Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

khảo sát tình hình bệnh nhân tiểu đường đến khám và điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.77 KB, 27 trang )

Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuy không phải là bệnh lây nhiễm; phổ biến nhất hiện
nay nhưng nguy hiểm nên được mệnh danh là“kẻ giết người thầm lặng”, khi mắc bệnh
phải điều trị suốt đời, dễ đưa đến tử vong, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, gánh nặng
chi phí y tế, thời giờ, tiền bạc của người bệnh. Những năm gần đây, bệnh gia tăng nhanh
chóng, là nguyên nhân gây tử vong trong các bệnh mạn tính của các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam và được dự báo là “đại dịch toàn cầu thế kỷ 21”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), Việt Nam
là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới (khoảng 8
-10% / năm). Phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội và thu nhập tại Việt Nam đã tác
động đến những thay đổi về lối sống theo chiều hướng không có lợi cho sức khỏe. Chủ
yếu là dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực, lối sống tĩnh tại khiến cho tốc độ
mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta gia tăng nhanh chóng. Riêng tại TP.Hồ Chí Minh, tình hình
bệnh ĐTĐ, thừa cân béo phì đang ở mức báo động và là tiền đề cho việc gia tăng nguy
cơ các bệnh mãn tính không lây khác như tim mạch, ung thư
Vì thế, bệnh ĐTĐ cần được cộng đồng dân cư quan tâm, mọi người cần hiểu biết,
chăm sóc bản thân, hợp tác điều trị hợp lý, cần được các ngành, các cấp triển khai, tuyên
truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư biết, phòng tránh trước khi để bệnh xảy ra là việc
làm vô cùng có ý nghĩa.
* Một số biến chứng thường gặp trong bệnh ĐTĐ như:
- Hư hại mạch máu và dây thần kinh
- Đục thủy tinh thể có thể gây ra mù mắt
- Suy thận mạn
- Viêm tắc tĩnh mạch đưa đến cắt cụt chi
- Nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành
- Tai biến mạch máu não
* Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường:
1
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Triệu chứng của ĐTĐ type 1 thường xuất hiện đột ngột.


ĐTĐ type 1 thường gặp ở trẻ em hoặc giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành,
thường đi kèm với những bệnh khác như bị nhiễm virus hoặc nhiễm trùng đường niệu
hoặc bị tổn thương.
Gia tăng thêm stress có thể gây ra nhiễm ceton acid. Triệu chứng của nhiễm ceton
acid bao gồm nôn và buồn nôn. Thiếu nước và thường gặp rối loạn nghiêm trọng nồng
độ kali trong máu. Nếu không được điều trị, nhiễm ceton acid có thể dẫn đến hôn mê và
tử vong.
Triệu chứng của ĐTĐ type 2 thường khó phát hiện và có thể bị cho là nguyên nhân do
tuổi già và béo phì gây nên.
Bệnh nhân có thể đã bị ĐTĐ type 2 trong nhiều năm mà không phát hiện ra.
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 có thể tiến triển thành hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không
liên quan đến cetone.
Diễn tiến của ĐTĐ type 2 có thể bị thúc đẩy nhanh hơn bởi thuốc có chứa steroid
và stress.
Nếu không được điều trị đúng cách, ĐTĐ type 2 có thể gây ra các biến chứng như
mù, suy thận, bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh.
* Những triệu chứng chung của cả 2 type ĐTĐ thường gặp:
Mệt mỏi: khi bị ĐTĐ, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để
tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn,
để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn
và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị ĐTĐ không thể xử lý được calori trong
thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và
nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
2
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị ĐTĐ có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ
lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được
hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng
cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi

phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao
trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.
Tiểu nhiều: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải
đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải
đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.
Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với
tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt
động của insulin trong ĐTĐ type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích
cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và
muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng
cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.
Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động
bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo
vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch
cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng
thường xuyên hơn. Ngoài ra, ĐTĐ kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây
cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.
Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da,
nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh ĐTĐ và bởi sự
hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ
điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân ĐTĐ.
Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập
trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất
3
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó,
khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân ĐTĐ, cần phải gọi điện
thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.
Nhìn mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho ĐTĐ nhưng cũng thường hay xuất hiện
khi mức đường huyết lên cao.

Những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ĐTĐ thai kỳ: Người trên 25 tuổi; Trong gia
đình có bố mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại bị ĐTĐ, những người này cần đi tầm
soát sớm hơn; Người mắc các bệnh lý về sản khoa như: bị tiền sản giật, thai lưu, khó có
thai, có tiền sử đẻ con to trên 4 kg hoặc bị hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh nhân có
kèm theo tình trạng béo phì trước khi mang thai và tăng cân quá nhanh trong quá trình
mang thai; Một số bà mẹ bị bệnh lý phối hợp như tăng HA cũng có nguy cơ mắc ĐTĐ.
Một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm (chỉ số vàng) cần thực hiện
là xét nghiệm HbA1C, giúp bệnh nhân và bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có
kiểm soát tốt hay không trong thời gian điều trị vừa qua. Xét nghiệm HbA1C cho biết
mức đường huyết trung bình của bệnh nhân trong 2 - 3 tháng qua. Đây là xét nghiệm tốt
nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết và kết quả điều trị, không có giá trị trong
chẩn đoán phát hiện bệnh ĐTĐ. Khi HbA1C < 6,5% cho thấy đường huyết của bệnh
nhân được kiểm soát tốt. Tất cả bệnh nhân ĐTĐ tuýp I và tuýp II nên xét nghiệm
HbA1C tối thiểu 02 lần trong 01 năm. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm
thường xuyên khoảng 03 tháng/lần.
Tuy nhiên, bệnh ĐTĐ có thể phòng tránh, kiểm soát được bệnh, hạn chế biến
chứng, kéo dài sự sống bằng nhiều phương pháp như nâng cao sự hiểu biết bệnh, về
thuốc hạ đường huyết, điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, tăng
cường vận động thể lực phù hợp và nghiêm ngặt, tránh thừa cân, béo phì và tuân thủ
điều trị hợp lý của BS chuyên khoa chỉ định.
* Một số lời khuyên để phòng tránh, kiểm soát được bệnh ĐTĐ, hạn chế biến
chứng, kéo dài sự sống:
4
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
- Cần tập luyện TDTT vừa phải như cầu lông, đi bộ 30-45’/mỗi ngày
- Tránh ngồi nhiều, tăng vận động
- Chế độ ăn uống:
+ Không ăn mặn
+ Hạn chế sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá vì dễ thúc đẩy hạ đường huyết
+ Thực phẩm sử dụng tốt khi bệnh ĐTĐ:

Trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam, quýt
Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc , rau xanh, các loại họ đậu
Thịt bò nạc
Cá biển
+ Chế độ dùng thuốc:
Tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa
* Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK huyện Chơn
Thành năm 2013.
2. Phổ biến kiến thức ĐTĐ đến cộng đồng dân cư trên địa bàn Huyện biết để chủ
động phòng tránh, khi mắc bệnh biết cách theo dõi, điều trị phù hợp hạn chế biến chứng
nguy hiểm của bệnh ĐTĐ gây ra.
3. Đưa ra hướng tăng cường chất lượng việc chăm sóc chữa trị bệnh ĐTĐ tại
Bệnh viện nhằm đem lại lợi ích cho người dân.
5
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
I. TỔNG QUAN
1. 1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu
hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có
liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin".
Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ
Hoa Kỳ, lại đưa ra một định nghĩa mới về ĐTĐ: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển
hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm
khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết
hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu” .
1. 2. Chẩn đoán ĐTĐ
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định:
Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố

áp dụng vào năm 1999, ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu
chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng uống
nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã
nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng
glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó .
1.3. Biến chứng bệnh ĐTĐ
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh
chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các
biến chứng này.
1.3.1. Biến chứng cấp tính
6
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn. Ngay cả khi điều trị
đúng hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến
chứng nguy hiểm.
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu
insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ
chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc, tỷ
lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng,
đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50%.
Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng glucose máu.
Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn chưa được phổ biến trong
cộng đồng.
1.3.2. Biến chứng mạn tính

* Biến chứng tim - mạch
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch
vành và các biến chứng tim mạch khác.
Người ĐTĐ có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 – 4 lần
so với người bình thường.
Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong ở
người bệnh ĐTĐ, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử
vong lớn nhất.
* Biến chứng thận
Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến
chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi
chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu.
Bệnh thận do ĐTĐ là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối.
7
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Với ĐTĐ type 1, 10 năm sau khi biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng 50% tiến
triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần
chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh
nhân ĐTĐ type 2 ít hơn so với bệnh nhân ĐTĐ type 1, song số lượng bệnh nhân ĐTĐ
type 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là
bệnh nhân ĐTĐ type 2.
+ Biến chứng mắt
Biến chứng mắt do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người bệnh ĐTĐ.
Nhiều số liệu thống kê cho thấy: có đến 20% người bệnh ĐTĐ type 2 bị biến chứng này
ngay tại thời điểm phát hiện bệnh.
Bệnh lý võng mạc ĐTĐ biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai đoạn
muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với thành mạch yếu dễ
xuất huyết. Sau khoảng 5 – 10 năm mắc bệnh, tới 90% ở người tiểu đường type 1 và
60% người tiểu đường type 2 bị biến chứng võng mạc mắt, trong đó 50% dẫn đến mù

lòa.
Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, có vẻ tương quan
với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở người
ĐTĐ cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn người không mắc bệnh ĐTĐ.
+ Bệnh thần kinh do ĐTĐ
Bệnh thần kinh do ĐTĐ gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% bệnh nhân ĐTĐ
có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh ĐTĐ type 2 thường có biểu hiện thần kinh
ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Bệnh thần kinh do ĐTĐ thường được phân chia thành các hội chứng lớn sau:
Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh thần kinh
vận động gốc chi.
1.3.3. Một số biến chứng khác
+ Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngày càng được quan tâm do tính phổ biến của bệnh. Bệnh
8
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
lý bàn chân ĐTĐ do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa
dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao.
Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh
ĐTĐ có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân
bị loét chân. Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người không
bị ĐTĐ, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân.
+ Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ĐTĐ
Bệnh nhân bị ĐTĐ thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do có nhiều
yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan như: viêm đường tiết niệu,
viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm …
1.4. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid
trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ
biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác. Ngày nay, người

ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có
sự thay đổi.
Người ĐTĐ type 2 thường có tăng triglycerid máu và giảm HDL - C (loại
lipoprotein được xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi khi không phụ thuộc vào
mức độ kiểm soát đường máu. Người bệnh mới mắc ĐTĐ type 2 thường có mức HDL -
C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%. Chuyển hoá LDL - C cũng bị rối loạn ở người
ĐTĐ type 2, chỉ cần LDL - C tăng nhẹ cũng đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành
tăng rõ rệt.
1.5. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ
1.5.1. Tuổi tác
Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ type
2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao. Ở châu Á, ĐTĐ type 2 có tỷ lệ cao ở
những người trên 30 tuổi; từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh ĐTĐ lên tới 16%. Người trên 45
tuổi có vòng eo to và trong gia đình từng có người bị ĐTĐ thì nguy cơ mắc bệnh này
9
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
cao hơn 2 – 5 lần so với người bình thường.
1.5.2. Giới tính
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư khác
nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh ĐTĐ không theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào
chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
Một kết luận của tiến sĩ An Pan – chuyên gia dinh dưỡng của Trường Đại học
Harvard (Mỹ) về y tế công cộng tại Boston. Nghiên cứu này còn cho thấy tỷ lệ phụ nữ
mắc bệnh tiểu đường do làm ca đêm tăng lên hàng năm và những chỉ số này được đánh
giá thông qua các chỉ số trung gian BMI (chỉ số về trọng lượng cơ thể), con số này chỉ
đứng sau căn bệnh béo phì. Thêm 6% phụ nữ thường xuyên làm việc ca đêm từ 3 - 9
năm sẽ phải đối mặt với căn bệnh này, tăng thêm 9% đối với người làm ca đêm từ 10 -
19 năm và con số này sẽ tăng thêm 20% cho phụ nữ làm ca đêm từ 20 năm trở lên.
Theo cuộc điều tra năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết TW tại 06 vùng sinh thái
trong cả nước tỷ lệ nữ giới mắc ĐTĐ nhiều hơn nam giới gần 5%.

1.5.3. Địa dư
Các nghiên cứu tỷ lệ mắc ĐTĐ đều cho thấy lối sống công nghiệp hiện đại ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2 - 3 lần ở những
người nội thành so với những người sống ở ngoại thành theo các công bố nghiên cứu
dịch tễ năm 2000 ở Tunisia, Úc Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ĐTĐ thực chất
là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
Theo cuộc điều tra năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết TW tại 06 vùng sinh thái
trong cả nước gồm miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy tỷ lệ người mắc ĐTĐ ở
khu vực Tây Nam Bộ cao nhất với 7.2% dân số, thấp nhất là khu vực Tây Nguyên với
3.8% dân số.
1.5.4. Béo phì
“Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể”. Theo các chuyên gia của WHO, béo
phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc ĐTĐ type 2.
10
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân loại béo phì, trong đó chẩn đoán béo
phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới
nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được WHO thống nhất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này
sẽ khác nhau ở từng vùng địa lý và châu lục.
Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm
khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và
triglycerid dần được tích lũy lại.
Béo bụng là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và
phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng
không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập
gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường.
Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của bệnh ĐTĐ
type 2 và bệnh tim mạch.
1.5.5. Thuốc lá và bia rượu

Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn
chuyển hoá. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói quen không có
lợi khác, chẳng hạn như không tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có
lợi cho sức khỏe.
Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các
cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh ĐTĐ nếu uống nhiều rượu thì hậu quả thường
nặng hơn so với người bình thường.
1.6. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới
Trên phạm vi toàn cầu, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) số người
bị ĐTĐ tăng từ 30 triệu người (năm 1985) lên 98.9 triệu người (năm 1994) và 243 triệu
người (năm 2010), đến nay có hơn 346 triệu người mắc ĐTĐ, dự báo tới năm 2030 con
số này có khả năng tăng gấp đôi nếu không có biện pháp can thiệp hữu hiệu, báo động
vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới.
11
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Theo Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế (năm 2010) có khoảng 215,6 triệu người bị
ĐTĐ nhập viện liên quan tới bệnh ĐTĐ.
Theo một thông báo của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246
triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh
nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển.
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển
hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ
ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7.8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung
Đông (7.7%), châu Âu (4.9%) và châu Phi (1.2%).
Tỷ lệ ĐTĐ ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á
(5.3%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự
di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống
công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không
cân đối, nhiều mỡ.

1.6.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Ngày 28/11/2013, Đại sứ quán Đan Mạch và Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam
(VADE) đồng tổ chức Tọa đàm chung tay kiểm soát bệnh ĐTĐ tại Hà Nội. Ông John
Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam là một trong những
quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới. Căn bệnh này đang
ảnh hưởng tới mọi tầng lớp và lứa tuổi trong xã hội. Ngoài ra, số bệnh nhân đái tháo
đường cũng đang có xu hướng gia tăng, dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. "Đái
tháo đường đang có xu hướng trở thành đại dịch, nhất là với những nước phát triển,
nguyên nhân là do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, sự thiếu hiểu biết về phòng và
chống bệnh, thói quen lười vận động và ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng của người
dân", PGS.TS Lương Ngọc Khuê_ Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, nhấn
mạnh.
Theo kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết
12
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
tỷ lệ mắc ĐTĐ chung cho cả nước năm 2002 là 2.7% dân số; năm 2012 là 5.7% dân số
với hơn 3.2 triệu người mắc bệnh này, chiếm hơn 5% dân số trong độ tuổi 20-80 (cứ
100 người thì 5-6 người mắc bệnh). Như vậy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam từ 2002-2012
tăng tới 211%.
GS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ĐTĐ cho biết, tại
Việt Nam, số mắc ĐTĐ tăng nhanh chóng. Năm 2008: 5.7% người trưởng thành (30-69
tuổi) mắc ĐTĐ, tỷ lệ này hiện đã khoảng 7%. Đặc biệt tại các thành phố lớn, tỷ lệ này
lên đến 10-12 thậm chí gần 15%. Đáng lo ngại, ĐTĐ týp 2 đang tăng nhanh ở người trẻ
(dưới 35 tuổi và tăng lên ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ở trẻ em tăng cao là
“nguồn” bổ sung thêm những người mắc ĐTĐ trẻ tuổi, đây là tương lai rất gần của Việt
Nam. Đó là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ
cộng đồng.
Trong khi số người mắc tiểu đường có xu hướng tăng nhanh nhưng số người phát
hiện bệnh lại rất thấp. Tỷ lệ người bệnh tiểu đường trong cộng đồng không được phát
hiện ở nước ta là gần 64%. Kiến thức chung về bệnh của người dân cũng rất thiếu. Gần

76% số người được hỏi có kiến thức rất thấp về chẩn đoán và biến chứng của bệnh, chỉ
có 0,5% có kiến thức tốt.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ được khám và điều trị nội trú, ngoại trú tại BVĐK
2.2. Thời gian – Địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian: Từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013
2.2.2. Địa điểm: Khoa Khám bệnh, Khoa Nội tại BVĐK Chơn Thành
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả - Thiết kế nghiên cứu hồi cứu
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.
2.3.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
13
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn :
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã
nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng
glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Thông tin chung:
+ Tuổi
+ Giới tính
+ Nghề nghiệp
+ Địa chỉ
- Chỉ tiêu lâm sàng:
+ Huyết áp.
+ Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,
gầy sút cân.

Triệu chứng kèm theo: Đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, mệt mỏi.
- Chỉ tiêu cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm máu: Định lượng glucose máu lúc đói.
- Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ:
+ Đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể.
2.3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Tất cả đối tượng nghiên cứu khi đi khám định kỳ được khám lâm sàng, làm các
xét nghiệm cần thiết. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
* Khám lâm sàng
- Tính chỉ số khối cơ thể
14
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
+ Cân bệnh nhân: Sử dụng bàn cân của Bệnh viện có thước đo chiều cao.
Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giày dép, không đội mũ. Kết quả
được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.
+ Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh
nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng.
Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đứng đỉnh
đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo.
Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.
+ Tính chỉ số khối cơ thể: BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao
2
(m)
Bảng A. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người châu Á:
Thể trạng Gầy Bình thường
Béo
Thừa cân Béo độ 1 Béo độ 2
BMI < 18,5 18,5 – 22,9 23 – 24,9 25 – 29,9 ≥ 30
- Đo HA:
+ Sử dụng ống nghe và máy đo HA của Bệnh viện. Bệnh nhân được đo HA

động mạch cánh tay ở tư thế nằm. Trước khi đo bệnh nhân đượcnghỉ 15 phút, không
dùng thuốc ảnh hưởng HA.
+ Phân loại tăng HA theo JNC VI (Ủy ban phòng chống THA Hoa Kỳ)
Bảng B. Bảng phân loại tăng HA
Mức độ HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)
Bình thường < 130 < 85
Tiền tăng HA 130 - 139 85 - 89
Tăng HA:
Giai đoạn 1 ( Độ I )
Giai đoạn 2 ( Độ II )
Giai đoạn 3 ( Độ III )
140 - 159
160 - 179
≥ 180
90 - 99
100 - 109
≥ 110
* Khám cận lâm sàng
- Các xét nghiệm sinh hoá máu được tiến hành tại Bệnh viện
15
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
+ Xét nghiệm glucose máu lúc đói
- Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm:
+ Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đói
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - BÀN LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu
Bảng 3a. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới
Nhóm tuổi
Nam Nữ Tổng cộng
Số mắc n Tỷ lệ % Số mắc n Tỷ lệ % Số mắc n Tỷ lệ %

< 40 19 50,00 19 50,00 38 7,60
40 – 60 118 45,74 140 54,26 258 51,60
≥ 60 86 42,16 118 57,84 204 40,80
Cộng 223 44,60 277 55,40 500 100,00
Nhận xét:
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 57.2
- Tỷ lệ nam là 44.60%, tỷ lệ nữ tương đương là 55.40%.
- Số đối tượng nghiên cứu ≥ 60 tuổi chiếm 40.80%, nhóm tuổi (40 – 60) có tỷ lệ
cao nhất 51.60%.
Bảng 3b. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư
Thị trấn Xã
Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
Số mắc ĐTĐ (n) 173 34,60 327 65,40
Số dân:
16
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
- TTr: 11,661
- 08 xã: 57,319
1,48
0,57
Nhận xét:
- 34.60% đối tượng nghiên cứu cư trú tại khu vực thị trấn.
- 65.40% đối tượng nghiên cứu cư trú tại khu vực các xã
- Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ so với dân số ở khu vực đó: Ở thị trấn (1.48%) cao hơn so với
các xã (0.57%)
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ so với dân số ở khu vực đó
Bảng 3c. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số trường hợp (n) Tỷ lệ (%)
Làm nông 382 76.40
CBCCVC 39 7.80

Hưu trí 57 11.40
17
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Khác 22 4.40
Nhận xét: Làm nông mắc ĐTĐ cao nhất, chiếm 76.40%; cán bộ hưu trí là 11.40%;
CBCCVC 7.80%.
Bảng 3d. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu (khai thác từ 100 HSBA
nội trú)
Triệu chứng Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Uống nước nhiều 72 72,00
Đi tiểu nhiều 67 67,00
Gầy sút cân 52 52,00
Mệt mỏi 34 34,00
Tê tay, chân 6 5,67
Ăn nhiều 41 41,00
Mắt nhìn mờ 8 8,00
Tình cờ phát hiện 7 7,00
Nhận xét: Các triệu chứng cổ điển gặp với tỷ lệ tương đối cao: Uống nước nhiều
72,00%; đi tiểu nhiều 67,00%; gầy sút cân 52,00%; ăn nhiều 41,00%.
18
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Bảng 3e. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu
Phân loại HA Số trường hợp (người) Tỷ lệ (%)
Bình thường 245 49,00
Tiền tăng HA 115 23,00
Tăng HA:
Giai đoạn 1 ( Độ I )
Giai đoạn 2 ( Độ II )
Giai đoạn 3 ( Độ III )
140

90
31
19
28,00
18,00
6,20
3,80
Nhận xét:
- Tỷ lệ tăng HA ở đối tượng nghiên cứu là 28%.
- Tăng HA độ I cao nhất chiếm 18%.
19
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Bảng 3f. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi Glucose máu trung bình ( ĐVT: mmol/l)
< 40 tuổi 7,30
40 – 60 tuổi 9,20
≥ 60 tuổi 9,20
Nhận xét:
- Chỉ số glucose máu trung bình chung là 9.06 mmol/l
- Nhóm tuổi từ 40- 60 và ≥ 60 tuổi chỉ số glucose máu trung bình cao nhất là 9.2
mmol/l
Biểu đồ thể hiện chỉ số glucose máu trung bình của đối tượng NC
Bảng 3g. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI
20
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Thể trạng Số trường hợp (người) Tỷ lệ (%)
Gầy 97 19,40
Bình thường 180 36,00
Thừa cân, béo phì 223 44,60
Nhận xét:

- Thể trạng thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm 44%
- Thể trạng gầy chiếm 19,40%.
3.2. Bàn luận
ĐTĐ đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được coi là “kẻ giết người
thầm lặng”. Ngày nay, tỷ lệ tử vong do những biến chứng cấp tính và mạn tính ở người
bệnh đái tháo đường đã giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống của người bệnh đã phần nào
được nâng cao. Đó là nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là
áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh vẫn ngày càng
tăng, không chỉ ở khu vực thành phố mà còn phát triển nhanh ở khu vực nông thôn.
Chơn Thành là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Phước, địa bàn dân cư
bao gồm 08 xã và 01 thị trấn. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, bệnh ĐTĐ
đang tăng lên nhanh chóng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu 400 bệnh nhân
đái tháo đường điều trị ngoại trú và 100 HSBA của bệnh nhân tiểu đường điều trị nội trú
tại BVĐK Chơn Thành. Từ kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ
a) Đặc điểm lâm sàng
- Về tuổi và giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo (Bảng 3.a) tuổi trung bình của bệnh nhân là
57.2. Bệnh nhân ít tuổi nhất là nam 27 tuổi, cao tuổi nhất là nam 91 tuổi. Tỷ lệ nam là
44.60%, tỷ lệ nữ tương đương là 55.40%. Số đối tượng nghiên cứu ≥ 60 tuổi chiếm
40.80%, nhóm tuổi (40 – 60) có tỷ lệ cao nhất 51.60%.
Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh ĐTĐ. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy
độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ĐTĐ càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi
từ 50 trở lên.
21
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và
bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là ĐTĐ. Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy
giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với
tuổi. Quá trình lão hoá là nguyên nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế

làm tăng tỷ lệ ĐTĐ. Đồng thời, những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng
góp quan trọng.
Tuy nhiên, hiện nay ĐTĐ ở người trẻ tuổi, tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành đang
là thực tại đáng lo ngại. Nghiên cứu của chúng tôi có 7.60% bệnh nhân dưới 40 tuổi. Vì
vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến thức chung về bệnh ĐTĐ rộng rãi trong
cộng đồng nhằm phát hiện bệnh sớm, làm chậm sự xuất hiện và làm giảm mức độ nặng
các biến chứng của bệnh.
Có sự khác biệt ở tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các khu vực trong một quốc
gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống
- Địa chỉ, nghề nghiệp
Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý, xã hội, đặc điểm của từng nghề nghiệp tới sự
phát triển bệnh ĐTĐ cũng đã được chứng minh.
Điều tra quốc gia về tình hình bệnh ĐTĐ và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả
nước cho kết quả, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở vùng núi là 2.1%, vùng đồng bằng ven biển là 2.7%,
vùng đô thị và khu công nghiệp 4.4 %.
Theo kết quả ( Bảng 3.b) nghiên cứu của chúng tôi, có 34.60 % bệnh nhân cư trú
ở khu vực thị trấn; 65.40% cư trú ở khu vực các xã. So với dân số ở từng khu vực đó thì
thị trấn có tỷ lệ mắc cao nhất: 1.48 %, các xã là 0.57 %. Kết quả này phù hợp với điều
tra trên là vùng thị trấn, đô thị có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn vùng nông thôn và miền
núi.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ có sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp
khác nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.c) là tỷ lệ mắc ở nhóm làm nông
cao hơn, chiếm 84.00 %; CBCCVC chiếm 4.20 %. Đặc biệt, nhóm cán bộ hưu trí chỉ
chiếm 7.40%. Theo chúng tôi, điều này có thể do phần lớn bệnh nhân ĐTĐ là cán bộ về
22
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
hưu, nhất là ở khu vực thị trấn thường đi khám và điều trị ở tuyến trên.
* Một số triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ rất đa
dạng. Các triệu chứng cổ điển ăn nhiều, gầy nhiều, đi tiểu nhiều, uống nhiều có thể gặp
đầy đủ hoặc không đầy đủ trên một bệnh nhân. Theo Bảng 3.d, tần suất xuất hiện các

triệu chứng lần lượt là uống nước nhiều 72%; đi tiểu nhiều 67%; gầy sút cân 52%; ăn
nhiều 41%; dấu hiệu gặp chủ yếu là uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, gầy sút cân, trong
đó dấu hiệu uống nước nhiều chiếm tỷ lệ rất cao.
Ngoài các triệu chứng chính của bệnh, 79 % bệnh nhân có triệu chứng kèm theo.
Trong đó, triệu chứng mệt mỏi thường gặp nhất (chiếm 41 %). Các triệu chứng khác có
thể gặp là đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, rối loạn giấc ngủ
Trong bệnh ĐTĐ, tiến triển bệnh thường âm thầm, khi có biểu hiện trên lâm sàng
bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Như vậy, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm
sàng để chẩn đoán phát hiện bệnh. Đối với bệnh ĐTĐ, xét nghiệm glucose máu cần
được xem là một xét nghiệm cơ bản.
* Một số biến chứng: ĐTĐ là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người ta
cho rằng đây là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa mạch và
tăng HA. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, thúc đẩy nhau tiến triển.
Tăng HA ở người mắc bệnh ĐTĐ do rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau. Người
bệnh ĐTĐ khi có tăng HA đều làm tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt.
Bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA đều được phát thuốc ngoại trú điều trị tăng HA. Có
thể vì điều này mà đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là tăng HA độ I (18%,
Theo Bảng 3.e).
Theo Liên Uỷ ban quốc gia lần thứ 7 (JNC VII) đã đưa ra khuyến cáo, đối với
những bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA trong điều trị phải đạt mục tiêu HA dưới 130/80
mmHg. Có 28% bệnh nhân của chúng tôi có HA được phân loại là cao HA. Theo
khuyến cáo của JNC VII, đây đã là mức huyết áp nguy hiểm. Nếu tăng HA được can
thiệp, có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển và biến chứng cho cả bệnh mạch
máu.
23
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng trong điều trị bệnh ĐTĐ , ngoài việc kiểm
soát glucose máu cũng cần phải lưu ý nhiều hơn tầm quan trọng của việc kiểm soát HA
ở người ĐTĐ để quản lý tốt HA của bệnh nhân và phải có thái độ điều trị đúng đắn ngay
ở mức tiền cao HA.

b) Đặc điểm cận lâm sàng:
Theo Bảng 3.f, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số glucose máu
trung bình của các nhóm tuổi đều cao nhưng nhóm tuổi từ 40 - 60 cao nhất.
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ
* Chỉ số khối cơ thể: Nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận: béo
phì, đặc biệt béo phì trung tâm là yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ type 2. Tỷ lệ bệnh
ĐTĐ cao ở những người bị béo, ở những người béo trung bình, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên
4 lần, nếu béo mức độ nặng thì tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 30 lần so với người bình thường.
Bảng số 3.g cho thấy đa số bệnh nhân ĐTĐ có thể trạng thừa cân và béo phì,
chiếm tỷ lệ 44.60 %. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn nhiều so với các nước phương
Tây, có thể do sự khác biệt về thể trạng của người châu Á, về điều kiện kinh tế cũng như
về thói quen ăn uống, hoạt động thể lực.
24
Khảo sát tình hình bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại BVĐK năm 2013
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 100 bệnh nhân điều trị nội trú và 400 bệnh nhân điều trị
ngoại trú, chúng tôi rút ra một số kết luận về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử
dụng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại BVĐK như sau:
- Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 57.2; bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm 82,4%,
nhiều nhất là nhóm tuổi 40 - 60 (51.60%). Tỷ lệ nam là 44.60%, tỷ lệ nữ tương đương là
55.40%.
- Đối tượng nghiên cứu là làm nông mắc ĐTĐ cao nhất, chiếm 76.40%; cán bộ hưu trí là
11.40% ; CBCCVC 7.80%; nghề nghiệp khác là 4.40%.
- Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ so với dân số ở khu vực đó: Ở thị trấn (1.48%) cao hơn so với
các xã (0.57%)
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp: uống nước nhiều 72%; đi tiểu nhiều 67%; gầy sút
cân 52%; ăn nhiều 41%;
- Tỷ lệ tăng HA ở đối tượng nghiên cứu là 28%. Trong đó, tăng HA độ I cao nhất chiếm
18%.
- Chỉ số glucose máu trung bình chung là 9.06 mmol/l. Nhóm tuổi từ 40- 60 và ≥ 60 cao

nhất với chỉ số glucose máu trung bình là 9.2 mmol/l
- Thể trạng thừa cân và béo phì cao nhất chiếm 44.60 %
- Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ:
+ ĐTĐ là căn bệnh thường gặp, ngày càng tăng nhanh trong cộng đồng dân cư, có
liên quan đến lối sống hiện đại ngày nay như thừa cân, béo phì, ít vận động do cơ thể đề
kháng với insulin.
+ Thường gặp ĐTĐ type 2 chiếm 85-95%. Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi
nhưng đa số từ 50-60 tuổi, hiện nay đang tăng nhanh ở người trẻ tuổi.
+ ĐTĐ là một bệnh không lây, phải điều trị suốt đời và có nhiều biến chứng, gây
hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong.
+ Ngày nay, đã có thể kiểm soát được bệnh ĐTĐ khi bệnh nhân kiểm soát tốt
đường huyết, duy trì mức đường huyết ổn định hàng ngày, chữa trị tốt HA cao thì bệnh
25

×