Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài dự thi dạy học tích hợp Địa lý 7 Bài 16 Đô thị đới ôn hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 11 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: Địa lí 7
BÀI 16 – TIẾT 17
ĐÔ THỊ HÓA ĐỚI ÔN HÒA
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
* Kiến thức:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa ở đới ôn hòa (Phát triển về số lượng
và cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu; liên kết với nhau thành chùm đô thị, siêu
đô thị; phát triển đô thị có kế hoạch).
- Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển
(Nạn thất nghiệp thiếu chỗ ở và các công trình công cộng, ô nhiễm môi trường và ùn tắc
giao thông...) và các vấn đề cần giải quyết.
* Kĩ năng: Hs nhận biết đô thị cổ và đô thị mới qua ảnh.
* Thái độ:
- Ý thức bảo vệ môi trường đô thị.
- Ý thức đúng đắn về chính sách phát triển đô thị và phân bố dân cư.
*Nội dung tích hợp liên môn:
- Địa lí 6 (Bài 16 – Tiết 17).
- Môn Địa lý: Vận dụng kiến thức của bài:
+ Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa.
+ Bài 15: Hoạt động công nghiệp của đới ôn hòa.
-> Để giải thích sự mở rộng đo thị.
- Môn Ngữ văn: Vận dụng kiến thức làm bài văn biểu cảm để viết một đoạn văn về
sự phát triển đô thị.
- Môn Âm nhạc: Cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò của Trái Đất đối với đời sống của
con người.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Học sinh khối 7 trường TH&THCS Đại Dực – Tiên Yên – Quảng Ninh.
- Số lượng lớp thực hiện: 01 lớp.
- Số lượng học sinh: 26 HS.
Dự án thực hiện là một tiết dạy trong chương trình địa lí lớp 7 nên các em học


sinh sẽ thuận lợi tiếp thu kiến thức bài học cũng như liên hệ với kiến thức cơ bản của
một số môn khác.
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:


* Đối với thực tiến dạy học:
- Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện
pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và
phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động
trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để
thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả,
thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau.
* Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
Góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường đô thị, đồng thời có ý
thức đúng đắn về sự phát triển của đô thị.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
* Giáo viên:
- Giáo án, tư kiệu tham khảo.
- Máy chiếu.
- Lược đồ dân cư và đô thị thế giới.
- Các tranh ảnh, số liệu, tư liệu về đô thị hóa ở đới ôn hòa và ở Việt Nam.
- Phiếu học tập
* Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
- Bảng phụ.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án : Tiết 17 – Bài 16 – Địa lí 7: “Đô thị hóa ở
đới ôn hòa” để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học.
(Trình bày cụ thể ở phần sau của dự án).


Hùng Vương
Lạc Hầu – Lạc tướng
7. KIỂM TRA, ĐÁNH(trung
GIÁ KẾT
ươQUẢ
ng) HỌC TẬP:

Trung

* Cách thức:
- Đưa ra câu hỏi đi từ phát hiện đến tư duy sang tạo và vận dụng liên hệương
vào thực
tiễn cuộc sống.
- Chủ yếu kiểm tra năng lực thu thập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác
Lạchợp
tướgiữa
ng cá nhân và nhóm, học sinh tự đánh
Lạcgiá
tướ
ngnhau
- Phối
lẫn
Bộ
(b

)
(b

)
*Tiêu chí:

- Học sinh khác đánh giá, tiêu chí đưa ra cho học sinh
- Điểm chung của cả nhóm
=>Kết quả:
- Học sinh đã liên hệ và vận dụng những kiến thức địa lí, âm nhạc, văn học.
- Có những hiểu biết sâu B
sắc
nội dung bài học và sự phát triển của xã hội.
ồ hơn
chính

Bồ chính
(chiềng, chạ)

(chiềng, chạ)

Bồ chính

(chiềng, chạ)

Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn


- Củng cố tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những sự
phát triển của dân tọc cũng như toàn thế giới qua thực tiễn và qua âm nhạc.
- Biết vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập địa lí.
8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
- Làm các bài tập ở vở bài tập, tập bản đồ và trả lời các câu hỏi SGK/55.
- Trình bày được cảnh quan đô thị ở đới ôn hòa thông qua các hình ảnh:



=> HS trình bày thông qua hình ảnh: Các đô thị mở rộng theo cả chiều rộng lẫn chiều
cao và chiều sâu.
- Vẽ được sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học.
- Viết được đoạn văn: Nêu cảm nhận của em về vấn đề đô thị hóa hiện nay ở Việt Nam.


Ngày soạn:.................
Ngày giảng:...............
Tiết 17:
Bài 16 - ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – HS cần:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa ở đới ôn hòa (Phát triển về số lượng
và cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu; liên kết với nhau thành chùm đô thị, siêu
đô thị; phát triển đô thị có kế hoạch).
- Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển
(Nạn thất nghiệp thiếu chỗ ở và các công trình công cộng, ô nhiễm môi trường và ùn tắc
giao thông...) và các vấn đề cần giải quyết.
2. Kĩ năng: Hs nhận biết đô thị cổ và đô thị mới qua ảnh.
3. Thái độ - Kĩ năng sống:
* Giáo dục thái độ:
- Ý thức bảo vệ môi trường đô thị.
- Ý thức đúng đắn về chính sách phát triển đô thị và phân bố dân cư.
* Rèn kĩ năng sống:
- Tư duy: tìm kiếm và xử lí thông tin (Hoạt động 1,2).
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, giao tiếp, hợp tác
khi làm việc nhóm (Hoạt động 1,2).
- Làm chủ bản thân (Hoạt động 2).
- Thể hiện sự tự tin (Hoạt động 2).
- Ra quyết định (Thực hành).

II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, tư kiệu tham khảo.
- Máy chiếu.
- Lược đồ dân cư và đô thị thế giới.
- Các tranh ảnh, số liệu, tư liệu về đô thị hóa ở đới ôn hòa và ở Việt Nam.
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
- Bảng phụ.
III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học:
- Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề, thuyết giảng tích cực, cá nhân.
IV. Tiến trình bài dạy:


1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: PP vấn đáp.
* Câu hỏi: Đặc điểm của ngành công nghiệp đới ôn hòa?
* Đáp án:
- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất ở đới ôn hòa
- Công nghiệp ra đời từ rất sớm, có bề dày lịch sử nên rất phát triển, hiện đại, được
trang bị nhiều máy móc tiên tiến, thiết bị hiện đại
- Có 2 nhóm ngành chính là CN khai thác và CN chế biến
- Công nghiệp có vai trò quan trọng, chiếm ¾ tổng sản phẩm CN thế giới
- Một số nước CN nổi tiếng: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp…..
3. Bài mới: PP thuyết trình.
Tiết trước các em đã được tìm hiểu về nền công nghiệp ở đới ôn hòa. Với những
đặc điểm như bạn vừa nêu thì làm cho tình hình đô thị hóa ở đây diễn ra như thế nào,
chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung
? Nhận xét về tốc độ đô thị hóa ở đới ôn hòa?
- Tốc độ đô thị hóa ở đới ôn hòa cao
GV: Biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở đới ôn hòa cao là
gì? Và đặc điểm của nó ra sao. Đây là ND đầu tiên của bài.
Chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ 1: Tìm hiểu về đô thị hóa ở đới ôn hòa.
1. Đô thị hoá ở mức
? Vì sao lại khẳng định: Tốc độ đô thị hóa ở đới ôn hòa cao? độ cao:
HS: Vì tỉ lệ dân thành thị cao (Chiếm 75% dân cư đới ôn - Tỉ lệ dân thành thị
hòa) và là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới.
cao (chiếm 75% dân cư
GV: Đây chính là 2 biểu hiện rõ nhất để chứng minh tốc độ đới ôn hoà).
đô thị hóa ở đới ôn hòa cao
- Là nơi tập trung nhiều
? Nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị nhất trên thế giới
đô thị ở đới ôn hoà ?
HS: Sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ.
GV: Công nghiệp của đới ôn hòa có vai trò quan trọng
trong sự phát triển kinh tế. Đây là điều kiện để thu hút dân
cư vào sinh sống trong các đô thị đới ôn hòa.
? Hoạt động công nghiệp phát triển, mở rộng quy mô trong
và ngoài nước thì các đô thị có sự phát triển tương ứng như
thế nào ?
HS: Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau liên tục thành
từng chùm đô thị, chuỗi đô thị.
GV chiếu sơ đồ:
Thành phố (tăng dân số) => Siêu đô thị (Mở rông, kết nối)
=> Chùm, chuỗi đô thị.



GV chiếu lược đồ H3.3:
? Xác định các chùm, chuỗi đô thị lớn ở đới ôn hòa?
- HS xác định
GV yêu cầu nhận xét, GV cho HS quan sát lại bằng hiệu
ứng.
GV: Phát phiếu yêu cầu HS thảo luận nhóm – (1 phút):
? Sự khác nhau giữa quá trình đô thị hóa ở đới nóng và ở
đới ôn hòa? ( Gợi ý: Phạm vi? Nguyên nhân xuất hiện? Kết
luận).
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt kết quả bằng bảng:
Đới nóng
Đới ôn hòa
Phạm vi
Ở các nước đang phát Ở các nước phát
triển
triển
Nguyên nhân Do quá trình di dân
Do sự phát triển
xuất hiện
của công nghiệp
và dịch vụ
Kết luận
Đô thị tự phát
Đô thị phát triển
theo hướng quy
hoạch
? Đặc điểm của các đô thị ở đới ôn hòa?
- Đô thị phát triển theo

HS: Đô thị phát triển theo quy hoạch.
? Biểu hiện của đô thị phát triển theo hướng quy hoạch là quy hoạch.
gì?
GV chiếu hình ảnh và thuyết minh: Các đô thị ở đới ôn hòa
trong sự phát triển mạnh mẽ của CN và dịch vụ không
ngừng mở rộng về quy mô và diện tích. Ban đầu chỉ là
những đô thị vừa và nhỏ nhưng càng ngày phát triển trở
thành những đô thị lớn.Nhưng trung tâm vẫn được xây dựng
thành những khu trung tâm thương mại, dịch vụ. Không chỉ
quy hoạch, mở rộng mà các đô thị còn có sự vươn lên về
chiều cao và chiều sâu.Chiều cao đó là những ngôi nhà cao
tầng chọc trời cùng hệ thống tầu điện trên cao uốn lượn
xung quanh thành phố. Về chiều sâu, đó là việc xây dựng
những nhà ga và các tàu điện ngầm. Với hệ thống đường sá
như vậy đủ đáp ứng cho số lượng người đông đúc như ở đới
ôn hòa
Bên cạnh những đô thị hiện đại, đới ôn hòa vẫn giữ gìn
được những đô thị cổ.
GV: Chiếu các hình ảnh đô thị cổ.


? Liên hệ các đô thị ở Việt Nam: Kể tên các đô thị ở VN mà
em biết?
GV: Chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh đô thị ở VN.
? Đô thị hoá ở mức độ cao ảnh hưởng như thế nào tới phong
tục tập quán, đời sống tinh thần của người dân trong môi
trường đới ôn hoà ?
GV chốt và mở rộng:
GV chuyển ý: Như vậy chúng ta đã biết được vì sao đô thị
hóa ở đới ôn hòa ở mức độ cao và điểm khác biệt với đô thị

đới nóng. Các đô thị phát triển nhanh mạnh để lại những
vấn đề gì? Để tìm hiểu cụ thể về các vấn đề của đô thị,
chúng ta sẽ tìm hiểu ở ND thứ 2 của bài.
HĐ 2: Các vấn đề của đô thị.
? Theo em, khi công nghiệp phát triển, đô thị mở rộng có
làm ảnh hưởng tới các vấn đề của MT, đô thị,…hay không?
Ảnh hưởng như thế nào?
- Có. Ảnh hưởng sâu sắc và nặng nề tới các vấn đề mt, đô
thị….
GV: Để tìm hiểu thực trạng cụ thể về những vấn đề đó,
chúng ta sẽ nghiên cứu mục a.
GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các vấn đề của
đô thị đới ôn hòa: ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,
khu nhà ổ chuột…..
GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu thảo luận nhóm (3
phút):
Hãy nêu hậu quả của đô thị hóa đối với:
N1: Môi trường
N2: Đô thị
N3: Cuộc sống con người
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện hoàn thành bảng kiến
thức
? Các nhóm nhận xét kết quả thảo luận nhóm của nhau.
? Đối chiếu với đáp án chuẩn, nhận xét?
GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS nhận biết hiện tượng
GV mở rộng vấn đề: Ô nhiễm là nguyên nhân dẫn tới hiện
tượng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ TĐ tăng dần, làm
băng tan gây lụt 1 số châu lục, trong đó có Châu Á.
GV mở rộng: Theo thống kê ở 1 đô thị lơn của Hoa Kỳ, số

người vô gia cư là 3 triệu người, cùng với đó là tỉ lệ thất

- Lối sống đô thị đã
phổ biến cả ở vùng
nông thôn trong đới ôn
hoà.

2. Các vấn đề của đô
thị:

a. Thực trạng:


nghiệp 5-10%. Đây là nguyên nhân dẫn tới cuộc sống đói
nghèo và làm gia tăng các tệ nạn xã hội.
GV tổng hợp bằng bảng phụ, yêu cầu HS truyền tải kiến
thức vào vở:
Môi trường
Đô thị
Cuộc sống con
người
Ô nhiễm môi - Thiếu nhà ở, các - Trình độ thấp
trường:
khu nhà vệ sinh - Nghèo đói, thiếu
+ Không khí
công cộng
thốn
+ Nước
- Xuất hiện nhiều - Thất nghiệp
+ Rác thải sinh khu nhà ổ chuột

- Vô gia cư
hoạt
- Hủy hoại cảnh - Tệ nạn xã hôi
- Ùn tắc giao quan thành phố
- Khoảng cách
thông
giàu và nghèo
? Các đô thị ở VN cũng tồn tại nhiều khó khăn. Vậy theo em
đó là những vấn đề gì?
GV sử dụng video để thuyết minh về các vấn đề của đô
thị VN: Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông vào giờ cao
điểm, thất nghiệp…….
?Để giải quyết các vấn đề tồn tại trong các đô thị cần có giải b. Giải pháp:
- Tiến hành quy hoạch
pháp gì ?
lại đô thị theo hướng
“phi tập trung”.
* Biểu hiện: SGK/54
? Biểu hiện của giải phát này là gì?
+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
+ Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các
vùng mới.
+ Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn.
⇒ Những vấn đề và biện pháp ở đới ôn hòa cũng chính là
vấn đề nước ta gặp phải và cố gắng giải quyết.
Liên hệ trách nhiệm của HS trước vấn đề này (tích hợp vấn
đề bảo vệ môi trường)
GV đưa hình ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường của
HS như trồng và chăm sóc cây xanh, quét dọn trường, lớp,
khu vực sống, cổ động, tuyên truyền với mọi người cùng

nhau bảo vệ môi trường…..Để bảo vệ môi trường, thế giới
có ngày môi trường 5/6 với những hành động nhỏ nhưng ý
nghĩa lớn.
4. Củng cố.(4’)
? Qua bài học hôm nay, chúng ta cần nhớ những đơn vị kiến thức nào?


GV khái quát bằng sơ đồ tư duy nội dung bài học
HS đọc ghi nhớ SGK/55
? Bài tập củng cố (tích hợp kiến thức môn văn): Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ
của em về vấn đề đô thị hóa ở đới ôn hòa?
HS trình bày bài làm của mình bằng bảng phụ
HS đọc đoạn văn của mình
? Nhận xét về hình thức đoạn văn của bạn?
? Đoạn văn của bạn đã đảm bảo hình thức chưa? Vì sao em biết?
? Trong đoạn văn của bạn có từ nào bị sai chính tả hay không?
? Xác định số lượng câu văn trong đoạn văn của bạn?
? Về nội dung, bạn đã nêu được nội dung đề bài yêu câu chưa? Nội dung đó được thể
hiện ở câu văn thứ mấy?
? Các câu còn lại đã làm sáng tỏ câu chủ để ntn?
GV nhận xét và đánh giá kết quả bài làm của bạn. Rút kinh nghiệm bài làm cho học
sinh.
5. Hướng dẫn về nhà.(2’)
? Để việc học ở nhà được đạt hiệu quả, em sẽ làm như thế nào??
GV hướng dẫn công việc cụ thể cho HS.
* Bài cũ:
- Nắm được nội dung bài học.
- Làm các bài tập ở vở bài tập, tập bản đồ và trả lời các câu hỏi SGK/55.
- Tìm hiểu thêm về cảnh quan đô thị ở đới ôn hòa.
- Hoàn thành đoạn văn: Nêu cảm nhận của em về vấn đề đô thị hóa hiện nay ở Việt

Nam.
GV gợi ý:
Hình thức: Đảm bảo hình thức của 1 đoạn văn, viết rõ ràng, không sai chính tả, diễn đạt
trong sáng…
Nội dung: Nêu được vấn đề đô thị hóa hiệ nay ở đới ôn hòa: tình hình phát triển, các
vấn đề nảy sinh, gỉai pháp, liên hệ trách nhiệm….
-*Bài mới
- Chuẩn bị bài ô nhiễm môi trường đới ôn hòa.
- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước rồi hoàn thành phiếu
học tập sau:
Ô nhiễm không khí
ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp
Nhóm 1,3: Tìm hiểu ô nhiễm không khí.
Nhóm 2,4: Tìm hiểu ô nhiễm nguồn nước.
- Liên hệ trách nhiệm bản thân


- Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm ở địa phương
GV tuyên truyền bảo vệ môi trường với HS bằng bài hát: “Trái đất này là của chúng
mình” -> Tích hợp môn âm nhạc.
V. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................




×