NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN
TRONG “TẤN TRÒ ĐỜI” CỦA BALZAC
A
Phần mở đầu
1.
Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật tái xuất hiện
1.1.
Nhân vật văn học
1.2.
Nhân vật tái xuất hiện
2. Thống kê
B. Phần nội dung
1. Một số nhân vật tái xuất hiện tiêu biểu
1.1.Nhân vật tái xuất hiện trước sau vẫn là chính diện
+ Chrestien
+ Bianchon
1.2. Nhân vật tái xuất hiện lấm bùn từ đầu đến chân
+ Vautrin
+Nucigen
1.3. Nhân vật tái xuất hiện bán linh hồn cho quỷ sứ
+ Rastignac
+ Rubempre
2. Hiệu quả nghệ thuật.
2.1. Khắc họa đối tượng trong tổng thể
2.1.1. Xây dựng tính thống nhất cho Tấn trò đời.
2.1.2. Xây dựng những tính cách hoàn chỉnh
2.1.3. Cái nhìn nhân vật ở nhiều góc độ
2..1.4. Tái hiện lịch sử của dục vọng, lịch sử của trái tim.
2.5. Thực hóa tiểu thuyết.
2.5.1. Tái hiện một thế giới “đang bước đi”
2.5.2. Xây dựng những cuộc đời chân thật
2.6. Đóng góp quan trọng cho chủ nghĩa hiện thực
2.6.1. Sự phát triển có quy luật của tính cách trong quan hệ với hoàn cảnh.
2.6.2. Góp phần xây dựng những nhân vật điển hình
2.7. Hình thành những quan niệm mới về nhân vật văn học.
C. Kết luận
A.
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật tái xuất hiện
1.1 Nhân vật văn học
- Việt Nam Tân từ điển minh họa viết: “Nhân vật là người giữ một vai trò trong
truyện, trong kịch”. Có thể hiểu, khi nói đến nhân vật văn học là nói đến con người
được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện văn học. Miêu tả
con người đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Tác phẩm văn học không
thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới
một cách hình tượng.
- Chức năng của nhân vật là khái quát những qui luật của cuộc sống con người, thể hiện
những hiểu biết, những ao ước và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tao nhân vật là
để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về cá nhân đó.
- Trong tác phẩm có thể có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm; nhân
vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật lưỡng phân; nhân vật chức năng,
nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng… Để khắc họa nhân vật
nhà văn sử dụng nhiều phương thức, phương tiện và biện pháp khác nhau, có thể
được thực hiện trực tiếp cũng có thể được thực hiện gián tiếp qua sự cảm nhận của
mọi người xung quanh đối với nhân vật, qua môi trường mà nhân vật sống.
1.2 Nhân vật tái xuất hiện
- Nhân vật tái xuất hiện là chỉ những nhân vật văn học được xuất hiện hơn một
lần trong những tác phẩm khác nhau. Trong Tấn trò đời của Balzac, có rất nhiều
nhân vật đã xuất hiện trong tác phẩm này nhưng sau đó được tác giả cho xuất
hiện trở lại một, hai, ba… lần nữa ở những tác phẩm sau.
- Kiểu nhân vật tái xuất hiện được khai sinh đầu tiên trong tác phẩm của Balzac, nó
không phải một sự khai sinh nhỏ lẻ, yếu ớt mà rất rầm rộ. Có thể nói đây là một
loại nhân vật đặc biệt, là một trong những cách tân vĩ đại nhất trong nghệ thuật
xây dựng nhân vật của thể loại tự sự thế giới.
- Trong “Tấn Trò Đời”: tác giả dự định xây dựng 4000 đến 5000 nhân vật, nhưng
chỉ hoàn thành 2000 nhân vật. Trong đó có trên 500 nhân vật tái xuất hiện trong
nhiều tác phẩm khác nhau.
2. Thống
kê:
Các chàng trai trẻ giàu tham vọng:
Eugéne de Rastignac: Vũ hội ở Sceaux, Một người con gái của Eve, Khảo luận về phụ nữ,
Miếng da lừa, Lão Goriot, Luật đình chỉ, Phòng cổ vật, Nhà ngân hàng Nucingen, Ảo mộng
tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Cô gái xua cá, Bí mật của nữ vương tước De Cadignan,
Chị họ Bette, Một vụ mờ ám, Nghị viên miền Arcis v.v…
Horace Bianchon: Miếng da lừa, Lão Goriot, Một gia đình kép, Lễ cầu hồn của kẻ vô
thần, Khảo luận về phụ nữ, Pierrette, Luật đình chỉ, Cô gái xua cá, Nàng thơ của quận,
Cesar Birotteau, Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette, Ảo mộng tiêu tan, Những bí mật
của nữ vương tước De Cadignan, Những viên chức, Cha xứ nông thôn, Những người tiểu
2
tư sản, Cô nhân tình hờ, Hồi kí của hai người vợ trẻ, Một gia đình kép, Một ông hoàng của
giới lưu đãng, Mặt trái của lịch sử hiện đại v.v…
De Marsay: Vũ hội ở Sceaux, Một người con gái của Eve, Miếng da lừa, Lão Goriot, Luật
đình chỉ, Khế ước hôn nhân, Khảo luận về phụ nữ, Cô gái xua cá, Phòng cổ vật, Ảo mộng
tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Cô gái mắt vàng, Cesar Birotteau, Bí mật của nữ vương
tước De Cadignan, Một vụ mờ ám v.v…
Maxim de Trailles: Beatrix, Gobseck, Lão Goriot, Luật đình chỉ, Cô gái xua cá, Phòng cổ
vật, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Cesar Birotteau, Bí mật của nữ vương tước
De Cadignan, Chị họ Bette, Nghị viên miền Arcis v.v…
Charles Vandenesse: Người đàn bà tuổi ba mươi, Gobseck, Lão Goriot, Luật đình chỉ
Phòng cổ vật, Một vụ mờ ám, Miếng da lừa v.v…
Ranal Nathan: Một người con gái của Eve, Béatrix, Cô gái xua cá, Ảo mộng tiêu tan, Vinh
và nhục của kỹ nữ, Bí mật của nữ vương tước De Cadignan, Chị họ Bette.
Lousteau: Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette, Nàng thơ của quận Cô
gái xua cá v.v…
Joseph Bridau: Cô gái xua cá, Chị họ Bette, Pierre Grasson, Ảo mộng tiêu tan Vinh và
nhục của kỹ nữ v.v….
Daniel D’Arther: Cô gái xua cá, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Bí mật của nữ
vương tước De Cadignan, Sarrasine, Một vụ mờ ám v.v…
Bixiou: Cô gái xua cá, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Miếng da lừa, Nhà ngân
hàng Nucingen, Chị họ Bette v.v…
Michel Chrestien: Cô gái xua cá, Ảo mộng tiêu tan, Bí mật nữ vương tước De Cadignan,
Những viên chức v.v…
Lucien de Rubrempré: Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Cô gái xua cá, Bí mật
của nữ vương tước De Cadignan.
Emile Blondet: Miếng da lừa, Phòng cổ vật, Khảo luận về phụ nữ, Khảo luận khác về phụ
nữ, Ảo mộng tiêu tan, Bí mật của nữ vương tước De Cadignan, Vinh và nhục của kỹ nữ,
Nhà ngân hàng Nucingen v.v…
Claude Vignon: Béatrix, Ảo mộng tiêu tan, Chị họ Bette, Miếng da lừa v.v…
Ajuda – Pinto: Miếng da lừa, Gobseck, Lão Goriot, Phòng cổ vật, Ảo mộng tiêu tan, Vinh
và nhục của kỹ nữ, Bí mật nữ vương tước De Cadignan v.v…
3
Canadlis: Miếng da lừa, Bí mật nử vương tước De Cadignan, Ảo mộng tiêu tan, Modeste
Mignon
Conti: Ảo tưởng tan tành, Thăng trầm của kỹ nữ, Bí mật nữ vương tước De Cadignan
v.v…
Các nhà quý tộc:
Hầu tước De Montauran: Những người Chouans, Pierrette, Cesar Birotteau, Phòng cổ
vật, Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette, Bí mật nữ vương tước De Cadignan v.v…
Hầu tước De Montriveau: Lão Goriot, Luật đình chỉ, Khảo luận về phụ nữ, Ảo mộng tiêu
tan, Nữ công tước De Langeais v.v…
Hầu tước D’ Espard: Luật đình chỉ, Cô gái già, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ
Hầu tước D’ Esyrignon: Những người Chouans, Phòng cổ vật, Bí mật nữ vương tước De
Cadignan, Chị họ Bette v.v…
Công tước De Navarreins: Miếng da lừa, Phòng cổ vật, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục
của kỹ nữ, Nữ công tước De Langeais, Bí mật nữ vương tước De Cadignan Một vụ mờ ám
v.v…
Công tước De Maufrigneuse: Cô gái xua cá, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ,
Bí mật nữ vương tước De Cadignan v.v…
Công tước De Lenoncort: Miếng da lừa, Phòng cổ vật, Ảo mộng tiêu tan, César Birotteau,
Chị họ Bette, Một vụ mờ ám v.v…
Bá tước De Fontain: Những người Chouans, Vũ hội ở Sceaux, César Birotteau
Bá tước De Gondreville: Yên ấm gia đình, César Birotteau, Srrasine, Một vụ mờ ám v.v…
Kẻ chuyên cho vay nặng lãi:
Gobseck: Gobseck, Luật đình chỉ, Lão Goriot, César Birotteau, Vinh và nhục của kỹ nữ
Chủ ngân hàng:
De Nucingen: Gobseck, Lão Goriot, Luật đình chỉ, Eugénie Grandet, Pierrette, Cô gái xua
cá, Phòng cổ vật, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, César Borotteau, Nhà ngân
hàng Nucingen, Bí mật nữ vương tước De Cadignan, Sarrasine, Chị họ Bette v.v…
4
Du Tilet: Một nười con gái của Eve, Luật đình chỉ, Pierrette, Cô gái xua cá, Phòng cổ vật,
Ảo mộng tiêu tan, Thăng trầm của kỹ nữ, César Birotteau, Nhà ngân hàng Nucingen Bí mật
nữ vương tước De Cadignan, Chị họ Bette v.v…
Keller: Pierrette, Phòng cổ vật, Ảo mộng tiêu tan, Cesar Birotteau, Vinh và nhục của kỹ
nữ, Nhà ngân hàng Nucingen, Chị họ Bette, Nghị viên miền Arcis v.v…
Giới luật sư:
Derville: Gobseck, Đại tá Chabert, Lão Goriot, Lão Goriot, César Birotteau, Phòng cổ vật,
Cô gái xua cá, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…
Camusot: Cửa hiệu Mèo – chơi – bóng, Luật đình chỉ, Nàng thơ của quận, Phòng cổ vật
César Birotteau, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…
Joseph Lebas: Cửa hiệu Mèo – chơi – bóng, César Birotteau, Vinh và nhục của kỹ nữ Chị
họ Bette v.v…
Descoches: Một bước khởi đầu trong đời, Đại tá Chabert, Luật đình chỉ, Cô gái xua cá Ảo
mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…
Godeschal: Đại tá Chabert, Luật đình chỉ, Cô gái xua cá, Vinh và nhục của kỹ nữ
Popinot: Luật đình chỉ, Cô gái già, Vinh và nhục của kỹ nữ, Khảo luận về Catherine de
Médicis v.v…
Roguin: Cửa hiệu Mèo – chơi – bóng, Đại tá Chabert, Eugénie Grandet, Cô gái xua cá
César Birotteau v.v…
Thầy thuốc:
Desplein: Lễ cầu hồn của kẻ vô thần, Luật đình chỉ, Pierrette, Ảo mộng tiêu tan Vinh và
nhục của kỹ nữ v.v…
Haudry: César Birotteau, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…
Nhà buôn:
César Birotteau: Cửa hiệu Mèo – chơi – bóng, César Birotteau, Chị họ Bette v.v…
Gaudissanrt: Gaudissanrt trứ danh, César Birotteau, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…
Cha đạo:
Linh mục Biroteau: Cha xứ ở Tours, Bông huệ trong thung v.v…
5
Linh mục Loraux: Cửa hiệu Mèo – chơi – bóng, Cô gái xua cá, César Birotteau.
Mật thám:
Corentin: Những người Chouan, Một vụ mờ ám, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…
Peyrade: Một vụ mờ ám, Vinh và nhục của kỹ nữ .v.v…
Kẻ tội phạm:
Vautrin: Lão Goriot, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette.
Sĩ quan:
Đại tá D’ Aiglement: Của hiệu Mèo – chơi – bóng, César Birotteau, Vinh và nhục của kỹ nữ.
Đại tá Montcornet: Yên ấm gia đình, Phòng cổ vật, Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette
Nhà nghiên cứu:
Louis Lambert: Ảo mộng tiêu tan, Louis Lambert, Người tuẫn nạn không biết tới, Linh
mục thành Tours, Bi kịch bên bờ biển, Những phiêu lưu chính thức của một tư tưởng tốt
lành. David Séchard: Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ.
Các phụ nữ quý tộc:
Nữ bá tước De Restaud: Miếng da lừa, Gobseck, Vũ hội ở Sceaux,Lão Goriot.
Nữ nam tước De Nucingen: Vũ hội ở Sceaux, Miếng da lừa, Lão Goriot, Ảo mộng tiêu
tan, Vinh và nhục của kĩ nữ, César Birotteau, Nhà ngân hàng Nucingen, Bí mật nữ vương
tước De Cadignan v.v…
Nữ công tước De Carigliano: Cửa hiệu Mèo – chơi – bóng, Lão Goriot, Sarrasine Phòng
cổ vật, Ảo mộng tiêu tan, Chị họ Bette v.v…
Nữ công tước De Chanlieu: Vũ hội ở Sceaux, Modeste Mignon, Eugénie Grandet, Bí mật
nữ vương tước De Cadignan, Vinh và nhục của kỹ nữ.
Nữ hầu tước D’ Espard: Vũ hội ở Sceaux, Luật đình chỉ, Phòng cổ vật, César Birotteau,
Sarrasine, Một vụ mờ ám, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Những bí mật của nữ
vương tước De Cadignan, Chị họ Bette v.v…
Nữ công tước De Langeais: Miếng da lừa, Một mẩu chuyện dưới thời khủng bố, Lão
Goriot, Luật đình chỉ, Cô gái già, Truyện ba người, Phòng cổ vật, Nữ công tước De
Langeais, Bí mật nữ vương tước De Cadignan v.v…
6
Vương tước De Cadignan: Phòng cổ vật, Vinh và nhục của kỹ nữ, Một vụ mờ ám, Bí mật
nữ vương tước De Cadignan v.v…
Nữ bá tước Férraud: Vũ hội ở Sceaux, Đại tá Chabert, Lão Goriot, Luật đình chỉ.
Nữ công tước De Maufrigneuse: Vũ hội ở Sceaux, Phòng cổ vật, Vinh và nhục của kỹ nữ,
Bí mật nữ vương tước De Cadignan
Tử tước De Beauséant: Gobseck, Miếng da lừa, Một mẩu chuyện dưới thời khủng bố
Phòng cổ vật, Bí mật nữ vương tước De Cadignan, Vinh và nhục của kỹ nữ.
Phu nhân De Montcornet: Một người con gái của Eve, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục
của kỹ nữ, Bí mật nữ vương tước De Cadignan v.v…
Phu nhân Firmiami: Phu nhân Firmiami, Lão Goriot, Luật đình chỉ, Phòng cổ vật.
Phu nhân De Serizy: Lão Goriot, Phòng cổ vật, Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette
v.v…
Các cô gái quý tộc:
Tiểu thư De La Fontaine: Vũ hội ở Sceaux, César Birotteau v.v…
Tiểu thư Cécile Beauvisage: Chị họ Bette, Nghị viên miền Arcis v.v…
Tiểu thư Des Touches: Vũ hội ở Sceaux, Béatrix, Cô gái xua cá, Phòng cổ vật, Ảo mộng
tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Bí mật nữ vương tước De Cadignan v.v…
Diễn viên:
Coralie: Bông huệ trong thung, Cô gái xua cá, Ảo mộng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ
v.v…
Erther: Cô gái xua cá, Vinh và nhục của kỹ nữ, Bí mật nữ vương tước De Cadignan, Chị
họ Bette.v.v…
Mụ già Saint – Estève: Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette.
Ông già Poiet: Lão Goriot, Luật đình chỉ, Vinh và nhục của kỹ nữ.
B.
PHẦN NỘI DUNG
1. Một số nhân vật tái xuất hiện tiêu biểu
1.1.
Nhân vật tái xuất hiện trước sau vẫn là chính diện
- Là những nhân vật dù xuất hiện trong tác phẩm nào thì vẫn luôn giữ được những
phẩm chất tốt đẹp. Trước sau họ vẫn là những hình tượng “đức hạnh” đẹp đẽ.
7
- Đặc điểm:
+ Thường là: nhà nghiên cứu – David Sechard, nhà tư tưởng – Louis Lambert, nhà cách
mạng Mischel Chrestien hay những nhà kĩ sư, thầy thuốc, những nhà phát minh chân
chính.
+ Kiểu nhân vật này dường như không bị đồng tiền chi phối, họ có thể cần đến nó, có thể
khốn đốn vì nó nhưng nó hoàn toàn không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để đạt
tới mục đích lớn lao.
+ Là lớp người không có tài sản
+ Hầu như không bao giờ là nhân vật chính2
Qua kiểu nhân vật này, tác giả đã bộc lộ trực tiếp lí tưởng thẩm mỹ1, lý tưởng
CMTS 17893, đồng thời có thể thấy khá rõ cái nhìn sáng suốt tỉnh táo, những
thiện cảm dân chủ, tiến bộ, phối hợp với những ảo tưởng lẫn trong những
điều bảo thủ lạc hậu.
*Chú thích:
(1) Tồn tại trên cơ sở một hệ thống hình tượng sinh động (mẫu người lý tưởng), khát
vọng về sự hoàn thiên hoàn mĩ của con người, khác vọng về cuộc sống đáng sống.
(2) Đương trong cái XH đầy tội mà lớp người xấu xa chiếm phần ưu thì họ khó có
được một vai trò lớn hơn
(3) Tự do - Bình Đẳng – Bác Ái
1.1.1. Mischel Chrestien
- Thuộc loại nhân vật ít được tái xuất hiện nhất trong “Tấn Trò Đời”, nếu các nhân vật
khác tái xuất hiện ít nhất trên 20 tác phẩm thì Chrestien chỉ xuất hiện trong 4 tác phẩm: Ảo
tưởng tiêu tan, Bí mật nữ vương tước De Cadignan, Cô gái xua cá, Những viên chức.
- Trong những lần tái xuất hiện, chưa hề là nhân vật trung tâm, chỉ xuất hiện qua lời trần
thuật của tác giả hoặc của một nhân vật khác, ít hành động, ít quan hệ. Tuy nhiên, nếu
không có Chrestien thì “Tấn trò đời” không còn là “Tấn trò đời” nữa, vì nếu không có
nhân vật này, sẽ không thề hiện được sự ngưỡng mộ lý tưởng cách mạng 1789 của Balzac,
còn nếu đậm nét quá thì lại không chân thực, bởi nhân vật này đại diện cho cái mới nhú
mầm, báo hiệu cho tương lai chứ chưa phải là sự hiện hữu rõ rệt.
- Đại diện tầng lớp trí thức CM:
+ Là “kẻ thù chính trị quyết liệt nhất” của Banzac bởi vì Chrestien theo chủ nghĩa
xã hội (không tưởng) còn tác giả lại đề cao nền quân chủ, thế nhưng tác giả lại hết lời
ca ngợi, ông đã gọi anh ta là “Chiến sĩ Cộng Hòa vĩ đại”, “nhà chính trị lỗi lạc”, “có
thể thay đổi cục diện thế giới”.
8
+ Chẳng những thế, ông còn “phác thảo” một Chrestien có đức hạnh toàn diện, tài
năng, sống bằng lao động lương thiện, nghiên cứu và sáng tạo, anh ta làm chính trị
không phải vì địa vị và quyền lực, không bị thôi thúc bởi đồng tiền và dục vọng.
+ Trong “Ảo mộng tiêu tan” Michel Chrestien hiện lên với tính cách và xu hướng
chính trị hoàn toàn khác với những người bạn trong nhóm “Bốn gió” của mình, tuy
nhiên anh giống các bạn ở tâm hồn cao thượng và phẩm chất ưu tú, nhưng anh cứng
rắn và quyết liệt hơn họ.
+ Còn trong “Bí mật của nữ vương tước De Cadignan”, phu nhân D’Espard – một
phụ nữ quý tộc – nhận định về Chrestien: “Tôi có nghe nói anh ta là một trong
những chính trị gia cỡ lớn, (…) chỉ thiếu mất thời cơ để phút chốc làm nên sự
nghiệp”. Còn nhà tư tưởng D’Ather thì nói với De Cadignan: “Michel Chrestien là
một thiên thần trong các vị anh hùng thời cổ đại, tôi chẳng thấy ai hơn anh. Xin bà
chớ coi anh như một người cộng hoà có những tư tưởng thiển cận, muốn tái diễn Hội
nghị quốc ước và những trò vè của Uỷ ban cứu cuốc; không, Michel mơ một chế độ
liên bang kiểu Thụy Sĩ áp dụng cho toàn Châu Âu”
9 Trong “Tấn trò đời” khó mà tìm được một nhân vật nào được các nhân vật khác trong
tác phẩm ca ngợi như thế ấy vậy mà Balzac đã nói đến “kẻ thù chính trị quyết liệt nhất” của
mình với “niềm ngưỡng mộ không che dấu”.
1.1.2. Horace Bianchon
- Thuộc loại nhân vật được tái xuất hiện nhiều nhất, với trên 20 tác phẩm khác nhau trong
“Tấn trò đời”
- Với tư cách một thầy thuốc, Bianchon là một mẫu mực về sự tận tụy với người bệnh:
+ Trong tiểu thuyết “Lão Goriot” anh tận tình chăm sóc ông cụ Goriot trong những
ngày cuối đời. Khi mới xuất hiện trong Tấn trò đời, con người này hay nói đùa, có khi
ác khẩu, nhưng là người duy nhất giúp De Rastignac chạy chữa cho người cha khốn
khổ đã bị hai cô con gái bòn rút đến chết. Và trong lúc các nàng “dẫm lên thây cha để
đi dạ hội”, anh đã vuốt mắt cho lão, thay quần áo liệm cho lão dù lão không còn một
xu dính túi, và sau khi tính toán, thấy thân thích người chết không muốn dính dáng gì
đến chuyện chôn cất, anh phải làm cả việc quàn người chết vì không có tiền thuê phu.
Để trả thù lại những kẻ táng tận lương tâm ấy, anh chẳng có cách nào ngoài xui
Rastignac khắc lên mộ chí lão Goriot: “Nơi đây yên nghỉ cụ Goriot, thân sinh của bà
bá tước De Restaud và bà nam tước De Nucingen, được mai táng bằng tiền của hai
sinh viên” Vấn đề ở đây không phải vì tiền, mà là một thái độ sống, một thái độ
không chấp nhận thói xấu, một câu nói có vẻ hằn học nhưng chứa đựng pgiá trị nhân
văn sâu sắc.
9
+ Trong tiểu thuyết “Pierrette” anh còn tỏ ra phẫn nộ vì tội ác của chị em Ragon với
Pierrette được bọn thầy thuốc bất lương hỗ trợ, anh đã tổ chức một cuộc khám nghiệm
để tìm ra sự thật.
+ Trong “Ảo mộng tiêu tan” anh là một trong những thành viên ưu tú thuộc nhóm
“Bốn gió”, bạn thân của Michel Chrestien, nhiệt tình, sống hết mình vì bạn. Anh đã
cùng các bạn cố ngăn Lucien Chardon đừng “bán linh hồn cho quỷ sứ”, đừng bán rẻ
lương tâm cho nghề báo, mà hãy: “chịu khổ một cách dũng cảm và tin cậy ở lao động”.
Anh còn tận tình chăm sóc Lucien khi anh ta bị Chrestien bắn trọng thương …
+ Sau này trong Luật đình chỉ, khi Rastignac khuyên anh kiếm một cô vợ giàu có
hoặc quý tộc thì Bianchon tỏ thái độ căm ghét những loại người ấy bởi vì anh cho
rằng: “Quý tộc hay tư sản, họ vẫn không tim mà thôi, họ sẽ luôn luôn là điển hình đầy
đủ nhất cho thói ích kỷ (…) mình cầu mong một cuộc cách mạng khiến ta vĩnh viễn
thoát khỏi bọn họ” Qua đó ta thấy được cái nhìn hết sức tỉnh táo không chỉ là của
Banchon mà còn là cái nhìn tỉnh táo của tác giả.
+ Trong “Những bí mật của nữ vương tước De Cadignan”, sau khi Chrestien đã chết
nơi chiến luỹ trong những cuộc nổi dậy năm 1832, Bianchon đã nhờ Rastignac – lúc
bấy giờ đã có quyền lực – để xin lại thi thể bạn về chôn cất chu đáo.
+ Trong những tác phẩm như Một gia đình kép, Cô gái xua cá, Lễ cầu hồn của kẻ vô
thần, Vinh và nhục của kỹ nữ v.v…, dù hầu như chỉ thoáng qua, Bianchon vẫn luôn
là một hình tượng trong sáng, nhân hậu, với những việc làm bình thường nhưng rất có
ý nghĩa.
+ Cho đến cuối “Tấn trò đời”, dù tiếp xúc với bao nhiêu khách hàng, nghèo khổ có,
thượng lưu có, thậm chí trở thành “bậc danh y vĩ đại”, Bianchon vẫn là người bạn của
kẻ khó, bản thân anh chẳng đoái hoài gì tới danh vọng, giàu sang cả.
9 Như vậy toàn bộ những lần xuất hiện trong Tấn trò đời có thể thấy được con người
anh, trước sau đều thể hiện một lý tưởng nhân văn cao đẹp: luôn bình tĩnh trước thử
thách, gần gũi với mọi người, ân cần với những hoàn cảnh cần quan tâm. Anh luôn sẵn
sàng làm những gì cần phải làm, không “đao to búa lớn” như Chrestien, cũng không
quá vồ vập với xã hội như Rastignac, cũng không có những tình cảm thái quá như
Daniel D’Ather, và anh luôn nhận được sự đồng cảm của người đọc.
1.2. Nhân vật lấm bùn từ đầu đến chân
Ngoài việc xây dựng những nhân vật chính diện, Balzac còn cho ra đời một kiểu nhân vật
gọi là “nhân vật lấm bùn từ đầu đến chân”. Đó là cách nói hình tượng chỉ những nhân vật
phản diện ngay từ lần xuất hiện đầu tiên cho đến cuối tác phẩm Tấn trò đời. Nó khác với
kiểu nhân vật thay đổi từ tính cách tích cực sang tiêu cực qua mỗi lần xuất hiện do chịu tác
động bởi môi trường sống của mô típ “nhân vật bán linh hồn cho quỷ dữ”.
10
1.2.1. Vautrin
Hình tượng tướng cướp trong các tác phẩm thường là những người bị xã hội
xúc phạm, bị đẩy lên đến đường cùng buộc phải chống lại với xã hội. Tuy
nhiên với Vautrin thì khác, hắn là một tên cướp hoàn toàn chủ động, không
những hắn phạm tôi, mà còn “tuyên truyền”, “giác ngộ” cho nhân vật khác
đi theo con đường của hắn. Có thể gọi đây là nhân vật tự nguyện bán linh
hồn cho quỷ dữ không hề do dự ngay từ đầu.
Vaurtin xuất hiện trong hơn 20 tác phẩm của Tấn trò đời.
- Là điển hình của thế hệ trẻ sau cách mạng tư sản đang chuyển từ bước ảo
tưởng sang hiện thực.
- Vaurtin là loại nhân vật “cám dỗ” những thanh niên trẻ có tham vọng bước
chân vào xã hội tư sản, để dụ dỗ và lôi kéo họ vào con đường tội lỗi, y
mượn những linh hồn giàu tham vọng đó để thay hắn thực thi những sứ
mệnh của mình, xem như là sự trả thù xã hội
- Trong “Lão Goriot”, với vị thế là một kẻ tù phạm trốn ngục, Vaurtin phải
sống với hành tung bí ẩn,“gã hiểu biết hoặc đoán được công việc của
những người xung quanh, trái lại, không ai biết được gã nghĩ gì, làm gì”. Y
dạy cho Rastinac về bộ mặt thực của đời, đời “chẳng đẹp đẽ gì hơn cái xó
bếp đâu, nó cũng tanh tưởi như thế thôi”. Vì thế, muốn thành đạt, “muốn
chấm mút thì phải bẩn tay; có điều là cậu phải biết chùi rửa cho sạch; đó là
cái đạo lí thời chúng ta”, lời hắn nói tuy hằn học nhưng thực sự là một bản
cáo trạng về xã hội đương thời. Việc y luôn xuất hiện kè kè bên cạnh
Ractinac là để đánh đổ những băng khoăn và “khai tâm” cho Ractinac, rồi
cuối cùng anh ta cũng ngả theo con đường mà tên tội phạm này vạch ra từ
lúc nào không hay.
- Trong Ảo mộng tiêu tan, người đàn ông “46 tuổi”, “béo lùn”, “khỏe như
vâm”, “con mắt nhìn kinh khủng” này tiếp tục những phát ngôn cay nghiệt
với xa hội và điều oái ăm là vẫn hết sức chính xác. Hắn nói với Lucien
Chardon: “Xã hội của anh chẳng còn thờ Thượng đế chính cống nữa, mà
là tôn thờ con Bê vàng! Đó là tín ngưỡng của bản Hiến chương của các
anh, nó về mặt chính trị, chỉ đếm xỉa đến quyền tư hữu”. Hắn tiếp tục đóng
vai trò “dẫn dắt” những chàng trai trẻ đi vào con đường tha hóa, hắn khuyên
Lucien rằng hãy : “tự đặt cho mình một mục đích huy hoàng và che giấu
những thủ đoạn thành đạt đi , đồng thời che giấu bước tiến của mình(…),
hãy trở nên kẻ đi săn, hãy mai phục đi, ẩn nấp trong cái xã hội Paris, chờ
đợi một tiếng cười và chờ đợi một cơ hội”. Phương châm của Vaurtin là
hãy phục tùng quy luật, đừng chống lại vô ích, bởi vì y cho rằng muốn ngự
trị thiên hạ thì “trước hết phải tuân theo họ, học hỏi họ chu đáo”
-
-
11
Ở Vinh và nhục của kỹ nữ hành động tội ác của Vaurtin đã được phơi bày
một cách rõ ràng hơn, không còn thấp thoáng như trong Lão Goriot và Ảo
mộng tiêu tan nữa. Hắn công khai đầu độc Peyrade, bắt cóc con gái của tên
mật thám già này, rồi giết chết Cotenson-tên mật thám khác. Hành động
của hắn hết sức thận trọng, nhanh, gọn và chính xác và điều trớ trêu là đều
thành công. Bây giờ y không chỉ “mách nước” cho những chàng trai trẻ ở
những lời nói mà trực tiếp ra tay điều khiển họ theo hướng của mình.
- Dõi theo bước chân của Vautrin ta thấy y là một tên tội phạm nhưng luôn
giữ được thế chủ động:
+ Hắn chủ động tìm đến các đối tương và thực thi tội ác một cách lạnh lùng và thành
thục. Khi hành động của y bị phát hiện hắn lại lớn tiếng biện hộ cho những hành
động của mình, vẫn ngang nhiên rao giảng triết lý sống của mình Điều này chứng
tỏ cái ác đang bành trướng, công khai, ngày cáng áp đảo và định đoạt cái tốt, cái tích
cực.
+ Khi thẩm phán Camusot thử thách hắn, hắn tỏ ra bình tĩnh đối phó với những
tình huống. Sau khi buộc phải thừa nhận là tên tù vượt ngục hắn vẫn ngang nhiên
thách thức kẻ đang quyết định số phận của mình: “Tôi nắm trong tay danh dự của
ba gia đình, còn ông chỉ nắm sinh mệnh của ba tên tù khổ sai, tôi mạnh hơn ông”.
Từ kẻ bị săn đuổi Vautrin trở thành kẻ có quyền lên giọng với Corentin – kẻ truy
đuổi mình- “chúng ta hãy kính trọng nhau, nhưng tôi muốn là người ngang hàng
với ông kia chứ không phải là thuộc hạ của ông (….) nếu ông bước sang lĩnh vực
của tôi ông cứ liệu hồn”. Và hình ảnh về cái ôm hôn giữa hai người- một hiện thân
cho công lý, một cho tội ác như một sự thỏa hiệp, cũng có thể nói là sự đầu hàng cái
xấu của pháp luật. Và từ đây Vaurtin một tên tội phạm nguy hiểm, độc ác “giết
người như giết ngóe” đã trở thành viên cảnh sát trưởng, và thậm chí trong Chị họ
Bette còn được nhắc đến là “quan chánh án lừng danh”. Có quá phi logic chăng,
khi tác giả để cho một tên tội phạm trở thành một kẻ có địa vị trong xã hội. Thật ra
chính cái phi logic đó đã phản ánh chân thực thời buổi nhiễu nhương, mà cái xấu,
cái ác đang lan tràn trong xã hội. Nó đang “diễu võ dương oai” một cách ngang
nhiên, trơ tráo, giao chiến với mọi cái tích cực mới le lói, và thậm chí nó đang áp
đảo đời sống xã hội.
Hình ảnh Vauritn tái xuất hiện trong Tấn trò đời không chỉ cho ta thấy
được cái ác đang hoành hành. Mà trong mỗi lần xuất hiện hình tượng nhân
vật Vaurtin đóng một vai trò khác nhau. Như trong Lão Goriot hắn chỉ là
kẻ dụ dỗ, giáo dục lớp thanh niên có tham vọng mà thôi. Nhưng đến Ảo
tưởng tiêu tan hắn đã trở thành kẻ điều khiển và thực thi tội ác. Vậy có thể
thấy rằng vai trò không khác về chất mà chỉ biến đổi về lượng. Để thấy rằng
con người càng sông gần cái ác thì dần dà sẽ biến chất.
-
12
1.2.2. Nucingen
Nucingen xuất hiện trong các tác phẩm: Lão Goriot, Cô gái xua cá, Nhà
ngân hàng Nucingen, Vinh và nhục của kỹ nữ. Ngoài ra còn đươc nhắc
đến ở nhiều tác phẩm khác như là một biểu tượng của giới tư sản ngân
hàng.
- Trong Lão Goriot, hắn bắt đầu sự nghiệp bằng một ngân hàng nhỏ không
chút tiếng tăm. Và để gây được tiếng vang hắn không từ một thủ đoạn nào:
“hắn là hạng người có thể cuỗm tất cả vốn liếng cao chạy xa bay và bỏ
mặc chúng ta”, “hắn đứng ra mua những miếng đất trống rồi cho bọn bù
nhìn đứng ra xây nhà ở đấy”.
- Trong Vinh và nhục của kỹ nữ, hắn sẵn sàng làm kẻ khác phá sản “chẳng
khác gì người ta giết con cừu nhân ngày lễ phục sinh”. Để bảo tồn và
không những phát sinh tài sản của mình ngày một lớn.
- Hơn thế nữa để leo lên cái ghế “nguyên lão nghị viện” trong Nhà ngân
hàng Nucinghen hắn mặc cho Rastinac chiều chuộng Delphine, chấp
nhận để vợ đi lại với nhân tình. Không những thế y còn bày ra cách thức để
bốc lột gã nhân tình của vợ bằng cách trút cho anh ta mọi gánh nặng gia
đình để mình rảnh rang làm giàu và tiến thân. Với Nucingen, tình cảm vợ
chồng chẳng còn ý nghĩa gì và hắn sẵn sàng hi sinh nó để thỏa mãn tham
vọng của mình
- Nhưng có thật nhiều tiền vẫn chưa phải là mục đích duy nhất của Nucingen,
những kẻ nghèo khó tham vọng kiếm được thật nhiều tiền, còn những kẻ
nhiều nhiều tiền như Nucingen thì mơ được mạ vàng cho tên tuổi của mình
bằng dòng họ, bằng tước vị quý tộc, chức vị thượng lưu dù chỉ là danh hão
Cuộc đời Nucigen là điển hình cho cái dục vọng phổ biến của đời sống xã
hội Pháp thời đại Balzac. Hắn xuất hiện nhiều trong nhiều tác phẩm nhưng
vai trò vẫn không thay đổi mà ngày càng bộc lộ rõ. Hắn đại diện cho đại tư
sản, những tên đạo đức giả.
-
1.3. Mô típ nhân vật bán linh hồn cho quỷ sứ:
- Mô típ nhân vật bán linh hồn cho quỷ sứ ở đây được hiểu là một sự sa đọa có ý thức,
-
-
không cưỡng được, một cuộc hưởng thụ cuộc đời trong vực thẳm của tội lỗi…
“Quỷ sứ” được hiểu là quyền lực, là đồng tiền, là dục vọng thấp hèn.
Mô típ bán linh hồn cho quỷ sứ rất đặc trưng trong thế giới nhân vật của Tấn trò
đời. Nó được dùng để thể hiện kiểu con người dục dụng và góp phần tạo nên giá trị
phê phán cho tác phẩm.
Ta thấy sự chuyển biến trong tính cách của nhân vật qua các lần xuất hiện khác nhau
trong các tác phẩm: trong tác phẩm này anh ta còn là một nhân vật tích cực, thể hiện
những phẩm chất nhân bản thì sang tác phẩm khác, anh ta đã biến thành “quỷ sứ”.
13
Xét trong toàn bộ Tấn trò đời, loại nhân vật này tương đương với loại nhân vật
lưỡng diện, tức là không phải chính diện nhưng cũng không hòan toàn là phản diện.
- Đây là loại nhân vật có sức hấp dẫn nhất trong thế giới nhân vật tái xuất hiện của
Tấn trò đời, bởi nó phản ánh sinh động và chân thực nhất quá trình vận động của
tính cách con người trong thời đại lúc bấy giờ, đó là những tính cách vận động chứ
không đứng im, nó có thể luôn luôn thay đổi, diễn biến theo sự vận động của cuộc
sống.
1.3.1. Eugene de Rastignac
- Eugene de Rastignac là một trong những nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong Tấn
trò đời với trên 20 tác phẩm khác nhau: Lão Goriot, Luật đình chỉ, Ảo mộng tiêu
tan, Nhà ngân hàng Nucingen, Đại biểu thành Arcis, khi là nhân vật phụ, khi là
nhân vật chính.
- Rastignac là hiện thân của một thế lực đang lên trong xã hội lúc bấy giờ.
- Ban đầu anh ta còn là một thanh niên nghèo mới lên thành phố còn lương thiện
nhưng cứ sau mỗi lần xuất hiện, nhân vật này lại có sự thay đổi heo xu hướng xích
lại gần với giới tư sản cho đến lúc trở thành một trụ cột của chế độ đó.
+ Trong Lão Goriot, Rastignac được giới thiệu là một thanh niên nghèo còn lương
thiện lên Pari sống trong quán trọ Vauquer nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với xã hội thì
anh ta nhận ra, chỉ khi có tiền thì anh ta mới được trọng vọng nên anh ta luôn bị đồng
tiền ám ảnh.
+ Sang Luật đình chỉ, Rastignac là một kẻ đầy mưu toan và thủ đoạn, công khai mục
đích của mình khi quyến rũ hầu tươc phu nhân D’Espard. Anh ta còn khuyên
Bianchon kiếm một cô vợ giàu học quý tộc để được giàu sang. Anh ta ý thức được cuộc
sống khắc nghiệt mà mình phải đối phó và phải trả giá nhưng anh ta không thể cưỡng
lại được những dục vọng của mình.
+ Đến Ảo mộng tiêu tan, Rastignac nổi lên trong đám công tử bột được các phu nhân o
bế. Anh ta đến phòng khách thượng lưu của các phu nhân để thực hiện mục đích của
mình là bước chân vào giới thượng lưu và trở thành một nhà tư sản đích thực giàu có,
tham vọng.
+ Tới Nhà ngân hàng Nucingen, Rastignac có cổ phần, anh ta đã cùng Nucingen là
chủ ngân hàng đồng thời là chống của nhân tình của mình, họ tham gia vào các vụ mờ
ám khiến bao gia đình phải khuynh gia bại sản. Sau đó Rastignac còn lấy con gái của
nhân tình làm vợ.
+ Và trong Đại biểu thành Arcis, lúc này Rastignac đã là bộ trưởng lần thứ hai, anh ta
được phong bá tước, bố vợ của anh ta đã là nguyên lão nước Pháp, anh ta đã cấu kết với
các thành viên trong gia đình của mình tham gia vào các vụ mưu đồ nội các.
Rastignac thể hiện rõ ràng và sâu sắc tấn bi kịch của xã hội tư sản, cụ thể là mâu
thuẫn giữa những người trẻ có khát vọng cao đẹp với xã hội tư bản, hay là số phận
của lớp thanh niên trong xã hội mà đồng tiền làm chúa tể.
1.3.2. Lucien de Rubempre:
14
-
Lucien là một nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Thông qua 2 tác phẩm: Ảo tưởng tiêu tan và Vinh và nhục của kỹ nữ, Balzac đã
cho chúng ta theo dõi từng bước phát triển tính cách của nhân vật này.
Lúc đầu anh ta còn là một thanh niên nghèo được gia đình nuông chiều, tuy có tham
vọng nhưng cũng có một lí tưởng đẹp đẽ, cao thượng. Rồi qua bao lần va chạm với
cuộc đời và bao nhiêu lần vỡ mộng thì dường như Lucien đã trở thành một tên nô lệ
nộp mình cho quỷ sứ.
+ Trong Ảo mộng tiêu tan, Lucien là một thanh niên nghèo có hoài bão to lớn nhưng
lại sống trong một xã hội bát nháo. Cũng như các chàng trai trẻ tuổi khác Lucien cũng
có tham vọng, say mê văn thơ, khoa học, mơ ước xây dựng tương lai bằng tài năng.
Nhưng tiếp xúc thực tế với xã hội, Lucien dần tỉnh mộng. Xã hội truyền dạy cho anh ta
chủ nghĩa vị kỉ cá nhân. Bà Bargeton khuyên anh ta: “Những bậc thiên tài chẳng có
anh, có chị, có mẹ, vì phải xây dựng sự nghiệp lớn, họ bắt buộc phải ra mặt ích kỷ, họ
phải hi sinh tất cả vì tiếng tăm của họ.” => Đường đời của Lucien trong Ảo tưởng tiêu
tan có nhiều bước ngoặt, còn bước phát triển tâm lý thì theo chiều hướng đi xuống.
+ Sang Vinh và nhục của kỹ nữ thì dù được gọi là nhà thơ nhưng anh ta không hề sáng
tác, chỉ biết nghĩ về lạc thú và hư vinh. Anh ta chỉ còn là một kẻ tàn nhẫn vô lương tâm:
cúi đầu chấp nhận khi Herrera có ý định bán Erther cho Nucingen để kiếm tiền làm
bàn đạp cho mình lấy một cô vợ quý tộc, tìm mọi cách cưới cho được cô tiểu thư xấu xí
nhưng béo bở, không hề gợn chút suy nghĩ khi Erther hi sinh tính mạng,…
Cùng là thanh niên có nhiều tham vọng và tha hóa nhưng Rastignac lại thành công
còn Lucien lại thất bại hoàn toàn. Xây dựng hình tượng Lucien, Balzac đã đề cập
đến một vấn đề nóng bỏng của thời đại: số phận của những người trẻ tuổi nhiều
tham vọng.
Tóm lại, bán linh hồn cho quỷ sứ diễn tả sâu sắc sự tha hóa của con người trong xã
hội đồng tiền. Sự tha hóa này không chỉ diễn ra trên bình diện xã hội rộng lớn mà còn
diễn ra trong từng cá thể của xã hội. Vì vậy, bán linh hồn cho quỷ sứ ngoài ý nghĩa là
một kiểu khái quát hiện thực, nó còn mang ý nghĩa nhân văn phổ quát.
2. Hiệu quả nghệ thuật
2.1.
Khắc họ đối tượng trong tổng thể
2.1.1 Xây dựng tính thống nhất cho “Tấn trò đời”
- Để thực hiện tham vọng thiết lập một thế giới toàn vẹn “không bỏ sót hoàn cảnh
nào, một gương mặt nào, một tính cách nào của đàn ông hay đàn bà, một nghề
nghiệp nào, một giới xã hội nào…” tác giả đã sử dụng một loại nghệ thuật hết
sực hữu dụng đó chính là thủ pháp tái xuất hiện nhân vật nhằm tạo tính thống
nhất cho “Tấn trò đời”
- Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật đã tạo nên mối liên hệ hết sức chặt chẽ, kết nối
các nhân vật, các tác phẩm lại với nhau, nó biến Tấn trò đời trở thành một bộ
tiểu thuyết mà mỗi tác phẩm trong đó ví như một chương.
15
Khi theo dõi hệ thống nhân vật tái xuất hiện đã liệt kê ở các chương chúng ta
thấy nhiều nhân vật khi thì xuất hiện trong tác phẩm thuộc danh mục này, cảnh
đời này sau đó lại xuất hiện trong tác phẩm thuộc danh mục khác, cảnh đời khác.
Điều này cũng góp phần đắc lực trong việc thiết lập một thế giới Tấn trò đời chặt
chẽ với nhau, các thành tố được ràng buộc lại với nhau chồng chéo, không thể
tách rời.
2.1.2. Xây dựng những tính cách hoàn chỉnh
- Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật giúp ta nhìn con người ở khía cạnh toàn diện.
Bởi vì nhân vật trong tác phẩm của Balzac là những hình tượng nghệ thuật đầy
đủ từ cuộc đời đến tính cách, từ diện mạo bên ngoài đến nội tâm bên trong, từ
môi trường hoạt động đến những hành vi cụ thể, rồi những quan hệ rộng, hẹp
khác nhau.
2.1.3. Cái nhìn nhân vật ở nhiều góc độ.
- Qua nhiều lần xuất hiện khác nhau, Balzac đặt nhân vật của mình vào những môi
trường sống khác nhau, khi môi trường sống thay đổi vị trí và địa vị của nhân vật
tất yếu cũng thay đổi:
Vd: Rastignac trong Lão Goriot vẫn còn là một sinh viên nghèo có lương tâm trong
sáng, chưa có bất kì mối quan hệ nào với giới tư sản thượng lưu như trong Nhà ngân
hàng Nucingen – cho đến khi Rastinac bước sang quyển tiểu thuyết Nhà ngân hàng
Nucingen, hoàn cảnh sống thay đổi đã đẩy anh ta lên một địa vị cao hơn, xã hội đã
dạy anh ta nhiều mánh khóe, thủ đoạn và Rastinac đã đánh mất mình, ngày càng sa
đọa mất đạo đức.
- Như vậy khi theo dõi kỹ một nhân vật nào đó trong nhiếu tác phẩm ta sẽ được
soi chiếu nhân vật từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể ở góc độ này ta thấy nhân
vật đang ở thời kỳ “hưng thịnh”, nhưng rồi ở góc độ khác, ta thấy “sự suy đồi
của họ ngày mai”. Như Nucingen trong rất nhiều tác phẩm, ở mặt này y là một
gã tư sản cơ hội, xảo quyệt thì ở mặt kia, trong Vinh và nhục của kỹ nữ, ông ta
lại là một kẻ si tình khờ khạo. Nhân vật Daniel D’Ather cũng vậy, ở Ảo mộng
tiêu tan anh là một nghệ sĩ thiên tài, say mê lí tưởng cao đẹp thì sang Bí mật nữ
vương tước De Cadignan lại như một con nai tơ trong trò chơi ái tình của một
mệnh phụ phu nhân.
- Tóm lại ta có thể hình dung Tấn trò đời như một ngôi nhà gồm rất nhiều căn
phòng liên thông với nhau, nhân vật có thể bước từ phòng này sang phòng kia.
Cho nên khi điểm danh anh ta, chúng ta không thể chỉ căn cứ vào một căn phòng
cụ thể nào. Bởi vì trong mỗi căn phòng, anh ta sẽ gặp những con người khác
nhau, những quan hệ khác nhau, có cuộc sống khác nhau… và vì thế tính cách,
diện mạo anh ta cũng khác đi.
2.1.4. Tái hiện lịch sử của dục vọng, lịch sử của trái tim.
-
16
Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật của Balzac đã làm cho các nhân vật ngoài có ba
chiều không gian như thế giới thực còn có thêm một chiều thứ tư là chiều sâu
thời gian1.
Vd: Phải theo dõi Vautrin qua nhiều tác phẩm mới thấy được quá trình tên tội phạm
trở thành người của pháp luật, trong một xã hội đầy rẫy tội ác như thế nào. Phải theo
dõi Rastignac trong hơn 20 tác phẩm ta mới thấy hết được quá trình từ chàng thanh
niên nghèo tỉnh lẻ lên Paris trọ học trở thành một gã tư sản đầu sỏ trong một xã hội
đầy dục vọng cuồng si.
*Chú thích
(1) mỗi lần xuất hiện của nhân vật qua các tác phẩm khác nhau phản ánh một thời gian
nào đó trong toàn bộ cuộc đời của anh ta
-
- Như vậy, bằng cách cho nhân vật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm như thế tác giả
đã miêu tả được hiện tượng cũng như phản ánh rất rõ ràng bản chất xấu sa của xã hội
lúc bấy giờ, mà trong đó đồng tiền lên ngôi làm tha hóa bản chất con người bằng
những dục vọng tầm thường.
2.2.
Thực hóa tiểu thuyết
Balzac đã cố gắng tím mọi cách để giúp người đọc hình dung ra một thế giới chân thực qua
những tác phẩm của mình.
2.2.2. Tái hiện một thế giới “đang bước đi”:
- Khi tiếp xúc với các tác phẩm của Balzac, ta có cảm giác như đang đứng trước một
sự vận động không ngừng của đời sống, bởi đại đa số các nhân vật thường không
chết đi mà khi bước ra khỏi tác phẩm này, anh ta lại bước vào một tác phẩm khác.
Chính vì vậy, trước mắt ta nhân vật luôn vận động, đang tiến bước theo sự bước đi
của cuộc sống. Các nhân vật được tái xuất hiện trong Tấn trò đời làm cho thế giới
trong đó như sống dậy, tạo ra những liên hệ và tạo ra những cốt truyện đa tuyến.
- Có thể nói tất cả các nhân vật trong tác phẩm đầu tiên, sử dụng thủ pháp tái xuất
hiện nhân vật này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quán trọ Vauquer trong
Lão Goriot. Ở đây các nhân vật hiện ra rồi biến mất: gặp mặt, lui tới, chia tay với đủ
gương mặt đủ hạng người. Tính chất động đó góp phần dựng lại hình ảnh dòng chảy
cuộc đời, minh họa cho sự vận động không ngừng của xã hội.
- Những xung đột những mâu thuẫn trong tác phẩm này được giải quyết thì lại đến
xung đột khác tiếp diễn và lại tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ. Cuộc sống xã
hội luôn tiếp diễn, sự tiếp nối các xung đột thông qua thủ pháp tái xuất hiện nhân vật
tạo nên một dòng chảy không ngừng của cuộc sống và tạo ra dòng đời bất tận.
2.2.3. Xây dựng những cuộc đời chân thực:
- Balzac sáng tác trong một bối cảnh xã hội đầy biến động với những cuộc biến thiên
thay bậc đổi ngôi liên tục kéo theo sự ngả nghiêng của biết bao số phận trong xã hội
ấy. Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm này còn lương thiện nhưng khi tái xuất hiện
trong một tác phẩm khác, nhân vật ấy lại trở nên tha hóa và biến chất do xã hội xô
17
đẩy gây ra. Chẳng hạn ta có thể thấy trong tác phẩm của Balzac, nhân vật
Rastignac, Lucien,… đã từ những chàng thanh niên trẻ tuổi có hoài bão thành
những kẻ vị kỷ, tàn nhẫn, tha hóa. Hay những kẻ thuộc tầng lớp quí tộc một thời
oanh liệt như hầu tước D’Espard, bá tước De Fontain,… chẳng mấy chốc bị phế bỏ
nhường chỗ cho những kẻ tư sản mới. Những thay đổi đó là hoàn toàn điển hình cho
thời đại kim tiền lúc bấy giờ và hoàn toàn thực tế trong xã hội.
- Balzac còn tập trung khắc họa những nhân vật được xem là đại biểu của thời đại, đó
là những ông bà bá tước, bá hầu chỉ còn cái danh để lòe thiên hạ.
Sau những lần tái xuất hiện đa số nhân vật sẽ biến đổi tính cách và vị thế xã hội,
hoặc là lụi tàn, hoặc là tiến lên chinh phục xã hội theo cái suy vong của nhân cách,
các nhân vật càng sống càng thực. Vì thế mặc dù là đứng trước tác phẩm thì ta vẫn
có cảm giác như đang đối diện với những con người thực ngoài đời.
2.3.
Những đóng góp quan trọng cho chủ nghĩa hiện thực
2.3.2. Sự phát triển có quy luật của tính cách trong quan hệ với hoàn cảnh
- Theo Balzac, tính cách con người tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của môi trường xã
hội:
“ Con người không tốt cũng không xấu; con người sinh ra với những bản
năng và những thiên tư, xã hội không hề làm hư hỏng con người….song quyền lợi
làm cho khuynh hướng xấu của con người phát triển một cách quá đáng.”
- Qua việc tái xuất hiện nhân vật đến hàng chục tác phẩm cho ta thấy được sự tác
động của hoàn cảnh đến tính cách nhân vật trong đó chủ yếu là quá trình phản diện
hóa nhân vật.
Nhân vật xuất phát điểm với hai dạng tính cách rạch ròi : chính diện và
phản diện. Sau khi tiếp xúc với xã hội tính cách nhân vật chuyển hóa
thành: tiếp tục chính diện hoặc phản diện.
Trong ba loại nhân vật tái xuất hiện thì “nhân vật bán linh hồn cho quỷ
dữ” thể hiện rõ quy luật phát triển tính cách của nhân vật. Như
Rastignac xuất hiện hơn 20 tác phẩm, tính cách lúc đầu từ lương thiện
cho đến trở thành một thanh niên chân ướt chân ráo bước vào thế giới tư
sản dần dần sa đọa, mất đạo đức.
2.3.3. Góp phần xây dựng những nhân vật điển hình
- Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật đã tạo nên một sự gắn chặt nhân vật và tính cách
nhân vật trong những tình huống khác nhau của hoàn cảnh và như thế nó đạt được
yêu cầu điển hình hóa. Có thể hiểu là .các nhân vật chỉ có thể bộc lộ hết tính cách
của mình khi cọ xát với môi trường, mà như thế thì nhân vật phải được thử thách
trong nhiều cảnh huống khác nhau. Tức là càng xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác
nhau thì khả năng nhấn mạnh cái tính cách điển hình càng được thể hiện rõ nét hơn.
Vd: Rastignac. Anh ta chỉ có thể bộc lộ hết tham vọng ngoi lên bằng bất cứ giá nào khi
anh ta được cọ xát với nhiều môi trường khác nhau của xã hội tư sản, đồng thời qua đó
ta còn thấy được sự biến chuyển trong tính cách của con người đầy dục vọng này.
18
-
Bằng cách để nhân vật xuất hiện nhiều lần trong nhiều tác phẩm khác nhau, Balzac
đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật điển hình. Với những chi tiết cá biệt,
độc đáo, không lặp lại góp phần làm cho nhân vật mang những nét, những tính cách
riêng nổi bật đồng thời cũng mang những thuộc tính chung của đời sống. Từ đó làm
cho nhân vật mang những đặc điểm khác biệt để phân biệt với nhân vật khác.
Vd: Trong Tấn trò đời, nếu theo dõi một nhân vật nào đó trong nhiều tác phẩm khác
nhau ta càng thấy những “nét nổi bật” của anh ta. Bởi vì mỗi lần xuất hiện là một lần
anh ta được tác giả “làm mới”. Ta có cảm giác như tác giả đang xoay chuyển nhân vật
để quan sát ở nhiều góc độ, và điều này sẽ tạo những ấn tượng rất riêng nơi người đọc
trong việc phân biệt nhân vật này với nhân vật khác. Đọc lần lượt toàn bộ Tấn trò đời
rồi tổng hợp lại, chúng ta sẽ thấy cũng là:
Những chàng trai từ tỉnh lẻ lên Paris mang theo tham vọng lớn nhưng
Rastignac khác Lucien
Nhà báo nhưng Lousteau khác xa Ranal Nathan
Nhà tư tưởng cách mạng nhưng Daniel D’Ather khác Michel
Chrestien
Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật, chính là một thủ pháp khái quát hóa rất hiệu quả.
Bởi vì, nó làm nhân vật mang những nét quan trọng nhất, bản chất nhất của đời
sống, khi các nhân vật xuất hiện nhiều lần, tính cách của nhân vật được nhắc đi nhắc
lại, được nhấn mạnh, khắc sâu làm cho nó trở nên cực kì sâu sắc và để lại một ấn
tượng mạnh mẽ đến người đọc.
2.4.
Hình thành những quan niệm mới về nhân vật văn học
- Một giai đoạn văn học luôn luôn tiếp thu, phát huy những thành tựu của các giai
-
đoạn văn học trong quá khứ. Đó là quy luật chung sự phát triển của văn học và nghệ
thuật. Balzac cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Tuy nhiên, Tấn trò đời
cũng chứa đựng những sáng tạo độc đáo, góp phần tạo nên một bức tranh sinh động,
phong phú cho đời sống văn học.
Thủ pháp nghệ thuật tái xuất hiện nhân vật của Balzac đã làm phá vỡ những quan
niệm truyền thống về nhân vật: nhân vậtchính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện
và nhân vật phản diện:
Nhân vật chính là nhân vật then chốt của câu chuyện, giữ vị trí trung tâm trong
việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
• Nhân vật phụ thì ngược lại, giữ vị trí thứ yếu trong diễn biến cốt truyện.
• Nhân vật chính diện là nhân vật thể hiện giá trị tinh thần, những phẩm chất, những
hành vi cao đẹp, cao cả của con người.
• Nhân vật phản diện là nhân vật mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí
tưởng của con người.
•
19
Quan niệm về nhân vật mới trong văn học của Balzac:
•
Trường hợp thứ nhất: (nhân vật chính phụ không phân biệt rạch ròi) trong Tấn trò
đời chúng ta thấy một hiện tượng rất phổ biến, nhân vật chính của tác phẩm này đến
với tác phẩm khác thì biến thành nhân vật phụ và ngược lại. Trong trường hợp này
chúng ta xem xét hai hiện tượng nhân vật:
Vd: Lão già Do Thái chuyên nghề cho vay nặng lãi Gobseck xuất hiện trong gần
10 tác phẩm. Trong tác phẩm cùng tên hình tượng nhân vật được xuất hiện rất
thường xuyên giữ vai trò trung tâm trong việc kết nối các nhân vật khác và cũng
là nhân vật bộc lộ chủ đề, tư tưởng của câu chuyện. Đó là câu chuyện thói nô lệ
cho đồng tiền, vì đồng tiền mà con người có thể làm mọi cách với Gobseck là
cho vay với khoản lời cắt cổ, sang tác phẩm khác dù vẫn hiện thân của thủ đoạn
kiếm tiền nhưng Gobseck không đóng vai trò phát biểu chủ đề chính của câu
chuyện mà nhường vai này cho nhân vật khác. Hay gã chủ nhà băng Nucingen, y
xuất hiện trong gần 20 tác phẩm nhưng chỉ duy nhất là nhân vật chính trong Nhà
ngân hàng Nucingen đây là tác phẩm nói về cuộc đời và những mánh khóe làm
ăn của Nucingen còn ở những tác phẩm khác dù vẫn hiện lên là chủ ngân hàng
đầy thế lực nhưng nhân vật này không được tác giả miêu tả cụ thể.
Trong những lần xuất hiện như thế như thế tính cách không hoàn toàn
thống nhất.
Vd: Rastignac là một điển hình tiêu biểu.Trong Lão Goriot dù có biểu hiện của
một anh chàng có tham vọng mãnh liệt và đang tìm cách để thỏa mãn tham vọng
đó nhưng anh ta vẫn giữ được tính chất tốt đẹp của con người được giáo dục đặc
biệt anh ta đã có những hành vi hết sức cao đẹp với Lão Goriot. Nhưng với
những lần xuất hiện sau: Miếng da lừa, Luật đình chỉ, Nhà ngân hàng
Nucingen thì anh ta biến thành kẻ khác là người cơ hội, lọc lừa đầy xảo quyệt...
•
Trường hợp thứ hai: (được nhắc lại nhiều lần nhưng không đóng vai trò trung tâm
tuy nhiên lại có vai trò quan trọng) chúng ta sẽ bất gặp nhiều nhân vật xét về tần số
xuất hiện hay vị trí trong tác phẩm thì chưa bao giờ là nhân vật then chốt của câu
chuyện nhưng lại thể hiện một chức năng quan trọng.
Vd: Dù xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm nhưng Bianchon không hề là nhân
vật chính của bất kì tác phẩm nào, thế nhưng người đọc khó có thể quên được
hình ảnh của Bianchon – một anh sinh viên trường y và sau là một thầy thuốc
danh tiếng, đây cũng là nhân vật thể hiện lí tưởng cao đẹp mà tác giả hướng đếnLí tưởng nhân văn cao đẹp nhân ái, kiên quyết đứng về cái đẹp, cái tiến bộ....Còn
Vautrin xuất hiện với tần số ít hơn Bianchon nhưng cũng chưa bao giờ là nhân
20
vật chính. Vậy mà, tên đồ tể Vautrin đã để lại một ấn tượng sâu đậm, thậm chí
hắn hiện thân cho một triết lí sống trong thời đại Balzac: Sống tức là chiến đấu,
để tiêu diệt lẫn nhau.
-
Tóm lại việc tạo nên những quan niệm mới về nhân vật văn học, Balzac đã cho
người đọc có cái cảm nhận mới hơn về cách phân chia nhân vật trong văn học nghệ
thuật hiện thực. Không gò bó như quan niệm truyền thống về nhân vật văn học.
Đồng thời cũng thấy được những khía cạnh tính cách của nhân vật hiện thực một
cách toàn diện.
C. KẾT LUẬN
“Tấn trò đời” của Balzac được coi như một bộ “Nghìn lẻ một đêm của Tây Âu”. Thiên
tiểu thuyết trường thiên ấy ra đời trong một bối cảnh xã hội đầy biến cố. Với những cuộc
nội chiến hàng loạt. Cùng với các cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng ấy giai cấp tư
sản từng bước thâu tóm quyền hành, đưa xã hội phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Mà
mục đích của nó là đặt kinh tế lên hàng đầu và chủ trương tự do cạnh tranh, từ đó đồng tiền
lên ngôi, kéo theo sự sa đọa, tha hóa của con người, họ vì thế mà sẵng sàng giẫm đạp lên
nhau, biết bao nhiêu cái dục vọng thấp hèn, cái xấu xa, tiêu cực xuất hiện.
Đứng trước một thời đại nhiễu nhương như thế Balzac muốn mình là một thư ký trung
thành soi kỹ từng ngóc ngách của xã hội, không bỏ sót một con người nào, hoàn cảnh nào,
giai cấp nào. Và để thực hiện được ý đồ này Balzac đã sáng tạo ra một thủ pháp nghệ thuật
độc đáo. Đó là thủ pháp cho nhân vật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm, sự xuất hiện liên
hoàn của các nhân vật có tác dụng vô cùng to lớn trong việc thiết lập một “Tấn trò đời”
toàn vẹn mà các tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau như các hồi của một vở kịch trường
thiên. Chính kiểu nhân vật này đã làm cho tác phẩm của ông trở nên có chiều sâu hơn trong
việc tái hiện hiện thực. Khi nhân vật bước từ tác phẩm này sang tác phẩm khác hay nói
cách khác là bước từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác, nhân vật được cọ xát với nhiều
loại hoàn cảnh từ đó cho phép nhà văn xoay trở nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau mà cảm
nhận, miêu tả, tính cách nhân vật cũng vì thế mà càng bộc lộ rõ hơn, ngày một đầy đặn hơn.
Thủ pháp nghệ thuật độc đáo này thật sự hữu hiệu vì đã giúp Balzac tái hiện thành công
dòng chảy vô cùng vô tận của cuộc đời, nó còn đóng góp một phần quan trọng cho chủ
nghĩa hiện thực. Mặt khác, sáng tạo độc đáo này cũng làm thay đổi những quan niệm lâu
nay về một số vấn đề lí luận thuộc cái gọi là nhân vật văn học.
So với nền văn học lãng mạn trước đó thủ pháp này đã giúp cho tiểu thuyết của Balzac
đến gần với hiện thực hơn, nhân vật cũng vì vậy mà sống động hơn, chân thật hơn. Còn so
với nền văn học sau này, nó đưa tiểu thuyết của Balzac đến gần với tiểu thuyết hiện đại
hơn, đây được coi là bước đệm của tiểu thuyết hiện đại, Balzac cũng vì vậy mà được xem
là con người mở đường tinh anh.
21