Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dạy kỹ năng nghe hiểu cho học sinh chuyên THPT môn tiêng nga trường chuyên hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.97 KB, 4 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY KỸ NĂNG NGHE HIỂU
CHO HỌC SINH THPT CHUYÊN
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập kinh tế và văn hóa thế giới. Sự
giao lưu, giao tiếp giữa các quốc gia, con người trên thế giới có thể nói là không
giới hạn. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ hơn bao giờ hết đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại thì việc dạy và học ngoại
ngữ phải được tiến hành theo đường hướng giao tiếp. Tức là mục đích của việc
dạy ngoại ngữ không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn
ngữ đó, mà mục đích cuối cùng là dạy cho học sinh khả năng giao tiếp bằng
ngôn ngữ đó. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: nghe,
nói, đọc, viết. Cả bốn kỹ năng này đều cần phải được quan tâm và được phối
hợp trong các nhiệm vụ của các hoạt động trên lớp. Tuy nhiên các kỹ năng được
vận dụng nhiều nhất trong quá trình giao tiếp đó là kỹ năng nghe và nói. Trong
phạm vi của chuyên đề này tôi xin đề cập đến vấn đề dạy nghe và hình thành kỹ
năng nghe cho học sinh chuyên THPT
Nghe là một trong bốn kỹ năng mà người học ngoại ngữ nói chung thường gặp
nhiều khó khăn trong quá trình học. Trên thực tế để có được kỹ năng nghe thì
người học ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài với
những hình thức và nội dung nghe khác nhau, thậm chí phải đặt việc nghe vào môi
trường giao tiếp. Một học sinh khá, học tốt ngữ pháp, vốn từ vựng có, nhưng kỹ
năng nghe kém hoặc ít khi nghe thì một câu nói thường gặp nhất trong sách vở
cũng có thể trở thành một đơn vị hoàn toàn mới khi nghe. Điều này lý giải cho việc
du học sinh Việt Nam sang nước ngoài du học giai đoạn đầu thường gặp rất nhiều
khó khăn khi nghe giảng dù học ngoại ngữ rất tốt ở trong nước. Chính vì vậy việc
dạy nghe cũng luôn cần phải linh hoạt, mới mẻ và sáng tạo để lôi cuốn học sinh.
Sau đây tôi xin nếu một số ý kiến của mình về việc dạy nghe.
II.



GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1


Dạy tiếng Nga nói chung và việc dạy nghe tiếng Nga nói riêng gặp phải vấn
đề khó khăn về nguồn tài liệu. Như chúng ta đã biết nguồn tài liệu để dạy và học
tiếng Nga không nhiều như tiếng Anh. Các tài liệu mà chúng tôi thường sử dụng
trong quá trình dạy nghe đó là:
- что вы сказали
- Kак сказать
- Дорога в Россию
Các tài liệu này phân ra làm hai loại:
- Một là: tài liệu dạy nghe tập phát âm, ngữ điệu, ngữ đoạn
- Hai là: tài liệu dạy nghe hiểu
Ở trường THPT chuyên chúng tôi không có nhiều thời gian cho việc dạy
nghe phát âm vì như đã biết chúng ta phải hoàn thành chương trình dạy tiếng
Nga 7 năm trong vòng 3 năm. Chính vì thế dạy nghe chúng tôi tập trung vào
việc dạy kỹ năng nghe hiểu cho học sinh. Để học sinh có thể nghe hiểu tốt thì
bài tập định hướng cho học sinh nghe là rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phải
soạn thảo được nhiều dạng bài tập nghe khác nhau. Thậm chí cùng một bài nghe
có thể soạn thảo được nhiều dạng bài tập và cho nghe ở nhiều thời điểm khác
nhau. Các dạng bài tập luyện nghe hiểu chủ yếu bao gồm:
1. Nghe chọn lời nói phù hợp để điền vào chỗ lời đối thoại thiếu.
2. Nghe điền khuyết.
3. Nghe loại bỏ từ không có trong bài nghe.
4. Nghe chọn ý có trong bài.
5. Nghe xác định nơi sảy ra thông tin.
6. Nghe trả lời câu hỏi.

7. Nghe kể lại nội dung chính bài vừa nghe.
Để có một tiết dạy nghe hiệu quả giáo viên cần thực hiện các bước sau:

2


-Nghiên cứu kỹ các nội dung tiết dạy, phân bố thời gian cho các bước, các hoạt
động một cách khoa học.
-Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy nghe: các
thiết bị chủ yếu là đài, máy tính, máy chiếu ….
- Soạn thảo bài tập nghe phù hợp.
- Thực hiện tốt tiếng trình dạy nghe. Tiến trình dạy nghe gồm:
+ Bước một: trước khi nghe. Ở giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu cho học
sinh những đơn vị từ mới và những hiện tượng nghữ pháp mới và khó được sử
dụng trong bài nghe. Giáo viên cần cho học sinh luyện tập những đơn vị mới đó
ngay trên lớp để học sinh tạm nhớ và nắm được, từ đó khiến cho việc tiếp nhận
thông tin trong bài nghe dễ dàng hơn.
+ Bước hai: nghe. Giáo viên cung cấp bài tập liên quan đến nội dung sắp nghe,
yêu cầu học sinh đọc thật kỹ các yêu cầu của bài, thậm chí là thuộc những yêu
cầu, câu hỏi đó. Sau đó giáo viên cho học sinh nghe hai đến ba lần tùy vào cấp
độ khó dễ của bài nghe. Lần đầu giúp học sinh với bài nghe hiểu và bao quát nội
dung bài nghe. Lần thứ hai nghe thong tin chính để hoàn thành bài tập. Lần thứ
ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Trong khi nghe yêu cầu học sinh chỉ chú
ý tập trung lắng nghe, không tranh thủ ghi chép những nội dung liên quan đến
yêu cầu bài nghe vì trong lúc ghi chép sẽ làm giảm sự tập trung vào những nội
dung khác trong bài. Giữa những lần nghe có khoảng thời gian trống và yêu cầu
học sinh tranh thủ khoảng thời gian trống này để thực hiện nhiệm vụ của bài ra
giấy nháp. Lần nghe thứ 3 học sinh kiểm tra lại toàn bộ thông tin của bài nghe
và đáp án của bài tập đã làm. Kết thúc ba lần nghe yêu cầu học sinh thực hiện
nhiệm vụ vào vở.

* Chú ý: Với những bài nghe khó sau ba lần nghe học sinh không thể thực hiện
hết yêu cầu của bài nghe thì có thể cho học sinh nghe lại. Nếu như học sinh vẫn
gặp khó khăn thì sẽ cho học sinh nghe từng câu của bài nghe.

3


Để tránh nhàm chán và căng thẳng mỗi tiết học nghe chỉ nên có hai đến ba bài
nghe theo một chủ điểm nào đó (ví dụ chủ điểm gia đình, giao thông, mua
sắm….). Dạng bài tập cho mỗi bài nghe phải khác nhau.

III. KẾT LUẬN
Trên đây là một số đúc rút của tôi về việc dạy nghe hiểu. Tuy nhiên bài
viết của tôi chỉ là những đúc rút cá nhân trong quá trình giảng dạy nên không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo
của các thầy giáo, cô giáo và các anh chị đồng nghiệp.

4



×