Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HK 2 môn Địa lý lớp 11 năm 2012 THPT Sơn Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.6 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT SƠN NAM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: ĐỊA LÍ (lớp11 cơ bản )
Thời gian làm bài: 60 phút

Câu I: (2,5 điểm)
Cho bản đồ sau:
Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc

Hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự phân bố của công nghiệp Trung Quốc ?
Câu II:(2,0 điểm)
Trình bày đặc điểm nổi bật hai vùng kinh tế Trung ương và vùng Viễn Đông của Liên
bang Nga.
Câu III: (2,5 điểm)
Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 2005 và nguyên
nhân của sự phát triển đó ?
Câu IV: (3,0 điểm)Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2007
(Đơn vị: Triệu người)
Quốc gia
Ma-lai-xi-a Mi-an-ma
Phi-lip-pin Thái Lan
Việt Nam
Dân số
27,7
49,2
90,5
66,1


86,2


a.Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện dân số của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á –
Năm 2007
b.Nhận xét.
………. Hết ………
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm, HS được sử dụng Tập bản đồ thế giới và các
châu lục)


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
CÂU NỘI DUNG

1

2

- Sự phân bố các trung tâm công nghiệp:
- Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền
Đông, đặc biệt là vùng duyên hải và đang có xu hướng mở rộng sang
phía Tây
- Nguyên nhân:
+ Địa hình khu vực miền Đông bằng phẳng hơn, khí hậu, nguồn nước…
thuận lợi hơn miền Tây
+ Miền Đông giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu nguồn nguyên nhiên liệu..
hơn miền Tây
+ Nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển hơn miền Tây
+ Công nghiệp nông thôn được quan tâm đầu tư.
Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Liên Bang Nga

- Vùng Trung ương: Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung
nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mátxco-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả
nước.
- Vùng Viễn Đông: Giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác
khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
Ddaaya là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực Châu Á
Thái Bình Dương

ĐIỂ
M
1.0
0.5
0.5
0.25
0.25
1.0
1.0


3

4

Quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản và nguyên nhân
a. Tình hình:
- Kinh tế của Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm
khác nhau:
+Giai đoạn 1945 – 1950: Giai đoạn này, nền kinh tế của Nhật Bản bị suy
sụp nghiêm trọng sau chiến tranh
+Giai đoạn 1950 – 1973:

- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến
tranh và phát triển kinh tế cao độ
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
b. Nguyên nhân:
- Chú trọng hiện đại hóa công nghệ, tăng vốn
- Tập trung phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai
đoạn
- Duy trì cơ cấu nền kinh tế 2 tầng
+ Giai đoạn 1973 – 2005:
- Năm 1973 -1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng chậm lại do
khủng hoảng năng lượng
- Từ 1980 đến 1990: Tốc độ tăng khá do điều chỉnh chiến lược phát
triển kinh tế
- Từ 1990 đến 2005: Tốc độ chậm lại
a. Vẽ biểu đồ:Vẽ biểu đồ hình cột với trục tung thể hiện dân số, trục
hoành thể quốc gia; Lưu ý khoảng cách giữa các cột phải bằng nhau;
Phải ghi đầy đủ số liệu trên đỉnh cột, có tên biểu đồ; Đảm bảo tính thẩm
mĩ và khoa học; Thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0,25 điểm
b. Nhận xét:
Nhìn chung dân số của các quốc gia Đông Nam Á không đồng đều
+ Quốc gia có số dân đông nhất là Phi-líp-pin (90,5 Triệu người)
+ Quốc gia có số dân ít nhất là Ma-lai-xi-a (27,7 Triệu người)
+ Chênh lệch về số dân giữa quốc gia là 62,8 Triệu người

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
1.5

0.5
0.5
0.25
0.25



×