GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN I: TÌNH HÌNH NUÔI TÔM........................................................................4
I. SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT VÀ KHÁNG SINH - SỬ DỤNG CHẾ
PHẨM SINH HỌC...............................................................................................4
1. Sử dụng thuốc hóa chất và kháng sinh..............................................................4
2. Sử dụng chế phẩm sinh học...............................................................................4
3. Kết luận..............................................................................................................8
II. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SẠCH.........................................................................8
PHẦN II: QUY TRÌNH NUÔI TÔM SẠCH ......................................................10
A. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH.......................................................................................10
B. THUYẾT MINH QUY TRÌNH.......................................................................11
I. CHUẨN BỊ AO NUÔI.......................................................................................11
1. Nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ........................................................................11
2. Vệ sinh ao nuôi và các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi........................11
3. Diệt khuẩn........................................................................................................11
4. Rào lưới ngăn cua............................................................................................12
5. Dùng vôi để đạt pH 5 – 7................................................................................ 12
6. Tôm giống........................................................................................................12
II. CHUẨN BỊ VÀ XỬ LÝ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI.......................12
Chuẩn bị
1. Ao nuôi 12
2. Máy bơm – quạt nước......................................................................................13
3. Túi lọc
13
4. Diệt vật chủ trung gian.....................................................................................13
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-1 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
5. Diệt khuẩn........................................................................................................13
6. Gây màu nước..................................................................................................13
Xử lý nước trong quá trình nuôi
1. Ph
14
2. Độ mặn.............................................................................................................14
3. Nhiệt độ............................................................................................................15
4. Độ trong...........................................................................................................15
5. Ô xy hòa tan.....................................................................................................16
6. Độ kiềm............................................................................................................17
7. Ammoniac, hydrogensnfide, và việc quản lý ao.............................................17
III. TÔM GIỐNG VÀ THẢ TÔM GIỐNG.............................................................17
1. Trại giống.........................................................................................................17
2. Tôm giống........................................................................................................18
3. Vận chuyển và thả tôm....................................................................................19
4. Ương và thả tôm ở độ mặn thấp......................................................................20
5. Mật độ thả tôm.................................................................................................20
IV. THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN............................20
1. Thức ăn của tôm...............................................................................................20
2. Kiểm soát thức ăn............................................................................................22
3. Dạnh nuôi ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm.............................................23
V. THU HOẠCH.....................................................................................................24
PHẦN III: HIỆU QUẢ CỦA NUÔI TÔM SẠCH..............................................25
KẾT LUẬN...........................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................27
PHỤ LỤC..................................................................................................................
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-2 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay ngành chăn nuôi thủy sản nước ta phát triển rất mạnh nhất là lĩnh vực
nuôi tôm ở các tỉnh ven biển, ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long… Tuy nhiên
điều mà chúng tôi muốn nói đến trong bài tiểu luận này là hiện trạng dư lượng
thuốc kháng sinh được các nhà máy thức ăn bổ sung vào thức ăn công nghiệp quá
nhiều, và việc sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh vào việc cải tao,chữa bênh,
chăm sóc tôm... Mặc dù chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã quy định về
việc sử dụng hóa chất an toàn, và đúng cách. Nhưng vì lợi nhuận trước mắt mà bà
con đã xem nhẹ vấn đề này. Hậu quả thì chắc ai cũng biết, nó làm cho tôm nhiễm
kháng sinh, làm ô nhiễm môi trường…
Theo chúng tôi nên có hướng nhìn nhận về vấn đề này cần phải có một loại
thức ăn sạch kháng sinh, sạch ở đây nghĩa là một loại thức ăn giàu đạm tự nhiên.
Và cần có những biện pháp cải tạo, chăm sóc phù hợp. Chúng tôi nghĩ rằng bà con
và những nhà nuôi tôm hãy quan tâm hơn về vấn đề này, hãy chọn cho mình một
phương pháp nuôi tôm vừa bảo vệ môi trường vừa đem lại lợi nhuận cao. Đó là
“Phương Pháp Nuôi Tôm Sạch Bằng Quy Trình Sinh Học”.Nuôi tôm sạch bằng
quy trình sinh học là hướng đi cần nhân rộng để nâng cao chất lượng sản phẩm và
bảo vệ môi trường.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-3 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
PHẦN 1: TÌNH HÌNH NUÔI TÔM
I.
SỬ DUNG THUỐC, HÓA CHẤT, KHÁNG SINH – SỬ DỤNG CHẾ
PHẨM SINH HỌC
1.
Sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh trong nuôi thủy sản
Để bảo đảm quyền lợi kinh tế của người nuôi, hầu hết các khâu trong nuôi tôm
đều dùng hóa chất, từ khâu lấy nước vào có dùng clorin để khử trùng, và gây màu
nước có các chế phẩm sinh học và phân vô cơ như ure..., ổn định các chỉ tiêu về
nước (vôi, clorin, thuốc tím...) đến việc trị bệnh cho tôm trong lúc nuôi.
Hoá chất đóng góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất ngành thủy sản nói
chung và nghề nuôi tôm nói riêng, trung bình 10,1%/năm. Nhưng người nuôi tôm
chỉ chú trọng đến làm sao cho năng suất tôm tăng cao mà họ chưa quan tâm đúng
mức về sức khỏe. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tác hại của hóa
chất trong nuôi tôm ảnh hưởng đến sức khỏe của người nuôi. Hoá chất dùng trong
nuôi tôm đều là chất có hoạt tính mạnh: clorin, thuốc tím, vôi… chúng sẽ ảnh
hưởng sức khỏe người nuôi nhưng chúng chỉ ảnh hưởng dưới dạng tìm ẩn, không
bộc lộ tức thời. Đây cũng là mối nguy hiểm nhất cho người nuôi vì họ cứ nghĩ hóa
chất trong nuôi tôm là vô hại nên họ càng không trang bị dụng cụ bảo hộ khi tiếp
xúc với hóa chất và họ chưa biết cách sử dụng đúng cho từng loại hóa chất. Như
vậy, sau khi tiếp xúc với hóa chất thì chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người và tích
luỹ ở đó. Một thời gian dài sau chúng sẽ gây nên một số bệnh mãn tính khó chữa.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-4 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng gia tăng chất hữu cơ tác động đến cấu trúc và
tính đa dạng sinh học của vật nuôi; tồn lưu trong môi trường; tác động đến hệ vi
sinh vật trong môi trường và tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc…
2. Sử dụng chế phẩm sinh học
Ngày nay chế phẩm sinh học là một công cụ quản lý đã có được nền tảng
vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi tôm trên thế giới. Chế phẩm sinh học đã
được chấp thuận rộng rãi để khống chế các nguồn dịch bệnh trong nuôi tôm, tăng
sức đề kháng và chống lại bệnh dịch. Ngoài ra, còn giúp hạn chế việc sự dụng
kháng sinh hay hóa chất mà vẫn còn được cho phép tại một vài khu vực. Ngược
lại với các kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức an toàn và
bền vững đối với người nuôi và người tiêu dùng.
Chế phẩm sinh học lần đầu tiên được Giáo sư Fuller R. (1989) định nghĩa
như sau: thành phần thức ăn có cấu tạo từ những vi khuẩn sống và có tác động
hữu ích lên vật chủ qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của
nó. Định nghĩa này có thể mở rộng thêm như sau: Sự nuôi dưỡng các vi sinh vật
hoàn toàn tự nhiên và có tác động tích cực khi được đưa vào điều kiện ao nuôi.
Từ chế phẩm sinh học (probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm hai từ
pro có nghĩa là dành cho và biosis có nghĩa là sự sống. Thay cho việc tiêu diệt
các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự
gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong ao.
Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh, nhưng không diệt
được tận gốc vấn đề. Ngoài ra, việc điều trị bằng kháng sinh và hóa chất, đặc biệt
khi dùng quá nhiều hóa chất sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có lợi trong nước
ao, chứ không chỉ các vi khuẩn gây bệnh, Các kháng sinh và hoá chất không thể
sử dụng để phục hồi sự suy giảm chất lượng nước và môi trường sinh thái.
Ngược lại, có rất nhiều phương cách khác nhau tham dự vào quá trình sinh
học trong ao nuôi. Nhiều lợi ích cho toàn bộ hệ thống có thể đạt được khi sử
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-5 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
dụng những chế phẩm sinh học có chất lượng tốt. Hiệu quả của một chế phẩm
sinh học được đánh giá theo số lượng vi khuẩn có ích trong 1 gr; khả năng vi
khuẩn sống lại và số lượng vi khuẩn sống lại; và thời gian vi khuẩn tái hoạt động
khi được đưa vào ao nuôi.
Các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có một vai trò cực kỳ quan trọng để
phân hủy các chất hữu cơ và tác động làm giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong
ao. Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh,
tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau cùng tăng sản lượng nuôi.
Qua việc gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, acids amino và glucose được
giải phóng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích. Thành phần vô
cơ của nitrogen như ammonia, nitrite và nitrate sẽ giảm thiểu. Khi chất lượng
nước và hệ số chuyển đổi thức ăn được cải thiện, sức khỏe và hệ miễn dịch của
tôm sẽ tăng lên về tổng thể.
Chế phẩm sinh học làm việc theo những quá trình sau: khống chế sinh học
(những dòng vi khuẩn có ích tác động đối kháng lên dòng vi khuẩn lây bệnh); tạo
ra sự sống (các vi khuẩn sẽ phát triển trong nước) và xử lý sinh học (phân hủy
các chất hữu cơ trong nước bằng các vi khuẩn có ích).
Các khuyến cáo đề xuất sử dụng chế phẩm sinh học phải được thực hiện cả
trong ao nuôi, trong ao chứa và toàn bộ chu kỳ sản xuất con giống. Chế phẩm
sinh học được sử dụng liên tục trong ao nuôi sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về
chất lượng nước và khống chế nguồn bệnh lây lan. Chế phẩm sinh học có tác
dụng tốt trong một hệ thống kín, lượng nước thay đổi không vượt quá 20% đối
với ao nuôi và không vượt quá 40% đối với bể giống (Chế phẩm sinh học rất
thích hợp trong toàn bộ giai đoạn sản xuất giống PL). Cần linh hoạt trong khi sử
dụng chế phẩm sinh học, khi rủi ro lây bệnh cao thì cần tăng liều sử dụng định
kỳ.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-6 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Chế phẩm sinh học có tác dụng ngăn ngừa nguồn gây bệnh hơn là điều trị
bệnh và bao gồm các lợi ích như: tăng sản lượng; tăng trọng lượng con tôm;
giảm các bệnh nguy hại và khả năng mắc bệnh; loại bỏ việc sử dụng kháng sinh;
cải thiện tác động môi trường; cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn; giảm việc thay
nước; phân hủy các chất hữu cơ; loại bỏ ammonia và các hợp chất của nitrogen
và giảm mùi hôi.
Trong quá trình liên tục tăng trưởng kinh tế sự cần thiết bảo vệ môi trường
không chỉ ở từng vùng mà còn trên phạm vi toàn cầu. Hoạt động nuôi tôm cùng
với việc tăng sản lượng và số vụ nuôi trong năm thì phải đảm bảo hạn chế tối
thiểu những tác động lên môi trường sinh thái.
Sử dụng chế phẩm sinh học là việc áp dụng công nghệ sinh học giúp nâng
cao và đảm bảo sản lượng nuôi mà đã được công nhận rộng rãi như phương thức
điều trị tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng các kháng sinh. Các
sản phẩm sinh học hoạt động như một phần trong tổng thể quản lý hoạt động
nuôi tôm bền vững nhằm chống lại nguồn gây bệnh trong qui trình nuôi.
Bảng tóm lược lợi ích của chế phẩm sinh học đối với tính chất nước ao nuôi
tôm:
Tính chất nước
Lợi ích của BZT
Độ mặn
0 40 ppt
pH
6.5 - 9.0
Nhiệt độ
25OC - 35OC
Độ kiềm
> 80 ppm
Độ trong
30 - 40 cm
Màu sắc
Xanh lạt, xanh nâu
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-7 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
DO
> 3.5 ppm
Tổng Ammonia
< 1.0 ppm
Nitrate
< 0.2 ppm
P
> 0.5 ppm
Tổng vi khuẩn và Vibrio spp.
Khống chế
Tổng vi khuẩn phát sáng
Khống chế
Tảo có ích
60 - 90%
3. Kết luận
Chúng ta thấy rằng nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa chất và kháng sinh không
những có hại cho vật nuôi, cho môi trường mà còn gây hại cho con người. Còn
nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao, không gây ô nhiễm
môi trường mà còn bảo vệ hệ sinh thái.
II.
TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SẠCH
Hiện nay, những người nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải
tiến năng suất cao đa số sử dụng chế phẩm sinh học. Hướng tới cần khuyến cáo
người dân sử dụng chế phẩm sinh học trong vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến
theo truyền thống để giảm sử dụng thuốc và hóa chất, tạo ra sản phẩm chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới.
Rất nhiều chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm, đặc
biệt tại khu vực Châu Á. Không như trong hoạt động nuôi súc vật, việc áp dụng
chế phẩm sinh học chỉ quan tâm tới việc gìn giữ cân bằng vi khuẩn đường ruột của
sinh vật. Gìn giữ cân bằng sinh học thích hợp và loại bỏ mọi nguồn truyền bệnh
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-8 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
trong ao nuôi là tác động của chế phẩm sinh học. Xử lý sinh học các chất thải hữu
cơ do sinh vật tạo ra trong ao nuôi và cải thiện chất lượng nước là một ứng dụng
quan trọng. Thực ra, phần lớn các chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng
thủy sản chủ.
PHẦN 2: QUY TRÌNH NUÔI TÔM SẠCH
A.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-9 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
CHUẨN BỊ AO NUÔI
CHUẨN BỊ NƯỚC – XỬ LÝ NƯỚC
TÔM GIỐNG VÀ CÁCH THẢ
THỨC ĂN – KIỂM SOÁT THỨC
ĂN
SỨC KHỎA TÔM
THU HOẠCH
B. THUYẾT MINH QUY TRÌNH
I. CHUẨN BỊ AO NUÔI
1. Nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ ra khỏi ao.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-10 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
•
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Nạo vét các chất bùn hữu cơ do xác tảo và thức ăn thừa tạo nên, dùng men
vi sinh để giúp phân hủy trong trường hợp không nạo vét hết bùn dơ ra khỏi
ao.
•
Trường hợp không có thể nạo vét bùn trong ao ra ngoài được, nên cải thiện
đáy ao với men vi sinh như Power pack hoặc Aqua bac hoặc Super PS.
2. Vệ sinh ao nuôi và các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi.
•
Sau khi vớt tôm chết ra khỏi ao, vệ sinh các dụng cụ sử dụng (rửa sạch ngâm), làm khô bằng UV.
3. Diệt khuẩn
đối với bệnh thân đỏ đốm trắng:
•
Phơi ao
•
Formaline 70ppm.
•
KMnO4 10ppm trong 24 giờ sau khi diệt các vật chủ trung gian 2-3 ngày
đối với bệnh phát sáng:
•
Chlorine 30ppm
•
Cleaner-80 1-2ppm
•
KMnO4 2-3ppm
đối với bệnh phân trắng:
•
Chlorine 30ppm
•
Cleaner-80 1-2ppm
•
KMnO4 2-3ppm
4. Rào lưới ngăn cua
Làm tấm Nilông (polyethylene hoặc PE) hoặc dùng lưới 3 lớp ngăn cua
khoảng 30-50cm. Hạn chế cua vào ao: Cá tươi 01kg trộn với Fos 500 EC
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-11 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
200cc. Nhét vào hang cua ở khu vực đáy ao, quanh ao cả bên trong và bên
ngoài ao, dùng đất sét bịt miệng hang
. 5. Dùng vôi để đạt pH 5-7
•
D-100: Dolomite (CaMg (CO3)2): 500-1.500kg/hecta
•
Super - Ca: Vôi CaCO3: 500-1,500kg/hecta
•
Vôi Ca (OH)2: 400-1.200kg/hecta
•
Vôi CaO: 300-1.000kg/hecta
6. Tôm giống
•
Không nhiễm SEMBV (dùng máy PCR kiểm tra)
•
Không nhiễm vi khuẩn phát sáng
•
Không bị nhiễm gregarine
II. CHUẨN BỊ VÀ XỬ LÝ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI TÔM
Chuẩn bị
1. Ao:
•
Ao chứa (Reservior)
•
Ao nuôi (Grow-out pond)
•
Ao xử lý (Treatment pond)
2. Máy bơm (Pump) - Quạt (Aeration)
•
Sử dụng quạt để oxy hoà tan trong ao nuôi không nên thấp hơn 5ppm trong
suốt quá trình nuôi sẽ làm cho tôm không bị căng thẳng.
•
Do đó: Với mật độ thả 1-7 con/m2 nên dùng hoặc không dùng máy quạt
nước tuỳ vào việc xử lý ao. Với mật độ thả từ 8 con trở lên trên1 m2 phải
sử dụng máy quạt nước, như sau:
•
Tôm giống 3000-3500 con: dùng một cánh quạt nước, hoặc:
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-12 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
•
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Trọng lượng tôm 100kg: dùng một cánh quạt nước
3. Túi lọc nước (Screen net)
•
Dùng túi lọc để ngăn các vật chủ trung gian như cá, cua, các loại tôm khác.
Dùng túi lọc bằng cotton 2 lớp, dài khoảng 8-10m. Làm một túi lọc dài và
gắn với máy bom để trong suốt quá trình nuôi có thể lọc bớt tảo ra khỏi ao.
4. Diệt vật chủ trung gian (Carrier Eliminate)
•
Chlorine 30ppm.
•
FOS 500 EC 2 lít/ 1600m2 (12.5 lít/hecta), Độ sâu của nước 1.2-1.5m.
5. Diệt khuẩn (Water septic):
•
đối với SEMBV: KMnO4 10ppm (Sau khi diệt vật chủ trung gian 2-3
ngày)
•
đối với bệnh phát sáng: Chlorine 30ppm; KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm
•
đối với bệnh phân trắng: Chlorine 30ppm; KMnO4 2-3ppm; B.K.C 1-2ppm
6. Gây màu nước (thức ăn thiên nhiên: tảo động và thực vật):
•
Dùng phân 3-5ppm: Urea 3-5kg/hecta hoặc/và NPK 16-20 3kg/hecta (tỷ lệ
1:1), chia thành nhiều lần dùng trong 3-4 ngày.
•
Dùng cám gạo 10-12kg/hecta + bột cá 1-15kg/hecta ngâm nước 24 giờ và
đem đều tạt khắp ao.
Xử lý nước trong quá trình nuôi
Các điều kiện của nước trong ao nuôi:
1. pH: Các mức qui định phù hợp:
•
7.5-8.5 đối với tôm
•
8.0-8.2 đối với tảo thực vật (màu nước)
•
Biến động trong ngày không quá 0.3
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-13 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
•
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
pH buổi sáng 7.5-7.8 và chiều chênh lệch không quá 0.3, nước trong, dùng
D-100: 30-50kg/ 1.600m2 (180-300kg/ha) vào buổi chiều trong vòng 2-3
ngày liên tiếp.
•
pH buổi sáng 7.5-7.8 và buổi chiều chênh lệch nhau 0.5, màu nước bình
thường, dùng Super-Ca 180-300kg/ha vào mỗi buổi chiều cho đến khi pH
trong ngày không biến động nhiều và cao hơn chút ít.
•
Nếu pH cao hơn 8.3 trở lên, giảm pH bằng cách thay bớt nước nhằm giảm
bớt chất dơ trong ao và tảo và sử dụng đường cát 10-12kg/ha.
2. Độ mặn (Salinity)
•
Mức qui định phù hợp: 10-30ppt
•
Biến động trong ngày không quá 5ppt. Đối với tôm và thực vật nổi
(Diatom)
•
Nếu độ mặn thấp hơn 5ppt nên cho vitamin, khoáng chất như Mutagen
hoặc Beta-min hoặc C-mix nhất là khi tôm trong giai đoạn tuổi 45 ngày trở
lên.
•
Độ mặn 15-25ppt. Tôm tăng trưởng tốt, ngăn ngừa sự phát triển của tảo
thực vật đặc biệt nhóm Dinoflagellate bằng cách sử dụng Cleaner-80.
•
Độ mặn cao hơn 35ppt, tôm sẽ ăn giảm và có thể là ngưng ăn hoặc chậm
lớn, màu nước đậm khó điều chỉnh, trước khi thả tôm nên ngâm với
Macroguard tối thiểu 30 phút thì sẽ chịu đựng để thích nghi tốt trong môi
trường có độ mặn khác nhau.
3. Nhiệt độ (Temperature)
•
Mức qui định phù hợp: 280C-330C đối với tôm và tảo thực vật thuộc nhóm
rong màu xanh, nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, không nên quá 20C300C có thể làm cho tôm chết, nhiệt độ trong ngày nếu biến động nhiều quá
sẽ làm cho tôm giảm ăn.
•
Đối với tảo:
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-14 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
o
Nếu nhiệt độ 150C-250C, tảo thuộc nhóm Diatom sẽ tăng trưởng tốt.
o
Nếu nhiệt độ 230C-350C, nhóm rong màu xanh sẽ tăng trưởng tốt.
o
Nếu nhiệt độ >350C, nhóm rong màu xanh pha xanh nước biển sẽ
tăng trưởng tốt hơn so với các nhóm khác.
•
Đối với tôm:
o
Nếu nhiệt độ thấp hơn 250C tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ
lớn chậm hoặc không lớn.
4. Độ trong (Transparency) (Độ đục - Turbidity)
•
•
Mức qui định phù hợp:
o
30-45 cm.
o
< 80mg/lít tuỳ vào độ đục trong và lượng tảo trong ao
<20cm nước rất đục, có thể là do mật độ tảo thực vật trong ao quá dày (màu
nước đậm đặc) hoặc là do xác của tảo. Nên thay nước và dùng super-Ca /
D-100 150-300kg/ha để lắng bớt bùn và tảo, nhất là vào mùa mưa; sử dụng
men vi sinh Power pack hoặc Aqua bac để phòng ngừa vấn đề này hoặc
Cleaner-80 sẽ làm cho nước trong hơn. Tạt ở khu vực cuối gió để giảm bớt
mật độ tảo va thay bớt nước ra ngoài.
•
20-30cm màu nước bắt đầu đậm đặc nên cẩn thận đừng để pH vào buổi
sáng cao hơn 8.0, thay bớt nước trong ao ngưng mở máy quạt nước vào
buổi chiều > 60cm nước trong, nếu tôm ở giai đoạn tuổi không quá 50 ngày
nên dùng phân gà 30-50kg/1,600m2, bỏ vào bao và treo trong ao hoặc phân
vô cơ như Urea, Super phốtpho 1-2kg/1,600m2 cứ mỗi 2-4 tuần cho đến
khi màu nước bắt đầu phù hợp. Sau đó dùng D-100 vãi theo hướng cánh
quạt nước, nếu khó gây màu nước trong ao có thể dùng Power pack đã cấy
trước 24 giờ 2.5 lít với 1kg thức ăn, thêm 5 lít nước sạch để cấy thêm 24
giờ nữa rồi đem dùng cho 3000-5000m2 sẽ thúc cho màu nước lên nhanh
và dùng D-100 đánh xuống nước như bình thường.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-15 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
5. Oxy hoà tan (D.O.)
•
Mức qui định phù hợp:
o
5-6ppm. Vào buổi sáng sẽ phù hợp với tôm, dùng men vi sinh
(không thấp hơn 4ppm). Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ
mặn giảm.
•
Oxy hoà tan (D.O.) thấp hơn 4ppm. Phải sục khí nhiều hơn và thay nước,
nếu không tốt hơn phải điều chỉnh thức ăn, quản lý màu nước cho đều đặn,
tránh dùng thức ăn tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc chất kháng
thể.
•
Oxy hoà tan buổi sáng quá thấp và buổi chiều quá cao tảo sẽ phát triển tràn
lan; ngưng dùng phân, kiểm soát thức ăn, dùng Super-Ca 1020kg/1,600m2, xục khí vào ban đâm, quản lý màu nước cho đều đặn.
•
Oxy hoà tan quá thấp, tôm nổi đầu, nên dùng thêm máy cung cấp oxy và bổ
sung vitamin khoáng chất như Mutagen, C-mix hoặc chất kháng thể như
Betamin.
6. Độ kiềm (Alkalinity)
•
•
Mức qui định phù hợp
o
Tôm mới thả: 80-100ppm (không nên thấp hơn 50ppm)
o
45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
o
90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.
Nếu độ kiềm thấp nên dùng D-100 30-50kg/1,600m2 mỗi 2-3 ngày cho đến
khi đạt đến mức cần thiết hoặc cũng có thể dùng Super-Ca
7. Amonia (NH3) Hydrogensulfide (H2S) và việc quản lý đáy ao.
•
Mức qui định phù hợp
o
< 0.1 ppm
o
<0.003ppm
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-16 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
•
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Sử dụng thức ăn cho phù hợp, không dùng thức ăn tươi trong quá trình
nuôi, quản lý tảo và độ pH theo các phương pháp đã giới thiệu ở trên.
•
Sử dụng Power pack và Aqua bac trong ao một cách thường xuyên để giảm
lượng NH3 hoặc mùn bã hữu cơ trong ao.
Điều chỉnh mức oxy hoà tan sao cho không thấp hơn 5ppm để vi khuẩn có thể làm
việc tốt bằng cách thêm các máy cung cấp oxy
III. TÔM GIỐNG VÀ THẢ TÔM GIỐNG
1. Trại giống
•
Vệ sinh tốt
•
Quản lý môi trường nước tốt
•
Tôm bố mẹ chất lượng tốt
•
Sản xuất tôm giống tốt và không nhiễm SEMBV
2. Tôm giống (PL15 - 25)
•
Khỏe và không nhiễm SEMBV - kiểm tra bằng máy PCR
•
Xét nghiệm để cho ra tôm giống tốt và khoẻ bằng phương pháp
Wanuchsoontron
•
Tham khảo: Tài liệu đào tạo công nhân kỹ thuật sản xuất giống tôm sú (P.
Monodon) - (Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản - Đại học Thuỷ
Sản)
a. Kiểm tra bằng cách quan sát
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-17 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
•
Đặc điểm bên ngoài và hoạt động của tôm giống
•
Độ dài cơ thể của tôm giống 11-12mm
•
Cỡ tôm giống tương đương với nhau
•
Không dị hình
b. Kiểm tra bằng kính hiển vi
•
Vi khuẩn phát sáng
•
Cơ thịt đục
•
Kí sinh vật bên trong và ngoài
•
MBV (Monodon baculo virus)
•
GMR (Gut-Muscle) >= 1:4: bằng cách so sánh bề dày của đường ruột so
với thân, khoảng ở giữa của đốt cuối cùng.
c. Kiểm tra sự căng thẳng:
•
Formaline test 100-150ppm. 2giờ
•
hoặc giảm độ mặn đột ngột 15ppt.
Loại A 90-100% còn sống Loại B 80-89% còn sống Loại C <79% còn sống
3. Vận chuyển và thả tôm
Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian
vận chuyển tôm giống đến chỗ mới:
•
Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương
giữa 2 môi trường nuôi.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-18 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
•
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 230C (từ 270C280C giảm xuống 250C-260C và sau đó giảm xuống còn 230C-240C mỗi
lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút.)
•
Đựng tôm giống PL15 khoảng 4,000 con/lít nước và cho dầu sục khí vào
bao (Macrogard 40cc./400litters)
•
Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt.
•
Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 đến 24 giờ.
•
Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1m x 1m x1m để kiểm tra mật độ và
tỷ lệ sống.
•
Làm cho tôm giống thích nghi với môi trường mới trong vòng 1-3 giờ
(Macrogard 80cc./400 litter) : Tôm giống mới vận chuyển về nên thả túi
xuống ao chừng 15-30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm và nhiệt độ
nước trong ao cân bằng. Sau đó nên đổ các túi tôm vào thau, tránh để tôm
dính lại trong túi, múc nước ao pha vào thau dần dần, mỗi lần 1 ít. Vừa pha
vừa quan sát tôm đã thích nghi được thì thả vào ao nuôi. Tôm chưa thích
nghi khi thả ra thường bơi nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt. Đứng ở đầu hướng
gió, thả tôm giống ra từ từ, tránh làm đục nước ao. Sau khi thả xong quan
sát khả năng phân tán của tôm trong ao nuôi, nếu tôm tụ lại từng đám thì
dùng tay hoặc thau khua nước nhè nhẹ để phân tán tôm đều trong ao Sau
khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng
tôm có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.
4. Ương và thả tôm ở độ mặn thấp
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-19 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
•
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Cho trại giống ổn định độ mặn của nước sao cho phù hợp với nước ao nuôi
hoặc chênh lệch nhau không quá 5ppt, bằng cách giảm độ mặn khoảng 23ppt mỗi ngày.
•
Nếu trại giống không thể làm được, có thể ngăn một khoảng trong ao nuôi
100m2 (thả 800-1,000 con/m2), sau đó cho lấy nước từ ao chứa có độ mặn
hoặc nước muối rất mặn để làm cho nước trong khu được ngăn lại ở khoảng
10-15ppt. Cho tôm giống vào nuôi khoảng 7-10 ngày, đồng thời thêm nước
từ ao nuôi vào dần dần cho phù hợp, cuối cùng lấy vách ngăn ra ngoài.
•
Trong khu vực được ngăn ra, nên sử dụng hệ thống oxy đáy ao để cung cấp
oxy.
5. Mật độ thả tôm
Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm
canh (10 - 20 con/ m2 ), thâm canh (trên 25 con/ m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào
kích cỡ tôm thả nuôi, mùa vụ sản xuất.
6. Thời điểm thả tôm:
Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5-7 giờ sáng hoặc 4 - 6
giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.
IV. THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
1. Thức ăn của tôm
Sản lượng tôm trong ao nuôi là kết quả tổng hợp từ việc sử dụng thức ăn thiên
nhiên, thức ăn thiên nhiên làm từ phân và thức ăn công nghiệp (artificial feed), có
thể biểu hiện như sau: Sản lượng tôm
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-20 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
trong ao = (Thức ăn thiên nhiên + thức ăn thiên nhiên làm từ phân) + thức ăn công
nghiệp
a. Do đó có thể thấy rằng, trong ao nuôi cần phải tạo nguồn thức ăn thiên nhiên
cho tôm khi đang còn ở giai đoạn đầu. Việc tạo nguồn thức ăn thiên nhiên
(màu nước) trong ao nuôi trước khi thả tôm là cần thiết và quan trọng đối với
tôm khi đang còn nhỏ và việc sử dụng thức ăn công nghiệp (artificial fedd)
thêm sẽ giúp tôm có đầy đủ chất dinh dưỡng, làm cho tôm tăng trưởng tốt và tỷ
lệ sống cao. Khi so sánh với dạng nuôi quảng canh (Extensive) mà không dùng
thức ăn, tôm sẽ có tỷ lệ sống thấp và tăng trưởng không đều. Việc sử dụng thức
ăn công nghiệp (thức ăn viên) phải xem xét đến giá trị dinh dưỡng, hiệu quả
của việc hấp thụ và khả năng sử dụng tốt để từ đó duy trì cuộc sống, ổn định về
sau hoặc giúp tôm tăng trưởng và để duy trì giống. Do đó, thức ăn tôm tốt cần
phải xem xét đến các thành phần chính như sau:
b. Giá trị dinh dưỡng (Nutrition): phải đảm bảo đầy đủ và phù hợp các chất như
đạm (Protein), chất béo, Hydrat cacbon (Carbohydrate), Vitamin và khoáng
chất; Có thể xem xét dựa trên tốc độ tăng trưởng hàng ngày (ADG), tỷ lệ
chuyển đổi thức ăn thành thịt trong từng giai đoạn tuổi và suốt vụ nuôi (FCR
period and FCR pond) và khả năng kháng bệnh của tôm.
c. Quy trình sản xuất thức ăn tôm (shrimp feed processing) phải tạo ra sản phẩm
đạt hiệu quả cao nhất để không ảnh hưởng đến môi trường nuôi về sau, do đó
tức ăn tôm được sản xuất ra cần phải:
d. Dây chuyển sản xuất phải có khả năng tạo ra nhiều kích cỡ thức ăn: thức ăn
dạng viên nhỏ (Crumble) và lớn (Pellet) để phù hợp với các cở tôm, để tôm dễ
bắt mồi và hấp thụ tốt (CP 4001-s, 4001, 4002, 4003, 4004-s và 4005)
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-21 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
e. Nhà máy có quy định trong quá trình sản xuất, có nghiên cứu, phát triển sản
xuất và sản phẩm tốt hơn, giá cả phù hợp và sản phẩm từ nhà máy phải qua
kiểm nghiệm trước khi đến người tiêu dùng.
f. Nguyên liệu để sản xuất thức ăn tôm phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng, không
có độc, và phải được nghiền nhuyễn để tôm có thể tiêu hoá nhanh và hấp thụ
tốt.
g. Giữ mùi thơm để hấp dẫn tôm ăn theo thời gian quy định (2 giờ).
h. Khả năng bền trong nước tốt để thức ăn không bị hư, vitamin và khoáng cất
không bị thất thoát ra bên ngoài và không làm cho đáy ao bị dơ, tuy nhiên thức
ăn mà có khả năng bền lâu trong nước sẽ làm cho tôm khó bắt mồi vì tôm
không thể đánh mùi được.
2. Kiểm soát thức ăn
Tôm hấp thụ các loại thức ăn tốt sẽ tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt độn
sống mà có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng và làm cho tỷ lệ sống cao. Như
vậy, cần phải kiểm soát kỹ thức ăn và việc cho ăn để hiệu quả cao, không làm mất
cân bằng hệ sinh thái. Kiểm soát thức ăn có nghĩa là:
a. Thức ăn phải được tính theo phần trăm so với trọng lượng tôm vì nhu cầu thức
sẽ tăng lên khi trọng lượng tôm tăng lên; phải cân tôm đều đặn 7 ngày/lần, tính
đến thức ăn cần sử dụng, tỷ lệ sống bằng phương pháp dùng nhá kiểm tra khi
mới bắt u thả tôm và dùng chài khi tôm đã lớn; cân tôm khi tôm bắt đầu ở giai
đoạn 25-30 ngày tuổi.
b. Thức ăn phải được rãi đều khắp các vị trí trong ao bằng cách vãi quanh ao hoặc
dùng thuyền để tôm dễ bắt mồi.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-22 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
c. Việc kiểm tra nhá (checking tray): kiểm tra mỗi bửa, ở nhiều vị trí, dùng nhá
theo cỡ quy định 80cm x 80cm, dùng ít nhất 4 nhá trong một ao (Số lượg nhá =
diện tích ao/1,600m2) để có thể kiểm soát được tôm ăn như thế nào trong mỗi
bửa, và điều cỉnh cho phù hợp với nhu cầu của tôm phải làm như vậy vì rằng
việc ăn mồi của tôm tuỳ thuộc vào các yếu tố môi trường ví dụ như chất lượng
nước...; Bắt đầu dùng nhá khi thả tôm được 2-3 ngày để theo dõi sự phát triển
và tỷ lệ sống của tôm.
3. Dạng nuôi ảnh hưởng đến việc bắt mồi của tôm
Các dạng nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh sẽ có sự khác biệt về nhu
cầu thức ăn và cách quản lý thức ăn.
Sức khỏe của tôm
Qui định phù hợp :
•
Tôm sạch toàn thân và các bộ phận khác, thức ăn đầy ruột.
•
Gan bình thường không bị teo, hoặc cứng thành cục.
•
Mang sạch
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-23 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
Theo dõi sức khoẻ tô thường xuyên để kiểm tra thức ăn hoặc cân tôm. Theo dõi số
lượng vi khuẩn vibrio trong nước và gan tôm (trong nước không nên quá 102 tế
bào/cc. Và trong gan phải không gặp vibrio loại Grem Nagative) Nếu tôm nhiễm
vibrio hoặc vi khuẩn, có thể dùng thuốc kháng sinh sau khi đã kiểm tra xong như:
•
Nhóm Quinolone (Quinolone group): Prawnox, N-300 (đã bị cấm sử dụng)
•
Nhóm Sulfa (Sulfa group): Daitrim, Gerercin.
Nếu tôm bị đóng rong hoặc bị zoothanium bám, dùng Cleaner-80, O-lan. Trường
hợp tôm ở trạng thái căng thẳng hoặc môi trường thay đổi có thể dùng chất bổ
sung để tạo kháng thể như Betamine, Zymetine hoặc chất bổ sung Vitamin,
khoáng chất như C-mix, Mutagen trộn vào thức ăn tôm sẽ có hiệu quả đối với việc
gìn giữ môi trường và đối với bệnh của tôm.
V. THU HOẠCH
Tùy theo thị trường, và môi trường ao nuôi, tình hình sức khoẻ của tôm... mà
quyết định thu hoạch. Trọng lượng tôm lí tưởng khi thu hoạch là >= 25g/con.
Thu tôm bằng phương pháp xả cống hoặc kéo cào (xung điện): Tháo toàn bộ nước
trong ao qua cống thoát nước và dùng lưới đãy đặt sát đáy miệng cống để thu tôm
hoặc có thể tháo gần cạn nước trong ao, giữ lại nước ở độ sâu 0,5 – 0,7 cm, sử
dụng xệp điện thoại lưới xung điện để thu hoạch tôm.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-24 -
GVHD: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Môn: Kỹ Thuật Nuôi Giáp Xác
PHẦN 3: HIỆU QUẢ CỦA VIỆC NUÔI TÔM SẠCH
Ưu điểm của mô hình này là hiệu quả, ổn định và phát triển khá bền vững nhờ sử
dụng men vi sinh VINA SHRIMP vừa khôi phục lại hệ sinh vật phù du, hệ tảo là
những thức ăn tự nhiên cho tôm, vừa phân hủy được thức ăn dư thừa, chất hữu cơ
trong nước và dưới đáy ao đầm, vuông nuôi, phân giải những chất độc hại, tạo
nguồn nước trong sạch, ngăn chặn sự phát triển lây lan của các loại vi khuẩn, vius
gây bệnh cho tôm. Men vi sinh này còn kích thích tôm mau lớn, lột vỏ đồng loạt,
thích nghi với nhiều môi trường sinh thái, ổn định độ pH, độ kiềm và độ mặn.
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao bằng công nghệ
sinh học là ổn định môi trường nuôi bền vững, hạn chế rủi ro, ít vốn đầu tư, giá
thành sản xuất thấp, tạo ra nguồn tôm nguyên liệu sạch phục vụ chế biến xuất
khẩu, hiệu quả kinh tế cao, đồng thời khôi phục và phát triển được diện tích rừng
trên đất nuôi tôm.
ĐỀ TÀI: NUÔI TÔM SẠCH BẰNG QUY TRÌNH SINH HỌC.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ
-25 -