Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN THÍCH CÁC MÔN HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 11C9 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.34 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang

11C9 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do lựa chọn đề tài
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trị quan trọng trong
q trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực
vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải khó khăn con người
cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập cũng
vậy, hứng thú có vai trị hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú và niềm yêu thích
đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em.
Và đất nước ta ngày nay đang đứng trước sự đổi mới tồn diện, địi hỏi phài “nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” có thể coi đây là mục tiêu tổng quát của hệ
thống giáo dục quốc dân. Từ yêu cầu này đòi hỏi hoạt động dạy và học ở trường THPT
phải thực hiện sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay.
Ngoài ra, dạy học là con đường cơ bản, đặc trưng của nhà trường, là con đường quan
trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường là giáo
dục ưu việt nhất. Qua đó ta thấy được vai trị hết sức quan trọng của người giáo viên,
người làm công tác giáo dục. Trong quá trình giáo dục thì học sinh vừa là đối tượng giáo
dục vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Để quá trình giáo dục đạt được kết quả tốt thì
địi hỏi sự chú ý, sơi nổi, nhiệt tình và hơn thế là sự hứng thú, thích học của học sinh ở
các mơn học. Chính sự hứng thú, đam mê của học sinh trong khi tiếp cận kiến thức mới
từ các mơn học u thích sẽ giúp cho các em nắm kiến thức dễ dàng và in sâu trong trí
nhớ.
Bàn về tình hình học tập của học sinh Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, bên cạnh
những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận khơng nhỏ
các em khơng thích học, chán học, ngun nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng
chán học, khơng thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới kết quả
học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Và đặc biệt
đối với lứa tuổi THPT – lứa tuổi đang đứng trước bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời là thi


đại học thì việc mất hứng thú học tập ở các môn học làm cho các em mất động lực học
tập, điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em.
1


Trong thời gian kiến tập ở trường THPT Nguyễn Hiền, bản thân tôi đã thâm nhập vào
thực tế môi trường sư phạm để tìm hiểu tình hình học tập, cũng như sở thích của học sinh
đối với các mơn học và dự giờ một số tiết giảng chuyên môn. Qua q trình đó, tơi nhận
thấy rằng việc học tập của học sinh ở lớp này đối với một số môn là khá tốt. Tuy nhiên
vẫn có một số học sinh chưa tập trung chú ý vào bài giảng.
Với tất cả những lí do trên tơi xin lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH, NGUN NHÂN THÍCH CÁC MÔN HỌC CỦA HỌC SINH LỚP
11C9 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN”.
Qua đó, ta đề ra những biện pháp và thủ thuật tối ưu nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu về
kết quả học tập, giáo dục của nhà trường tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tình hình hứng thú học tập của học sinh THPT đối với các mơn
học. Từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập
của học sinh THPT; góp phần xây dựng những phương pháp gây hứng thú học tập đối
với các môn học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT.
3.Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tôi đã đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài để tìm hiểu những vấn đề cơ bản về mặt lý
luận của sự chú ý, phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học mới như: Giáo trình tâm
lý học đại cương, Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, Giáo trình Giáo dục học đại
cương, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,….vận dụng vào việc đánh
giá kết quả đã thu được. Đồng thời tôi cũng đã đọc lý lịch trích ngang của các học sinh
lớp 11C9 qua phiếu điều tra, trường THPT Nguyễn Hiền để hiểu rõ thêm khách thể và
đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phương pháp quan sát

- Để phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tôi đã quan sát một số tiết dạy ở
lớp 11C9, trường THPT Nguyễn Hiền bao gồm: mức độ chú ý, thái độ của học sinh đối
với bài giảng, sự tích cực của lớp học, các biện pháp, thủ thuật mà giáo viên đã sử dụng
để thu hút sự chú ý của học sinh và thu thập tài liệu liên quan đến đề tài.
- Với cách quan sát này sẽ giúp cho chúng tơi có cái nhìn khách quan cũng như cách
đánh giá một cách khoa học việc áp dụng các thủ thuật, các biện pháp của giáo viên có
hiệu quả hay khơng, cũng như học sinh có tập trung chú ý hay khơng.
3.3. Phương pháp trị chuyện
- Để có thêm những tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng phương pháp
này. Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp sau:
+ Đối với học sinh: thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi, những hoạt động
ngoài giờ…
+ Đối với giáo viên: họp chuyên môn, gặp gỡ riêng.
- Phương pháp này giúp tơi phần nào tìm hiểu được tình hình học tập các mơn học của
các em. Bên cạnh đó còn biết được mức độ tập trung, hứng thú, đam mê của học sinh qua
việc trò chuyện với em.
2


3.4. Phương pháp tính tốn thống kế
Tơi sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu thu thập được, từ đó có cơ sở để phân tích,
so sánh, đánh giá, rút ra những nguyên nhân và kết luận cho những nội dung cần tìm
hiểu.
3.5. Phương pháp điều tra :
Tơi đã tiến hành điều tra trắc nghiệm đối với tập thể lớp 11C9 trường THPT Nguyễn
Hiền để thu thập những dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình, nguyên nhân hứng thú học tập đối với các môn học
của học sinh THPT.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trong trường THPT Nguyễn Hiền.

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 11C9, trường THPT Nguyễn Hiền

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập
- Những cơng trình nghiên cứu về hứng thú ở trên thế giới xuất hiện tương đối sớm và
ngày được phát triển. Chẳng hạn, từ những năm 1940 của thế kỷ XX, các nhà tâm lý học
như S.Lrubinstein, N.G.Morodov cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí, tình cảm. Cịn
E.Clapade với vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa ra khái niệm hứng
thú dựa trên bản chất sinh học, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong
hoạt động của con người và cho rằng quy luật của hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cả
hệ thống phải xoay quanh nó.
- Ở Việt Nam, hứng thú cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về hứng thú các
nhà nghiên cứu cũng nêu ra một số khái niệm phổ biến như: hứng thú là một tình cảm
đặc biệt đối với một sự vật, sự việc nào đó nó làm chúng ta bị lơi cuốn hấp dẫn về phía
đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó. Hoặc hứng thú là thái độ
lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc
sống, vừa có khả năng đem lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
- Một cách khái quát có thể hiểu: Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện
tượng nào đó. Nó là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiện thực
khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng. Hứng thú biểu
hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và
chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả
của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
- Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập. Trước
hết có thể thấy học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà trong đó hứng thú
học tập lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình học
3



tập. Nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập học sinh có thể giảm được mệt mỏi, căng
thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cự tìm tịi, sáng tạo. Hứng thú còn tạo cho học
sinh khả năng tích cực học tập, khao khát tiếp cận để đi sâu tìm hiểu khám phá tri thức.
Do đó bàn về hứng thú học tập người nghiên cứu cho rằng: hứng thú học tập là thái độ
nhận thức đặc biệt của người học đối với hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình
cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân.
1.2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt
động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con
người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ cơng việc gì, nếu có hứng thú
làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con
người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu khơng có hứng
thú, dù là hành động gì cũng sẽ khơng đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận
thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi khơng có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết
quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
1.3. Khái niệm động cơ
- Trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ.
- Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức.
- Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh
vai trị của các xung năng tính dục.
- Theo thuyết hành vi: Đưa ra mơ hình “kích thích - phản ứng”, coi kích thích là nguồn
gốc tạo ra phản ứng - là động cơ. Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá
thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.
- Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác
dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất
định thì được gọi là động cơ hoạt động.
- Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khác nhau,
trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những động cơ này nằm
trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh hoạt động cụ thể tạo

thành một hệ thống gọi là hệ thống động cơ. Động cơ có thể được phân thành nhiều
nhóm theo các tiêu chí khác nhau là phân theo nhu cầu, phân ra động cơ tự nhiên và động
cơ cao cấp, phân chia theo chức năng: động cơ tạo ý, động cơ kích thích…
1.4. Khái niệm động cơ học tập
- Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động
cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…mà giáo dục đem lại.
- Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm lý
học Nga như L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…Nhiều nhà tâm lý học đều
khẳng định: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Các động
cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động
cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu.
- Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: trẻ học vì cái gì,
cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các
em. Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự định hướng của các em
đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo
viên…
4


II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Vài nét về cơ sở nghiên cứu:
 Về Trường THPT Nguyễn Hiền.

-

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trường: 85 người
a Đảng bộ gồm 03 chi bộ với 36 Đảng viên
- Bí thư Đảng bộ: Đ/c Đặng Thị Kim Phượng
- Phó bí thư Đảng bộ: Đ/c Nguyễn Thế Hồ

o Chi bộ 1:

Bí thư: Đ/c Nguyễn Hồng Minh Huy

Phó bí thư: Trần Văn Hiền
o Chi bộ 2:

Bí thư: Đ/c Nguyễn Thị Mộng Dung

Phó bí thư: Đỗ Tấn Kiệt
o Chi bộ 3:

Bí thư: Nguyễn Thanh Liêm

Phó bí thư: Huỳnh Văn Phú
b Ban Giám hiệu:
- Hiệu trưởng: Đặng Thị Kim Phượng
- Phó Hiệu trưởng:
o Nguyễn Thế Hồ
o Nguyễn Thị Mộng Dung
o Nguyễn Thanh Liêm
c Cơng đồn:
Chủ Tịch: Đ/c Nguyễn Thị Điểm
Phó chủ tịch: Trần Văn Hiền
d Đồn trường:
Bí Thư: Đ/c Lê Ngun Hồng
e Phó bí thư: Đ/c Huỳnh Tấn Huy
f Chi đồn giáo viên:
Bí thư: Đ/c Tơ Quốc Rạng
Phó bí thư: Đ/c Phạm Thị Kim Xồn

g Các tổ chuyên môn (Gồm 10 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phịng):
Tổ trưởng tổ Văn phịng: Nguyễn Thế Hồ
Tổ trưởng tổ Toán: Trần Thị Thu Huyền
Tổ trưởng tổ Văn: Danh Kim Soàn
Tổ trưởng tổ Lý: Huỳnh Thị Hạnh
Tổ trưởng tổ Hố: Huỳnh Thị Hạnh
Tổ trưởng tổ Sinh: Nguyễn Hồng Minh Huy
Tổ trưởng tổ TD – QPAN: Lê Trí Dũng
Tổ trưởng tổ Sử: Nguyễn Phúc Bình
Tổ trưởng tổ Địa – GDCD: Trần Văn Hiền
Tổ trưởng tổ Tiếng Anh: Phạm Xuân Thủy
Tổ trưởng tổ Tin học: Lâm Thị Huyền.
Đồn trường có 33 Chi đồn trong đó có 32 Chi đồn lớp, 1 Chi đoàn GV, tổng số
Đoàn viên là 630.
Cơ sở vật chất của trường:
5


20 phòng học kiên cố
04 phòng tiền chế (Dùng học NGLL, QPAN, hướng nghiệp, …)
Phịng làm việc: 10 (Trong đó 05 phòng kiên cố, 05 phòng tạm dành cho các tổ bộ
mơn)
- Phịng thư viện: 01 (Phịng kiên cố)
- Nhà xe: 03 (Khung sắt, mái toll)
- Phịng thí nghiệm thực hành có trang thiết bị đầy đủ
- 3 phịng bộ mơn
- 09 Phịng vệ sinh (Trong đó 04 dành cho giáo viên)
- Phòng y tế: 01 (Phòng kiên cố)
- Hội trường: 01
- Thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục, dạy học tối thiểu được trang bị đủ thực hiện

nhiệm vụ năm học.
 Về lớp chủ nhiệm:
- Giáo viên chủ nhiệm: cô Phan Nguyễn Diễm Phương.
- Lớp 11C9, sĩ số: 39 (20 nữ, 19 nam).
- Lịch học chính khóa và phụ đạo được sắp xếp vào hai buổi (sáng, chiều)
- Cán sự lớp:
+ Lớp trưởng: Vương Vĩnh Phúc
+ Lớp phó học tập: Trương Thị Ngọc Giàu.
+ Lớp phó lao động: Võ Phan Thanh Phát
+ Phó văn thể: Nguyễn Tú Mỹ
+ Tổ trưởng tổ 1: Lâm Phương Trúc
+ Tổ trưởng tổ 2: Nguyễn Ngọc Trâm
+ Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Phan Thu Ngân
+ Tổ trưởng tổ 4: Trần Thiên Thạch.
- Về tình hình học tập:
+ Học lực
• Giỏi:
• Khá: 15 (38.5%)
• Trung bình: 21 (53.8%)
• Yếu: 3 (7.7%)
+ Hạnh kiểm:
• Tốt: 33 (84.6%)
• Khá: 4 (10.3%)
• Trung bình:1 (2.5%)
• Yếu: 1 (2.5%)
Đa số các em trong ban cán sự lớp đều là những bạn học khá tốt, phần đông các
em học sinh có sức học khá đều nhau. Một số học sinh còn lơ là nên chưa đạt được
kết quả cao, thường bị giáo viên bộ mơn nhắc nhở.
- Về hồn cảnh riêng:
+ 2 hộ nghèo

+1 cận nghèo
+ 1 khó khăn
+ 5 học sinh thường vi phạm nội quy, quy định của trường.
Hầu hết các em đều có hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần.
2. Thực trạng, ngun nhân thích các mơn học của học sinh THPT hiện nay.
2.1 Nguyên nhân hứng thú, yêu thích các môn học của học sinh.
-

6


Qua tìm hiểu mục đích và ngun nhân thích các môn học của học sinh THPT dưới dạng
phiếu điều tra khảo sát câu hỏi “Đánh dấu vào các môn học tương ứng với các lý do
thích mơn học đó”, kết quả từ 39 HS lớp 11C9 cho chúng ta thấy:
Lý do thích
Mơn học

Có ý
nghĩa
xã hội

Nhóm mơn
14/39
học xã hội
(35.9%
(Văn, Sử, Địa,
)
GDCD)
Nhóm mơn
học tự nhiên

2/39
(Tốn, Lý,
(5.1%)
Hóa, Sinh)
Nhóm các mơn
học khác (Thể
1/39
dục, Kỹ
(2.6%)
thuật,..)
Ngoại Ngữ

3/39
(7.7%)

Có tác
dụng
nhiều
đối với
bản
thân

Dễ học

Học
đạt kết
quả
cao

Thầy

dạy
hay

Xã hội
đánh giá
cao


truyền
thống
gia
đình

20/39
(51.3%
)

5/39
(12.8%)

2/39
(5.1%)

10/39
(25.6%
)

18/39
(46.2%
)


5/39
(12.8%
)

23/39
(59%)

13/39
(33.3%)

1/39
(2.6%)

12/39
(30.8%
)

6/39
(15.4%
)

2/39
(5.1%)

6/39
(15.4%
)

4/39

(10.3%)

0/39
(0%)

9/39
(23.1%
)

14/39
(35.9%
)

8/39
(20.5%
)

21/39
(53.8%
)

18/39
(46.2%)

0/39
(0%)

6/39
(15.4%
)


0/39
(0%)

0/39
(0%)

 Nhận xét
- Nhìn chung, ở các nhóm mơn học, hứng thú học của các em có sự chênh lệch khác
nhau:
+ Ở nhóm mơn học xã hội, các nguyên nhân thích học chiếm tỷ lệ cao như: Có ý
nghĩa xã hội, có tác dụng nhiều đối với bản thân, dễ học, thầy dạy hay
+ Ở nhóm mơn học tự nhiên, các ngun nhân thích học chiếm tỷ lệ cao như: Có tác
dụng nhiều đối với bản thân, xã hội đánh giá cao, thầy dạy hay
+ Ở nhóm mơn học khác: Dễ học là ngun nhân chính mà các em thích học.
+ Ở mơn ngoại ngữ: do xã hội đánh giá cao là nguyên nhân chủ yếu, thầy dạy hay
Qua đó chúng ta nhận thấy, học sinh thích mơn học hay khơng, có tiếp thu tốt hay không
phụ thuộc một nửa vào giáo viên cũng như phụ thuộc vào sự giảng dạy của giáo viên.
Nếu giáo viên có phươn pháp dạy thích hợp, phù hợp với từng đối tượng học sinh thì khả
năng tiếp thu của các em sẽ cao hơn và cả tình cảm của học sinh với giáo viên cũng gắn
bó hơn. Nếu học sinh u thích mơn học nào đấy mà giáo viên trù dập hay ghét học sinh
thì các em sẽ khơng cịn hứng thú với mơn đó nữa, thậm chí còn bị ám ảnh. Hầu hết các
em học sinh còn thích học những mơn học nào gắn với thực tiễn cuộc sống. Các mơn
khoa học tự nhiên như Tốn, Lý, Hóa, Sinh ngày càng có nhiều ưu thế hơn, được đa phần
các em coi trọng, hứng thú học nhiều hơn. Đối với các môn khoa học xã hội, các em
7


thích mơn học này chủ yếu vì dễ học chỉ cần thuộc bài, khơng cần phải tư duy, suy nghĩ
ít, học hành sơ sơ hoặc qua loa cũng là có kết quả cao.

2.2. Tầm quan trọng của việc học đối với học sinh
Để điều tra tầm quan trọng của việc học đối với học sinh lớp 11C9, tôi đã đưa ra 3 câu
hỏi và thu được kết quả như sau:
- “Bạn có thích học khơng?”
Rất thích
2/39
(5,1%)

Thích
20/39
(51.3%)

Bình thường
17/39
(43.6%)

Khơng thích
0

- “Theo bạn mức độ quan trọng của việc học tập đối với học sinh?”

Rất quan trọng Quan trọng
11/39
25/39
(28.2%)
(64.1%)
- “Mục đích học tập của bạn là gì?”

Bình thường
3/39

(7.7%)

Tiếp thu kiến
thức

Làm vui lịng
gia đình

Vì tương lai

5/39
(12.8%)

6/39
(15.4%)

26/39
(67%)

Khơng quan trọng
0

Để được kính trọng,
khơng muốn thua kém
ai
2/39
(5.1%)

 Nhận xét
- Có thể thấy, hầu hết học sinh yêu thích việc học tập chiếm tỷ lệ khá cao (51.3%) và mục

đích học tập vì tương lai chiếm tỷ lệ cao nhất. Qua đó chứng tỏ thấy đa số các em nhận
thức được mục đích học tập là để chuẩn bị cho tương lai của chính các em, học để thi đỗ
đại học, có việc làm tốt, thỏa mãn ước muốn bản thân, để giúp đỡ gia đình vì vậy các em
cũng nhận ra tầm quan trọng của việc học tập (chiếm 64.1%).
- Tuy nhiên khi tìm hiểu thực tế người nghiên cứu nhận thấy mặc dù các em học sinh lớp
11C9 có đầy đủ nhận thức về mục đích cũng như mức độ quan trọng của việc học và các
em cũng yêu thích việc học tập nhưng kết quả học tập của các em trong thời gian qua vẫn
không đạt được kết quả tốt. Trong tổng số 39 học sinh lớp 11C9 có 21 học sinh học lực
trung bình (chiếm 53.8%), 3 học sinh học lực yếu (chiếm 7.7%) và khơng có học sinh
nào đạt loại giỏi. Theo sự quan sát và sau khi tiếp xúc với các em người nghiên cứu nhận
thấy có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chủ yếu là do các em chán học, lười học.
2.3. Những nguyên nhân khiến học sinh THPT chán, lười học và nguyên nhân thúc
đẩy các em học tốt hơn
Để tìm hiểu những nguyên nhân chán học, lười học của học sinh lớp 11C9, tôi đã đưa ra
3 câu hỏi và thu được kết quả như sau:
Do ham chơi
22/53 (41.5%)
14/53 (26.4%)
Do kết quả học tập không như mong đợi
Do cảm thấy các mơn học q khó
13/53 (24.5%)
2/53 (3.8%)
Do hồn cảnh gia đình tác động
8


2/53 (3.8%)

Do mơi trường xã hội tác động
 Nhận xét:


Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của sự chán, lười học của học sinh lớp 11C9 là do ham
chơi (41.5%), kết quả học tập không như mong đợi (26.4%), rồi đến lý do cảm thấy mơn
học khó và hồn cảnh tác động tuy nhiên tỷ lệ sai khác không nhiều. Điều đó chứng tỏ:
hiện tượng chán học, lười học nhìn chung xuất phát từ chính bản thân các em (dễ bị lơi
kéo, dụ dỗ; chưa quyết tâm, kiên trì và chưa quan tâm thực sự đến học tập).
- Ngoài ra, các em còn đưa ra ý kiến khác về nguyên nhân gây chán, lười học. Dưới đây là
thống kê một số ý kiến khác:
+ Do lý thuyết quá nhiều nhưng bài tập áp dụng lại ít
+ Ở một số mơn giáo viên giảng bài sơ sài đôi khi cho chép cả sách giáo khoa và
bắt học thuộc lịng.
+ Do gia đình, thầy cô đặt quá nhiều hy vọng tạo áp lực lớn cho học sinh.
+ Do khơng giữ được ý chí quyết tâm học tập.
+ Khó tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngồi tác động.
+ Do mơn học không đủ sức hấp dẫn với học sinh…
+ Giáo viên khơng tạo khơng khí học tập gần gũi, thoải mái cho học sinh
- Với câu hỏi “Những nguyên nhân thúc đẩy bạn học tốt hơn”, chúng tôi thu được kết quả
sau: Ngồi những ngun nhân gắn liền với mục đích học tập, cịn có một số ngun
nhân khác như:
+ Giáo viên tạo khơng khí học tập vui vẻ.
+ Do có niềm đam mê với mơn học.
+ Học để tìm tịi những điều mới mẻ, tư duy logic, sáng tạo hơn.
+ Do ý thức bản thân thấy được tầm quan trọng của việc học…
- Dưới đây là bảng số liệu về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân này đối với việc học
tập của học sinh:
Ảnh hưởng
nhiều
30/39
(76.9%)


Ảnh hưởng
bình thường
8/39
(20.5%)

Ảnh hưởng
ít
1/39
(2.3%)

 Nhận xét:
Như vậy những nguyên nhân trên có mức độ ảnh hưởng đối với việc học tập của các
em rất nhiều
2.4. Thái độ của học sinh đối với việc học
- Với câu hỏi “Bạn có chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp không?”, chúng tôi thu được
thu được kết quả từ 39 HS lớp 11C9:

Khơng
Đơi khi
20/39
17/39
2/39
(59%)

(35.9%)

9

(5.1%)



-

 Nhận xét:
Từ biểu đồ trên cho thấy
Đa số các em học sinh lớp 11C9 có chuẩn bị bài trước khi đến lớp (chiếm 59%). Điều ấy
chứng tỏ các em đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc chuẩn bị bài
trước khi đến lớp.
Tuy nhiên, tình trạng không chuẩn bị bài trước khi đến lớp vẫn tồn tại (chiếm 35.9%),
đây không phải là con số nhỏ. Thế nhưng, khơng riêng gì các em học sinh lớp 11C9 đây
cũng là tình trạng chung của học sinh THPT. Dường như hiện nay trong thực tế, hầu hết
các trường lớp, học sinh thường khá bị động trong việc tự chuẩn bị bài ở nhà, kể cả khi
giáo viên kiểm tra, các em vẫn có xu hướng làm chống đối. Nguyên nhân sâu xa của thực
trạng phổ biến này là: học sinh có rất ít thời gian học ở nhà trong khi lượng kiến thức học
quá lớn, học sinh chưa chú tâm tới mơn học, vần cịn khá lười biếng vì chưa hiểu rõ tác
dụng của phương pháp học này…
Với câu hỏi “Bạn chỉ học tập trung các môn cần phải thi hay học đều các môn?”, chúng
tôi thu được thu được kết quả từ HS lớp 11C9 như sau:
Chỉ học tập trung
các môn cần phải thi

Học đều các môn

30/39
(76.9%)

9/39
(23%)

 Nhận xét:

Từ số liệu trên ta thấy: kết quả điều tra của câu hỏi này khá thực tế. Hầu hết các em học
sinh đều có tâm lý chung là học lệch, chỉ tập trung học các môn sắp kiểm tra, thi hay các
mơn chun ngành (chiếm 76.9%).
Tóm lại, dựa vào các kết quả điều tra trên mà chúng ta có thể biết được những nguyên
nhân chủ yếu của hiện tượng chán, lười học và mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của các
nguyên nhân thúc đẩy việc học tập, từ đó đề ra được những biện pháp phù hợp hơn nhằm
khuyến khích các em học sinh 11C9 nói riêng và đại đa số các em học sinh THPT nói
chung có thể học tập tốt hơn.
10


2.5. Những đề xuất nhằm tạo động lực cho học sinh THPT tích cực học tập đạt kết
quả tốt
Sau đây là một số ý kiến của học sinh lớp 11C9 đã được tổng hợp:
*Về phía nhà trường, giáo viên:
-

Tăng cường các loại học bổng khuyến khích.

-

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

-

Giáo viên chun mơn giỏi, có phương pháp giảng dạy chất lượng, lôi cuốn, phù hợp
với từng đối tượng học sinh.

-


Đưa vào bài giảng những ví dụ thực tế, dễ hiểu

-

Giáo viên thân thiện, hòa đồng, tạo tâm lý học và khơng khí buổi học thoải mái,
khơng gây áp lực cho học sinh, kết hợp học và chơi, dạy sát chương trình học, dạy
những điều cơ bản, cần thiết, dạy có tâm.

-

Lồng ghép hình ảnh sinh động để học sinh dễ hiểu và có thể học thuộc bài ngay trên
lớp

-

Giáo viên cần quan tâm đến học sinh; định hướng tương lai cho học sinh…

-

Bài tập, kỳ thi cần được giảm tải, đưa ra một cách phù hợp…

*Về phía gia đình, xã hội:
-

Cần có sự kết hợp giữa, gia đình nhà trường và xã hội

-

Cần có sự quan tâm về tinh thần từ gia đình, bạn bè, xã hội…


*Về bản thân:
-

Chăm chỉ, tự giác, có lịng quyết tâm cao, có lòng tin vào bản thân.

-

Phân bố thời gian học tập, vui chơi, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

-

Tham gia tích cực các phong trào ngoại khóa.

-

Tích cực chuẩn bị bài, phát biểu xây dựng bài.

-

Tránh xa các cám giỗ như: rượu, bia, thuốc lá, game…..

3. Một số phương pháp giúp học sinh THPT có hứng thú trong học tập.
Từ việc nghiên cứu, điều tra về lý luận và thực tiễn trên, tôi xin đề xuất một số phương
pháp giúp học sinh lớp 11C9 nói riêng và học sinh THPT nói chung có hứng thú học tập
đối với các mơn học, tạo tiền đề cho việc đạt kết quả học tập tốt:
-

Muốn nâng cao hứng thú trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu
học tập đúng đắn. Động cơ học tập tốt khơng tự dưng có mà cần phải được xây dựng,
hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy

cô giáo. Động cơ học tập là mn hình mn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng
đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận
thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự
giác, tính tích cực học tập.
11


-

Mặt khác, hành vi của con người phụ thuộc vào nhiều khả năng khách quan, nhất là ở
những học sinh có nhân cách chưa hình thành ổn định, chưa có mục đích sống chủ đạo,
cho nên mơi trường khách quan cần có những điều kiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ
để ươm mầm cho hứng thú phát triển: thư viện phong phú các đầu sách, phịng thí

-

nghiệm, thực hành đầy đủ, những kỳ vọng, sự động viên của thầy cơ và gia đình.
Hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo
viên. Do đó, giáo viên cần khơng ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề
nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính
xác, hấp dẫn, có chất lượng. Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và vai trị
của các kiến thức mơn học đối với cuộc sống; giúp học sinh biết cách học thích hợp đối
với mỗi bộ môn, tăng cường thời lượng, chất lượng thực hành cho mỗi bộ mơn, nắm
vững lý thuyết, ln có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các
tình huống trong đời sống theo các khía cạnh khác nhau. Cần có những bài giảng nêu vấn
đề, những giờ thảo luận trên lớp, những trò chơi mang tính chất giáo dục để kích thích
hứng thú học tập cho các em. Q trình kích thích hứng thú không chỉ diễn ra ở bài giảng
này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình. Do đó, trong q trình
giảng dạy, người giáo viên cần tạo ra các hồn cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập


-

của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ.
Trong giảng dạy, giáo viên cần trau dồi nhiều hơn về lịng u nghề, u trẻ, tạo khơng
khí học tập vui vẻ, gần gũi, phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh, cần chỉ
ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng
trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho học sinh trong q trình học

-

tập.
Về phía nhà trường, thường xun tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, các cuộc thi
ngồi giờ học chính, hái hoa dân chủ…liên quan đến hoạt động học tập. Điều đó sẽ kích
thích sự hăng hái thi đua, cạnh tranh lành mạnh. Tổ chức các buổi hội thảo để giúp các
em thấy được tầm quan trọng của việc học, định hướng nghề nghiệp, giúp các em biết
cách tìm thấy niềm vui trong học tập, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trị chuyện, giao
lưu giữa thầy cô với học sinh, học sinh với học sinh nhằm khắc phục những khó khăn gặp
phải trong q trình học tập. Từ đó, tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng thuận giữa các học
sinh để các em cùng giúp nhau học tốt hơn.

PHẦN III. KẾT LUẬN

12


Việc thực hiện đề tài, một mặt giúp nắm bắt được mức độ hứng thú đối với các môn học
của học sinh THPT. Đó là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp để hình thành và nâng
cao hứng thú học tập của học sinh nhằm giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn.
Thực tế điều tra cho thấy, phần lớn học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của học
tập. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động lại có sự mâu thuẫn. Nguyên nhân căn bản

là do chưa có động cơ học tập đúng đắn. Kinh nghiệm dạy và học cho thấy: học sinh chỉ
có kết quả học tập cao khi họ hứng thú thật sự đối với môn học. Việc tạo hứng thú học
tập cho học sinh là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu giúp các em lĩnh hội tri thức cũng
như đảm bảo cho sự thành công trong cuộc đời của mỗi cá nhân.
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động giáo dục là phải tổ chức dạy và học như
thế nào để hình thành và nâng cao hứng thú cho học sinh. Những kết quả thu được từ đề
tài hy vọng sẽ cung cấp một phần nào đó những cơ sở để thực hiện nhiệm vụ vơ cùng
phức tạp và khó khăn đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tâm lý học đại cương – Thạc sĩ Lê Thanh Hùng.
Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm – Thạc sĩ Đỗ Văn Thông.
Giáo dục học đại cương – Thạc sĩ Đỗ Công Tuất.
Giáo dục học 2 – Thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc.
Lý luận dạy học ở các trường phổ thơng- Phó giáo sư- Tiến sĩ Lê Phước Lộc.
Báo cáo về tình hình thực tế của trường THPT Nguyễn Hiền
Các tài liệu tham khảo khác.

13




×