Thăng Long kể từ đó.


Sơ đồ
Hoàng
thành
Thăng
Long


Thành
Thăng
Long


 Năm 1054, triều Lý đặt quốc hiệu mới

cho nước ta là Đại Việt.
 Năm 1164, nhà Tống đã buộc phải
thừa nhận ta là một quốc gia riêng.
Từ đây, người Trung Quốc gọi nước ta
là An Nam quốc.


Chiếu dời đô

Bản dịch tiếng Việt:

Xưa nhà Thương đến đời Bàn
Canh năm lần dời đô, nhà Chu
đến thời Thành Vương ba lần dời
đô, há phải các vua thời Tam Đại;
ấy theo ý riêng tự tiện dời đô.
Làm như thế cốt để mưu nghiệp
lớn, chọn ở chỗ giữa làm kế cho
con cháu muôn vạn đời, trên kính
mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu
có chỗ tiện thì dời theo ý riêng,
coi thường mệnh trời, không noi
theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu
yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế
đại không dài, vật số ngắn ngủi,
trăm họ tổn hao, muôn vật
không hợp. Trẫm rất đau đớn,
không thể không dời.


Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất
trời được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện
nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng,
thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm,
muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh xem khắp nước Việt đó là nơi
thánh địa, thật là chổ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi
thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lời ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
( Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam in trong Đại Việt sử ký toàn
thư, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993)



2. Về hành chính - pháp luật
Hệ thống quan lại:
 Các vua Lý tự xưng là Thiên tử, lập
các ngôi Hoàng hậu và Thái tử, phong
tước cho các quý tộc, định hội thề
Đồng Cổ hằng năm ở các Kinh đô để
đảm bảo lòng trung thành. Triều đình
đặt hệ thống quan chức theo chín
phẩm, lúc đầu lựa chọn chủ yếu bằng
hình thức nhiệm tử (con cháu được
tập ấm) và tuyển cử (giới thiệu, bảo
lãnh).



 Ở trung ương, đứng đầu có các chức

vinh hàm Tam Thái ( Thái sư, Thái
bảo, Thái phó) và Tam Thiếu (Thiếu
sư, Thiếu bảo, Thiếu phó)
 Ở cấp địa phương nhà Lý đổi 10 đạo
làm 24 lộ phủ, châu Hoan, châu Ái
làm trại. Đặt các chức tri phủ, tri
châu. Dưới phủ là huyện và hương


 Luật pháp:
 Nhà Lý là vương triều Việt Nam đầu
tiên ban hành luật thành văn.

 Năm 1042, Lý Thái Tông sai quan san
định luật lệ, biên thành điều khoản
soạn ra Hình thư gồm ba quyển (sau đó
đã thất truyền), xuống chiếu ban hành
trong dân gian.
 Qua các pháp lệnh ta biết được pháp
luật nhà nước mang tính chất đẳng cấp
phong kiến, bảo vệ hoàng cung, trừng
trị nặng tội mưu phản, cho các tầng lớp
quý tộc được chuộc tội bằng tiền.


 Mặt khác, pháp luật đời Lý cũng bảo vệ

trật tự xã hội, chống hà lạm thuế má,
giải quyết các vấn đề tranh chấp, cầm
chuộc, mua bán ruộng đất, đảm bảo sức
kéo bằng cách trừng phạt nặng tội trộm
trâu, giết trâu.
 Ở các làng xã, hình thức luật tụng (tập
quán pháp) vẫn duy trì và được mọi
người tuân theo.


3. Về quân sự - ngoại giao
 Năm 1069, đánh vào Chiêm Thành, phá

tan âm mưu của nhà Tống trong việc lợi
dụng Chiêm Thành để tấn công xâm lược
nước ta.

 Cuối năm 1075, đầu năm 1076 bất ngờ
cho quan tràn sang lãnh thổ Trung Quốc,
phá tan tiềm năng xâm lăng mà nhà
Tống đã dày công chuẩn bị và tập hợp ở
Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm.


 Quân địa phương: được tuyển chọn

trong số thanh niên trai tráng ở các làng
xã đến độ tuổi thành đinh (18 tuổi trở
lên) có nhiệm vụ canh phòng các lộ,
phủ.
 Thời Lý đã thi hành chính sách “ngụ
binh ư nông”, cho quân sĩ luân phiên về
cày ruộng theo tinh thần “tĩnh vi nông,
động vi binh”. Chính sách đó vừa đảm
bảo sản xuất vừa đảm bảo động viên
quân đội khi cần thiết.


 Tháng 3 năm 1077, toàn thắng trong

trận quyết chiến chiến lược Như
Nguyệt, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm
lăng của nhà Tống đối với nước ta.

Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận:
 Cấm quân (Thiên tử quân): là quân
tuyển chọn từ những thanh niên khỏe

mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo
vệ vua và kinh thành.


Ngoại giao
 Nhà Lý trong suốt thời đại của mình liên

tục phải đối phó với những mưu đồ
bành trướng, thôn tính hoặc cướp phá
của các nước láng giềng như nhà Tống ở
phía Bắc, Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía
Nam, Đại Lý ở Tây Bắc hoặc những cuộc
nổi loạn đơn lẻ của các dân tộc thiểu số.
 Quan hệ với nhà Tống mang tính chất
nước nhỏ phục nước lớn.


 Đại Lý không còn là một quốc gia hùng

mạnh như trong giai đoạn thế kỷ VIII –
IX nên các cuộc giao tranh mang tính
chất đơn lẻ và thắng lợi thuộc về nhà
Lý.
 Quan hệ với Chiêm Thành thì nhà Lý
đóng vai trò là một nước lớn.
 Quan hệ với Chân Lạp, với chính sách
ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ
vững và mở rộng được lãnh thổ của
mình. Năm 1097 ban hành Hội Điển quy
định các phép tắc chính trị.



4. Về kinh tế
Nông nghiệp:

Kinh tế thời nhà Lý chủ yếu dựa
vào nông nghiệp. Dưới vương triều
quân chủ tập trung nhà Lý, trên danh
nghĩa toàn bộ đất đai thuộc về nhà
vua. Nhưng trên thực tế triều đình
trực tiếp quản lý một bộ phân ruộng
đất, nhà vua ban đất cấp cho một số
quý tộc quan lại, phần lớn ruộng đất
còn lại do nhân dân canh tác.


 Triều Lý đã thi hành chính sách trọng

nông, khuyến nông. Vua cày ruộng
“tịch điền”, thăm gặt hái, thi hành
chính sách ngụ binh ư nông, cấm
trộm trâu giết trâu để bảo vệ sức kéo.
Công tác trị thủy, đắp đê cũng được
tiến hành.
 Đây cũng là một trong hai triều đại
tiêu biểu của chế độ điền trang - thái
ấp.


Thủ công nghiệp và thương nghiệp

 Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ,

dệt lụa (nghề thủ công truyền thống,
phổ biến), làm đồ gốm, xây dựng đền
đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
 Thời Lý, có hai bộ phận: thủ công
nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp
dân gian.


 Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 2.

1040 “vua (Lý Thái Tông) đã dạy cung
nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy
xuống chiếu phá hết gấm vóc của
nước Tống ở trong kho ra để may áo
ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở
lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm
trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là
vua không dùng gấm vóc của nhà
Tống nữa”.


Bát men ngọc thời Lý.
Đây là bức ảnh chụp lại hiện vật được lưu giữ tại
bảo tàng LSVN. Bát men ngọc là sản phẩm phổ biến
và thông dụng của nghề gốm nước ta thời Lý, nó
không những là hàng tiêu dùng mà còn là sản phẩm
buôn bán với nước ngoài rất có giá trị. Nhìn trong
ảnh ta thấy bát men ngọc có màu xanh nhạt, dáng

cân đối, hoa văn trong lòng bát là hoa dây chứng tỏ
sự thanh nhã, mang đậm tính dân gian.


 Nội thương và ngoại thương khá phát

triển. Nhà nước có thái độ khá thoáng
mở với nền kinh tế hàng hóa. Các vua Lý
đều cho đức tiền đồng để lưu thông
rộng rãi.
 Mạng lưới chợ phát triển, có mặt ở cả
làng xã và phố phường. Có sự trao đổi
hàng hóa giữa các địa phương trong
nước và các vùng biên giới với nhau.
 Ngoại thương khá phồn thịnh và tự do.
Có các trung tâm buôn bán như Vân
Đồn, Thăng Long, bờ biển Diễn Châu
(Nghệ An).


×