Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 71 trang )

đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Chương 1
MỞ ĐẦU
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.2 MỤC TIÊUCỦA ĐỀ TÀI
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người và tác động không
nhỏ đến môi trường xung quanh. Trong lịch sử phát triển loài người, chưa bao giờ
Môi Trường và điều kiện sống lại được quan tâm như những năm gần đây
Khi vấn đề Môi Trường đã trở thành sự thách thức đối với quá trình phát triển
kinh tế - hội nói riêng hay đối với quá trình tiến hóa của nhân loại nói chung thì
cũng là lúc người ta khẩn trương tìm kiếm những giải pháp nhằm giải quyết các
vấn đề Môi Trường bức bách được đặt ra.Tùy theo tình hình cụ thể của từng nơi,
từng lúc, màu sắc của các giải pháp này rất đa dạng . Đây là một trong những vấn
đề hàng đầu mà hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và tập trung giải quyết,
nhằm cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ Môi Trường sống trong lành cho con người
trên thế giới.
Với tình hình như hiện nay, mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh thải ra
khoảng 7.000 tấn rác. Lượng rác khổng lồ này hầu hết được đem đến các công
trường và chôn xuống lòng đất với số tiền ngân sách chi ra để vận chuyển, xử lý
khoảng 300 tỉ đồng/năm. Thử hình dung, mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác đổ về
các bãi chôn lấp, nếu không được xử lý, tình trạng môi trường sẽ ô nhiễm nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khu vực xung quanh. Tất cả mọi thứ
được gom lại và chôn lấp, bãi chôn lấp rác trở thành nơi bò ô nhiễm nghiêm trọng
bởi một lượng nước rỉ rác khổng lồ có hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao do đó vùng


đất này trở thành vùng đất chết.
Vì vậy, để góp phần xử lý một lượng nước rỉ rác trên thì cần phải có
phương pháp xử lý mang lại hiệu quả cao và ít tốn kém. Chính lý do đó bài luận
văn đã đề cập và phân tích chặt chẽ những ưu, lợi của phương pháp mà ở đó sử
dụng một quy trình kết hợp chặt chẽ các biện pháp sinh học và hóa học, trong đó
lấy biện pháp sinh học làm chủ đạo, biện pháp hóa học mang tính bổ trợ tích cực
để xử lý nước rỉ rác vừa có thể thay thế và bổ sung những công nghệ xử lý hóa
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
2
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
học tuy mang tính công nghệ cao nhưng lại tốn kém mà khả năng xử lý không
cao. Hệ thống xử lý ô nhiễm bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học vừa ít chi
phí mà mang lại hiệu quả cao.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là “đánh giá chất lượng xử lý nước rỉ rác bằng
phương pháp vi sinh kết hợp hóa học tại khu xử lý nước rỉ rác Tam Tân” nhằm
đánh giá hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp vi sinh kết hợp hóa học tại
một trạm xử lý đang hoạt động, nhằm rút tỉa các kinh nghiệm và nhận đònh để có
thể vận dụng cho các nơi khác.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu về bãi rác Tam Tân và nguồn gốc nước rỉ rác.
Tổng quan về hiện trạng tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường quanh khu vực
bãi rác.
Phân tích các thông số đầu vào và đầu ra của nước rỉ rác sau khi qua hệ
thống thí nghiệm dùng thực vật xử lý ô nhiễm như là: pH, Eh, EC, TDS, DO, TS,
COD, BOD
5
, tổng Nitơ, N-NO
3
-

, N-NH
4
+
, N-NO
2
-
, tổng Photpho, P-PO
4
-
, Fe
2+
, Fe
3+
.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp luận
Từ những vấn đề bức xúc của môi trường Thành phố nói chung và môi
trường tại các bãi rác nói riêng, đến việc tìm hiểu những công nghệ xử lý hoá lý
hiện tại vẫn chưa thể giải quyết và những hiểm hoạ do nước rỉ rác gây ra vẫn còn
đó. Đề tài đã đưa ra một công nghệ tuy không mới nhưng chưa được xem là phổ
biến và tối ưu.
 Ứng dụng khả năng xử lý nước rỉ rác bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa phương
pháp vi sinh và hóa hoc.
 Ứng dụng của một số thực vật có khả năng xử lý ô nhiễm để xử lý nước rỉ rác.
1.4.2. Phương pháp thực tế
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
3
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
 Phương pháp thu thập và khảo sát thực tế.
 Phương pháp tổng hợp tài liệu

 Phương pháp kế thừa
 Phương pháp thí nghiệm
 Phương pháp phân tích tính chất lý, hóa, sinh
 Phương pháp thống kê phân loại
 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu xử lý nước rỉ rác Tam Tân, gồm có các hoạt
động:
• Khảo sát khả năng xử lý nươc rỉ rác tại khu vực Tam Tân bằng phương
pháp vi sinh – hóa học.
• Phân tích các chỉ tiêu xử lý và đánh giá chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu
chuẩn loại B.

SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
4
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA
TAM TÂM – CỦ CHI
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
5
2.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.2 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
2.1CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1. Vò trí đòa lý
Huyện Củ Chi có tọa độ địa lí từ 10
o

53’00” đđến 10
o
10’00” vĩ đđộ Bắc và từ
106
o
22’00” đđến 106
o
40’00” kinh đđộ Đông, nằm ở phía Tâây Bắc TP.Hồ Chí Minh,
gồm 20 xã và một thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện
tích toàn Thành Phố.
• Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tâây Ninh.
• Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương
• Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
• Phía Tây giáp tỉnh Long An.
Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung
tâm Thành phố 50Km về phía Tâây Bắc theo đường xuyên Á.
Bãi chôn lấp số 1 nằm ở vùng ngoại thành, cách trung tâm Thành phố Hồ
Chí Minh trên 40 km. Đây là vùng nông thôn nhưng xa vùng dân cư, xa thành thò.
Phạm vi thuộc đòa điểm xử lý đã được giải toả từ năm 2004. Diện tích xử lý là
một cánh đồng trũng, đồng thời là nơi tập trung bùn vét ra từ các ô chứa rác khi
xây dựng. Nền đất khu diện tích xây khu xử lý vì vậy rất yếu, độ sụt lún rất lớn,
không thể xây dựng công trình kiên cố trong thời gian thi công rất ngắn.
Để phục vụ cho công tác xử lý chôn lấp rác, nơi đây đã có nguồn điện lưới
Quốc gia. Xung quanh Bãi chôn lấp còn được bao bọc bằng các hệ thống kênh
mương cùng với các bờ vùng, đường giao thông thuỷ – bộ. Kênh dẫn nước chính
qua vùng nằm trên nguồn nùc phục vụ tưới tiêu cho vùng hạ lưu. Vì vậy, chất
lượng nước chảy qua vùng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất nông
nghiệp của nhân dân vùng hạ lưu.
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
6

đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
2.1.2. Đòa hình
Đòa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam và
miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam
và Đông bắc – Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt biển từ 8m – 10m.
Ngoài ra đòa bàn huyện cũng tương đối nhiều ruộng , đất đai thuận lợi để pháp
triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố .
2.1.3. Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc
điểm chính:
Sông Sài Gòn chòu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều với mực
nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cac nhất là 2,0 m.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chòu ảnh hưởng trực tiếp chế
độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ
có kênh Thầy Cai chòu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn
của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
2.1.4. Khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa , mang tính
chất cận xích đạo . Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 , mùa khô từ thang 12 đến tháng 4 năm sau , với đặc trưng chủ yếu là :
• Nhiệt độ tương đối ổn đònh cao đều trong năm và ít thay đổi , trung bình
năm khoảng 26,6
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.8
o
C (tháng 4)
, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,8
o
C (tháng 12). Tuy nhiên biên

độ nhiệt độ gữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn vào mùa khô vào mùa
khô có trò số 8 – 10
o
C.
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
7
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
• Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc
theo chiều cao đòa hình , mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm
,mưa tập trung vào tháng 7,8,9; vào tháng 12 , tháng 1 lượng mưa không
đáng kể .
• Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% , cao nhất vào tháng 7,8,9
là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
• Tổng số giờ trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ .
Huyện nằm trong vùng chòu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bổ
vào các tháng trong năm như sau:
• Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam với
vận tốc trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s;
• Tháng 5 đến tháng 9 thònh hành là gió Tây – Tây nam, vận tốc trung bình
từ 1,5 – 3,0 m/s
• Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung
bình từ 1 – 1,5 m/s.
2.2 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.450,2 ha và căn cứ
nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
 Nhóm đất phù sa:
Đất phù được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven
các sông, kênh, rạch. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Thành
phần cấp hạt sét là chủ yếu(45 – 55 %), cấp hạt sét cao gấp 2 lần cấp hạt limon;

tỉ lệ các hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của các thời kỳ bồi đắp
phù sa; Trò số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+,Na2+,
riêng K+ rất thấp. CEC tương đối cao,đạt tró số rất lí tưởng cho việc trồng lúa; Độ
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
8
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
no bazơ cao; Các tính chất về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất
rất q hiếm , cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2
đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
 Nhóm đất xám :
Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn).
Tầng đất thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt các trung bình và các
mòn chiếm tỉ lệ rất cao (40 - 55%),cấp hạt sét chiếm 21 – 27% và có sự gia tăng
sét rất rõ tạo thành tầng tích sắt. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH
(KCl) xấp xỉ 4 ; Các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp ; hàm lượng mùn, đạm
tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp
về phân bón.
Loại đất này rất dễ thoát nước , thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với
các loại cây công nghiệp hàng năm, công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu ...Nên ưu
tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su ,điều vì khả năng bảo vệ và cải
tạo đất tốt. Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng
cường phân bón bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.
 Nhóm đất đỏ vàng:
Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và
mẫu chất khác nhau. Đặc điểm của nhóm đất này là chua , độ no bazơ thấp , khả
năng hấp thụ không cao, khoáng sắt phổ biến la Kaolinit, axit mùn chủ yếu
fuvic,chất hòa tan dễ bò rửa trôi.
2.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông , kênh, rạch,hồ, ao. Tuy
nhiên phân bố không đồng đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn)

và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều đi gần 300 km cả hệ
thống, đa số chòu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra
khảo sát về nước ngầm trên đòa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
9
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
khá dồi dào và đang giữ vò trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất
và sinh hoạt của người dân.
Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như : Tam Tân,
Thai Mỹ. Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một
lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 – 4m.
2.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là
319,24 ha, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất có rừng;
rừng trồng 179,97 ha, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng.
Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lòch sử nên trữ lượng hạn
chế.
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguồn khoáng sản trên đòa bàn Củ Chi so với Thành phố khá phong
phú gồm có các loại chủ yếu sau:
• Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch
Sơn.
• Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn.
• Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
• Ngoài ra,còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ
lượng không đáng kể.
2.3TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
2.3.1. Kinh tế và xã hội
Sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2006 trò giá sản xuất nông nghiệp ước thực hiện được 612 tỷ

875 triệu đạt 99,81% kế hoạch tăng 3,39% so cùng kỳ. Trong đó giá trò trồng trọt
340 tỷ 103 triệu đồng đạt 99,31% KH, giá trò chăn nuôi là 181 tỷ 869 triệu đồng
đạt 97,89% KH tăng 5,32% so cùng kỳ . Dòch vụ nông nghiệp thực hiện được 75
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
10
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
tỷ 859 triệu đồng đạt 104,07% KH, lâm nghiệp 9 tỷ 612 triệu đồng đạt 103,54%
KH, giá trò sản xuất ngành thủy sản thực hiện được 5 tỷ 432 triệu đồng đạt
149,85%KH.
Trong công tác thủy lợi phát huy kết quả được năm 2006 , trong năm 2007
Huyện tiếp tục triển khai thực hiện Quyết đònh 1334/QD-UB ghi vốn kiên cố hóa.
Công tác thú y trạm đã phối hợp chặt chẽ với BCĐ phòng chống dòch cúm gia
cầm thực hiện tốt công tác kiểm tra giam sát hướng dẫn tiêu hủy gia cầm , xử lý
hố chôn sau khi hủy nhằm ngăn chặn dòch bệnh lay lan và tái phát.
Công tác bảo vệ thực vật trạm bảo vệ thực vật tiếp tục huấn luyện chương
trình phòng trừ dòch hại tổng hợp IPM, trình diễn quy trình kỹ thuật sản xuất và
hướng dận sử dụng thuốc trừ sâu an toàn – hiệu quả, dự tính dự báo tình hình sâu
bệnh kòp thời, và tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn nhằm ngăn
chặn dòch bệnh xảy ra.
Công tác khuyến nông: mở một số lớp tập huấn, tham quan, hội thảo, trình
diễn thực nghiệm nhưng chưa nhân rộng các mô hình được đánh giá là đạt hiệu
quả kinh tế cao. Chăn nuôi phát triển nhanh, ngoài một số vật nuôi phổ biến nông
dân còn tìm hiểu và nuôi trồng một số loài đặc sản q hiếm.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Giá trò sản xuất CN – TTCN ước thực hiện tháng 12/2007 (Giá CĐ 94),
cộng dồn từ đầu năm đạt 873 tỷ 641 triệu đồng tăng 39,59% so với cùng kỳ năm
2006.
Giá trò sản xuất thực tế CN – TTCN, ước thực hiện tháng 12/2007( Giá
hiện hành): 176,863 triệu đồng tăng 13,44% so với tháng trước, so với cùng kỳ
đạt 1,441 tỷ 830 triệu đồng tăng 63,09%.

Giao thông vận tải – xây dựng
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
11
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Tình hình vận chuyển, luân chuyển hàng hóa, hành khách trong tháng và
ước thực hiện 12 tháng năm 2007:
- Hàng hóa ước TH tháng 12/2007: 7.500 tấn với 500.000 tấn/ km
- Hành khách ước TH tháng 12/2007: 110.000 tấn với 2.918.643 KH/km
- Tổng doanh thu ước tháng 12/2007: 798 triệu đồng
Công trình được cấp phép xây dựng và sữa chữa lớn:
-Công trình nhà ở xây dựng mới: Lũy tiến năm 2007: Cấp phép 473 căn với tổng
diện tích XD là 92.471 M2.
Điện
Điện năng thương phẩm thực hiện trong năm 2007: 291 triệu KWh, tăng
31,10% so cùng kỳ năm 2006.
Thương mại
Tổng hàng hóa bán ra : ước thực hiện tháng 12/2007: 113 tỷ 602 triệu
đồng.
Tổng mức hàng hóa bán ra trên đòa bàn huyện ước thực hiện tháng
12/2007: 1,440 tỷ 093 triệu đồng, tăng 25,87 % so với thực hiện cùng kỳ năm
2006 đạt 105,35% KH năm.
Tài chính
Tổng thu ngân sách Nhà nước đến nay là 83.805 triệu đồng.
Văn hóa xã hội – Giáo dục đào tạo
Giáo dục đào tạo
- Mầm non khối nhà trẻ đã huy động được 675 cháu tăng 260 cháu so với cùng
kỳ. Khối mẫu giáo huy động được 8425 cháu.
- Tiểu học trong năm ba6c tiểu học đã huy động được 22.501 em
- Trung học cơ sở huy động được 18939 em
Văn hóa thông tin – TDTT:

SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
12
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Tổ chức các hoạt động lễ hội trong các ngày kỷ niệm lớn trong năm, thực
hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực
dân cư" tiếp tục thực hiện quản lý Nhà nước trên lónh vực VHXH theo các
NĐ87,88,31/CP của chính phủ.
Hoạt động y tế
Thường xuyên chỉ đạo thực hiện các công tác nghiệp vụ chuyên môn,
phòng chống dòch bệnh, thực hiện kiểm tra 10 chuẩn quốc gia tại các trạm y tế
xã, tiêm VAT cho nữ sinh các trường phổ thông, duy trì chương trình TCMR và
KHGĐ, tổ chức theo dõi tiêm mũi 2 viêm não nhật bản cho trẻ 3- 10 tuổi.
Truyền thanh
Thực hiện được 382 chương trình thời sự, 520 chuyên mục và 1025 tiết
mục. Phát 5340 tin và 3254 bài trong các chương trình phát thanh của đài.
Lao động – TBXH
Chương trình xóa đói giảm nghèo, hiện nay đang trợ giúp cho 2.598 hộ
nghèo mượn số tiền 9.747 triệu đồng. Số nhà tình nghóa trong toàn huyện đến nay
là 3725 căn.
Tình hình giải quyết việc làm trong năm 2007 đã giải quyết cho được 9665 người
có việc làm ổn đònh, đạt 120,81% chỉ tiêu kế hoạch năm.
Tư pháp
Hoạt động tư pháp: Tổ chức được 166 cuộc tuyên truyền về Luật Tố tụng
hình sự và pháp lệnh thi hành dân sự. Thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
An ninh quốc phòng
Tình hình trật tự an toàn xã hội:
- Tình hình người nước ngoài và việt kiều trong năm có 760(+364) người nước
ngoài và 758(+210) việt kiều đến đăng ký lưu trú trên đòa bàn huyện.
- Công tác đấu tranh chống tội phạm kinh tế trong năm đã kiểm tra phát hiện xử lí
170 vụ vi phạm kinh tế (+29 vụ bằng 20,42% so cùng kỳ năm trước).

SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
13
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
- Thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm.
Việc thi hành án dân sự số án đã nhận trong tháng là 109 việc.
2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Tình hình thực hiện cấp vốn theo công trình ước thực hiện vốn đầu tư
XDCB đến tháng 12/2007, thực hiện theo công trình là: 150 công trình với
270,290 triệu đồng
Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ:
- Công tác quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất: hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2001 - 2010, phối hợp với thành phố quy hoạch một số khu vực đầu tư
xây dựng cơ sở không gây ô nhiễm, và triển khai lập quy hoạch một số khu vực .
- Công tác cấp, đổi giấy CNQSDĐ : đổi 919 giấy CNQSDĐ.
- Công tác chuyển nhượng và chuyển mục đích QSDĐ : Trong năm UBND huyện
duyệt cấp chuyền nhượng QSDĐ được 10.770 trường hợp , tương ứng với diện
tích: 14985247,28 m2.
- Công tác giao đất, cho thuế chấp trong năm 2007 tiếp nhận được 131 trường hợp
giao đất, cho thuế đất với diện tích 503266 m2.
- Công tác giải quyết đơn khiếu nại tiếp nhận trong năm 2007 là 57 đơn và 24 đơn
của năm trước chuyển sang nâng tổng số d0ơn là 81 đơn.
- Công tác kiểm tra giám sát môi trường : trong năm 2007 thực hiện kiểm tra
giám sát về ô nhiễm môi trường được 205 đơn vò.

SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
14
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Chương 3
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
15

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC
3.2 ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC RỈ RÁC
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NGUY HẠI CỦA NƯỚC RỈ RÁC
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ XỬ LÝ VÀ
NGUỒN GỐC , TÁC ĐỘNG CỦA
NƯỚC RỈ RÁC ĐẾN MÔI TRƯỜNG
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC
3.1.1 Giới thiệu về công ty
Công ty KHCNMT Quốc Việt được thành lập năm 1997 với mục tiêu chủ
yếu là hoạt động trên các lónh vực khoa học công nghệ, trong đó có hoạt động về
lónh vực xử lý ô nhiễm môi trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, công ty
KHCN.MT. Quốc Việt đã chủ động liên kết một số viện nghiên cứu, trường đại
học và các nhà khoa học nghiên cứu các công nghệ, tái chế, và xử lý chất thải.
Cong ty xác đònh rằng chính sự liên kết này là một trong những yếu tố quyết đònh
sự thành công trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ mang tính khoa
học công nghệ cao.
Trong thời gian qua được sự hỗ trợ tích cực của trường Đại học Bách Khoa
Tp.Hồ Chí Minh, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam và một số nhà
khoa học như GS-TSKH Nguyễn Nghi, PGS-TS. Trần Thò Thanh, TS. Nguyễn
Như Nam, TS. Hoàng Đông Nam…, nên công ty đã có hoàn thành tốt những dự án
khoa học công nghệ thuộc lónh vực xử lý chất thải. Các dự án được triển khai dưới
dạng hợp đồng kinh tế về việc xử lý nước thải, khí thải trong sản xuất công nông
nghiệp và sinh hoạt.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức công ty Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc Việt
khá giống với các công ty Sản xuất – Kinh doanh – Thương mại khác. Điểm khác
biệt chính là có Hội đồng Khoa học – Công nghệ làm nhiệm vụ cố vấn về khoa

học cho Ban giám đốc. Ban lãnh đạo công ty gồm có giám đốc, một phó giám
đốc. Cơ cấu hành chính tại công ty có 2 phòng Kinh tế – Kỹ thuật và phòng Kế
toán – Tổng hợp. Trưởng phòng Kinh tế – Kỹ thuật do phó giám đốc công ty
đảm nhiệm có trình độ thạc só, còn phòng Kế toán - Tổng hợp do một cử nhân
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
16
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
điều hành. Hai phòng này ngoài công tác hành chánh của công ty còn tham gia
điều hành các bộ phận sản xuất.
Tham gia hoạt động sản xuất chính của công ty là các xưởng chế tạo thiết
bò, xưởng tái chế chất thải, trạm thực nghiệm, công trường xử lý nước rỉ rác Tam
Tân, Đông Thạnh và các công trường khác ở các tỉnh như Cần Thơ, Cà Mau …
Các công trường thực hiện việc triển khai các dự án (hợp đồng kinh tế) đã
ký kết. Mỗi công trường có một ban quản lý công trường gồm 3 người có trình độ
chuyên môn theo chức năng kỹ thuật đảm nhận. Thành viên của ban quản lý công
trường được đào tạo từ các trường nghề chuyên ngành. Những người này hiện đã
và đang được tiếp tục đào tạo lại để đạt trình độ đại học về quản lý kinh tế, hay
kỹ thuật chuyên ngành. Đối với đội ngũ công nhân hiện nay, ngoại trừ công nhân
trong các xưởng chế tạo thiết bò được đào tạo chính qui, số còn lại chỉ mới được
đào tạo ngắn hạn tại công ty do các chuyên gia ở các trường đại học giảng dạy.
Trong thời gian tới, số lao động kỹ thuật chưa qua đào tạo chính qui sẽ tiếp tục
đào tạo lại và tuyển mới hệ công nhân ở các trường công nhân kỹ thuật nhằm đáp
ứng được yêu cầu.
3.1.3 Khả năng thực hiện dự án
3.1.3.1. Nguồn vốn
Là một công ty hoạt động trên nguồn vốn pháp đònh là 7 tỉ đồng, có sự hỗ
trợ lớn của các đơn vò tài chính trong nước, nhiều năm qua, công ty Khoa học –
Công nghệ – Môi trường Quốc Việt đã thực hiện nhiều dự án xử lý chất thải theo
dạng “chìa khoá trao tay” hoặc hoàn toàn bằng nguồn vốn của mình.
Nguồn vốn của công ty Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc Việt

nằm ở các dạng sau:
+ Vốn pháp đònh: 7 tỉ đồng.
+ Nhà cửa văn phòng: Văn phòng công ty toạ lạc tại toà nhà số 27 có diện tích
mặt bằng 70 m
2
, diện tích sử dụng 250 m
2
. Đây là nhà kiên cố 4 tầng, nằm trên
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
17
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
đường Hoàng Dư Khương, phường 12, quận 10. Ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu
của công ty có thể sử dụng thế chấp để vay ngân hàng, với mức vốn huy động tới
1,5 tỉ đồng.
+ Xưởng chế tạo thiết bò và tái chế chất thải nằm trong khu Công nghiệp Lê Minh
Xuân. Mặt bằng diện tích của các xưởng này là 600 m
2
. Khả năng huy động vốn
khi cần thế chấp tới 4,5 tỉ đồng.
+ Nhà của hai thành viên sáng lập có khả năng huy động vốn là 4 tỉ đồng.
Như vậy với khả năng huy động vốn lớn và trong khoảng thời gian dài là
một trong những yếu tố đảm bảo cho quá trình thực hiện các dự án xử lý chất thải
của công ty từ trước tới nay hoàn toàn bằng nguồn vốn của mình (bên B). Đây
cũng là một yếu tố đảm bảo tính chòu trách nhiệm khi thực hiện dự án.
3.1.3.2. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của công ty Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc
Việt nằm ở 4 dạng như sau:
+ Nguồn nhân lực khoa học công nghệ: Bao gồm một số các nhà khoa học hiện
đang làm việc tại các Viện nghiên cứu – Trường Đại học ở khu vực Thành phố
Hồ Chí minh hoặc đã về hưu. Đây là những nhà khoa học đã có thâm niên nhiều

năm về lónh vực nghiên cứu, giảng dạy các Bộ môn liên quan cũng như có nhiều
công trình khoa học đã công bố và ứng dụng có hiệu quả. Nguồn nhân lực này
hoạt động ở Hội đồng cố vấn với Chủ tòch Hội đồng là GS-TSKH Nguyễn Nghi
và thư ký hội đồng là TS. Nguyễn Như Nam. các uỷ viên hội đồng có thể tham
gia thường xuyên hoặc theo từng dự án. Tổng số thành viên trong hội đồng là 9
người, trong đó có 5 tiến só (có 2 là tiến só khoa học), 2 phó giáo sư, 1 giáo sư. Số
còn lại là thạc sỹ và kỹ sư. Công ty coi nguồn nhân lực này là “chìa khóa” để đề
xuất và thực hiện các dự án.
+ Nguồn nhân lực trong biên chế: Tổng số cán bộ, công nhân viên của công ty
Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc Việt là 60 người. Trong số này có 1
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
18
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
thạc sỹ, 5 kỹ sư, số còn lại đã được đào tạo qua các trường lớp, trung tâm. Đây là
lực lượng nòng cốt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Khoa học –
Công nghệ – Môi trường Quốc Việt.
+ Nguồn nhân lực hợp đồng ngắn hạn (thời vụ). Đây là nguồn nhân lực đông đảo
có số lượng lớn nhằm thực hiện trên các công trình triển khai dự án. Nhiệm vụ
của nguồn nhân lực này là thực hiện các lao động mang tính giản đơn thuộc các
lónh vực xây dựng, thuỷ lợi.
+ Nguồn nhân lực nằm trong các hợp đồng kinh tế mà bên cung cấp chính là “B
/
”.
Nguồn nhân lực này với thiết bò chuyên dùng mà đối tác của công ty Khoa học –
Công nghệ – Môi trường Quốc Việt tham gia, nhằm thực hiện các công tác như
thực hiện quá trình cơ giới hoá khi đào đắp các công trình xử lý bằng đất, trộn đổ
bê tông.
Với 4 nguồn nhân lực trên đã đảm bảo cho công ty Khoa học – Công nghệ
– Môi trường Quốc Việt hoạt động và phát triển.
3.2 ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC RỈ RÁC

3.2.1 Nguồn gốc và hiện trạng môi trường trước khi công ty thực hiện dự án
Hiện nay, hầu như toàn bộ rác sinh hoạt của các thành phố trong cả nước ta
đều được xử lý bằng cách chôn lấp kò khí không phân loại trước. Trong điều kiện
khí hậu nhiệt đới mưa nhiều của nước ta, phương pháp này có nhược điểm lớn là
tạo ra một lượng nước rỉ rác rất lớn. Ở các bãi rác có chiều cao trắc đòa lớn, quá
trình phân huỷ hình thành nguồn nước tự sinh. Nguồn nước này kết hợp với nguồn
nước trời thấm qua lớp bề mặt và rác tạo ra nguồn nước rỉ rác rất lớn.
Ở tất các các bãi chôn lấp rác lớn của thành phố đều xuất hiện nước rỉ rác
chảy trên bề mặt hoặc thấm vào các tầng đất khu vực xung quanh để tới các
nguồn nước sinh hoạt, sản xuất và giao thông thuỷ.
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
19
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Trước tình trạng ô nhiễm do nước rỉ rác gây ra tại khu vực lân cận bãi chôn
lấp rác, thời gian qua đã có nhiều dự án triển khai xử lý về nước rỉ rác. Tuy
nhiên, hầu hết việc triển khai đều bò ách tắc hoặc về tính công nghệ, hoặc do giá
thành xử lý cao hoặc do cả hai.
Là một trong những đơn vò tham gia xử lý ở hai bãi chôn lấp rác của Thành
phố Hồ Chí Minh là Bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (quận 12) và bãi chôn lấp rác
Tam Tân (huyện Củ Chi), công ty Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc
Việt đã thực hiện dự án bằng nguồn vốn của mình và thanh toán theo khối lượng
nước rỉ rác đã được giao với chất lượng theo qui đònh.
Là bãi chôn lấp rác được thi công sau, nên ở bãi chôn lấp rác Tam Tân
được thiết kế và thi công nằm trong tổng mặt bằng của công trình bãi chôn lấp
rác số 1 khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Tại
đây khác với bãi chôn lấp rác Đông Thạnh, cho phép thu gom nước rỉ rác tại bãi
chôn lấp và ngăn cách được nước mưa của khu vực. Trước khi tiến hành chôn lấp
rác, bãi chôn lấp được thi công hoàn chỉnh, ngăn chặn được nguồn nước rỉ rác
xuống tầng nước ngầm tại khu vực chôn lấp nhờ việc thi công nền bãi rác bằng
việc xử lý nền bằng đất – cát nèn chặt và vải kỹ thuật dải kín đáy nền. Tuy

nhiên, do chiều cao trắc đòa ở bãi chôn lấp rác khá lớn, nên có nguy cơ nước rỉ rác
sản sinh với khối lưộng lớn tràn xuống các kênh thuỷ lợi và sông – rạch giao
thông thuỷ. Đây chính là một trong những yêu cầu mang tính cấp thiết là phải có
dự án xử lý nguồn nước rỉ rác xuất hiện ở các bãi chôn lấp truyền thống.
3.2.2 Thành phần và tính chất nước rỉ rác
Thành phần nước rác thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào độ tuổi của bãi chôn
lấp, khí hậu, loại rác. Ngoài ra, độ nén, độ dày và loại nguyên liệu phủ trên cùng
cũng tác động lên thành phần nước rác.
Để hiểu rõ sự biến thiên các thành phần trong nước rò rỉ, ta xem xét quá
trình hoạt động của bãi rác qua các giai đoạn phân hủy rác (pha) như sau :
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
20
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Pha I Pha II Pha III Pha IV Pha V
Hình 1. các giai đoạn phân hủy rác
• Pha I – Pha thích nghi ban đầu (initial adjustment) :
Các thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong rác bò phân hủy dưới điều kiện
hiếu khí. (Nguồn vi sinh chủ yếu – cả hiếu khí lẫn kỵ khí – từ lớp đất phủ cuối
mỗi ngày, từ bùn của các trạm xử lý nước thải hay từ chính nước rác tuần hoàn).
• Pha II – Pha chuyển tiếp (transition phase) :
Oxy cạn dần và điều kiện kỵ khí bắt đầu phát triển. Nitrat và sulphat đóng vai trò
chất nhận electron trong các phản ứng chuyển hóa sinh học, thường bò khử đến
khí N
2
và H
2
S. Trong pha II, pH của nước rác (nếu có) bắt đầu giảm do sự hiện
diện các axit hữu cơ và ảnh hưởng của sự gia tăng nồng độ CO
2
trong bãi rác.

• Pha III – Pha axit (acid phase) :
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
21
Đặc
trưng
của
nước
rác
Thời gian

COD
VFA (axit béo bay hơi)
pH
Fe, Zn
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Hoạt động của vi sinh kỵ khí gia tăng tạo ra một lượng lớn các axit hữu cơ
và một lượng ít hơn khí hydro. Bước đầu tiên của quá trình gồm 3 bước là sự thủy
phân (hydrolysis) các hợp chất cao phân tử (lipid, polysaccarit, protein và axit
nucleic) thành các hợp chất thích hợp cho vi sinh sử dụng. Bước thứ hai
(acidogenesis) là sự chuyển hóa vi sinh các hợp chất này thành các hợp chất có
khối lượng phân tử thấp hơn như axit acetic, một ít fulvic và các axit hữu cơ phức
tạp hơn khác. CO
2
là khí chính được tạo ra suốt pha III, một lượng nhỏ hơn cũng
được sinh ra là khí hydro. Vi sinh vật liên quan đến quá trình chuyển hóa này
được gọi chung là vi khuẩn phi mêtan (nonmethanogenic), bao gồm các vi khuẩn
tùy tiện và kỵ khí bắt buộc, còn gọi là vi khuẩn tạo axit (acidogens, acid formers).
Trong pha III, pH nước rác (nếu có), thường sẽ giảm xuống 5 hoặc thấp
hơn do sự hiện diện các axit hữu cơ và sự gia tăng nồng độ CO
2

trong bãi rác .
BOD
5
, COD và độ dẫn điện tăng đáng kể suốt pha do sự hòa tan các axit hữu cơ
trong nước rác. Các thành phần vô cơ, nhất là kim loại nặng, dưới pH thấp cũng
sẽ bò hòa tan. Nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cũng bò khử loại trong
nước rác ở pha này.
• Pha IV – Pha lên men mêtan (methane fermentation) :
Nhóm vi sinh thứ hai, chuyển axit acetic và khí hydro thành mêtan, trở
nên chiếm ưu thế. Đây là những vi sinh kỵ khí hoàn toàn (vi khuẩn mêtan,
methanogenic). Trong pha IV, cả hai quá trình tạo mêtan và axit diễn ra đồng
thời, dù rằng tốc độ hình thành axit đã giảm đáng kể.
Do axit và khí hydro đã chuyển thành CH
4
và CO
2
, pH trong bãi rác sẽ
tăng đến giá trò trung tính khoảng 6,8-8 . Vì thế, pH nước rác (nếu có) cũng
tăng và BOD
5
, COD, độ dẫn điện sẽ giảm. Với pH này, chỉ còn lại vài thành
phần vô cơ trong dung dòch, độ hòa tan các kim lọai thấp nên nồng độ của
chúng trong nước rác sẽ giảm xuống đáng kể.
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
22
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
• Pha V – Pha “chín” (maturation phase) :
Pha V xuất hiện sau khi các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học đã
chuyển thành CH
4

và CO
2
. Lúc này, tốc độ sinh khí giảm đáng kể do phần lớn
các chất dinh dưỡng đã bò khử loại qua các pha trước và chất nền còn lại có
khả năng phân hủy sinh học khá chậm. Khí sinh ra chủ yếu là CH
4
và CO
2
.
Suốt pha này, nước rác thường chứa axit humic và fulvic (khó xử lý sinh học).
Với Bãi rác mới chôn lấp hiện nay như Bãi rác Tam Tân và vẫn là nơi
chôn vùi rác tươi hàng ngày nên độ ô nhiễm của nước rỉ rác tại nguồn có xu
hướng không ổn đònh tuỳ thuộc theo mùa và lượng chôn lấp. Tuy nhiên do lượng
rác chôn lấp ngày càng nhiều nên mức độ ô nhiễm ngày càng tăng. Số liệu quan
trắc hiện tại cho thấy nồng độ mẫu lấy trong bãi chôn lấp rác đo vào tháng 7-
2003 có COD 50.000 mg O
2
/l. Điểm đặc biệt là nước rác lại giảm nhanh COD đến
khoảng 30.000 mg O
2
/l sau vài ngày đưa ra khỏi bãi chôn lấp rác. Thành phần
nước rỉ rác được trình bầy như bảng 1.
Bảng 1: Thành phần nước rác lấy trong hồ chứa tạm (7/2007)
Stt Chỉ tiêu Đơn vò Giá trò
1
2
3
4
5
6

7
BOD
COD
SS
Can xi
NH
3
pH
Màu sắc
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
-
-
17.000
25.000
3.000
82
1.837
7,9
Nâu đen sậm
Nước rỉ rác Tam Tân chứa một lượng lớn chất hữu cơ, trong đó có nhiều
chất rất khó phân hủy bằng phương pháp sinh học như các Humat, aliphatic,
linhin, phenol,….
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
23
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
Mẫu đo bằng phương pháp GCMS

n
nước lưu trong hồ chứa cho thấy trong
nước thải có nhiều chất hữu cơ, đặc biệt nhiều là các chất Isopropyl Methyl
Ketone, Tert-Amyl Cloride, Benzyl Alcohol, α,α- dimethyl-, Diethyl phthalate, S-
Benzylcysteine
Nhận xét chung về thành phần nước rỉ rác và phương hướng lựa chọn công
nghệ.
Nước rỉ rác có độ ô nhiễm cao với khối lượng rất lớn cần được xử lý gấp trước
mùa mưa. Tuy nhiên do độ ô nhiễm quá cao và ngày càng tăng, không thể xử
dụng các phương pháp mang tính đơn lẻ để xử lý loại nước thải này. Cần sử dụng
một quy trình kết hợp chặt chẽ các biện pháp sinh học và hóa học, trong đó lấy
biện pháp sinh học làm chủ đạo, biện pháp hóa học mang tính bổ trợ tích cực.
Nước rỉ rác có độ ô nhiễm cao, thường xuyên có COD trên 10.000 – 15.000
mg O
2
/lít. Việc xử lý nước rỉ rác rất khó khăn vì còn chứa nhiều loại chất hữu cơ
phân hủy rất chậm dưới tác dụng của vi sinh vật (lignhin, các humat…) với lượng
rất đáng kể. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp xử lý hiện đại, năng
suất thiết bò cao có sự kiểm soát tự động nghiêm ngặt có chi phí quá cao không
phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta. Trong trường hợp chế độ kiểm soát
không đảm bảo độ nghiêm ngặt, thì thường xuyên dẫn đến sự cố về chất lượng
nước và nói chung không thể hạ COD xuống dưới 300 mgO
2
/lít. Nước có COD
dưới 400 mgO
2
/lít có màu rất sậm và thường có lượng ammoniac vượt mức cho
phép xả thải.
Yêu cầu đặt ra là cần một phương pháp đáp ứng được đồng thời hai yếu tố là
chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn B công nghiệp của nước ta và có chi

phí xử lý thấp phù hợp với nền kinh tế nước nhà.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, công ty lựa chọn công nghệ sinh hoá. Công
nghệ này hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng ở
bãi chôn lấp Đông Thạnh và Tam Tân cho thấy nó có khả năng giải được bài toán
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
24
đĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 2007 TS. NGUYỄN NGỌC BÍCH
nêu ở trên. Công nghệ này cũng chủ yếu dựa trên tác dụng của các chủng loại vi
sinh đòa phương (vi sinh kỵ khí và hiếu khí) cỏ và bèo để xử lý. Hoá chất sử dụng
chỉ để tạo môi trường thích hợp cho sự hoạt động của vi sinh.
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NGUY HẠI CỦA NƯỚC RỈ RÁC ĐẾN MÔI
TRƯỜNG
Nước rỉ rác chứa rất nhiều chất độc hại như khí nitơ , nồng độ ammoniac , kim
loại nặng , vi khuẩn gây bệnh đường ruột , BOD . . . Lượng hữu cơ dư thừa trong
nước rỉ rác sẽ tạo nên khí nitơ , gây thiếu oxy cho các loại sinh vật , đó là nguyên
nhân dẫn đến hàng loại các sinh vật chết . . . Vì thế , lo ngại nhất là nước rỉ rác
xử lý không đạt chuẩn bò thải ra các dòng sông , dòng kênh .
Nếu ngâm nước rỉ rác lâu và các tầng chứa nước của bãi rác thi công không tốt ,
chắc chắn sẽ ngấm vào đất , lan rộng ra các khu vực , ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sinh thái và con người.
SVTH : Lê Trang Mỹ Dung
25

×