Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua xăng sinh học e5 tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 117 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

LÊ CÔNG HÀO
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XU HƯỚNG
CHỌN MUA XĂNG SINH HỌC E5 TẠI TP. HCM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số
: 60 340 102
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐINH CÔNG TIẾN

TP. HCM – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luân văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc

TP.HCM ngày…tháng….năm…
Tác giả luận văn

LÊ CÔNG HÀO



i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo khoa Sau đại học –
Trường Đại học Tài Chính Marketing, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Quản
trị kinh doanh – đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy – Tiến sĩ. Đinh Công Tiến đã
dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, chia xẻ và tạo điều kiện
giúp tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

TP.HCM ngày…tháng….năm…
Tác giả luận văn

LÊ CÔNG HÀO

ii


TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH MARKETTNG
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM ngày…..tháng…..năm………


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO BẢO VỆ LUẬN VĂN CAO HỌC
1. HỌ VÀ TÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN…………………………………
 Nơi công tác………………………………………………………………
 Điện thoại…………………………………Email………………………..
2. HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN………………………………………………………
Chuyên ngành……………………………………………………………………
Khoá ……………………………………………………………………………
Điện thoại……………………………………...Email…………………………
Tên đề tài luận văn tốt nghiệp:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Nhận xét về quá trình thực hiện luận văn của học viên:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Này, tôi đề nghị khoa đào tạo sau đại học xem xét cho học viên được thực hiện thủ tục bảo vệ
luận văn tốt nghiệp

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. ĐINH CÔNG TIẾN

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Trang

Bảng 2.1: Các yếu tố của Thuyết TPB ......................................................................... 10
Bảng 3.1: Thang đo về tính hữu dụng của sản phẩm ................................................... 25
Bảng 3.2: Thang đo giá trị cảm nhận ........................................................................... 26
Bảng 3.3: Thang đo quy chuẩn chủ quan ..................................................................... 2
Bảng 3.4: Thang đo lời truyền miệng ........................................................................... 6
Bảng 3.5: Thang đo chính sách .................................................................................... 26
Bảng 3.6: Thang đo xu hướng chọn mua ..................................................................... 27
Bảng 3.7: Thang đo yếu tố cá nhân .............................................................................. 27
Bảng 3.8: bảng kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ......................................... 28
Bảng 3.9: Kết quả phân tích EFA và kiểm định lại bằng phương pháp Cronbach’s
Alpha của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua. ........................... 28
Bảng 4.1: Sản lượng tiêu thụ hàng năm ....................................................................... 28
Bảng 4.2: Bảng giá xăng ngày 20/06/215 ................................................................... 32
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tỷ lệ thể hiện độ tuổi của mẫu nghiên cứu. ............................... 47
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ tỷ lệ thể hiện trình độ học vấn của đáp viên ............................... 47
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tỷ lệ thể hiện nghề nghiệp của đáp viên ..................................... 48
Bảng 4.6 : Thống kê các yếu tố nhân khẩu học của đáp viên ...................................... 48
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến quan sát thuộc các nhân tố ................................... 50
Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến quan sát thuộc các nhân tố (tt) ............................. 50
Bảng 4.8: Hệ số cronbach’s alpha các khái niệm nghiên cứu ...................................... 52
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố tác động đến xu hướng
chọn mua xăng sinh học E5 tại Thành Phố Hồ Chí Minh. ........................................... 52
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA khái niệm xu hướng chọn mua
xăng sinh học E5........................................................................................................... 53
Bảng 4.11: Các nhóm nhân tố sau EFA ....................................................................... 55
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tương quan ................................................................... 56
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy đa biến ............................................................................. 57

Bảng 4.14: kiểm định sự khác biệt trong cảm nhận của hai nhóm giới tính nam và nữ
trong yếu tố tác động đến xu hướng chọn mua xăng sinh học E5 tại TP.HCM ........... 58
Bảng 4.15: Thống kê mô tả phân tích phương sai các yếu tố theo giới tính ............... 61
iv


Bảng 4.16: Hệ số sig khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối
tượng khảo sát khác nhau theo yếu tố đặc điểm cá nhân ............................................. 63
Bảng 4.17: Hệ số sig khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối
tượng khảo sát khác nhau theo yếu tố đặc điểm cá nhân ............................................. 65
Bảng 4.18: Kết quả phân tích sâu Anova theo độ tuổi của đáp viên ............................ 67

v


DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) .......................... 9
Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định –TPB (Ajzen, 1991) ............................................... 10
Hình 2.3: Mô hình kết hợp TAM và TPB (Taylor và Todd, 1995) .............................. 12
Hình 2.4: Mô hình TAM (Fred Davis,1989) ................................................................ 13
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu ý định mua xe hơi xanh .............................................. 14
Hình 2.6: Mô hình các yếu tố ảnh hường đến hành vi mua máy tính bảng ................. 15
Hình 2.7: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận xăng sinh học E5 15
Hình 2.8: Mô hình các nhân tố tác động tới xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh
học E5 ........................................................................................................................... 16
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuât ......................................................................... 18
Hình 2.10: Các yếu tố quyết định giá trị dành cho khách hàng (Philip Kotler, 2001) . 18

Hình 3.1: Mô hình như đã góp ý .................................................................................. 24
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 37
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố khám phá EFA ........................ 60
Hình 4.2: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ......................................................... 62
Hình 4.3: Biểu đồ phân tán giữa các giá trị phần dư và các giá trị dự đoán của mô hình
hồi quy tuyến tín ............................................................................................................63
Hình 4.4: Tổng hợp các kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình các yếu tố tác
động đến xu hướng chọn mua xăng sinh học E5.......................................................... 66

vi


MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI: ........................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ............................ 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN: .......................................................................................... 3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ XĂNG SINH HỌC E5: ............................................................. 4
2.1.1 khái niệm chung về nhiên liệu sinh học:....................................................... 4
2.1.2 vai trò của nhiên liệu sinh học ...................................................................... 5
2.1.3 lợi ích của nhiên liêu sinh học với kinh tế xã hội và môi trường ................. 5
2.1.4 lợi ích khi sử dụng xăng sinh học E5 ............................................................ 7

2.2 LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................... 7
2.2.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng .......................................................... 7
2.2.2 Các mô hình lý thuyết chọn mua trên thế giới và trong nước ...................... 9
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐỀ TÀI LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY: .......... 14
2.3.1 Tình hình nghiên cứu các đề tài liên quan trên thế giới............................... 14
2.3.2 Tình hình nghiên cứu các đề tài liên quan trong nước................................. 15
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .................................................................. 17
2.4.1 Tính hữu dụng sản phẩm: ............................................................................ 18
2.4.2 Giá trị cảm nhận: ........................................................................................... 18
2.4.3 Quy chuẩn chủ quan: .................................................................................... 21
2.4.4 Lời truyền miệng ........................................................................................... 21
2.4.5 Chính sách ..................................................................................................... 22
2.4.6 Xu hướng chọn mua ...................................................................................... 22
2.4.7 Các yếu tố cá nhân ........................................................................................ 22

vii


TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Error! Bookmark not defined.
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 23
3.1.2 Nghiên cứu định tính: ................................................................................... 24
3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo: ............................................ 25
3.2 THIẾT KẾ THANG ĐO:
Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Thang đo về tính hữu dụng sản phẩm ........................................................... 27

3.2.2 Thang đo về giá trị cảm nhận
Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Thang đo về quy chuẩn chủ quan ................................................................. 28
3.2.4 Thang đo về lời truyền miệng ....................................................................... 28
3.2.5 Thang đo về chính sách................................................................................. 29
3.2.6 Thang đo về xu hướng chọn mua: ............................................................... 29
3.2.7 Thang đo về yếu tố cá nhân .......................................................................... 30
3.3 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ .......................................................................................... 30
3.3.1 Thu thập bảng tổng hợp 20 ý kiến ................................................................ 30
3.3.2 Phỏng vấn tay đôi.......................................................................................... 32
3.3.3 Thảo luận nhóm ............................................................................................ 32
3.3.4 Phỏng vấn thử ............................................................................................... 34
3.3.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..................... 34
3.3.6 Phân tích nhân tố khám phá .......................................................................... 35
3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ................................................... 37
3.4.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 38
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu .................................................... 39
3.4.3 Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 40
3.4.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo ........................................................................ 42
viii


3.4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................. 42
3.4.6 Phân tích tương quan .................................................................................... 43
3.4.7 Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................... 43
3.5 HIỆU CHỈNH THANG ĐO ................................................................................... 43
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 46
T
0

3

4.1

THỰC

T
0
3

TRẠNG

KINH

DOANH

XĂNG

SINH

HỌC

E5:

Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Tổng quan về xăng sinh học E5: .................................................................................46
T
0
3


T
0
3

4.1.2 Sản lượng tiêu thụ xăng sinh học hằng năm ................................................ 48
T
0
3

T
0
3

4.2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ............................................................................ 48
T
0
3

T
0
3

4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 48
T
0
3

T
0
3


4.2.2 Thống kê mô tả các biến khảo sát: ..............................................................................51
T
0
3

T
0
3

4.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO: ...........................................................................54
T
0
3

T
0
3

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ....................................54
T
0
3

T
0
3

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................. 56
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA khái niệm xu hướng chọn mua xăng sinh

học E5 ........................................................................................................................... 58
4.4 KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP MÔ HÌNH VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY ................. 61
4.5 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT TRONG MỨC ĐỘ CẢM NHẬN........................ 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 75
T
0
3

T
0
3

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 76
T
0
3

5.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH VÀ ĐÓNG GÓP VỀ MẶT LÝ THUYẾT ...........76
T
0
3

T
0
3

5.1.1 Kết quả đo lường ..........................................................................................................76
T
0
3


T
0
3

5.1.2 Kết quả về mô hình lý thuyết ......................................................................................77
T
0
3

T
0
3

5.2 HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ: ........................................................................... 78
T
0
3

T
0
3

5.2.1 Về yếu tố “Quy chuẩn chủ quan” ................................................................. 78
T
0
3

T
0

3

5.2.2 Về yếu tố "Hữu dụng sản phẩm" .................................................................. 79
5.2.3 Về yếu tố "Chính sách" ................................................................................. 79
5.2.4 Về yếu tố "Giá trị cảm nhận" ........................................................................ 80
5.2.5 Về yếu tố " Lời truyền miệng" ...................................................................... 81
ix

T
0
3


5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..... 82
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 82
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 80
TIẾNG VIỆT ................................................................................................................ 80
TIẾNG ANH................................................................................................................. 80
INTERNET ................................................................................................................... 81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 80
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi 20 ý kiến ................................................................................ i
Phụ lục 2: Kết quả phỏng vấn tay đôi........................................................................... iii
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua
xăng sinh học E5 tại TP.HCM (Nguyên cứu sơ bộ) ..................................................... v
Phụ lục 4: Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha các yếu tố ảnh hưởng đến xu
hướng chọn mua xăng sinh học E5 (Nguyên cứu sơ bộ) ............................................. x
Phụ lục 5: Phân tích nhân tố khám phá - EFA các biến của thang đo các yếu tố các yếu
tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua xăng sinh học E5 (Nguyên cứu sơ bộ) ......... xiv
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua

xăng sinh học E5 tại TP.HCM (Nguyên cứu chính thức) ............................................ xv
Phụ lục 7: Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha các yếu tố ảnh hưởng đến xu
hướng chọn mua xăng sinh học E5 (Nghiên cứu chính thức) .................................... xxii

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người, các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ,
khí đốt,… cũng đã và đang ngày càng cạn kiệt dần và sẽ trở nên khan hiếm trong các
thập kỷ tới. Cùng với tình trạng khan hiếm đó, giá xăng dầu cũng ngày càng tăng và
biến động không ngừng. Thêm vào đó, việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng
hóa thạch đã và đang là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Để hướng đến một sự phát triển bền vững hơn, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã
khởi động và triển khai các chương trình nghiên cứu tìm kiếm các nguồn năng lượng
mới, đặc biệt là các dạng năng lượng có thể tái tạo và thân thiện với môi trường như
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối hay còn gọi là Nhiên liệu
sinh học ( NLSH). Trong đó các dạng năng lượng tái tạo nói trên, NLSH được đa số
các quốc gia trên thế giới quan tâm và lựa chọn để phát triển do có thể sản xuất ở quy
mô công nghiệp và nguồn nguyên liệu khá phong phú, đặc biệt là các quốc gia có lợi
thế nông nghiệp như Việt Nam.
Nhiên liệu sinh được đưa vào kinh doanh lưu hành từ năm 2010 do PVOil làm
đơn vị tiên phong, Theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ban hành Lộ trình áp dụng tỷ
lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, từ ngày 1/12/2014, xăng
sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa
phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà
Rịa-Vũng Tàu và sẽ chính thức sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ 1/12/2015. Mặt dù
đã đưa vào kinh doanh khá lâu và có sự hỗ trợ rất nhiều của chính phủ nhưng tình hình

kinh doanh xăng sinh học E5 vẫn còn khá ảm đạm so với các mặt hàng xăng truyền
thống (Petrotime 2015). Vì vậy vấn đề đặt ra là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề
xăng sinh học E5 chưa được ưu chuộng. Nhận thấy đây là một vấn đề hết sức cấp thiết
và hấp dẫn tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hướng đến xu hướng chọn mua
xăng sinh học E5 nghiên cứu tại TP.HCM nhằm giúp các nhà quản lý kinh doanh
trong lĩnh vực xăng dầu sinh học E5 có cái nhìn khách quan về những vấn đề còn tồn

1


tại trong việc triển khai kinh doanh xăng dầu để tìm những biện pháp khắc phục nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh xăng sinh học E5 được tốt hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hướng đên xu hướng chọn mua
sản phẩm xăng sinh học E5 của người tiêu dùng Việt Nam tại TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể :Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sản
phẩm xăng sinh học E5 của người tiêu dùng Việt Nam tại TP.HCM với các mục tiêu
cụ thể như sau:
 Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản phẩm sinh học E5
của người tiêu dùng Việt Nam.
 Xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản
phẩm sinh học E5 của người tiêu dùng Việt Nam.
 Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến xu hướng chọn mua sản
phẩm xăng sinh học E5 của người tiêu dùng Việt Nam.
 Đề xuất các khuyến nghị giúp các nhà quản lý kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu
sinh học E5 hoạch định các chiến lược marketing phù hợp và các nhà hoạch định kinh
tế vĩ mô có các biện pháp tuyên truyền người tiêu dùng sử dụng xăng sinh học E5
đúng đắn.
 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản phẩm xăng sinh

học E5 của người tiêu dùng Việt Nam ?
(2) Các yếu tố nào ảnh hướng đến xu hướng chọn mua xăng sinh học E5 của người
tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, những yếu tố nào là quan trọng nhất, có tác động nhiều
nhất ?
(3) Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học đến xu hướng của người tiêu dùng như thế
nào ?
(4) Cần làm gì để giúp nhà tiếp thị doanh nghiệp có chiến lược marketing phù hợp để
thu hút thị hiếu và cảm nhận của khách hàng đối với các sản phẩm kinh doanh của
công ty.
2


1.3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng chọn mua sản phẩm xăng sinh học E5.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu dựa trên bảng khảo sát khách hàng
tại khu vực TP.HCM.
• Đối tượng chọn khảo sát: Người tiêu dùng cuối cùng có độ tuổi > 18 tuổi tại
Việt Nam.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: đây là nghiên cứu mới giải thích những yếu tố ảnh hưởng đến
xu hướng chọn mua sản phẩm xăng sinh học E5 của người tiêu dùng TPHCM Từ kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở và lý luận để phát triển mô hình xu
hướng chọn mua cho các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài thuộc nghiên cứu khám phá giúp các nhà tiếp thị của
doanh nghiệp đưa ra các chính sách marketing thu hút khách hàng phù hợp với tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty trong xu thế hội nhập quốc tế.
1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1 – Giới thiệu nghiên cứu: Sẽ giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa
của luận văn này.

Chương 2- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Sẽ giới thiệu lý thuyết, học
thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, giới thiệu các
nghiên cứu thực tiễn về hành vi của người tiêu dùng trong một số lĩnh vực ở một số
quốc gia và khu vực cụ thể. Chương này cũng sẽ giới thiệu mô hình nghiên cứu được
xây dựng ban đầu từ cơ sở lý thuyết từ đó đề xuất mô hình cho đề tài nghiên cứu.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Sẽ giới thiệu về việc xây dựng thang đo,
cách chọn mẫu, xây dựng bảng câu hỏi, công cụ thu thập dữ liệu, quá trình thu thập và
các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê được sử dụng trong luận văn này.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: sẽ phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu được
từ cuộc khảo sát bao gồm các kết quả kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp thang
3


đo và các kết quả thống kê suy diễn.
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: sẽ đưa ra một số kết luận từ kết quả thu được
bao gồm kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua sản phẩm xăng
sinh học E5, và đưa ra một số kiến nghị đối với công ty từ đó đưa ra các giải pháp và
một số hạn chế, kiến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ XĂNG SINH HỌC E5
2.1.1. Khái niệm chung về nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học là những nhiên liệu có nguồn góc từ các vật liệu sinh khối như
củi, gỗ, rơm, trấu, phân và dầu mỡ động thực vật…nhưng đây chỉ là nhiên liệu thô.
Nhiên liệu sinh học dùng trong giao thông vận tải chủ yếu gồm: các loại cồn sản xuất
bằng công nghệ sinh học để sản xuất ra Gasohol (Methanol, Ethanol, Buthanol…) các
loại dầu sinh học để sản xuất diesel sinh học ( dầu thực vật, dầu thực vật phế thải, dầu
mỡ động vật ). ( Trần Quang Ninh, 2009, trang 5)
Ethanol còn gọi là cồn ngũ cốc hay cồn este, một loại nhiên liệu sinh học được sản
xuất từ quá trình lên men các thực vật giàu đường và tinh bột và loại nhiên liệu này
được trộn với xăng. Ethanol sinh học có thể được chiết xuất từ các cây trồng nông

nghiệp như sắn, ngô, cây mía,củ cải đường, kê và các cây trồng tương tự khác. Ethanol
được sản xuất ra sẽ pha trộn mà có các loại xăng sinh học khác nhau như E5, E10,
E15…Tùy theo lợi thế nguồn nguyên liệu ở mỗi quốc gia, người ta chọn những loại
nguyên liệu phù hợp để sản xuất NLSH. Ví dụ như Brazil sản xuất Ethanol chủ yếu từ
mía, ở Mỹ từ ngô. NLSH E5 là sản phẩm được phối trộn giữa 95% xăng truyền thống
và 5% Ethanol sinh học.
2.1.2. Vai trò của nhiên liệu sinh học
Giảm thiểu cái loại khí độc hại gây ra hiệu ứng nhà kính, góp phần giải quyết các
vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu: Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và
phát triển chế biến dầu khí: kết quả từ các giai đoạn nghiên cứu cho thấy sử dụng xăng
E5/E10 giúp giảm mạnh hàm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CO
(đến 44%), Hydrocacbon (đến 25%) và NOx (đến 10%) (PetroTimes, 2012). Số khí
4


CO2 thải này sẽ được cây hấp thụ lại để tái tọa xăng sinh học, vì vậy coi như không
làm gia tăng khí CO2 trong khí quyển. Lượng khí độc hại thải ra môi trường cảu xăng
sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp môi
trường được an toàn và trong sạch hơn. Bên cạnh đó, NLSH cũng là nguồn nhiên liệu
có thể tái sinh. Các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.1.3. Lợi ích của nhiên liệu sinh học đối với kinh tế xã hội và môi trường
 Lợi ích của nhiên liệu sinh học đối với kinh tế xã hội
Sử dụng NLSH giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ,
đang cạn kiệt. Do NLSH có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong các
phương tiện giao thông và các thiết bị năng lượng, triển vọng của loại nhiên liệu này là
sáng sủa, đây là loại nhiên liệu bền vững sẽ thay cho các nguồn nguyên liệu hóa thạch
đắt đỏ đang bị cạn kiệt. Tùy theo loại nguyên liệu chế biến Ethanol, việc sử dụng các
sản phẩm sinh học với các tỉ lệ phối trộn khác nhau sẽ giảm được một tỉ lệ nhất định
trong sử dụng nguyên liệu hóa thạch. Theo nguyên cứu cả bộ năng lượng Mỹ năm
1999, tính trên mỗi gallon Ethanol được sử dụng: với Ethanol đướcản xuất từ bắp, nếu

sử dụng xăng E10 sẽ giảm được 40%, xăng E85 sẽ giảm được 44% trong việc sử dụng
nguyên liệu hóa thạch. Với Ethanol được sản xuất từ cenllulosic, xăng E10 sẽ giảm
được 87-98% và xăng E85 sẽ giảm được 89-100% trong việc sử dụng nguyên liệu hóa
thạch. (M.Wang, C.Saricks và D.Santini, 1999)
NLSH còn giúp tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. NLSH có vai trò là
nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu hóa thạch nên có thể giảm sự phụ thuộc nhập
khẩu xăng dầu từ các quốc gia khác, từ đó tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.
(M.Wang, C.Saricks và D.Santini, 1999)
Đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng địa phương và các
nghành kinh tế đang phát triển: Vai trò của nghành nông nghiệp trang trại trong dây
chuyền sản xuất NLSH sẽ mở ra cho các cộng đồng địa phương kết hợp hoạt động và
thu được các lợi ích nhất định để tạo ra phát triển kinh tế- xã hội. Việc trồng rừng, kích
thích và thu hoạch nhiêu liệu đầu vào như cây mía, ngô, sắn và dầu cọ đòi hỏi phải
tăng lực lượng lao động và các công việc thủ công. Việc mở rộng sản xuất nông
nghiệp do tăng nhu cầu các nguyên liệu thô cho sản xuất NLSH có thể tạo ra việc làm
5


mới và thu hoạch nhiều hơn cho nông dân, tạo cơ hội việc làm trong sản xuất NLSH
rất lớn. Trong năm 2010 nghành sản xuất Ethanol trên thế giới tạo 1,4 triệu việc làm
và đóng góp giá trị gia tăng 277,3 tỉ USD. (Asia Creative Investment 2012). Nhiều
hoạt động kinh tế xuất hiện sẽ tạo ra lợi nhuận cho các chủ doanh nghiệp tại địa
phương. Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh có thể tạo ra đường xá mới hoặc được nâng cấp, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các nhiên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.
Kỹ năng làm việc của nhiều công nhân làm việc trong các dự án được nâng cao, tăng
năng lực của các thành viên trong cộng đồng. Các lợi ích xã hội khác như các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, phức lợi xã hội và các dịch vụ công cộng…
Bằng việc quản lý phù hợp, an toàn và linh hoạt trong các điều kiện văn hóa và
nhân khẩu tại địa phương, sản xuất NLSH có khả năng tạo ra phát triển kinh tế- xã hội
tốt hơn đối với cộng đồng và đóng góp và công cuộc giảm đói nghèo.

 Lợi ích của nhiên liệu sinh học đối với môi trường
Giảm thiểu cái loại khí độc hại gây ra hiệu ứng nhà kính, góp phần giải quyết các vấn
đề liên quan đến biến đổi khí hậu: Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát
triển chế biến dầu khí: kết quả từ các giai đoạn nghiên cứu cho thấy sử dụng xăng
E5/E10 giúp giảm mạnh hàm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CO
(đến 44%), Hydrocacbon (đến 25%) và NOx (đến 10%) (PetroTimes, 2012). Số khí
CO2 thải này sẽ được cây hấp thụ lại để tái tọa xăng sinh học, vì vậy coi như không
làm gia tăng khí CO2 trong khí quyển. Lượng khí độc hại thải ra môi trường cảu xăng
sinh học ít hơn so với xăng truyền thống, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp môi
trường được an toàn và trong sạch hơn. Bên cạnh đó, NLSH cũng là nguồn nhiên liệu
có thể tái sinh. Các nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Lợi ích khi sử dụng xăng sinh học E5
Do ethanol có trị số Octan cao tới 109 nên khi pha vào xăng sẽ làm tăng trị số
Octane (tăng khả năng chống kích nổ của nhiên liệu). Thêm vào đó, với hàm lượng
ôxy cao hơn xăng thông dụng, giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn,
tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm thiểu phát thải các chất độc
hại trong khí thải động cơ. Đó là lý do vì sao nhiên liệu xăng sinh học được coi là
nhiên liệu của tương lai, được cả thế giới quan tâm. Cần lưu ý là nếu sử dụng nhiên
6


liệu xăng có hàm lượng ethanol cao có thể gây ảnh hưởng đến một số chi tiết kim loại,
cao su, nhựa, polymer của động cơ. Tuy nhiên, với hàm lượng 5% ethanol trong E5 thì
các ảnh hưởng này không xảy ra.
Việc sử dụng xăng E5 giúp cải thiện tính năng động cơ, giảm phát thải, mang lại
lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội. Quá trình sử dụng E5 rất thuận tiện, không cần
phải điều chỉnh động cơ khi chuyển đổi giữa nhiên liệu E5 và xăng thông thường (TS
Phạm Hữu Tiến, 2014).
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2.1. Lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng

 Các khái niệm hành vi người tiêu dùng
Theo Kotler và Levy (1969), hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá
nhân khi thực hiện quyết định mua sắm, sử dụng, và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.
Theo Bennett D.B (1988), hành vi tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố
ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người
thay đổi cuộc sống của họ.
Theo Philip Kotler, hành vi người tiêu dùng được định nghĩa: “Một tổng thể
những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu cho tới khi
mua và sau khi mua sản phẩm". Nói cách khác, hành vi của người tiêu dùng là cách
thức các cá nhân ra quyết định sẽ sử dụng các nguồn lực sẵn có của họ (thời gian, tiền
bạc, nỗ lực) như thế nào cho các sản phẩm tiêu dùng.
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con
người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Theo cách định
nghĩa này, Khái niệm hành vi người tiêu dùng được nhìn dưới góc độ tính tương tác,
tác động qua lẫn nhau giữa con người và môi trường bên ngoài.
Theo Brent (1975), nghiên cứu về người tiêu dùng thực chất là nghiên cứu về
hành vi của người tiêu dùng, theo đó, hành vi của người tiêu dùng thể hiện ở tất cả các
giai đoạn của quá trình mua sắm: trước khi mua, trong khi mua và sau khi mua.
7


Trong nội dung của nghiên cứu này, tác giả tập trung vào nghiên cứu hành vi của
người tiêu dùng ở giai đoạn trước khi mua, là giai đoạn trước khi thực hiện quyết định
mua sắm, mà trong một số nghiên cứu nước ngoài có liên quan thì thuật ngữ này được
gọi là “Purchase intention”, còn các nghiên cứu trong nước thì được gọi là xu hướng
mua sắm/ xu hướng tiêu dùng hoặc xu hướng lựa chọn về một loại sản phẩm, dịch vụ
hay một thương hiệu nào đó.
 Xu hướng tiêu dùng/ xu hướng lựa chọn
Như đã nói ở trên, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nhằm giải thích quá

trình mua hay không mua một loại hàng hóa, dịch vụ hay một thương hiệu nào đó. Một
trong những cách để phân tích hành vi tiêu dùng là đo lường xu hướng tiêu dùng của
khách hàng.
Theo Fishbein & Ejzen (1975), xu hướng tiêu dùng là một khuynh hướng chủ quan mà
người tiêu dùng có được đối với một sản phẩm nhất định và đã được chứng minh là
một yếu tố then chốt để dự đoán hành vi tiêu dùng.
Theo Ajzen & Fishbein (1980), xu hướng tiêu dùng thương hiệu là một yếu tố
quyết định hành vi tiêu dùng thương hiệu.
Theo Schiffman & Kanuk (2007), xu hướng tiêu dùng đo lường khả năng người tiêu
dùng mua sắm một loại sản phẩm, xu hướng tiêu dùng càng cao thì khả năng người đó
mua sản phẩm sẽ càng cao.
Như vậy, có thể thấy, xu hướng tiêu dùng là một khái niệm quan trọng trong
marketing vì người tiêu dùng thường không ra quyết định mua sắm một loại sản phẩm,
dịch vụ hay một thương hiệu nào đó khi xu hướng tiêu dùng nó của họ không cao. Vì
lý do này, hầu hết các mô hình trong lý thuyết hành vi tiêu dùng đều đưa khái niệm xu
hướng tiêu dùng làm biến phụ thuộc trong mô hình của mình (Ajzen & Fishbein, 1980,
Zeithaml, 1988; Dodds et al, 1991; Schiffman & Kanuk, 2000).
Điều nhận thấy rõ ràng, các thuật ngữ “xu hướng tiêu dùng”/ “xu hướng mua
sắm”, hay “xu hướng lựa chọn” có một sự tương đồng, vì tất cả chúng đều hướng đến
việc biểu thị một kế hoạch lựa chọn, một ý định mua sắm một loại hàng hóa, dịch vụ
hoặc một thương hiệu nào đó.
8


2.2.2. Các mô hình lý thuyết chọn mua trên thế giới và trong nước
 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)

Hình 2.1: Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975)
Thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein xây dựng năm 1975, cho rằng ý
định hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi tiêu dùng.

Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ (Attitude) và chuẩn mực chủ quan
(Subjective Norm). Trong đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích
cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Còn chuẩn chủ quan thể hiện
ảnh hưởng của quan hệ xã hội (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) lên cá nhân người
tiêu dùng. Yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định
hành vi. Ý định bị tác động bởi thái độ và quy chuẩn chủ quan. Thái độ đối với một
hành động là bạn cảm thấy như thế nào khi làm một việc gì đó. Quy chuẩn chủ quan là
người khác (gia đình, bạn bè…) cảm thấy như thế nào khi bạn làm việc đó
 Thuyết hành vi dự định – TPB
Thuyết TPB phát triển của thuyết TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là biến
nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991). Ưu điểm chính của TPB là yếu tố sự ảnh
hưởng của xã hội và kiểm soát hành vi nhận thức. Nó đại diện cho các nguồn lực cần
thiết của một người nào đó để thực hiện một công việc bất kỳ. Thuyết TPB được xem
9


như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu
dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu.
Niềm tin về
hành vi & đánh
giá kết quả
Bảng quy phạm
niềm tin và
động lực để
thực hiện
Kiểm soát niềm
tin và tạo thuận
lợi cho nhận
thức


Thái độ
Ý định
hành vi

Chuẩn mực
chủ quan

Hành vi

Nhận thức
kiểm soát
hành vi

Hình 2.2: Thuyết hành vi dự định –TPB (Ajzen, 1991)
Thuyết TPB cho rằng ý định được giả sử bao gồm các yếu tố động cơ và được
định nghĩa như là mức độ nổ lực cá nhân để thực hiện hành vi, ý định là tiền đề gần
nhất của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ (Attitude Toward Behavier –
AB), chuẩn chủ quan (Subjective Noun – SN) và nhận thức kiểm soát hành vi
(Perceived Behavirol Control – PBC)
TPB giả định thêm rằng kỳ vọng về kiểm soát liên quan đến nhận thức về những
hạn chế bên ngoài và bên trong của hành vi (Taylor & Todd, 1995), nhận thức về sự dễ
dàng và khó khăn trong việc thực hiện hành vi (Fishbein & Ajzen, 1975)
Ajzen (1988) khẳng định rằng những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng của
hành vi và nguyên nhân của hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này. Vì
thế,sự thay đổi trong những kỳ vọng dẫn đến sự thay đổi trong hành vi.
Bảng 2.1 : Các yếu tố của Thuyết TPB
Yếu tố
Thái độ đối
với hành vi


Định nghĩa
Một cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân
(ảnh hưởng đến sự đánh giá) về việc thực hiện
các hành vi mục tiêu
10

Nguồn
Fishbein & Ajzen
(1975)


Chuẩn mực
chủ quan

Nhận thức
kiểm soát
hành vi

Nhận thức của một người cho rằng hầu hết
những người quan trọng với anh ta nghĩ anh ta
nên hay không nên thực hiện các hành vi

Fishbein & Ajzen
(1975)

Nhận thức về những hạn chế bên ngoài và bên

Taylor & Todd

trong của hành vi.


(1995b)

Nhận thức về sự dễ dàng và khó khăn trong việc

Fishbein & Ajzen

thực hiện hành vi

(1975)

 Mô hình kết hợp TAM – TPB (Taylor và Todd, 1995)
Từ những hạn chế của mô hình TPB và mô hình TAM, Taylor và Todd (1995) đã đề
xuất việc kết hợp hai mô hình thành mô hình C – TAM –TPB. Mô hình này có lợi thế
hơn mô hình TAM và TPB ở chổ nó xác định niềm tin cụ thể có thể ảnh hưởng đến
việc sử dụng hệ thống công nghệ mới làm tăng khả năng giải thích ý định hành vi và
sự hiểu biết các sự kiện hành vi.

Lợi ích
cảm nhận
Các biến
bên
Sự dễ sử
dụng
cảm nhận

Thái độ
hướng đến
sử dụng


Nhận thức
kiểm soát
hành vi

Dự định
hành vi

Sử dụng hệ
thống thật sự

Chuẩn
chủ
quan

Hình 2.3 : Mô hình kết hợp TAM và TPB (Nguồn:Taylor và Todd, 1995)
Mô hình này đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Chen, C.F. và Chao
(2010) về ý định sử dụng hệ thống KMRT (Kaohsiung Mass Rapid Transit – Hệ thống
vận chuyển khối lượng lớn với tốc độ nhanh) ở thành phố Kaohsiung, Đài Loan.
11


 Mô hình chấp chận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989) bắt nguồn từ lý thuyết hành động
hợp lý (TRA) cung cấp một lời giải thích mạnh mẽ về hành vi chấp nhận và sử dụng
công nghệ thông tin của người dùng. TAM là một trong những mô hình có ảnh hưởng
nhất được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến việc chấp nhận công
nghệ thông tin của người dùng. TAM cho rằng tính hữu ích và tính dễ sử dụng là niềm
tin về sự chắc chắn công nghệ có ảnh hưởng đến thái độ của cá nhân đối với thực tế sử
dụng công nghệ. Hai yếu tố cơ bản của mô hình là nhận thức về sự hữu ích và nhận
thức về sự dễ sử dụng. Nhận thức về sự hữu ích là "mức độ để một người tin rằng sử

dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ". Nhận thức về
sự dễ sử dụng là "mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không
cần sự nỗ lực".
Mô hình gồm 5 biến chính: (1) Biến bên ngoài (biến ngoại sinh) có ảnh hưởng đến
nhận thức sự hữu ích (perceive usefulness-PU) và nhận thức tính dễ sử dụng (perceive
ease of use-PEU). (2) Nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness- PU): Người sử dụng
chắc chắn nhận thấy rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng
hiệu quả/năng suất làm việc của họ đối với một công việc cụ thể. Biến này gồm: Giao
tiếp (communication), Chất lượng hệ thống (system quality), Chất lượng thông tin
(information quality), Chất lượng dịch vụ (service quality), Sự phù hợp giữa công
nghệ và công việc (task-technology fit). (3) Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy
of Use- PEU): Là mức độ dễ dàng mà người dùng mong đợi khi sử dụng hệ thống.
Việc một người sử dụng máy tính tin vào khả năng thực thi một công việc trên máy
tính một cách dễ dàng tùy thuộc rất nhiều vào thiết kế giao diện của máy tính, các
chương trình huấn luyện cách sử dụng máy tính, ngôn ngữ thể hiện, phần mềm cài đặt
trên máy tính. (4) Thái độ hướng đến việc sử dụng: Là thái độ hướng đến việc sử dụng
một hệ thống được tạo lập bởi sự tin tưởng về sự hữu ích và dễ sử dụng. “Là cảm giác
tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu”,TAM
thừa nhận rằng hai yếu tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng là nền
tảng quyết định sự chấp nhận của người dùng đối với hệ thống. Tầm quan trọng của
hai yếu tố vừa nêu dựa trên phân tích từ nhiều khía cạnh, như: thuyết mong đợi, thuyết
quyết định hành vi. (5) Dự định sử dụng: Là dự định của người dùng khi sử dụng hệ
12


thống. Dự định sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng thực sự. Theo
Davis, nhận thức sự hữu ích là yếu tố quyết định việc con người sử dụng máy tính và
nhận thức tính dễ sử dụng là yếu tố quyết định đặc thù thứ hai dẫn đến việc con người
sử dụng máy tính (David, 1989).


Hình 2.4: Mô hình TAM (Fred Davis,1989)
Kể từ khi Internet phát triển và thị trường thương mại điện tử bắt đầu xuất hiện,
một số nghiên cứu đã cố gắng áp dụng các mô hình chấp nhận công nghệ trong bối
cảnh thương mại điện tử (Lina Zhou, Liwei Dai, Dongsong Zhang, 2007; Mon-suwé
và Ruyter, 2004; Chuttur M.Y., 2009).
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐỀ TÀI LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY
2.3.1. Tình hình nghiên cứu các đề tài liên quan trên thế giới
Nghiên cứu Chi Horng Liao, Đài Loan : Áp dụng mô hình TPB, cho nghiên cứu
quyết định mua xe hơi xanh, tác giả đã đưa ra 03 yếu tố tác động đến ý định mua hàng
gồm thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức hành vi kiểm soát trong đó yếu tố “ kiến
thức” của người tiêu dùng về sản phẩm tác động đến thái độ chọn mua sản phẩm và
đặc điểm sản phẩm tác động đến nhận thức hành vi kiểm soát.
Nghiên cứu Supawadee Khumrat (2012) – Thailand: Trong nghiên cứu của
mình, tác giả đã sử dụng mô hình TPB và TAM đề xuất mô hình nghiên cứu với các
biến ảnh hưởng đến ý định hành vi mua máy tính bảng gồm 06 biến: Nhân khẩu học,
nhận thức hành vi kiểm soát, đặc điểm người tiêu dùng, quy chuẩn chủ quan, tính dễ
sử dụng và tính hữu ích với mô hình đề xuất như sau:

13


Nhân khẩu học
Ý định hành vi
mua máy tính
bảng

Đặc điểm
NTD
Nhận thức
kiểm soát hành

Quy chuẩn chủ
quan

Tính dễ sử
dụng

Tính hữu ích

Hình 2.6: Mô hình các yếu tố ảnh hường đến hành vi mua máy tính bảng
2.3.2. Tình hình nghiên cứu các đề tài liên quan ở trong nước
Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động tới xu hướng chấp nhận sử dụng xăng
sinh học E5”của Nguyễn Văn Duy (2013). Bài báo này sử dụng lý thuyết khuyến tán
đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989)
để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng xăng sinh học E5. Kết quả
phân tích cho thấy có bốn nhân tố là (1) chi phí, (2) lợi ích liên quan và (3) khả năng
quan sát, (4) tính dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng xăng sinh học E5, và
đây là một mô hình chấp nhận công nghệ là một mô hình phù hợp để đánh giá xu
hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo hiện nay. Hệ số R-square bằng 0,503%
Kiến thức

Thái độ

Quy chuẩn chủ
quan
Đặc điểm
sản phẩm

Ý định
mua


Nhận thức hành
vi kiểm soát

Hình 2.7 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận xăng sinh học
E5
14


×