Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.4 KB, 53 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
Câu 1: Phân tích vai trò của Nhà nước đối với xã hội. Nêu ví dụ thực tế chứng minh vai
trò này của Nhà nước( có thể của Việt Nam hoặc của nước khác)
Nhà nước một mặt (là một thiết chế quyền lực chính trị) là cơ quan thống trị giai cấp của một
(hoặc một nhỏm) giai cấp này đổi với một (hoặc toàn bộ các giai cấp khác trong xã hội); mặt khác,
nó còn ỉà quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì phát triển xã hội trước
lịch sử và các Nhà nước khác.
Nhà nước tồn tại đóng vai trò là chủ thể lớn nhất, quyết định nhất trong việc quản lý xã hội và
là nhân tố quyết định giúp cho xã hội tồn tại, hoạt động, phát triển hoặc suy thoái. Vai trò này được
thực hiện thông qua các sứ mệnh, nhiệm vụ và các chức năng mà Nhà nước phải gánh vác trước xã
hội.
Thứ nhất, Nhà nước phải đảm bảo an toàn, yên ổn cho mọi công dân trong xã hội; giữ vững
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bởi Nhà nước là sự phân chia dân cư theo lãnh thổ.
Nếu các bộ lạc, thị tộc được hình thành theo quan hệ huyết thống, thì Nhà nước là bộ máy
quyền lực, tập trung trên một cơ cấu lãnh thổ nhất định và dân cư được chia theo lãnh thổ quốc gia
thống nhất. Đây là dấu hiệu quan trọng bậc nhất mà thế giới ngày nay vẫn đang thực hiện và là mầm
mống của các cuộc xung đột, các cuộc chiến tranh biên giới giữa các quốc gia, giữa các dân tộc. Nhà
nước thông qua việc thiết lập một bộ máy quyền lực xã hội, bộ máy quyền lực công này dường như
tách ra ngoài xã hội, “đứng trên xã hội” để trực tiếp cai trị xã hội. Ngày nay nó thường là một bộ máy
đồ sộ bao gồm một hệ thống các cơ quan quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội như: tuyên truyền,
cổ động, cưỡng chế, đàn áp, và các cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính …Chính
dấu hiệu này đã đem lại lợi ích cho những người có quyền thực thi quyền lực nhà nước(các giới chức
cầm quyền) và mong muốn có quyền lực là mong muốn to lớn của mọi giai cấp, tập đoàn, cá nhân.
Cũng chính từ điều này mà tệ quan lieu, tham nhũng của các quan chức Nhà nước đang là một nguy
cơ của nhiều Nhà nước ngày nay. Để quản lý xã hội, bộ máy quyền lực Nhà nước phải ban hành
pháp luật có tính bắt buộc chung đối với mọi tổ chức, thành viên trong xã hội. Nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật và bằng các biện pháp khác nhằm đạt được mục đích đề ra.
Sứ mệnh lịch sử thứ hai mà Nhà nước phải gánh vác trước xã hội là việc đảm bảo cho xã hội
phát triển, các công dân đạt được những nguyện vọng chính đáng của mình.
Nhà nước phải tạo đủ việc làm cho xã hội, phải cung cấp hàng loạt các dịch vụ và hàng hóa công cho
xã hội( dịch vụ hành chính, kết cấu hạ tầng, phát triển giáo dục và đào tạo, bảo vệ tài nguyên và môi


trường sống …) tạo môi trường và hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cá nhân và
cộng đồng phát triển; thực hiện dân chủ và công bằng xã hội …
Thứ ba, Nhà nước thay mặt xã hội thực hiện các quan hệ đối ngoại với các Nhà nước và thực
thể xã hội khác. Thông qua đó mà thực hiện tốt các sự mệnh đối nội đã nói trên.
Ví dụ:
Vai trò của nhà nước đối với việc phát huy tính tích cực của người lao động công nghiệp
Vai trò của Nhà nước được thể hiện trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, tạo hành lang
pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi người lao động công nghiệp; trong việc mở rộng quan hệ quốc tế,
tạo điều kiện cho người lao động công nghiệp giao lưu trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và kinh
nghiệm quản lý. Tuy nhiên, việc phát huy tính tích cực của người lao động công nghiệp còn phụ
thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể, ở các quốc gia khác nhau, các phương thức để phát huy tính tích
cực của người lao động công nghiệp cũng khác nhau. Tác giả khảo sát kinh nghiệm của Nhật Bản,


Xinhgapo, Trung quốc và các quốc gia đi đầu ASEAN hiện nay, rút ra một số kinh nghiệm cho Việt
Nam như đào tạo đón trước của Xinhgapo; các yếu tố kích thích động viên có hiệu quả tính tích cực
sáng tạo của người lao động công nghiệp của Nhật Bản; điều chỉnh cơ cấu việc làm cùng với cơ cấu
ngành nghề, nâng cao trình độ văn hóa và kỹ năng cho người lao động bằng tất cả các kênh đào tạo
của Trung Quốc; quản lý, sử dụng, đãi ngộ lao động bằng việc chú trọng chế độ trả lương cho người
lao động có sự phân cấp rõ ràng để tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp của các
quốc gia đi đầu ASEAN.
Câu 2: Phân tích vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nêu thực trạng việc
vận dụng các biện pháp nhằm phát huy ưu điểm của cơ chế thị trường và hạn chế nhược điểm
của cơ chế thị trường.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo
quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
• Đảm bảo mục đích phát triển kinh tế đất nước theo định hướng đã định
• Phát huy các mặt tích cực của kinh tế thị trường, tạo môi trường bình đẳng và điều kiện cho
các doanh nghiệp phát triển

• Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển
• Giải quyết tốt quan hệ đối ngoại, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trong nước
• Hạn chế tới mức thấp nhất các nhược điểm của nền kinh tế thị trường
Nêu thực trạng việc vận dụng các biện pháp nhằm phát huy ưu điểm của cơ chế thị
trường và hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường.
Sau gần 17 năm đổi mới, nhất là 5 năm gần đây nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam từng bước được hình thành .Qua đó, sự quản lý của nhà nước về kinh tế đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhỉên, tất cả mới chỉ là bắt đầu, nhất là sự quản lý của nhà nước về
kinh tế còn nhiều yếu kém, hiệu lực và hiệu quả còn thấp. Hệ thống luật pháp, chính sách
chưa đồng bộ và chưa nhất quán, kỷ cương luật pháp chưa nghiêm. Công tác tài chính, ngân hàng, giá
cả,kế hoạch, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai… còn nhiều yếu kém, sơ hở, thủ tục hành chính vẩn
rườm rà, cải cách hành chính còn chậm và chưa kiên quyết. Do đó, việc nâng cao hiệu lực và hiệu mquả
quản lý của nhà nước đối với kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang là một yêu cầu khách quan và cấp
bách. Để thực yêu cầu này, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
1-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất và
đồng bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát huy cao nhất mặt tích cực và hạn chế tối đa
những khuyết tật của kinh tế thị trường. Hệ thống pháp luật này là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý
nền kinh tế .
Trong thời gian qua, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh để đáp ứng
yêu cầu đổi mới kinh tế.Tuy nhiên đến nay hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam còn thiếu và chưa
đồng bộ, thường phải sửa đổi, bổ sung và đIều chỉnh. Vì vậy, trước mắt phải tiếp tục khẩn
2


trương hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cương lĩnh, đường lối, chủ trương của đảng.Đồng
thời sửa đỏi, bổ sung các luật , pháp lệnh hiện hành và ban hành các luật mới phù hợp với thực tiễn vận
động nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân.
2-Hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố cấu thành thị trường chung bao gồm thị trường hàng hoá và

dịch vụ, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ , thị trường vốn, thị trường chứng
khoán, thị trường tiền tệ, thi trường bất động sản.v.v…
Nhà nước tạo môi trường quản lý thuận lợi bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp
tác để phát triển. Thông qua chiến lược, quy hoạch,kế hoạch, chính sách phù hợp nhằm sử dụng hiệu
quả lực lượng vật chất của nhà nước để định hương phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo chủ động cân
đối vĩ mô nền kinh tế, đIều tiết phân phối và thu nhập. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước
theo qui định của pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận
thương mại, tham nhũng …; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và
kiểm soát độc quyền kinh doanh. Phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng
quản lý sản suất , kinh doanh .
3-Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với kinh tế
Đổi mới các công tác kế hoạch hoá theo hướng xuất phát và gắn chặt với thị trường. Nâng cao chất
lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội : Tăng cường
công tác thông tin kinh tế , công tác kế toán, thống kê . Giải quyết tốt mối quan hệ giữa thu và chi ngân
sách. Bảo đảm tính minh bạch ,công bằng trong chi ngân sách nhà nước . Tiếp tục cải tạo hệ thống thuế
phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đầu tư vốn ,
chống lãng phí, thất thoát vốn. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp nhà nước.
4-Đẩy mạnh cải cách hành chính
Trong những năm qua , Việt Nam đã tiến hành một bước cải cách nền hành chính , nhưng phải
thừa nhận rằng, “ cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Tổ chức bộ máy
nhà nước cồng kềnh, trùng lặp chức năng với nhiều tầng nấc trung gian và những thủ tục hành mchính
phiền hà , không ít trường hợp trên và dưới , trung ương và địa phương hành động không thống nhất,
gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế –xã hội và làm giảm động lực phát triển”.
Vì vậy trong những năm tới phải nỗ lực hơn nữa theo trương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2001-2010 do chính phủ phê duyệt nhằm nâng cao năng lực quản lý của nhà nước
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3


Cải cách tổ chức bộ máy các cấp từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn.

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản, kiên quyết
xoá bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân và các doanh nghiệp.
Tất cả nỗ lực đó nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu
lực, hiệu quả theo hướng xây diựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một công việc mới
mẻ, đầy khó khăn, phức tạp, vì chưa có tiền lệ trong lịch sử. Vì vậy trong quá trình này, Đảng cộng sản
Việt Nam vừa làm vừa học, vừa tổng kết thực tiễn vừa tham khảo kinh nghiệm của các nước, không
ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ tổ chức thực tiễn, kiên quyết đưa sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam đi đến thành công.
Câu 3: Nêu khái niệm quản ký Nhà nước về kinh tế, từ đố phân tích cá kết luận cần lưu ý
về vấn đề chung của quản ký Nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế: là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền
kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ
hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập
và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó
phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý Nhà nước về kinh tế được thể hiện
thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước
Các kết luận rút ra từ định nghĩa:
• Thực chất của QLNN về kinh tế là vấn đề quản lý con người.
Thực chất của quản lý Nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn
lực trong và ngoài nước mà Nhà nước có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất
nước. Trong đó vấn đề nắm bắt được con người, tổ chức và tạo động lực lớn nhất cho con người hoạt
động trong xã hội là vấn đề có vai trò then chốt. Đúng như Trần Hưng Đạo đã nới: “Kể ra dân không
bao giờ hai lòng, sợ ta thì khinh địch, sợ địch thì khinh ta. Bị dân khinh thì thua, dân sợ uy thì thắng”
• Bản chất của QLNN về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước
Nó chỉ rõ Nhà nước là công cụ của giai cấp hoặc của lực lượng chính trị, xã hội nào? Nó dựa vào
ai và hướng vào ai để phục vụ? Đây là vấn đề khác nhau cơ bản giữa quản lý Nhà nước về kinh tế
của các chế độ xã hội khác nhau.
• QLNN về KT là một khoa học, vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng là các quan hệ quản lý có

liên quan
QLNN về KT là một khoa học, vì nó có đối tượng nghiên cứu riêng và nó có nhiệm vụ phải thực
hiện riêng, đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián
tiếp giữa các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội.
• QLNN về KT là một nghệ thuật vì nó lệ thuộc không nhỏ vào tài năng, bản lĩnh, kinh nghiệm,
nhân cách, v.v. của các nhà lãnh đạo đất nước
• QLNN về kinh tế còn là một nghề, đòi hỏi người quản lý phải dược đào tạo, có kỹ năng và
kiến thức nghề nghiệp.
4


QLNN về KT còn là một nghệ thuật và một nghề vì nó lệ thuộc không nhỏ vào trình độ nghề
nghiệp, nhân cách, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế; phong cách làm việc, phương pháp
và hình thức tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp … của bộ máy quản lý kinh tế của
Nhà nước
Câu 4: Nêu những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Nền kt ở Vn hnay là nkttt định hướng XHCN.
Nkttt định hướng XHCN là nkt vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nn XHCN.
- Nd:
1. Sự vận hành của nkttt mang tính tự phát và tính không xác định rất lớn do đó Nn phải định
hướng phát triển nền kt trên toàn bộ nền kt, các ngành kt, các vùng kt, các thành phần kt:
- Nn xác định m tiêu chung dài hạn (vài chục năm hoặc xa hơn);
- XĐ mục tiêu trong từng thời kỳ (có thể 10,15,20 năm) đc thể hiện trong chiến lược pt kt-xh và đc
thể hiện trong kế hoạch 5 năm, 3 năm và hàng năm;
- Xđ thứ tự ưu tiên các mục tiêu;
- Xđ các giải pháp để đạt đc m tiêu.
Các công cụ của Nn thể hiện nội dung này bg: chiến lược ptkt-xh, quy hoạch tổng thể ptkt-xh, kế

hoạch phát triển kt-xh, các chưng trình mục tiêu ptkt-xh, các dự án ưu tiên ptkt-xh.
2. 1 môi trường thuận lợi sẽ là bệ phóng, điểm tựa vững chắc cho sự pt của nền kt, ngược lại môi
trường kd không thuận lợi sẽ kìm hãm, cản trở và làm cho nền kt lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì
trệ, các doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, Nn phải tạo lập môi trường cho sự pt kt chung cho đnc và cho
sự pt sx-kd của dn:
- xd môi trường kt ổn định, giá cả không leo thang, đồng tiền không lạm phát thông qua các biện
pháp tác động cung-cầu trên thị trường.
- xd môi trường pháp lý chính xác, rõ ràng, bình đẳng, nhất quán đồng bộ từ xây dựng Hiến pháp,
luật, vb dưới luật để làm căn cứ pháp lý cho mọi hđ kt. Do đó: đg lối ptkt của Đảng, cs kt của Nn
phải đc thể chế hóa; công tác lập pháp, lập quy, xd các luật kt cần đc Nn tiếp tục tiến hành, hoàn
thiện các luật kt đã ban hành đồng thời xd và b hành các luật kt mới.
- Xd môi trường chính trị ổn định tạo sự thuận lợi tối đa cho ptkt đnc nhưng phải trên cơ sở giữ vững
độc lập dân tộc, thể chế c trị dân chủ, thể chế kt phù hợp với kttt, bình đẳng với mọi thành phần kt,
tôn vinh các doanh nhân, các tcctxh.
- Xd môi trường vh-xh đa dạng, đậm đà bản chất dân tộc; quý trọng giữ gìn , phát huy vh truyền
thống tốt đẹp và tiếp thu nền vh hiện đại 1 cách phù hợp; tôn trọng tiếp thu nền vhtg; xd nền vh mới
thích ứng với sự ptkt và sxkd.
- Xd môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp, đa dạng sinh học, bền vững để bảo đảm nền ktpt bền
vững, đồng thời Nn có bp chống ô nhiễm, chống hủy hoại mt tự nhiên sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên bằng các luật pháp và các cs bv mt sinh thái.
5


- Xd môi trường dân số hợp lý về số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số. Nn phải có cs điều tiết sự
gia tăng dân số với tỷ lệ hợp lý, thích hợp với tốc độ tăng trưởng nền kt; nâng cao chất lượng dân số
trên cs nâng cao chỉ số pt con người; bố trí dân cư hợp lý giữa các vùng miền đặc biệt giữ đô thị và
nông thôn phù hợp với q trình cnh-hđh.
- Xd môi trường quốc tế hòa bình và quan hệ quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kt. Với tinh thần “
giữ vững m trường hòa bình, p triển qh trên tinh thần sẵn sang là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả
các nc trong cộng đồng tg, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp tác và pt”.

3. Trong nền kt nc ta hiện nay xảy ra nhiều hành vi kt và hđ kt nằm ngoài sự điều tiết của bản thân
thị trường như gian lận thương mại, trốn thuế…Hơn nữa quá trình pt kt chịu tác động của nhiều nhân
tố không ổn định như hệ thống pl không hoàn thiện, thông tin khiếm khuyết, sự bảo thủ của các đơn
vị kt, thiên tai, dịch bệnh…dẫn đến chức năng tự điều tiết của tt khó phát huy đc td. Vì vậy, Nn cần
có sự điều tiết hoạt động nền kt bằng quyền lực của mình.
- Nn phải xd, thực hiện hệ thống cs tc,tt,t nhập,thương mại hoàn thiện;
- Bsung hh&dv cho nền kt trong các ngành, l vực tư nhân không đc làm, không làm đc hay không
muốn làm;
- Hỗ trợ người dân lập nghiệp kt.
4. Quá trình hđ kt không phải lúc nào cũng diễn ra binh thường đưa lại kết quả mong muốn. Vì
vậy, Nn phải tổ chức ktra, giám sát hđkt để phát hiện những mặt tiêu cực, tích cực, những nguyên
nhân thất bại từ đó đề ra giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, đồng thời tạo cơ hội
mới cho sự pt kt quốc dân và đưa nền kt lên 1 bước pt mới.
- Kt,gs việc thực hiện đường lối, chủ trương, cs, kế hoạch và p luật của Nn về kt;
- Kt,gs việc sd các nguồn lực của đnc;
- Kt,gs việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tn, môi trường sinh thái;
- Kt,gs s phẩm do các dn sx ra;
- Kt,gs việc thực hiện các c năng và việc tuân thủ p luật của các cqnn trong q trình qlnnvkt.
Câu 5: Nêu khái niệm và phân tích yêu cầu của nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế
Khái niệm:
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Các nguyên tắc qlnnvkt là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hvi mà các cq qlnn phải tuân thủ
trong qlkt
Các yêu cầu:
Các nguyên tắc do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan mà phải tuân thủ
các yêu cầu khách quan sau:
- Các ng tắc phải thể hiện đc yêu cầu của các quy luật khách quan: nền kttt luôn vận hành theo
những quy luật khách quan như quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu. Nếu các nguyên tắc qlnnvkt

trái ngược với các ql khách quan sẽ làm việc qlnnvkt kém hiệu quả, tác động sai hướng điều chỉnh
6


của Nn làm nền kt bị kim hãm, kém pt; nếu các nguyên tắc qlnnvkt phù hợp với các quy luật khách
quan sẽ có những tác động tích cực từ việc qlnnvkt đến nền ktqd. Vì thế khi đưa ra các nguyên tắc
qlnnvkt phải luôn tuân thủ các quy luật khách quan này.
- Các ng tắc phải phù hợp với mục tiêu quản lý: trong mỗi giai đoạn nền kt Nn luôn đặt ra
những mục tiêu phát triển kt khác nhau dẫn đến các mục tiêu quản lý nền kt cũng khác nhau. N tắc
qlnnvkt phải luôn phù hợp với các mục tiêu này để việc qlnnvkt đc diễn ra đông bồ, hiệu quả, đạt đc
các mục tiêu kt đặt ra trong từng thời ký.
- Các ng tắc phải p/a đúng t chất và các quan hệ quản lý. Trong quá trình thực hiện qlnnvkt tất
yếu nảy sinh ra các mỗi quan hệ trong quản lý vì thế các ng tắc qlnnvkt phải p/a đúng các mqh quản
lý này để không xảy ra các tình trạng tiêu cực như quyền hạn, nghĩa vụ chông chéo, các hành vi tham
ổ, hách dịch , quan liêu, cựa quyền trong các cấp bậc cán bộ quản lý. Từ đó hạn chế hiệu quả của
qlnnvkt.
- Các ng tắc phải bảo đảm tính hệ thống, tính nhất quán và phải bảo đảm bằng pháp luật. Các
nguyên tắc phải bảo đảm tính hệ thống, nhất quán tự trung ương đến cơ sở để tạo sự đồng bộ trong
qlnnvkt đạt hiệu quả cao và các ngtac phải bảo đảm bằng pl để mang tính chất bắt buộc trong quá
trình thực hiện qlnnvkt để việc qlnnvkt đc thực hiện đầy đủ đúng đắn và kịp thời.
Câu 6: Nêu các đặc điểm sự thống nhất và các tác động khách quan lẫn nhau giữa chính trị
và kinh tế. Lấy ví dụ minh họa.
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực
tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sx và đs của con người, cùng các qh vật chất giữa con người với
con người trong q trình sx và tái xuất xh ở 1 gđpt nhất định của l sử mà mấu chốt là vấn đề sở hữu và
vấn đề lợi ích.
.
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia

và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực
nhà nước.
Sự thống nhất và sự tác động khách quan lẫn nhau giữa chính trị và kinh tế được thể hiện với các
đặc điểm:
- Sự thống nhất và mối liên hệ lẫn nhau giữa chính trị và kinh tế không có nghĩa là sự đồng nhất
giữa chúng vì đó là hai phạm vi khác nhau của hoạt động con ngưòi tuy chúng được phát triển trong
sự thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau. Không thể nhìn thấy ngay lợi ích kinh tế trực tiếp và đầy đủ
trong mọi hành động chính trị. Đôi khi muốn đạt được lợi ích kinh tế nào đó, cần có hàng loạt biện
pháp chính trị quá độ. Có thể có lợi ích chính trị trong những trường hợp mà lợi ích kinh tế trực tiếp
không đáng kể và đưực con ngưòi chấp nhộn.
Trong sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, vai trò quyết định thuộc về kinh tế. Nhà nước xã hội
chủ nghĩa giữ vai trò ngưòi cải tạo kinh tế trên cơ sở vận dụng tự giác các quy luật khách quan. Thực
tế đó có thể là lý do để đánh giá cao vai trò của chính trị, để giải thích chính trị như là nhân tố quyết
định so với kinh tế. Nhưng cho dù phạm vi chính trị có phức tạp chăng nữa, suy cho cùng nó bị quy
định bỏi các điều kiện kinh tế. Chính do các điều kiện kinh tế hiện nay tạm đủ sống mà ở các nước
tư bản chủ nghĩa phong trào đấu tranh chính trị đang bị co hẹp.
Chính trị không phải là một cách thụ động thực tế kinh tế. Nó là phương tiện mạnh mẽ tác động
đến các quá trình kinh tế khách quan. Sự tác động ngược lại của chính quyền Nhà nước đến sự phát
triển kính tế có ba loại: tác động cùng hưóng thì sự phát triển kinh tế sẽ nhanh, tác động ngược
7


hướng thì sự phát triển kinh tế bị kìm hãm, hoặc nó cản trở sự phát triển kinh tế trong những hưáng
phát triển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo những hưáng khác. Trong trường hợp này cuối cùng
dẫn đến một trong hai trường hợp trên. Rõ ràng, trong trường hợp thứ hai và thứ ba, chính quyển có
thể gây thiệt hại to lớn cho sự phát triển kinh tế, đường lối chính trị sai sẽ dẫn tói bê tắc vể kinh tế.
- Dưới chủ nghĩa xã hội, chính trị và kinh tế không thể tách ròi nhau vì chính sách của Đảng là cd
sỏ mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hưống dẫn sự phát triển không ngừng của nền kinh tế.
Ví dụ: trị gia tại Mỹ khi vận động bầu cử luôn cần có các doanh nghiệp hỗ trợ về mặt tài chính
cho chiến dịch tranh cử của mình. Và tất nhiên doanh nghiệp này cũng thu lại đc những lợi ích nhất

định. Có thể sau này quá trình " vận động hành lang" cuả doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn
chẳng hạn và Dn cũng mau chóng gửi đề đạt yêu cầu của mình lên CP một cách dễ dàng hơn thông
qua tiếng nói cảu chính trị gia mà mình đang tài trợ ...
Câu 7: Phân tích yêu cầu của ng tắc “ thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế”
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Các nguyên tắc qlnnvkt là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hvi mà các cq qlnn phải tuân thủ
trong quá trình qlkt.
Chính trị là lĩnh vực của những quan hệ nhất định trong xh diễn ra như là hđ có ý thức của con
người.
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sx và đs của con người, cùng các qh vật chất giữa con người với
con người trong q trình sx và tái xuất xh ở 1 gđpt nhất định của l sử mà mấu chốt là vấn đề sở hữu và
vấn đề lợi ích.
Thống nhât lđ ct và kt bảo đảm qh đúng đắn giữa kt và ct và tạo đc động lực đồng chiều cho mọi
người trong xh. Ng tắc “ thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế” là ng tắc cơ bản trong việc qlkt của
nước ta hnay. Yêu cầu của ng tắc này:
- Phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trân kt và qlkt. Cụ thể là:
+ Đảng phải vạch ra đường lối, chủ trương ptktxh;
+ Đảng phải chỉ rõ con đg, b pháp, p tiện để t hiện đc đường lối và chủ trương đã vạch ra;
+ Đảng phải động viên đc đông đảo quần chúng đoàn kết nhất trí thực hiện đg lối chủ trương, chống
nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm tốt việc này Đảng phải nắm chắc vấn đề công tác
nhân sự của Nn.
- Phải phát huy vai trò điều hành, quản lý của Nn. Cụ thể là:
+ Nn phải biến đg lỗi chủ trương của Đảng thành kế hoạch; chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kt so
với các nc trong khu vực và trên thế giới;
+ Nn phải dùng quyền lực của mình để hoàn chỉnh hệ thống p luật làm cho p luật đc thực hiện
nghiêm minh;
+ Nn phải chăm lo, giải quyết vấn đề cán bộ, l động, việc làm và đời sống dân cư;
8



+ Nn phải kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
- Vừa phát triển kt, vủa phải chăm lo vấn đề an ninh, quốc phòng của đnc. Vừa đấu tranh chống
nạn tham nhũng và tệ nạn quan liêu, vừa đấu tranh chông nguy cơ diễn biến hòa bình của các thế lực
thù địch.
Trong p vi nhở hơn (các dn), ng tắc kết hợp lãnh đạo chính trị và kinh tế là sự ràng buộc mà các
dn phải tuân thủ về mặt luật pháp, thông lệ kinh doanh trong quá trình hđ. Còn trong qh làm ăn kt với
nc ngoài, ng tắc này nhắc nhở con người chớ vì lợi ích kt trước mắt mà mất cảnh giác để bị thôn tính
về mặt chính trị hoặc bị sa vào chủ nghĩa tb.
Câu 8: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung cơ bản của ng tắc tập trung dân chủ trong
qlnnvkt. Cho ví dụ liên hệ thực tế việc thực hiện nguyên tắc này ở VN hnay.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Các nguyên tắc qlnnvkt là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hvi mà các cq qlnn phải tuân thủ
trong quá trình qlkt.
Ng tắc tập trung dân chủ là 1 trong những ng tắc qlnnvkt của nước ta hnay.
- Ng tắc tập trung dân chủ đc đặt ra dựa trên cở sở khoa học sau đây:
- Ng tắc tập trung dân chủ đc đặt ra dựa trên cở sở khoa học sau đây:
+ Hoạt động kt là việc của công dân, nên công dân phải có quyền (đó là dân chủ), đồng thời trong
chừng mực nhất đinh, hđkt của công dân có ảnh hưởng rõ rệt tới lợi ích của Nn, lợi ích quốc gia, lợi
ích cộng đồng, do đó Nn phải có quyền (đó là tập trung).
+ Quản lý kinh tế nói riêng, quản lý nhà nước nói chung là 1 lao động tập thể, phải được tổ chức 1
cách khoa học, nó thể hiện rõ phân công lao động phải dựa trên cơ sở kết cấu đối tượng lao động
phải phù hợp với kết cấu đó, trong lao động quản lý nhà nước về kinh tế, đối tượng lao động chính là
hệ thống của mỗi quan hệ kinh tế cần điều chỉnh . Các mối quan hệ này có kêt cấu hệ thống nhièu
tầng nấc giống như tập trung dân chủ.
+ Trong mỗi cơ quan lãnh đạo tập thể cần phải tuân theo nguyên tắc tập chung dân chủ là vì chỉ
có làm vậy mới khai thác được chuyên môn, sở trường của mọi thành viên, và tạo nên được sức

mạnh trong chấp hành nhờ sự thống nhất theo đa số.
+ Trong mối cấp quản lý phải có cơ quan thẩm quyền và riêng để đảm bảo cả 2 mặt của quyết
định.
Biểu hiện của tập trung:
1) Thông qua hệ thống kê hoạch;
2) Thông qua hệ thông pháp luật và chính sách quản lý kinh tế;
3) Thực hiện chế độ một thủ trưỏng ỏ tất cả các đơn vị, các cấp.
Biểu hiện của dân chủ:
1) Mỏ rộng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, phân biệt rõ chức năng quản lý kinh tế
của Nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh của các danh nghiệp;
2) Hạch toán kinh tế;
3) Chấp nhận kinh tế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mỏ cửa;
9


4) Giáo dục, bồi dưỡng trình độ kiến thức cho quần chúng;
5) Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ;
6) Xóa bỏ dần chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt giữa xí nghiệp Trung
ương và xí nghiệp địa phương.
Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của
Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ".
- Nội dung của ng tắc này:
Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế. Tập
trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung.
- Các cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Các cơ quan hành chính nhà nước, tòa án, Viện kiểm sát đều do cơ quan quyền lực nhà nước bầu ra
và chịu trách nhiệm trước cơ quan bầu ra mình.
- Các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước cấp trên; các cấp chính quyền
địa phương phải phục từng cơ quan Trung ương.
- Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, kết hợp chặt chẽ với việc phân

cấp hợp lý, để tăng cường và phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và cơ sở
- Thiểu số phục từng đa số, cá nhân phục tùng tập thể, mọi người phải phục tùng người chỉ huy
trong các cơ quan nhà nước tổ chức theo chế độ thủ trưỏng và trong điều hành công việc ỏởcác công
sở.
Nguyên tắc tập trung dân chủ đổi ỉập với tập trung quan liêu, gia trưởng độc đoán. Nguyên tắc
này cũng đôi lập với tình trạng phân tán, cục bộ, địa phương, vô tổ chức, vô kỷ luật.
- Ví dụ: Luật doanh nghiệp của Quốc hội ban hành 2005 thể hiện đc ng tắc quản lý tập trung vì bộ
luật đc áp dụng cho tất cả các dn trên cả nước. Theo đó, tất cả các dn đều phải thực hiện đúng
theo quy định về việc thành lập và đăng ký kd, về việc tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh
nghiệp. Đồng thời luật cũng thể hiện đc ngtac quản lý dân chủ ở điểm hđ kd hoàn toàn là hđ của
người dân, qđ kinh doanh lĩnh vực nào, quy mô nào, quản lý kd ntn, chiến lược kd ntn… hoàn
toàn do người kd quyết định.
Câu 9: Nêu nội dung và các biện pháp thực hiện nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích xã
hội.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Nguyên tắc qlnnvkt là quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hvi mà các cq qlnn phải tuân thủ trong
quá trình qlkt.
Ng tắc kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội là 1 trong những ng tắc qlnnvkt của nước ta hnay.
Qlkt trước hết là ql con người, ta tổ chức tính tích cực lđ của người lđ. Con người có nhũng lợi
ích, những nguyện vọng và những nhu câu nhất định. Do đó, 1 trong những nvu quan trọng của ql là
phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hq tính tích cực lđ của họ.
- Lợi ích là sự vận động tự giác, chủ quan của con ngưòi nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con
ngưòi.

10


Lợi ích là một động lực to lốn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con ngưòi.

- Lợi ích là phương tiện của quản lý cho nên phải dùng nó để động viên con người.
-

Nd của ng tắc này: phải kết hợp hài hòa 3 loại lợi ích của xh, lợi ích của tập thể và lợi ích của cá
nhân trên cơ sở các đòi hỏi cảu các quy luật khách quan.
Các biện pháp thúc hiện ng tắc kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội:
+ Thực hiện đường lối ptkt đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với
đặc điểm của đnc, đg lối đó phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của toàn xh, cũng tức là lợi ích của
mọi thành viên xh.
+ Xd và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch chuẩn xác. Kế hoạch đó quy tụ quyền lợi của cả hệ
thống và phải có tính hiệu lực cao.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ hoạch toán kt và vận dụng đúng đắn các đòn bẩy kt để quản lý 1 cách có
hiệu quả mọi nguồn tiềm năng và cơ hội.
Người lao động, các tập thể của họ không phải chỉ có lợi ích vật chất, mà còn có lợi ích tinh thần.
Có những động cơ tinh thần, tư tưởng thúc đẩy hoạt động lao động của con người như: giá trị lao
động của mỗi người đối với xã hội, niềm tự hào và vinh dự lao động, lương tâm lao động và nhiệt
tình sx, niềm vui sang tạo, hứng thú tăng thêm kiến thức và tìm tòi, sụ phấn khởi về tình cảm, sự
thích thú thẩm mỹ về lao động và kết quả lao động của mình. Con người còn có những quyền lợi về
chính trị, tự do, dân chủ, quyền đc hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần do xh bảo đảm cho họ.
Nhận thức lợi ích là vạch rõ khuynh hướng của các quy luật, phạm vi, cường độ tác động của
chún. Chỉ khi nào các hình thức và phương pháp quản lý phù hợp với lợi ích của xh, của tập thể và
của cá nhân thì các quy luật của chủ nghĩa xh mới đc nhận thức đúng đắn và đc vận dụng khéo léo
nhằm mục đích phát triển nền ktxh. Cho nên việc nghiên cữu các lợi ích, việc thỏa mãn và kết hợp
chúng là cơ sở vững chắc để cải tiến các phương pháp quản lý.
Câu 10: Nêu cơ sở khoa học, nội dung và các biện pháp thực hiện ng tắc “kết hợp quản lý
theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ”. Lấy VD minh họa.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Nguyên tắc qlnnvkt là quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hvi mà các cq qlnn phải tuân thủ trong

quá trình qlkt.
Quản lý theo ngành là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ quản lý
ngành ở TW đối với tất cả các đơn vị sxkd thuộc ngành trong phamk vi cả nước.
Quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ là việc tổ chức, điều hòa, phối hợp hoạt động của tất cả
các đơn vị kinh tế phân bổ trên địa bàn lãnh thổ (ở nc ta chủ yếu là theo lãnh thổ của các đơn vị hành
chính).
- Cơ sở khoa học của ng tắc này:
Trong quá trình sxkd, các đơn vị trong cùng 1 ngành có rất nhiều mlh với nhau như: mlh về sp sx
ra (thị trường nguyên vật liêu,chất lượng sp, thị trường tiêu thụ…), việc hỗ trợ và hợp tác (hỗ trợ hợp
tác trong việc sử dụng lao động. trang bị máy móc thiết bị, kinh nghiệm quản lý…). Từ đây đòi hỏi
phải có quản lý theo ngành của Nn.
11


Các đơn vị phân bố trên cùng 1 địa phương, lãnh thổ (có thể cùng ngành hoặc không cùng ngành)
có nhiều mlh với nhau như: mlh về việc cung cấp và tiêu thụ sp của nhau, sự hợp tác liên kết với
nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có trên địa bàn lãnh thổ. Vì vậy đòi hỏi phải
có sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động của chúng để đảm bảo 1 cơ cấu kt lãnh thổ hợp lý và
hoạt động kt có hq trên đbàn lãnh thổ.
Song khi tách biệt quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì Bộ chỉ quan tâm đến lợi ích của
các đơn vị kinh tế do mình thành lập và ủy ban nd địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn
vị trên địa phương. Từ đó dẫn đến trình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữa các đơn vị kt trên
cùng 1 địa bàn lãnh thổ, hiệu quả kt thấp. Vì vậy cần có sự kết hợp quản lý theo ngành với quản lý
theo địa phương và vùng lãnh thổ.
Nội dung:
Ng tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương và vùng lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối
hợp chặt chẽ giứa quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ trên tất cả mọi
lĩnh vực kt, phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh
thổ, tạo nên sự thống nhất giữa cơ cấu kinh tế ngành với cơ cấu kinh tế lãnh thổ trong 1 cơ cấu kt
chung.

- Các biện pháp thực hiện:
+ Các cq quản lý Nn thực hiện ql đồng thời theo cả 2 chiều: theo ngành và theo lãnh thổ. Các đơn
vị thuộc các ngành nằm trên 1 địa bàn lãnh thổ nhất định phải chịu quản lý của ngành (Bộ) đồng thời
chịu sự quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương trong 1 số mặt theo chế độ quy đinh.
+ Các cq ql phải đc phân công quản lý rành mạch theo ngành và theo lãnh thổ, không trùng lặp,
không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Các cq ql Nn theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của m
trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham quản với cq thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của Nn.
Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch. Hiệp quản là
cùng ra quyết định theo thẩm quyển, theo vấn để thuộc tuyến của mình nhưng có sự thương lượng,
trao đổi, bàn bạc để 2 loại quyết định của mỗi bên tương đắc với nhau. Tham quản là việc ql, ra qđ
của mỗi bên trên cs lấy đc ý kiến của bên kia.
- Vd minh họa: công ty sản xuất chè A nằm trên địa bàn X đăng ký với Nn lĩnh vực sx kd các loại
chè. Theo nguyên tắc trên thì công ty này sẽ chịu sự quản lý của ngành về việc hđsxkd phải đúng
theo đăng ký là sxkd các loại chè, về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm không gây hại cho sức khỏe người
tiêu dùng, báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm cho các cq Nn, về việc xử lý chất thải ra môi
trường… đồng thời chịu sự quản lý của chính quyền địa phương X như nạp thuế cho NSĐP, chấp
hành những quy định của đia phương X như lối sống văn hóa giữ gìn vệ sinh chung, khắc phục các
thiệt hại do cty gây ra cho đia phương X(nếu có)… Như vậy cty sx chè A chịu sự quản lý của cả
ngành và địa phương nhưng sự quản lý này không chồng chéo, trùng lặp nhau mà bổ sung cho nhau
cùng tác động làm hđsxkd của cty sx chè A phát triển bền vững.
Câu 11: Vì sao phải thực hiện ng tắc “phân định và kết hợp tốt chức năng qlnnvkt với chức
năng quản trị kinh doanh của dn”? Nêu nd của ng tắc này.

12


Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.

Nguyên tắc qlnnvkt là quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hvi mà các cq qlnn phải tuân thủ trong
quá trình qlkt.
Phải thực hiện ng tắc “phân định và kết hợp tốt chức năng qlnnvkt với chức năng quản trị kinh
doanh của dn” vì lý do sau đây:
- Việc không phân định chức năng qlnnvkt với chức năng quản trị kinh doanh của dn sẽ vi phạm
tính tự do kd và sự tự chịu trách nhiệm của các đơn vị kt trong nền kinh tế thị trường và làm thui chột
tính năng động sáng tạo của giới kd và hạn chế hiệu quả hoạt động kd
- Việc phân định chức năng qlnnvkt với chức năng quản trị kinh doanh của dn cho phép định rõ
đc trách nhiệm của cq Nn và trách nhiệm của cq ql sxkd tại dn. Chỉ khi đó mọi sai làm trong ql dẫn
đến tổn thất ts qg, lợi ích của nd sẽ đc truy tìm nguyên nhân, thủ phạm.
- Việc phân định chức năng qlnnvkt với chức năng quản trị kinh doanh của dn còn tránh đc bộ
máy qldn thực hiện 1 số chức năng ql mà chỉ có Nn mới có thể đảm nhận đc.
- Song việc phân định chức năng qlnnvkt với chức năng quản trị kinh doanh của dn 1 cách toàn
diện triệt để sẽ dẫn đến việc qlnnvkt không thực tế đối với hđsxkd của dn và khó quản lý đc hđsxkd
của dn từ đó làm mất năng động sáng tạo, tính cạnh tranh của dn hạn chế hđkd của dn dẫn đến hoạt
động phi pháp của dn làm mất ổn định xã hội.
Nd:
- Phải phân định chức năng qlnnvkt với chức năng quản trị kinh doanh của dn trong các mặt sau:
Chỉ tiêu

chức năng qlnnvkt

chức năng qtkd của dn

Chủ
ql

Các cqnn

Các doanh nhân


thể

-Ql toàn bộ nền ktqd, tất cả
các doanh nhân, dn thuộc
các thành phần kt trên tất cả
Pvi ql
các l vực thuộc tất cả các
nghành
-Là ql vĩ mô
Theo đuổi lợi ích toàn dân,
lợi ích cộng đồng(pt nền
Mục tiêu ktqd, ổn định sự pt kt-ct-xh,
ql
tăng thu nhập quốc dân,
tăng mức tăng trưởng nền
kt, giải quyết việc làm…)
P pháp ql Áp dụng tổng hợp các ppql
(pp hành chính, pp kt, pp
giáo dục) trong đó pp đặc
trưng của qlnn là cưỡng chế

-Ql dn của mình
- là quản lý vi mô

Theo đuổi lợi ích riêng của
mình (thu đc lợi nhuận cao, ổn
định và phát triển doanh
nghiệp, tăng thị phần, tạo uy
tín cho sp của dn…)

Chủ yếu áp dụng pp kt và giáo
dục thuyết phục

13


bằng quyền lực Nn
Công cụ chủ yếu là đường
lối, chiến lược, kế hoạch
Công cụ
ptriển kt, pluật kt,csách
ql
kt,lực lượng vật chất và tài
chính của Nn

Cyếu là chiến lược kd, kế
hoạch sx-kỹ thuật- tc, dađt để
ptkd, các hđ kt, các qtrình
công nghệ, quy phạm pluật,
các ppháp và p tiện htoán.

- Các cq hành chính Nn không đc can thiếp sâu vào nghiệp vụ kd, phải tôn trọng tính độc lập và
tự chủ của các đơn vị kd; đồng thời các đơn vị kd trong việc thực hiện nền kt hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự ql của Nn, chấp nhận cạnh tranh, mở cửa,… phải tuân
theo pháp luật và chịu sự điều tiết bằng pl của cq hành chính Nn.
Câu 12: Nêu bản chất và nd của ng tắc “tiết kiệm và hiệu quả”. Lấy VD liên hệ thực tiễn việc
thực hiện ng tắc này trong quản lý kt ở VN.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.

Nguyên tắc qlnnvkt là quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hvi mà các cq qlnn phải tuân thủ trong
quá trình qlkt.
Ng tắc tiết kiệm và hiệu quả là 1 trong những ng tắc qlnnvkt của nước ta hnay.
Luận điểm của C.Mác: “Khi muốn có sx tập thể thì việc tính toán tg tất nhiên có 1 ý nghĩa chủ
yếu. Thời gian mà xh cần để sx ra lúa mì, gia súc và những thứ khác càng ít bao nhiêu, thì số tg mà
xh dành cho công tác sx ra những của cải vc và tinh thần khác càng nhiều bấy nhiêu. Tính chất toàn
diện trong sự hđ, sự pt và trong việc tiêu dùng của mỗi thành viên cũng như của toàn xh đều phụ
thuộc vào việc tiết kiệm thời gian. Toàn bộ vấn đề tiết kiệm chung quy là vấn đề tiết kiệm thời
gian… Bởi vì việc tiết kiệm thời gian cũng như việc phân phối 1 cách có kế hoạch thời gian lao động
trong các ngành sx khác nhau, vẫn là quy luật kt số 1 trên cơ sở sx tập thể. Điều đó thậm chí còn là 1
quy luật với mức độ rất cao”.
Từ luận điểm này có thể rút ra bản chất của tiết kiệm và hiệu quả:
- Mọi thứ tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian.
- Tiết kiệm là quy luật của nền sxxh, dựa trên cơ sở phải sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng
và cơ hội.
- Tính tiết kiệm bắt nguồn từ tính kế hoạch, tính tổ chức cao.
- Quy luật tiết kiệm gắn liền với quy luật phải tận dụng các thành quả của khoa học và công nghệ.
Yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả là phải đạt đc kq của các hđ kt cao nhất trong phạm vi
có thể đạt đc.
Nd của ng tắc:
- Đảng và Nn phải có đường lối, chiến lược và quy hoạch pt kt đúng đắn, phù hợp với các đòi hỏi
của các quy luật khách quan.
- Giảm chi phí vật tư. Đây là 1 việc làm có ý nghĩa kinh tế quốc dân to lớn. Tiết kiệm nguồn vật
tư tương đương với việc mở rộng cơ sở nguyên liệu trong công nghiệp khai thác mà không cần đầu
tư xây dựng cơ bản thêm. Nó còn bảo đảm cho việc tiết kiệm lao động sống vì nó giảm bớt nhu cầu
14


về sức lao động cần cho việc bốc dỡ, vận chuyển và bảo đảm các vật tư đang sử dụng, giảm bớt thời
gian gia công chúng, do đó làm giảm giá thành.

- Ứng dụng KH –CN 1 cách khoa học, phù hợp với trình độ người lao động và đòi hỏi của nền
kinh tế
VD liên hệ thực tiễn việc thực hiện ng tắc này trong quản lý kt ở VN:
Bộ Công Thương giao cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng Mặt Trời Bách Khoa
(Solar-BK) thực hiện đầu tư lắp đặt hệ thống nước nóng mặt trời quy mô công nghiệp, tiết kiệm điện
theo mô hình ESCO. Cụ thể, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển năng lượng Mặt Trời Bách Khoa
phối hợp với Hiệp hội Khách sạn Việt Nam triển khai 10 mô hình các hội viên. Ước tính, việc ứng
dụng ESCO góp phần tiết kiệm hơn 65% điện năng; giảm tối đa sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng
truyền thống, an toàn cho người sử dụng và giảm thiểu tối đa việc phát thải các loại khí nhà kính
Câu 13: Nêu khái niệm qlnnvkt. Bản chất quản lý Nn về kt là gi? Vì sao Nn phải quản lý nền
ktqd. Trình bày nd cơ bản của qlnnvkt hiện nay ở VN.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Bản chất của QLNN về kinh tế là đặc trưng thể chế chính trị của đất nước. Nó chỉ rõ Nhà nước là
công cụ của giai cấp hoặc của lực lượng chính trị, xã hội nào? Nó dựa vào ai và hướng vào ai để
phục vụ? Đây là vấn đề khác nhau cơ bản giữa quản lý Nhà nước về kinh tế của các chế độ xã hội
khác nhau.
-Nn phải quản lý nền kt qd vì:
+ Kinh tế làm nảy sinh mâu thuẫn giai cấp mà Nn là công cụ của giai cấp nên phải quản lý kinh
tế.
+ Nền kinh tế tt tồn tại nhiều khuyết tật như làm mất cân đối cơ cấu nkt, thất nghiệp, phân hóa
giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng lãnh thổ trong nc, làm xói mòn giá trị đạo đức
và đời sống tính thần, phá hủy môi trường sinh thái, làm mất đi nền văn hóa dân tộc. Tất cả điều đó
cản trở việc thực hiện các mục tiêu pt ktxh đã đề ra. Cho nên cần có quản lý của Nn về kt để khắc
phục các khuyết tật, điều tiết thị trường đảm bảo mục tiêu phát triển kt-xh.
+ Trong hoạt động kt xảy ra nhiều mâu thuẫn liên quan đến lợi ích kinh tế mà chỉ có Nn mới có
khả năng giải quyết
+ Tính khó khăn phức tạp và thiếu thông tin trong hoạt động kt làm cản trở hđkd của các dn đòi
hỏi cần sự hướng dẫn của Nn.

+ Trong nền kinh tế mở của hội nhập ktqt ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân mà Nn ta là Nn
của dân, do dân và vì dân nên phải đứng ra bảo về quyền lợi chính đáng của nhân dân ta, dân tộc ta.
- Nd:
1. Sự vận hành của nkttt mang tính tự phát và tính không xác định rất lớn do đó Nn phải định
hướng phát triển nền kt trên toàn bộ nền kt, các ngành kt, các vùng kt, các thành phần kt:
- Nn xác định m tiêu chung dài hạn (vài chục năm hoặc xa hơn);
15


- XĐ mục tiêu trong từng thời kỳ (có thể 10,15,20 năm) đc thể hiện trong chiến lược pt kt-xh và đc
thể hiện trong kế hoạch 5 năm, 3 năm và hàng năm;
- Xđ thứ tự ưu tiên các mục tiêu;
- Xđ các giải pháp để đạt đc m tiêu.
Các công cụ của Nn thể hiện nội dung này bg: chiến lược ptkt-xh, quy hoạch tổng thể ptkt-xh, kế
hoạch phát triển kt-xh, các chưng trình mục tiêu ptkt-xh, các dự án ưu tiên ptkt-xh.
3. 1 môi trường thuận lợi sẽ là bệ phóng, điểm tựa vững chắc cho sự pt của nền kt, ngược lại môi
trường kd không thuận lợi sẽ kìm hãm, cản trở và làm cho nền kt lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì
trệ, các doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, Nn phải tạo lập môi trường cho sự pt kt chung cho đnc và cho
sự pt sx-kd của dn:
- xd môi trường kt ổn định, giá cả không leo thang, đồng tiền không lạm phát thông qua các biện
pháp tác động cung-cầu trên thị trường.
- xd môi trường pháp lý chính xác, rõ ràng, bình đẳng, nhất quán đồng bộ từ xây dựng Hiến pháp,
luật, vb dưới luật để làm căn cứ pháp lý cho mọi hđ kt. Do đó: đg lối ptkt của Đảng, cs kt của Nn
phải đc thể chế hóa; công tác lập pháp, lập quy, xd các luật kt cần đc Nn tiếp tục tiến hành, hoàn
thiện các luật kt đã ban hành đồng thời xd và b hành các luật kt mới.
- Xd môi trường chính trị ổn định tạo sự thuận lợi tối đa cho ptkt đnc nhưng phải trên cơ sở giữ vững
độc lập dân tộc, thể chế c trị dân chủ, thể chế kt phù hợp với kttt, bình đẳng với mọi thành phần kt,
tôn vinh các doanh nhân, các tcctxh.
- Xd môi trường vh-xh đa dạng, đậm đà bản chất dân tộc; quý trọng giữ gìn , phát huy vh truyền
thống tốt đẹp và tiếp thu nền vh hiện đại 1 cách phù hợp; tôn trọng tiếp thu nền vhtg; xd nền vh mới

thích ứng với sự ptkt và sxkd.
- Xd môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp, đa dạng sinh học, bền vững để bảo đảm nền ktpt bền
vững, đồng thời Nn có bp chống ô nhiễm, chống hủy hoại mt tự nhiên sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên bằng các luật pháp và các cs bv mt sinh thái.
- Xd môi trường dân số hợp lý về số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số. Nn phải có cs điều tiết sự
gia tăng dân số với tỷ lệ hợp lý, thích hợp với tốc độ tăng trưởng nền kt; nâng cao chất lượng dân số
trên cs nâng cao chỉ số pt con người; bố trí dân cư hợp lý giữa các vùng miền đặc biệt giữ đô thị và
nông thôn phù hợp với q trình cnh-hđh.
- Xd môi trường quốc tế hòa bình và quan hệ quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kt. Với tinh thần “
giữ vững m trường hòa bình, p triển qh trên tinh thần sẵn sang là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả
các nc trong cộng đồng tg, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, hợp tác và pt”.
3. Trong nền kt nc ta hiện nay xảy ra nhiều hành vi kt và hđ kt nằm ngoài sự điều tiết của bản thân
thị trường như gian lận thương mại, trốn thuế…Hơn nữa quá trình pt kt chịu tác động của nhiều nhân
tố không ổn định như hệ thống pl không hoàn thiện, thông tin khiếm khuyết, sự bảo thủ của các đơn
vị kt, thiên tai, dịch bệnh…dẫn đến chức năng tự điều tiết của tt khó phát huy đc td. Vì vậy, Nn cần
có sự điều tiết hoạt động nền kt bằng quyền lực của mình.
- Nn phải xd, thực hiện hệ thống cs tc,tt,t nhập,thương mại hoàn thiện;
- Bsung hh&dv cho nền kt trong các ngành, l vực tư nhân không đc làm, không làm đc hay không
muốn làm;
16


- Hỗ trợ người dân lập nghiệp kt.
4. Quá trình hđ kt không phải lúc nào cũng diễn ra binh thường đưa lại kết quả mong muốn. Vì
vậy, Nn phải tổ chức ktra, giám sát hđkt để phát hiện những mặt tiêu cực, tích cực, những nguyên
nhân thất bại từ đó đề ra giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, đồng thời tạo cơ hội
mới cho sự pt kt quốc dân và đưa nền kt lên 1 bước pt mới.
- Kt,gs việc thực hiện đường lối, chủ trương, cs, kế hoạch và p luật của Nn về kt;
- Kt,gs việc sd các nguồn lực của đnc;
- Kt,gs việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường tn, môi trường sinh thái;

- Kt,gs s phẩm do các dn sx ra;
- Kt,gs việc thực hiện các c năng và việc tuân thủ p luật của các cqnn trong q trình qlnnvkt.
Câu 14: Nêu khái niệm pl về kt. Phân tích mqh giữa pháp luật và kinh tế. Lấy VD minh họa.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Kinh tế là tổng hòa các mqh tương tác lẫn nhau của con người và xh liên quan trực tiếp đến việc
sx, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phảm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của con người trong 1 xh với 1 nguồn lực có hạn.
Pháp luật là hệ thống các quy tác xử sự mang tính bắt buộc chung do Nn đặt ra, thực hiện và bảo
vệ nhằm thực hiện mục tiểu tồn tại và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định; thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội.
Pháp luật về kt là khung pháp lý ổn định, chính thức mà trong đó các quan hệ kt tự do tồn tại và
pt, phù hợp với giá trị vốn có của nó đc xh cần có và thừa nhận; là tổng thể các quy phạm pl hướng
tới điều chỉnh các qh xh p strong qtr tổ chức, quản lý và tiến hành các hđsxkd.
Theo nghĩa rộng, pháp luật về kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
và thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động kinh doanh
giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với cơ quan nhà nước nhằm phát triển kinh tế thị trường có
sự điều tiết của nhà nước.Theo nghĩa rộng, nguồn của pháp luật kinh tế gồm có Hiến pháp, bộ luật,
luật, pháp lệnh, các nghị định, thông tư hướng dẫn..trong các lĩnh vực kinh tế, dân sự, hình sự…Theo
nghĩa hẹp, pháp luật về kinh tế là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: các chủ thể kinh doanh, các hành vi kinh doanh, giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh và thủ tục phá sản. Theo nghĩa này pháp luật kinh tế còn được gọi
là pháp luật thương mại, pháp luật về doanh nghiệp hay pháp luật về kinh doanh. Nguồn của lĩnh vực
pháp luật này gồm có các văn bản pháp luật dân sự, doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, cạnh tranh.
Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì pháp luật về kinh tế cũng bao gồm các quy phạm pháp luật
điều chỉnh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động quản lý kinh tế
của Nhà nước
- Phân tích mqh giữa pl và kt:
+ pl là yếu tố thượng tầng xh, còn kt thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng.

+ pl sinh ra trên cơ sở hạ tầng và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng. Trong mlh với kt, pl phụ thuộc
vào kt, mặt khác pl lại có tác động ngược trở lại 1 cách mạnh mẽ đối với kt.
17


Trước hết, các qh kt không chỉ là nguyên nhân trực tiếp qđ sự ra đời của pl, mà còn qđ toàn bộ nd,
hình thức, cơ cấu và sự pt của nó. Cơ cấu nkt, hệ thống kt qđ thành phần cơ cấu hệ thống các ngành
luật; tính chất nd của các qhkt, của cơ chế kt qđ tc, nd của các qh pl, tính chất phương pháp điều
chỉnh của pl; chế độ kt, thành phần kt tđ qđ tới sự hình thành, tồn tại các cq, tổ chức và thể chế pháp
lý, phương thức hđ của các cq bảo vệ pl và thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó, pl cũng có tđ trở lại đối với kt theo những xu hướng tích cực hoặc tiêu cực khác
nhau:
+ Tác động tích cực: nếu pl đc ban hành phù hợp với các ql kt-xh thì nó tác động tích cực đến sự
pt các quá trình kt, cũng như cơ cấu của nền kt, ở đây sự tđ cùng chiều giữa pl và các qt ktxh. Khi pl
thể hiện phù hợp với nền kt: pl thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ xh, p/ánh
đúng trình độ kt dẫn tới kt pt, pl tạo hành lang tốt cho ktpt.
+ Tác động tiêu cực: khi pl không phù hợp với ql phát triển kt-xh đc ban hành do ý chí chủ quan
của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kt, hoặc 1 bộ phận của nền kt.
Tuy nhiên, trong bước quá độ chuyển từ cơ chế kt này sang cơ cấu kt khác, các qh kt cũ chưa mất
đi, quan hệ kt mới đã hình thành và pt nhưng chưa ổn định thì pl có thể tác động kích thích sự pt kt ở
những mặt, lĩnh vực này nhưng lại kìm hãm sự pt ở những mặt, lĩnh vực khác.
Vd: trong thời kỳ bao cấp do không nhận thức đc đúng đắn các quy luật khách quan của thị
trường, pl chỉ cho phép các xí nghiệp sx các mặt hàng theo quy định với 1 sản lượng nhất định đã
không phù hợp với quy luật cung cầu dẫn đến tác động xấu đến nkt, kìm hãm sự pt của nền kt. Hiện
nay, với nền kt thị trường, pl đã phản ánh đúng đắn trình độ pt của nền kt, phù hợp với quy luật
khách quan của nền kttt. Nn đã, đang xd hệ thống pháp luật phù hợp với nền kt đa thành phần, mở
cửa hội nhập thế giới; tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy những nghành nghề có ưu thế cạnh tranh
và hạn chế những hoạt động kt có tác động xấu đến xh. Cho nên pl giữ 1 vai trò tích cực trong việc tđ
tới sự pt kt-xh.
VD :

Câu15: Phân tích vai trò của pháp luật với kt, lấy ví dụ minh họa thực tế.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Kinh tế là tổng hòa các mqh tương tác lẫn nhau của con người và xh liên quan trực tiếp đến việc
sx, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phảm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của con người trong 1 xh với 1 nguồn lực có hạn.
Pháp luật là hệ thống các quy tác xử sự mang tính bắt buộc chung do Nn đặt ra, thực hiện và bảo
vệ nhằm thực hiện mục tiểu tồn tại và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định; thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội.
- Vai trò của pl đối với kt:
Pl ra đời từ đòi hỏi khách quan của các quan hệ trong xh. Vai trò của pl đối với kt chủ yếu là tạo
ra môi trường pháp lý chính thức cho sự tồn tại và phát triển các quan hệ kt tt trong trạng thái ổn
định. Trên ý nghĩa đó, pl là biểu hiện dưới hình thức Nn các đg lối, chủ trương, cs của Đảng, là công
cụ chủ yếu để tổ chức thực hiện dường lối, chính sách của Đảng thành hiện thực sinh động trong cs.
Mặt khác, bằng việc thể chế hóa thành pl, đg lối, chủ trương,cs của Đảng trở thành những qđ ql
18


mang tính quyền lực Nn, đc thực hiện 1 cách trực tiếp, cx, thống nhất trong toàn quốc, từng địa
phương, từng đơn vị cơ sở.
Tính quy phạm, chuẩn mực của pl là phạm vi xử sự của hành vi, là “đại lượng bằng nhau đối với
những người khác nhau” trong các quan hệ kt-xh. Dựa vào đó, nsxks tìm đc “luật chơi”, nhà quản lý
có phương tiện để điều khiển “cách chơi” và xh nói chung có chuẩn mực để phân biệt đúng sai. Do
đó,pháp luật vừa là phương tiện truyền thông các giá trị xh, vừa là phương tiện kiểm nghiệm và điều
chỉnh các qhktxh. Nói cách khác, pl chính là phương tiện hàng đầu để Nn ql các quá trình kt-xh.
Vd: Pl quy định việc khai thác gỗ theo qđ Số: 40/2005/QĐ-BNN Về việc ban hành Quy chế về
khai thác gỗ và lâm sản khác. Theo đó mọi hđ khai thác gỗ phải nằm trong khuôn khổ của bộ luật
này như đơn vị nào đc phép khai thác, loại rừng đc phép khai thác, phương thức khai thác, tổ chức
khai thác… từ đó hoạt động khai thác gỗ đc Nn quản lý và điều chỉnh để không gây ảnh hưởng xấu

đền tài nguyên rừng quốc gia.
Câu 16: Phân tích nội dung “ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô”, lấy ví dụ thực tiễn minh
họa.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là làm giảm những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế khuyến
khích tăng trưởng bền vững lâu dài.
Trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô yếu tố hàng đầu là ổn định tiền tệ và biểu hiện là ổn
định tỷ giá hối đoái, ổn định giá cả và lãi suất. Thông qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩ rất lớn với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó củng cố long tin
của các chủ thể kinh tế vào tương lai của nền kinh tế, nó tránh cho nền kinh tế khỏi những cuộc
khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự tàn phá nền kinh tế. Nó là điều kiện tiên quyết cho việc tính toán
kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Để ổn định kinh tế vĩ mô, nhà nước cần thực hiện hàng loạt các
biện pháp:
- Gia tăng tiết kiệm dùng để đầu tư cho phát triển.
- Duy trì sự cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm giữ lạm phát ở mức có thể kiểm
soát được bằng cách duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý.
- Duy trì sự cân đối giữa tích luỹ và đầu tư nhằm tránh sự lệ thuộc vào nước ngoài.
- Đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như nạn quan lieu, tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương
mại.
Ví dụ:
Tại kỳ họp tháng 7 năm 2012 Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải
pháp quyết liệt, đồng bộ hơn nữa để cùng doanh nghiệp xử lý hai điểm nghẽn là “hàng tồn kho” và
“nợ xấu”. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư từ ngân sách; bảo vệ, phát triển thị trường nội địa cho hàng
Việt Nam. Tăng cường phòng chống hàng lậu, hàng giả; kiểm soát chặt chẽ hàng tạm nhập tái xuất
và các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Ngân hàng Nhà
nước thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại theo đúng lộ trình đã được duyệt. Tập
trung chỉ đạo xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại. Khẩn trương xử lý các ngân hàng
yếu kém để lành mạnh hóa hệ thống. Thực hiện điều hành lãi suất và kích thích tăng trưởng tín dụng
hợp lý nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn

đầu tư từ NSNN và từ tín dụng Nhà nước theo đúng kế hoạch, nhất là trong lĩnh vực đầu tư kết cấu
19


hạ tầng và vốn đối ứng cho các dự án ODA. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP
hỗ trợ các doanh nghiệp đúng đối tượng. Phối hợp hài hòa, linh hoạt giữa chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa. Đẩy mạnh xuất khẩu, ưu tiên hỗ trợ tín dụng đối với những mặt hàng có thế mạnh,
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Bằng nhiều biện pháp linh hoạt tranh thủ sự
phục hồi từng bước của các thị trường chính để tăng kim ngạch xuất khẩu. Khẩn trương rà soát,
cơ cấu lại lại doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các Tập đoàn, Tổng Công ty để nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh trong các ngành nghề chính của doanh nghiệp.
Câu 17: Phân tích nội dung “ giữ vững ổn định chính trị”, lấy ví dụ thực tiễn minh họa.
Giữ vững ổn định chính trị.
Chức năng ổn định chính trị của Nhà nước xuất phát từ sự tác động của chính trị với kinh
doanh. Ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh. Một nhà nước
mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng được các yêu cầu chính
đáng của nhân dân sẽ đem lại lòng tin và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong một xã
hội ổn định chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các loại
tài sản khác. Do đó, các nhà kinh doanh sẵn sang đầu tư những khoản tiền lớn vào các dự án dài hạn.
Xu hướng chính trị là định hướng chính trị của chính phủ sẽ áp dụng trong chính sách điều
hành đất nước. Một chính phủ có thể áp dụng một chính sách quá tải, quá hữu hoặc ôn hoà. Những
chính sách này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh trong nền kinh tế và các doanh nghiệp. Chẳng
hạn, khi một chính phủ áp dụng chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế và chú trọng đến các chính
sách xã hội sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.
Định hướng của nền kinh tế phản ánh những chính sách kiểm soát về tài chính và thị trường
đối với các hoạt động kinh tế, đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ, cũng như chính sách kiểm soát môi
trường, tài nguyên.
Các chính sách điều hành và kiểm tra nền kinh tế của chính phủ bao gồm chính sách xuất
nhập khẩu, chính sách giá cả, chính sách tiền lương. Các chính sách quản lý nền kinh tế gồm chính
sách kiểm soát lạm phát, mức nợ nước ngoài, tỷ lệ thâm hụt ngân sách và các dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh như phát triển giao thông vận tải, thông tin, y tế, dịch vụ ngân hàng, điện nước… Những chính
sách này làm cho mức độ rủi ro tăng hoặc giảm tuỳ theo mức độ nhất quá và cởi mở của chúng.
Những chính sách này được thể chế hoaas thành các đạo luật và chúng có hiệu lực pháp lý đối với
các hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Trong những năm qua lực lượng công an nhân dân nói chung và lực lượng an ninh
nhân dân nói riêng đã góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội, nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước.
Qua đó, tạo điều kiện cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta và
đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoàng kinh tê xã hội, có sự thay đ ổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và đại đoàn kết dân tộc được củng cố và
tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia
đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với trển vọng tốt đẹp
Câu 18: Phân tích nội dung “ bảo đảm ổn định xã hội”, lấy ví dụ thực tiễn minh họa
Bảo đảm ổn định xã hội.
20


Thực chất của việc tạo ra môi trường văn hoá - xã hội thuận lợi cho hoạt động của chủ thể
kinh tế là Nhà nước giải quyết những vấn đề xã hội theo hướng tích cực cho phép các tổ chức kinh tế
hoạt động có hiệu quả hơn. Thuộc nhóm những vấn đề xã hội mà nhà nước phải quan tâm để tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển bao gồm: vấn đề dân số, vấn đề việc làm và xoá đói giảm nghèo,
vấn đề công bằng xã hội, vấn đề xoá bỏ những tệ nạn xã hội, vấn đề thái độ lao động, vấn đề đạo đức
kinh doanh, vấn đề y tế, giáo dục và bảo vệ mội trường sinh thái.
Vấn đề dân số.
Tăng trưởng dân số sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. Bởi vậy, để đảm bảo tốc độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải hạn chế tốc độ tăng dân số ở mức hợp lý. Hạ thấp tỷ lệ sinh
đẻ và giảm tốc độ tăng dân số là nhiệm vụ của tất cả các nước đang phát triển. Để thực hiện nhiệm
vụ này, nhà nước cần quan tâm đến cả giải pháp về kế hoạch hoá gia đình và những chương trình
phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra cần cải thiện phân phối thu nhập, bao gồm nhiều cơ hội để có việc

làm và giáo dục cho phụ nữ, tầng lớp ít được hưởng các đặc quyền đặc lợi và các nhóm có thu nhập
thấp hơn cũng góp phần giảm tỷ lệ sinh.
Vấn đề việc làm.
Thất nghiệp, thiếu việc làm không chỉ ảnh hưởng đến môi trường xã hội mà còn ảnh hưởng
trực tiếp đến sử dụng nguồn nhân lực của đất nước, hơn nữa việc thu nhập và đời sống là mục tiêu
phát triển kinh tế đất nước. Để giải quyết vấn đề này, “bàn tay” của Nhà nước có sức mạnh hơn thị
trường. Các định hướng trong việc giải quyết vấn đề này bao gồm:
+ Chương trình giảm tỷ lệ sinh đẻ
+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn
+ Thay thế kỹ thuật sản xuất sử dụng nhiều lao động thay vì áp dụng những kỹ thuật sử dụng
nhiều vốn.
+ Thay thế những sản phẩm sử dụng nhiều lao động hơn.
+ Phân phối lại thu nhập cho người nghèo.
+ Tăng sức mua của chính phủ với hàng hoá của các doanh nghiệp quy mô nhỏ, sử dụng nhiều
lao động.
+ Tạo ra công nghệ mới ở địa phương.
+ Quy định tỷ giá hối đoái cân bằng.
+ Chống lại sức ép với mở rộng quá nhanh giáo dục ở cấp cao và từ chối bao cấp cho giáo dục
này, tăng chi tiêu cho giáo dục tiểu học, nhấn mạnh giáo dục khoa học kỹ thuật và kỹ thuật.
+ Cải thiện sự linh hoạt về lương ở mức cao.
Vấn đề công bằng xã hội:
Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Đảm bảo công bằng xã hội là việc
Nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm một mặt tăng thu nhập của những người nghèo làm cho
khoảng cách giàu nghèo không tăng hơn mà giảm đi, mặt khác nhằm làm cho giá cả phản ánh đúng
chi phí mà xã hội bỏ ra.
Một số định hướng trong việc giải quyết vấn đề công bằng theo hướng thứ nhất gồm:
+ Phân phối lại thu nhập thông qua thuế.
+ Phân phối lại thu nhập thông qua chuyển giao thu nhập bằng việc tăng công ăn việc làm
trong khu vực nhà nước, bằng các chương trình chi tiêu cho người nghèo.
+ Trợ giá một số hàng hoá và dịch vụ nhất định (hàng thiết yếu).

+ Điều tiết giá cả (lượng tối thiểu, lãi suất…)
+ Khuyến khích đầu tư vào vốn nhân lực.
21


Theo hướng thứ hai của giải quyết vấn đề công bằng tức là làm cho giá cả phản ánh đúng chi
phí xã hội. Do ảnh hưởng của ngoại ứng, một chủ thể kinh tế có thể gây ra những tác động tích cực
và ngược lại gây ra những tác động tiêu cực đối với các chủ thể kinh tế khác và xã hội. Về nguyên
tắc, ai làm hại xã hội người đó phải có trách nhiệm, ai làm lợi cho xã hội người đó phải được bù đắp
có ba hướng chính để giải quyết vấn đề này:
+ Xử lý ngoại ứng thông qua thương lượng giữa các chủ thể kinh tế.
+ Xử lý ngoại ứng thông qua thuế và trợ cấp chính phủ.
+ Xử lý ngoại ứng thông qua việc đưa ra các quy định như cấm ngặt một số hoạt động, định
tiêu chuẩn cho việc sử dụng đầu vào và mức độ của đầu ra như mức độ xả khỏi, mức độ ô nhiễm
không khí được phép.
Ngoài việc xử lý ngoại ứng, Nhà nước thực hiện các biện pháp chống độc quyền cũng là góp
phần giải quyết vấn đề công bằng kinh tế bằng các giải pháp:
+ Dùng thuế thu nhập.
+ Kiểm soát giá cả.
+ Điều tiết thị trường.
+ Luật chống độc quyền.
+ Dùng doanh nghiệp nhà nước.
Vấn đề xoá đói giảm nghèo.
Nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế. Song, thị trường
không thể giải quyết được tận gốc vấn đề này mà còn làm cho nó trở nên trầm trọng hơn do vậy nhà
nước cần đứng ra để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ này theo các biện pháp:
+ Xã hội hoá các phương tiện sản xuất,
+ Tín dụng cho người nghèo.
+ Giáo dục tiểu học phổ cập.
+ Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn.

+ Thực hiện các loại thuế thu nhập luỹ tiến, các trợ cấp lương thực.
+ Các chương trình sức khoẻ, kế hoạc hoá gia đình.
+ Các khoản chuyển nhượng thu nhập
+ Các chương trình xoá đói giảm nghèo.
+ Nghiên cứu về lương thực, thực phẩm.
Vấn đề củng cố và phát triển văn hoá.
Văn hoá trong nền kinh tế thị trường có nhiều điều kiện để phát triển, song cũng gặp không ít
trở ngại trên con đường phát triển của nó. Củng cố và phát triển văn hoá không chỉ là nhiệm vụ mà
còn là mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế. Thông qua củng cố và phát triển văn hoá mà đảm
bảo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Những hiệ tượng tiêu cực làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh gồm: sản xuất
hàng hoá, buôn lậu, trốn thuế và gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng.
Những tiêu cực này ở Việt Nam còn tương đối phổ biến do đó nhiệm vụ của Nhà nước ta trong lĩnh
vực này còn rất nặng nề.
Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái:
Phát triên phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái ,vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể kinh
tế có thể làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Nhà nước cần can thiệp để hạn chế mức độ ảnh
hưởng xấu tời môi trường sinh thái như kiểm soát mức độ ô nhiễm, đánh thuế và đưa ra những quy
định về cấm hoặc cho phép ở mức độ nào đó.
22


Ví dụ: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, ngày 6/72007, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai
đoạn 2005 - 2010 với:
- Mục tiêu chung: tạo việc làm cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006 - 2010; giảm tỷ lệ thất nghiệp
ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, tạo việc làm cho 2 - 2,2 triệu lao động,

trong đó: thông qua các dự án vốn vay tạo việc làm từ Quỹ quốc gia tạo việc làm cho 1,7 - 1,8 triệu
lao động; từ xuất khẩu lao động tạo việc làm cho 40 - 50 vạn lao động.
+ Thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn và giới thiệu cho 4 triệu lao động.
Qua đó góp phần bảo đảm ổn định xã hội tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của đất nước
Câu 19: Nêu tính tất yếu của chức năng “đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển”, biện
pháp thực hiện chức năng này ở Việt Nam, nêu ví dụ minh họa thực tế.
Cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất cho phép nền kinh tế vận hành và sản xuất, phân phối các
dịch vụ thiết yếu ở thành thị và nông thôn.
Nêu tính tất yếu của chức năng “đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển”:
• Cơ sở hạ tầng được coi như là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế.
• Cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và việc thu hồi vốn
khó khăn, thường thu hồi gián tiếp.
• Dịch vụ cơ sở hạ tầng phần lớn là những hàng hóa công cộng, những hàng hóa này không
được các nhà sản xuất tư nhân quan tâm.
Biện pháp thực hiện chức năng này ở Việt Nam:
• Cung cấp trực tiếp thông qua các doanh nghiệp hoặc qua các cơ quan sự nghiệp của Nhà nước.
• Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích tư nhân cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng như trợ cấp
cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp tham
gia cung cấp dịch vụ hạ tầng.
Ví dụ: Theo Bộ Giao thông vận tải, đa số các dự án giao thông BOT đều có qui mô nhỏ. Những
con đường và cây cầu có thu phí thành công với sự tham gia thuần túy của khu vực tư nhân là những
dự án đóng vai trò như một phần của các tuyến giao thông huyết mạch thiết yếu hiện hữu. Điển hình
là đường Trường Sơn đi vào sân bay TSN và đường Nguyễn Tất Thành đi vào Cảng Sài Gòn được
đầu tư vào giữa thập niên 90; như Cầu Cỏ May trên quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, và quốc lộ 13 ở tỉnh
Bình Dương là tỉnh tăng trưởng nhanh nhất nước.
Câu 20: Nêu khái niệm, ý nghĩa, bản chất của chức năng quản lý Nn về kt. Phân tích tính tất
yếu phải đảm bảo cơ sở hạ tầng phát triển của Nn, hướng tác động của Nn trong đảm bảo cơ sở
hạ tầng. Cho ví dụ minh họa.
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở

của và hội nhập ktqt.
Chức năng qlnnvkt là hình thức biểu hiện phương pháp, nội dung và giai đoạn tác động có chủ
đích của Nn lên đối tượng và khách thể quản lý. Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nn phải
tiến hành trong quá trình ql.
23


Bản chất của chức năng qlnnvkt chính là lý do của sự tồn tại các hđ qlkt của Nn.
Ý nghĩa của chức năng qlnnvkt: - Là cơ sở khách quan để tổ chức bộ máy qlnnvkt, từ chức năng
mà sắp xếp bộ máy và bố trí biên chế về con người
- Trong những giai đoạn KT-XH nhất định, chức năng qlnnvkt luôn biến động và phát triển
song các chức năng cơ bản chủ yếu thường không thay đổi mà thay đổi chủ yếu là các nhiệm vụ
qlnnvkt,các công việc cụ thể hóa, chức năng quản lý trong thời gian nhất định
- qlnnkt cần được hiểu là chức năng quản lý toàn diện, không chỉ là chức năng quản lý về mặt
hành chính, pháp chế, cũng không phải là kinh tế
Chức năng qlnnvkt:
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, được vận hành bằng cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước được xác định là chức năng quản lý
kinh tế vĩ mô với các nội dung cơ bản như sau:
-Thứ nhất, Nhà nước phải tạo được môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường. Bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho sự phát
triển của nền kinh tế. Duy trì pháp luật trật tự an toàn xã hội, thi hành nhất quán các chính sách & thể
chế theo hướng đổi mới, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, khống chế lạm phát, điều tiết các quan hệ
thị trường.
Tạo môi trường tâm lý, trong quá trình nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân phải hiểu cơ
chế thị trường, nhận thức được tính hai mặt của cơ chế.
-Thứ hai, phải dẫn dắt & hỗ trợ những nổ lực phát triển thông qua chiến lược, kế hoạch, các chính
sách kinh tế, sử dụng có trọng điểm các nguồn lực kinh tế quốc doanh, tạo nguồn lực để phát triển
kinh tế Nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu như: kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội,
hệ thống tài chính, ngân hàng, BHXH, những cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ quan trọng, một

số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đến quốc phòng – an ninh, khai thông các
quan hệ kinh tế.
-Thư ba, Nhà nước phải hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải
gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.
Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất lẫn ở khâu kết quả sản xuất, ở việc
tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo; thu hẹp khoảng cách và
trình độ phát triển về mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, giải quyết việc làm cho người lao
động.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, nhân
hậu. vv…
-Thư tư, Nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nền kinh tế trên lĩnh
vực sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia, bảo vệ môi trường, trật tự kỹ cương của nền kinh tế.
Nhà nước ta vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường - hội nhập
kinh tế quốc tế, mọi hoạt động diễn ra rất đa dạng, phức tạp, các thành phần kinh tế vừa hỗ trợ hợp
tác, vừa đấu tranh, mâu thuẩn lẫn nhau trong quan hệ kinh tế thị trường thường xuyên xảy ra. Hoạt
24


động sản xuất kinh doanh trên các ngành nghề có thể làm ô nhiễm môi trường, có thể có tác hại đến
nguồn tài nguyên thiên nhiên, nạn gian lận thương mại… đều có thể xảy ra. Vì vậy Nhà nước không
thể buông lỏng sự quản lý của Nhà nước trên tất cả các hoạt động của nền kinh tế phát triển theo định
hướng chứ không thể để nó tự phát được.
*Chức năng:
-Bảo vệ lợi ích giai cấp: Là thiết lập và bảo vệ chế độ sở hữu về từ liệu sản xuất tối ưu cho giai cấp
mà nhà nước là đại biểu
+Là thiết lập và bảo vệ 1 chế độ quản lý trong đó quyền quản lý thuộc về giai cấp mà nhà nước là đại
biểu
+Là xây dựng và bảo vệ chế độ phân phối, hưởng thụ có ưu thế cho giai cấp mà nhà nước là đại biểu.
-Điều chỉnh các hành vi sản xuất kinh doanh trước hết:

+Điều chỉnh các quan hệ lao động sản xuất bao gồm các quan hệ quốc gia với quốc tế, quan hệ phân
công và hợp tác nội bộ nền kinh tế quốc dân, quan hệ phân công hợp tác theo lãnh thổ nội bộ, quốc
gia thông qua việc phân bố lực lượng sản xuất, sự lựa chọn quy mô xi nghiệp, lựa chọn tài nguyên,...
+Điều chỉnh các hành vi phân chia lợi ích: như quan hệ trao đổi hàng hoá, quan hệ phân chia lợi tức
trong công ty, tiền công tiền lương. Nhà nước điều chỉnh quan hệ này để giữ cho xã hội cong bằng
văn minh.
#Quan hệ đối với công quỹ quốc gia để bảo đảm cho các doanh nhân có nghĩa vụ đóng góp công
quỹ.
-Hỗ trợ doanh nhân lập thân, lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế: Chức năng này được hiểu như là sự
giúp đỡ của nhà nước đối với doanh nhân cụ thể .
-Hỗ trợ công dân ý chí làm giàu: thông qua chế độ kinh tế ổn định, pháp luật khả thi, nghiêm minh
-Hỗ trợ về tri thức: như tri thức sản xuất, quản lý kinh doanh, thông tin thời sự mọi mặt
-Hỗ trợ về phương tiện sản xuất và kinh doanh như vốn, kết cấu hạ tầng kinh tế, và những phương
tiện kỹ thuật đặc biệt.
-Hỗ trợ doanh nhân về môi trường kinh doanh cần có như: tuyên truyền giới thiệu, giúp cho môi
trường kinh tế cụ thể, môi trường an ninh, chật tự, an toàn xã hội .
-Bổ sung thị trường những hàng hoá và dịch vụ khi cần thiết bằng phương thức thích hợp.
-Bảo vệ công sản và khai thác công sản như 1 phương thức quản lý . Bảo vệ trước sự lãng phí, tham
ô, khai thác nó để phát triển kinh tế .

Câu 21: Nêu khái niệm và bản chất của công cụ qlnnvkt. Việc sử dụng các công cụ qlnnvkt
cần phải có những lưu ý gì?
Qlnnvkt là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua 1 h/thống các c/sách với các
công cụ qlkt đnc đã đặt ra trên cơ sở sd có hq nhất các nguồn lực kt trong và ngoài nc trong đk mở
của và hội nhập ktqt.
Công cụ quản lý của Nhà nước về kỉnh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà
25



×