Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh hà giang giai đoạn 2000 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THANH HIẾU

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG
TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THANH HIẾU

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG
TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Chuyênngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mãngành: 60.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT
Ngƣờihƣớngdẫnkhoahọc: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt trong luận văn là sản phẩm của riêng cá
nhân, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn,
những điều được trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều
nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích
dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy
định cho lời cam đoan của mình./.

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
HỌC VIÊN

Hoàng Thanh Hiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn
Thị Hồng – Trưởng khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên là người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn học viên lớp
Cao học Địa khóa K21, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy,
đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của tôi tại Trường THCS Lê Quý Đôn
Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, cũng như các anh, chị ở chi cục kiểm
lâm Hà Giang, chi cục lâm nghiệp Hà Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng
cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ và
khuyến khích tôi trong quá trình học tập.

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
Học viên

Hoàng Thanh Hiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng .................................................................................................... iv
Danh mục các hình ..................................................................................................... v

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ......................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................... 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 6
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU BIẾN
ĐỘNG RỪNG ..................................................................................... 10
1.1. Cơ sở khoa học .............................................................................................. 10
1.1.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 10
1.1.2. Khái quát về sự phân loại rừng ở Việt Nam .............................................. 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu biến động rừng .................................... 22
1.2.1. Xu hướng biến động rừng trên thế giới và Việt Nam ................................ 22
1.2.2. Xu hướng biến động rừng Trung du Miền núi phía Bắc ........................... 24
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 25
Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH HÀ GIANG GIAI
ĐOẠN 2000–2010 ............................................................................... 26
2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới thảm thực vật rừng tỉnh hà giang ............................. 26
2.1.1. Nhân tố tự nhiên ......................................................................................... 26
2.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội.............................................................................. 35
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................... 39
2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 ................ 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

/>

2.2.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng năm 2000...................................................40

2.2.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang năm 2010 ...........................48
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 55
Chƣơng 3: BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH HÀ GIANG - GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẾN NĂM 2020 ............................... 56
3.1. Biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 ........... 56
3.1.1. Biến động về diện tích ................................................................................56
3.1.2. Biến động về chất lượng rừng ....................................................................71
3.1.3. Nhận định chung ........................................................................................74
3.2. Nguyên nhân gây biến động rừng tỉnh hà giang ............................................ 76
3.2.1. Nguyên nhân biến động theo hướng tích cực .............................................76
3.2.2. Nguyên biến động rừng theo hướng tiêu cực .............................................82
3.3. Dự báo, quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển thảm
thực vật rừng tỉnh Hà Giang đến năm 2020 .................................................. 88
3.3.1. Dự báo các lĩnh vực liên quan đến phát triển rừng ....................................88
3.3.2. Quan điểm ...................................................................................................89
3.3.3. Định hướng phát triển ................................................................................90
3.3.4. Mục tiêu ......................................................................................................91
3.3.5. Nhiệm vụ cụ thể ..........................................................................................92
3.3.6. Một số giải pháp chủ yếu ...........................................................................93
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 102
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ....... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Phân loại rừng và đất rừng 12] ................................................................. 21
Bảng 1.2. Diện tích rừng các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc .............................. 24
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang .......... 28
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang ...... 29
Bảng 2.3. Độ ẩm trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang. ............. 30
Bảng 2.4. Phân bố các taxon trong các ngành thực vật bậc cao ............................... 35
Bảng 2.5. Tỉ lệ sinh, tỉ lệ chết, tỉ lệ tăng tự nhiên và dân số Hà Giang..................... 36
Bảng 2.6. Số liệu hiện trạng rừng và đất tỉnh Hà Giang năm 2000 .......................... 40
Bảng 2.7. Hiện trạng phân bố rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang năm 2000 ... 44
Bảng 2.8. Cơ cấu và trữ lượng các loại rừng tỉnh Hà Giang năm 2000 .................... 47
Bảng 2.9: Số liệu hiện trạng rừng và sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2010 ............ 48
Bảng 2.10. Hiện trạng phân bố rừng theo đơn vị hành chính Hà Giang năm 2010 .. 52
Bảng 2.11. Cơ cấu và trữ lượng các loại rừng tỉnh Hà Giang năm 2010 .................. 54
Bảng 3.1. Biến động diện tích và độ che phủ rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010..... 57
Bảng 3.2. Biến động diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 2000 – 2010 .............. 58
Bảng 3.3. Biến động diện tích rừng theo đơn vị hành chính tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2000 – 2010 .................................................................................... 60
Bảng 3.4. Phân cấp mức độ biến động diện tích rừng theo đơn vị hành chính tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010. ............................................................ 64
Bảng 3.5. Biến động diện tích các loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 . 65
Bảng 3.6. Biến động diện tích 3 loại rừng chức năng tỉnh Hà Giang giai đoạn
2000 – 2010 .............................................................................................. 69
Bảng 3.7. Biến động trữ lượng các loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010 .... 72
Bảng 3.8. Phân cấp biến động trữ lượng rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 ... 73
Bảng 3.9. Kết quả khai thác gỗ và lâm sản từ 2005 - 2010 ...................................... 83
Bảng 3.10. Dự báo nhu cầu lâm sản giai đoạn 2013 - 2015 và 2015 - 2020 ............ 89
Bảng 3.11. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 – 2020 ................. 93

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái [25] ............... 11
Hình 1.2. Diễn thế rừng Lim xanh ở Hữu Lũng, sông Thương (Lạng Sơn) [19] ..... 13
Hình 1.3. Diễn thế rừng Lim xanh ở Vĩnh Phú và Hà Tuyên [19] ........................... 14
Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thảm thực vật rừng [12] ................................. 17
Hình 1.5. Nhóm nhân tố sinh thái - phát sinh (địa lí - địa hình) [26] ....................... 18
Hình 1.6. Biểu đồ trắc diện và chiếu tán của các kiểu rừng kín, rừng thưa và quần
hệ khô, lạnh vùng cao ở Việt Nam với một số loài cây ưu thế [25]. ........ 20
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Giang ........................................................... 27
Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang .. 28
Hình 2.3. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số trạm tỉnh Hà Giang ... 30
Hình 2.4. Biểu đồ độ ẩm trung bình các tháng và năm một số trạm tỉnh Hà Giang . 31
Hình 2.5: Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hà Giang năm 2000 ..................................... 41
Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất rừng tỉnh Hà Giang năm 2000 so
với đất lâm nghiệp (Bảng 2.6). ................................................................. 43
Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu diện tích rừng so với đất có rừng phân theo đơn vị hành
chính tỉnh Hà Giang năm 2000 (từ Bảng 2.7) ........................................... 45
Hình 2.8: Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hà Giang năm 2010 ..................................... 49
Hình. 2.9. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất rừng tỉnh Hà Giang năm 2010 so sánh
với đất lâm nghiệp (Bảng 2.9). ................................................................. 51
Hình 2.10. Cơ cấu diện tích rừng so với diện tích đất có rừng phân theo địa
phương tỉnh Hà Giang năm 2010 (Bảng 2.10). ........................................ 53
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến diện tích rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 – 2010 59
Hình 3.2. Độ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang năm 2000 và 2010 ........................... 59
Hình 3.3: Biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang 2010 -2010 ....................... 61

Hình 3.4. Biến động rừng theo đơn vị hành chính giai đoạn 2000-2010.................. 63
Hình 3.5. Biến động diện tích các loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010 . 67
Hình 3.6. Biến động diện tích 3 loại rừng chức năng tỉnh Hà Giang giai đoạn
2000 – 2010 (từ Bảng 3.6) ........................................................................ 70
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa là một quá trình không thể đảo ngược, ngày
càng mở rộng, phát triển trong tiến trình lịch sử phát triển loài người, nền tảng hàng
đầu làm căn cứ và thúc đẩy quá trình trên chính là tài nguyên thiên nhiên. CNH-HĐH
càng diễn ra mạnh mẽ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên quý hiếm, hữu hạn,
khó tái tạo, phục hồi và dường như là một bộ phận không thể tách rời có tầm quan
trọng đặc biệt với xã hội hiện đại. Trong đó, rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, là
một bộ phận của môi trường sinh thái, có khả năng tái tạo một phần, rất phong phú và
đa dạng, có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, văn hóa, du lịch,
môi trường, an ninh quốc gia...
Rừng là một trong những thành phần quan trọng cấu thành sinh quyển, không
những là nguồn tài nguyên sinh vật phong phú mà rừng còn giữ chức năng sinh thái
cực kỳ quan trọng như: tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu trình
chuyển hóa ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và
độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ
sự tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm
giảm mức ô nhiễm không khí và nước…
Việt Nam là một đất nước nhiệt đới với phần lớn diện tích là đồi núi, đất
đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm là những điều kiện vô cùng thích hợp để thực vật
rừng phát triển. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, những đòi hỏi cao của nền

kinh tế - xã hội và dưới sức ép của dân số ngày càng tăng nhanh đã gây ảnh
hưởng rất lớn đến các nguồn tài nguyên nói chung và với tài nguyên rừng nói
riêng. Trong đó, rừng ngày càng bị khai thác, huy động một cách triệt để nhằm
phục vụ cho các mục đích, nhu cầu ngày càng tăng về lương thực thực phẩm,
nhu cầu về gỗ, củi... cho sự phát triển kinh tế - xã hội của con người. Điều này
dẫn tới vô số các hậu quả khác nhau cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như
môi trường sinh thái. Rừng khai thác quá mức dẫn tới suy giảm tài nguyên rừng,
gây hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu, gây xói mòn, thoái
hóa, sa mạc hóa đất đai trên diện rộng.
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Hà Giang là một tỉnh miền núi, giáp biên, nằm trong khu vực vùng núi cao ở
cực Bắc của Tổ quốc. Với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, rừng Hà Giang
không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng Đồng
bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công
nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Trong những
năm qua, tài nguyên rừng của nước ta nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đang bị
suy giảm nhanh chóng, rừng của ta đang mất đi hàng ngày hàng giờ bởi những tác
động khai thác quá mức, không có quy hoạch của con người. Nguyên nhân của sự
suy giảm đó là do sự can thiệp thiếu nhận thức, ý thức của con người; chặt phá rừng
bữa bãi, đốt rừng làm rẫy, cháy rừng, phá rừng làm thủy điện... đã làm tác động mạnh
tới hệ sinh thái rừng, chất lượng, đa dạng sinh học...
Từ thực tiễn của địa phương cho thấy việc nghiên cứu hiện trạng, phân tích
sự biến động cũng như tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để phát
triển bền vững với rừng của tỉnh Hà Giang cho hiện tại và trong tương lai là rất cần
thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu về tài nguyên, biến động rừng có ý nghĩa
rất lớn với vấn đề phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng ở

tỉnh Hà Giang. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu biến động
rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000- 2010” làm Luận văn tốt nghiệp của mình,
qua việc thực hiện Luận văn nhằm làm rõ xu hướng biến động rừng, trên cơ sở đó
đưa ra một số đề xuất kiến nghị và giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
tỉnh Hà Giang.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về hiện trạng rừng của tỉnh Hà Giang, xác lập
xu hướng biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2000- 2010, kiến nghị một số giải
pháp bảo vệ tài nguyên rừng phát triển bền vững tỉnh Hà Giang.
2.2. Nhiệm vụ
Để giải quyết muc tiêu đề ra, đề tài tập trung giải quyết nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của sự biến động rừng.
- Thu thập phân tích xử lí số liệu liên quan đến vấn đề biến động tài nguyên
rừng tỉnh Hà Giang.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

- Xây dựng mô hình biến động tài nguyên rừng qua các năm, từ 2000 đến 2010.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng và biến động tài nguyên rừng qua các năm.
- Phân tích nguyên nhân gây biến động rừng và ảnh hưởng của sự biến động
rừng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người. Từ đó đưa ra những đề xuất,
dự báo, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển rừng theo chiều hướng bền
vững, giảm thiểu những biến động theo chiều hướng xấu.
2.3. Giới hạn của đề tài
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biến động rừng tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2000 - 2010 và tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra những biện pháp khắc
phục những biến động có hại, thúc đẩy những biến động có lợi nhằm sử dụng có hiệu

quả nguồn tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài chọn giai đoạn 2000 - 2010 để nghiên cứu, vì
đây là giai đoạn các công tác trồng rừng được quan tâm, chú trọng, giai đoạn này có
những ảnh hưởng rất lớn đến biến động rừng trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, 11 năm (từ
năm 2000 đến năm 2010) là khoảng thời gian đủ dài để thấy được những biến động
của rừng. Hơn nữa, để thấy được mức độ, trạng thái và xu hướng biến động rừng, tôi
chọn hai mốc năm đầu (2000) và năm cuối (2010) để phân tích, so sánh.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ rất sớm trong lịch sử phát triển, con người đã nhận ra tầm quan trọng của
rừng như nguồn dự trữ về tài chính và chiến lược. Trong quá trình tiến lên của
mình, loài người đã không ngừng tác động tới rừng nhằm đạt được các giá trị và sản
phẩm có ích cho cuộc sống của mình. Điều đó đã dẫn tới sự thoái hóa đất đai và môi
trường. Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển thì sự tác
động của con người vào rừng ngày càng mạnh mẽ và sự ảnh hưởng tới rừng, tới môi
trường và đất đai ngày càng theo chiều hướng xấu. Sự đa dạng của các cánh rừng
nguyên sinh ngày càng thu hẹp cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là các
cánh rừng thuộc khu vực nhiệt đới. Điều đó buộc con người phải có những cách
nhìn khác về rừng. Từ đó đã có rất nhiều nghiên cứu về rừng được thực hiện nhằm
hiểu rõ hơn cách thức sử dụng và bảo vệ rừng. Trong khu vực Đông Nam Á đã có
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như:
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

- Guibier H: Rừng Đông Dương (trong quyển “Những loại gỗ Đông Dương”, 1926).
- M.H. Lecomte: Thực vật chí Đông Dương (1905 - 1952, 8 quyển).
- Maurand (1943): Rừng Đông Dương, trong đó có phần trình bày về rừng
Việt Nam, đã được các tác giả Việt Nam kế thừa và phát huy.

- Dop P và Ganssen H: Thảm thực vật Đông Dương với lượng mưa hàng
năm (1931).
- Carton P: Nghiên cứu thảm thực vật trên cơ sở phân loại thổ nhưỡng và khí
hậu (trong quyển khí hậu Đông Dương 1940).
- Champ Soloix R (1939): Kiểu rừng thưa Đông Nam Á.
- Rollet B, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil: Những quần hệ thực vật Nam Đông
Dương (1952).
- Chevalier A: Thống kê những lâm sản của Bắc Bộ (1918).
- Moquillon P: Rừng ngập mặn ở Cà Mau (1944).
- Schmid M, De la Sonchève P, Godard P: Những loại đất và thảm thực vật ở
Đắc Lắc và vùng ba biên giới (1951); Những quần hệ thực vật trên những cao
nguyên Trung Bộ Việt Nam và các vùng tiếp giáp (1956).
- Chandra P.Giri và Surendra Shrestha - UNEP - Thái Lan: Phân tích biến
động che phủ rừng: quá khứ và tương lai trong trường hợp những nước đã lựa chọn
ở Nam và Đông Nam châu Á bằng phương pháp viễn thám...
Những công trình trên đã góp phần đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để dự
báo thảm thực vật rừng, đó là những kết quả tác động qua lại giữa các thành phần
của rừng, sự biến đổi của rừng theo không gian và thời gian dưới ảnh hưởng của các
yếu tố khác nhau.
Ở nước ta, việc nghiên cứu về thảm thực vật rừng đã có công trình của các
tác giả như:
- Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừng
các vùng miền Bắc của Trần Xuân Tiệp.
- GS.TS. Trần Ngũ Phương với các công trình nghiên cứu: "Bước đầu nghiên
cứu rừng miền Bắc Việt Nam" (1970) và "Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt
Nam" (2000)..
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


- GS.TS. Thái Văn Trừng (1970): "Thảm thực vật rừng Việt Nam", "Những
hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam" (1998). Đây là công trình đặt nền móng cho
việc nghiên cứu quần thể thực vật, rừng nhiệt đới ở nước ta [25].
- Bên cạnh đó, có nhiều các công trình nghiên cứu khác như: Lê Viết Lộc và
Nguyễn Bội Quỳnh “Những kiểu thảm thực vật vùng Tây Bắc và vùng Quỳ Châu”
(1963); Nguyễn Anh Tiếp, Lê Viết Lộc “Hệ thực vật và những loại hình ưu thế
trong các kiểu thảm thực vật ở rừng Cúc Phương” (1964); Võ Văn Chi “Hệ thực vật
và thảm thực vật vùng núi ở Sa Pa” (1964); Đồng Sĩ Hiền “Lập biểu thể tích và độ
thon cây đứng cho rừng Việt Nam”; Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm: “Tài
nguyên rừng” (2002); Nguyễn Văn Đẳng: “Lâm nghiệp Việt Nam 1945 - 2000”;
Nguyễn Văn Thêm: “Sinh thái rừng”(2002)…
Đặc biệt, từ những năm 90 trở lại đây, trước những biến đổi phức tạp về diện
tích và chất lượng rừng, nhiều tập thể và tác giả đã nghiên cứu diễn biến của tài
nguyên rừng trên phạm vi cả nước và một số khu vực:
- Báo cáo, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1976 1990 - 1995, đặc trưng cơ bản và sự biến động của tài nguyên rừng Tây Nguyên
(1996) của Viện Điều tra quy hoạch rừng.
- Công trình đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn
1991 - 1995, 1996 - 2000 (KS. Lê Sáu, KS. Nguyễn Huy Phồn, KS. Dương Tú Hùng).
- Phân tích đánh giá diễn biến diện tích rừng ở vùng Tây Nguyên (1976 1990) của Phạm Đức Lân. Nghiên cứu biến động các hợp phần tự nhiên Tây
Nguyên thời kì 1976 - 1995 và phân tích nguyên nhân của Nguyễn Thị Nhường
(Luận án tiến sĩ 2001).
Đối với tỉnh Hà Giang, mặc dù chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu
biến động thảm thực vật rừng qua các thời kì, nhưng cũng đã có một số báo cáo
điều tra, theo dõi biến động rừng qua các năm. Tuy nhiên, các báo cáo chủ yếu là
những số liệu thống kê hiện trạng, nhận định tổng quát về rừng. Để có một cái nhìn
thực tế hơn về biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang (biến động theo thời
gian, biến động theo không gian), nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến động từ
đó đưa ra những định hướng phát triển rừng trong tương lai là một nhiệm vụ cần
được làm rõ.

5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm bao trùm nhất, xác định phương pháp tư duy và tiếp cận
mọi vấn đề. Các hệ thống đều có cấu trúc để thực hiên chức năng, đó là cấu trúc
đứng và cấu trúc ngang. Trong đó cấu trúc đứng bao gồm các thành phần cấu tạo và
quan hệ giữa chúng, còn cấu trúc ngang bao gồm các thành phần cấu thành và quan
hệ giữa chúng. Như vậy, theo quan điểm hệ thống trong tự nhiên mọi sự vật hiện
tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng luôn tác động ảnh hưởng lẫn
nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh, thống nhất ở những quy mô, cấp bậc khác nhau.
Bởi vậy mỗi thành phần tự nhiên là một bộ phận của thể tổng hợp tự nhiên, khi có
sự tác động thay đổi một thành phần sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần, bộ
phận khác trong tổng thể, thậm chí là thay đổi cả một hệ thống. Một trong những
nhân tố có thể làm thay đổi các thành phần tự nhiên và tổng thể tự nhiên một cách
nhanh nhất và biến đổi mạnh mẽ nhất là con người với các hoạt động sản xuất nhằm
phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích của mình.
Tỉnh Hà Giang là một khu vực địa lý nhưng cũng được coi như một thể tổng
hợp tự nhiên có những đặc điểm riêng về địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, thổ nhưỡng, sinh vật... Do đó, khi nghiên cứu biến động rừng của tỉnh chúng ta
phải nghiên cứu các thành phần tự nhiên đó trong mối quan hệ qua lại với nhau và
với con người.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Khi nghiên cứu bất cứ một đối tượng, hiện tượng tự nhiên hay kinh tế - xã
hội đều phải gắn với một lãnh thổ cụ thể nào đó. Những đặc điểm đó sẽ tác động
đến sự phát sinh, phát triển và biến động của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã

hội của lãnh thổ đó. Tỉnh Hà Giang là một lãnh thổ có những đặc thù riêng về điều
kiện tự nhiên và kinh tế xã hội so với các vùng khác. Trong đó rừng là một thành
phần quan trọng trong tự nhiên, nó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các thành
phần tự nhiên khác. Đồng thời nó cũng là nguồn tài nguyên quan trọng đối với cuộc
sống con người. Dưới những tác động hoặc tiêu cực hoặc tích cực của con người sẽ
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

làm cho thảm thực vật rừng sẽ biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Do đó, để sử
dụng tài nguyên rừng một cách hợp lí và hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững,
cần phải nghiên cứu sự biến động của nó trong mối quan hệ với các thành phần tự
nhiên khác và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương.
4.1.3. Quan điểm môi trường sinh thái
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống. Sự tương tác hoà đồng giữa các
thành phần tự nhiên trong hệ thống tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn ở
một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra nhiều hậu quả liên hoàn nghiêm trọng.
Quan điểm môi trường sinh thái ngày càng được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu
mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên với nhau và với con người.
Rừng là một thành phần của tự nhiên và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành
phần khác của tự nhiên. Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến xói mòn đất, hạ thấp mực nước
ngầm và làm biến đổi khí hậu. Ngược lại, khi các thành phần tự nhiên khác bị suy
thoái cũng dẫn đến sự suy thoái rừng. Chính vì vậy, việc đảm bảo cân bằng sinh thái
là rất cần thiết. Bởi vì khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn và
bất cứ một tác động nào của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm
rẫy... cũng làm mất cân bằng sinh thái, để lại những hậu quả khôn lường.
Rừng của tỉnh Hà Giang chủ yếu phân bố trên những địa hình cao, ở khu vực
đầu nguồn. Mặt khác, rừng lại là tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Vì

vậy, cần quán triệt quan điểm môi trường sinh thái làm cơ sở khoa học để phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh theo mục tiêu phát triển bền vững.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở đúc rút
kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên hành tinh, phản ánh xu thế phát triển
của thời đại và định hướng cho tương lai của loài người. Theo quan điểm phát triển
bền vững, đòi hỏi phải đảm bảo sự phát triển bền vững về cả 3 vấn đề: kinh tế, xã
hội và môi trường. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong nghiên cứu biến
động rừng chính là đưa ra những kiến nghị về sự quản lí rừng ổn định bằng các biện
pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tiến hành thu thập, phân loại, xử lí và phân tích thông tin, số liệu để thấy rõ
mức độ biến động của thảm thực vật rừng. Về nguyên tắc, coi số liệu thống kê của
Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Cục thống kê tỉnh Hà Giang là cơ sở pháp
lý có độ tin cậy cao. Để xác định mức độ biến động chúng tôi dùng phương pháp
phân tích thống kê để xây dựng các biểu so sánh sự biến động qua các năm. Để tìm
hiểu nguyên nhân biến động, chúng tôi tiến hành phân loại, hệ thống hóa và tính
toán phân tích trên cơ sở các nguồn số liệu đã nói ở trên.
4.2.2. Phương pháp thống kê
Trong nghiên cứu mức độ biến động rừng cần phải nghiên cứu định lượng.
Do vậy, cần phải sử dụng phương pháp thuộc lí thuyết xác suất và thống kê để phân
tích, xử lí số liệu, xác định xu hướng phát triển của rừng.
4.2.3. Phương pháp điều tra và nghiên cứu thực tế
Điều tra và nghiên cứu thực địa là cơ sở thực tế để đưa ra những nhận định

về sự biến động rừng và bản đồ hiện trạng rừng. Vì địa bàn tỉnh Hà Giang tương đối
rộng, thời gian đi thực địa hạn chế... nên tác giả chọn điều tra theo 03 tuyến chính,
cụ thể như sau:
- Tuyến thành phố Hà Giang đi 04 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn,
Mèo Vạc (khu vực rừng núi đá).
- Tuyến thành phố Hà Giang đi 02 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần.
- Tuyến thành phố Hà Giang đi 04 huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình,
Bắc Quang.
4.2.4. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Là một hệ thống liên hợp để thu nhận, truy cập, xử lý, lưu trữ, tính toán, phân
tích, tra cứu, hiển thị, khai thác và cập nhật các thông tin, số liệu địa lý nhằm xác định
quy luật phân bố, quan hệ và các mối tương tác, quy luật và xu hướng phát triển các đối
tượng để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định hay các giải pháp cho các vấn đề
thực tiễn về khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường và những vấn đề
phát triển kinh tế - xã hội.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Để đánh giá biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hà Giang tác giả tiến hành các
công việc: xử lí, chồng xếp hai bản đồ hiện trạng rừng năm 2000, 2010 để đưa ra bản
đồ biến động rừng giai đoạn 2000 - 2010.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản
đồ, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn việc nghiên cứu biến động rừng.
Chương 2. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2000 - 2010.
Chương 3. Biến động tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang - giải pháp phát triển
rừng đến năm 2020.


9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG RỪNG
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về rừng
Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng.
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ, càng phát triển thì con
người càng hoàn thiện khái niệm về rừng thành những học thuyết về rừng. Cùng với
sự ra đời của sinh thái học thì khái niệm về rừng dần được sáng tỏ. Rừng là một bộ
phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển
kinh tế - xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế, rừng đã có lịch sử phát triển
lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ thực sự có từ thế kỉ XIX. Cùng với sự ra
đời của sinh thái học, các khái niệm về rùng dần được sáng tỏ.
Theo FAO: "Rừng là một hệ sinh thái mà độ che phủ của tán cây họ tre nứa
hoặc cây gỗ có chiều cao từ 5m trở lên khi thành thục, chiếm ít nhất > 0.1. Nhìn chung
có liên hệ với động vật hoang dã. Đất còn mang tính chất đất rừng và nó không phải là
chủ đề cho sản xuất nông nghiệp, diện tích nhỏ nhất được xác định là < 0.5ha".
Nhà bác học người Nga, G.F. Morozov (1912) đã định nghĩa: "Rừng là một
quần xã cây gỗ, trong đó chúng biểu hiện ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, làm nảy sinh
các hiện tượng mới mà không đặc trưng cho những cây mọc lẻ. Trong rừng không
những chỉ có các quan hệ qua lại giữa cây rừng với nhau mà còn có ảnh hưởng qua
lại giữa cây rừng với đất và môi trường không khí, rừng có khả năng tự phục hồi".
Xuất phát từ quan điểm hệ thống, X.B. Belov (1976) lại định nghĩa rừng như
sau: "Rừng là một hệ thống sinh học tự điều chỉnh, bao gồm thảm cây gỗ, cây bụi,

thảm cỏ, động vật, vi sinh vật, đất và chế độ thuỷ văn, không khí và các sinh vật
sống trong đất".
Các yếu tố môi trường vật lý trong hệ sinh thái bao gồm: khí hậu (nhiệt độ, độ
ẩm), ánh sáng, không khí và các yếu tố dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg, Mo, H2O).
Trong hệ sinh thái rừng, các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa các vật
sống và môi trường đều được hoàn thiện, nếu thiếu quá trình này thì không tồn tại sự
sống của rừng (Hình 1.1) [26].
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

CO2

Thực vật (Vật sản xuất)

Động vật (Vật tiêu thụ)

Xác hữu cơ

Các khoáng chất

Vi sinh vật (vật phân hủy)

Ghi chú:
: Vòng vật chất
: Dòng năng lượng
Hình 1.1. Vòng tuần hoàn vật chất và năng lƣợng trong hệ sinh thái [25]
Rừng được đặc trưng bởi 3 đặc điểm sau:
- Mối quan hệ giữa các loài cây gỗ, giữa loài cây gỗ với các loại cây khác

(cây bụi, cỏ, rêu, dây leo) có ảnh hưởng qua lại với nhau. Đặc điểm ảnh hưởng qua
lại có thể có ích cho cây gỗ, nhưng cũng có thể có hại cho cây gỗ (chèn ép, cạnh
tranh về nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng của đất).
- Các thành phần của rừng không chỉ phụ thuộc vào môi trường mà chính
bản thân chúng cũng tác động ngược trở lại môi trường. Sự tác động này dẫn tới
hình thành tiểu khí hậu và đặc trưng cho rừng.
- Rừng có khả năng tự phục hồi đảm bảo thay thế các thế hệ, nhưng khả năng
này chỉ có được khi rừng không bị tác động xấu từ con người.
1.1.1.2. Quá trình tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng.
Đó là sự xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi hoàn cảnh
rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng sâu khi làm nương
rẫy, các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá
trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Còn theo
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

nghĩa rộng, tái sinh rừng là sự tái sinh nhằm đảm bảo cho sự tồn tại liên tục của một
số hệ sinh thái rừng. Có ba phương thức để tái sinh rừng là: tái sinh tự nhiên, tái
sinh nhân tạo và xúc tiến tái sinh tự nhiên. [10]
- Tái sinh tự nhiên: Là quá trình tạo thành thế hệ cây rừng mới bằng con
đường tự nhiên, về cơ bản không có sự tác động của con người. Kết quả rừng tái
sinh phụ thuộc hoàn toàn vào các quy luật và điều kiện tự nhiên. Ưu điểm của tái
sinh tự nhiên là có thể sử dụng giống và hoàn cảnh rừng hiện có. Điều kiện cho tái
sinh tự nhiên là phải có nguồn giống và hoàn cảnh sinh thái thích hợp cho sự sinh
trưởng của cây tái sinh. Trong điều kiện rừng nhiệt đới, quá trình tái sinh tự nhiên ít
đạt được kết quả mong muốn bởi nó không điều tiết được thành phần loài và mật độ
cây phù hợp với yêu cầu kinh doanh và sử dụng rừng.

- Tái sinh nhân tạo: Là phương thức tái sinh có tác động trực tiếp của con người,
tự gieo trồng chăm sóc để tạo rừng mới trên đất có rừng. Ưu điểm của phương thức này
là chủ động chọn loại cây trồng, điều khiển mật độ thích hợp cho mục đích của con
người. Song nhược điểm chính của nó là phải có điều kiện kinh tế kĩ thuật và nhân lực
nên khó có thể triển khai trên một diện tích đất rừng lớn.
- Xúc tiến tái sinh tự nhiên là phương thức trung gian giữa tái sinh nhân tạo
và tái sinh tự nhiên. Trong đó tận dụng triệt để những ưu điểm của tái sinh tự nhiên
với sự tham gia tích cực của con người để tái sinh rừng đạt được hiệu quả cao hơn.
1.1.1.3. Quá trình diễn thế rừng
Diễn thế rừng là sự thay thế thế hệ cây rừng này bằng thế hệ cây rừng khác
trong đó tổ thành các loài cây gỗ, nhất là loài cây ưu thế sinh thái có sự thay đổi cơ
bản. Nói rộng hơn diễn thế rừng là sự thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh
thái rừng khác. Theo Odum (1956) thì diễn thế là quá trình phát triển theo thứ bậc
của các quần thể liên quan tới những biến đổi về cấu trúc các loài và của các quá
trình tiến triển trong quần thể theo thời gian. Mọi quy trình diễn thế đều có liên hệ
cơ bản với biến chuyển cơ bản của dòng năng lượng nhằm duy trì hệ thống ổn định
(Dolam và Pinketop, 1955; Magalep, 1986). [10]
Xét về bản chất thì diễn thế rừng là quá trình chuyển hoá và tích luỹ năng
lượng hình thành dòng năng lượng trong hệ sinh thái rừng. Đây là quá trình phát
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

triển tịnh tiến có sự kế thừa nhau theo một giai đoạn nhất định. Dù hiểu theo nghĩa
rộng hay hẹp thì quá trình phát triển hệ sinh thái rừng phụ thuộc lớn vào sự cân
bằng nội tại trong hệ sinh thái, quá trình diễn thế của hệ sinh thái rừng có thể diễn ra
theo 2 chiều hướng tiến hoá và thoái bộ:
- Diễn thế tiến hóa: Là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng cũ bằng hệ sinh
thái rừng mới có cấu trúc phức tạp hơn, có tính ổn định cao hơn, do đó khả năng tận

dụng điều kiện hoàn cảnh cao hơn và tạo ra một năng suất sinh khối lớn hơn.
- Diễn thế thoái bộ: Là quá trình đơn giản hóa cấu trúc, hạ thấp khả năng tận
dụng của điều kiện hoàn cảnh và làm giảm năng suất sinh khối.
Theo nguồn gốc phân thành 2 loại là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
- Diễn thế nguyên sinh: Là quá trình diễn thế dẫn tới sự hình thành một hệ
sinh thái rừng tương đối ổn định trên đất chưa từng có rừng.
Kiểu phụ nguyên sinh hay phục hồi
Kiểu phụ phức tạp

Lim

Kiểu phụ phức tạp

Sau sau

Trảng cây gỗ

Trảng cây bụi

Trảng cỏ
Hình 1.2. Diễn thế rừng Lim xanh ở Hữu Lũng, sông Thƣơng (Lạng Sơn) [19]
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Kiểu phụ khí hậu rừng lim nguyên sinh hay phục hồi

Kiểu phụ phực tạp do
chặt đốn gỗ gây nên


Kiểu phụ thổ nhưỡng thứ sinh sau nương rẫy
Mỡ

Bồ đề

Ràng

Chẹo

Giang

Vầu

Rừng nứa xen cây gỗ

Rừng nứa

Rừng nứa – Cây bụi

Trảng cây bụi

Trảng cỏ
Hình 1.3. Diễn thế rừng Lim xanh ở Vĩnh Phú và Hà Tuyên [19]
- Diễn thế thứ sinh: Xảy ra trên cơ sở diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ giai
đoạn hệ sinh thái rừng bị phá huỷ hết hoặc từng phần do chặt phá, cháy rừng, chăn
thả gia súc. Ở nước ta thường gặp 02 loại diễn thế chính sau: [26]
+ Diễn thế trên đất rừng còn nguyên trạng có xu hướng phục hồi hệ sinh thái
rừng nguyên sinh ban đầu, xảy ra trong trường hợp khi con người mới tác động vào
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

quần thể thực vật, đất vẫn còn giữa nguyên tính chất đất rừng ban đầu. Tuy nhiên,
do tác động lặp lại nhiều lần đã dẫn đến hình thành rừng thứ sinh có cấu trúc đơn
giản hơn so với rừng nguyên sinh.
+ Diễn thế trên đất rừng đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau dẫn đến
hình thành trảng cỏ, trảng cỏ cây bụi thấp hoặc cây bụi gai. Hình 1.2, 1.3 [19].
Các loại diễn thế này tuy không được nghiên cứu trong khu vực tỉnh Hà Giang,
tuy nhiên có sự tương đồng trong sinh cảnh của các loại rừng lim xanh này ở tỉnh. Như
vậy, tái sinh và diễn thế rừng là các quá trình góp phần tạo ra sự biến động của thảm
thực vật rừng do tác động của tự nhiên và nhân sinh.
1.1.1.4. Sự mất rừng và suy thoái rừng
Theo FAO (2000) cho rằng sự suy thoái rừng là sự giảm độ tàn che của rừng
hoặc sức sản xuất của rừng. Đó là sự suy giảm độ tàn che rừng hoặc sức sản xuất
của rừng thông qua khai thác, cháy rừng, cây đổ gãy do bão hay nguyên nhân khác,
trong đó độ che phủ của tán rừng vẫn còn trên 10% (theo khái niệm về rừng). Trong
một ý nghĩa khác rộng lớn hơn, suy thoái rừng là sự suy giảm dài hạn các lợi ích
cung cấp toàn diện của rừng, bao gồm gỗ, đa dạng sinh học, các sản phẩm và dịch
vụ khác của rừng. FAO (2001, 2006) đã chỉ rõ suy thoái rừng là những sự thay đổi
trong rừng có ảnh hưởng tới cấu trúc, chức năng của rừng; vì vậy giảm khả năng
cung cấp các lâm sản và dịch vụ từ rừng.
Ngoài ra một số tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự giảm sút
hoặc suy yếu khả năng sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các
yếu tố bên ngoài đặc biệt là hoạt động của con người. Với Serna (1986) đó là sự
giảm diện tích không thuộc suy thoái rừng, Graigner (1988) cho rằng đó là sự giảm
sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc, tổ thành loài hoặc năng suất thảm
thực vật. Ở vùng nhiệt đới suy thoái rừng ở quy mô lớn và cường độ cao là hiện
tượng xảy ra do sự bùng nổ về dân số và nhu cầu gỗ ngày càng tăng. Rừng nhiệt đới

đang trong quá trình giảm sút với tốc độ chưa từng thấy và dẫn đến các hệ sinh thái
bị suy thoái.
Ở Việt Nam khái niệm về thoái hóa trong lâm nghiệp lần đầu tiên được đề
cập trong cuốn “Thuật ngữ lâm nghiệp”. Theo Will de Jong, Đỗ Đình Sâm, Triệu
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

Văn Hùng thì “sự suy thoái rừng là một quá trình dẫn đến phá vỡ cấu trúc rừng, mất
sư đa dạng sinh học của loài cây bản địa”.
Trần Văn Con (2006) cho rằng sự suy thoái rừng có thể xảy ra dưới nhiều
hình thức và được biểu hiện ở nhiều quy mô khác nhau, xảy ra khi các sự kiện phi
tự nhiên gây ra những xáo trộn trong quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng
sinh thái và kết quả làm cho rừng thứ sinh nghèo đi.
1.1.1.5. Biến động thảm thực vật rừng
a. Khái niệm
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan đều biến đổi không ngừng. Tự nhiên cũng không nằm ngoài thế giới
khách quan đó; nó cũng luôn vận động, biến đổi, hay nói cách khác có sự biến
động. Sự biến động đó thể hiện quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên,
khi thành phần này thay đổi dẫn đến thay đổi thành phần khác theo mối quan hệ đa
chiều. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả và hợp lí nguồn tài nguyên rừng mà vẫn bảo
vệ được nguồn tài nguyên và giữ được cân bằng sinh thái thì cần phải am hiểu về sự
biến động đa chiều đó.
Nghiên cứu biến động rừng là xem xét quá trình thay đổi diện tích, chất lượng
thông qua các số liệu, thông tin thu được theo thời gian để tìm ra hướng giải quyết đúng
đắn trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
b. Các đặc trưng của biến động thảm thực vật rừng
- Quy mô biến động:

+ Biến động về diện tích thảm thực vật rừng nói chung và các kiểu thảm thực
vật rừng nói riêng.
+ Biến động về chất lượng rừng thông qua các chỉ số về trữ lượng rừng và
trữ lượng các kiểu rừng.
- Xu hướng biến động: Xu hướng biến động có thể tăng hay giảm, theo hướng
tích cực hay tiêu cực đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người cũng như của
môi trường sinh thái.
- Mức độ biến động:
+ Thể hiện qua số lượng diện tích tăng hay giảm, nhiều hay ít của thảm thực
vật giữa thời điểm đầu và cuối của thời kì nghiên cứu.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

+ Xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và tỉ lệ phần trăm độ
che phủ của từng kiểu rừng thời điểm đầu, cuối của thời kì nghiên cứu.
+ Mức độ biến động còn thể hiện qua trữ lượng của các kiểu rừng tăng hay
giảm, sự thay đổi trạng thái các kiểu rừng giữa đầu, cuối kì nghiên cứu.
1.1.2. Khái quát về sự phân loại rừng ở Việt Nam
Rừng được hiểu là một hệ sinh thái hoặc một quần lạc sinh địa, là sự thống
nhất trong mối quan hệ biện chứng và phát triển giữa sinh vật, đất và môi trường.
Với một đối tượng rừng rộng lớn để có thể đánh giá được khoa học cần phải phân
loại rừng thành những đơn vị cơ bản. Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng
trong quản lí tài nguyên rừng của mỗi quốc gia. Ở nước ta, công tác phân loại rừng
gắn liền với lịch sử phát triển sử dụng rừng từ xa xưa.
1.1.2.1. Phân loại rừng theo phát sinh sinh học
Phân loại rừng Việt Nam được nhiều tác giả nghiên cứu, Tuy nhiên, cách
phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh của Thái Văn Trừng là được chú
ý hơn cả vì nó có nguyên tắc và tiêu chuẩn phân loại rõ ràng. Trên quan điểm hệ

sinh thái và quần lạc sinh địa, quần thể thực vật và các nhân tố ngoại cảnh luôn có
sự tác động qua lại thành một tổ hợp thống nhất tồn tại và phát triển theo những quy
luật riêng của nó. Theo Thái Văn Trừng (1970,1978), có 5 nhân tố sinh thái phát
sinh ảnh hưởng đến sự hình thành các loại rừng khác nhau (Hình 1.4).
Địa lý địa hình

Khí hậu - Thuỷ văn
Thảm thực vật rừng
Sinh vật và con người

Đá mẹ - Thổ
nhuỡng

Khu hệ thực vật

Hình 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thảm thực vật rừng [12]
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×