Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HK 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2013 (Chương trình nâng cao) Bài 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.87 KB, 3 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2013
ĐỀ

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian: …

Đề số 1:
Câu 1: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần nhất (1873) và phong trào kháng chiến chống
Pháp ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874 diễn ra như thế nào? (4đ)
Câu 2: Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa lần nhất của thực dân Pháp. (4đ)
Câu 3: Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1939- 1945? (2đ)
Đề số 2:
Câu 1: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần hai (1882- 1884) và nhân dân Hà Nội cùng các
tỉnh Bắc Kì kháng chiến như thế nào? (4đ)
Câu 2: Những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc
địa lần nhất của thực dân Pháp. (4đ)
Câu 3: Nhận xét cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858. (2đ)
ĐÁP ÁN:
Đề 1:
Câu 1: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần nhất (1873) và phong trào kháng chiến chống
Pháp ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874 diễn ra như thế nào? (4đ)
* Hành động của Pháp:
+ Củng cố bộ máy chính quyền, biến Nam Kì thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng chiến
tranh.
+ Dò xét tình hình bố phòng nước ta ở Bắc Kì
+ Phối hợp tên lái buôn Đuy puy hành động.
* Quá trình xâm lược:


− 05/11/1873 đội tàu chiến Gacniê đến Hà Nội.


− 19/11/1873 Pháp gửi tối hậu thư
− 20/11/1873 Pháp chiếm thành Hà Nội sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng
Bắc kì.
Phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873-1874:
*Kháng chiến ở Hà Nội.
− Tinh thần chủ động đối phó của nhân dân ta khi Gácniê vừa kéo tới
− Hành động dũng cảm của 100 binh sĩ triều đình, chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng
ở Ô Quan Chưởng.
− Trong thành Hà Nội, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh
dũng và hi sinh.
*Kháng chiến tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
− Tại các tỉnh khác đồng bằng Bắc Kì Hưng Yên, Nam Định diễn ra sôi nổi, tiêu biểu tấm
gương Phạm Văn Nghị
− Chiến thắng Cầu Giấy lần nhất 21/12/1873 Gacnie tử trận, khiến kẻ địch hoang mang,
dao động, thương thuyết.
− Năm 1874 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam kỳ cho
Pháp.
Câu 2: Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế ở Việt Nam dưới tác động của cuộc khai
thác thuộc địa lần nhất của thực dân Pháp. (4đ)
− Nông nghiệp: ruộng đất công, làng xã bị chiếm đoạt, trở thành đồn điền của địa chủ
người Pháp.
− Công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp phục vụ đời sống được triển khai.
− Thương nghiệp do người Pháp độc chiếm.
Câu 3: Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1939- 1945? (2đ)
− Cttg 2 kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của CNPX làm thay đổi căn bản tình hình TG.
Tạo điều kiện hệ thống CNXH ra đời. Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc
phát triển mạnh mẽ .
Đề 2:



Câu 1: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần hai (1882- 1884) và nhân dân Hà Nội cùng các
tỉnh Bắc Kì kháng chiến như thế nào? (4đ)
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ lần hai (1882-1883):
− Pháp vu cáo triều đình Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874 để đưa quân ra Bắc kỳ.
− 03/4/1882 Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
− Ngày 25/4 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ kháng chiến:
− Tại Hà Nội: Quan quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy chiến đấu anh dũng →
Thành mất, Hoàng Diệu hi sinh. Triều đình hoang mang cầu cứu nhà Thanh.
− Tại các tỉnh đồng bằng: Nhân dân dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình
thức.Chiến thắng Cầu Giấy lần hai → Rivie bỏ mạng.
Ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần chiến đấu nhân dân…
Câu 2: Những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc
địa lần nhất của thực dân Pháp. (4đ)
Những chuyển biến về xã hội:
− Giai cấp địa chủ PK: Tay sai của Pháp, có bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
− Giai cấp nông dân: Số lượng đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề nên cuộc sống
của họ cực khổ → hưởng lương, tham gia đấu tranh.
− Tầng lớp tư sản: Bị Pháp kìm hãm, chèn ép.
− Tiểu tư sản thành thị: là chủ các xưởng thủ công nhỏ, các sở buôn bán nhỏ, có ý thức
dân tộc nên hào hứng tham gia các cuộc vận động cứu nước.
− Công nhân có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn địa chủ để cải thiện điều kiện
làm việc và đời sống.
Câu 3: Nhận xét cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858. (2đ)
Các cuộc kháng chiến diễn ra liên tục, sôi nổi, nhưng đều thất bại…



×