Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 20 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Kinh tế - Quản lý Môi trờng và Đô thị
-------000-------

Họ và tên sinh viên: Mai Thị Hồng
Lớp: Kinh tế và Quản lý Đô thị

Khoá 43

Nơi thực tập: Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
Bộ Kế hoạch và Đầu t
Cán bộ hớng dẫn: Ks. Trịnh Huy Lập
Giáo viên hớng dẫn: Ths. Nguyễn Hữu Đoàn

Hà Nội, tháng 1 năm 2005


A.Giới thiệu về Bộ Kế hoạch và Đầu t.
Bộ Kế Hoạch và Đầu T
Địa chỉ: Số 2 Hoàng Văn Thụ, quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 8455298; 08044404
Fax: (84-4) 8234453
Bộ trởng: Ông Võ Hồng Phúc
Các ông thứ trởng:
-

Ông Trần Đình Khiển

-


Ông Phan Quang Trung

-

Ông Nguyễn Xuân Thảo

-

Ông Lại Quang Thực

-

Ông Trơng Văn Đoan

-

Ông Nguyễn Bích Đạt

Chánh văn phòng: Ông Nguyễn Kiếm

B. Lịch sử Bộ và ngành Kế hoạch và Đầu t:
I. Quá trình xây dựng và trởng thành của Bộ Kế hoạch và Đầu t.
Từ trớc năm 2000, ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp
quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia đợc xác định là ngày thành lập Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nớc, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu t.
Ngợc trở lại lịch sử, ngay từ khi nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới đợc
thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
lâm thời nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ
ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính
phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn

hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên là tất cả các Bộ trởng, Thứ trởng, có các Tiểu ban
chuyên môn, đợc đặt dới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.


Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu t đón nhận Huân chơng Sao Vàng
đợc tổ chức tại Hội trờng Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tớng
Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền
thống của ngành Kế hoạch và Đầu t. Kể từ đây, ngành Kế hoạch và Đầu t và Bộ Kế
hoạch và Đầu t coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình
xây dựng và trởng thành của Ngành Kế hoạch và Đầu t và Bộ Kế hoạch và Đầu t:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc
lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Uỷ ban Nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và
trình Chính phủ những đề án về chính sách, chơng trình, kế hoạch kinh tế hoặc
những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định
thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tớng
Chính phủ đã ra thông t số 603-TTg thông báo quyết định này. Uỷ ban Kế hoạch
Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ơng, Ban kế hoạch ở các
khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn
hoá và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9/10/1961, Hội
đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc, trong đó xác định rõ Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nớc là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nớc,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định bổ sung chức năng cho Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nớc (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP,
134/CP, 224/CP, 69/HBT, 66/HBT, 86/CP, v.v...).

Ngày 27/11/1986, Hội đồng Bộ trởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Uỷ ban
Phân vùng kinh tế Trung ơng, giao công tác phân vùng kinh tế cho Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nớc.


Ngày 1/1/1993, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ
công cuộc đổi mới.
Ngày 1/11/1995, Chính phủ đã ra Nghị địn số 75/CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu t trên cơ sở hợp
nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc và Uỷ ban Nhà nớc về Hợp tác và đầu t.
Ngày 17/8/2000, Thủ tớng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban
Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu t.
Bộ Kế hoạch và Đầu t là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mu tổng
hợp về xây dựng chiến lợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả
nớc, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà nớc về lĩnh vực đầu t trong
và ngoài nớc; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân
đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu t
có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lợc và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của cả nớc và các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
theo ngành, vùng lãnh thổ.
2. Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên
quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu t trong và
ngoài nớc nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lợc, quy hoạch,
kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
3. Tổng hợp các nguồn lực của cả nớc, kể cả các nguồn từ nớc ngoài để xây
dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát
triển kinh tế xã hội của cả nớc và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế
quốc dân.

4. Hớng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân
dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ơng xây dựng và cân đối tổng
hợp kế hoạch.


5. Hớng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ
ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ơng trong việc thực hiện
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
6. Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nớc: Xét duyệt định mức kinh tế kỹ
thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nớc; điều
phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu t cho các dự án hợp
tác, liên doanh.
7. Trình Thủ tớng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nớc.
8. Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh
tế xã hội.
9. Tổ chức đào tạo lại và bồi dỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công
chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lợc phát triển, chính sách về
kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển.
Bộ máy tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu t theo Nghị định 75/CP gồm 22 đơn vị
giúp Bộ trởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc và 6 tổ chức sự nghiệp trực
thuộc. Từ chỗ chỉ có 55 ngời khi mới thành lập năm 1955, năm 1988 biên chế của
Bộ đạt số lợng cao nhất 930 ngời; đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu t có 760 cán bộ
công nhân viên, trong đó 420 cán bộ đang tham gia trực tiếp vào quá trình xây
dựng và điều hành kế hoạch. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Bộ cũng không ngừng
lớn mạnh, hiện nay có 2 giáo s, 7 phó giáo s, 126 tiến sĩ, 42 thạc sĩ, 479 ngời có
trình độ đại học.
Chủ nhiệm đầu tiên của Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia tiền thân của Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nớc, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu t là cố Thủ tớng Phạm Văn
Đồng.

Các đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc và Bộ Kế hoạch và Đầu t
từ năm 1955 đến năm 2002:
1. Đồng chí Phạm Văn Đồng.
2. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh
3. Đồng chí Nguyễn Côn


4. Đồng chí Lê Thanh Nghị
5. Đồng chí Nguyễn Lam
6. Đồng chí Võ Văn Kiệt
7. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân
8. Đồng chí Phan Văn Khải
9. Đồng chí Đỗ Quốc Sam
10. Đồng chí Trần Xuân Giá
11. Đồng chí Võ Hồng Phúc.

II. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ Kế hoạch và Đầu t.
Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Kế hoạch và Đầu t là xây dựng chiến lợc, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nớc, xây dựng các kế hoạch hàng năm,
5 năm và điều hành kinh tế, xây dựng các cơ chế, chính sách.
1. Thời kỳ 1955 1960
2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 1965)
3. Kế hoạch phát triển thời chiến (thời kỳ 1966 1975)
4. Thời kỳ 10 năm sau thống nhất đất nớc đến trớc thời kỳ đổi mới
(1976 1985)
5. Thời kỳ 15 năm đổi mới (1986 2000)
Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986 1990) đợc Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nớc tổ chức nghiên cứu ngay từ năm 1982 bằng việc thành lập và tổ chức lại
công tác kế hoạch hoá dài hạn trong nội bộ cơ quan. Tháng 4/1986, trớc Đại
hội Đảng lần thứ VI, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc đã trình Thờng vụ Hội đồng

Bộ trởng báo cáo T tởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 1990.
Báo cáo đã đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1981 1995,
đồng thời xác định những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm
1986 1990 là: ổn định và cải thiện một bớc đời sống vật chất và văn hoá
tinh thần của nhân dân; đồng bộ hoá sản xuất và tăng cờng một bớc cơ sở
vật chất kỹ thuật; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới XHCN, sử
dụng tốt các thành phần kinh tế khác, hình thành cơ chế quản lý mới; và
đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.


Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã họp và
thông qua chơng trình đổi mới kinh tế toàn diện theo ba hớng chính: Một là,
chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều
thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản
xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nớc trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp
lệnh, gắn với cơ chế bao cấp, sang cơ chế thị trờng với sự quản lý của Nhà
nớc ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp;
Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa
với thế giới bên ngoài.
Quán triệt các quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng, Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nớc đã triển khai cụ thể hoá thành các kế hoạch và chơng trình
hành động, trong đó nổi bật là ba chơng trình kinh tế lớn: chơng trình lơng
thực, chơng trình hàng tiêu dùng và chơng trình xuất khẩu. Nền kinh tế đã
thu đợc một số thành tựu đáng khích lệ nh sản lợng lơng thực đã đủ ăn, có
dự trữ và còn có phần để xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần hơn
so với kế hoạch 5 năm trớc, bớc đầu đã giải phóng đợc lực lợng sản xuất xã
hội, động viên nhân dân tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh, các mặt
xã hội và đời sống dân c có nhiều tiến bộ.
Công tác kế hoạch hoá cũng đợc đổi mới cơ bản trong kế hoạch 5
năm này. Sau Nghị quyết 217/HĐBT tháng 11-1987 giao quyền tự chủ cho

các xí nghiệp quốc doanh, số chỉ tiêu pháp lệnh giảm xuống còn 1 hoặc 2,
giảm mạnh bao cấp bù lỗ vốn kinh doanh cho các xí nghiệp và bù lỗ tiêu
dùng qua giá, chuyển dần cấp phát ngân sách cho đầu t sang tín dụng.
Trong nông nghiệp, Nghị quyết 10 (khoán 10 năm 1988) của Bộ Chính trị
đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
khác dần dần đợc thừa nhận và hợp thức hoá bằng pháp luật.
Nhìn chung, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc đã thực hiện tốt chức năng
tham mu cho Đảng và Nhà nớc trong quá trình đổi mới t duy kinh tế, góp
phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986 1990, bớc đầu tạo đợc


niềm tin trong xã hội, chuẩn bị những tiền đề cho quá trình đổi mới tiếp
theo.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1991 - 1995) đợc Uỷ ban Kế hoạch Nhà
nớc tổ chức nghiên cứu từ đầu năm 1989, với việc hình thành các tổ chức
nghiên cứu chuyên đề đánh giá sâu rộng quá trình đổi mới 1986 1990 và
dự báo tình hình trong nớc và quốc tế. Trên cơ sở cơng lĩnh chính trị, Chiến
lợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 do Đại hội Đảng
lần thứ VII thông qua, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc đã trình các cấp lãnh đạo
kế hoạch 5 năm 1991 1995 với mục tiêu tổng quát là: ổn định tình hình
kinh tế xã hội và chính trị, sớm thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và
lạm phát, tạo tiền đề đẩy nhanh sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Những nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm lần này là thực hiện
những biện pháp có hiệu quả để đẩy lùi lạm phát dới 2 con số vào năm
1995; đa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trởng nhất định;
tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu t theo chiều sâu, hiện đại hoá
các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở làm hàng xuất khẩu; và tiếp tục đổi mới
một các đồng bộ cơ chế quản lý Nhà nớc và cơ chế quản lý sản xuất kinh
doanh, chuyển hẳn sang cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc bằng
pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác

Cùng với chuẩn bị kế hoạch 5 năm, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc đã
tham gia xây dựng và tổng hợp 13 chơng trình mục tiêu: chống lạm phát,
phát triển lơng thực, chăn nuôi và chế biến thịt xuất khẩu, phát triển một số
cây công nghiệp, trồng rừng, phát triển điện năng, giải quyết việc làm, đổi
mới kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế xã hội miền núi, nâng cao chất lợng giáo dục đào tạo, chơng trình y tế, danh mục các công trình khoa học
và công nghệ bao gồm 30 chơng trình khoa học và công nghệ quốc gia, và
cải cách hệ thống hành chính Nhà nớc.
Công tác của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc đã từng bớc đợc đổi mới
theo phơng hớng chung của nền kinh tế, nhất là tập trung vào tăng cờng kế
hoạch hoá vĩ mô, tiếp tục chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang kế hoạch


hoá định hớng, bảơ đảm những cân đối tổng thể cơ bản của nền kinh tế. Kế
hoạch Nhà nớc bao gồm cả các chơng trình và dự án đầu t để đảm bảo các
điều kiện thực hiện các mục tiêu lớn, đi đôi với sử dụng các chính sách đòn
bẩy kinh tế là chính để hớng dẫn và hỗ trợ các ngành, các địa phơng và các
đơn vị cơ sở phát triển theo định hớng kế hoạch.
Bên cạnh những công tác trên, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc tiếp tục
triển khai nghiên cứu quy hoạch vùng lãnh thổ, vùng kinh tế trọng điểm, dự
thảo chính sách, pháp luật về kinh tế, chủ trì dự thảo luật doanh nghiệp Nhà
nớc, luật khuyến khích đầu t trong nớc, và tham gia xây dựng nhiều văn bản
pháp luật khác. Hoạt động của các Vụ, Viện trong uỷ ban đã chuyển dần
sang nghiên cứu các chuyên đề, dự án phân tích
Trong thời gian này, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc đã chủ trì nghiên cứu
để trình các cơ quan Lãnh đạo Đảng và Nhà nớc và trình Đại hội lần thứ VII
của Đảng về Chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991
2000.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996 2000): Trong các năm 1994
1995, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc vừa tập trung xây dựng, chỉ đạo thực hiện
các kế hoạch Nhà nớc năm 1994, 1995 và kế hoạch 5 năm 1991 1995,

vừa tích cực chuẩn bị xây dựng kế hoạch 5 năm 1996 2000. Việc xây
dựng kế hoạch 5 năm 1996 2000 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang
phát triển mạnh nhng cũng đầy phức tạp. Một mặt, Bộ Kế hoạch và Đầu t
lúc này đã hợp nhất giữa Uỷ ban Kế hoạch Nhà nớc và Uỷ ban Nhà nớc về
Hợp tác và Đầu t, đã tiến hành nghiên cứu tổng kết 10 năm đổi mới cơ chế
chính sách 1986 1995 và 5 năm thực hiện kế hoạch 1991 1995, để rút
ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và
đổi mới cơ chế chính sách, chuyển dịch cơ cấu Mặt khác tiến hành các dự
báo về khả năng phát triển, xây dựng các mục tiêu và hệ thống các giải pháp
thực hiện mục tiêu. Theo Nghị định 20-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu t còn là cơ
quan đầu mối quản lý và điều phối nguồn vốn ODA nên Bộ đã tiến hành


nghiên cứu tổng kết công tác này, đồng thời tổ chức nhiều hội nghị quốc tế
để phân tích khả năng viện trợ ODA tong thời gian kế hoạch tới.
Bộ đã hình thành đợc các đề án phát triển từng ngành, từng địa phơng, từng vùng lãnh thổ, và trên cơ sở đó, đã xây dựng đợc kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm 1996 2000 trình các cấp lãnh đạo và báo cáo
cho các ngành, các địa phơng để có căn cứ xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
tốt cho Đại hội lần thứ VIII của Đảng.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 1996 2000 là khai thác sử
dụng tốt các nguồn lực phát triển để đạt tốc độ tăng trởng cao hơn thời kỳ
1991 1995, kết hợp hài hoà giữa tăng trởng kinh tế với giải quyết vấn đề
bức xúc về mặt xã hội; chuẩn bị tích cực các tiền đề cần thiết cho giai đoạn
phát triển cao hơn sau năm 2000.
Các mục tiêu cơ bản của Chiến lợc 10 năm 1991 2000 đợc Đại
hội lần thứ VII của Đảng thông qua đã cơ bản hoàn thành, các chỉ tiêu kinh
tế, xã hội đều đạt và vợt nhiệm vụ đề ra.
Cùng với chuẩn bị kế hoạch 5 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu t đã hoàn
thành nhiều báo cáo kinh tế khác phục vụ Đại hội lần thứ VIII của Đảng,
hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng

của cả nớc, một số ngành quan trọng, các vùng kinh tế trọng điểm và các
vùng lớn trong cả nớc; thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện cơ chế kế
hoạch hoá; xây dựng chơng trình tổng thể đổi mới cơ chế quản lý; hình
thành các chơng trình, dự án đầu t phát triển đến năm 2010 và 2020, kể các
dự án kêu gọi vốn đầu t nớc ngoài.
Trong giai đoạn từ 1997 đến năm 1999, do tác động của khủng
hoảng kinh tế tài chính khu vực, cùng với thiên tai nghiêm trọng xảy ra,
trong bối cảnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu t chủ trì chuẩn bị đề án trình Hội
nghị Trung ơng 4 khoá VIII ra Nghị quyết quan trọng về kinh tế để thích
ứng với tình hình mới. Đồng thời Bộ duy trì việc đề xuất báo cáo tình hình
kinh tế xã hội hàng tháng và các giải pháp xử lý trình Chính phủ trong các
phiên họp hàng tháng và hàng quý có báo cáo Bộ chính trị về tình hình kinh


tế, xã hội, đã đề xuất những biện pháp tình thế nhằm ổn định nền kinh tế,
chủ trơng kích cầu đầu t và tiêu dùng, các giải pháp 6 tháng cuối năm (Nghị
quyết 08CP/1998/NQ-CP, Nghị quyết 08/1999/NQ-CP và Nghị quyết
11CP/2000/NQ-CP) nhằm từng bớc tháo gỡ khó khăn vợt qua thách thức,
chặn đà giảm sút, duy trì đợc nhịp độ tăng trởng GDP ở mức cao nhất có thể
đạt đợc, công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng 5 năm 1996 2000 tiếp tục
đạt đợc những thành tựu quan trọng.
Thực tế chứng minh rằng Bộ Kế hoạch và Đầu t đã có vai trò rất to
lớn trong việc chuẩn bị các cơ chế, chính sách, bao gồm cả Luật (Luật
Doanh nghiệp Nhà nớc, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu t nớc ngoài, Luật Phá
sản, ), đặc biệt gần đây nhất là Luật Doanh nghiệp.
6. Thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đa nớc ta cơ bản trở
thành một nớc công nghiệp vào năm 2020.
Xây dựng kế hoạch 2001 2005 và Chiến lợc 10 năm 2001
2010.
Công tác xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 2005 và Chiến lợc phát

triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 2010 đã đợc Bộ Kế hoạch và Đầu t
chủ trì triển khai từ giữa năm 1998, đã 3 lần trình ra Hội nghị Trung ơng lần
thứ 8, 9, 10 (khoá VIII) và đợc Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua (4-2001).
Bộ Kế hoạch và Đầu t cũng đã hoàn thành nhiều chuyên đề tổng kết
kinh tế phục vụ các Hội nghị Trung ơng và chuẩn bị cho Đại hội lần thứ IX
của Đảng.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lợc 10 năm 2001 2010 là:
Đa nớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất,văn hoá, tinh thần của nhân dân, cải tạo nền tảng để đến năm 2020
nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp theo hớng hiện đại. Nguồn lực
con ngời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế
quốc phòng an ninh đợc tăng cờng, thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa đợc
hình thành về cơ bản; vị thế của nớc ta trên trờng quốc tế đợc nâng cao.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lợc là:


Đa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt
hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp
ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất
và đẩy mạnh xuất khẩu. ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế,
lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ (). Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên
30% GDP (). Tỷ trọng GDP của nông nghiệp 16 17%, công nghiệp 40
41%, dịch vụ 42 43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2001 2005:
Tăng trởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống
nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hớng đẩy
mạnh CNH, HĐH. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con ngời. Tạo nhiều việc làm,
cơ bản xoá đói giảm hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cờng

kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; hình thành một bớc quan trọng thể chế
kinh tế thị trờng định hớng XHCN. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an
ninh quốc gia.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2001 2005:
-

Nhịp độ tăng trởng bình quân hàng năm tăng 7,5%.

-

Tỷ trọng ngành trong GDP năm 2005 dự kiến: Nông lâm ng nghiệp
20 21%, công nghiệp và xây dựng 38 39%, dịch vụ 41 42%.

-

Xuất khẩu tăng 14 16%.

-

Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,05%, tốc độ tăng dân số năm 2005
khoảng 1,2%.

-

Giải quyết việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động (bình quân 1,5 triệu lao
động/ năm), nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005.

-


Cơ bản xoá đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% năm 2005.

-

Nâng tuổi thọ bình quân năm 2005 lên 70 tuổi.


-

III.

Cung cấp nớc sạch cho 60% dân số nông thôn.

Cơ cấu tổ chức của Bộ
1. Khối các cơ quan giúp Bộ trởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nớc.

-

Văn phòng Bộ

-

Vụ Tổ chức Cán bộ

-

Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân

-


Vụ Kinh tế địa phơng và lãnh thổ

-

Vụ Tài chính, tiền tệ

-

Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

-

Vụ Kinh tế đối ngoại

-

Thanh tra

-

Vụ Thơng mại và dịch vụ

-

Cục Đầu t nớc ngoài

-

Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất


-

Vụ Thẩm định và Giám sát đầu t

-

Vụ Quản lý đấu thầu

-

Vụ Kinh tế công nghiệp

-

Vụ Kinh tế nông nghiệp

-

Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị

-

Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội

-

Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trờng

-


Vụ Quốc phòng An ninh

-

Vụ Pháp chế

-

Vụ Hợp tác xã
2. Khối các tổ chức hành chính sự nghiệp

-

Viện Chiến lợc phát triển

-

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ơng

-

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia


-

Tạp chí Kinh tế và dự báo

-


Báo Đầu t

-

Trung tâm tin học

C. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu t,
quyết định số 600/QĐ-BKH, quyết định của Bộ trởng Bộ Kế hoạch và Đầu t về
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.

1. Vị trí và chức năng
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu t, giúp Bộ trởng thực
hiện chức năng quản lý Nhà nớc lĩnh vực kế hoạch và đầu t phát triển kết cấu hạ
tầng và đô thị.

2. Nhiệm vụ
-

Nghiên cứu, tổng hợp chiến lợc, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và

đô thị; phối hợp các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp, lập quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội chung của cả nớc, quy hoạch vùng lãnh thổ.
-

Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kết cấu hạ tầng

và đô thị bao gồm các ngành: xây dựng, giao thông vận tải, bu chính
viễn thông và các công trình công cộng đô thị, cấp thoát nớc, nhà ở, hạ tầng

các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
vệ sinh môi trờng thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách; nghiên cứu, tổng hợp các
ngành dịch vụ: vận tải, bu chính viễn thông, t vấn xây dựng, công cộng đô
thị theo sự phân công của Bộ.
-

Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu t trong và ngoài nớc

thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chơng trình, dự án đợc Bộ giao.
-

Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực

kết cấu hạ tầng và đô thị; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên
cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong kế


hoạch 5 năm, hàng năm. Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn
bản quy phạm pháp luật cụ thể khi đợc Bộ giao. Làm đầu mối tham gia
thẩm định các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật của ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các Bộ, ngành trình Thủ tớng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.
-

Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chơng trình, dự

án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng
tháng, quý, và hàng năm của các ngành và các lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách.
Đề xuất các giải pháp xử lý những vớng mắc trong quá trình điều hành triển
khai thực hiện kế hoạch.
-


Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định

kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm
quyền quyết định của Thủ tớng Chính phủ để Bộ trình Thủ tớng Chính phủ
phê duyệt hoặc cho phép đầu t; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án
thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách để các Bộ, ngành, địa phơng quyết định theo
thẩm quyền gồm: thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh
nghiệp Nhà nớc; thẩm định các dự án đầu t (cả vốn trong nớc và vốn ngoài
nớc); thẩm định quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị. Thực hiện
việc giám sát đầu t các dự án thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách.
-

Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế

phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp
thông tin về lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị.
-

Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của: Bộ xây dựng, Bộ

Bu chính Viễn thông, Bộ Giao thông vận tải (kể cả Cục Hàng hải Việt
Nam và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam) và các Tổng Công ty thuộc
chuyên ngành xây dựng, giao thông vận tải, bu chính viễn thông.
-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trởng Bộ Kế hoạch và Đầu t giao.

3. Cơ cấu tổ chức



Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị có một Vụ trởng và ba Phó Vụ trởng. Vụ làm
việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trởng Bộ Kế hoạch và
Đầu t quyết định riêng.

4. Tổng kết các hoạt động của Vụ năm vừa qua
Năm 2004, toàn Vụ đã đoàn kết, hợp tác với đơn vị liên quan thực hiện tốt
nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ giao trong những lĩnh vực sau:
4.1.

Những kết quả đạt đợc về công tác chuyên môn

4.1.1 Công tác thực hiện kế hoạch năm 2004
-

Theo dõi việc triển khai kế hoạch 2004 các ngành Giao thông Vận tải,

Bu chính Viễn thông, Công nghiệp đóng tàu, Xây dựng Tổng hợp báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng về sản xuất, kinh doanh, đầu t, các
dự án nhóm A, các dự án nhóm ODA, dịch vụ. Tình hình thực hiện kế
hoạch, các dự án trọng điểm phục vụ công tác điều hành kế hoạch của
Chính phủ, của lãnh đạo Bộ.
-

Đề xuất trình Thủ tớng Chính phủ ứng bổ sung vốn đối ứng ODA, vốn

các công trình cấp bách năm 2004, trả nợ khối lợng nợ của các dự án và
hạng mục công trình hoàn thành thuộc Bộ Giao thông Vận tải từ năm 2002
trở về trớc.

-

Kiến nghị Thủ tớng Chính phủ bổ sung một số dự án sử dụng nguồn vốn

trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 2010.
-

Kiểm tra, theo dõi việc phân bổ vốn đầu t, việc thực hiện quy hoạch, kế

hoạch, chơng trình, dự án, báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng
tháng, quý; đề xuất các giải pháp xử lý những vớng mắc trong quá trình
điều hành thực hiện kế hoạch năm 2004.
-

Công tác quản lý đầu t và xây dựng:
Vụ đã chủ động tổ chức ba đoàn công tác đi làm việc với một số tỉnh ở

ba miền để nắm bắt tình hình triển khai kế hoạch và đặc biệt là các tỉnh mới
tách nh tỉnh Lai Châu, Đắc Nông và Hậu Giang. Trởng đoàn công tác Tây
Nam Bộ và cử cán bộ tham gia các đoàn công tác về triển khai xây dựng kế
hoạch năm 2005 ở các vùng, các địa phơng.


Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trởng, Vụ đã tổ chức các đoàn đi giám
sát các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, có dự tham gia
của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân và Vụ Thẩm định và Giám sát đầu t, đã
có bản báo cáo tổng kết trình lãnh đạo Bộ. Tham gia các đoàn thanh tra,
giám sát đánh giá đầu t của Bộ tại các dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Đã tổ chức họp về các dự án BOT, có báo cáo tổng hợp chung về tình

hình thực hiện các dự án BOT và đề xuất với lãnh đạo Bộ trình Thủ tớng
Chính phủ những giải pháp xử lý trong thời gian tới.
4.1.2 Về công tác xây dựng pháp luật và quy hoạch
Nghiên cứu tham gia ý kiến với các Bộ, ngành góp ý xây dựng Luật,
Pháp lệnh, Nghị định, Thông t, Chỉ thị, các đề án cụ thể sau:
-

Tham gia tổ soạn thảo Luật đầu t chung.

-

Tham gia sửa đổi Luật DNNN, Luật Hàng hải, Luật Xây dựng, Luật Đất

đai, Pháp lệnh đấu thầu
-

Tham gia góp ý các Luật, Nghị định có liên quan nh: Luật Xây dựng, các

Nghị định hớng dẫn thực hiện Luật Xây dựng; Nghị định thay thế Nghị định 81
về việc mua và sở hữu nhà ở của ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài
-

Tham gia ý kiến các vấn đề sau:
Quy hoạch Bu chính, quy hoạch về Viễn thông và CNTT.
Hiệp định bảo hộ về khuyến khích đầu t Việt Nam Nhật Bản, sáng
kiến chung Việt Nhật.
Thông t hớng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm
2006 2010.
Cam kết thực hiện của Việt Nam trong lộ trình thi hành Hiệp định thơng mại Việt Nam Hoa Kỳ.
Kết nối 2 nền kinh tế Việt Nam Hoa Kỳ.

4.1.3. Một số công tác chuyên môn thờng xuyên khác


-

Tham gia Đoàn công tác liên ngành của Thủ tớng để thẩm định lại một số ý

kiến còn khác nhau giữa Thanh tra Nhà nớc và Tổng công ty BCVT Việt Nam
về: (1) Đấu thầu thuộc dự án nâng cấp, mở rộng hệ thống IN (mạng thông minh
phục vụ thuê bao trả trớc); (2) Điều chỉnh tỷ lệ phân chia trong hợp đồng hợp
tác liên doanh với nớc ngoài (BCC) giữa VNPT với hãng Kinnevic/Comvik
(CIV-Thụy Điển); (3) Giá cớc viễn thông và việc quản lý sử dụng vốn đầu t
VNPT.
-

Thực hiện: Đề án đổi mới phơng thức điều hành và hiện đại hoá công sở hệ

thống hành chính Nhà nớc giai đoạn I (2003 2005) theo Quyết định
169/2003/QĐ-TTg ngày 12/08/2004 của Thủ tớng Chính phủ (tiểu đề án 6).
-

Góp ý các đề án:
Đề án phát triển ngành truyền hình.
Đề án của Tổng công ty Đờng sắt Việt Nam tham gia kinh doanh hạ
tầng mạng và dịch vụ viễn thông.
Đề án thành lập tập đoàn kinh tế mạnh của Tổng công ty BCVT Việt
Nam.

-


Thực hiện quản lý Nhà nớc về các chuyên ngành: Thiết kế quy hoạch,

chuẩn bị đầu t; cấp, thoát nớc, vệ sinh môi trờng; công trình công cộng; quản lý
Nhà nớc, nhà ở và hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, trực tiếp theo dõi toàn diện
Bộ Xây dựng, KCN, KCX, khu kinh tế, nhà ở.
-

Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Thúc đẩy thu hút nguồn vốn

t nhân cho đầu t phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở nớc ta.
-

Tham gia 2 tiểu Đề tài của Viện Chiến lợc phát triển và Vụ Thơng mại dịch

vụ về vấn đề: Các giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ ở Việt Nam và Định
hớng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân giai đoạn
2006 2010.
4.2.
-

Những tồn tại

Công tác chỉ đạo đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng

công ty 91 còn rất chậm, cha đạt yêu cầu.


-

Một số công chức cha chủ động nghiên cứu, cập nhật cơ chế chính sách


phục vụ chuyên môn.
Không đạt đợc mục tiêu 100% công chức sử dụng thành thạo vi tính văn
phòng
4.3.

Chơng trình công tác năm 2005

Xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm:
-

Hoàn thiện và ổn định tổ chức, công việc chuyên môn và chấp hành nghiêm

chỉnh Quy chế của Vụ đề ra.
-

Nâng cao công tác giám sát đầu t, chống đầu t dàn trải, lãng phí.

-

Xây dựng tốt, sát hợp và đáp ứng đợc yêu cầu của nội dung tổng kết kế

hoạch 5 năm 2001 2005 và xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 2010.
-

Nghiên cứu cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn vốn đầu t từ các

thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong
khi nguồn vốn NSNN còn hạn hẹp.
-


Tăng cờng năng lực, cải cách hành chính.

D.Nội dung thực tập của sinh viên
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu t là nơi thực tập rất
phù hợp cho các sinh viên chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị. Đây là đơn
vị quản lý chuyên môn về hạ tầng đô thị trên phạm vi cả nớc nh: điện, nớc, giao
thông, thông tin liên lạc, chiếu sáng, rác thải đô thị một mảng lớn của
chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị.
Quá trình thực tập tại Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị, tìm đọc các tài liệu,
thông tin về Bộ Kế hoạch và Đầu t, Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị giúp em hiểu
hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu t và của
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị trong bộ máy quản lý Nhà nớc.


Trong thời gian thực tập tại Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị, công việc chủ yếu
của em là thu thập và đọc các tài liệu thuộc chuyên ngành của mình. Các tài
liệu này rất đa dạng, có nội dung phong phú, giúp em có thêm những hiểu biết,
nâng cao kiến thức về chuyên ngành của mình cũng nh rèn lyện thêm những kỹ
năng cần thiết của một sinh viên nh kỹ năng đọc; thu thập thông tin; phân tích,
tổng hợp số liệu; đánh giá các kết quả thu thập đợc. Bên cạnh đó, quá trình thực
tập tại Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị đã giúp em so sánh, hiểu thêm những lý
luận đợc học tại trờng.
Các tài liệu đã đợc đọc giúp em thấy đợc quá trình phát triển của các đô thị
trên phạm vi cả nớc, đặc biệt sự phát triển trong giai đoạn hiện nay cũng nh các
vấn đề, khó khăn còn tồn tại ở các đô thị. Đồng thời việc nghiên cứu, hiểu biết
thêm những kiến thức chuyên ngành giúp đỡ em rất nhiều trong việc lựa chọn
đề tài mà em sẽ làm chuyên đề thực tập cũng nh làm tốt nghiệp. Thực tập ở Vụ
Kết cấu hạ tầng và đô thị; đợc sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các bác, các cô
chú, anh chị trong Vụ là cơ hội tốt để em có thể trau dồi thêm những kiến thức

của mình và có điều kiện để tiếp cận đề tài mà em muốn viết.



×