Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT số lưu ý KHI sử DỤNG HÌNH 6 SGK SINH học 12 NÂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.89 KB, 14 trang )

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HÌNH 6 SGK SINH HỌC 12 NÂNG
CAO
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khác với sách giáo khoa (SGK) cũ, SGK mới đặc biệt chú trọng hệ
thống kênh hình. Đây là kênh cung cấp kiến thức đặc biệt hiệu quả khi
giảng dạy theo phương pháp mới trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể
của hoạt động học tập. Tuy nhiên, có lẽ do số trang SGK cho một bài học
là giới hạn, do đó kênh hình mô tả các quá trình sinh học thường bị cắt bớt
các giai đoạn, vì thế trong thực tế giảng dạy một số sơ đồ đôi lúc lại cho
hiệu quả không mong muốn.
Để khắc phục hạn chế này, khi sử dụng kênh hình trong SGK chúng tôi
không chỉ lưu ý đến nội dung kiến thức được thể hiện trong kênh hình mà
còn đặc biệt lưu ý đến cách tiếp cận nội dung kiến thức đó. Thông qua đó
chúng tôi định hướng phương pháp tiếp cận sơ đồ, hình vẽ trong SGK cho
học sinh hoặc đôi lúc, để phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể chúng tôi
sử dụng sơ đồ, hình vẽ khác để bổ sung làm nổi bật nội dung kiến thức.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi xin đề cập đến một
trong những trường hợp như thế, đó là một số lưu ý khi sử dụng hình 6
SGK Sinh học 12 Nâng cao.
II. NỘI DUNG


Hình 6.

“Hình 6 mô tả sơ đồ chuyển đoạn tương hỗ giữa hai NST 13 và 18 . Một
đoạn của NST 18 chuyển sang NST 13 và ngược lại. Tế bào mang đột biến
NST này khi giảm phân có thể hình thành 4 loại giao tử : 1 loại giao tử
bình thường và 3 loại giao tử có chuyển đoạn.“ (SGK Sinh học 12 nâng
cao “ trang 30).
Với chú thích này kèm theo hình 6, học sinh thấy được sự khác biệt rõ
rêt về hình thái các cặp NST sau đột biến chuyển đoạn tương hỗ so với các


cặp NST trước khi xảy ra đột biến cũng như thấy được sự khác biệt rõ rệt
về mặt di truyền giữa các loại giao tử được sinh ra nhờ đột biến chuyển
đoạn tương hỗ.
Tuy nhiên, cũng với hình vẽ và chú thích này, học sinh sẽ gặp khó khăn
khi giải quyết một số vấn đề kiến thức ở mức độ thi Đại học như sau:
1. Cơ chế tạo ra các loại giao tử khác nhau về mặt di truyền của tế bào
mang hai cặp NST đột biến chuyển đoạn tương hỗ (tế bào dị hợp tử
chuyển đoạn)?


2. Một tế bào dị hợp tử chuyển đoạn có khả năng tạo ra tối đa bao nhiêu
loại giao tử khác nhau về mặt di truyền (liên quan đến các cặp NST đang
xét)?
3. Tỉ lệ giao tử có khả năng sống mà một tế bào dị hợp tử chuyển đoạn
tạo ra là bao nhiêu?
Với những câu hỏi này, thông qua quan sát hình 6, học sinh dễ dàng
khẳng định, cơ chế tạo ra các loại giao tử khác nhau về mặt di truyền là do
sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST ở kì sau I trong quá
trình giảm phân hình thành giao tử, một tế bào dị hợp tử chuyển đoạn có
khả năng tạo ra tối đa 4 loại giao tử khác nhau về mặt di truyền, trong đó
chỉ có 2 loại giao tử có khả năng sống, chiếm 50% (2 loại còn lại không có
khả năng sống do thiếu gen trên NST)
Để giúp học sinh thẩm định lại tính chính xác của đáp án vừa đưa ra,
chúng tôi cung cấp một sơ đồ bổ sung về sự tiếp hợp và phân ly của các
NST chuyển đoạn trong giảm phân I như sau:

Sự hình thành chuyển đoạn và sự tiếp hợp của chúng trong giảm phân I


Trong giảm phân I, Các NST có chuyển đoạn với nhau tạo nên hình

chéo. Tiếp theo khi các NST đẩy nhau về các cực thì sẽ có 2 tình huống
xảy ra với xác suất ngang nhau:
- Bốn NST vào cuối kì trước I đẩy nhau tạo nên vòng tròn. Sự phân li trong
trường hợp này (theo mũi tên) sẽ tạo nên các giao tử không sức sống vì
mang một số NST thiếu gen, ví dụ: 1-4-3-4 thiếu 2 và 1-2-2-3 thiếu 4

- Sự hình thành số 8 do đẩy chéo nhau giữa các NST. Trong trường hợp này các giao tử được tạo nên có sức sống vì
cân bằng gen (mỗi giao tử đều có 1-2-3-4)


Sau khi thảo luận nhóm với sơ đồ bổ sung, học sinh đã dễ dàng chỉnh sửa lại
đáp án :
1. Cơ chế tạo ra các loại giao tử của cơ thể dị hợp tử chuyển đoạn không đơn
giản chỉ là kết quả của quá trình phân ly và tổ hợp của các NST trong giảm phân
mà là kết quả của một quá trình phức tạp bao gồm quá trình tiếp hợp không
bình thường, sự đẩy nhau một cách ngẫu nhiên sau tiếp hợp ở kì trước I kết hợp
với quá trình phân ly và tổ hợp của các NST ở kì sau I trong giảm phân hình
thành giao tử.
2. Một tế bào dị hợp tử chuyển đoạn chỉ có thể tạo ra tối đa 2 loại giao tử khác
nhau về mặt di truyền liên quan đến các cặp NST đang xét chứ không phải 4 loại
như trường hợp hoán vị gen
3. Một tế bào dị hợp tử chuyển đoạn hoặc tạo ra 100% giao tử có khả năng
sống (tình huống 2) hoặc không tạo được giao tử có khả năng sống (tình huống
1). Còn tỉ lệ 50% giao tử có khả năng sống là tỉ lệ mà cơ thể dị hợp tử chuyển
đoạn tạo ra do 50% số tế bào sinh dục có xu hướng phân ly NST theo tình
huống 1 và 50% số tế bào sinh dục còn lại có xu hướng phân ly NST theo tình
huống 2
Như vậy, với việc sử dụng sơ đồ thay thế sơ đồ SGK đã khắc phục được những
hạn chế kiến thức về quá trình phát sinh giao tử của cơ thể dị hợp tử chuyển
đoạn. Mặt khác, việc làm rõ cơ chế phát sinh các loại giao tử của cơ thể đột biến



chuyển đoạn dị hợp tử còn giúp học sinh khắc sâu nhận thức về hậu quả của đột
biến NST. Qua sơ đồ và câu hỏi định hướng khái quát của GV, học sinh dễ dàng
nhận thấy sở dĩ những cơ thể mang đột biến NST thường bị mất hoặc giảm khả
năng sinh sản là do khi NST bị thay đổi về số lượng hoặc cấu trúc, chúng sẽ tiếp
hợp không bình thường, tiếp hợp không bình thường sẽ dẫn đến phân ly không
bình thường và tất yếu là tạo ra các loại giao tử không bình thường (không có
khả năng sống). Cũng qua nghiên cứu về quá trình tiếp hợp không bình thường
của các NST trong giảm phân I mà học sinh lĩnh hội được thêm một phần kiến
thức về phương pháp nhận biết các dạng đột biến cấu trúc NST thông qua hình
dạng cấu trúc tiếp hợp. Do vậy mặc dù sơ đồ thay thế có nhiều hình minh họa
hơn sơ đồ SGK nhưng khi sử dụng không những không tốn thêm thời gian do nó
chỉ bao gồm những hình đơn giản mà còn tiết kiệm được thời gian đáng ra phải
dành cho quá trình phân tích hậu quả của các đột biến NST khác, chỉ cần yêu
cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập về hậu quả các dạng
đột biến NST còn lại là các em dễ dàng lĩnh hội được những kiến thức cơ bản
nhất về đột biến NST
Phiếu học tập

Dạng đột biến

Hình thái NST Hình thái NST Sự tiếp hợp của Các loại giao tử
trước đột biến
sau đột biến
cặp NST sau đột được sinh ra từ
biến
cơ thể mang đột
biến


Chuyển đoạn
Đảo đoạn
Mất đoạn
Lặp đoạn

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1. Qua thực tế giảng dạy bài 6, chúng tôi đã sử dụng sơ đồ về quá trình
phát sinh giao tử của cơ thể dị hợp tử chuyển đoạn gồm 3 sơ đồ thành phần như
đã trình bày ở trên và thu được hiệu quả tốt. Đa số học sịnh hiểu rõ về cơ chế
phát sinh giao tử và giải quyết thành thạo các vấn đề liên quan trong đề thi Đại
học
2. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, chúng tôi cũng sử dụng hình
6 SGK nhưng phải kèm theo chú thích đây là một sơ đồ rút gọn, chỉ minh họa
kết quả của quá trình giảm phân hình thành giao tử của một cơ thể chuyển đoạn
dị hợp tử đối với 2 cặp NST, chứ không mô tả cơ chế của quá trình và nhấn
mạnh rằng, quá trình giảm phân hình thành giao tử của một cơ thể mang đột
biến NST không thể xảy ra bình thường mà nó có sự khác biệt, kể từ giai đoạn
tiếp hợp của các NST cho đến giai đoạn phân ly của chúng về các cực của tế bào
trong giảm phân, do đó phần lớn các cơ thể mang đột biến NST đều bị giảm khả
năng sinh sản. Và tất nhiên khi giáo viên phải giảng giải nhiều như vậy thì hiệu
quả nhận thức là hạn chế so với khi để học sinh tự làm việc với sơ đồ thay thế.
3. Trên đây là một ví dụ về sử dụng kênh hình trong giảng dạy Sinh học
theo phương pháp mới, chúng tôi đã áp dụng trong giảng dạy và có hiệu quả,
nay xin được thảo luận cùng các đồng nghiệp. Vì trình độ và thời gian có hạn,
trong quá trình trình bày vấn đề chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế.
Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quí báu của các đồng nghiệp về vấn đề
này để việc giảng dạy ngày càng được tốt hơn


Xin chân thành cảm ơn!

Phiếu học tập

Dạng đột biến

Chuyển đoạn

Hình thái NST Hình thái NST Sự tiếp hợp của Các loại giao tử
trước đột biến
sau đột biến
cặp NST sau đột được sinh ra từ
biến
cơ thể mang đột
biến


Đảo đoạn
Mất đoạn
Lặp đoạn

Phiếu học tập

Dạng đột biến

Chuyển đoạn
Đảo đoạn
Mất đoạn
Lặp đoạn


Hình thái NST Hình thái NST Sự tiếp hợp của Các loại giao tử
trước đột biến
sau đột biến
cặp NST sau đột được sinh ra từ
biến
cơ thể mang đột
biến


Phiếu học tập

Dạng đột biến

Hình thái NST Hình thái NST Sự tiếp hợp của Các loại giao tử
trước đột biến
sau đột biến
cặp NST sau đột được sinh ra từ
biến
cơ thể mang đột
biến


Chuyển đoạn
Đảo đoạn
Mất đoạn
Lặp đoạn


Phiếu học tập


Dạng đột biến

Chuyển đoạn
Đảo đoạn
Mất đoạn
Lặp đoạn

Hình thái NST Hình thái NST Sự tiếp hợp của Các loại giao tử
trước đột biến
sau đột biến
cặp NST sau đột được sinh ra từ
biến
cơ thể mang đột
biến


Phiếu học tập

Dạng đột biến

Chuyển đoạn

Hình thái NST Hình thái NST Sự tiếp hợp của Các loại giao tử
trước đột biến
sau đột biến
cặp NST sau đột được sinh ra từ
biến
cơ thể mang đột
biến



Đảo đoạn
Mất đoạn
Lặp đoạn




×