Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hướng dẫn triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.53 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN GIANG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: ……/HD-PGD&ĐT Giang Thành, ngày tháng 10 năm 2009
V/v: Hướng dẫn triển khai phong trào
xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực năm học 2010-2011.
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường trực thuộc.
Thực hiện Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Hướng dẫn số 164/SGD&ĐT-GDTrH ngày 14/09/2009 của Sở Giáo
dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực trong các trường phổ thông năm học 2009 - 2010, Phòng Giáo dục và Đào tạo
Giang Thành xây dựng kế hoạch thực hiện trong năm học 2010 - 2011 cụ thể như sau:
I. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung:
1. Mục tiêu:
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của
địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên, học sinh trong giảng
dạy, học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và chất lượng.
2. Yêu cầu:
Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật
chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho giáo viên có đầy đủ trang thiết bị giảng dạy,
học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức
sáng tạo.
Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy giáo, cô giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Nâng cao vai trò trách nhiệm, kiến thức kỹ năng của tổng phụ trách Đội ở các
đơn vị trường học, vai trò của từng đảng viên, đoàn viên, đội viên trong nhà trường.
Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú


của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng
cho học sinh.
Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong
công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là
do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục
được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
1 of 5

3. Nội dung:
3.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp
hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân, đầu mùa mưa và chăm sóc
cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công
trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
3.2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự
học của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực
hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
3.3. Rèn luyện kỹ năng cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói
quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn
giao thông đường bộ, đường thủy và các tai nạn thương tích khác.

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực
và các tệ nạn xã hội.
3.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích
sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác
phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
- Tổ chức tập huấn cho Tổng phụ trách đội các đơn vị về các kỹ năng sinh hoạt
Đoàn - Đội 1lần/tháng.
3.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
- Mỗi trường nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng
ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên
truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè; thăm viếng, chăm
sóc các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thươg binh liệt sĩ.
2 of 5

- Mỗi trường xây dựng kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc và tinh thần cách mạng một cách thiết thực cho tất cả học sinh thông qua các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các tiết học tích hợp.
II. Nhiệm vụ cụ thể:
1. Xây dựng kế hoạch triển khai và đăng ký thực hiện:
Trong năm học 2010 - 2011 các trường học tập trung vào 3 vấn đề:
+ Mỗi trường nhận chăm sóc một di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, đài tưởng
niệm ở địa phương và thông qua hoạt động này để giáo dục đạo đức và truyền thống
cho học sinh hoặc nhận chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Xây dựng các quy tắc ứng xử trong nhà trường.
+ Phấn đấu đạt trường học “Xanh - Sạch - Đẹp”.
Các đơn vị căn cứ vào các tiêu chí và tình hình thực tế để đăng ký phấn đấu
thực hiện trong năm học 2010-2011 và các năm tiếp theo. Các trường đã đạt chuẩn

trường học Xanh - Sạch - Đẹp cần bổ sung các nội dung phấn đấu và tiếp tục đăng ký
thực hiện phong trào.
Thời gian đăng ký: Các trường tiểu học, TH và THCS, THCS đăng ký với
Phòng GD&ĐT trước ngày 20/12/2010.(nộp cho đ/c Trần Trung Chánh)
2. Tổ chức phát động phong trào:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài nhà trường, ngoài
ngành giáo dục về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, làm cho mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh và
các lực lượng xã hội quán triệt mục đích, yêu cầu của phong trào thi đua, nhằm huy
động mọi lực lượng tham gia phong trào.
Các đơn vị trường học tổ chức phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo nội dung Chỉ thị
40/2008/CT-BGDĐT đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong đơn vị.
Tích cực tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường,
đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Tổ chức hoạt động dã ngoại cho học sinh vùng sâu tới trung tâm huyện và
ngược lại; tổ chức trại hè cho học sinh; tổ chức cho học sinh tham quan các khu công
nghiệp, làng nghề ở địa phương như xi măng, vôi, chài lưới, nuôi trồng, đánh bắt, chế
xuất, đan cỏ bàng, cách xử lý nước mắm, nước phèn, cải tạo đất ….
Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên lồng ghép để giới thiệu văn hóa, thể thao, du lịch,
lễ hội, di tích, di sản thiên nhiên của huyện vào nội dung bài giảng, đặc biệt là các
môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, …; Xây dựng các băng hình tiết dạy minh họa
lồng ghép ...; Động viên giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên theo hướng
lồng ghép việc giải thích các quy luật hóa học, vật lý, sinh học, toán học, … với việc
giới thiệu các hoạt động văn hóa dân gian, di tích, tài nguyên thiên nhiên phù hợp với
3 of 5

điều kiện thực tế của huyện nhà; Đưa các trò chơi, nghệ thuật dân gian và của dân tộc
Khmer của địa phương vào nhà trường.

Phát động, hướng dẫn học sinh từ tiểu học đến trung học cơ sở làm đồ dùng học
tập đơn giản, đồ chơi dân gian cho trường mầm non.
Công đoàn giáo dục tổ chức triển khai phong trào thi đua trong hệ thống công
đoàn, phát hiện điển hình, giới thiệu những việc làm tốt ở cơ sở để nhân điển hình
trong toàn tỉnh.
3. Kiểm tra, đánh giá và công nhận:
Trên cơ sở các nội dung phong trào thi đua, từng đơn vị trường học tự đánh giá
kết quả tổ chức thực hiện và báo cáo Phòng GD& ĐT đề nghị Sở GD& ĐT công nhận.
Phòng GD& ĐT sẽ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi
năm học, biểu dương những đơn vị, tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào, giới
thiệu và nhân rộng các điển hình trong toàn ngành.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Báo cáo UBND huyện về kế hoạch chỉ đạo, thành lập ban chỉ đạo để xây dựng
kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, kết hợp các cuộc vận động và phong trào thi đua khác của
ngành.
Hướng dẫn các trường đăng ký tham gia phong trào này trong năm học 2010-
2011.
Định kỳ kiểm tra, đánh giá mức độ, tiến độ của các trường trong việc thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn liền với
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát hiện khả năng ở mỗi trường trong
quá trình thực hiện phong trào để kịp thời giúp đỡ.
2. Các trường:
Hiệu trưởng của các trường căn cứ vào kế hoạch này, thành lập Ban chỉ đạo của
đơn vị do Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, chịu trách nhiệm xây dựng kế
hoạch hành động cụ thể của nhà trường và tổ chức phát động phong trào thi đua, có sự
tham gia của Đoàn THCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí
Minh, Hội Cha mẹ học sinh và phân công cụ thể.
Tổ chức trao đổi, lấy ý kiến trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh

và học sinh về các nội dung yêu cầu để lựa chọn các nội dung cụ thể, phù hợp đăng ký
thực hiện trong năm học 2010 - 2011.
Tiếp tục thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”
(ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT), trong đó cụ thể hóa các quy
tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường (giáo viên với giáo viên, giáo viên với
học sinh, học sinh với học sinh).
Tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng
4 of 5

các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức các hoạt động tuyên
truyền để các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Phòng GD&ĐT yêu cầu các đơn vị trường học chủ động triển khai công việc
theo tinh thần công văn. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời báo
cáo lãnh đạo Phòng GD&ĐT để giải quyết.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
- Sở GD&ĐT;
- UBND huyện;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Lãnh đạo, CB Cmôn PGD&ĐT;
- Lưu VT.
Huỳnh Trọng Đức
5 of 5

×