Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tổng quan về truyền thông và truyền thông đại chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.62 KB, 3 trang )

Vấn đề 1: Khái quát về Truyền thông Đại chúng
1: Định nghĩa truyền thông

1.1 Khái niệm truyền thông:
là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa
hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều
chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng
và xã hội
1.2 Các yếu tố của quá trình truyền thông
- chủ thể: là yếu tố tiềm năng và khởi xướng việc thực hiện truyền thông. Đó có thể là 1 cá nhân
nói, viết vẽ hay làm động tác hoặc có thể là 1 nhóm người, một tổ chức truyền thông như đài
phát thanh truyền hình, tờ báo hay rạp chiếu phim…
- thôngđiệp: là nội dung thông tin được chia sẻ, trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
Thông điệp có thể là tín hiệu ,lời nói, mã số, cử chỉ, thái độ, chữ viết…bất cứ tín hiệu nào mà
con người có thể hiểu được và trình bày một cách có ý nghĩa.
- kênh:là con đường, cách thức truyền tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
-người nhận: là khối mà các kênh truyền thông muốn tiếp cận
-Hiệu quả: là những vận động xã hội được hình thành dưới tác động của truyền thông
-nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trong quá trình truyền thông
- phản hồi:
-mã hóa:là tìm tòi một hệ thống tín hiệu hoặc ngôn ngữ nào đó để diễn đạt nội dung thông điệp
-giải mã: là quá trình từng cá nhân bằng con đường riêng là rõ rang thông điệp được chuyển
đến
1.3 Các mô hình truyền thông:mô hình truyền thông một chiều,mô hình truyền thông hai chiều.
Mô hình truyền thông của Lass well: chủ thể, thông điệp, kênh, người nhận
Mô hình truyền thông của Shannon: chủ thể, thông điệp, kênh, người nhận, nhiễu và phản hồi.
1.4 Quá trình truyền thông:
(1). Người gửi xây dựng thông điệp, mã hóa thông điệp thành lời, cử chỉ, ngữ điệu, hay những
biểu tượng, ký hiệu khác.
(2). Thông điệp được mã hóa sẽ chuyển đến người nhận có chủ ý trước thông qua một hay nhiều
kênh truyền thông.


(3). Người nhận thông điệp sẽ giải mã thông điệp
(4). Để hoàn chỉnh hệ thống truyền tin, cần phải có phản hồi. Phản hồi là một cách kiểm tra sự
thành công của quá trình chuyển đổi thông điệp.


1.5 Hình thức truyền thông
- truyền thông liên cá nhân: là truyền đạt thông tin giữa người này với người khác
- truyền thông tập thể: truyền đạt thông tin trong một nhóm xã hội( cơ quan, tập thể….)
- truyền thông đại chúng: quá trình truyền đạt thông tin rộng rãi đến mọị người trong xã hội
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2: Định nghĩa truyền thông đại chúng
2.1 Khái niệm truyền thông đại chúng; được hiểu chung là một quá trình có định hướng nhằm
truyền đạt thông tin đại chúng tới những đối tượng mục tiêu đại chúng bằng các phương tiện
truyền thông đại chúng để phục vụ mục đích đã được đề ra.
2.2 Đặc điểm của truyền thông đại chúng
1- Đối tượng tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã hội
2- Vấn đề truyền thông liên quan đến nhiều người
3- Tính gián tiếp: không tiếp xúc trong quá trình phổ cập và phát tán thông tin mà sử dụng kỹ
thuật làm lực lượng trung gian.
4- Có tính chất dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo .
5- Có mục đích rõ ràng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.
6- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân
7- Tính phong phú đa dạng
2.3 Các phương tiện truyền thông đại chúng:
báo chí-các ấn phẩm, phát thanh, truyền hình, internet, quan hệ công chúng
2.4 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng:
truyền thông đại chúng xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng từ đó tác động
đến ý thức của quần chúng vào các vấn đề mà quần chúng quan tâm.Thay đổi về ý thức thì tất
yếu sẽ dẫn đến thay đổi về hành vi.Từ đó điều chỉnh hành vi của cá nhân trong xã hội
2.5 Các chức năng xã hội của truyền thông đại chúng

-chức năng thông tin giao tiếp
- chức năng tham gia công tác tư tưởng
-chức năng tham gia giám sát-quản lí xã hội
- chức năng văn hóa- giáo dục- giải trí
- chức năng kinh tế- dịch vụ
3 Mối liên hệ giữa truyền thông & thông tin đối ngoại:


Với phạm vi tác động rộng lớn, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của truyền thông đại chúng
trong công tác thông tin đối ngoại ngày càng quan trọng. Truyền thông đã trở thành cầu nối
giữa các nhà chính trị ngoại giao và công chúng, góp phần đưa những hình ảnh, nội dung,thông
điệp tới đông đảo người dân ở mọi tầng lớp và mọi vùng miền.Truyền thông đóng vai trò quan
trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên
trường quốc tế, làm cho thế giới hiểu rõ và hiểu đúng về Việt Nam, qua đó tranh thủ sự ủng hộ
của bạn bè quốc tế phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



×