Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thị trấn Yên Mỹ với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ – huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.71 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Vậy là đã đến kỳ cuối của khóa học cũng là thời gian chúng em viết chuyên
đề tốt nghiệp. Là một học viên Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam,trong suốt
thời học tập tại Học viện, em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám
đốc, các thầy cô giáo bộ môn, cô giáo chủ nhiệm Hoàng Thị Ngân và các thầy,
các cô đã truyền thụ cho em rất nhiều kiến thức và lý luận cơ bản về nghiệp vụ
Đoàn, Hội, Đội, phương pháp luạn Công tác thiếu nhi.
Những kiến thức đó đã giúp em rất nhiều trong quá trình vận dụng thực tập
và viết chuyên đề tốt nghiệp tại địa phương. Bằng tình cảm và lòng biết ơn sâu
sắc, em xin chân thành cản ơn Ban giám đốc và tất cả các thầy cô giáo trong
toàn Học viện, phòng quản lý đào tạo – tổ chức các khoa phòng, cô giáo chủ
nhiệm và đặc biệt là cô giáo Phạm Thị Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu viết chuyên đề tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Đảng uỷ, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo công tác phòng chống
ma tuý của thị trấn Yên Mỹ, các cơ quan ban ngành đoàn thể và Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh thị trấn Yên Mỹ đã quan tam và tạo điều kiện giúp đỡ,
cung cấp tài liệu để em được tìm hiểu thực tế và vận dụng viết chuyên đề tốt
nghiệp tại xã Đoàn.
Trong quá trình nghiên cứu thực tế và viết chuyên đề tốt nghiệp, mặc dù rất
cố gắng nhưng không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Vì vậy em kính mong
nhận đước sự góp ý đồng tình của các thầy, cô giáo để chuyên đề tốt nghiệp
hoàn chỉnh hơn, có tính lý luận và thực tiễn hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Lưu Đỗ Phương Anh

1


MỤC LỤC

2




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 30/4/1975 đã đánh dấu mốc lịch sủ quan trọng, vừa hào hùng vừa bi
tráng của dân tộc Việt Nam ta – giải phóng miền nam thống nhất đất nước, bắc
nam thu về một mối. Đất nước ta hoàn toàn độc lập. Để có chiến thắng vẻ vang
đó cha ông ta đã phải đánh đổi bằng xương máu và cả tính mạng của mình để
giành lại dược đất nước, tự do cho dân tộc. “ 3 lần tiễn con đi 2 lần khóc thầm
lặng lẽ, các con không về mình mẹ lặng im”, biết bao người đã hy sinh, bao
người mẹ phải xa con, người vợ phải xa chồng, người con đã không biết đến
tình cảm của người cha, bao đau thương mất mát cứ dồn dập đè nặng lên con
người Việt Nam. Nhưng thay vào sự hy sinh của cha ông chúng ta là những
thắng lợi đem lại niềm vinh quang cho tổ quốc,độc lập của dân tộc. Sau hơn 30
năm dành độc lập dân tộc, trải qua những thăng trầm đất nước ta ngày nay đang
chuyển mình theo xu hướng hội nhập kinh tế thị trường, sự gia nhập WTO,
những chính sách mở cửa, Việt Nam đã và đang là một đất nước phát triển đầy
tiềm năng.
Với một nguồn nhân lực dồi dao, một thế hệ trẻ hoá là thuận lợi cho đất nước
phát triển ngày một đi lên. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những khó khăn
thách thức mà đất nước ta đang phải đối mặt với nó từng ngày, từng giờ.
Trong muôn vàn khó khăn đó, tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện hút
ma tuý nói riêng đã trở thành một vấn đề nổi cộm, nhức nhối và gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội như
kinh tế, chính trị, văn hoá và nòi giống nước nhà.
Nghiện hút ma tuý là một đề tài nóng bỏngkhông chỉ riêng với quốc gia nào
mà nó mang tính toàn cầu. Theo ước tính trên thế giới có khoảng hơn 300 triệu
3



người sử dụng ma tuý bất hợp pháp, tương đương 50% dân số thế giới, chủ yếu
tập trung ở độ tuổi 15 trở lên.
Hội nghị ASEAN diẽn ra vào ngày 26, 27/11/1998 tại Hà Nội, với lời kêu gọi
tất cả thanh niên ở khu vực ASEAN “Hãy nói không với ma tuý “để biến
ASEAN thành nơi không có ma tuý vào năm 2015. Hưởng ứng lời kêu gọi đó
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến vấn đề nghiện hút ma tuý, các chủ
trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước luôn có những biện pháp cụ
thể rõ ràng trong công tác phòng chống nghiện hút ma tuý.
Nghiện hút ma tuý không chỉ thiệt hại lớn tới nền kinh tế mà còn gây mất trật
tự xã hội, làm huỷ hoại giá trị truyền thống văn hoá, đạo đức dân tộc. Thanh
thiếu niên là lớp người chịu ảnh hưởng nặng nhất của tệ nạn xã hội nói chung và
tệ nạn nghiện hút ma tuý nói riêng. Hàng trămvạn người thậm trí có sức lao
động tốt, tài năng nở rộ nhưng lai vương vào nghiện hút ma tuý trở thành “kẻ ăn
bám”, lại còn “đốt đi” biết bao nhiêu tiền của gia đình, không những vậy khi
thiếu tiền để thoả mãn cơn nghiện của mình họ còn ăn cắp, ăn trộm, đôi khi là
giết người cướp của… họ không chỉ đang làm hại chính họ mà còn cả những
người sống xung quanh nữa.
Tệ nạn xã hội đã có từ lâu, đó là những hiện tượng xã hội phức tạp, có nguồn
gốc từ đời sống xã hội. Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì tệ nạn xã hội là
những hành vi vi phạm đạo đức,trái với chuẩn mực xã hội. Những hành vi lệch
chuẩn gây ra những hậu quả nặng nề về đạo đức, lối sống ảnh hưởng trực tiếp
đến con người và các mặt của đời sống kinh tế – xã hội, gây nguy hại đến sự
phát triển và tiến bộ của xã hội.
Ngày nay tệ nạn ma tuý đang thực sự là một hiểm hoạ tới toàn nhân loại. Tất
cả các quốc gia trên thế giới đều đã thấy được sức công phá ghê gớm của hiểm
hoạ này. “Ma tuý đang là một thảm hoạ của nhân loại, nạn ma tuý đang đầu độc
con người, nạn ma tuý đang nuốt chửng nhân loại”. Đó chính là lời cảnh báo
4



của Liên hợp quốc nhân ngày quốc tế phòng chống ma tuý. Tệ nạn nghiện hút
ma tuý là hiện tượng xã hội, tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù
các cá nhân tham gia vào tệ nạn nghiện hút ma tuý này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng khi mắc phải thì sẽ kéo theo nhiều tổn thất cho
gia đình, cho xã hội mà trước mắt là cho chính bản thân họ.
Những năm gần đây tệ nạn nghiện hút ma tuý đang len lỏi đến mọi ngõ
ngách của đời sống xã hội, làm tha hoá về phẩm chất đạo đức của biết bao
người, trong đó có cả tầng lớp tri thức và những cá nhân có địa vị xã hội. Đặc
biệt là hiện nay ở nước ta còn nổi cộm lên tệ nạn nghiên hút ma tuý trong học
đường nơi vẫn được coi là môi trường tốt nhất, trong sạch nhất để đào tạo những
chủ nhân tương lai của đất nước, những bông hoa của đất Việt.
Thực hiện chỉ thị số 06-CT/TWngày 30/11/2006 của Bộ Chính trị, Chỉ thị sỐ
03-CT/TW ngày 04/09/2007 của ban thường vụ tỉnh uỷ, Chỉ thị số 21-CT/TU
ngày 26/09/2002, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 08/12/2003 và kết luận số 03
về lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng chống kiểm soát ma tuý của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh. Đây không phải là vấn đề mới nghiên cứu tại thị trấn Yên Mỹ –
huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên, vì ma tuý đã xuất hiện xuyên suốt trong một
thời gian dài từ chế độ cũ để lại, hiện nay đang là vấn đề nhức nhối, bức xúc của
thị trấn Yên Mỹ nói riêng và toàn tỉnh Hưng Yên nói chung. Địa bàn thị trấn
Yên Mỹ là nơi có rất nhiều xe hàng chở hàng từ các biên giới về do đó ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến tình hình nghiện hút ma tuý tại thị trấn Yên Mỹ dẫn đến
tình trạng số người nghiện hút ma tuý ngày càng nhiều.
Ma tuý là quốc nạn của toàn dân và trách nhiệm phòng chống tệ nạn này
không chỉ của riêng ai mà còn là của toàn xã hội, nhân loại. Công tác phòng
chống và kiểm soát nghiện hút ma tuý đã được các cấp, ngành từ huyện đến các
cơ sổ triển khai mạnh mễ và đạt được những kết quả nhất định, nhiều vụ án ma
tuý đã được điều tra, xử lý nghiêm minh, hoạt động cai nghiện được đẩy mạnh.
5



Đoàn thanh niên đã có nhiều đầu tư về nhân sự và kinh phí cho đấu tranh phòng
chống nghiện hút ma tuý. Dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, song nghiện hút ma
tuý, đặc biệt là trong thanh thiếu niên vẫn chưa giảm mà còn có xu hướng gia
tăng lên, nhiều người sau khi cai nghiện đã nghiện hút trở lại.
Đã có nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học về vấn đề này, tuy nhiên vẫn
chưa giảm nhiệt về vấn đề nóng bỏng này. Vì vậy, với mong muốn góp một phần
nhỏ bé của minh vào việc nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma tuý và tệ
nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ nói
riêng và tỉnh Hưng Yên nói riêng. Tôi xin mạnh dạn lựa chọn chuyên đề “ Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thị trấn Yên Mỹ với công tác phòng
chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn thị trấn
Yên Mỹ – huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên” làm chuyên đề tốt nghiệp chương
trình Trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính và Nghiệp vụ Đoàn – Hội – Đội
tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Tuy đây không phải là vấn đề mới,
trước đó đã có nhiều bài viết, những nghiên cứu nhưng vấn đề này vẫn gây đâu
đầu đối với Đảng và Nhà nước, gây cái chết trắng cho biết bao nhiêu người mà
đặc biêt là thanh thiếu niên. Do vậy, tôi hy vọng chuyên đề này sẽ làm rõ hơn
những vấn đề thực tế thông qua thực trạng và đề ra một số phương hướng , giải
pháp khả thi cho tổ chức Đoàn, các ban ngành liên quan có những hoạt động tích
cực hơn trong công tác phòng chống nghiên hút ma tuý trong thanh thiếu niên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hểu cơ sở lý luận và thực trạng công tác phòng chống tệ nạn nghiện

hút ma tuý trong thanh thiếu niên của Đoàn thanh niên trên địa bàn thị trấn Yên
Mỹ – huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên. Qua đó giúp mỗi thanh thiếu niên có ý
thức phòng tránh và đẩy lùi tệ nạn nghiện hút ma tuý ra khỏi cuộc sống cộng
đồng.

6


-

Tìm ra nguyên nhân, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp khả thi để góp

phần hiệu quả vào công tác phòng chống tệ nạn nghiên hút trong thanh thiếu
niên trên địa ban thị trấn Yên Mỹ.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu thực trạng nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa

bàn thị trấn Yên Mỹ.
-

Đọc và nghiên cứu tài liệu có lien quan đến ma tuý, xử lý các tài liệu để

tìm ra nguyên nhân, thực trạng , phương hướng, giải pháp cho phòng chống tệ
nạ ma tuý trong lứa tuổi thanh thiếu niên của thị trấn.
-

Phân tích những nhiệm vụ cơ bản của Đoàn thanh niên trong công tác

phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên của thị trấn.
-

Đưa ra kiến nghị, giải pháp với tổ chức Đảng, Đoàn nhằm nâng cao vai


trò của Đoàn trong việc tham gia phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tương nghiên cứu
Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên
trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ – huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên.
 Khách thể nghiên cứu
- Cán bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên trên địa bàn thị trấn.
- Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội.
- Công an phòng chống ma tuý.
4. Phạm vi nghiên cứu

7


-

Nội dung: Công tác phòng chống tệ nạn nghiên hút ma tuý của Đoàn

thanh niên trong thanh thiếu niên.
-

Không gian: Địa bàn thị trấn Yên Mỹ – huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên.

-

Thời gian: từ năm 2009 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
-


Tiến hành khảo sát thu thập tài liệu, chủ trương , chính sách của Đảng,

các mô hình liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma
tuý trong thanh thiếu niên.
-

Quan sát thực tiễn

-

Tổng hợp và đánh giá những mặt làm được, những mặt tồn tại.

6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo thì nội dung
của tiểu luận gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng của công tác phòng chống tệ nan ma tuý trong
thanh thiếu niên trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ – huyện Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ
nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên trên địa bàn thị trán Yên Mỹ – huyện
Yên Mỹ – tỉnh Hưng Yên.

PHẦN NỘI DUNG
8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Một số vấn đề về ma tuý
 Khái niệm về ma tuý
- Theo khái niện khoa học : Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên
(morphin…): bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp
(amphetamine ) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm
đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử
dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu.
Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma
túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị
mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất
người đó lệ thuộc.
Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung trong việc sữ dụng
danh xưng này cho các chất thuộc loại này. Việc sử dụng một thuật ngữ mang
màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể
người dùng cao (Heroine, Chrystal Meth..) cho đến những chất gần như không
độc hại (như cần sa, chất được sử dũng rộng rải ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ)
khiến dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử
dụng dược phẩm này.
 Đặc điểm của ma tuý
Làm thay đổi trạng thái tinh thần, tư duy quan và kích thích suy nghĩ là
những đặc điểm lớn nhất của các loại ma tuý.
Tuỳ vào loại ma tuýcũng như số lượng và điều độ sử dụng là các tác nhân có
thể dẫn đến việc nghiện của người sử dụng. Thông thường, số lượng lớn chất ma
tuý tổng hợp (nhântạo )có khả năng gây nghiện cao đồng thời có sức tàn phá cơ
thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự nhiên.
 Phân loại ma tuý
Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma tuý gồm có:
9



-

Ma tuý tự nhiên (thuốc phiện, cần sa…) đây là các chất ma tuý có sẵn

trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần
sa, coca…
Nguồn gốc:
+ Từ nhựa cây thuốc phiện ( cây anh túc, anh từ túc, a phiến … ), có trồng
ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
+ Từ lá, hoa, quả cây cần sa ( cón gọi là bồ đà, cây gai dầu ) được trống ở
một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – CamPuChia và ở Tây Nguyên.
+ Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ.
- Ma tuý bán tổng hợp ( heroin )
- Ma tuý tổng hợp ( ectasy, đá hay là crystal meth, morphine )
Nguồn gốc: Các loại ma tuý tổng hợp từ hoá chất độc hại thuốc nhóm
amphetamin, ketamin, methamphetamine….
Các chất ma tuý tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. Dựa
theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý của người sử dụng.
1.1.2. Tình hình bức xúc của ma tuý ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Thương Binh Xã Hội ( 1996 ), nước ta
ước tính có khoảng 183.000 người nghiện ma túy. (Còn theo báo Tuổi trẻ ngày
04/05/2001 cho biết hiện nay ở Việt nam có 101.036 người nghiện ma túy) trong
đó, 70% ở độ tuổi trẻ, 80% là nghiện nặng, 85,5% đã có tiền án tiền sự. Riêng ở
Hà Nội, số người trẻ nghiện chiếm đến 93%. Trong đó, học sinh - sinh viên là
2.837 em. Những con nghiện ở Việt nam mỗi năm đốt 50 tỉ đồng. Tiền cho
chương trình phòng chống, cai nghiện, quảng bá năm 1996 là 20 tỉ đồng. Từ
năm 1998 - 2000 số tiền chi cho việc phòng chống trong cả nước là 125 tỉ 703
triệu. Số tiền này có thể xây 125 trường trung học cho cả nước (1 tỉ/trường),
hoặc 4 -5 trường đại học (25 - 30 tỉ/trường). Nếu số tiền này chi cho việc xoá đói
giảm nghèo (cả nước 2.800 hộ) thì mỗi hộ được hơn 4,5 tỉ đồng.

Tại thành phố Hà Nội 1995, có 5.000 người nghiện, đến 1998 là 13.000
người.Tại Sài Gòn, tháng 07/1997, số người nghiện mà công an nắm được là
4.500 người; đến tháng 07/1998 là 10.038 người, trong đó 81% ở độ tuổi dưới
30. Nhưng thực tế ước tính, tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20.000 con
nghiện, với 632 khu vực liên quan đến mua bán tổ chức chích hút ma túy.
10


Nhưng điều đáng sợ nhất là vấn đề ma túy hiện trong trường học. Số học
sinh, sinh viên nghiện ma túy ngày càng tăng. Các con nghiện xâm nhập sân
trường, dụ dỗ, mồi chài, lôi kéo, cho thử ... Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi
trẻ đơn sơ, dễ bị lôi cuốn. Các em không thể biết rằng, sa vào ma túy là con
đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy hoại chính mình hiện tại và tương lai; mà các
em bị hủy hoại tức là tương lai của đất nước bị tàn phá. Đây là môt vấn đề gây
bao lo lắng bức xúc cho các nhà giáo dục nói riêng và cả nước ta nói chung.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nước về phòng chống ma tuý
Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta về phòng chống ma tuý
được thể hiện và quy định tại điều 61 hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992: “Nghiêm câm sản xuất, buôn bán, tàng trữ sử dụng trái
phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc
cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”; đồng thờ, trong năm qua, Bộ
Chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị
quyết chỉ đạo công tác phòng chống ma tuý như: Các văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng; chỉ thị 33 ngày 19/4/1993 của Ban bí thư về
“Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống ma tuý”, trong đó nhấn
mạnh “Hiện nay, tệ nạn lạm dụng ma tuý trong nhân dân chưa giảm, đặc biệt
tình trạng hút và tiêm chích heroin trong thanh thiếu niên, hócinh, sinh viên các
trường đại học đang có chiều hướng gia tăng. Đây là dấu hiệu nguy hiểm làm
mất an toàn xã hội, băng hoại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình,
gây ảnh hưởng xấu đến nòi giống và sự tồn vong của dân tộc. Tình hình buôn

bán tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý còn diễn biến phức tạp với nhiều
thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt”. Tại Đại hội toàn quốc khai chương trình hành
động phòng chống ma tuý giai đoạn 1998 – 2000, đồng chí Tổng bí thư Ban
chấp hànhTrung ương Đảng đã nhấn mạnh “Những nỗ lực của các ngành, các
cấp đã có tác dụng hạn chế được tình hình phức tạp của tội phạm ma tuý. Nhưng
vì sao tội phạm ma tuý vẫn có xu hướng tăng, phát triển ra diện rộng lây lan
nhiều đối tượng, tính chất ngày càng nguy hiểm và gây hậu quả lớn? Trước hết
11


là nhận thức chưa làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớ nhân dân thấy được
tính chất phức tạp, nguy hiểmcủa ma tuý, chưacoi tội phạm ma tuý như kẻ thù
của con người, của nhân loại. Trong cuộc đấu tranh phòng chống matuý chưa
kiên quyết, bền bỉ, chưa làm hết trách nhiệm, chưa làm đủ tầm, chưa huy động
được sữ mạnh tổng hợp của toàn dân, của mọi lực lượng vào cuộc đấu tranh,
chính vì vậy mà hiệu quả đạt được còn thấp.
Ngày 29/01/1993, Chính phủ đã ban ngành Nghị quyết số 06/CP về tăng
cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý.
Ngày 05/01/1994, Thủ tướng chính phủ đã ban ngành nghị quyết số
08/TTvề việc: Thành lập ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội.
Ngày 10/01/1994, Chính phủ đã ra nghị quyết số 10/CP thành lập Cục
phòng chống tệ nạ xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
Nghị định 53/CP ngày 28/06/1994 của chính phủ quy định các biệnpháp xử
lý đối với cán bộ, viên chức nhà nước và những người có hành vi lien quan đến
mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say.
Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 quy định về việc xử phạt hành chính
trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống tệ nạn xã hội.
Và gần đây nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý
giai đoạn 2011 – 2015 được Quốc hội khoá XIII thông qua, thể hiện quyết tâm
của Đảng, Nhà nước ta, tiếp tục dành sự tập trung chỉ đạo, sự ưu tiên phân bổ

nguồn lực và huy động sự tham gia của xã hội vào công cuộc phòng, chống ma
tuý 5 năm tới để ngăn chặn và đẩy lùi ma tuý.
1.1.4. Vai trò của Đoàn Thanh niên về phòng chống tệ nạn ma tuý.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt
Nam. Với chức năng giáo dục và bảo vệ lợi ích chính đáng của tuổi trẻ, những
năm qua Đoàn tổ chức nhiều hoạt động tích cực tham gia vào công tác đấu tranh
phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện hút ma tuý nói riêng.
Là tổ chức chính trị – xã hội, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên
Việt Nam. Đoàn tập trung giáo dục định hướng về giá trị, chuẩn mực đạo đức xã
12


hội tiến bộ cho thanh niên giúp thanh niên có đủ nhận thức và khẳnng làm chủ
thái độ, thay đổi hành vi, phòng ngừa và kiểm soát ma tuý. Do đó, biện pháp
giáo dục với phương châm “Lấy phòng ngừa là chính, lấy xây để chống”, xây
dựng lối sống văn minh, lành mạnh, hình thành chuẩn mực xã hội mới đóng vai
trò chủ đạo trong phương thức giáo dục của Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội quân xung kích cách mạng, đội dự bị tin
cậy của Đảng nên Đoàn cần giáo dục và tổ chức cho thanh niên xung kích đi đầu
trong việc phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý, tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng và Chính phủ về phong chốn ma tuý, vận động quần chúng
nhân dân, đặc biệt là thanh niên thực hiện lối sống văn minh lành mạnh, kiên
quyết bài trừ các tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng.
Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.
Vì vậy, Đoàn cần phải tiến hành giáo dục, phòng ngừa các tệ nạn xã hội để điều
chỉnh hành vi,lối sống của thanh niên. Đồng thời đối với những thanh niên đã
mắc các tệ nạn xã hội, Đoàn cần động viên thanh niên giúp đỡ và khuyến khích
họ chữa trị, phục hồi và giúp họ tai hoà nhập với cộng đồng. Điều quan trọng là
Đoàn cần cảm hoá, giáo dục họ từ bỏ thói quen, những hành vi lệch chuẩn, trút
bỏ những định kiến, mặc cảm với những lỗi lầm đã qua để họ tiếp thu những

chuẩn mực tốt đẹp của xã hội, có đủ nghị lực và khả năng thay đổi “hình ảnh về
chính mình”, tự vươn lên hoà nhập cộng đồng.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là hạt nhân chính trị nòng cốt của phong trào
thanh niên, Đoàn cần định hướng cho các hoạt động của Hội liên hiệp thanh
niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam… đoàn kết tập hợp thanh niên tham gia
các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạ nghiện hút ma tuý
trong thanh thiếu niên thông qua các mô hình như: câu lạc bộ phòng chống ma
tuý, đội thanh niên xung kích vì tình hình an ninh chính trị xã hội…
Nhận thực rõ về vấn đề này Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã coi việc phòng
chống ma tuý là việc thiết thực nhất bảo vệ lực lượng thanh niên bằng các
chương trình cụ thể đó là Đoàn đã đưa ra các nghị quyết, kế hoạch đồng thời tổ
13


chức các cuộc vận động phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong thanh thiếu
niên nói riêng và trong toàn thể nhân dân nói chung.
Để phát huy hiệu quả công tác này phù hợp với từng giai đoạn phát triển
hiện nay, Trung ương Đoàn cùng với Bộ công an ra nghị quyết lien tịch số 02
ngày 01/8/1998 về “phòng ngừa ngăn chăn tội phạm về tệ nạn xã hội trong
thanh thiếu niên”. Bên cạnh đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn xây dựng kế
hoạch mở rộng đợt cao điểm vận động phong trào phòng chống ma tuý trong
thanh thiếu niên.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có công văn số 472/CV/ĐTN về việc
hướng dẫn các tỉnh thành đoàn và đoàn trực thuộc tổ chức “tháng hành động
phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên” với nhiều nội dung hoạt đông cụ
thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhân ngày Thế giới phòng
chống ma tuý ngày 26/6/1998.
Trung ương Đoàn đã ký Nghị quyết liên tịch số 01 với Bộ Nội vụ về
“phòng ngừa và ngăn chăn các tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên” và nghị
quyết số 02/KH-LN ngày 15/10/1996 giữa Trung ương Đoàn với Bộ Giáo dục

và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế, Hội Liên Hiệp phụ
nữ Việt Nam về “phối hợp phòng ngừa và đấu tranh chống tệ nạn nghiện hút ma
tuý trong thanh thiếu niên và học sinh sinh viên”


Tóm lại : Từ người già đến người trẻ, từ tri thức đến nông dân, từ các

cấp, ban ngành Trung ương xuống cơ sở đều phải quyết tâm phòng chống ma
tuý, nhất là thanh niên phải là lực lương đi đầu. Vì thanh niên chính là những
bông hoa của đất Việt, là chủ nhân tương lai của đất nước.

1.2.

Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tình hình bức xúc của ma tuý trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ
 Đối với bản thân người nghiện
14


Ma tuý đã cướp đi tính mạng của biết bao nhiêu người, có nhưng người
chưa chết thì cơ thể hoa mòn, gầy yếu toàn thân, tâm lý không ổn định dẫn đến
sức khoẻ giảm sút, chậm chạp thẫn thờ, trễ nải công việc. Có những người khi
lên cơn mất hết nhân tính, không làm chủ được bản thân đã thực hiện hành vi
phạm tội giết người cướp của để thoả mãn cơn nghiện của mình.
Người nghiện ma tuý thường giảm sút về năng lực học tập,thay đổi về nhân
cách, có những thanh niên bỏ học để lao vào nhũng cuộc chơi nguy hiểm như
đốt tay, rạch tay chân, gây sự đánh nhau, đua xe đánh võng trên đường, vì thiếu
tiền những thanh niên này con đi đâm thuê chém mướn, có những người khi len
cơn còn mất nhân tính kéo theo những người vô tội khác vào để họ làm mồi câu

để kiếm thuốc.
Có những kẻ vì thiếu tiền hút đã buôn bán, vận chuyển ma tuý gây hại đến
bao người, chúng sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để thoả mãn cơn nghiện, nhỏ thì
nói dối, lừa gạt, trộm gà, trộm chó…lớn thì trộm cắp tài sản của hàng xóm láng
giềng, buôn bán vận chuyển ma tuý, bắt cóc tống tiền, chấn lột cướp giật dẫn
đến giết người, thạm chí còn có người nhẫn tâm giết chết cha mẹ đẻ của mình.
 Đối với gia đình người nghiện ma tuý
Gia đình người nghiện phải chịu một gánh nặng rất lớn về kinh tế, đồng
thời phải chịu một tổn thất lớn về tinh thần do bị cộng đồng, hàng xóm láng
giềng xung quanh dị nghị, xa lánh. Có những người do bị tổn thương về tinh
thần vì phải chịu sức ép về tâm lý nặng nề dẫn đến mất lòng tin vào người khác,
nhất là thanh niên trong xã hội.
Gia đình có người nghiện ma tuý gánh bất hạnh vì người nghiện không chịu
học hành, làm lụng, không làm ra của cải mà còn phải trả nhiều tiền để mua ma
tuý dẫn đến gia đình ngày càng kháng kiệt. Có những gia đình người nghiện là
con trai độc nhất, sợ con cai nghiện khổ nên cho con tiền mua thuốc, lâu dần vì
số lượng lớn nên bán nhà để cho con hút, chuyện tuỏng như đùa nhưng lại có
thật tại địa bàn thị trấn Yên Mỹ.

15


Đa số các gia đình có người nghiện thường xây ra bất hoà giữa người
nghiện và các thành viên khác trong gia đình, do mâu thuẫn về lối sống, thái độ
cư sử, túng quẫn về tài chính làm cho tình cảm rạn nứt, hạnh phúc tan vỡ.
 Đối với cộng đồng xã hội
Việc điêù trị cho các đối tượng nghiện cũng là một gánh nặng cho xã hội.
Số ,người nghiện tăng thì hàng loạt các vấn đề phức tạp khác cũng gia tăng như:
mất trật tự an ninh xã hội, tội phạm về tệ nạn xã hội khác trở nen nghiêm trọng
hơn. Làm suy vong thể chất của thế hệ sau. Xã hội bị giảm sút về cả nguồn nhân

lực, chất lượng giống nòi, tha hoá về lối sống…
Không chỉ gây đau khổ cho gia đình mà người nghiện còn gây ra lo âu cho
hàng xóm láng giềng như: trật tự xã hội thường xuyên bị đe doạ,ăn cắp, ăn trộm,
chấn lột, cướp của, giết người…những gia đình xung quanh cũng lo sợ con cái
họ dễ bị dụ dỗ.
An ninh trật tự rối loạn, tội phạm xã hội gia tăng, hư hỏng nhiều thế hệ ảnh
hưởng đến sự phát triển của xã hội về mọi mặt: văn hoá, kinh tế, chính trị, xã
hội, quốc phòng, an ninh…
1.2.2. Đảng và Chính phủ chỉ đạo phòng chống về tệ nạn nghiện hút ma tuý
Đảng và Chính phủ chỉ đạo phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý bằng các
văn bản, các chương trình hành động, phân công phối hợp giữa các cấp các
ngành như:
- Chỉ thị Số 52- CT/TW ngày 11/3/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khoá VII về lãnh đạo công tác phòng chống AIDS
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vế việc phê duyệt Chiến lược Quốc
gia phòng, chống HIV/ADIS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
- Chỉ thị số 21- CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, ngầy 26/3/2008 về Tiếp tục tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo công tác
phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới
- Kế hoạch liên tịch số: 2064 /KHLT- BLĐTBXH- BCA – BVHTTDL –
UBTƯMTTQVN – TWĐTNCSHCM, ngày 13/6/2008 giữa Bộ Lao động
16


Thương binh và xã hội- Bộ Công an- Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch – Uỷ ban
Trung ương Măt trận Tổ quốc Việt Nam – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh phát động toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người nghiện
ma tuý cai nghiện và quản lý, hỗ trợ người sau cai tái hoà nhập cộng đồng
- Thủ tướng Chính phủ mở đợt cao điểm phòng chống ma tuý như: “Tháng
hành động phòng, chống ma tuý”, “Ngày Quốc tế phòng chống ma tuý”

và”Ngày toàn dân phòng chống ma tuý”
- Ban hành các điều về luật sử dụng ma tuý như đưa ra các hình phạt cho
người trồng cây thuốc phiện trái phép; sản xuất ma tuý trái phép; tàng trữ, vận
chuyển và mua bán ma tuý trái phép; tổ chức sử dụng ma tuý trái phép; chứa
chấp việc sử dụng ma tuý trái phép;….
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý như: tổ
chức các cơ sở cai nghiện bắt buộc, khuyên khích các gia đình cho con em mình
cai nghiện tại nhà...
1.2.3. Việc thực hiện các văn bản chỉ đạo tại địa bàn thị trấn Yên Mỹ
Việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về phòng, chống tệ nạn
nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ như:
- Về phía chính quyền cơ sở đã phối hợp với các ban ngành khac như: Bộ
Lao động Thương binh và xã hội- Bộ Công an- Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch –
Uỷ ban Trung ương Măt trận Tổ quốc Việt Nam – Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh phát động toàn dân tham gia vận động, giúp đỡ người
nghiện ma tuý cai nghiện và quản lý, hỗ trợ người sau cai tái hoà nhập cộng
đồng. Thực hiện tốt theo đúng luật pháp, xử đúng người đúng tội.
- Về phía Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động các phong trào
như: : “Tháng hành động phòng, chống ma tuý”, “Ngày Quốc tế phòng chống
ma tuý” và”Ngày toàn dân phòng chống ma tuý”.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ
NẠN MA TUÝ TRONG THANH THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
TRẤN YÊN MỸ – HUYỆN YÊN MỸ – TỈNH HƯNG YÊN
17


2.1. Đặc điểm tình hình chung của thị trấn Yên Mỹ – huyện Yên Mỹ – Hưng
Yên
Thị trấn Yên Mỹ nằm ngay trung tâm huyện Yên Mỹ với tổng diện tích là
402 ha, mật độ dân số là 3.216 hộ 14.706 nhân khẩu được chia làm 5 thôn , các

cụm dân cư nằm chủ yếu ở hai bên đường 39A cũ; là địa bàn có vị trí quan trọng
về phát triển kinh tế xã hội của huyện song cùng là địa bàn phức tạp về an ninh
trật tự nói chung và hoạt động của các loại tội phạm tệ nạn xã hội nói riêng. Thị
trấn có đường 39A chạy qua là nơi buôn bán với các tỉnh thành phố trong cả
nước nên bọn tội phạm, tệ nạn xã hội thường lợi dụng để hoạt động, là địa bàn
có đường giao thông thuận lợi nên các doanh nghiệp đã đến đầu tư phát triển sản
xuất. Đến nay trên địa bàn thị trấn đã có gần 30 công ty đăng ký đầu tư phát
triển sản xuất, gần 20 công ty đã đi vào hoạt động, số lao động trong và ngoài
huyện tập trung về làm việc tại các công ty tăng đột biến, có khoảng trên 1000
lao động đến làm việc tại các công ty. Cơ sở hạ tầng ngày một phát triển, các
điểm buôn bán dịch vụ nhà trọ càng tăng, các quán café và karaoke được mở ra
ngày càng nhiều, đời sống văn hoá của cán bộ và nhân dân không ngừng được
cải thiện và những yếu tố phức tạp, nhận thức của một bộ phận người dân trong
quá trình phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn nghiện hút
ma tuý nói riêng. Đây cũng là khe hở để những tệ nạn xã hội như nghiện hút ma
tuý len lỏi vào trong cuộc sống của nhân dân địa phương, nguy hiểm nhất là nó
đã xuất hiện trong học đường, lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi dễ bị dụ dỗ xa
ngã nhất. Bọn tội phạm hiện nay rất tinh vi, chúng che mắt người khác để thực
hiện hành vi trái đạo đức của mình như: chúng thuê quán karaoke để tụ tập hút,
chích; cho thuốc phiện vào trong thuốc lá, đồ ăn, thức uống;….
2.2. Thực trạng tình hình nghiện hút hiện nay trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ
2.2.1. Tình hình nghiện hút ma tuý trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ
Những năm trước đây ở thị trấn Yên Mỹ tình hình nghiện hút ma tuý rất ít,
nhưng hiện nay ma tuý đã trở thành một tệ nạn xã hội nguy hiểm đã và đang lén
lút lan truyền xâm nhập vào từng ngõ ngách, thôn xóm và đến từng người dân.
Đặc biệt là trong thời gian gần đây xuất hiện loại ma tuý tổng hợp đang lan
truyền rất nhanh trong thanh thiếu niên trở ithanh mối lo của toàn xã hội.

18



Theo số liệu thống kê, toàn thị trấn số người nghiện ma tuý là heroin 40
người, ngoài ra còn một số sử dụng ma tuý tổng hợp là ketamin đập đá 52
người, chủ yếu là thanh niên.
Các đối tượng có liên quan đến hoạt đọng phạm tội về ma tuý là 39 người
Toàn thị trấn Yên Mỹ hiện nay có 45 đối tượng đang thụ án liên quan đến
ma tuý tại các trại tù trên toàn quốc như: buôn ban, vận chuyển, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng ma tuý trái phép.
Số đối tượng đa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc hiện nay là 12 đối tượng
và các trại cai nghiện ma tuý khác trên toàn quốc là 25 đối tượng.
2.2.2. Tình hình nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn thị
trấn Yên Mỹ
Mức độ ma tuý ngày càng nguy hại khi ma tuý xâm nhập vào học đường,
huỷ hoại thế hệ trẻ, người chủ tương lai của đất nước sau này và gây ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình hoạt động của bọn tội phạm ma ktuý trên
địa bàn thị trấn Yên Mỹ diễn biến hết sức phực tap, thủ đoạn hoạt động ngày
càng tinh vi, các đối tượng mua bán thường chia thành gói nhỏ lẻ, cất giấu ở
nhiều địa điểm kohác nhau,bán qua khe cửa nhận tiền xong hẹn nơi giao hàng,
điện thoại hẹn địa điểm giao hàng hoặc chúng dùng phương tiện như xe đạp, xe
máy lai nhau vừa đi đường vừa giao hàng cho nhau. Đáng lưu ý là chúng còn lợi
dụng người già, trẻ em để giao hàng cho đối tượng, cả gia đình tham gia mua
bán ma tuý, đối tượng tàng trữ vận chuyển trái phép chất ma tuý luôn thay đổi
những quy trình hoạt động, hoá trang thay đổi những phương tiện, thuê xe ôm
của nhiều người khác nhau hoặc thuê người khác cùng đi cầm hàng, để tránh sự
chú ý và kiểm soát của cơ quan Công an, cất giấu ở những nơi khó phát hiện
như bộ phận sinh dục, hậu môn.
Chúng thường lợi dụng những xe hàng từ Móng Cái về để vận chuyển ma
tuý. Thông thường những người hay chở xe hàng từ Móng Cái về là những con
buôn ma tuý.

19


Tính chất hoạt động của chúng ngày càng táo bạo, bản chất của bọn tội
phạm này là côn đồ , hung hãn, luôn tìm mọi cách để đối phó với Công an, khi
bị phát hiện bắt giữ chúng chông trả quyết liệt. Đặc biệt nguy hiểm là những đối
tượng bị nhiễm HIV/AIDS chuyển sang giai đoạn cuối, hoặc một số đối tượng
lợi dụng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, hay một số đối tượng
bồng bột chưa hiểu biết, bị dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc…
Hiện nay chất ma tuý được chế thành nhiều dạng tinh vi và khi sử dụng rất
đơn giản,chỉ cần những vật như cái muôi, bát vỡ, lọ thuỷ tinh, đèn hoa kỳ hay tờ
giấy bạc là đối tượng nghiện có thể đưa ma tuý vào trong cơ thể. Ma tuý có sức
công phá rất lớn, con đường dẫn đến nghiện ma tuý rất đơn giản, với thanh thiếu
niên lại càng nhanh, vì lớp trẻ nhanh nhạy với cái mới, tò mò, ưa cái lạ và dễ bị
kích động. Trong khi đó bọn buônbán thuốc phiện lại vô cùng thâm độc, trăm
mưu ngàn kế, gài bẫy để có thêm nhiều khách tiêu thụ. Một số thanh niên đua
đòi coi nghiện hút như là cái “mốt” để dương oai với bạn bè, có những thanh
thiếu niên nghiện do chán gia đình, cãi nhau với bố mẹ rồi đi dạt nhà dẫn đến bị
bọn xấu lôi kéo. Bọn nghiện hút có thâm niên, coi connghiện mới như “khách
quý”, lúc đầu hút không phải trả tiền, sau khi con nghiện mới đã nún sâu vaò thì
dùng con nghiện mới để nuôi con nghiện cũ.
Điều đáng chú ý ở đây số đối tượng nghiện đa phần rơi vào gia đình giàu
có, gia đình có chức có quyền. Một câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Vì
những thanh niên này được nuông chiều từ nhỏ và có điều kiện về kinh tế, do
vậy mà họ chỉ ăn chơi mà không nghĩ đến việc học hành của mình. Với lối sống
buông thả, bị ban bè xấu rủ rê, lôi kéo nên những thanh niên này dễ sa vào thói
hư tật xấu, mà đặc biệt là tệ nạn ma tuý “chỉ một lần thử sẽ dẫn đến nghiện”. Ví
dụ trường hợp của đối tượng Nguyễn Trần Việt Anh, sinh năm 1991 khi còn học
cấp III thường xuyên nghỉ học, chơi bời đua đòi bạn bè, cộng với sự thiếu quan
tâm của gia đình nên bị bọn xấu lôi kéo, dụ dỗ, mới đầu chỉ là hút thử vì bạn bè

mời vui vẻ và sau vài lần như vậy kết quả làViệt Anh đã bán hết đồ đạc của
mình để mua thuốc hút từ cái điện thoại, cái xe đạp, cái dây chuyền…số lượng
20


ngày càng nhiều mới đủ đáp ứng nhu cầu Việt Anh lừa bạn để mượn xe mang đi
cầm cố, liền một lúc Viêt Anh cấm đến 7 cái xe thì bị cô giáo phát hiện và báo
về gia đình, lúc đấy Việt Anh đẫ nghiện nặng rồi.
Còn trường hợp của anh Nguyễn Văn Mạnh, sinh năm 1987 là lao động tự
do. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh phải đi lao động xa để kiếm sống, vì
xa gia đình không ai quan tâm, quản lý, lại vừa thiếu hiểu biết về tác hại của ma
tuý nên anh đã nghiện từ lúc nào mà không biết. Đối tượng Trần Văn Quang,
sinh năm 1990 nghiện ma tuý cách đây 2 đến 3 năm, gia đình đã kháng kiệt, cơn
đói thuốc nổi dậy làm che mắt Quang, đối tượng thường ru rê những học sinh
cấp III, con nhà khá giả đi chơi, đầu tiên là đi hát karaoke miễn phí, đối tượng
này thường dùng những lời ngon ngọt như anh em tốt,sống chết cùng nhau, lâu
dần Quang cho những anh em tốt của mình đi nhảy nhót, bay lắc,khi đã thành
thói quen không đi không được, Quang bắt những anh em tốt của mình lấy tài
sản của gia đình để hút hít, lúc đầu là tụ tập ở nhà một ai đấy lâu dàn sợ bi phát
hiện những đối tượng này thường thuê những quán karaoke để hút hít, bay nhảy.
Nhóm của Quang thường xuyên thay đổi địa điểm vì sợ bị phát hiện, cái kim
trong bọc lâu ngày cũng phải thò ra, nhóm của Quang bị phat hiện, Quang bị bắt
còn mấy anh em của Quang thì được cai tại gia.
Cai nghiện khó khăn, tỉ lệ tái nghiện cao, phần lớn số đối tượng nghiện ma
tuý tham gia các hoạt động tội phạm và tệ nạn như: Trộm cắp, buôn bán ma tuý.
Nhiều đối tượng do không có ý thức phòng tránh nên đã lây nhiễm HIV. Trong 5
năm qua ( từ 2006- 2011) đã có 4 đối tượng nghiện hút trên địa bàn Thị trấn Yên
Mỹ bị chết do sốc ma tuý và nhiễm HIV.

2.3. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trên địa bàn thị trấn

Yên Mỹ
2.3.1. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý nói chung của các
cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ
21


Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Đảng,
chính quyền địa phương. Công an thị trấn phối hợp cùng với các ban ngành
đoàn thể khác đã làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm,
bài trừ tệ nạ xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, phục vụ tích cực cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Trong những nămqua, các ban ngành của địa phương đã nghiêm túc triển
khai thực hiện các kế hoạch phòng chống tệ nạn ma tuý trên toàn thị trấn và xác
định đây là nhiệm vụ trọng tâm của thị trấn. 100% các tổ chức cơ sở Đảng,
chính quyền, đoàn thể đã phổ biến các văn bản của Đảng, Chính phủ và tỉnh về
phòng chống và kiểm soát tệ nạn ma tuý.
Công an thị trấn phối hợp cùng công an huyện, công an tỉnh tiến hành thu
thập tài liệu, báo cáo khái quát tình hình đặc điểm, vị trí địa lý, địa hình của từng
địa bàn, sơ đồ các khu vực dân cư, các số liệu điều tra cơ bản về dân số, danh
sách loại đối tượng cần điều tra nghiên cứu lvà mô hình tổ chức chính quyền,
đoàn thể, các cơ quan doanh nghiệp, các hiệu thuốc tân dược, các mạng lưới an
ninh cơ sở, các vụ việc đối tượng có liên quan. Qua công tác điều tra, cơ bản đã
xác định được mục tiêu, đối tượng, phục vụ tốt cho công tác phòng ngừa, đấu
tranh tội phạm về ma tuý và điều tra mở rộng.
Để công tác phòng chống tệ nạ ma tuý được đạt kết quả cao, không chỉ
quán triệt cho người dân mà còn cả các cấp, ban ngành. Tham mưu cho Đảng
uỷ, chính quyền địa phương tập trung triển khai, quán triệt nội dung, tinh thần
chỉ đạo của Đảng uỷ cấp trên đến các Chi, Đảng bộ cơ sở và đến từng đảng viên.
Phân công theo dõi chỉ đạo, phân công đảng viên trực tiếp tham gia các hoạt

động. Mở các hội nghị quán triệt tinh thần chỉ đạo và các biên pháp thực hiện
đến cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Qua hội nghị các đại biểu đã nhất trí các biện pháp
đề ra, từ đó áp dụng và bám sát vào tình hình thực tế của địa phương,nhằm đem
lại kết quả cao nhất.

22


Theo dõi và điều tra tình hình để triệt phá những tụ điểm buôn bán ma tuý.
Công an thị trấn đã phối hợp cung công an tỉnh triệt phá 2 tụ điểm buôn bán ma
tuý băng cách thâm nhập vào bên trong điều tra và tìm manh mối. Đối tường ở
166 thị trấn Yên Mỹ có mở một cửa hang cắt tóc, gội đầu để nguỵ trang, lợi
dụng cơ hội khi đối tượng thêu người làm biển quảng cáo, các đồng chí công an
đã cải trang thành những người thợ làm biển quảng cáo để vào nhà đối tượng,
sau khi đã xong 1 đồng chí công an đã ở lại và chốn trong nhà đồng thời liên lạc
với các đồng chí công an khác ở bên ngoài,khi đối ,tượng này thực hiện hành vi
buôn bán trái phép ma tuý thì các đống chí công an ập vào và tóm gọn.
Ngoài ra cần phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng khu
vực, địa bàn dân cư. Hàng tháng họp, đánh giá tình hình và kết quả đã đạt được
để đề ra các biện pháp tiêp theo, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản theo
chỉ thị số 05 và các quyết định 360, 361, 362, 363 của Bộ Công an.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện tại cộng đồng, UBND thị trấn
đã mở hội nghị toạ đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, giáo dục đối
tượng tại cộng đồng giữa người được giao quản lý giáo dục đối tượng với gia
đình người đối tượng để cung bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm và rút ra những kinh
nghiệm trong quá trình quản lý giáo dục đối tượng.
Các cấp, các ngành ở địa phương cũng đã phối hơp với các ban, ngành khác
để giúp đỡ các đối tượng cai nghiện bằng hình thức cai nghiện tại nhà và các trại
cai nghiện. Những người cai nghiện tại nhà thì thường xuyên quan tâm, giúp đỡ
những khi lên cơn, giới thiệu các loại thuốc và các hình thức cai nghiện như: trói

chân, trói tay. Hay đưa các đối tượng đi trại cai nghiện.
Trong công tác phòng chống ma tuý không phải việc gì chúng ta cũng làm
tốt, có những việc chúng ta còn chưa làm được để phòng chống ma tuý như: còn
một số đôi tượng khi quay trở lại cộng đồng rất dễ bị tái nghiện mà chưa có cách
khắc phục, có người bị dụ dỗ lôi kéo trở lại, có người tự ti, mặc cảm, có người
tình cờ nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi thuốc mà k làm chủ đuọc bản thân. Muốn
khắc phục được điêu này cũng là điều rất khó vì đây là nỗ lực của từng người,
23


nhũng chúng ta nên quan tâm đến họ, thường xuyên hỏi thăm, giúp đỡ công
việc, chỉ khi con người ta có mục tiêu song thì họ mới cố gắng để sống tốt.
VD: Chị Trần Thị Mai bị nghiện khi đã có gia đình, nỗ lực cai nghiện cộng thêm
sự động viên của gia đình nhất là người chồng, chị đã sớm hoà nhập lạivới công
đồng, nhưng không ít lần chị bị bọn xấu lôi kéo nhưng lúc đấy cũng là lúc chị
biết là chị đã có thai nên chị quyết tâm sống tốt, cùng chồng cố gắng làm ăn để
có một cuộc sống tốt cho con.
2.3.2. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của Đoàn thanh niên
trên địa bàn thị trấn Yên Mỹ
Thực hiện Chỉ thị số 06/CT/TW ngày 30/11/1996 của Bộ chính trị BCH
Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phong chống và
kiểm soát ma tuý, các chủ trương, biện pháp, kế hoạch, chương trình hành động,
các Nghị quyết của Ban thường vụ, Ban chấp hành Trung ương Đoàn về phòng
chống tệ nạ xã hội, phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu
niên. Đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện chương trình hành động của tuổi trẻ tham
gia phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên.
Với nhiều nội dung hoạt động tuyên truyền cụ thể phù hợp với từng đối
tượng, từng địa phương, Đoàn thanh niên thị trấn đã góp phần nâng cao nhận
thức, làm chuyển biến thái độ, hành vi của thanh thiếu niên và nhân dân về ma
tuý, đã vận động và tổ chức cho đông đảo đoàn viên thanh niên ký cam kết

không mắc vào tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý. Triển khai tới toàn thể đoàn
viên thanh niên trong thị trấn phong trào thanh niên thực hiện “Thanh niên nói
không nói ma tuý”.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, mỗi doàn viên thanh
niên là một tuyên truyền viên tích cực vận động phòng chống tệ nạn ma tuý
trong cộng đồng, nhất là thanh thiếu niên. Không buôn bán , vận chuyển, tàng
trữ trái phép chất ma tuý, không thử, không sử dụng các chất ma tuý. Công tác
tuyên truyền này đẫ thu hút hàng trăm thanh niên tham gia vào các hoạt động
hưởng ứng, tích cực trong công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn thị
trấn Yên Mỹ.
24


Đoan thanh niên cũng phối hợp cùng phòng văn hoá thông tin đã phát các
tài liệu truyền thông về phòng chống ma tuý và kiểm soát ma tuý đến từng gia
đình như: Giới thiệu sách “Những điều tuổi trẻ cần biết về ma tuý”, Các loại tờ
rơi tuyên truyền phồng chông ma tuý, các băng đĩa hình tuyên truyền phòng
chống ma tuý, các bức tranh panô áp phích tuyên truyền… Tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về ma tuý, tác hại của ma tuý và các phòng chống ma tuý; tham gia
cuộc thi sáng tác ca khúc phòng chống ma tuý; thi tuyên truyền văn hoá văn
nghệ về phòng chống ma tuý. Tổ chức các hội trại thanh niên đoàn kết phòng
chống ma tuý. Đây là những loại hình tự giáo dục rất có hiệu quả và có tác động
sâu rộng đến mọi tầng lớp thanh niên.
Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về tác hại của ma tuý trong học
đường, các trường học đã dành thời gian thích hợp để tuyên truyền tới toàn thể
học sinh về tác hại của ma tuý và các biện pháp phòng ngừa. Tổ chức ký cam
kết “lớp học không ma tuý” và “Trường học không ma tuý”.
Tập trung rà soát phân loại đối tượng nghiện trong từng khu dân cư, từ đó
đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng. Đoàn thanh niên cùng
phối hợp với công an địa phương áp dụng biện pháp giáo dục tại gia đình, cộng
đồng, các đối tượng được giao cho các đoàn viên thanh niên và công an khu vực

tiếp quẩn và giám sát.
Bên cạnh những cố gắng nỗ lực của Đoàn thanh niên thì còn một số hạn chế
như: cơ sở vật chất và kinh phí tuyên truyền của Đoàn còn hạn chế, vì người
tuyên truyền là thanh niên, còn trẻ nên mọi người vẫn còn e ngại vs chưa thật sự
tin tưởng. Vì vậy, từ phía UBND, chính quyền cơ sở địa phương cần cử một số
thanh niên ưu tú đi học về kỹ năng tuyên truyền để nâng cao tính thuyết phục và
tăng cường về kinh phí để giúp đỡ và hỗ trợ Đoàn.
2.4. Đánh giá chung về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý
trong thanh thiếu niên của Đoàn thanh niên trên địa bàn
2.4.1. Nguyên nhân khách quan

25


×