Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân xã lộc ninh – huyện hồng dân – tỉnh bạc liêu ( 1945 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.6 KB, 24 trang )

Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

LỜI NÓI ĐẦU
Hơn 70 năm qua. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc ta
tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ gian khổ và vô cùng oanh
liệt, đánh bại chủ nghóa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành độc lập, tự do cho tổ quốc,
thống nhất nước nhà, kết thúc bằng chiến thắng lòch sử 1975 đưa cả nước
tiến lên chủ nghóa xã hội.
Nhìn lại chặng đường lòch sử đã qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách
mạng Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách để đánh thắng
hai tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới làm nên biết bao kỳ tích anh hùng.
Mỗi chiến công đều gắn liền với tên đất tên người. Với những làng quê thân
thuộc, viết tiếp những trang sử vẻ vang hào hùng cho dân tộc cả hôm nay và
mãi mãi cho mai sau.
Cùng với Đảng bộ và nhân dân đòa phương cả nước, Đảng bộ và nhân
dân xã Lộc Ninh luôn phát huy truyền thống cách mạng, khắc phục mọi khó
khăn, vượt qua thử thách, vận dụng sáng tạo đường lối, chiến lược, sách lược
cách mạng của Đảng, ra sức xây dựng phong trào và củng cố lực lượng cách
mạng, anh dũng chiến đấu với kẻ thù một cách kiên cường bất khuất “ Thà
hy sinh tất cả chứ không chòu làm nô lệ” , góp phần cùng cả nước giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước.
Nghiên cứu và tìm hiểu truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng
bộ và nhân dân xã Lộc Ninh qua các thời kỳ lòch sử là nhằm làm sáng tỏ
thêm vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng là rất cần thiết trong mọi cuộc
cách mạng, là nhân tố quyết đònh đối với thắng lợi lòch sử của dân tộc. Mặt
khác là để khôi phục lại những sự kiện lòch sử, khẳng đònh những đóng góp
của Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và Mỹ là hiện thực lòch sử. Từ đó Đảng bộ rút ra những bài học kinh nghiệm


quý báu trong lãnh đạo, tổ chức, tập hợp quần chúng xây dựng quê hương
trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời qua đó góp phần giáo dục lòng yêu nước,
lý tưởng cách mạng cho thế hệ mai sau.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài viết tiểu luận tốt nghiệp:
“ Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Lộc
Ninh – huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu ( 1945 – 1975 )”.

1


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phân viện chính trò quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Lòch sử Đảng.
Cảm ơn các đồng chí Ban tuyên giáo huyện ủy Hồng Dân, Ban thường vụ
Đảng ủy xã Lộc Ninh đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tiểu luật tốt
nghiệp khoá học này.

2


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

PHẦN NỘI DUNG
I/ VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ VÀ CON NGƯỜI VÙNG ĐẤT LỘC
NINH.

Lộc ninh là xã đồng bằng thuộc huyện Hồng Dân – tỉnh Bạc Liêu.
Phía bắc giáp xã Vónh Lộc, phía nam giáp xã Ninh Hoà, phía tây giáp Ninh
Thạnh Lợi, phía đông tiếp giáp thò trấn Ngan Dừa
Cũng như bao làng quê khác của Nam bộ, Lộc Ninh có đòa hình là
vùng sông nước của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sông ngòi chằng
chòt, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Xã Lộc Ninh được thực dân Pháp thành lập vào năm 1868 ( Làng Lộc
Ninh ) tách ra từ làng Vónh Lộc, là một trong những làng được thành lập
sớm nhất của vùng đất Hồng Dân. Vào những năm cuối thế kỷ XVIII đây là
vùng đất trũng, tràm, lao sậy mọc thành rừng và có nhiều thú dữ. Dân cư
sống rất thưa thớt, chỉ có một ít người Việt và Khơme sinh sống. Họ ở thành
từng nhóm nhỏ trên những vùng đất gò cao và những vùng sông rạch, nguồn
sống chủ yếu là trồng trà, ăn ong, bắt cá chim non và săn bắt thú rừng.
Cuối thế kỷ XIX, kế hoạch khai thác thuộc đòa của thực dân Pháp
được thiết lập, chúng tiến hành đào nhiều kênh xáng ( Kênh xáng Phụng
hiệp – Cà Mau, Ngạn Dừa – Cầu Sập, Cạnh Đền – Cà Mau, Giá Rai – Phó
Sinh – Cạnh Đền …) nhằm mở ra đường thủy vào vùng đất mới Hồng Dân
trong đó có xã Lộc Ninh. Từ đó dân tứ xứ đổ về đây sinh sống ở vùng đất
mới này. Kênh đầo đến đâu người dân lập ấp, xóm đến đó, họ là những
người nông dân nghèo đói bò bọn đòa chủ cường hào áp bức bóc lột cướp hết
ruộng nương không còn con đường sống. Chính vì thế khi đến đây họ đã
chấp nhận đối mặt với cuộc sống của vùng “ rừng thiên nước độc”, thú dữ,
muỗi mồng, đóa vắt, ra sức khẩn hoang tạo mãnh vườn thửa ruộng để có
nồi cơm manh áo cho gia đình và cho con cái mai sau.
Quá trình khẩn hoang cải tạo đất là quá trình lao động cật lực, luôn
đương đầu với thử thách, vượt qua bệnh tật để xây dựng cuộc sống… Vùng
đất Lộc Ninh dần dần được thiên nhiên ưu đãi trở thành màu mỡ do lượng
phù sa ở nhiều kênh rạch bồi đắp bỡi dòng chuyển lưu của sông Cửu Long
đã tạo ra điều kiện cho sản xuất phát triển. Tuy nhiên đời sống của người
dân vẫn còn nhiều cơ cực vẫn bò áp bức bóc lột bởi sự xuất hiện của bọn đòa

3


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

chủ và sự hà hơi giúp sức của chính quyền thực dân Pháp. Bọn chúng cấu
kết với nhau tha hồ cướp đoạt ruộng đất bóc lột nhân dân bằng nhiều hình
thức, dùng cường quyền chiếm đoạt, ép buột bán rẽ…
Dưới sự áp bức bóc lột của chính quyền thực dân và bọn đòa chủ
cường hào, người dân Lộc Ninh phải sống cực khổ bần cùng dốt nát. Tuy
sống trên đồng ruộng trù phú, màu mỡ, lao động thì đầu tắc mặt tối màvẫn
thiếu ăn. Trước cảnh bò áp bức bóc lột đó người dân Lộc Ninh đã biết phát
huy truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên
tình đoàn kết cộng đồng dân tộc, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất,
trong hoạn nạn luôn nêu cao ý chí kiên cường lòng dũng cảm gan dạ đứng
lên đấu tranh đòi giảm tô thuế ruộng đất mà bọn đòa chủ đặt ra, bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp và dân tộc.
Trong kháng chiến chống pháp và Mỹ cũng như những năm đầu mới
giải phóng. Đòa giới hành chính xã Lộc Ninh nhiều lần thay đổi do chia tách
và xác nhập xã nhưng đòa danh xã Lộc Ninh vẫn sống mãi trong lòng người
dân nơi đây.
Ngày nay, xã Lộc Ninh có diện tích tự nhiên là 5.200 ha, trong đó đất
sản xuất nông nghiệp trồng lúa là 3.840 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 970
ha Lộc Ninh có 9 ấp gồm : Đầu sấu Đông, Đầu sấu Tây, Tà Suôi, Bình
Dân, Phước Hoà, Cai Giảng, Bà Ai I, Bà Ai II, và Kinh Xáng. Có 2.056 hộ,
11.800 người bao gồm 3 dân tộc anh em sinh sống đó là : Kinh – Hoa và
Khơme.
Lộc Ninh phát triển nền kinh tế chủ yếu là dựa vào cây lúa và còn

tôm. Những năm gần đây do chuyển dòch cơ cấu nền kinh tế nên đời sống
nhân dân trong xã phát triển một bước mới. Về lónh vực văn hoá Lộc Ninh
có 4 điểm trường với 2.000 học sinh, trong đó có 1 điểm trường TH cơ sở, 1
điểm trường Mẫu giáo. Năm 1998 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về
phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Xã có 1 trạm y tế, 9 tổ y tế ấp đáp ứng một
phần nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Về phong trào xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở, xã hiện có 4/ 9 ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, các tệ nạn
xã hội như mê tín dò đoan, đá gà, cờ bạc … được đẩy lùi, tình hình an ninh
trật tự ổn đònh.
Ngoài ra người dân Lộc Ninh còn mang đậm tính cách của người Nam
Bộ, những người đi chinh phục miền đất mới, cần cù lao động, thẳng thắn
4


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

không chòu khuất phục trước thiên nhiên và cường quyền, giàu lòng yêu
nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Lộc Ninh là vùng căn
cứ cách mạng đã nuôi chứa các cơ quan trung ương, tỉnh ủy Bạc Liêu,
Huyện ủy Hồng Dân, đặc biệt có thời gian đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí
Võ Văn Kiệt và các cơ quan quân khu Tây nam Bộ về Bà ai, Cai Giảng
được Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh nuôi dấu bảo vệ. Năm 1998 Đảng bộ
và nhân dân Lộc Ninh được chủ tòch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân.
II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÃ LỘC NINH GIÀNH
CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP ( 1945 – 1954 )
1. Đảng bộ xã Lộc Ninh thành lập và lãnh đạo nhân dân


giành chính quyền :

Đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam, ngày
càng trở nên sâu sắc. Nhân dân ta sống trong cảnh lầm than, tối tâm dưới sự
áp bức bọc lột của bọn đòa chủ cường hào và ách thống trò của thực dân
Pháp. Trước tình hình đó, đã có rất nhiều nhà só phu yêu nước đứng lên dựng
cờ khởi nghóa nhưng bò bọn thực dân Pháp đàn áp dã mang, dìm các phong
trào khởi nghóa trong biển máu.
Đến năm 1920, cả nước dấy lên phong trào Đông Du của Phan Bộ
Châu, Phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh. Năm 1925 cùng với nhân
dân cả nước, nhân dân Lộc Ninh sôi nổi hưởng ứng phong trào đòi ân xá cụ
Phan Bội Châu, năm 1926 đấu tranh đòi thả cụ Nguyễn An Ninh, để tang cụ
Phan Chu Trinh.
Năm 1927, một sự kiện quan trọng ở Làng Ninh Thanh Lợi, quận
Phước Long, Tỉnh Rạch Giá ( trước đây làng Ninh Thạnh Lợi được thực dân
pháp thành lập từ làng Lộc Ninh tách ra ) đã tác động mạnh mẽ đến đông
đảo nhân dân Lộc Ninh. Đó là cuộc nổi dậy của Chủ Chọt ( Trần Kim Tý )
một tiểu điền chủ người Khơme nổi dậy vũ trang giáo mác, gậy gộc chống
lại tên đại đòa chủ Bô Ville Eynaud ( Bô –Vin- Ây.Nô). Tên đòa chủ này cấu
kết với bọn cai Tổng, xã trưởng và tay sai thân tín hắn cướp trên 9/10 diện
tích đất canh tác của làng Ninh Thạnh Lợi.
Cuộc xô sác diễn ra trong nhiều ngày, mặt dù có quận trưởng quận
phước Long, có tỉnh trưởng Rạch giá và 30 binh lính mã tà do tên trung úy
5


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY


Pháp Tur Cô chỉ huy tới can thiệp, đàn áp. Nhưng phía Chủ Chọt và nhân
dân Khơme làng Ninh Thạnh lợi chống trả quyết liệt, họ đã chém tên cò
Bouchet bò thương nặng, giết chết 3 lính mã tà cướp 3 súng, phía Chủ Chọt
20 người hy sinh và nhiều người bò thương, bò bắt.
Sự kiện Chủ Chọt đã gây một tiếng vang lớn làm cho thực dân Pháp
và bọn cường hào không thể xem thường người dân Việt Nam, đặc biệt là
nhân dân Ninh Thạnh Lợi. Thống đốc nam kỳ phải lên tiếng hứa cứu xét
công bình những vụ khiếu nại về ruộng đất ở làng Ninh Thạnh Lợi. Đồng
thời cũng chính sự kiện này đã lan rộng, làm tác động mạnh mẽ đến phong
trào chống pháp và bọn cường hào ác bá sang các vùng lân cận trong đó có
xã Lộc Ninh.
Sau ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3 / 2 / 1930, chi bộ
Đảng đầu tiên của xã Lộc Ninh cũng được thành lập vào năm 1940 gồm 5
đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Lợi làm Bí Thư.
Sự ra đời của chi bộ Đảng ở Lộc Ninh đã mở ra một hướng đi mới cho
cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân trong xã. Do hoạt động tích cực của
chi bộ nên phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Lộc Ninh ngày
càng phát triển mạnh mẽ và giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn, tạo điều
kiện cho giai đoạn cách mạng mới, tiến tới giành chính quyền.
Năm 1945 cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II đã bước sang giai đoạn
cuối. Lúc bấy giời nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Lộc Ninh nói
riêng đang sống trong cảnh một cổ hai tròng của Nhật – Pháp, chúng đua
nhau đàn áp, vơ vét cướp bóc của cải nhân dân.
Ngày 9 / 3/ 1945 Nhật đảo chính Pháp để đoạt chiếm Đông Dương.
Trước tình hình đó, ngày 12 / 3 / 1945 Ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ
thò “ Nhật – Pháp đánh nhau là hành động của chúng ta”. Trung ương chủ
trương phát động mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân chống Nhật
và chuẩn bò cho khởi nghóa vũ trang giành chính quyền.
Ngày 15/ 5/ 1945 BCH tỉnh ủy Bạc Liêu họp bàn kế hoạch khởi nghóa
đã khẳng đònh : “ Bọn ngụy quyền trong tỉnh đang lung lay tột cùng, nhiều

công chức bỏ nhiệm sở, nhiều Người tìm đến thanh minh với cách mạng, ta
nắm được vô số anh em trong bảo an lính và cảnh sát còn lại tất cả các tầng
lớp nhân dân đều nô nức mong đợi sự lãnh đạo của Đảng để xuống đường
6


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

lật đổ bọn thực dân đế quốc và bọn tay sai, đây là thời cơ thuận lợi để ta
giành lấy độc lập tự do” .
Thời cơ đã đến ngày 23 / 8/ 1945 cùng với cả nước Đảng bộ và nhân
dân Lộc Ninh người người xông tới nào gậy gộc tầm vông, giáo mác băng
cờ biểu ngữ với tinh thần anh dũng tiến về trụ sở tề xã, ấp cướp lấy chính
quyền mà không có sự phản kháng của bọn tề xã, kết thúc chính quyền
thuộc về nhân dân.
Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Ninh đã góp phần cùng cả nước đập tan
bộ máy thống trò của thực dân Pháp – phát xít Nhật và bọn phong kiến tay
sai giành lại chính quyền làm chủ vận mệnh của mình làm nên thắng lợi vẽ
vang của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945.
Thắng lợi rực rỡ đó là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ Tòch Hồ Chí Minh kính yêu, Người
đã đưa dân tộc ta thoát khỏi đêm dài nô lệ, lập nên nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam Á. Từ đây dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập tự do, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bò áp bức
trên thế giới vùng lên giành độc lập tự do.
Thắng lợi cách mạng tháng 8 / 1945 ở xã Lộc Ninh là kết quả của quá
trình vận động đấu tranh cách mạng liên tục của Đảng bộ từ khi ra đời cho
đến ngày giành chính quyền. Qua phong trào đấu tranh của quần chúng mà

Đảng bộ xã Lộc Ninh đã đào tạo được một đội ngũ Đảng Viên trung kiên,
có phẩm chất và năng lực có kinh nghiệm và giàu lòng dũng cảm cho phong
trào đấu tranh cách mạng sau này.
2. Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh tiến hành cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ II ( 1945 – 1954 )

Ngay sau ngày giành được chính quyền, thực hiện chỉ thò của tỉnh ủy,
huyện ủy, Đảng bộ Lộc Ninh tiến hành thành lập ủy ban hành chính cách
mạng lâm thời của xã. Niềm vui chưa trọn vẹn thì ngày 23/ 9 / 1945 thực
dân Pháp quay lại đánh chiếm Sài Gòn, quân dân Sài Gòn chống trả quyết
liệt. Chiều ngày 23 / 9 / 1945 ủy ban kháng chiến Nam bộ kêu gọi toàn dân
đứng lên chống Pháp. Mặt dù thời gian giải phóng rất ngắn chưa đủ để cũng
cố hoàn thiện bộ máy chính quyền cách mạng, nhưng với tinh thần yêu nước
nồng nàn, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh tranh thủ thời gian thực dân Pháp
7


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

chưa tái chiến vùng này ra sức vận động cũng cố lực lượng cách mạng, phát
triển sản xuất tích trữ lương thực, vũ khí cho cuộc kháng chiến trường kỳ.
Tháng 2 / 1946 thực dân Pháp kéo quân từ bạc Liêu theo Kinh Xáng
cầu sập về tái chiến quận Ngạn Dừa, chiếm trung tâm quận. Đồng thời
cũng mở cuộc tấn công đánh chiếm vào xã Lộc Ninh nhưng thực dân pháp
không thực hiện được ý đồ vì Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh thực hiện
nhiều chiến thuật đánh đòch như : “ Vườn không nhà trống”, hào sâu, hầm
chông phục kích bao vây đánh lẽ, bắn tỉa… Chính vì thế mà thực dân Pháp

chỉ tiến hành càn quét cướp bóc mà thôi chứ không thể chiếm được xã Lộc
Ninh.
Với đặc điểm đòa hình sông ngòi chằng chòt bao quanh xóm ấp cho
nên Lộc Ninh có vò trí cực kỳ quan trọng vừa là khu căn cứ kháng chiến của
Khu tây Nam bộ, tỉnh, huyện vừa là điểm dừng chân vững chắt đối với các
đồng chí lãnh đạo cấp cao xuống chỉ đạo hoặc đi các chiến trường. Vì vậy
xã Lộc Ninh thường xuyên bò đòch đánh phá ác liệt nhưng với tinh thần
chiến đấu kiên cường của quân dân Lộc Ninh nên các trận càn quét ấy của
đòch không gây thiệt hại gì cho lực lượng cách mạng và nhân dân. Đảng bộ
và nhân dân xã Lộc Ninh luôn bảo vệ thành quả cách mạng của mình trong
thời gian này.
Ngày 20/12 / 1946 Hồ Chủ Tòch kêu gọi “ toàn quốc kháng chiến”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ Đảng bộ Lộc Ninh đẩy mạnh công tác
phát động quần chúng hưởng ứng và tổ chức lực lượng kháng chiến, sẳn
sàng đánh bại bọn thực dân Pháp xâm lược Nhân dân trong xã phấn khởi đi
theo Đảng tham gia kháng chiến thi đua sản xuất đóng góp cho cách mạng.
Thực hiện chủ trương của Đảng về “ kháng chiến kiến quốc” Đảng bộ
Lộc Ninh xác đònh rõ tính chất tầm quan trọng của nhiệm vụ mới từ đó đã
lãnh đạo chính quyền các đoàn thể trong xã tiến hành thực hiện chính sách
ruộng đất. Trước tiên là tòch thu ruộng đất của bọn đòa chủ và tề xã ác ôn
tay sai của Pháp cấp cho nông dân nghèo làm ổn đònh đời sống cho người
dân, nhằm bồi dưỡng sức dân, tạo lòng tin tuyệt đối của nhân dân đối với
Đảng với sự nghiệp cách mạng.
Cũng thời gian này, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp tái
chiếm xâm lược của nhân dân cả nước diễn ra hắp nơi liên tục đã làm cho
chiến lược “ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp hoàn toàn phá sản.
8


Tiểu Luận Tốt Nghiệp


BÙI TẤN BẢY

Chúng bắt đầu lúng túng trước những mâu thuẫn không sao giải quyết được ,
bỡi vì càng mở rộng đòa bàn lấn chiếm thì lực lượng dàn mỏng, rất dễ bò ta
tiêu diệt, mà tập trung thì không đủ lực lượng, buộc chúng phải kéo dài
chiến tranh với ta. Đòch chuyển hướng quay về Nam bộ bằng cách tiếp tục
thực hiện kế hoạch bình đònh, đóng thêm đồn bót, đồng thời mở rộng cán
quét đánh phá cơ sở cách mạng và phong trào đấu tranh của quần chúng
nhân dân. Chúng phá hoại về kinh tế, bần cùng hoá đời sống nhân dân ,
tăng cường cũng cố ngụy quyền, bắt lính bổ sung lực lượng quân sự
Trước tình hình đó, huyện ủy Hồng Dân chỉ thò “ bao vây tiến tới giải
phóng đồn bót, bảo vệ vững chắc vùng căn cứ cách mạng”. Nhằm đóng góp
sức người sức của cho kháng chiến. Đảng bộ Lộc Ninh ra sức xây dựng lực
lượng du kích ngày càng đông được 1 tiểu đội, vận động nhân dân đóng góp
gạo, gà vòt chuẩn bò tiếp tế cho kháng chiến bao vây đồn bót đòch, hàng
trăm người tình nguyện đi đào công sự, làm chướng ngại vật trên sông, trên
lộ…
Từ tháng 9 /1947 – 4 / 1948 lực lượng du kích Lộc Ninh cùng với lực
lượng các xã trong huyện đồng loạt tấn công bao vây các đồn bót của đòch
cô lập đòch ở các đồn làm cho chúng không tổ chức được chi viện góp phần
to lớn cho việc đánh bại các đồn bót ở huyện Hồng Dân.
Từ năm 1949 – 1952 Thực hiện chỉ thò của tỉnh ủy, Huyện ủy, Đảng
bộ Lộc Ninh mở cuộc phát động kiện toàn 1 bước vai trò lãnh đạo của Đảng,
quản lý của chính quyền, xây dựng các đoàn thể vững chắc trong vùng căn
cứ cách mạng. Đợt phát động này trở thành phong trào quần chúnh mạnh
mẽ; cũng cố các đoàn thể, điều tra dân số, phân loại quần chúng phát triển
Đảng đến từng xóm ấp, xây dựng lực lượng chuẩn bò kháng chiến.
Năm 1953 – 1954 hưởng ứng chiến dòch đông xuân của cả nước, được
sự lãnh đạo của huyện ủy Hồng Dân, Đảng bộ nhân dân Lộc Ninh đẩy

mạnh các hoạt động phối hợp cùng các đơn vò bạn tiến hành bao vây đánh
phá đồn đòch, mở rộng vùng giải phóng. Mặc khác, chỉ đạo lực lượng quân
thường trực đáp ứng kòp thời, yêu cầu phục vụ chiến đấu như tiếp tế, tải
thương chiến lợi phẩm, quản lý tù binh…
Giờ phút lòch sử đã đến, trên chiến trường cả nước tin chiến thắng
vang dội khắp nơi, Đặc biệt là thắng lợi to lớn của trận quyết chiếm cứ điểm

9


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

chiến lược Điện Biên Phủ. Ngày 7 / 5/ 1954 ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn
chiến lược của thực dân Pháp giải phóng hoàn toàn đất nước.
Ngày 20 / 7 / 1954 Thực dân Pháp không còn cách nào khác là phải
ký hiệp đònh Giơ – Ne –Vơ với ta, kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm đầy
gian khổ, hy sinh nhưng rất vinh quang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng, chấm dứt thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp. Sau hiệp đònh GiơNe-Vơ một số cán bộ Đảng Viên chiến só của xã Lộc Ninh lên đường tập
kết ra Bắc số còn lại tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng của quần
chúng đòi thực dân pháp thi hành hiệp đònh.
Chín năm kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh
có những đóng góp đáng kể vào sự thắng lợi chung của dân tộc. Cống hiến
cả sức người sức của cho kháng chiến bằng lòng gan dạ tinh thần dũng cảm
với vũ khí thô sơ tầm vong, giáo, mác, gậy gộc đã ngăn bước tiến của quân
đòch khi chúng trở lại tái chiến bảo vệ an toàn lực lượng cách mạng và nhân
dân. Bên cạnh đó, Đảng bộ Lộc Ninh đã kòp thời cũng cố các tổ chức đoàn
thể mặt trận bám, đất bám dân, lãnh đạo tăng gia sản xuất, xây dựng lực
lượng du kích đông về số mạnh về chất nhằm đánh bạo mọi cuộc hành quân

càn quét của đòch, phối hợp các đơn vò xã bạn và lực lượng đòa phương quân
bao vây đồn bót đòch góp phần đánh bại chiến dòch đánh nhanh thắng nhanh
của thực dân pháp, cùng cả nước viết tiếp trang sử oai hùng cho dân tộc.
Tuy nhiên kẻ thù của dân tộc ta không chỉ có 1 thực dân Pháp mà còn
có cả đế quốc Mỹ. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến 9 năm tuy rất to lớn
nhưng chưa phải là thắng lợi hoàn toàn. Một nữa nước còn lại bò sự thống trò
của bọn đế quốc mà trực tiếp là Mỹ và lũ tay sai bù nhìn, do vậy cuộc đấu
tranh để thống nhất đất nước hai miền Nam Bắc còn phải tiếp tục lâu dài và
đầy gay go. Ý thức được trách nhiệm lòch sử ấy cùng với cả nước Đảng bộ à
nhân dân Lộc Ninh sẳn sàng và tiếp tục chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do
thống nhất nước nhà.
III. ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN LỘC NINH TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ( 1954 – 1975)
1. Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh trong giai đoạn đấu tranh

gìn giữ lực lượng cách mạng ( 1954 – 1960 ).

10


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

Ngày 20 / 7 1954 Hiệp đònh Giơ-Ne-Vơ được ký kết, cuộc kháng
chiến chống thực dân pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, Miền Bắc
hoàn toàn giải phóng, Miền nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất nước nhà..
Đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp lập nên chính quyền bù nhìn Ngô Đình
Diệm với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta hòng biến miền Nam thành

thuộc đòa kiểu mới của Mỹ, chúng lập phòng tuyến ngăn chặng không cho
chủ nghóa cộng sản tràn xuống khu vực Đông Nam Á. Lập căn cứ quân sự
để làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Để thực hiện mưu đồ ấy, Mỹ – Diệm đã
dùng nhiều biện pháp, thủ đoạn xảo quyệt, thâm độc trên tất cả các phương
diện kinh tế- chính trò – văn hoá – tôn giáo.
Để đối phó lại âm mưu của Mỹ – Diệm và bè lũ tay sa, Đảng ta vẫn
thực hiện trên tinh thần hiệp đònh Giơ-Ne-Vơ. Mặt khác tiến hành củng cố
tổ chức lại lực lượng và chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp với tình hình
nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, khẩn trương xây dựng vùng giải
phóng củ, nhất là vùng tập kết do ta quản lý thành những vùng tiêu biểu về
chính trò, kinh tế, văn hoá của chế độ ta.
Mỹ – Diệm không thi hành hiệp đònh, chúng tiến hành xây dựng hệ
thống chính quyền tay sai, lập đồn bót, càn quét đánh phá vùng căn cứ cách
mạng của ta. Trước hết chúng bày ra nhiều trò mò dân như : tổ chức trưng
cầu dân ý tháng 10 / 1955, tổ chức bầu cử quốc hội tháng 3 / 1956, thành lập
các tổ chức : Thanh niên công hoà, phụ nữ liên đới. Nhưng cuối cùng Ngô
Đình Diệm cũng lộ ra nguyên hình là một kẻ bán nước phản dân. Chúng
đưa ra những khẩu hiệu phản động như : “ Đã thực bài phong”, “ tố cộng,
diệt cộng”.
Xã Lộc Ninh là vùng căn cứ cách mạng, nơi có nhiều phong trào đấu
tranh cách mạng của Huyện Hồng Dân trong những năm kháng chiến chống
Pháp. Vì vậy Mỹ Diệm hết sức chú ý cho nên vào năm 1956 – 1957 chúng
tiến hành thiết lập hệ thống chính quyền xã, xây dựng đồn bót, mua chuộc
dụ giỗ số cán bộ kháng chiến bất mãn đầu hàng ra làm tề xã, ấp … Lợi dụng
số này truy bức khủng bố, bắt giữ những người kháng chiến trung kiên và cơ
sở cách mạng, đồng thời tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược, ban hành luật
10 / 59, đàn áp dã man phong trào cách mạng của xã.

11



Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

Cơ sở cách mạng có tổn thất nhưng ta vẫn bám dân hoạt động, lãnh
đạo quần chúng đấu tranh chống đòch, đồng thời đưa những cán bộ Đảng
viên không giữ được thế hợp pháp với đòch thì chuyển sang vùng khác hoạt
động hoặc rút vào hoạt động bí mật. Chọn những đồng chí Đảng viên, đoàn
viên có lập trường vững vàng, không bò lộ thì cài vào nội tuyến trong cơ sở
đòch nhằm lợi dụng thế hợp pháp mà hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng…
cũng chính nhờ vậy mà hạn chế được sự đánh phá, càn quét của đòch.
Thực hiện nghò quyết của trung ương, tỉnh ủy mà trực tiếp là Huyện
ủy Hồng Dân, Đảng bộ Lộc Ninh đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trò
đòi Mỹ – Diệm thi hành hiệp đònh Giơ-Ne-Vơ. Tổ chức được 80 cuộc đấu
tranh lớn nhỏ hơn 10.000 lượt người tham gia trong đó có 4 cuộc đấu tranh
với quy mô lớn hơn 4.100 lượt người tham gia. Bên cạnh đó, Đảng bộ Lộc
Ninh tăng cường cũng cố xây dựng lực lượng chính trò, đẩy mạnh đấu tranh
chính trò, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang tại đòa phương theo tinh
thần nghò quyết 15 của TW ( 1/ 1959). Xây dựng lực lượng từ một tiểu đội
ban đầu phát triển thành cấp trung đội ở xã, các ấp đều có một tiểu đội vũ
trang là một tổ du kích nhằm sản sàng đẩy mạnh đấu tranh vũ trang kết hợp
với đấu tranh chính trò khi điều kiện cho phép.
Năm 1960 hưởng ứng phong trào đồng khởi toàn miền Nam, quân dân
xã Lộc Ninh nổi dậy phá tan các ấp chiến lược. Xông lên vây chặc đồn giặc,
kêu gọi đòch hạ súng đầu hàng trở về với cách mạng. Cũng trong giai đoạn
này là vào 17/ 7/ 1960, lực lượng vũ trang xã Lộc Ninh kết hợp với lực lượng
các xã Ninh Thạnh Lợi, Vónh Lộc, Ninh Hòa bao vây đồn Ngan Dừa suốt 7
ngày đêm, làm cho đòch chết và bò thương 25 tên.
Nhìn chung, từ năm 1954 – 1960, phong trào đấu tranh của nhân dân

Lộc Ninh diễn ra trên hai mặt chính trò và vũ trang rất sôi động, lực lượng vũ
trang đã tác chiến 65 trận lớn nhỏ, tiêu diệt hàng trăm tên đòch, thu 171 súng
các loại, diệt 12 đồn bót đòch. Cùng với phong trào Đồng khởi, đấu tranh
chính trò ở miền Nam, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh đã góp phần đáng kể
làm thất bại kế hoạch điển hình của Mỹ – Diệm, buộc Mỹ – Diệm chuyển
sang thực hiện chiến lược mới.
2/ Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh góp phần đáng bại “

Chiến tranh đặc biệt” và “ Chiến tranh cục bộ” của Mỹ – Ngụy
( 1961 – 1968 ).
12


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

Phong trào Đồng khởi 1960 – 1961 của nhân dân ta đã đập tan hệ
thống kềm kẹp của Mỹ – Diệm ở vùng nông thôn. Chiến lược Ai-xen-hao
đã bò đánh bại, nguy cơ sụp đổ của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm không trể
tránh khỏi, nội bộ chính quyền đòch có nhiều mâu thuẫn, quan hệ giữa chủ
Mỹ và tay sai Ngụy quyền ngày càng mâu thuẫn sâu sắc.
Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “
Chiến tranh đặc biệt” nhằm phản kích lại phong trào cách mạng của nhân
dân ta. Với vũ khí của Mỹ, tiền Mỹ, cố vấn Mỹ cùng bộ máy cảnh sát
và hệ thống chính quyền được quân sự hoá, với các chính sách khủng bố
chúng tiến hành mở nhiều đợt càn quét bắn phá dã man trong toàn miền
Nam. Mỹ – Diệm hy vọng khuất phục được nhân dân ta.
Đối với Lộc Ninh, Mỹ – Diệm cũng đã tập trung mũi nhọn vào vùng
đất này, vì đây là vùng căn cứ cách mạng, có vò trí chiến lược quan trọng ở

huyện Hồng Dân. Đòch tăng cường đánh phá ác liệt, dùng B52 rải bom liên
tục, kể cả chất độc hóa học xuống những làng quê Lộc Ninh mà chúng nghó
là vùng căn cứ cách mạng hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta. Chúng cho
quân đi càn vào xóm ấâp bắn giết nhân dân, chiếm vùng giải phóng, thực
hiện chiến lược bình đònh cấp tốc.
Năm 1962. Mỹ – Ngụy tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền quân
sự, lập ấp chiến lược ở các ấp như : Kinh Xáng, Đầu Sấu Đông, Đầu Sấu
Tây, Tà Suôi để dễ bề tiêu diệt lực lượng cách mạng của xã Lộc Ninh.
Chúng xây dựng cả một hệ thống bốt đồn dày đặc ở 9 ấp với 13 đồn cấp
trung đội và đại đội, 1 hội đồng xã bù nhìn với số quân thường trực từ 700 –
1000, chưa kể các đồn bót lân cận hoạt động thường xuyên trên đòa bàn xã
Lộc Ninh.
Trước tình hình đó, Đảng bộ Lộc Ninh trực tiếp lãnh đạo quần chúng
đấu tranh, củng cố chi bộ Đảng và giao nhiệm vụ cho những cán bộ, đảng
viên hướng dẫn quần chúng đấu tranh hàng ngày, hàng giờ với đòch và đào
tạo nòng cốt để sẵn sàng thay thế đồng thời diệt những tên ác ôn, tề gian
ngoan cố ….
Đây cũng là lúc tình hình diễn biến phức tạp, sự khủng bố của kẻ thù
ngày càng khốc liệt hơn. Để thực hiện phương pháp “ tác nước bắt cá”, Mỹ
– Diệm tăng cøng càn quét, phá hủy ruộng vườn, ráo riết gom dân vào “
khu trù mật”, “ khu dinh điền” để tách dân ra khỏi Đảng, khỏi cách mạng,
13


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

nhằm tiêu diệt cách mạng, cứu vãn chính quyền Ngô Đình Diệm. Trước tình
hình khó khăn trên, thực hiện sự chỉ đạo của huyện ũy là phải bám sát quần

chúng nhân dân, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống khủng bố,
chống quy khu, lập ấp, tổ chức diệt những tên ác ôn, hỗ trợ cho phong trào
đấu tranh cách mạng của nhân dân, phát triển và xúc tiến xây dựng lực
lượng. Đồng thời phát động phong trào chiến tranh du kích toàn dân chống
đòch, phá ấp chiến lược, phối hợp 3 mặt đấu tranh : chính trò, quân sự, binh
vận, phối hợp lực lượng cơ sở bên trong với lực lượng vũ trang tấn công từ
bên ngoài để phá ấp chiến lược.
Từ năm 1961 – 1963, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh tổ chức nhiều
trận đánh như :
Ngày 2 tháng 9 năm 1961, du kích xã Lộc Ninh phối hợp với lực lượng
giáo phái đánh quân Nùng tại Bà Ai – Cai Giảng, diệt gọn 400 tên, thu 300
súng các loại.
Ngày 12/4/1962 lực lượng du kích xã gồm 15 đồng chí phối hợp với
lực lượng U Minh 10 phục kích đáng bọn Chi khu Phứơc Long càn vào ấp
Bình dân. Sau 1 giờ chiến đấu ta đã diệt tại chỗ 70 tên, bắt sống 10 tên, thu
67 súng các loại.
Đêm 17/10/1963, lực lượng du kích xã gồm 20 đồng chí tổ chức tấn
công đồm Vàm Xáng, tiêu diệt 22 tên tại chỗ, thu tại chỗ 22 súng và 1 máy
thông tin PRC 25.
Cũng trong đêm 17 / 10/ 1963, lực lượng du kích cùng với lực lượng
quân khu vây đánh thiệt hại nặng chi khu Ngan Dừa đến sáng ngày
18/10/1963, đòch huy động 2000 quân chủ lực từ Sóc Trăng vào giải tỏa cho
Chi Khu Ngan Dừa, bằng nhiều mũi cả quân đổ bộ và đường không. Do dự
kiến chính xác và bố trítrận đòa sẵn, ta chủ động nổ súng. Kết quả sau 1
ngày chiến đấu ta tiêu diệt 600 tên trong đó có 22 cố vấn Mỹ , bắn rơi 6
máy bay. Riêng du kích Lộc Ninh đã diệt 75 tên, bắn rơi 2 máy bay.
Cùng với những trận đánh của lực lượng vũ trang, quần chúng nhân
dân xã Lộc Ninh tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh chính trò, đấu tranh binh
vận nhằm vận động các gia đình trong xã và các xã lân cận có con em đi
lính cho ngụy hãy quay về với cách mạng và nhân dân.


14


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

Với những thắng lợi về quân sự, chính trò, binh vận của Đảng bộ và
nhân dân xã Lộc Ninh đã góp phần làm phá sản chiếh lược “ Chiến tranh
đặc biệt” của đế quốc Mỹ, tạo đà cho quân – dân trong xã tiến lên giành
thắng lợi mới ở giai đoạn tiếp theo.
Thắng lợi của quân và dân miền nam nói chung, quân dân xã Lộc
Ninh nói riêng đã đánh bại chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Đế
quốc Mỹ phải một lần nữa điều chỉnh chiến lược, chuyển sang chiến lược “
Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam, mở
rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Cách mạng miền
Nam và cả nước bước vào thời kỳ thử thách sống còn, phải trực tiếp chiến
đấu với 1 đối thủ là cường quốc quân sự vào bậc nhất trên thế giới.
Hội nghò lần thứ 11 và 12 của Ban chấp hành Trung ương Đảng năm
1965 đã xác đònh quyết tâm của cả nước quyết chiến thắng Đế quốc Mỹ và
bè lũ tay sai, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Để động viên và cổ vũ tinh thần cán bộ chiến só và đồng bào cả nước
trước nguy cơ Đế quốc Mỹ mở rộng và leo thang chiến tranh, ngày
20/7/1965, Hồ Chủ Tòch ra lời kêu gọi : “ Dù đế quốc Mỹ có tăng 10 vạn, 20
vạn quân Mỹ hay nhiều hơn nữa, dù phải chiến đấu 10 năm, 20 năm hay lâu
hơn nữa, nhân dân Việt Nam cũng quyết đánh đến thắng lợi hoàn toàn”.
Nghò quyết của Trung ương và lời kêu gọi của Bác Hồ đã khích lệ và
tạo niềm tin cho cán bộ, chiến só, đồng bào vào sự thắng lợi của cách mạng.

Đế quốc Mỹ đang thất bại và sẽ thất bại, nhân dân ta đang thế tấn công và
nhất đònh sẽ giành thắng lợi vẻ vang.
Đứng trước kẻ thù nguy hiểm độc ác, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh
quyết tâm cùng nhân dân cả nước đánh bại những âm mưu thủ đoạn mới
của đế quốc Mỹ.
Trước tình hình này, được sự chỉ đạo của tỉnh uỷ và trực tiếp là huyện
ủy Hồng Dân, Đảng bộ Lộc Ninh phát động đợt học tập chính trò sâu rộng
trong Đảng, cán bộ, lực lượng du kích về tinh thần quyết tâm của Trung
ương các khu uỷ, tỉnh ủy, huyện ủy. Lấy nội dung lời kêu gọi của Bác Hồ
phát động thi đua hăng say đánh Mỹ. Đồng thời tiến hành vận động thanh
niên, trai tráng trong xã tham gia vào lực lượng du kích, lực lượng vũ trang
15


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

nhằm phát triển lực lượng bổ sung cho huyện và tỉnh. Phát động nhân dân
đào hầm trú ẩn để tránh bom đạn đòch, xây dựng vùng giải phóng chăm lo
bồi dưỡng và bảo vệ dân.
Năm 1965 – 1968, Đảng bộ Lộc Ninh đã lãnh đạo quân và dân trong
xã cũng như phối hợp các đơn vò bạn và lực lượng vũ trang tuyến trên mở 56
trận đánh, diệt 170 tên thu 80 súng. Nổi bật là trận đánh vào đêm 15/9/1968,
đòch đi chuyền đồn, du kích xã có 12 đồng chí phục kích diệt tại chỗ 16 tên,
bắn bò thương 5 tên và thu 9 súng.
Chiều ngày 28/1/1968 ( Tết Mậu thân) nhận chỉ thò của Tỉnh ủy,
huyện ủy về việc cùng các xã phối hợp với quân chủ lực tiến công bao vây
nhằm giải phóng quận Ngan Dừa, chủ yếu là phục vụ hậu cần tiếp tế, tải
thương ….Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh chấp hành mệnh lệnh, hăng hái

tham gia góp sức người sức của vào cuộc tổng tiến công 1968 với mong
muốn duy nhất là giành thắng lợi. Cuối cùng tuy không tiêu diệt và tiêu hao
được sinh lực đòch nhưng cũng đã làm cho lực lượng đòch tan rã, hoang
mang, góp phần cùng cả nước tạo ra tiếng vang làm lung lay ý chí xâm lựơc
của Đế quốc Mỹ trước một đất nước nhỏ bé nhưng dân tộc lại rất anh hùng.
3/ Tiếp tục đấu tranh chống phá bình đònh và giải phóng xã

Lộc Ninh góp phần cho chiến thắng mùa xuân 1975.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân và dân miền Nam
đập tan chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”, một cuộc chiến tranh tổng lực mà
Mỹ thực hiện ở Việt Nam với những cố gắng cao nhất của 1 cường cuốc
quân sự trong phe chủ nghóa đế quốc. Chúng buộc phải xuống thang chiến
tranh. Tháng 11/1968, sau khi lên làm tổng thống Nixơn đã cho ra đời học
thuyết mang tên ông ta, thực hiện “ Việt Nam hóa chiến tranh”, với mục
tiêu cơ bản là rút quân Mỹ về nước và củng cố ngụy quân, ngụy quyền trở
nên mạnh, từ bỏ chiến lược tìm diệt,chuyển sang chiến lược bình đònh lấn
chiếm.
Đầu năm 1970, đòch đẩy mạnh chương trình bình đònh. Chúng đóng
đồn bót dày đặc, củng cố hệ thống chính quyền ngụy, xây dựng bộ máy tề
ấp xã, mật báo để kềm dân. Bắt lính dồn quân đưa vào các đoàn bình đònh
xuống tận xóm ấp làm chiến tranh tâm lý, vận động chiêu hồi, chiêu hàng
hòng phá vỡ cơ sở cách mạng. Xã Lộc Ninh tiếp tục bò đòch càn quét, khủng
bố phá hoại, gây ra nhiều khó khăn cho phong trào đấu tranh cách mạng.
16


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY


Trước tình hình đó, Đảng bộ Lộc Ninh chỉ đạo các đoàn thể mặt trận
tăng cường bám đất, bám dân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, củng cố
lại lực lượng, quyết tâm giữ vững phong trào cách mạng, đồng thời triễn
khai phương án chiến đấu mới trong tình hình cách mạng mới.
Ngày 30 / 3 /1971 du kích xã Lộc Ninh phối hợp với đơn vò 201 đánh đồn bà
ai diệt 32 tên thu 32 súng các loại và một máy thông tin PRC 25.
Ngày 14 /4/ 1971 đòch đổ bộ bằng đường không đến Cai Giảng, du
kích Lộc Ninh phục kích đồng loạt nổ súng khi đòch vừa chạm đất, kết quả
diệt tại chổ 15 tên bắn bò thương 7 tên khác và phục kích đánh thiệt hại
nặng đại đội bảo an chi khu Ngan Dừa.
Ngày 30 / 4/ 1972 Du kích xã phục kích đánh đồn Bà Ai, cách đồn
khoảng 300 mét. Sau khi đòch đi càn quét về đến đồn Bà Ai ta chờ cho bộ
phận chỉ huy và thông tin lọt vào trận đòa thì đồng loạt nổ súng, kết quả diệt
9 tên ( có tên thiếu úy đại đội trưởng ) thu 8 súng và một máy PRC 25.
Ngày 27 tháng 10 năm 1972 du kích xã Lộc Ninh gồm 20 đồng chí tổ
chức tấn công đồn Tà Suôi điệt 19 tên, làm bò thương 8 tên thu 22 súng.
Trước những chiến thắng dồn dập của quân và dân ta, tháng 1/ 1973
Mỹ – Ngụy buộc phải ký hiệp đònh Pari với ta rút hết lính Mỹ và chư hầu
về nước. Nhưng với bản chất là tên xâm lược hiếu chiến chúng không từ bỏ
ý đònh xâm lượt hòng phá hoại hiệp đònh đã ký kết. Viện trợ chính quyền
Nguyễn Văn Thiệu, lập kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, tiến hành bình đònh
tái chiến những vò trí mà ta đã giải phóng. Ở Lộc Ninh đòch dùng B52 dội
bom, càn quét đánh phá ác liệt đồng thời mỡ những cuộc hành quân tiến sâu
vào vùng giải phóng của ta. Bên cạnh đó đòch tiếp tục tăng cường cũng cố
Ngụy quyền thay đổi hàng loạt bộ máy chỉ huy từ xã đến ấp nhằm nâng cao
chất phản động gian ác như ở các ấp : Tà Suôi, Bình Dân, Bà ai, Đầu sấu
Đông, Đầu sấu Tây.
Để kòp thời chỉ đạo lãnh đạo chống lại âm mưu phá hoại hiệp đònh
của đòch. Tỉnh ủy tổ chức tập huấn cho các ngành các cán bộ chủ chốt các

huyện về nội dung ý nghóa của hiệp đònh Paris, quan điểm của Đảng ta, sau
đó triễn khai đến các cán bộ cấp huyện và cơ sở. Huyện ủy đã tổ chức học
tập quán triệt nội dung của hội nghò tỉnh ủy, phổ biến cho các lực lượng vũ

17


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

trang và các chi ủy, cán bộ Đảng viên cơ sở và chủ trương phát động rộng
rãi ra quần chúng, tổ chức lực lượng đấu tranh chống đòch.
10 / 1973 tỉnh ủy mở hội nghò mỡ rộng để quán triệt nghò quyết 21 của
trung ương đánh giá tình hình cách mạng miền Nam và khắc phục những
thiếu sót lệch lạc sau hiệp đònh. Đồng thời tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ là : phát
huy thế tiến công làm thất bại âm mưu phá hoại hòa bình, vi phạm hiệp đònh
của đòch. Kiên quyết đánh bại bình đònh lấn chiếm.
Thực hiện chỉ thò của tỉnh ủy, Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh đã kòp
thời dùng bạo lực cách mạng chặn đứng âm mưu “tràn ngập lãnh thổ”, “
bình đònh” của đòch ngay từ ban đầu. Đánh bại các cuộc hành quân lấn
chiếm, gom dân, cướp lúa của chúng giữ vững thế chủ động tiến công liên
tục đánh thẳng vào thế phòng thủ của đòch, tiêu diệt và làm tiêu hao sinh
lực của đòch, giữ vững và không ngừng mỡ rộng vùng giải phóng ra các ấp
còn lại.
Trước thế tấn công của quân và dân ta từ năm 1972 – 1974 trên chiến
trøng miền Nam, đòch đang ở thế bò động và suy yếu, hoang mang,sợ hãi,
co cụm, phòng thủ, lực lượng ta ngày càng lớn mạnh, cùng với ưu thế của cả
nước quân và dân Lộc Ninh củng cố và tăng cường lực lượng tiến hành bao
vây đồn bót đòch, bắn tỉa pháo kích bất kể ngày đêm. Xây dựng bãi chứa

hầm chông ngăn chặn, xiết chặt vòng vây, mỡ ra nhiều trận đánh quyết liệt
vào quân đòch. Lực lượng du kích phối hợp với bộ đội chủ lực tấn công
mãnh liệt và bất ngờ đã nhanh chóng tiêu diệt, Sang bằng nhiều đồn bót của
đòch tiêu biểu là :
Ngày 16 tháng 7 năm 1972 tiêu diệt đồn Cay Giảng
Ngày 30 tháng 7 năm 1972 tiêu diệt đồn Cây Mét
Ngày 17 tháng 9 năm 1973 tiêu diệt đồn Bà ai.
Ngày 20 tháng 9 năm 1973 tiêu diệt đồn Bình Dân.
Ngoài ra các đồn còn lại đều bò ta bao vây cô lập, co cụm lại không
giám hành động đánh phá, tinh thần của đòch hoang mang lo sợ.
Cùng với thắng lợi trên mặt trận quân sự, phong trào đấu tranh chính trò
ngày càng diễn ra sôi nổi tiêu biểu là:
Tháng 10 / 1959 có hơn 1.000 chò em xã Lộc Ninh va xã Ninh hoà phối
hợp kéo xuống chi khu Ngạn Dừa đấu tranh với tên quận trưởng chống bắt
18


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

lính, chống giam người vô tội , chống bắn phá bừa bãi. Đòch thẳng tay đàn
áp bắt giam hàng chục người nhưng làn sống đấu tranh của chò em ngày
càng nâng cao và quyết liệt hơn, cuối cùng đòch phải nhượng bộ chấp nhận
yêu cầu thả hết những người bò bắt.
Ngày 28 tháng 10 năm 1960, cuộc đấu tranh hơn 10.000 người tại tiểu
khu Bạc Liêu được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bạc Liêu mà trực tiếp là huyện
ủy Hồng Dân, Đảng bộ xã Lộc Ninh lãnh đạo nhân dân cùng với nhân dân
các xã Vónh Lộc, Ninh hoà, Hưng phú, Ninh qùi và nhân dân Huyện Vónh
Lợi kéo về tiểu khu Bạc Liêu đòi quyền không được đánh đập người vô tội,

chống bắt lính, bắn phá bừa bãi, bọn đòch đã thẳng tay đàn áp cuộc đấu
tranh, đánh đập nhân dân dã man, nhưng nhân dân tavẫn khôngtrùng bước
cuộc đấu tranh diễn ra ngày càng sôi nổi quyết liệt hơn. Chúng đã nổ súng
bắn vào đoàn người đấu tranh làm cho nhiều người hy sinh trong đó có chò
Trần Thò Thu ở xã Lộc Ninh hy sinh. Cuộc đấu tranh càng quyết liệt, đặc
biệt là đòi giết lại bọn chúng cuối cùng thì tên tỉnh trưởng phải chấp nhận
và cử đại diện ra nhận yêu sách của ta.
Song song với công tác đấu tranh chính trò Đảng bộ Lộc Ninh luôn quan
tâm đến công tác xây dựng Đảng, đảm bảo về số lượng cũng như chất
lượng. Đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng kết nạp Đảng cho những
đồng chí đã được rèn luyện trường thành trong thử thách có lập trường quan
điểm vững vàng trung thành tuyệt đối với Đảng với sự nghiệp cách mạng,
không xa rời quần chúng nhân dân.
Đảng bộ đã bí mật đưa một số đồng chí Đảng viên trung kiên tham gia
vào hội đồng xã và nhiều đồng chí là những người giác ngộ cách mạng tiêu
biểu vào làm tề ấp cho đòch để làm nội ứng cho ta sau này.
Công tác binh vận từ năm 1970 – 1975 được Đảng bộ tăng cường lãnh
đạo, cài người vào hàng ngũ đòch làm nội ứng khởi nghóa. Điển hình là hai
đồng chí Lê Văn Cao và Trần Minh làm nội ứng khởi nghóa đồn bà ai đúng
theo sự chỉ đạo của Đảng, bên trong đồn diệt bọn ác ôn, bên ngoài lực lượng
du kích ta nổ súng xung phong kết quả diệt 11 tên, bắt sống 12 tên thu 25
súng và một máy PRC 25. Đặc biệt trong thời gian này binh vận của ta đã
giác ngộ, binh só làm nội ứng cho cách mạng, vận động gia đình binh só ngụy
kêu gọi con em của mình ở các đồn bỏ hàng ngũ đầu hàng cách mạng.

19


Tiểu Luận Tốt Nghiệp


BÙI TẤN BẢY

Cùng với lực lượng vũ trang, chính trò, công tác công tác binh vận đã
góp phần làm tan rã tổ chức của ngụy quân, ngụy quyền tại xã Lộc Ninh.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân cả
nước nói chung, nhân dân xã Lộc Ninh nói riêng đã bảo vệ nhiều cơ quan
của Đảng, nuôi chứa và che chở cho nhiều cán bộ, có cả cán bộ lãnh đạo
Trung Ương, tỉnh ủy,huyện ủy với khẩu hiệu “ hầm là nhà” nhân dân không
sợ hy sinh gian khổ đào hầm bí mật trong nhà, trong vườn nuôi chứa che dấu
cho cán bộ Đảng viên như ông : Nguyễn văn ba, ông Trần văn Huê, ông Lê
Văn t, ông Dương Văn Bảy và bà Huỳnh Thò Tám.
Người dân Lộc Ninh một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự thắng lợi
của cách mạng, họ sẳn sàng đóng góp sức người và tài sản của mình cho
cách mạng. Tiêu biểu như thím 3 Vẹn người dân tộc khơme đã góp cho
cách mạng 6 tấn lúa, Bác ba son ấp Bà Ai II hiến 12 tấn lúa, Chú 2 Được
chú Tư Oanh hiến 4 tấn lúa và còn nhiều rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác
đóng góp hơn 30 triệu đồng, 75 chiếc xuồng… và vận động hàng ngàn tấn
gạo để nuôi quân phục vụ cho kháng chiến để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Đáp lại tấm lòng yêu mến và tin cậy của nhân dân lực lượng vũ trang
xã Lộc Ninh dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ đã đẩy mạnh đấu tranh
quân sự kết hợp đấu tranh chính trò và binh vận đã đánh tan quân xâm lược
cùng bè lũ tay sai bán nước.
Ngày 27 tháng 6 năm 1974 đã đi vào lòch sử đấu tranh cách mạng của
Đảng bộ và nhân dân xã Lộc Ninh, là ngày hội chiến thắng quê hương Lộc
Ninh, sạch bóng quân thù. Thắng lợi vẽ vang của Đảng bộ và quân dân Lộc
Ninh đã thể thiện ý chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu anh dũng, sáng tạo,
và đã được tôi luyện trong thử thách, đồng thời mở đường cho việc giải
phóng quê hng Hồng Dân và giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975.
Đến ngày 22 tháng 4 năm 1975 ban thường vụ tỉnh uỷ Bạc Liêu hội
nghò sơ kết tình hình, chuẩn bò bước vào cao điểm tỗng tiến công và nổi dậy

mùa xuân 1975 tại ngã ba láng cát xã Châu thới huyện Vónh lợi. Đồng chí
Đoàn thanh Vò bí thư tỉnh ủy, trưởng ban khởi nghóa chủ trì hội nghò. Hội
nghò đánh giá tình hình và quyết tâm giải phóng toàn tỉnh nhà. Hội nghò
cũng xác đònh 3 khâu cơ bản cần tập trung giải quyết.

20


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

Một là : làm cho các cấp các ngành, cán bộ Đảng viên trong toàn tỉnh
nhất trí cao với việc đánh giá thời cơ lòch sử “ ngàn năm có một” để nâng
cao quyết tâm hành động cách mạng, đóng góp sức người, sức của cao nhất
nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quê hương.
Hai là : đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trò và
công tác binh vận coi đó là yếu tố quyết đònh làm cho tương quan lực lượng
thay đổi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Ba là : bố trí lại tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo ở các đòa bàn huyện và xã
phân bổ cán bộ Đảng viên để đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành cho
được nhiệm vụ.
Đặc biệt đồng chí Bí thư tỉnh ủy trưởng ban khởi nghóa đã ra lời kêu
gọi “ toàn Đảng bộ nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành
nhiệm vụ trong giai đoạn lòch sử, ngàn năm có một”
Hưởng ứng lời kêu gọi của ban khởi nghóa với tinh thần “ một ngày
bằng 20 năm” cùng với cả nước trưa ngày 30 /4 /1975 quân và dân xã Lộc
Ninh phối hợp với nhiều đơn vò chủ lực miền Nam giải phóng chi khu Ngan
Dừa, hang ở cuối cùng của đòch trong huyện. Thắng lợi này đã đánh dấu sự
trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân Lộc Ninh trong đấu tranh

cách mạng góp phần cùng cả nước viết tiếp trang sử vẽ vang của dân tộc
trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất nước nhà.
Trong chiến công vô cùng oanh liệt vẽ vang vàđáng tự hào ấy, quân và
dân Lộc Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã đem hết sức mình, quyết
tâm tự lực tự cường, chủ động sáng tạo không quản gian lao không sợ hy
sinh để góp phần vào chiến công chung của cả nước.
Trong công cuộc đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng
quê hương đất nước. Xã Lộc Ninh có : 116 liệt só, 110 thương binh, 2 bệnh
binh, 16 bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 1.000 gia đình có công với cách
mạng họ không tiết máu xương của cải sẳn sàng cống hiến cho tổ quốc,
quyết giành lại hoà bình hạnh phúc cho mọi người.
Suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ, Đảng
bộ và nhân dân Lộc Ninh có quyền tự hào đã làm tròn trách nhiêm là vùng
căn cứ cách mạng, là nguồn dự trữ nhân tài, vật lực dồi dào cho cách mạng,
góp phần cùng cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
21


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

dân, đưa nước ta bước sang 1 kỹ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ Nghóa.

PHẦN KẾT LUẬN
Lộc Ninh là xã vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng của huyện Hồng
Dân, Tỉnh Bạc Liêu trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và đếquốc
Mỹ, nhân dân Lộc Ninh luôn kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng
một lòng theo Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng đã chiến

đấu kiên cường anh dũng trước kẻ thù xâm lượt lập nên nhiều chiến công
hiển hách, góp phần cùng cả nước thống nhất nước nhà, kết thúc bằng chiến
dòch Hồ Chí Minh lòch sử năm 1975.
Ngay sau khi thực dân pháp đặt chân lên vùng đất Lộc Ninh thống trò,
đàn áp bóc lột nhân dân, thì đã xuất hiện nhiều phong trào tự phát của quần
chúng nhân dân nổi dậy đấu tranh một mất một còn với bọn thực dân và đòa
chủ phong kiến giành lại từng mãnh đất thửa ruộng nồi cơm manh áo cho
mình và cho thế hệ mai sau.
Năm 1940 chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở Lộc Ninh. Phong trào
cách mạng ngày càng sôi sục và quyết liệt. Nhật đảo chánh Pháp, thời cơ đã
đến Đảng bộ Lộc Ninh đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền.
Cách mạng tháng 8 thành công kết thúc chặn đường đấu tranh gian khổ, đầy
cam go, đánh dấu sự trưởng thành của Đảng bộ Lộc Ninh qua 5 năm tôi
luyện và thử thách.
Niềm vui chiến thắng vừa đến thì cũng chính là lúc thực dân pháp tiến
hành tái chiếm nước ta lần thứ hai. Đảng bộ và chính quyền Lộc Ninh còn
rất non trẻ lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến trường kỳ
chống pháp và can thiệp Mỹ. Trước hết Đảng bộ Lộc Ninh thực hiện chính
sách đoàn kết dân tộc. Đảng bộ đã sớm thống nhất ý chí, thống nhất tổ chức,
thống nhất hành động, đây là tiền đề quan trọng để đoàn kết toàn dân 3 dân
tộc trong xã : Kinh – Hoa và Khơme để đấu tranh cách mạng. Mặt khác
Đảng bộ đã khẩn trương cũng cố tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính
quyền và các đoàn thể chính trò xây dựng lực lượng du kích,vừa phát động
sản xuất tích trữ lương thực, vừa xây dựng căn cứ, rèn luyện vũ khí sẳn sàng
phục vụ cho chiến đấu.
22


Tiểu Luận Tốt Nghiệp


BÙI TẤN BẢY

Sau hiệp đònh Giơ-Ne-Vơ Mỹ hất cẳng pháp nhảy vào miền nam việt
nam lập nên chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm. Chúng thi hành những chính
sách khủng bố dã mang, gom dân lập ấp chiến lược , “ tố cộng, diệt cộng”,“
bình đònh cấp tốc” , luật 10/59 “ Lê máy chém khắp miền Nam, cũng cố và
thiết lập bộ máy chính quyền tay sai tề xã, ấp , truy bắt những người tham
gia kháng chiến và cơ sở cách mạng. Mỹ đã đề ra nhiều chiến lược chiến
tranh : “ chiến tranh đặc biệt” , “ chiến tranh cục bộ”, “ Việt nam hoá chiến
tranh” nhằm tiêu diệt và đàn áp phong trào cách mạng việt nam.
Đứng trước tình hình đó, Đảng ta chỉ đạo tiến hành cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, nhân dân Lộc Ninh cùng với nhân dân cả
nước bước vào cuộc chiến đấu mới.
Đảng bộ Lộc Ninh xác đònh đây là cuộc kháng chiến trường kỳ lâu dài
và ác liệt. Do vậy cách mạng phải giữ dân, bám dân để hoạt động. Đồng
thời vận động nhân dân tích cực đóng góp sức người sức của, xây dựng căn
cứ cho kháng chiến. Mặt khác, Đảng bộ ra sức cũng cố tổ chức Đảng chính
quyền, đoàn thể mặt trận, lực lượng vũ trang du kích đông về số mạnh về
chất. Kết hợp đấu tranh trên mặt trận, quân sự chính trò và binh vận. Nắm rõ
về đòch, xác đònh đúng đối tượng cách mạng, nhận đònh đúng tình hình tạo
tiền đề cho thắng lợi cách mạng thống nhất nước nhà.
Nhìn lại chặng đường đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân Lộc Ninh bằng tấm lòng yêu nước, với một lòng tin vào
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã vượt qua những chặng đường gay go, ác
kiệt, tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Công lao đó đã được Đảng và nhà nước
đánh giá đúng mức và phong tặng danh hiệu “ anh hùnh lực lượng vũ trang
nhân dân”.
Ngày nay hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua nhân dân Lộc Ninh dưới
sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Lộc Ninh tiếp tục phát huy truyền thống
tốt đẹp của mình đoàn kết sáng tạo thi đua lao động sản xuất đã đạt được

nhiều thành tựu đáng tự hào. Kinh tế phát triển nhanh theo hướng chuyển
dòch cơ cấu sản xuất Nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Đời
sống nhân dân từng bước được cải hiện văn hoá giáo dục, thể thao, y tế phát
triển mạnh An ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững, luôn làm tốt chính
sách xã hội. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ Lộc Ninh quyết tâm
lãnh đạo toàn quân và toàn dân xây dựng quê hường Lộc Ninh đàng hoàng
hơn, tốt đẹp hơn tất cả vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công
23


Tiểu Luận Tốt Nghiệp

BÙI TẤN BẢY

bằng, dân chủ, văn minh”. Góp phần cùng cả nước thực hiện thành công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghóa trong thời kỳ
công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước.

24



×