Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phát triển môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực tại trường THPT Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.65 KB, 6 trang )

PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆN –
HỌC SINH TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TÂY NINH
Học viên: NGÔ THỊ THƠ
Lớp: Giáo dục học 19B
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo môi trường học tập thân thiện để học sinh tích cực học tập là tiền đề quan

trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông. Hiện
nay, các trường học trên cả nước đang phát động phong trào thi đua xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực theo tinh thần chỉ thị 40 của Bộ GD & ĐT. Trường
THPT Tây Ninh rất quan tâm đến việc tạo cho học sinh một môi trường học tập thân
thiện, tuy rằng mức độ thân thiện còn hạn chế. Chính vì thế, việc phát triển môi
trường học tập thân thiện – học sinh tích cực tại trường THPT Tây Ninh là vô cùng cần
thiết giúp cho học sinh tích lũy thêm nhiều kiến thức, năng động và cảm thấy mỗi ngày
đến trường là một ngày vui.
II.

NỘI DUNG
Phong trào “ Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực” được

Bộ giáo dục và đào tạo phát động vào năm học 2008 - 2009 và cho đến nay phong trào
này luôn được các trường quan tâm thực hiện và triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Hưởng ứng phong trào thi đua này, trường THPT Tây Ninh đã thực hiện nhiều kế
hoạch nhằm xây dựng một môi trường học tập - thi đua lành mạnh và tích cực để thực
hiện các nội dung và tiêu chí mà phong trào này đã đề ra.
1


1. Một số vấn đề lí luận về môi trường học tập thân thiện – học sinh tích cực


1.1. Môi trường học tập thân thiện

Mô hình trường học thân thiện là một mô hình do UNICEF đưa ra và được triển
khai rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Môi trường học tập thân thiện là môi trường
học tập mà ở đó học sinh được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp thu kiến thức một
cách tốt nhất, học sinh được học tập một cách thoải mái nhất, không có áp lực thi cử,
áp lực bài vở nhưng vẫn phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh ở mức cao nhất.
1.2.

Học sinh tích cực

Học sinh tích cực hay tính tích cực học tập là tính tích cực cá nhân được phân
hóa và hướng vào việc giải quyết vấn đề, nhiệm vụ học tập để đạt các mục tiêu học tập.
Tính tích cực học tập bao gồm những thành tố cơ bản: Hoạt động nhận thức, hoạt động
giao tiếp, hoạt động, sinh hoạt học đường, giao lưu tình cảm và đạo đức trong học tập,
hoạt động nghệ thuật - thẫm mĩ hoạt động xã hội trong học tập [1]
1.3. Các nội dung của phong trào “ Xây dựng môi trường học tập thân thiện – học
sinh tích cực” theo chỉ thị số 40 của Bộ GD và ĐT [2]
-

Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm và lứa tuổi của học sinh ở

-

mỗi địa phương, giúp các em tự tin học tập.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch


sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
2. Thực trạng môi trường học tập thân thiện – học sinh tích cực tại trường THPT
Tây Ninh
Trường THPT Tây Ninh là một ngôi trường chuẩn quốc gia tọa lạc ở trung
tâm thị xã Tây Ninh. Trường có 36 lớp học với điều kiện cơ sở vật chất tương
đối khang trang và thuận lợi.

2


Để nắm bắt được thực trạng môi trường học tập của học sinh tại trường,
tác giả đã đã tiến hành khảo sát 378 học sinh của cả 3 khối thuộc 9 lớp khác
nhau.
Khi học sinh được hỏi về tâm trạng của em như thế nào khi đến trường,
kết quả thu được 47.1% học sinh được khảo sát cho rằng các em cảm thấy vui
và rất vui, 44.4% học sinh được khảo sát có cảm giác bình thường và 8.5% học
sinh tham gia khảo sát thấy chán nản khi ở trường. Hỏi về lí do chán nản , đa số
các em trả lời do không hòa nhập được với bạn, cảm thấy cô đơn và lẻ loi.

Về cảm giác an toàn khi đến trường, còn 9.8 % học sinh được khảo sát
cảm thấy không an toàn khi ở trường, 42.1% thấy tương đối an toàn và số còn lại
thấy rất an toàn khi ở trường. Một số học sinh cảm thấy chưa an toàn vì các
trường hợp học sinh của trường đánh nhau mà các em nhìn thấy. Theo khảo sát
của người nghiên cứu về số liệu các vụ đánh nhau của học sinh trường THPT
Tây Ninh ( trong và ngoài nhà trường) mà học sinh chứng kiến, đã có hơn 70%
số học sinh được khảo sát trả lời rằng từng nhìn thấy học sinh của trường đánh
nhau.
3



Về phương pháp truyền đạt của thầy cô, phần lớn học sinh được khảo sát
thấy thầy cô dạy rất thu hút và dễ hiểu (65.9%), số còn lại cho rằng đa số thầy cô
truyền đạt không thu hút hoặc khó tiếp thu.
Về thái độ học tập của học sinh, người nghiên cứu thấy rằng hơn 50% học
sinh được khảo sát chưa tự tin phát biểu và việc tham gia xây dựng bài của các
em thường là đợi thầy cô gọi hoặc là né tránh.
Về việc tham gia các hoạt động tập thể, học sinh của trường thường được
tham gia sinh hoạt tập thể bởi BCH Đoàn trường, BCH chi Đoàn, giáo viên chủ
nhiệm nhưng thực sự vẫn chưa thõa lòng mong đợi của các em. Theo kết quả
trưng cầu ý kiến, đa số học sinh mong muốn được tham gia sinh hoạt tập thể
hàng tuần và vào các dịp lễ.
Riêng việc góp ý với nhà trường, phần đông học sinh vẫn chưa mạnh dạn
đóng góp ý kiến mà thường chọn giải pháp im lặng hoặc nói với bạn bè, phụ
huynh như là một giải pháp giải tỏa tâm lý.
3. Phương hướng phát triển môi trường học tập thân thiện – học sinh tích cực tại

trường THPT Tây Ninh
Qua kết quả khảo sát, tác giả thấy rằng trường cần có nhiều kế hoạch cụ
thể nhằm tạo điều kiện cho tất cả học sinh được thể hiện mình, giúp các em tự
tin hơn và phát huy tính tích cực trong học tập. Cụ thể như:
- Thiết kế các hoạt động tập thể, các trò chơi tập thể: Vào các dịp lễ, các
buổi tham quan dã ngoại, cắm trại…trường tổ chức cho học sinh tham gia
các trò chơi mang tính tập thể nhằm phát huy tính sáng tạo, tinh thần tập
thể, giúp học sinh vừa được vui chơi thư giãn vừa rèn luyện được khả
-

năng phản ứng nhanh, hòa đồng với bạn bè.
Sử dụng có hiệu quả tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Qua các tiết Hoạt
động ngoài giờ lên lớp, thông qua các trò chơi có chủ điểm và theo kế
hoạch, giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của

4


học sinh và qua đó học sinh cũng được trang bị thêm một số kiến thức, kỹ
-

năng và thái độ theo mục tiêu tiết học đề ra.
Lập kế hoạch sinh hoạt chủ nhiệm chu đáo, quan tâm đến những học sinh

-

cá biệt và điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa phù hợp.
Phát động phong trào tích cực hóa trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
các tiết dạy và học, tạo điều kiện cho giáo viên cải tiến phương pháp
giảng dạy cho phù hợp và thu hút, sử dụng có hiệu quả các phương tiện

-

dạy học sẵn có giúp cho học sinh phát huy tính tích cực và sáng tạo.
Tổ chức các buổi tọa đàm giữa ban giám hiệu, giáo viên và học sinh, kịp
thời giải đáp thắc mắc, giải quyết nhanh và có tính răn đe các trường hợp
vi phạm nội quy nhà trường nhằm giúp cho học sinh cảm thấy thật sự an

III.

toàn khi đến lớp.
KẾT LUẬN
Phát triển môi trường học tập thân thiện - học sinh tích cực tại các trường
trên địa bàn thị xã Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung đang là một chủ đề
nóng bỏng đòi hỏi các nhà giáo dục cùng chung tay góp sức và thực hiện. Riêng

tại trường THPT Tây Ninh, các phương hướng mà người nghiên cứu đưa ra đã
được triển khai thực hiện và bước đầu cho kết quả rất khả thi. Từ kết quả đó cho
thấy rằng các phương hướng này có thể triển khai rộng rãi tới các trường trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh và nếu được thực hiện thành công thì việc này sẽ có ý nghĩa
rất lớn trong việc góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Tin rằng trong tương lai không xa nền giáo dục Việt Nam sẽ có một
bước tiến mới, một sự tiến bộ vượt bậc về cái “tâm” và “tầm nhìn” vươn ra thế
giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại – Lí luận- biện pháp -kĩ thuật, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.
5


[2] Chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008.

6



×