Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện hoà vang thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.67 KB, 72 trang )

21
ĐẦU
- PGS,TS Nguyễn Điền, TrầnMỞ
Đức,
Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang
trại gia đình trên thế giới và châu Á, Nxb Thống kê, Hà Nội.
1. Tính cấp thiết của đề tài
- PGS,TS Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội
nông thôn, nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5
- PGS,TS Lê Đình Thắng, TS Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Tiệm (1994),
khóa VII về tiếp tục đôi mới và phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển
Dịch vụ nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn toàn diện là vấn đề rất quan trọng
- R.Barker, C.P.Timmer (1991), Ảnh hưởng của chính sách nông
ở huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nằng. Thời gian qua nông nghiệp, nông
nghiệp: kinh nghiệm các nước châu Á và Đông Ầu - những gợi ỷ đối với Việt
thôn phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực như chọn
Nam,
Uỷ ban
hoạch
nhàtác,
nuớc,
Hà Nội.
tạo giống,
kỹkế
thuật
canh
chuyến
đối cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đã tạo
G.A, Kuznetxov


(1975),
các vùng
sản trưởng
xuất nông
ra khối- lượng
sản phẩm, hàng
hoáĐịa
đánglỷkểquy
góphoạch
phần thúc
đẩy tăng
nền
nghiệp,
Nxbhuyện.
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
kinh tế của
Ngoài
ra còn
có một
số học
viên
làmVang
luậnphát
văn triển
tốt nghiệp
về đề
tài mún,
nông
Tuy nhiên,
nông

nghiệp
huyện
Hoà
vẫn còn
manh
nghiệp,
thôn nhỏ,
duới phương
các góc thức
độ khác
nhau, cụ
nhưng
có luận
nào viết
quy mô nông
sản xuất
và công
sản chưa
xuất lạc
hậu, văn
kỹ thuật
áp
về
vấnkhông
đề: “Công
nghiệp
hoáthấp,
nônggiánghiệp
huyện
Vang

dụng
đồng đều
dẫnhoá,
đến hiện
năngđại
suất
thành ởcao,
chấtHoà
lượng
sảnthành
Đà ốn
Nẵng“
phẩm phố
không
định. Hơn nữa, sản phấm lại chưa được chế biến dẫn đến khả

3. Mục
năng cạnh
tranhđích,
kém. nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Đe thúc đẩy nông nghiệp huyện Hoà Vang phát triển nhanh cần đẩy
Mục nghiệp
đích’. Góp
hoá nghiệp
những cơ
lý bàn
luậnhuyện
và thực
tiễnsức
về

mạnh công
hoá, phần
hiện hệ
đại thống
hoá nông
trênsởđịa
là hết
công
nghiệp
hoá nông
nghiệp,
đó nông
vận dụng
vàoở nghiên
cần thiết.
Vì hoá,
vậy hiện
đề tàiđại“Công
nghiệp
hoá, trên
hiện cơ
đạisởhoá
nghiệp
huyện
cứu
công nghiệp
hiệnđược
đại tác
hoágiảnông
ở huyện

Hoà Vang,
Hoà vấn
Vangđề- thành
phố Đàhoá,
Nang”
lựa nghiệp
chọn làm
đề tài nghiên
cứu
thành
phố
Nang,
phần thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện
luận văn
tốtĐà
nghiệp
củagóp
mình.
lần thứ2.XIV
đẩynghiên
mạnh cứu
côngliên
nghiệp
hiện
Tìnhvềhình
quanhoá,
đến để
tàiđại hoá nông nghiệp, nông
thôn huyện Hoà Vang theo hướng phát triến nông nghiệp, gắn với nâng cao
hàm lượng

khoa
công nghiệp,
nghệ trong
trị, chất
phấm
hoá,
Nghiên
cứuhọcvề- nông
nônggiáthôn
cũng lượng
đã có sản
nhiều
tác hàng
giả quan
với
sốnghạn
nông
dân của huyện..
tâm,đời
chẳng
như:
Nhiệm
văn:Thực
Dựa trạng
trên nông
co songhiệp,
lý luậnnông
của thôn
chủ
- PGS, vụ

TS nghiên
Nguyễncứu
Sinhcủa
Cúcluận
(1991),
nghĩa
Mác
tư tưởng
Hồ Chí
và các quan điểm của Đảng và Nhà
và nông
dânLênin,
Việt Nam,
Nxb Thống
kê, Minh
Hà Nội.
nước, quan
điểmĐào
của Đảng
Bộ huyện
HoàChiến
Vang về
công
nghiệp
đại Nxb
- GS,TS
Thế Tuấn
(1986),
lược
phát

triển hoá,
nônghiện
nghiệp,


3
hoá nông nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hoá nông
nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện
Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nang, trong khoảng thời gian từ 2001
đến 2006.

5. Phương pháp nghiên cửu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp đế nghiên cứu, như: phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với
phương pháp hệ thống, điều tra, thống kê, phân tích, so sánh...,

6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp.

- Phân tích và đánh giá thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp huyện Hoà Vang ở thành phố Đà Nằng.

- Đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nang

trong giai đoạn tới.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở các tính có địa bàn tương
đồng như huyện Hoà Vang - thành phố Đà Nang và làm tư liệu giảng dạy và
nghiên cứu môn kinh tế chính trị.

7. Kết cấu của luận vãn


4
Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
NÔNG NGHIỆP

1.1. QUAN NIỆM VỂ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÓI

CHUNG
VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG

1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Từ khi phương thức sản xuất TBCN chiến thắng phương thức sản xuất
phong kiến vào giữa thế kỷ XVIII nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất đến nay, trên thế giới đã diễn ra hai loại công nghiệp hóa: TBCN
và XHCN. Các loại công nghiệp hóa này, xét về mặt phát triển lực lượng
sản xuất, (khoa học kỹ thuật và công nghệ) là giống nhau. Song, chúng có
sự khác nhau về mục đích, phương thức tiến hành, định hướng và hoàn
thiện các mặt của quan hệ sản xuất đang thống trị. Ngoài ra, công nghiệp
hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau,
trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau cũng có nội dung đặc thù

riêng biệt.
Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá
trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại
với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các
ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hoá là quá trình tận dụng mọi khả năng để
đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sự phát
triền nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa, Đảng ta đã đưa ra khái niệm:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng


5
phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã
hội cao [13, tr. 65].
Như vậy, vấn đề có ý nghĩa quyết định của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá là sự thay đổi kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật máy móc trên qui mô
toàn bộ nền kinh tế, là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền
kinh tế công nghiệp hiện đại; đồng thời biết tranh thủ ứng dụng những
thành tựu của của cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh phân công
lại lao động, nâng cao năng suất lao động của xã hội. Thực chất của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự phát triên công nghệ, là quá trình chuyên từ
nền kinh tế có trình độ sản xuất lạc hậu lên nền kinh tế có trình độ sản xuất
tiên tiến hiện đại.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu
hoá kinh tế, hiện nay trên thế giới một số nước đã và đang phát triển nền
kinh tế tri thức, thì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam còn
phải gắn với phát triển kinh trí thức để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá. Vì vậy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng
đã xác định Việt Nam cần: "Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc
tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát
triển kinh tế trí thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế
và công nghiệp hoá, hiện đại hoá" [17, tr.87].
Như vậy, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử mà sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở từng nước có những con đường khác nhau cho phù hợp. Song
cũng phải' thấy rằng hiện nay khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ
bão, các nước đi sau cần phải có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề công
nghiệp hoá, hiện đại hoá cho nước mình một cách phù hợp, có thể có những
công nghệ tiên tiến nhất mới được phát minh, nhưng cũng có thể có những


6
công nghệ đã được các nước tiên tiến đã sử dụng nhưng đối với những nước
đi sau thì sử dụng có hiệu quả kinh tế cao hơn và có điều kiện chuyển giao.

1.1.2. Vai trò của nông nghiệp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước, cũng như nâng cao đời sống của nhân
dân. Vai trò của nông nghiệp thể hiện ở chỗ:
Một là, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nhu cầu
cơ bản cho con người. Xã hội càng phát triển nhu cầu của con người càng
tăng lên và phát triển đa dạng, như c. Mác đã khẳng định: con người trước
hết ăn rồi sau đó mới nói đến hoạt động khác, mà nông nghiệp là ngành
cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người, như vậy vai trò của nông nghiệp
đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho dân cư, đảm bảo ổn
định chính trị - xã hội của một quốc gia, dân tộc hay một địa phương. Ong

cha ta thường nói: phi nông bất ổn.
Hai là, nông nghiệp cũng là thị trường lớn để tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá không những của nông nghiệp mà cho cả ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đối với các nước đang phát triển như chúng ta thì nông nghiệp chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội và cư dân, đời sống dân cư
nông thôn được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển càng đa dạng
và tốc độ tăng trưởng cao thị nông nghiệp, nông thôn sẽ trở thành thị trường
tiêu thụ rộng lớn và ổn định của nền kinh tế quốc dân. Đương thời Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng đã nhận định rằng “nông thôn giàu có sẽ mua nhiều hàng
hoá của công nghiệp sản xuất ra. Đồng thời, sẽ cung cáp đủ lương thực,
nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị. Như thế là nông thôn giàu có sẽ
giúp cho công nghiệp phát triển. Công nghiệp phát triển lại thúc đẩy nông
nghiệp phát triển mạnh hơn nữa” [22, tr.91 ] và Người cho rằng nông nghiệp
là nền tảng của nền kinh tế.


7
Như vậy, cho dù trong quá khứ, hiện tại hay tưong lai sản phẩm nông
nghiệp vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loài
người. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ chỉ làm thay đổi hình thức sản
xuất nông nghiệp để đưa năng suất lao động nâng cao, chất lượng sản phẩm
tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng cao và tốt hơn.
Ba là, nông nghiệp có vai trò quan trong trong phát triển các ngành
kinh tế của đất nước, trước hết là ngành công nghiệp.
Nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo thêm việc làm cho xã hội, trong công
nghiệp chủ yếu công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, qua đó có
thể tạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số
việc làm của chính khâu sản xuất ra nó; hơn nữa thông qua công nghiệp chế
biến nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hơn về sản phẩm,

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Điều
này đòi hỏi phải có giải pháp tốt hơn về mối quan hệ giữa phát triẻn ngành
nông nghiệp và ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến cả về
qui trình kỷ thuật, qui mô sản xuất và quan hệ lợi ích. J.Stalin đã khẳng
định: không thể phát triển được công nghiệp nếu trong nước không có
nguyên liệu, không có lương thực cung cấp cho công nhân, nếu không có
một nền nông nghiệp phát triển ít nhiều đến mức có thể làm thị trường chủ
yếu cho công nghiệp và Ông chỉ rõ muốn phát triển công nghiệp phải có ba
điều kiện: một là, phải có thị trường trong nước mà thị trường trong nước lại
chủ yếu là nông dân; hai là, nông nghiệp phải đảm bảo nguồn nguyên liệu
tương đối phát đạt, ba là phải làm cho nông dân có thể dự trữ một số lượng
cần thiết về nông sản để cung cấp cho công nghiệp, cung cấp cho công
nhân. J.Stalin đã nhắc lại lời Lênin nói: muốn xây dựng công nghiệp thì cần
phải bát đầu từ nông nghiệp [21, tr. 171 ]
Bốn là, nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn
cho xuất khẩu dưới dạng thô hoặc qua chế biến. Đối với các nước đang phát


8
triển nông sản xuất khẩu là chủ yếu để tạo ra tích luỹ cho tái sản xuất và
phát triển nền kinh tế và xã hội.
Năm là, nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ cho công
nghiệp và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác; đây là xu hướng có tính qui
luật trong phân công lại lao động xã hội từ nông nghiệp sang các lĩnh vực
khác phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trước hết năng suất lao động nông nghiệp
không ngừng tăng lên, công nghiệp và dịch vụ trong thành thị ngày càng mở
mang, chất lượng lao động ở nông thôn phải được nâng cao;
Sáu là, nông nghiệp có một vai trò đặc biệt quan trọng nữa là bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Quá trình phát triển nông
nghiệp gắn liền với sử dụng đất đai, nguồn nước và các loại hoá chất,..;

đồng thời việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủu xanh đất
trống đồi núi trọc, đều có ảnh hưởng đến môi trường. Phải thấy rằng, việc
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái còn là điều
kiện để quá trình tái sản xuất nông nghiệp diến ra bình thường và có
hiệu quả.
Có thể nói, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi quốc gia. Trên thực tế, chúng ta thấy
nhiều nước trên thế giới và khu vực Châu Á gần Việt Nam đã có những bài
học kinh nghiệm trong việc xác định vai trò nông nghiệp qua các giai đoạn
phát triển. Có thể tóm tắt thành công của nhiều nước đang phát triển là:
Thời kỳ đầu coi trọng phát triển khu vực nông nghiệp, tăng đầu tư giải
phóng năng lực sản xuất cho nông dân. Sau vai ba thập kỷ, khi chuyển sang
giai đoạn công nghiệp hoá, mặc dù tỷ trọng giá trị sản phẩm khu vực nông
nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống, nhưng phục vụ phát triển nông
nghiệp vẫn là định hướng quan trọng nhằm phát triển công nghiệp và dịch
vụ như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia,.. Trong tương lai, tỷ trọng nông
nghiệp trong nền kinh tế sẽ ngày càng thu nhỏ, nhưng nó vẫn là lực lượng


9
chủ yếu quyết định sự ổn định của nền kinh tế - xã hội và là yếu tố quan
trọng để đảm bảo môi sinh, cân bằng sinh thái.
Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nhưng vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn có tầm
chiến lược quan trọng. Vì vậy, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Đảng ta đã nhận định - Việt nam bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức - một trong những nội
dung cần phải triển khai để thực hiện quá trình này là đẩy mạnh CNH,HĐH
nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân [17, tr. 88].


1.1.3. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình tạo
lập cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ cấu kinh tế hợp lý để phát triển sản xuất
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng gắn
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ nhờ đó cho phép phát huy có hiệu quả
mọi lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong mở rộng giao lưu hội nhập
quốc tế. Quá trình này bao gồm các nội dung sau:

- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật dựa trên những thành
tựu của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công
nghệ chế biến và bảo quản nông phẩm hàng hóa nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra khối lượng nông phẩm
hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao.

- Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá hiện đại hoá (điện, đường, trường, trạm... và các dịch vụ "đầu vào",
"đầu ra" của sản xuất nông phẩm hàng hóa).

- Thực hiện phân công mới lao động xã hội trong nông nghiệp, nông
thôn trên cơ sở phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng


10
nghề truyền thống và dịch vụ theo phương châm "tiểu công nghiệp hiện đại,
thủ công nghiệp tinh xảo", từng bước xác lập co cấu kinh tế nông nghiệp công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn. Thực hiện chiến lược "li nông bất
li hương" nhằm giải quyết việc làm cho nông dân.
- Thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp sinh thái trong khu vực nông
nghiệp và tạo nên bộ mặt nông thôn mới theo diện mạo của công nghiệp và
đô thị [19, tr. 100-102]

Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 7, khóa VII đã chỉ rõ:
...Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu
cầu công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội chưa thật ổn định vững chắc.
Vì vậy, cần tập trung, nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa nông
nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công nghiệp chế
biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu, các ngành du lịch, dịch vụ... cả ở thành thị và nông
thôn [13, tr.7].
Sở dĩ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là cấp thiết và là nội dung
trọng yếu của CNH, HĐH nền kinh tế trong những năm trước mắt là vì:
Thứ nhất, nước ta có khoảng 80% dân số sống ở nông thôn và làm
nông nghiệp, do đó muốn ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất
nước để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì trước hết phải ổn định
tình hình kinh tế chính trị xã hội ở nông thôn. Vấn đề nông dân, nông
nghiệp, nông thôn là vấn đề có vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới đất
nước theo định hướng XHCN;
Thứ hai, nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò và tác dụng
tích cực trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước;
Thứ ha, kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta cho thấy đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp, nông thôn... là giải pháp cơ bản để chuyền nền kinh


11
tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ tiên
tiến hiện đại.
Thứ tư, là do thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta còn
nhiều mặt yếu kém gây trở ngại cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh
tế trong suốt thời kỳ quá độ, do đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn là nội dung trọng yếu hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn Đảng ta đã nhấn mạnh vấn đề đẩy nhanh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.
Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khoá IX đã đưa ra
quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp như sau:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi
hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ
sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất
nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh
của nông sản hàng hoá trên thị trường [16, tr.93].

1.2. CÁC QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN, TU TƯỞNG

Hổ
CHÍ MINH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỂ CÔNG NGHIỆP
HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển đất


12
quan điểm về công nghiệp hoá cũng ngày càng đổi mới và hoàn thiện, phù
hợp với qui luật khách quan, điều kiện cụ thể của nước ta và bối cảnh chung
của thế giới.
Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế theo hướng công

nghiệp, đã diễn ra từ lâu trong lịch sữ xã hội cùng với cuộc cách mạng công
nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu của
mình, mặc dù Mác và Ăng-ghen không viết một chuyên luận nào về công
nghiệp hoá, nhưng trong các công trình nghiên cứu của mình các Ông cũng
đã đề cập đến cách mạng công nghiệp trong nền sản xuất tư bản như: trong
đại công nghiệp, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản
xuất là tư liệu lao động, trước hết là máy công cụ. Máy móc thúc đẩy phân
công lao động xã hội, giảm lao động cơ bắp và làm cho việc nâng cao trình
độ học vấn trở thành bắt buộc đối với người lao động. Mác dự đoán: theo đà
phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thật sự trở nên ít phụ
thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí mà chúng phụ
thuộc vào trình độ chung của khoa học và của tiến bộ kỹ thuật, hay là phụ
thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất.
Việc cách mạng trong phương thức sản xuất ở lĩnh vực công nghiệp
gây ra cuộc cách mạng trong các lĩnh vực khác làm biến đổi cơ cấu ngành
kinh tế và cơ cấu lao động. Cách mạng công nghiệp khi Mác - Ảng-ghen
nghiên cứu đã diễn ra bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, rồi lan sang nông nghiệp,
giao thông vận tải... và cuối cùng xâm nhập vào công nghiệp nặng. Sự biến
đổi cơ cấu ngành diễn ra không ngừng kéo theo sự biến đổi cơ cấu lao động
xã hội, đòi hỏi phải chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp
và các ngành dịch vụ, làm cho lao động nông nghiệp giảm cả tương đối và
tuyệt đối.
Công nghiệp hoá đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông
nghiệp và Mác đã dự đoán công nghiệp hoá sẽ làm chuyển dịch lao động


13
trong nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Theo
Các Mác:
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tác động của công nghiệp hoá

có tính chất cách mạng hơn bất cứ nơi nào khác, hiểu theo nghĩa là
công nghiệp lớn làm cho không còn nông dân nữa, tức là còn cái
thành trì của xã hội cũ nữa, và thay thế nông dân bằng người làm
thuê. Do đó mà ở nông thôn, những nhu cầu cải biến xã hội và cuộc
đấu tranh giai cấp, được nâng lên ngang với trình độ ở thành thị” và
“chỉ có nền công nghiệp lớn sử dụng máy móc, mới tạo cho nền
kinh doanh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” [22, tr. 84].
V.I.Lênin cũng phân tích sự tác động của công nghiệp tới lĩnh vực
nông nghiệp, công nghiệp sẽ làm cho công cụ lao động ngày càng tiến bộ
hơn, dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp tăng khi đó đòi hỏi phải
phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc phục vụ
nông nghiệp và kéo theo nó là những ngành công nghiệp khác cũng phát
triển. Theo Lênin:
Ngoài máy móc ra, sự cần thiết phải cày bừa ruộng đất tốt hơn nữa sẽ
đưa đến chỗ thay thế những công cụ thô sơ trước đây, bằng những công cụ
cải tiến hơn, và thay thế gỗ bằng sắt, bằng thép. Sự thay đổi đó tất nhiên sẽ
đưa đến chỗ phải xây dựng tại chỗ những nhà máy chế tạo ra những công cụ
đó, vì công nghiệp thủ công không thể làm ra được những công cụ tốt như
thế’ và “nhờ có sự phát triển của công nghiệp chế biến bằng máy móc và
công nghiệp khác cho nên yêu cầu về khoáng sản cũng ngày một tăng thêm
[21, tr.89].
V.I.Lênin còn nhấn mạnh rằng:
Công nghiệp là chìa khoá để cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu
và phân tán trên cơ sở tập thể hoá... Do đó, nhiệm vụ là phải cung
cấp cho nông nghiệp đến mức tối đa những công cụ và tư liệu sản


14
xuất cần thiết để xúc tiến và đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp trên cơ
sở kỹ thuật mới” và việc cải tạo một nền nông nghiệp bị chia nhỏ,

phân tán là một việc làm hết sức khó khăn cần phải đi dần từng
bước nhưng liên tục và kiên quyết bền bỉ, làm cho nông nghiệp
chuyển qua một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở của nền đại sản xuất,
đưa nông nghiệp lên ngang tầm trình độ công nghiệp xã hội chủ
nghĩa. Nếu làm được việc đó thì thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa
xã hội mới được đảm bảo [21, tr. 157, 158, 159].
Lênin còn chỉ ra rằng, Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng khi xây dựng
được một nền sản xuất hiện đại trên cơ sở vật chất- kỹ thuật tiên tiến, có
năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Đối với nước có kinh tế
lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá như nước Nga lúc đó thì công nghiệp hoá
là bước đi quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội,
trong đó điện khí hoá là bước quan trọng nhất. Người luôn coi trọng ngành
sản xuất có công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ công nhân có trình độ cao,
nên trong thời kỳ khó khăn sau chiến tranh, vẫn giành chi phí hàng triệu rúp
để cử người ra nước ngoài học tập.
J.Stalin đã tiếp nối quan điểm của Lênin về vấn đề công nghiệp hoá
nông nghiệp, Ông cho rằng muốn đưa nông dân thoát khỏi cảnh nghèo đói
thì chỉ có con đường là phải giúp đỡ nông dân chuyển từ nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu lên một cơ sở kỹ thuật mới, cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất
lớn, hiện đại. Để làm được việc đó thì phải đẩy nhanh tốc độ phát triển của
công nghiệp [21, tr.162].
Không chỉ tác động trực tiếp đến nông nghiệp, công nghiệp phát triển
còn thúc đẩy các quá trình kinh tế khác, gián tiếp mở mang phát triển nông
nghiệp, đưa nông nghiệp hội nhập kinhtế thế giới. Cách mạng công nghiệp
tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước, làm lưu thông hàng hoá vượt ra
khỏi biên giới quốc gia, tham gia vào phân công lao động thế giới và thị
trường thế giới.


15

Nhờ sản xuất bằng máy móc, việc khai thác tài nguyên, nguyên liệu,
vận tải... được cơ khí hoá, làm cho của cải được sản xuất ra với khối lượng
lớn và thuận lợi trong lưu thông, tạo ra thị trường rộng mở trên thế giới,
điều đó tất yếu dẫn đến quốc tế hoá đời sống kinh tế và là xu hướng toàn
cầu hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta rất quan tâm đến vấn đề công
nghiệp hoá nông nghiệp, Người cho rằng, đối với một đất nước đi lên từ
nông nghiệp là chủ yếu thì trước hết phải phát triển nông nghiệp, phải
công nghiệp hoá nông nghiệp. Người cho rằng đời sống của nông dân chí
có thể thật dồi dào khi chúng dùng máy móc để sản xuất một cách thật
rộng rãi và muốn đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp thì phải khoanh
vùng sản xuất nông nghiệp. Trong văn kiện quan trọng và nổi tiếng mang
tên Ba mươi năm hoạt động của Đảng, Bác nhấn mạnh: Phải cải tạo và phát
triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nước nhà.
Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát
triển mạnh. Nông nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp sẽ phát triển nhanh.
Bác đã ví bằng một câu rất dễ hiểu như: "công nghiệp và nông nghiệp là
hai chân của nền kinh tế... công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới
phát triển...” [23, tr. 545].
Nói tới vấn đề công nghiệp hoá nông nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
đề cập tới kinh tế gia đình và nghề phụ của người nông dân. Nghề phụ ở đây
có thể hiểu là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, nông dân
có thể tăng thêm thu nhập cho mình từ các ngành nghề này. Người luôn
nhắc nhở cần phải phát triển kinh tế phụ gia đình xã viên, phải vừa chú ý tới
việc trang bị kỹ thuật mới, vừa phải biết tận dụng cải tiến công nghệ hiện có
và sử dụng những công cụ cải tiến. Người nhận định: muốn cơ giới hoá
nông nghiệp cũng còn phải mất 15, 20 năm chứ không làm ngay một lúc
được. Cho nên phải cải tiến nông cụ hiện có, phải làm những loại máy mới



16
giản đơn, thợ mộc cũng dùng được, nông dân cũng làm được. Khoa học kỹ
thuật phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần
chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngững cải thiện đời
sống nhân dân. Tư tưởng này đã được thực tiễn chứng minh trong những
năm trước đổi mới và đã chứng tỏ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp khi đã được điều chỉnh cho phù hợp thì nền kinh tế sẽ phát triển,
nước ta từ chỗ luôn phải nhập khẩu gạo, nay sản xuất gạo ở nước ta không
những đủ gạo ăn mà nước ta đã xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ 2 trên thế
giới.
Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào nước ta, rút kinh nghiệm từ bài
học không thành công của việc rập khuôn máy móc mô hình ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, Đảng ta đã đổi mới và từng bước hoàn thiện quan
điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là kết quả của quá trình
đổi mới tư duy lý luận, đổi mới cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.2.2. Các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp
Từ Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ III, Công nghiệp hoá đã được Đảng
ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt thời kỳ quá độ. Nông nghiệp
và kinh tế nông thôn có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình công
nghiệp hoá đất nước.
Tại các Đại hội III,IV, Đảng ta xác định nội dung của công nghiệp hoá
nước ta là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở
phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V Đảng ta xác định phát triển nông
nghiệp là nội dung của công nghiệp hoá trong chặng đường đầu tiên:



17
Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trân hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu
dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan
trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Đó là
những nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong
chặng đường trước mắt [9, tr. 62-63].
Đại hội VI vẫn tiếp tục triển khai tư tưởng của Đảng tại đại hội V.
Đại hội VII, Đảng ta đã nhận thức được rằng do chính nhu cầu phát
triển của nông nghiệp, nông thôn mà phải tiến hành công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn. Tư tưởng này được đưa ra tại Hội nghị trung ương 5,
khoá VII. Văn kiện hội nghị trung ương 5, khoá VII đã viết "Cùng với sự
chuyển dịch nội bộ nông nghiệp như trên, phải có chính sách và chương
trình, biện pháp xúc tiến quá trình công nghiệp hoá nông thôn, nhằm triệt để
giải phóng sức sản xuất, tạo thêm việc làm, thúc đẩy phân công lao động
theo hướng ai giỏi việc gì làm việc nấy [12, tr. 12].
Đồng thời Đảng cũng chỉ rõ: “phải sớm phát triển công nghiệp nông
thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản .... cần phát triển
công nghiệp nông thôn một cách toàn diện, từ công nghiệp hàng tiêu dùng
đến công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo và sửa chữa
với qui mô vừa và nhỏ" [12, tr. 13]
Tại hội nghị trung ương 7, khoá VII, "điểm mới lần này là gắn công
nghiệp hoá với hiện đại hoá, với việc áp dụng rộng rãi những thành tựu của
khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại" [13, tr. 5].
Công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn cũng được gắn với hiện đại
hoá. Hơn thế nữa, do những điều kiện đặc thù phát triển kinh tế xã hội nước
ta thời kỳ đó Đảng ta đã xác định cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp, nông thôn.


18
Văn kiện Hội nghị trung ương 7, khoá VII đã nêu:
Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có hạn, nhu
cầu công ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều
khó khăn, tình hình kinh tế xã hội chưa thật ổn định vững chắc. Vì
vậy, cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp
và nông thôn...từng bước hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủ
công truyền thống có thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài
nước [13, tr.7].
Đại hội VIII, tiếp tục tư tưởng Đại hội VII - đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn.
Đại hội IX tiếp tục chí đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu. Nhưng việc triển khai quá trình này vẫn còn chậm,
dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa cao, đời sống
nông dân vẫn chưa ổn định đặc biệt là nông dân ở các vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn. Do đó tại Hội nghị Trung ương 5 khoá IX từ những
thực tiễn, Đảng ta đã rút ra bài học và có những điểm nhấn trong chủ
trương, đường lối về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nói riêng, đó là cần đẩy nhanh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 và
nhấn mạnh cần:
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để
đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư
nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và

công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ
giới hoá. điện khí hoá; quy hoạch và sử dụng đất hợp lý; đổi mới


19
cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện
tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá... cải thiện
đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn [15, tr. 93].
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã kế thừa tư
tưởng công nghiệp hoá hiện đại hoá từ các Đại hội trước và khẳng định
tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc
đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta, trước
hết phải xác định đặc thù nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong xu thế hội nhâp và toàn cầu hoá, nên bên cạnh những thuận lợi còn
rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy cần phải “Tranh thủ cơ hội thuận
lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN
gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng
của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [17, tr.87] và trước hết
tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nhất là qui hoạch kinh kế vùng, ngành và thông tin dự báo thị
trường.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình hoạch định đường lối phát
triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp luôn luôn được đặt
trong quan hệ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta như:
■=> Từ chỗ xác định nông nghiệp là cơ sở để tiến hành công nghiệp hoá
đến chỗ xác định nông nghiệp là nội dung của công nghiệp hoá.
■=> Tiếp theo là đến xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn là nội dung chính để phát triển kinh tế -xã hội nông thôn và phải

được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
■=> Từ chỗ đẩy mạnh đến chỗ cần phải đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn.


20
^ Đó là biện chứng của quá trình nhận thức của Đảng về phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta, mà mỗi bước
thực hiện đều làm cho kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng phát triển và
đóng vai trò ngày càng to lớn hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Như vậy, rõ ràng là phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của phát triển
nông nghiệp, nông thôn mà gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào trong
quá trình phát triển này để nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm, từng
bước cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân mới đảm bảo được sự ổn
định kinh tế, chính trị, xã hội bền vững.
Có thể khẳng định rằng quá trình nhận thức của Đảng ta về phát triển
nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã
chứng tỏ Đảng ta ngày càng chú ý tới đặc điểm quá trình xây dựng CNXH
từ một nước nông nghiệp. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay là khơi dậy tiềm năng của đất nước,
chuẩn bị các tiền đề để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.


21
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀ VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 NHỮNG NHÂN Tố TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀ VANG

2.1.1. Điểu kiện tự nhiên, kinh tê - xã hội của huyện Hoà Vang
Hoà Vang là một huyện ngoaị thành, bao bọc thành một vòng cung
rộng lớn vè phía tây nội thị thành phố Đà Nẵng:

- Phía Đông giáp với 2 quận cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn;
- Phía Nam giáp với 2 huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tính Quảng Nam;
- Phía Tây giáp với huyện Đông Giang (Quảng Nam);
- Phía Bắc giáp với quận Liên Chiểu và huyện Phú Lộc của tỉnh Thừa
Thiên - Huế.
Từ 15/8/2005, thực hiện Nghị định 102/2005/NĐ-CP của Chính phủ
về tách 3 xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân về để thành lập quận cẩm Lệ,
huyện Hoà Vang còn lại 11 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 70.734,82 ha
chiếm hơn 53% so với toàn thành phố, theo điều tra dân số 31/12/2005 Hoà
Vang có 107.980 nhân khẩu chiếm 15,7% so với thành phố, mật độ dân số
152 người/Km2, khu vực đông nhất là Hoà Phước, Hoà Châu 1412
người/Km2, thấp nhất là Hoà Bắc 10 người/Km2.
Trong giai đoạn tới, tốc độ tăng dân số của huyện tăng gắn liền với sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện và sự lan toả của khu vực nội thành.
Trên địa bàn huyện sẽ hình thành cụm công nghiệp nhỏ ở Hoà Khương với
500 ha, Thuỷ Tú Hoà Liên với hơn 400 ha và các cụm kinh tế, khu trung
tâm hành chính mới của huyện. Từ đó khả năng tăng dân số cơ học sẽ chiếm


22
Trên địa bàn huyện Hoà Vang có các quốc lộ 1A, 14B, đuờng sắt
thống nhất, đường tránh Nam Hải Vân, tương lai có đường cao tốc Dung
Quốc - Liên Chiểu, nhánh rẽ đường Hồ Chí Minh đi qua, từ đó tạo điều kiện

rất thuận lợi cho sự khai thác tiềm năng phát triển kinh tế và giao lưu với
các vùng xung quanh huyện và thành phố Đà Nang.
Về địa hình, Hoà Vang có địa hình rộng trên cả ba vùng miền núi,
trung du và đồng bằng, đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của
tất cả các ngành kinh tế và xã hội của huyện, có nhiều tiềm năng và thế
mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho
huyện phải vượt qua.

- Vùng núi và núi cao phân bổ hầu hết ở các xã phía Tây Bắc, trong đó
có 4 xã miền núi là Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên với diện tích
56.476,8 ha, bằng 79,84% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đa số đồi núi có
độ cao từ 400m đến 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1487m). Đất đai có
nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng... ở đây tạp trung nhiều rừng đầu
nguồn, có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của huyện và thành phố.

- Vùng trung du phân bổ tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng với
diện tích 11.171 ha chiếm 15,79%, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với những
cánh đồng nhỏ hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Nhơn và
Hoà Sơn. Ớ đây phần lớn đất bị xói mòn, bên cạnh đó có một số diện tích
được bồi đắp bởi lớp phù sa mới và phù sa ven suối bồi tụ hằng năm.

- Vùng đồng bằng hẹp, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2
đến dưới lOm, đất chủ yếu được bồi dắp bởi phù sa ven sông mang lại hằng
năm do lũ lụt ngập lớn, gồm các xã Hoà Phước, Hoà Châu và Hoà Tiến, có
tổng diện tích tự nhiên 3087.2 ha, chiếm tỷ lệ 4,36%, nhưng dân số lại tập
trung chiếm 33 % của toàn Huyện.
Về khí hậu, Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có
một mùa mưa và một mùa khô, thỉnh thoảng có đợt rét mùa đông nhưng



23
không rét đậm và kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,6 °c, độ ẩm
tương đối trung bình là 82%, lượng mưa trung bình 1870mm.
Hướng gió thịnh hành xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 là gió mùa
Đông Bắc, hướng gió chính từ tháng 5 đến tháng 7 là gió mùa Đông Nam và
Tây Nam.
Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, trồng rừng. Tuy nhiên, do địa hình dốc, lượng mưa
thường tập trung vào tháng 10 và 11 nên lũ lụt thường xuất hiện trong thời
gian này hàng năm, gây ngập úng các vùng thấp.
Lũ quét lịch sử chưa từng thấy đã xuất hiện năm 1999 tại các điểm
Hoà Phú, Hoà Ninh, Hoà Phong, Hoà Bắc và Hoà Liên ngay trong thời gian
mưa lớn, lũ lên rất nhanh nhưng rút lại rất chậm, mực nước trên báo động
cấp 3 duy trì trong nhiều ngày. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn chịu ảnh
hưởng của bão, bình quân hàng năm từ 1 đến 2 cơn bão. đặt biệt cơn bão số
6 năm 2006 vừa qua là cơn bão lịch sử từ trước đến nay mà nhân dân Hoà
Vang chịu nhiều thất thoát, làm sập nhà và tốc mái hơn 90% nhà dân và các
công trình, cơ quan, trường học. Tổng thiệt hại ước tính 702 tỷ đồng, về
kinh tế có gia đình và xã phải mất vài ba năm mới khôi phục lại được.
Về nguồn nước, Hoà Vang có 3 con sông chính là: Sông Cu Đê, Sông
Yên (là nhánh của sông Thu Bồn), Sông Tuý Loan (nhánh của sông
A.Vương), sông Bầu Sấu, Sông Vĩnh Điện, Sông Quá Giáng và nhiều ao hồ.
Phần lớn nguồn nước và chất lượng nước các sông đáp ứng được nhu cầu
kinh tế và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, vào tháng 5 và 6 của nùa khô các sông này bị nhiểm mặn
do thuỷ triều có nơi đến 5% như tại vị trí (5Km) sông Cu Đê.
Về nước ngầm, qua khảo sát và điều tra của Đoàn địa chất 501 thuộc
Liên Đoàn địa chất thuỷ văn Miền Nam, mạch nước ngầm ở Hoà Vang có
trữ lượng lớn, mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn
nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.



T
T

Hiện trạng
Diện tích(ha) % so với TN
26
24
25
70.734,8
100

Hạng mục

Ghi chú

* Diện tích tự nhiên
59.684,06
84,38
1 Đất nông nghiệp
Trên
huyện,
tại trạng
Đồng
Nghệ
Khương)
có nguồn
nước
phá. Do

vậyđịa
Hoàbàn
Vang
rấtHiện
chú
trọng
bảo(Hoà
vệnông
rừng
và thảm
thực vật
để
Bảng
2.2:
sửđến
dụng
đất
nghiệp
Trong đó:
khoáng
rất lớn,
hạn
chế nóng
suy thoái
môinhưng
trườngchưa
đất. được khai thác với qui mô công nghiệp.
Đất sản xuất nông nghiệp
6203,43
Về tài nguyên

đất: Huyện Hoà10,4
Vang với nhiều loại đất như đã thống
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tính đến tháng 10 năm 2006 (*)
Đất Lâm nghiệpkê trong bảng mà53.306,05
quan trọng nhất 89.31
là nhóm đất phù sa thích hợp với thâm
lúa trồng rau và
hoa quả ở vùng
Đất nuôi trồng canh
thuỷ sản
102,09
0,17đồng bằng, nhóm đất đỏ vàng vùng
đồikhác
núi thích hợp cho72,49
cây công nghiệp
Đất nông nghiệp
0,12dài ngày, cây đặc sản và chăn nuôi
đai gia súc và kết 6290,18
cấu đất vững chắc8,89
thuận lợi cho bố trí các công trình hạ
2 Đất phi nông nehệp
tầng kỷ thuật và các khu công nghiệp.
Trong đó:
Trong tổng quĩ đất tự nhiên, đất sử dụng vào nông nghiệp chiếm
2569,13
40,84
84,38%, đất phi nông nghiệp 8,89%, đất chưa sử dụng 6,73% có khả năng
Đất chuyên dùng
1500,61
23,86

sử dụng vào nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn tương đối lớn cần
Đất tín ngưỡng, tôn giáo
37,72
0,60
khai thác trong thời gian đến. Đặt biệt Hoà Vang là địa bàn diện tích đất
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
487,27
7,75
rừng lớn, có khả năng phát triển kinh tế trang trại và mô hình VACR.
Đất sông suối, mặt nước
1695,45
26,95
Vốn diện tích đất rừng 53.306,05 ha và c hủ yếu nằm về phía Tây
4760,58
6,73
3 Đất chưa sử dụng
và Tây Bắc Hoà Vang, ngoài phát triển kinh tế, rừng Hoà Vang có vai trò
Trong đó:
rất quan trọng trong việc phòng hộ, chống lũ lụt và bảo vệ môi trường
Đất ở

Đất bằng chưa sử
sinhdụng
thái cho huyện771,83
và thành phố 16,2
Đà Nẩng. Đồng thời, còn làm phong
Đất đồi núi chưa
sử đa
dụng
3731,83

78.39 động thực vật, có ý nghĩa phục vụ
phú
dạng hệ sinh
thái và tài nguyên
Núi đá không có
rừng
cây cứu khoa
256,92
5,40 du lịch, nhất là khu vực Bà Nà cho
nghiên
học và phát triển
Núi Loại
Chúa.đất

Diên tích
Tỷ lê
(ha)sinh thái đa
(%)dạng, thuộc vùng khí hậu
Vùng núi và trung du có hệ

T
T

Đất nông nghiệp
nhiết đới gió mùa, các điều kiện59.684,06
tự nhiên đã hình 100
thành và phát triển một
1

thảmnghiệp

thực vất phong phú, có nhiều6203,43
lớp thực vật và10,40
phát triển theo tầng. Song
Đất sản xuất nông
sự tàn phá của85,44
con người làm cho thảm
1.1 Đất trồng do
cây ảnh
hànghưởng
năm của chiến tranh và 5300,03
Trong đó:

thực vật đần dần bị huỷ diệt, hiện nay trong vùng này đang trong giai đoạn

phục hồi, nhưng vẫn chưa phủ xanh hết.
Đất sản xuất cây lúa
3762,59
71
Nói chung rừng và thảm thực vật có vai trò rất quan trọng trong bảo
Nguồn:
Báo cáo của ƯBND huyện
về tổng kết 5 năm
Đất trồng cây hàng năm
còn lại
1537,44
29(2001-2005) và
vệ môi trường, hạn chế mức độ rửa trôi bạc màu do tốc độ lũ hàng năm tàn
triển
nông nghiệp huyện Hoà Vang.
1.2 Đất trồng phát

cây lâu
năm
903,40
14,56
2

Đất Lâm nghiệp

53.306.05

89,31

2.1 Đất rừng kinh tế

29.794,93

55,89

2.2 Đất rừng phòng hộ

12.658,72

23,75


2.3 Rừng đặc dụng
3

Đất nuôi trồng thuỷ sản


4

Đất nông nghiệp khác

10.852,7

20,36

102,09

0,17

72,49

0,12


27
Tài nguyên du lịch: Hoà Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho
các loại hình phát triển du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khu
vực Bà Nà- Núi Chúa, Đồng Nghệ, Đá Nhảy, Ngầm Đôi, du lịch đường
sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho du
khách từ nội thành Đà Nấng đi nghĩ vào cuối tuần). Các di tích văn hoá
cổ như Đình Bồ Bản, Tuý Loan, Dương Lâm - Hoà Phong, Quá Giáng Hoà Phước, làng cổ Phong Nam - Hoà Châu. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật
tốt như giao thông, điện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí được
đầu tư đảm bảo, sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ tạo ra thu nhập
lớn cho huyện.
Vê nguồn nhân lực:
Theo số liệu điều tra thống kê nguồn lao động của huyện đến 31
tháng 12 năm 2005 được thể hiện như sau:

Tổng dân số hiện có: 111.459 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,25%
Trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số, trong đó lao động làm
trong các ngành kinh tế chiếm 94%, còn lại chưa có việc làm;
Lao động làm trong các ngành kinh tế gồm: lao động trong ngành
nông nghiệp chiếm 50,5%, ngành CN - TTCN chiếm 20,1% và các ngành
Nguồn: Báo cáo của ƯBND huyện về tổng kết 5 năm (2001-2005) và
dịch vụ chiếm 29,5%.
phát triển nông nghiệp huyện Hoà Vang.
Trong những năm qua nhờ vào sự phát triẻn kinh tế, đặc biệt là
Về khoáng sản, hiện tại chỉ mới phát hiện một số tài nguyên khoáng
công nghiệp và thương mại của huyện và thành phố nên đã giải quyết một
sản sau: đá ốp lát, đá Graníc ởt Hoà Nhơn, Hoà Ninh và Hoà Sơn, mỏ cát,
lượng lao động đáng kể. Tuy nhiên, phải thấy rằng số lao động chưa có
sạn xây dựng ở dọc sông Tuý Loan, Quá Giáng trữ lượng hàng năm từ
việc làm ngày càng tăng cao, mặc dầu huyện cùng với thành phố đã quan
300.000 m3 đến 500.000m3, Một ít quặng Volữam ở Hoà Ninh, Thiết ở
tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, song điều này cần quan tâm hơn
Đồng Nghệ Hoà Khương, cát thuỷ tinh ở Hoà Liên, đá Felspat ở Hoà
nữa trong thời gian sắp đến, đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực có trình
Khương, và Hoà Ninh với trữ lượng hàng triệu khối. Hầu hết các xã đồng
độ tay nghề cao đáp ứng yêu cần của thị trường lao động khi Hoà Vang
bằng và trung du đều có đất sét, đất côlanh trữ lượng lớn làm nguyên liệu
tham gia hội nhập kinh tế thế giới và phát triển công nghiệp trên địa
sản xuất gạch ngói, đồ gốm.
bàn huyện.


×