Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

LATS Nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt New Zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.62 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN ĐẠT

NGHIÊN CỨU MỨC NĂNG LƢỢNG TRAO ĐỔI,
PROTEIN THÔ VÀ XƠ THÍCH HỢP TRONG KHẨU PHẦN
NUÔI THỎ THỊT NEW ZEALAND GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG
TRÊN CƠ SỞ NGUỒN THỨC ĂN SẴN CÓ

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2016


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch
TS. Trần Hiệp

PGS.TS. Mai Thị Thơm

Phản biện 1:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

PGS.TS. Phan Đình Thắm


Phản biện 2:

Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên

TS. Đỗ Thị Thanh Vân

Phản biện 3:

Viện Chăn Nuôi

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
-

Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

-

Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, chăn nuôi thỏ ở nước ta đã phát triển rất
nhanh với nhiều giống thỏ ngoại nhập. Phần lớn chăn nuôi thỏ quy mô
nông hộ nên việc sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh như ở nước
ngoài là không phù hợp về mặt kinh tế và sinh thái, không khai thác được
tiềm năng các nguồn thức ăn xanh có thể trồng được tại chỗ. Hiện nay
mới chỉ có một số nghiên cứu ở trong nước và khu vực về việc sử dụng
các loại thức ăn xanh giàu protein bổ sung vào khẩu phần của thỏ nhập
nội. Tuy nhiên, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức
ăn được khai thác và sử dụng tại chỗ rất không ổn định. Chính vì vậy,
khuyến cáo về mức sử dụng/tỷ lệ thay thế từng loại thức ăn cụ thể từ các
nghiên cứu trên chưa thể giúp người chăn nuôi phối hợp khẩu phần ăn
một cách tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, việc nghiên cứu
dựa trên khả năng đáp ứng của thỏ đối với các loại khẩu phần sử dụng
thức ăn bản địa để đưa ra mức các thành phần dinh dưỡng hợp lý trong
khẩu phần cho thỏ nhập nội là cần thiết, giúp người chăn nuôi có thể phối
hợp khẩu phần trong mọi tình huống nguồn thức ăn khác nhau.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được hiện trạng chăn nuôi thỏ (quy mô, cơ cấu, thức ăn
sử dụng...) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
- Đánh giá được chất lượng của các loại thức ăn thô xanh phổ biến
dùng trong chăn nuôi thỏ thông qua thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa.
- Mô hình hoá được động thái đáp ứng của thỏ ADG, FCR với các
thành phần dinh dưỡng cơ bản ME, CP và ADF trong khẩu phần.
- Xác định được hàm lượng các thành phần dinh dưỡng cơ bản ME,
CP và ADF phù hợp trong khẩu phần nuôi thỏ New Zealand sinh trưởng
khi sử dụng nguồn thức ăn thô xanh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Điều tra đánh giá hiện trạng chăn nuôi thỏ (quy mô, cơ cấu, thức

ăn sử dụng...).
- Thí nghiệm đánh giá chất lượng của các loại thức ăn thô xanh phổ
biến dùng trong chăn nuôi thỏ.
- Thí nghiệm xây dựng mô hình mô tả động thái đáp ứng ADG, FCR
của thỏ đực New Zealand sinh trưởng (1,5 - 4 tháng tuổi) với các thành phần
1


dinh dưỡng chính trong khẩu phần ME, CP và ADF.
- Thí nghiệm xác định hàm lượng các thành phần dinh dưỡng chính ME,
CP và ADF phù hợp trong khẩu phần nuôi thỏ New Zealand sinh trưởng.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án đã có những đóng góp mới sau đây:
- Đánh giá được được tình hình diễn biến số lượng thỏ nuôi trong
cả nước và hiện trạng chăn nuôi thỏ tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
(Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang), qua đó cho thấy thỏ New Zealand đã
được nuôi rộng rãi nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là thức ăn thô xanh.
- Xác định được thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa các chất
dinh dưỡng của một số loại thức ăn xanh giàu protein (rau muống, rau
lang, chè đại) và giàu xơ (cỏ voi, cỏ setaria, cỏ lông para), đồng thời
chỉ ra được chè đại và cỏ setaria là các loại thức ăn tốt cho thỏ.
- Xây dựng được phương trình mô tả đường cong đáp ứng với
dinh dưỡng (nutrient - reponse models) của thỏ, qua đó mô hình hóa
được sự phụ thuộc giữa mức tăng khối lượng (ADG) và hệ số chuyển
hóa thức ăn (FCR) vào mật độ năng lượng (ME), protein thô (CP), xơ
không tan bởi chất tẩy axít (ADF) trong chất khô (DM) của khẩu phần.
- Xác định được mức ME, CP và ADF tốt nhất trong khẩu phần
ăn của thỏ New Zealand tương ứng là 2135 - 2350 kcal/kg DM, 16,6%
và 22,2% trong DM khi sử dụng thức ăn thô xanh nuôi thỏ.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả mới từ luận án này (thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu
hóa, giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh; các mức ME, CP và ADF
tối ưu trong khẩu phần) là nền tảng khoa học cho việc xây dựng bảng
thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn để làm cơ sở cho
việc phối hợp được khẩu phần ăn cho thỏ.
Các phương trình mô hình hóa đáp ứng với dinh dưỡng (nutrientreponse models) của thỏ đã xây dựng cho phép dự đoán được tốc độ tăng
khối lượng và hiệu quả chuyển hóa thức của thỏ dựa vào mức ME, CP và
ADF trong khẩu phần.
Các kết quả trên của đề tài luận án cung cấp cơ sở khoa học cho
việc xây dựng khẩu phần tối ưu nuôi thỏ New Zealand sinh trưởng dựa
vào các nguồn thức ăn thô xanh khác nhau.
Các kết quả của đề tài luận án cũng có giá trị như tài liệu khoa
2


học để các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu, các trường đại học, giáo
viên, sinh viên tham khảo.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả mới của đề tài luận án là những khuyến cáo quan
trọng cho việc phát triển chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đảm bảo tính bền vững
trên cơ sở khai thác các nguồn thức ăn xanh sẵn có. Những kết quả này
không những là tài liệu tham khảo quý cho các nhà khoa học, mà còn giúp
các doanh nghiệp, người chăn nuôi có thể xây dựng khẩu phần ăn phù hợp
cho thỏ trong mọi trường hợp sử dụng các nguồn thức ăn xanh đa dạng
khác nhau, thay vì chỉ giới thiệu một vài tổ hợp thức ăn cụ thể.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Theo NRC (1977), Lebas (2004), mức năng lượng và protein và
xơ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường ở thỏ là 2500 kcal DE/kg
DM (2050 kcal ME/kg DM),16% CP, 12% xơ thô. Nghiên cứu gần đây

của Ali et al. (2011) khẩu phần chứa 2251 kcal DE/kg DM và Obinne and
Mereole (2010), khẩu phần chứa 1778 - 2311 kcal DE/kg DM nuôi thỏ
New Zealand đạt mức tốt nhất nuôi thỏ sinh trưởng. Tương tự, Xiccato
and Trocino (2010) cho biết khẩu phần tối ưu khi mức năng lượng đạt
2390 kcal DE/kg DM và protein 16%, 13-15% xơ thô đảm bảo thỏ sinh
trưởng tốt. Lebas and Gidenne (2000) khuyến cáo, thỏ đạt tốc độ sinh
trưởng cao nhất với sức khỏe tốt nhất thì hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong khẩu ăn là 2187 kcal ME/kg DM, 16 - 17% CP, >31% NDF và
>17% ADF. Gidenne et al. (2010a, 2010b) cho biết thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh có mật độ năng lượng từ 9-11,5 MJ DE/kg DM hay khi hàm lượng
ADF dao động 10 - 25%. Tuy nhiên, chưa có các khuyến cáo tương tự về
khẩu phần ăn sử dụng các nguồn thức ăn thô xanh cho thỏ.
Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu sử dụng thức ăn thô xanh
cho thỏ như lá sắn (Joyce, 1971; Okonkwo, 2010), cây trinh nữ (Nakkitset,
2007), rau muống (Samkol et al., 2006; ), đậu mèo (Ani, 2008), chè đại
(Sarwatt et al., 2003; ), ngọn lá dâu (Lara et al., 1998; Bamikole et al.,
2005), cỏ ruzi (Nakkitset, 2007). Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu xác định
tỷ lệ thay thế thích hợp các loại thức ăn giàu xơ và giàu protein trong khẩu
phần như thay thế cỏ lông para bằng rau muống (Nguyen Thi Kim Dong et
al., 2006); thay thế cỏ ghinê bằng rau muống (Tran Hoang Chat et al.,
2005), thay thế cỏ voi, lông para, setatia bằng rau muống, rau lang và chè
3


đại (Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2012). Nguyễn Thị Kim Đông (2009) sử
dụng bã đậu tương bổ sung vào khẩu phần cơ sở cỏ lông para và cỏ lông
para thay thế bằng địa cúc; Nguyễn Thị Hồng Nhân và cs. (2011) sử dụng
thay thế dã quỳ bằng rau muống; Nguyễn Văn Thu (2011) sử dụng lá rau
muống thay thế cỏ lông para; Doan Thi Giang et al. (2007) thay thế cỏ
ghinê, rau muống bằng keo củi; Khuc Thi Hue and Preston (2006) bổ sung

các nguồn xơ khác nhau gồm cỏ ghinê, cỏ stylo hoặc cám gạo vào khẩu
phần cơ sở là rau muống. Nguyen Thi Duong Huyen et al. (2010), Dư
Thanh Hằng và Lê Trần Tịnh Quyên (2012) Hơn nữa, việc bổ sung các loại
thức ăn xanh vào khẩu phần cơ sở là thức ăn hỗn hợp (Nguyen Thi Duong
Huyen et al., 2010; Dư Thanh Hằng và Lê Trần Tịnh Quyên, 2012).
Như vậy, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước chủ yếu tập trung
vào mức sử dụng/tỷ lệ thay thế các loại thức ăn khác nhau trong khẩu phần
đến khả năng sản xuất của thỏ. Các khuyến cáo này chưa thể giúp người
chăn nuôi phối hợp khẩu phần ăn một cách tốt nhất khi nguồn thức ăn sử
dụng rất đa dạng, thay đổi theo mùa vụ, tuổi thu hoạch, vùng sinh thái.
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Động vật thí nghiệm: Tổng số 308 thỏ đực New Zealand 1,5 - 4
tháng tuổi được sử dụng trong các thí nghiệm khác nhau của đề tài.
- Thức ăn thí nghiệm:
+ Thức ăn xanh giàu xơ: Cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ lông
para (Brachiaria mutica), cỏ setaria (Setaria sphacelata), cỏ ghinê (Panicum
maximum).
+ Thức ăn xanh giàu protein: Chè đại (Trichanthera gigantea),
rau muống (Ipomoea aquatica), rau lang (Ipomoea batatas).
+ Thức ăn tinh và phụ phẩm: Thức ăn hỗn hợp, ngô, thóc, gạo, trấu.
3.2. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM
* Thời gian: 04 năm (2011 - 2014)
* Địa điểm:
- Điều tra hiện trạng chăn nuôi thỏ tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam
(Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang),
- Bố trí thí nghiệm tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh
Phúc và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
4



- Phân tích mẫu thí nghiệm: tại Phòng Phân tích trung tâm - Khoa
Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng chăn nuôi thỏ tại một số tỉnh ở miền Bắc.
- Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn
- Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein thô và xơ trong khẩu
phần đến sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn.
- Xác định mật độ năng lượng, protein thô và xơ tối ưu trong khẩu
phần ăn của thỏ.
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Những thông tin thứ cấp về số lượng thỏ trong cả nước được lấy từ
các cơ quan thống kê trung ương và địa phương.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) được áp dụng để thu
thập các thông tin tại một số tỉnh đại diện các vùng sinh thái ở miền Bắc
(Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình). Mỗi tỉnh chọn 3 huyện, mỗi huyện
chọn 3 xã... Tổng số 269 hộ được điều tra.
3.4.2. Phƣơng pháp xác định thành phần hóa học và giá trị dinh
dƣỡng của thức ăn
3.4.2.1. Bố trí thí nghiệm (TN) tiêu hóa
* Thí nghiệm 1: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của
thức ăn thô xanh giàu protein:
Gia súc: 24 thỏ đực New Zealand 8 tuần tuổi được dùng trong hai đợt
TN (mỗi đợt 12 con).
Thức ăn: chè đại (thu cắt giai đoạn tái sinh 45 - 60 ngày); rau muống,
rau lang (thu cắt lúc 30 - 45 ngày) và thức ăn hỗn hợp.
Thiết kế TN: theo kiểu ô vuông latin phức tạp 4x4x3 tương ứng

với 4 loại thức ăn (chè đại, rau muống, rau lang, thức ăn hỗn hợp dạng
viên), 4 giai đoạn TN, 3 lần lặp lại/ô vuông latin. Thỏ được nuôi trong
lồng riêng biệt.
Nuôi dưỡng và quản lý: thỏ được cho ăn tự do (ad libitum) thức ăn
TN 3 lần/ngày vào các thời điểm 8:00, 14:00 và 20:00h. Nước uống được
cung cấp tự do.
5


* Thí nghiệm 2: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của
thức ăn thô xanh giàu xơ:
Gia súc: 24 thỏ đực New Zealand 8 tuần tuổi được dùng trong hai
đợt TN (mỗi đợt 12 con).
Thức ăn TN: cỏ lông para, cỏ setaria, cỏ voi và thóc. Thức ăn thô xanh
được thu lúc 35 - 50 ngày tuổi, chặt ngắn 15-20 cm.
Thiết kế TN và nuôi dưỡng, quản lý: tương tự như TN 1.
3.4.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Phương pháp xác định tốc độ tăng khối lượng hàng ngày (ADG):
ADG trong mỗi giai đoạn thu mẫu được tính theo công thức: ADG = (KL
đầu kỳ - KL cuối kỳ)/số ngày nuôi.
Phương pháp xác định lượng thức ăn thu nhận: Thu nhận thức ăn
cá thể được tính bằng chênh lệch giữa lượng cho ăn và lượng thừa hàng
ngày (tính theo chất khô).
Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (gọi tắt là tỷ lệ tiêu
hóa) chất dinh dưỡng: Y (%) = 100*(A-B)/A, trong đó A và B tương ứng
là lượng chất dinh dưỡng Y ăn vào và chất Y thải ra trong phân. Hệ số
chuyển hoá thức ăn (FCR) được tính bằng tỷ lệ lượng các chất dinh dưỡng
thu nhận/tăng KL.
Phương pháp thu thập mẫu thức ăn và mẫu phân: Trong giai đoạn
thu mẫu, thức ăn cho ăn được cân trước mỗi bữa ăn và thức ăn thừa được

cân vào buổi sáng hàng ngày trước khi cho ăn bữa đầu tiên. Cuối mỗi giai
đoạn, các mẫu thức ăn cho ăn, mẫu thức ăn thừa được trộn đều theo lô và
lấy mẫu đại diện để phân tích thành phần hóa học. Toàn bộ phân thỏ được
xác định liên tục trong 7 ngày cho từng cá thể.
Phương pháp phân tích TPHH và GTDD trong thức ăn: Mẫu thức
ăn cho ăn, mẫu thức ăn thừa và mẫu phân được phân tích chất khô (DM),
chất hữu cơ (OM), protein thô (CP), mỡ thô (EE) và khoáng (Ash) được
phân tích theo các tiêu chuẩn tương ứng TCVN-4326-2001, TCVN-43282007, TCVN-4329-2007, TCVN-4331-2001 và TCVN-4327-2007. Các
thành phần NDF và ADF được xác định theo phương pháp của Van Soest
et al. (1991). Năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn được ước lượng theo
công thức của Lebas (2013).
ME = DE × (0,995 - 0,0048 × DP/DE)
Trong đó:
DE (MJ/kg DM) = 15,627 + 0,000982CP² + 0,0040EE² 0,0114Ash² - 0,169ADF ± 1,250
6


DP (%) = 64,734 + 0,646 CP + 2,17CF + 0,414NDF - 2,894ADF ±
9,338 %
Trong đó: CP - protein thô (% DM); EE - mỡ thô (% DM); Ash Khoáng tổng số (% DM); CF - xơ thô (% DM); NDF - xơ trung tính
(% DM); ADF - xơ axít (% DM);
3.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu TN được phân tích phương sai (ANOVA) bằng thủ tục
GLM của phần mềm Minitab 16. So sánh cặp đôi các giá trị trung bình
theo phương pháp Tukey ở mức P<0,05.
3.4.3. Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của mật độ năng lƣợng,
protein thô và xơ đến sinh trƣởng và chuyển hóa thức ăn
3.4.3.1. Gia súc và thiết kế TN (TN 3.1-3.5)
Tổng số 125 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi chia 25 nhóm, cho ăn
khẩu phần khác nhau. Các loại thức ăn xanh giàu protein (rau muống, rau

lang, lá chè đại) được phối hợp, thay thế thức ăn giàu xơ và năng lượng (cỏ
voi, lông para, cỏ setaria, thóc) theo các tỷ lệ 0, 25, 50,75,100% để tạo ra sự
biến động lớn về mật độ năng lượng, protein thô và xơ trong khẩu phần. Thí
nghiệm triển khai từ 01/2013 đến 5/2013.
Nuôi dưỡng và quản lý: được tiến hành như thí nghiệm 1.
3.4.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Phương pháp xác định lượng thu nhận, hệ số chuyển hóa thức ăn
được tiến hành như TN 1.
Xác định tỷ lệ tiêu hóa: Trong thời gian giữa và cuối thí nghiệm (tuần
thí nghiệm thứ 4 và tuần thứ 8), toàn bộ phân của thỏ được xác định liên tục
trong 7 ngày cho từng cá thể. Tỷ lệ tiêu hoá chất dinh dưỡng được tính
tương tự như thí nghiệm 1.
Xác định tốc độ tăng khối lượng: ADG được tính theo hệ số hồi quy
tuyến tính (slope) của KL hàng tuần theo thời gian nuôi.
3.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Mô hình bình phương bé nhất tổng quát (general least squares
model) được áp dụng để tìm phương trình hồi quy phù hợp nhất (nutrientreponse models) thể hiện sự phụ thuộc giữa ADG và FCR với các thành
phần ME, CP, ADF của khẩu phần như là các biến độc lập liên tục.
Phương pháp phân tích tối ưu (solver analysis) dùng để xác định các mức
ME, CP, ADF tốt nhất trong khẩu phần. Các tham số đánh giá độ chính
7


xác của phương trình hồi quy: sai số chẩn đoán trung bình (MPE), sai số
chẩn đoán tương đối (RPE, %), hệ số xác định (R², R²-adj).
3.4.4. Phƣơng pháp xác định mức năng lƣợng, protein thô và xơ tối
ƣu trong khẩu phần ăn của thỏ
3.4.4.1. Gia súc và thiết kế TN (TN 4)
Tổng số 135 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi chia ngẫu nhiên
thành 27 lô TN tương ứng 27 khẩu phần được phối hợp từ các loại

thức ăn xanh giàu xơ (cỏ voi, lông para, cỏ setaria); thức ăn xanh giàu
protein (rau muống, rau lang, lá chè đại) và các sản phẩm từ thóc (gạo,
trấu) được dùng để điều chỉnh thành phần khẩu phần. TN được thiết kế
theo mô hình nhân tố 3 x 3 gồm 3 mức ME (1922, 2135, 2350 kcal/kg
DM), 3 mức CP (14,9%, 16,6%, 18,3% DM) và 3 mức ADF (20,0%,
22,2%, 24,4%). Các TPHH khác của khẩu phần được cố định theo
khuyến cáo của Lebas (2013). Thí nghiệm được tiến hành từ 05/2013
đến 08/2013.
3.4.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu về tốc độ tăng KL, thu nhận thức ăn, hệ số chuyển hóa
thức ăn được tiến hành như TN 3.1.
Phương pháp xác định năng suất và thành phần thân thịt: vào cuối
TN, mỗi lô chọn ngẫu nhiên 3 thỏ để mổ khảo sát xác định tỷ lệ móc hàm,
KL và tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nội tạng, tỷ lệ đùi trước, đùi sau và thăn lườn
trong thân thịt xẻ.
3.4.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu TN được phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình
nhân tố 3 x 3 có tương tác, trong đó biến độc lập là các thành phần của
khẩu phần (ME, CP và ADF), mỗi biến có 3 mức TN khác nhau. Thủ tục
GLM của phần mềm Minitab 16 được sử dụng cho phân tích này.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI THỎ
4.1.1. Diễn biến số lƣợng thỏ tại các vùng sinh thái
Số liệu điều tra ở 6 vùng trong cả nước cho thấy tổng đàn thỏ từ
năm 2010 đến 2014 tăng dần từ 5.191.000 đến 7.584.000 con. Mức độ
tăng trưởng bình quân đầu con trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt
11,61%/năm. Tuy nhiên giữa các vùng miền có sự biến động lớn, Đồng
bằng sông Cửu Long là vùng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (8



6,44%/năm), cao nhất ở vùng Đông Nam bộ (25,55%/năm), vùng Đồng
bằng sông Hồng có tỷ lệ tăng ở mức 2,09%/năm.
4.1.2. Hiện trạng chăn nuôi thỏ nông hộ tại các vùng nghiên cứu
4.1.2.1. Quy mô chăn nuôi thỏ
Quy mô chăn nuôi thỏ tại các tỉnh điều tra vẫn còn nhỏ lẻ. Các hộ
có quy mô đàn (con/hộ) dưới 50 con chiếm 46,15 - 50,00%, từ 50-100 con
chiếm 38,89 - 52,27%, trên 100 con/hộ chiếm tỷ lệ thấp (1,14 -11,11%
trong tổng số 269 hộ điều tra.
4.1.2.2. Cơ cấu giống thỏ ở nông hộ chăn nuôi
Giống thỏ chủ yếu tại các tỉnh điều tra là giống New Zealand Cái
sinh sản New Zealand chiếm từ là 62,83% đến 76,80%. Thỏ thương phẩm
New Zealand chiếm tỷ lệ từ 55,98% đến 73,6%.
4.1.2.3. Phương thức chăn nuôi
Chuồng trại nuôi thỏ chủ yếu là tạm thời hoặc bán kiến cố (>80%).
Thức ăn chủ yếu là tự túc và tự chế biến.
4.1.2.4. Các loại thức ăn sử dụng
Nguồn thức ăn nuôi thỏ tại các hộ rất đa dạng và phong phú, chủ
yếu là các loại thức ăn tự nhiên, tận dụng (cỏ tự nhiên, khoai lang, rau
muống, cây ngô, cây chuối, cây mía…). Đặc biệt một số hộ (quy mô >50
con) đã trồng các loại cỏ công nghiệp (cỏ voi, cỏ ghine, seteria, chè đại…)
để chủ động nguồn thức ăn.
4.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH
DƢỠNG CỦA THỨC ĂN
4.2.1. Thức ăn giàu xơ và thóc
Tiềm năng sử dụng các loại thức ăn dùng cho thỏ được đánh giá căn cứ
vào thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, lượng thức ăn thu nhận, tỉ lệ
tiêu hóa, ADG và FCR. Kết quả cho thấy cỏ setaria có lượng thu nhận
(DM, CP, ADF), tỷ lệ tiêu hóa (DM, CP, ADF) tốt nhất sau đó cỏ lông
para; cỏ setaria cho ADG cao nhất (16 g/con/ngày) và FCR thấp nhất (6,1
kgDM/kg tăng KL) (bảng 4.1)

4.2.2. Thức ăn xanh giàu protein và thức ăn hỗn hợp
Tương tự, kết quả đánh giá tiềm năng sử dụng thức ăn thô xanh giàu
protein được trình bày tại bảng 4.2. Các loại thức ăn thô xanh giàu protein có
lượng thu nhận tương đương nhau và cao hơn thức ăn hỗn hợp. Trong các
loại thức ăn xanh, rau muống có tỷ lệ tiêu hóa cao nhất nhưng lá chè đại cho
ADG cao nhất (23,50 g/ngày) và FCR thấp nhất (4,6 kgDM/kg tăng KL).
9


Bảng 4.1. Tốc độ tăng khối lƣợng, hệ số chuyển hóa thức ăn giàu xơ và thóc
Chỉ tiêu
Cỏ lông Para
Tốc độ tăng khối lƣợng (ADG)
1716,80a
KL trung bình, g/con
13,40b
ADG, g/con/ngày
Chuyển hóa thức ăn (FCR)
kg DM/kg tăng KL
6,60a
kcal ME/kg tăng KL
14013,60b
kg CP/kg tăng KL
0,90a
kg NDF/kg tăng KL
4,90a
kg ADF/ kg tăng KL
1,80c

Cỏ Setaria


Cỏ Voi

Thóc

1690,51ab
16,00a

1650,93ab
11,10c

1630,76b
15,90a

22,10
0,36

0,027
<0,001

6,10b
11362,10c
0,90a
3,50c
2,00b

6,60a
10672,40d
0,80a
4,10b

2,20a

5,80c
16482,70a
0,40b
1,50d
1,10d

0,05
101,41
0,01
0,03
0,02

<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

SEM

P

10

Bảng 4.2. Tốc độ tăng khối lƣợng của thỏ và hiệu quả chuyển hóa của thức ăn giàu protein thô và thức
ăn hỗn hợp
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng khối lƣợng

KL trung bình, g/con
ADG, g/con/ngày
Chuyển hóa thức ăn (FCR)
kg DM/kg tăng KL
kcal ME/kg tăng KL
kg CP/kg tăng KL
kg NDF/kg tăng KL
kg ADF/ kg tăng KL

Chè đại

Rau muống

Rau lang

Hỗn hợp

SEM

1739,12b
23,50a

1817,22a
20,40b

1656,41c
19,90b

1841,01a
25,60a


11,09
0,69

<0,001
<0,001

4,60b
8370,10c
0,90c
2,10a
1,20a

5,10a
11155,20b
1,40a
1,60c
1,10a

5,20a
13462,10a
1,20b
1,90b
1,10a

3,80c
11357,40b
0,60d
2,10a
0,55b


0,04
109,69
0,01
0,02
0,02

<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

P

* Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê
(P<0,05); SEM: Sai số của số trung bình; P: Mức ý nghĩa sai khác thống kê.


4.3. ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ NĂNG LƢỢNG, PROTEIN THÔ VÀ
XƠ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA THỎ
4.3.1. Ảnh hƣởng của mức thay thế thức ăn thô xanh giàu xơ bằng
thức ăn thô xanh giàu protein thô
Thức ăn xanh nuôi thỏ trong thí nghiệm gồm hai nhóm thức ăn:
thức giàu xơ (cỏ lông para và cỏ setaratia), thức ăn giàu protein (chè đại,
rau lang). Khẩu phần được phối hợp bằng cách thay thế thức ăn giàu xơ
bằng thức ăn giàu protein (thay thế cỏ lông para bằng chè đại hoặc thay
thế cỏ setaria bằng rau lang) theo các tỷ lệ khác nhau (0, 25, 50, 75 và
100%). Kết quả về thành phần hóa học, lượng thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa,
ADG tăng dần, khi thay thế dần chè đại, rau lang trong khẩu phần và

FCR giảm xuống khi tăng tỷ lệ thức ăn xanh giàu protein từ 0% đển 75%.

Hình 4.1. Xu hƣớng thay đổi tốc độ sinh trƣởng và hệ số chuyển hóa
thức ăn khi tăng thức ăn xanh giàu protein trong khẩu phần
Kết quả cho thấy, khi thay đổi tỷ lệ thay thế thức ăn xanh giàu xơ
bằng thức ăn xanh giàu protein đã làm thay đổi thành phần dinh dưỡng
của khẩu phần (tăng protein, giảm xơ), dẫn đến làm thay đổi đáp ứng của
thỏ theo xu hướng: tăng lượng thu nhận thức ăn và tốc độ sinh trưởng.
Tuy nhiên, hệ số chuyển thức ăn giảm xuống khi tăng tỷ lệ thức ăn xanh
giàu protein từ 0% đển 75%, sau đó lại có xu hướng tăng dần (hình 4.1).
Có thể nói, khả năng đáp ứng của thỏ sẽ tuân theo một xu hướng nào đó
11


đối với các loại khẩu phần có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Như vậy,
chúng ta có thể xác định được mức dinh dưỡng tối ưu trong khẩu phần của
thỏ nếu mô hình hóa được quy luật đáp ứng của chúng (ADG, FCR) theo
các thành phần dinh dưỡng của khẩu phần.
4.3.2. Mô hình hóa đáp ứng của thỏ với thành phần dinh dƣỡng của
khẩu phần
4.3.2.1. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm
Thành phần khẩu phần thức ăn thu nhận thực tế của thỏ TN (bảng
4.3) có sự biến động lớn về mật độ ME, CP và xơ (NDF và ADF) (Cv%
biến động từ 13,35% đến 29,61%). Phạm vi biến động các thành phần
dinh dưỡng của các khẩu phần thực tế thỏ thu nhận bao phủ được các giá
trị theo các khuyến cáo NRC (1977), Lebas (1980) và các công trình
nghiên cứu gần đây (Tao and Li, 2006; Pinheiro et al., 2009); Amy
(2010); De Blas et al., 2013; Osho et al., 2013). Điều này cho phép xác
định được phạm vi phản ứng tốt nhất của thỏ đối với các thành phần dinh
dưỡng trong khẩu phần..

Bảng 4.3. Biến động mật độ năng lƣợng, protein thô và xơ chính
của khẩu phần thu nhận của thỏ thí nghiệm
Thành phần
n
Mean
SD
Cv (%)
Biến động
ME, kcal /kg DM 125 2200,70 293,70 13,35 1822,00 ÷ 2824,20
CP, % DM
125 16,71
4,95
29,61
10,00 ÷ 27,00
NDF, % DM
125 49,53
10,30
20,78
33,29 ÷ 67,15
ADF, % DM
125 22,59
4,75
21,03
13,12 ÷ 27,91
* Ghi chú: DM: Chất khô, CP: protein thô, NDF: xơ không tan trong chất
rửa trung tính, ADF: xơ không tan trong chất rửa axit, ME: năng lượng
trao đổi.
4.3.2.2. Lượng thu nhận dinh dưỡng, tốc độ sinh trưởng và chuyển hóa
thức ăn
Lượng dinh dưỡng thức ăn thu nhận (ME, CP, NDF, ADF) của thỏ

biến động rất lớn (Cv% >20%).Tuy nhiên, mức độ biến động về ADG,
FCR và tỷ lệ tiêu hóa DM không lớn (Cv% từ 8,75 đến 14,29%) (bảng
4.4). Như vậy, phản ứng của thỏ không hoàn toàn song hành với biến
động về thành phần dinh dưỡng của khẩu phần..
12


Bảng 4.4. Thu nhận dinh dƣỡng, tốc độ tăng KL và FCR
Chỉ tiêu
Mean
SD Cv(%)
Biến động
Lƣợng dinh dƣỡng thu nhận
ME, kcal/ngày
213,77 44,38 20,76 130,45 ÷ 343,50
CP, g/ngày
14,83 4,31
29,03
8,71 ÷ 27,53
NDF, g/ngày
46,56 11,70 25,13
24,01 ÷ 70,98
ADF, g/ngày
24,82 5,58
22,46
14,27 ÷ 35,45
Tăng khối lƣợng và chuyển hoá thức ăn
ADG, g/ngày
20,12 2,52
12,52

12,98 ÷ 23,67
FCR, kg DM/kg ADG
5,39
0,77
14,29
3,92 ÷ 7,99
Tỷ lệ tiêu hóa DM, %
70,74 6,19
8,75
57,39 ÷ 85,29
4.3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein thô và xơ đến tăng
khối lượng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của thỏ
* Ảnh hưởng của mật độ năng lượng
Mật độ năng lượng trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến ADG
và FCR của thỏ tuân theo phương trình bậc hai.(bảng 4.5 và hình 4.2)
Bảng 4.5. Phƣơng trình hồi quy giữa tốc độ tăng KL và FCR của thỏ với
mật độ ME, CP và ADF trong khẩu phần
Phƣơng trình hồi quy
MPE RPE R2 R²adj
Theo hàm lƣợng ME, Kcal/kg DM
(1) ADG = - 73,00 + 0,08648ME 1,44 7,10 77,10 76,50
0,000020ME²
(2) FCR = 33,24 - 0,02528 ME + 0,000006
0,60 11,01 52,30 51,06
ME²
Theo hàm lƣợng CP, % DM
(3) ADG = 2,538 + 2,153CP- 0,06518CP²
2,80 13,82 69,90 69,20
(4) FCR = 11,78 - 0,7912CP+ 0,02361CP²
0,67 12,38 50,80 49,90

Theo hàm lƣợng ADF, % DM
(5) ADG = -23,99 + 4,12ADF- 0,0919ADF²
1,30 6,43 83,00 82,60
(6) FCR = 16,58 - 1,076ADF+ 0,02461ADF² 0,58 10,74 51,90 50,90
* Ghi chú: DM: chất khô, CP: protein thô, ADF: xơ không tan trong chất
rửa axit, ME: năng lượng trao đổi, ADG: tăng khối lượng bình quân;
FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
13


Mật độ ME trong khẩu phần (Kcal ME/kg DM)

Hình 4.2. Hồi quy giữa ADG và FCR với mật độ ME của khẩu phần
Tăng khối lượng (ADG) của thỏ tăng dần khi tăng mật độ ME
trong thức ăn và đạt cao nhất với khẩu phần ăn có 2162 kcal/kg DM, sau
đó lại giảm. Ngược lại, FCR giảm dần khi ME tăng và đạt mức tối ưu khi
khẩu phần ở mức 2106 kcal/kg DM, sau đó lại tăng (hình 4.2). Kết hợp cả
hai sự phụ thuộc này thì khẩu phần nuôi thỏ New Zealand sinh trưởng nên
có mức ME từ 2106 đến 2162 kcal/kg DM. (2315 đến 2376 kcal DE/kg
DM). Kết quả nghiên cứu của Ali et al. (2011) trên thỏ đực New Zealand
cho thấy thỏ có ADG từ 27,11 đến 29,63 g/con/ngày khi cho ăn khẩu phần
có 2251 kcal DE/kg DM. Obinne (2008) cho biết khẩu phần ăn của thỏ
chứa 9,7 MJ DE/kg DM (2318 kcal DE/kg DM) đảm bảo sinh trưởng cho
thỏ nuôi ở vùng nhiệt đới. Obinne and Mereole (2010), khẩu phần nuôi
thỏ New Zealand đạt mức tối ưu khi khẩu phần chứa 1778 - 2311 kcal
DE/kg DM. Tương tự, Xiccato and Trocino (2010) cho biết khẩu phần tối
ưu khi mức năng lượng đạt 2390 kcal DE/kg DM. Tuy nhiên theo các
nghiên cứu trước đây, NRC (1977), Lebas (2004) khuyến cáo mức năng
lượng thích hợp khi sử dụng thức ăn tinh cho thỏ tương ứng là 2778 và
2708 kcal ME/kg DM. Như vậy, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi

tương tự với khuyến cáo gần đây của Ali et al. (2011), Obinne (2008),
Obinne and Mereole (2010), Xiccato and Trocino (2010) nhưng thấp hơn
so với khuyên cáo của NRC (1977), Lebas (2004). Như vậy bước đầu có
thể thấy, khẩu phần sử dụng thức ăn thô xanh cho thỏ có mức năng lượng
thấp hơn so với khẩu phần sử dụng thức ăn tinh.
14


* Ảnh hưởng của hàm lượng protein thô
Tăng khối lượng (ADG) và FCR của thỏ phụ thuộc khá chặt chẽ vào
hàm lượng CP trong khẩu phần. Mối phụ thuộc này cũng tuân theo phương
trình bậc hai. ADG của thỏ có xu hướng tăng theo sự tăng mức CP trong
khẩu phần khi hàm lượng CP ở mức thấp dưới 15%, chững lại ở mức 1517%. Nếu tiếp tục tăng mức CP lên cao hơn nữa thì ADG của thỏ có xu
hướng giảm (bảng 4.5 và hình 4.3). Phân tích solver cho thấy hàm lượng CP
tối ưu trong khẩu phần là 16,52% đối với ADG và 16,75% đối với FCR.
Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2012a) cũng cho thấy khi thay thế thay thế cỏ voi
(14,41% CP) bằng rau muống (27,08% CP) đã làm tăng rõ rệt ADG và giảm
FCR. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al.
(2006) và Tran Hoang Chat et al. (2005). Tuy nhiên, mức protein quá cao
trong khẩu phần là không cần thiết vì thỏ phải chuyển hoá protein thừa để thải
bớt nitơ ra khỏi cơ thể khi nhu cầu đã được đáp ứng. Đó có thể là lý do ADG
của thỏ có xu hướng giảm khi hàm lượng CP quá cao (>16,75%).

Hàm lƣợng CP trong khẩu phần (% DM)
Hình 4.3. Hồi quy giữa tốc độ ADG và FCR với hàm lƣợng CP
của khẩu phần
Ali et al. (2011), Obinne (2008), Obinne and Mereole (2010) cho
thấy khả năng sinh trưởng của thỏ đạt mức cao nhất khi thỏ ăn khẩu phần
ăn chứa hàm lượng CP lần lượt là 16%, 16% và 16,2%. Wang et al.
(2012) cho biết mức CP thích hợp cho thỏ New Zealand giai đoạn 4 - 11

tuần tuổi là 16%. Như vậy, kết quả nghiên cứu này (16,52-16,75% CP) có
phần cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Điều này có
thể liên quan đến chất lượng thấp hơn của thức ăn nhiệt đới.
15


* Ảnh hưởng của hàm lượng xơ
ADG (g/ngày)

30

10

25

FCR (kg TA/kg tang KL)

S
R-sq
R-sq (adj)

8

0.59181
51.9%
50.9%

20
6
15

S
R-sq
R-sq (adj)

10

5
0

1.31933
83.0%
82.6%

4

2

ADG = -23.99 + 4.12ADF- 0.0919ADF²

15

20

25

30

0
10


FCR = 16.58 - 1.076ADF+ 0.02461ADF²

15

20

25

30

Hàm lƣợng ADF trong khẩu phần (% DM)
Hình 4.4. Hồi quy giữa tốc độ ADG và FCR với hàm lƣợng ADF
của khẩu phần
Kết quả cho thấy ADG và FCR của thỏ phụ thuộc rất chặt chẽ vào
hàm lượng xơ (ADF) của khẩu phần. Sự phụ thuộc tuân theo phương trình
hồi quy bậc hai. ADG của thỏ tăng dần và FCR giảm dần khi hàm lượng
ADF tăng lên đến khoảng 22-23% DM, nhưng sau đó thì diễn biến ngược
lại. Phân tích solver cho thấy ADG của thỏ đạt cao nhất khi khẩu phần có
hàm lượng ADF là 22,42% DM và FCR đạt tối ưu khi hàm lượng ADF là
21,86% DM (bảng 4.5 và hình 4.4). Như vậy, hàm lượng ADF tối ưu
trong khẩu phần ăn của thỏ dao động xung quanh 22%.
De Blas et al. (1999) và De Blas and Wiseman (2010) chỉ ra rằng
chất xơ giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của vi sinh
vật đường tiêu hóa của thỏ, duy trì nhu động ruột và do đó giúp duy trì sức
khỏe đường tiêu hóa. Hơn nữa xơ là nguồn năng lượng chính cho vi sinh
vật ở ruột già (De Blas et al., 1999). Nếu khẩu phần thiếu xơ có thể dẫn
đến giảm nhu động ruột và kéo dài thời gian lưu chuyển thức ăn trong
đường tiêu hóa (Irlbeck, 2011). Tuy nhiên, khi hàm lượng xơ quá cao sẽ
làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần và hoạt động của vi sinh vật, do đó
sẽ làm giảm lượng thu nhận, giảm hàm lượng năng lượng trao đổi (ME)

và các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần nên sẽ làm giảm năng suất
của thỏ (Osho et al., 2013; Tao and Li, 2006).
16


Theo Pinheiro et al. (2009), hàm lượng ADF tối ưu cho sự sinh
trưởng của thỏ là 23,3%. Osho et al. (2013) kết luận rằng thỏ đạt tốc độ
sinh trưởng tốt khi hàm lượng ADF trong khẩu phần là 18,8% - 25,2%
ADF. Như vậy kết quả của nghiên cứu này cũng tương ứng với các kết
quả nghiên cứu của các tác giả nói trên.
4.4. MỨC NĂNG LƢỢNG, PROTEIN THÔ VÀ XƠ TỐI ƢU
TRONG KHẨU PHẦN CỦA THỎ
4.4.1. Ảnh hƣởng của mức năng lƣợng, protein thô, xơ và tƣơng tác
của chúng đến thu nhận, chuyển hóa thức ăn và sinh trƣởng của thỏ
Khi xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố, mức ME có ảnh hưởng
đến hầu hết các chỉ tiêu, ngoại trừ lượng thu nhận (DM, CP) và FCR.
Trong khi đó mức CP và ADF chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu liên quan
trực tiếp đến chính nhân tố đó, cụ thể mức CP chỉ ảnh hưởng đến lượng
thu nhận và tỷ lệ tiêu hóa CP, tương tự đối với mức ADF (bảng 4.6).
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa năng lƣợng, protein thô và xơ
đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi
Nhân tố
Tƣơng tác
Chỉ tiêu
ME*
ME*CP
ME

CP


ADF

ME*CP

ADF

CP*ADF

*ADF

Thu nhận thức ăn, g(hoặc kcal)/con/ngày
DM
ns
ns
ns
ns
ns
ns
ns
ME
***
ns
*
***
***
ns
*
CP
ns
**

ns
ns
ns
*
ns
ADF
***
ns
ns
ns
**
ns
ns
Tỷ lệ tiêu hóa,%
DM
*
ns
ns
***
*
ns
**
CP
**
**
ns
***
*
*
***

ADF
***
ns
***
***
***
**
***
Tăng khối lƣợng, g/con/ngày
ADG
*
ns
ns
ns
ns
ns
ns
Chuyển hóa thức ăn, kg DM/kg ADG
FCR
ns
*
ns
ns
ns
ns
ns
* Ghi chú: DM: Chất khô, ME: Năng lượng trao đổi, CP: protein thô,
ADF: xơ không tan trong chất rửa axit, ADG: tăng khối lượng, KL: khối
lượng, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
17



Khi xem xét mối tương tác giữa các nhân tố thấy ảnh hưởng tương
tác đối với lượng thu nhận chỉ có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu liên
quan trực tiếp đến một trong các yếu tố dinh dưỡng xem xét. Cụ thể,
tương tác giữa ME và CP hay ADF chỉ ảnh hưởng tới lượng thu nhận
hoặc ME hoặc ADF hoặc CP. Mặc khác, kết quả cho thấy không có ảnh
hưởng tương tác đến các chỉ tiêu ADG, FCR, nhưng có ảnh hưỡng rõ rệt
đến tỷ lệ tiêu hóa của hầu hết các chất dinh dưỡng.
4.4.2. Mức năng lƣợng thích hợp trong khẩu phần của thỏ
Mức ME ảnh hưởng rõ rệt đến lượng thu nhận ME, ADF và ADG.
Cụ thể, khi ME tăng dần từ 1920 đến 2350 (kcal/KgDM) đã làm tăng thu
nhận (ME, ADF) và ADG (tương ứng là 33%, 24% và 8,5%). Tuy nhiên,
mức ME đã không ảnh hưởng tới thu nhận DM, CP và FCR. Mức ME 2135
và 2350 kcal/kg DM cũng làm tăng tỷ lệ tiêu hóa DM, CP, đặc biệt là ADF
so với mức 1920 kcal (tương ứng là 3,1%, 1,7% và 20,3%) ( bảng 4.7). .
Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của Parigi Bini et al.
(1994) khẩu phần có mức năng lượng (8,6 - 10,2 MJ DE/kg thức ăn,
tương ứng 2038 - 2417 kcal ME/kg DM, Obinne (2008) khẩu phần có
2318 kcal DE/kg DM thỏ sinh trưởng tốt; Obinne and Mereole (2010),
khẩu phần nuôi thỏ New Zealand đạt mức tối ưu khi khẩu phần chứa 1778
- 2311 kcal DE/kg DM. Tương tự, Xiccato and Trocino (2010) cho biết
khẩu phần tối ưu khi mức năng lượng đạt 2390 kcal DE/kg DM; Ali et al.
(2011) khi cho ăn khẩu phần có 2251 kcal DE/kg DM trên thỏ đực New
Zealand cho kết quả ADG từ 27,11 đến 29,63 g/con/ngày. Tuy nhiên, theo
các nghiên cứu trước đây, NRC (1977), Lebas (2004) khuyến cáo rằng
mức năng lượng thích hợp khi sử dụng thức ăn tinh cho thỏ tương ứng là
2778 và 2708 kcal ME/kg DM; nghiên cứu của Renouf and Offner (1999)
cho biết tăng khối lượng của thỏ không bị ảnh hưởng bởi các khẩu phần
có mức năng lượng 2050, 2280 và 2690 kcal DE/kg DM. Nghiên cứu

Parigi Bini and Xiccato (1998) cũng kết luận khi lượng thu nhận ME tăng
lên đã làm tăng ADG (chủ yếu là tăng mỡ, nạc, trong khi đó khoáng gần
như không thay đổi). Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của
Tao và Li (2006) cho thấy tăng KL cao nhất và tỷ lệ tiêu hóa DM và ADF
cao nhất thu được từ khẩu phần có mức năng lượng cao và xơ cao. Điều
18


này cho thấy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với khuyến cáo
gần đây của Ali et al. (2011), Obinne (2008), Obinne and Mereole (2010),
Xiccato and Trocino (2010) nhưng thấp hơn so với khuyên cáo của NRC
(1977), Lebas (2004). Như vậy, khi xét chỉ tiêu ADG, FCR và khả năng
cho thịt của thỏ có thể thấy mức ME 2135 - 2350 kcal/kg DM (2372 2611 kcal DE/Kg DM) cho hiệu quả tốt nhất.
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của mức năng lƣợng đến thu nhận, tỷ lệ tiêu
hóa thức ăn, ADG, FCR và khả năng cho thịt của thỏ
Mức năng lƣợng
(kcal ME/kg DM)
Chỉ tiêu
SEM
P
1922
2135
2350
Thu nhận
DM, g/ngày
92,96
90,03
98,32 3,85
0,306
b

b
a
ME, kcal/ngày
180,79
201,33
241,35
8,81 <0,001
CP, g/ngày
15,61
16,02
15,88 0,66
0,904
b
b
a
ADF, g/ngày
18,11
19,41
22,58
0,86 <0,001
Tỷ lệ tiêu hóa
DM, %
67,02b
69,24a
68,97ab 0,58
0,014
b
a
CP, %
67,92

69,79
68,40b 0,41
0,004
b
a
a
ADF, %
47,37
56,50
57,46
1,27 <0,001
Tăng khối lƣợng
ADG, g/con/ngày
17,55b
17,62ab
19,04a 0,45
0,030
Chuyển hóa thức ăn
FCR, kg TĂ/kg ADG
5,18
5,02
5,05 0,14
0,685
Khả năng cho thịt
KL sống, g
1937,81a 1847,96b 1862,74b 20,82
0,007
TL móc hàm, %
53,80
52,80

52,66 0,47
0,176
TL thịt xẻ, %
45,58a
44,27ab
43,52b 0,43
0,004
TL đùi sau, % thịt xẻ
34,15
33,09
33,87 0,38
0,134
TL đùi trước, % thịt xẻ
16,59
16,63
16,99 0,15
0,111
TL thịt thăn, % thịt xẻ
16,53a
16,50a
15,85b 0,17
0,007
* Ghi chú: DM: Chất khô, ME: Năng lượng trao đổi, CP: protein thô,
ADF: xơ không tan trong chất rửa axit, ADG: tăng khối lượng, KL: khối
lượng, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
19


4.4.3. Hàm lƣợng protein thô thích hợp trong khẩu phần của thỏ
Mức CP có ảnh hưởng đến lượng thu nhận CP, khối lượng cuối kỳ,

FCR và tỷ lệ tiêu hóa protein (P<0,05). Tuy nhiên không có sự sai khác có
ý nghĩa thống kê giữa mức protein thô 16,6% và 18,3% (P<0,05). Có thể
thấy mức 16,6% cho tốc độ tăng KL cao nhất và FCR thức ăn thấp nhất.
Khi mức CP tăng từ 14,9% đến 16,6% đã làm tăng thu nhận CP (11,7%),
tăng KL cuối kỳ (4,6%), tăng ADG (7,5%) và giảm FCR (-9,8%).
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của mức protein thô đến thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa
thức ăn, ADG, FCR và khả năng cho thịt của thỏ
Mức protein thô (% DM)
Chỉ tiêu
SEM
P
14,9
16,6
18,3
Thu nhận
DM, g/ngày
95,83
92,21
93,28
3,87
0,794
ME, kcal/ngày
216,29 201,96 205,22
9,22
0,516
b
ab
a
CP, g/ngày
14,20

15,86
17,44
0,64
0,002
ADF, g/ngày
20,67
19,79
19,64
0,88
0,666
Tỷ lệ tiêu hóa
DM, %
68,22
68,59
68,41
0,59
0,908
b
a
a
CP, %
67,60
69,04
69,47
0,41
0,004
ADF, %
53,71
53,73
53,88

1,37
0,995
Tăng khối lƣợng
ADG, g/con/ngày
17,37
18,67
18,16
0,45
0,121
Chuyển hóa thức ăn, kg TĂ/kg ADG
FCR, kg TĂ/kg ADG
5,37a
4,85b
5,02ab
0,13
0,020
Khả năng cho thịt
KL sống, g
1904,11 1921,15 1913,26 22,16 0,863
TL móc hàm, %
53,04
52,91
53,31
0,48
0,831
TL thịt xẻ, %
43,92
44,37
45,08
0,45

0,193
a
b
ab
TL đùi sau, % thịt xẻ
34,39
32,98
33,74
0,38
0,035
TL đùi trước, % thịt xẻ
16,77
16,85
16,59
0,15
0,438
a
b
b
TL thịt thăn, % thịt xẻ
16,88
15,77
16,23
0,15 <0,001
* Ghi chú: DM: Chất khô, ME: Năng lượng trao đổi, CP: protein thô,
ADF: xơ không tan trong chất rửa axit, ADG: tăng khối lượng, KL: khối
lượng, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.
20



Mức CP không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ
đùi trước (P>0,05), nhưng lại có ảnh hưởng đến tỷ lệ đùi sau và tỷ lệ thịt
thăn (P<0,05)(bảng 4.8). Obinne and Mereole (2010) kết luận hàm lượng
CP không làm ảnh hưởng đến khối lượng thịt xẻ nhưng có ảnh hưởng rõ
rệt đến tỷ lệ thịt xẻ. Theo tác giả, tỷ lệ thịt móc hàm có xu hướng tăng khi
hàm lượng CP tăng lên.
Như vậy, có thể kết luận rằng khẩu phần có 16,6% CP trong vật chất
khô là tốt nhất cho thỏ thịt New Zealand sinh trưởng. Kết quả của thí
nghiệm này đã khảng định tính chính xác của các phương trình hồi quy
tìm ra ở thí nghiệm trước về mối phụ thuộc giữa ADG và FCR vào hàm
lượng CP trong khẩu phần của thỏ.
4.4.4. Hàm lƣợng xơ thích hợp trong khẩu phần của thỏ
Mức ADF không làm ảnh hưởng đến lượng thu nhận DM, CP
nhưng ảnh hưởng tới thu nhận ME (bảng 4.9). Mức ADF 22,2% và 24,4%
cho tỷ lệ tiêu hóa cao hơn (11- 14%), cao nhất ở mức ADF 22,2%.
Theo Tao and Li (2006), tỷ lệ tiêu hóa xơ ADF cao nhất (67%) ở
khẩu phần vừa có mức năng lượng cao và xơ cao, tiếp đến là mức năng
lượng trung bình và xơ trung bình (tối ưu) (62%), thấp nhất là mức năng
lượng thấp và xơ thấp (23%). Điều này chứng tỏ mức xơ trong thí
nghiệm này dao động gần mức xơ tối ưu như trong nghiên cứu của tác
giả trên. Không có sự sai khác rõ rệt về tốc độ tăng khối lượng giữa các
mức xơ, hệ số chuyển hóa thức ăn (ADG dao động từ 17,58 đến 18,46
g/con/ngày và và FCR dao động từ 5,0 đến 5,21) và không làm ảnh
hưởng đến khả năng cho thịt (P>0,05). Mức độ dao động của hàm lượng
xơ là không lớn nên không có sự sai khác rõ rệt đối với các chỉ tiêu về
khả năng cho thịt của thỏ. Như vậy, khi xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau
(lượng thức ăn thu nhận, ADG, FCR, tỷ lệ tiêu hóa) thì mức ADF 22,2%
là tốt nhất, khẳng định tính chính xác của các phương trình hồi quy về sự
phụ thuộc giữa ADG và FCR vào hàm lượng ADF của khẩu phần nuôi thỏ
New Zealand như đã xác định trong thí nghiệm trước


21


Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của mức xơ đến đến thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa
thức ăn, ADG, FCR và khả năng cho thịt của thỏ
Mức xơ ADF (%DM)
Chỉ tiêu
SEM
P
20,0
22,2
24,4
Thu nhận
DM, g/con/ngày
ME, kcal/con/ngày
CP, g/con/ngày
ADF, g/con/ngày

96,91

93,82
a

ab

224,58

206,51


16,34

15,45

b

ab

90,58

3,86

0,511

9,13

0,046

15,72

0,66

0,620

a

0,87

0,058


192,38
21,36

b

18,44

20,29

DM, %

68,01

69,55

67,66

0,58

0,052

CP, %

68,29

69,08

68,74

0,42


0,403

ADF, %

49,63b

56,44a

55,25a

1,33

0,001

18,17

18,46

17,58

0,45

0,380

5,21

5,00

5,03


0,14

0,489

1897,93 21,71

0,175

Tỷ lệ tiêu hóa

Tốc độ tăng khối lƣợng
ADG. g/con/ngày
Chuyển hóa thức ăn
FCR, kg DM/kg ADG
Khả năng cho thịt
KL sống, g

1933,96 1876,63

TL móc hàm, %

53,89

52,40

52,98

0,46


0,075

TL thịt xẻ, %

45,16

44,03

44,17

0,45

0,160

TL đùi sau, % thịt xẻ

33,81

34,14

33,15

0,39

0,183

TL đùi trước, % thịt xẻ

16,80


16,80

16,61

0,15

0,607

TL thịt thăn, % thịt xẻ

16,19

16,32

16,36

0,18

0,772

* Ghi chú: DM: Chất khô, ME: Năng lượng trao đổi, CP: protein thô,
ADF: xơ không tan trong chất rửa axit, ADG: tăng khối lượng, KL: khối
lượng, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn.

22


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Hiện trạng chăn nuôi thỏ

- Số lượng thỏ trong cả nước tăng nhanh trong những năm gần đây
(giai đoạn 2010 - 2014 đạt 11,61%/năm). Chăn nuôi thỏ tại miền Bắc chủ
yếu mang tính quảng canh, qui mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ (<100 con/hộ);
giống thỏ chủ yếu là thỏ New Zealand (66%).
- Thức ăn nuôi thỏ chủ yếu là thức ăn tự chế biến và các loại thức
ăn thô xanh. Nhiều giống cỏ nhập nội đã được trồng để nuôi thỏ (cỏ voi,
cỏ lông para, cỏ setaria...).
2) Đặc điểm dinh dưỡng và tiềm năng sử dụng thức ăn thô xanh
- Trong các loại thức ăn xanh giàu xơ (cỏ setaria, lông para và cỏ
voi), cỏ setaria có lượng thu nhận (DM, CP và ADF) và tỷ lệ tiêu hóa cao
nhất. Cỏ setaria là loại thức ăn cho ADG và FCR tốt nhất. Như vậy, cỏ
setaria là loại thức ăn xanh giàu xơ tốt cho thỏ.
- Các loại thức ăn xanh giàu protein (rau muống, rau lang và chè đại)
có lượng thu nhận là tương đương nhau, nhưng cao hơn thức ăn hỗn hợp.
Trong các loại thức ăn xanh giàu protein, rau muống có lượng thu nhận (ME,
CP và ADF) và tỷ lệ tiêu hóa cao nhất. Tuy nhiên, chè đại là loại có hiệu quả
chuyển hóa thức ăn tốt nhất.
3) Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein thô và xơ đến tăng
khối lượng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của thỏ đực New Zealand sinh
trưởng
- Tăng khối lượng (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của
thỏ phụ thuộc vào mật độ năng lượng (ME), protein thô (CP) và xơ (ADF)
trong vật chất khô (DM) của khẩu phần theo các phương trình hồi quy bậc
hai sau đây:
1) ADG = - 73,00 + 0,08648ME - 0,000020ME²
2) FCR = 33,24 - 0,02528 ME + 0,000006 ME²
23



×