Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG” TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 56 trang )

BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

BÀN VỀ “CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG”
TRONG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO
ThS. Phạm Thị Hoa, ThS. Trần Đình Bình
GV. Bộ môn Lý luận chính trị
Tóm tắt: Bất cứ thời đại nào cũng cần đến vai trò to lớn của những bậc
hiền, tài. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, vai trò to lớn đó cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy vậy, sự suy thoái về mặt đạo
đức của một bộ phận dân cư, lối sống vụ lợi, chạy theo đồng tiền… hiện nay đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Vì thế, trong bài viết này tác giả chỉ
ra những điểm tiến bộ và chưa hợp lý của “Con người lý tưởng” trong quan niệm
giáo dục của Nho giáo nhằm góp phần hạn chế cách nhìn thiển cận về con người
của bộ phận dân cư, đặc biệt giới trẻ hiện nay.
Mỗi thời đại đều có mẫu người trung tâm đóng vai trò lớn cho sự vận hành
và phát triển của xã hội. Ví như, trong xã hội Hy Lạp, La Mã cổ đại, lớp người
trung tâm là lớp người thông thái, những nhà chính trị văn võ song toàn, hay ở xã
hội phong kiến phương Đông là những nhà nho hay còn gọi là kẻ sĩ, người quân tử.
Có thể nói, kẻ sĩ, người quân tử là mẫu người lý tưởng có tính hiện thực.
Trong lý thuyết, Nho giáo còn xây dựng hình ảnh con người huyền thoại “nội
thánh, ngoại vương” làm gương cho mọi người noi theo. “Nội thánh, ngoại vương”
là những người “bản thân có đức độ, phẩm chất của bậc thánh nhân. Đối với quốc
gia thiên hạ thì có thể thi hành đường lối chính sự của bậc vương giả”[1]. Những
người có phẩm chất như vậy được Nho giáo nhắc tới như mẫu hình lý tưởng tuyệt
đối để làm gương cho thiên hạ trong giáo dục cũng như trong điều hành chính sự.
Họ là Nghiêu, Thuấn, Văn Vương, Vũ Vương…


Mẫu người thực tế mà giáo dục nho giáo nêu ra có thể đạt tới là kẻ sĩ, người
quân tử. Trong lịch sử nho giáo đây là mẫu người được nhắc tới thường xuyên, là
niềm tự hào của Nho giáo, là lực lượng cốt cán duy trì bảo vệ trật tự xã hội phong
kiến. Kẻ sĩ, người quân tử là những người được giáo dục và trưởng thành lên từ
tầng lớp thứ dân, nhờ hết lòng học đạo, học giỏi, thông qua thi cử hoặc tiến cử mà
ra làm quan “trí quan, trạch dân”.
Tiêu chí để phân biệt kẻ sĩ với người bình thường là ở sự chuyên tâm học
đạo, vượt lên trên những lo toan thường nhật. Khổng Tử nói “kẻ sĩ chuyên tâm cầu
đạo nhưng còn hổ thẹn bởi áo xấu, cơm thô thì chưa đáng nghe bàn đạo lý”[2], còn
Mạnh Tử viết “kẻ sĩ lúc cùng vẫn giữ lấy nghĩa mà chẳng sai, lúc đạt vẫn giữ lấy
đạo mà chẳng bỏ” [3]. Sự học đạo của kẻ sĩ không phải để “tri” mà để “hành”.
Trước tiên là thực hiện hành vi và suy nghĩ của mình theo đạo lý. Tử Trương cho
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

1


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

rằng “kẻ sĩ thấy sự nguy nan thì liều thân mạng để cứu, thấy món lợi thì nhớ đến
việc nghĩa. Trong khi thờ cúng tổ tiên thì nhớ lòng thành kính. Trong cơn tang chế
xét đến sự đau thương, như vậy mới đáng gọi là kẻ sĩ”. Hiểu đạo và thực hành đạo
lý, ấy là kẻ sĩ đã giúp ích cho đời, hành vi của họ là những gương sống để những
người xung quanh noi theo, nhờ vậy mà đạo được lan truyền rộng khắp.
Đạo lý của Nho giáo ở đây không thuần túy là đạo đức, là cách ứng xử mà

trong đó bao chứa một nội dung chính trị lớn lao với triết lý nhân sinh, lấy đạo đức
làm nền tảng. Bởi vậy, lý tưởng cao nhất của đạo lý Nho giáo là giáo dục con người
có nhân cách để phụng sự nền chính trị phong kiến nên họ được xã hội kính trọng
và cũng xứng đáng được xã hội tin dùng.
Trên thực tế, không phải kẻ sĩ nào cũng quán triệt tư tưởng đạo lý. Không ít
những kẻ đã “giả danh đạo lý” để cầu bổng lộc, mưu cầu lợi ích cá nhân. Khổng Tử
phê phán gắt gao hạng người này, không thừa nhận đó là mô hình nhân cách mà
giáo dục Nho giáo hướng tới. Tử Cống hỏi Khổng tử: “thế nào mới đáng là kẻ sĩ”.
Khổng Tử đáp: “Gọi là kẻ sĩ những người học đạo, đọc sách thánh hiền, trong mọi
hành động phải biết sĩ, hổ, đặng trái việc tránh lễ nghĩa, đi sứ các nước trong bốn
phương không làm nhục mệnh vua giao phó”. Tử Cống hỏi tiếp “kẻ sĩ bậc kế như
thế nào?”. Khổng Tử đáp “ấy là người họ hàng khen là thảo cha, làng xóm khen là
thảo anh”. Tử Cống hỏi tiếp “Dám hỏi kẻ sĩ bậc thứ ba?”. Khổng Tử đáp “người
nói ra thì giữ lời, làm việc thì quả quyết…”. Tóm lại, theo Nho giáo kẻ sĩ vừa là
người có nhân cách, vừa có tri thức góp phần lành mạnh hóa xã hội.
Cùng với giáo dục kẻ sĩ, việc giáo dục thành người quân tử là vấn đề quan
trọng nhất mà Nho giáo hướng tới. Sách Đại học chú thích “Quân là vua là ngài, Tử
là thầy. Quân tử nói chung là người được coi là có đức, có tài do đó mà có cương vị
bề trên trong làng, trong nước, dẫn dắt số đông coi như người kém tài mọn ở bên
dưới gọi là tiểu nhân” [4]. Như vậy, ta có thể hiểu “quân tử” là loại người ngoài có
địa vị còn có nhân cách, có vai trò lớn trong xã hội hoặc dùng để chỉ những người
không có địa vị nhưng có nhân cách lớn được mọi người kính trọng và thừa nhận.
Vì thế, trong giáo dục của Nho giáo trước hết phải cải cách đội ngũ kẻ cầm quyền
bằng chính sự tiến bộ của họ. Mặt khác, không ngừng bổ sung đội ngũ này bằng
những người tầng lớp thứ dân nếu họ có đức, có tài. Giáo dục đạt tới mẫu hình
người quân tử là mục đích thực tế cao nhất của Nho giáo, thể hiện khuynh hướng
chính trị cũng như xu hướng cải cách của họ. Bên cạnh đó thì trong Nho giáo tồn
tại một luồng ý kiến cho rằng nên “sửa đổi” quan niệm “quân tử” để cho đạo đức
thành ra có giá trị, khiến cho hạng bình dân có tài đức rồi thành giai cấp quý tộc,
rồi buộc bọn quý tộc cũng phải tu thân như dân thường nếu muốn giữ địa vị của

mình” [5]. Phải nói rằng đây là khuynh hướng chính trị tiến bộ của Nho giáo.
Tuy vậy, quan niệm nhân cách “quân tử” được làm rõ khi đem nó đối lập với
“tiểu nhân”. Khái quát lại, quân tử là bậc cao quý còn tiểu nhân là hạng thấp hèn,
kẻ tiểu nhân phải phục tùng người quân tử. Quan niệm này hầu hết đều tìm thấy
trong sách kinh điển của Nho giáo, người quân tử luôn hướng tới giá trị tinh thần,
còn tiểu nhân chỉ là hạng thấp hèn luôn bị các nhu cầu về vật dục chi phối, sai
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

2


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

khiến. Cách nhìn này thể hiện quan niệm lệch lạc về con người. Vì quá đề cao các
giá trị đạo đức, danh dự mà hạ thấp việc thõa mãn những nhu cầu vật chất chính
đáng của con người, họ chỉ thấy cái động lực tinh thần là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”
mà không thấy nội lực lợi ích vật chất chi phối suy nghĩ và hành động của con
người. Chính vì cách nhìn nhận như thế, nên trong giáo dục của Nho giáo người
quân tử phải nỗ lực rèn luyện nhân cách, trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ là người
có ý chí, khí tiết vững vàng, có nội lực mạnh mẽ để chiến thắng những tác động của
ngoại cảnh.
Tóm lại, mục đích cao nhất của giáo dục Nho giáo là tạo nên những bậc kẻ
sĩ, người quân tử cho xã hội. Họ là những lực lượng hạt nhân trong cuộc sống đời
thường cùng với các thế lực cầm quyền duy trì trật tự phong kiến ôn hòa. Như Trần
Trọng Kim nhận định: “Đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử, cốt dạy cho

người ta thành đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, cho nên bao nhiêu sự
dạy dỗ, học tập của Khổng Tử đều chú trọng cả vào sự gây thành người quân tử”
[6]. Mô hình nhân cách quân tử là niềm tự hào của Nho giáo và xã hội phong kiến.
Song, cũng chính họ, về khía cạnh người quân tử không màng đến lợi ích vật chất
chính đáng, coi kẻ tiểu nhân phải phục tùng người quân tử, đây chính là tư tưởng
bảo thủ, cố hữu dẫn đến sự trì trệ kéo dài của chế độ phong kiến ở các nước phương
Đông.
Từ việc nghiên cứu “con người lý tưởng” trong giáo dục của Nho giáo, ta
thấy rằng đối với nước ta hiện nay không còn tồn tại chế độ phong kiến, nên việc
giáo dục con người trong xã hội thành người quân tử và kẻ tiểu nhân là điều không
đáng bàn ở đây. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay bên
cạnh những mặt mạnh vốn có của nó, thì vẫn còn tồn tại những nhược điểm lớn
như: đạo đức của một bộ phận dân cư, đặc biệt giới trẻ xuống cấp nghiêm trọng, lối
sống chạy theo đồng tiền… thì việc nghiên cứu những điểm hợp lý về “con người
lý tưởng” trong giáo dục Nho giáo là điều hết sức cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Trọng Rỹ, Con người phát triển toàn diện và phát triển toàn diện con
người, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 8, 1997, Tr.20;
[2,3] Vi Chính Thông, Nho giáo Trung Quốc ngày nay, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996, Tr.34;
[4,5] Đoàn Trung còn (dịch), Luận ngữ, NXB Lá Bối, 1996, Tr.45, 215;
[6] Trần Trọng Kim, Nho giáo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, Tr.106.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

3


BẢN TIN KHOA HỌC


Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

SỬ DỤNG VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ
CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN 1)
ThS. Trần Đình Bình
GV. Bộ môn Lý luận chính trị

i qua năm tháng thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam
– dân tộc ngàn năm văn hiến, đã đúc kết, xây dựng nên kho tàng văn hóa
truyền thống quý báu của dân tộc mình. Trong kho tàng văn hóa đó, văn
học dân gian là một sản phẩm vô giá xét về cả giá trị lịch sử, văn học và
triết lý nhân sinh quan. Vì vậy, sử dụng những giá trị triết lý đó để minh
họa trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin là điều cần
thiết, làm cho bài giảng sinh động hơn.
1. Một vài vấn đề về triết lý dân gian và triết học
Triết lý dân gian và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau.
Triết lý dân gian thuộc lĩnh vực nghệ thuật, bao gồm các thể loại trong văn học dân gian:
tục ngữ, ca dao, đồng dao, chuyện ngụ ngôn,... còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là
khoa học về thế giới quan và phương pháp luận.
Triết lý dân gian là tri thức của dân gian mà người lao động rút ra trên cơ sở quan
sát và miêu tả cái cụ thể. Đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông
thường". Còn triết học là hệ thống những quan niệm, quan điểm về thế giới, là sự tổng
hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và cao nhất về những quy luật vận động của tự
nhiên, của xã hội, của tư duy.
Triết lý dân gian là sản phẩm mà tác giả của nó là quần chúng nhân dân, còn triết
học là một môn khoa học, nên tác giả bao giờ cũng là những cá nhân - những người hoạt

động trí óc chuyên nghiệp, có khả năng tư duy lý luận và có năng lực khái quát cao.
Xét về mốc lịch sử, triết lý dân gian ra đời trước, triết học ra đời muộn hơn. Triết
học phải đến thời đại văn minh, tức là khi xã hội đã phân chia giai cấp thì triết học thực sự
mới có điều kiện ra đời.
Triết lý dân gian tuy không phải là triết học nhưng xét về bản chất nó rất gần gũi với
triết học. Triết lý dân gian được làm ra với mục đích cố gắng phát hiện ra bản chất và tính
quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. "Triết học
của nhân dân lao động" chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học, nghĩa là những tư
tưởng triết học không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy luật,

Đ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

4


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

nguyên lý và mệnh đề triết học mà nó chỉ được thể hiện một phần nào trong nội dung của
tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn…
2. Sự cần thiết sử dụng văn học dân gian trong giảng dạy học phần những nguyên
lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lê nin
“Đề cương văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Viêt Nam (1943) được xem là
“Tuyên ngôn” đầu tiên của Đảng về xây dựng nền văn hóa mới và con người mới đã nhấn

mạnh: Văn hóa Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng; phải làm cho chủ
nghĩa Mác – Lênin thấm sâu vào trong đời sống nhân dân; đồng thời phải đảm bảo ba
nguyên tắc cơ bản “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Tinh thần của Đề cương Văn hóa đó
ngày nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Có khác chăng chỉ là cách diễn đạt văn phong đó
là: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là một nền văn hóa “tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”. Vì vậy, việc giảng dạy Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin cho sinh viên và làm
cho họ nhận biết những giá trị đích thực của nó và vận dụng để lý giải những vấn đề của
bản thân, xã hội là điều cần thiết.
Tuy nhiên, do tính khái quát cao và trừu tượng, nên khi học học phần những nguyên
lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin, sinh viên gặp không ít khó khăn. Chính trong hoàn
cảnh này, giảng viên biết và vận dụng triết lý dân gian thông qua các câu tục ngữ, ca dao,
chuyện ngụ ngôn… để minh họa cho các khái niệm, phạm trù của triết học sẽ giúp sinh
viên dễ hiểu vận dụng hơn.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, hòa nhập nhưng không đánh mất bản sắc dân
tộc, việc cho học sinh sưu tầm và nhận biết giá trị đích thực triết lý nhân sinh quan của
cha ông, thông qua các thể loại văn học dân gian góp phần thực hiện đúng đắn chủ trương
của Đảng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới “Tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”. Việc làm này còn làm cho sinh viên tự hào và trân trọng hơn về những giá trị
truyền thống của dân tộc mình.
3. Vận dụng minh họa
Khi giảng về vấn đề thừa nhận sự tồn tại khách quan và vận động của thế giới
không phụ thuộc vào con người, giảng viên có thể dùng những câu tục ngữ sau đây để
minh họa: "Chạy trời không khỏi nắng", "Chạy mưa không khỏi trời". "Trời", "nắng",
"mưa" ở đây chính là hiện thực khách quan. Sự vật và hiện tượng khách quan tồn tại, vận
động và phát triển theo quy luật vốn có của nó: “Trăng đến rằm thì trăng tròn, sao đến tối
thì sao mọc", "Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây".
Đi đôi với tư tưởng duy vật tự phát, Văn học dân gian Việt Nam cũng chứa đựng
rất nhiều những yếu tố của tư tưởng biện chứng. Đó là cách nhìn nhận các sự vật và hiện
tượng không phải ở trạng thái đứng im, bất biến mà ở trong sự vận động, biến đổi, phát
triển và luôn liên hệ điều đó với đời sống con người: “Trời còn có khi nắng khi mưa, ngày

còn khi sớm khi trưa nữa người”, “Người có lúc vinh, lúc nhục; nước có lúc đục lúc
trong”, “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, “Hết cơn bĩ cực đến ngày thái lai”, “Tre già măng
mọc”…
Về nguyên lý mối liên hệ phổ biến, các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập,
tách rời nhau, giữa chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau với mức độ và
phạm vi khác nhau, tùy theo từng đối tượng cụ thể: “Hồ cậy rừng, rừng cậy hồ”, “Gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Gần lửa rát mặt”, “Con sâu làm rầu nồi canh”, “Thớt trên
mòn, thớt dưới cũng mòn’, “Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”…
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

5


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng được tục ngữ thể hiện khá phong phú và
sinh động, tuy không phải dùng đến khái niệm: chất, lượng, độ, thuộc tính như triết học.
Phân biệt chất khác nhau được tạo nên bởi những thuộc tính khác nhau: “Chẳng chua
cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”. Chất khác nhau tạo ra những
giá trị khác nhau: “Trăng mờ còn tỏ hơn sao, dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi”. Không
thể lấy lượng thay chất được dù rằng lượng đó gấp bao nhiêu lần: “Trăm đom đóm không
bằng bó đuốc”. Chất bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng. “Quý hồ tinh bất quý hồ
đa”, “Văn hay chẳng lọ dài dòng”… và rất nhiều câu diễn tả sự thay đổi về lượng khi
“vượt độ” sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất: “Quá mù ra mưa”, “Tốt quá hoá lốp”...
Về mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng được nói đến ở nhiều góc độ và mức

độ khác nhau, rất thực tế và linh hoạt. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng:
"Người khôn dồn ra mặt", "Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay". Có
thể căn cứ vào hiện tượng để kết luận về thực chất sự vật: "Nứa trôi sông chẳng giập thì
gẫy, gái trồng rẫy chẳng chứng nọ cũng tật kia". Hiện lượng khác nhau nhưng bản chất
chỉ là một: “Khác lọ cùng một nước". Cái bề ngoài thì dễ thấy nhưng cái bên trong thì khó
mà thấy: "Họa hổ hoạ bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm". Nói về hiện tượng
xuyên tạc bản chất: "Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma", "Tẩm ngẩm tầm ngầm mà dẫm chết
voi"...
Về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (gọi tắt là quan hệ nhân quả) cũng
được thể hiện trong nhiều câu tục ngữ: "Không có lửa sao có khói", “Gieo gió gặt bão”,
“Trèo cao ngã đau”, “Nguồn đục dòng cũng đục”, “Thế gian chẳng ít thì nhiều, không
dừng ai dễ đặt điều cho ai”…Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong tục ngữ được
thể hiện như là sự gắn bó và phân biệt giữa cá thể và loài trong thế giới sinh vật: “Thân
chim cũng như thân cò”, “Lòng sung cũng như bụng vả, một trăm con lợn cũng chung
một chuồng”, “Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”…
4. Một vài kinh nghiệm và kiến nghị qua thực tế vận dụng
Từ thực tế vận dụng văn học dân gian với tính triết lý của nó trong giảng dạy học
phần chủ nghĩa Mác – Lênin, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
Một là cần chọn lọc những triết lý phù hợp theo quan điểm giải thích biện chứng của
triết học Mác – Lênin.
Hai là giảng viên cần sưu tầm và vận dụng theo từng vấn đề của bài giảng một cách
có hệ thống, tránh hiện tượng “ngẫu hứng”. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú cho
người học, bài giảng giảm bớt sự khô khan bởi những khái niệm trừu tượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ca dao tục ngữ Việt Nam ();
[2] Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam ( />
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

6



BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ DẠNG
BÀI TẬP CƠ BẢN TRONG HỌC PHẦN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (PHẦN 2)
ThS. Nguyễn Thị Tâm, ThS. Trần Thị Thanh Tâm
GV. Bộ môn Lý luận chính trị

S

au hơn 2 năm tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường đã tiến hành rà
soát lại chương trình giáo dục nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình
hình thực tế. Theo kết quả rà soát, hầu hết các học phần đã có sự tu chỉnh một
cách hợp lý. Theo đó, học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
(phần 2) đã có sự điều chỉnh về thời lượng và nội dung theo hướng tăng thời gian thực
hành (tự luận, bài tập). Do vậy, quá trình giảng dạy cũng như cách thức đánh giá quá trình
học tập của sinh viên đã có những thay đổi nhất định. Cụ thể, phần thực hành ngoài bài
thảo luận mang tính lý luận thì phần lớn là bài tập áp dụng cho hai chương “Học thuyết
giá trị” và “Học thuyết giá trị thặng dư”.
Mặc dù bài tập tính toán đơn giản nhưng đa phần sinh viên thấy khó khăn do chưa
quen với thuật ngữ chuyên ngành cũng như thói quen tâm lý cho rằng học phần này chỉ
thuần túy lý thuyết. Vấn đề cấp thiết đối với giảng viên là phải vận dụng các phương pháp

dạy học tích cực, gắn nội dung bài học với bài tập thực hành, giúp sinh viên nắm được các
dạng bài tập và vận dụng công thức để làm bài tập nhằm hướng đến nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên.
Trong giới hạn bài viết này chúng tôi đưa ra một số dạng bài tập cơ bản và hướng dẫn
trình tự cách làm bài.
Thứ nhất, yêu cầu sinh viên để làm bài tập học phần này phải nhớ được các công thức,
bao gồm:
- Giá trị hàng hóa: w = c + v + m
Trong đó c : giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí
v : giá trị sức lao động hay tiền công
m: giá trị sản phẩm thặng dư
m
t'
- Tỷ suất giá trị thặng dư: m ' = x100 % hoặc m ' = x100 %
v
t
Trong đó t': thời gian lao động thặng dư
t: thời gian lao động tất yếu
- Khối lượng giá trị thặng dư: M = m’ x V
Trong đó: V: tổng số tư bản khả biến mà nhà tư bản sử dụng
m
m
x100 % =
x100 %
- Tỷ suất giá trị thặng dư: p ' =
c+v
k
Trong đó k: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng


7


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân:

p'= ∑



m

(c + v )

x 100 %

- Lợi nhuận bình quân: p = p ' x k
- Giá cả sản xuất = k + p
Thứ hai, sau khi đọc xong đề bài, sinh viên cần xác định được bài toán yêu cầu tính
yếu tố nào, đề bài đã cho những giả thiết gì (các giả thiết nên đưa về dưới dạng kí hiệu để
thuận lợi cho việc tính toán).
Trên cơ sở đó sinh viên sẽ tìm ra phương pháp tối ưu để đi đến thỏa mãn yêu cầu bài
toán đặt ra.
Dạng 1: Lấy ví dụ chứng minh

1. Lấy ví dụ chứng minh, nếu tư bản ứng trước không đổi, tỷ suất giá trị thặng dư
không đổi, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Giải:
Giả sử nhà tư bản công nghiệp có tư bản ứng trước k = 100 (đơn vị tiền tệ) và tỷ suất
giá trị thặng dư m’= 100% là không đổi.
c
7
=
=> k = 70 + 30
+ Trường hợp 1: Cấu tạo hữu cơ của tư bản
v
3
Mà m’ = 100% => m = v = 30 (đơn vị tiền tệ)
m
30
=> p '1 = x100% =
x100 % = 30%
k
100
+ Trường hợp 2: Cấu tạo hữu cơ của tư bản

c
4
=
v
1

=> k = 80 + 20

Mà m’ = 100% => m = v =20 (đơn vị tiền tệ)

m
20
x100 % = 20%
=> p 2 ' = x100% =
k
100
Vậy khi cấu tạo hữu cơ tăng thì tỷ suất lợi nhuận giảm (Vì p '1 > p ' 2 , 7 < 4 )
3

c
3
=
+ Trường hợp 3: Cấu tạo hữu cơ của tư bản
v
2
Mà m’= 100% => m = v = 40 (đơn vị tiền tệ)
m
x100 % = 40 x100 % = 40%
=> p '3 =
k
100

1

=> k = 60 + 40

7
3
> )
3

2
Kết luận: Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với cấu tạo hữu cơ của tư bản.
2. Lấy ví dụ chứng minh nếu tư bản ứng trước không đổi, cấu tạo hữu cơ của tư bản
không đổi thì tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư.
Giải:
Giả sử nhà tư bản công nghiệp có tư bản ứng trước k = 100 (đơn vị tiền tệ) và cấu tạo
c 4
hữu cơ = là không đổi.
v 1
=> k = 80 + 20
Vậy khi cấu tạo hữu cơ giảm thì tỷ suất lợi nhuận tăng (Vì p '1 < p '3 ,

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

8


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

+ Trường hợp 1: Tỷ suất giá trị thặng dư m’= 100%
=> m = v = 20 (đơn vị tiền tệ)
m
20
x100 % =
x100% = 20%

=> p '1 =
k
100
+ Trường hợp 2: Tăng tỷ suất giá trị thặng dư m’= 150%
=> m = 1,5v = 30 (đơn vị tiền tệ)
m
30
x100 % = 30%
x100 % =
=> p ' 2 =
k
100
Vậy khi tỷ suất giá trị thặng dư tăng thì tỷ suất lợi nhuận tăng (Vì p '1 < p2 ' )
+ Trường hợp 3: Giảm tỷ suất giá trị thặng dư m’= 50%
=> m = v = 10 (đơn vị tiền tệ)
m
10
x100 % = 10%
x100 % =
=> p 3 ' =
k
100
Vậy khi tỷ suất giá trị thặng dư giảm thì tỷ suất lợi nhuận giảm (Vì p '1 > p ' 3 )
Kết luận: Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư.
Dạng 2: Vận dụng công thức tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
Có 100 công nhân làm việc tại công ty sản xuất hàng may mặc. Cứ 4 giờ mỗi công
nhân tạo ra lượng giá trị mới là 20 USD. Giá trị sức lao động trong 1 ngày của mỗi công
nhân là 16 USD.
a. Tính độ dài của ngày lao động. Biết rằng trình độ bóc lột là 150%
1

b. Nếu giá trị sức lao động không đổi. Trình độ bóc lột giảm đi
thì khối lượng giá
5
trị thặng dư tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu?
Giải:
a. Tính độ dài của ngày lao động. Với m’ = 150%
20
Giá trị mới do một công nhân tạo ra trong 1 giờ là =
= 5 USD
4
=> v + m = 5 USD
Ta có m' = 150% => m = 1,5v => v = 2 USD; m = 3 USD
Mà giá trị sức lao động mỗi ngày của một công nhân là 16 USD
16
Nên độ dài ngày lao động của người công nhân =
= 8 (giờ)
2
Kết luận: Độ dài ngày lao động là 8 giờ
b. Tính sự thay đổi của khối lượng giá trị thặng dư
Nếu tiền công không đổi và trình độ bóc lột sức lao động giảm

1
lần so với ban đầu
5

thì tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi:
m’ = 150% - 150% x

1
= 120%

5

Khối lượng giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt là:
M = 120% x 2 x 100 = 240 USD
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

9


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

Khối lượng giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt ban đầu (m’= 150%) là:
M ’= 150% x 2 x 100 = 300 USD
Khối lượng giá trị thặng dư thay đổi = 300 - 240 = 60 USD
Kết luận: Khối lượng giá trị thặng dư giảm đi 60 USD
Dạng 3: Bài tập tổng hợp
Giả sử toàn bộ nền sản xuất xã hội của một quốc gia (trong điều kiện tự do cạnh tranh,
tư bản cố định khấu hao trong vòng 1 năm) trong năm 2010 có 4 ngành sản xuất. Trong
đó:
Ngành I: Chi chí sản xuất là 1.600 USD; cấu tạo hữu cơ 3:1, giá trị mới là 700 USD
Ngành II: Tư bản khả biến là 400 USD; tư bản bất biến gấp 2,5 lần tư bản khả biến; tỷ
suất lợi nhuận là 50%
Ngành III: Tư bản bất biến là 1.000 USD; cấu tạo hữu cơ 5:1; tỷ suất giá trị thặng dư
là 100%
Ngành IV: Chi phí sản xuất là 1.800USD; tư bản bất biến là 1.200 USD, tỷ suất giá lợi

nhuận là 30%
a. Tính giá trị cá biệt của từng ngành?
b. Hãy xác định tỷ xuất lợi nhuận bình quân giữa các ngành?
c. Tính lợi nhuận bình quân của mỗi ngành?
d. Tính giá cả sản xuất của mỗi ngành?
Giải:
c 3
+ Ngành I: Ta có k = 1.600 USD, = , v + m = 700 USD
v 1
=> c = 1.200 USD, v = 400 USD, m = 300 USD
+ Ngành II: Ta có v = 400 USD
Tư bản bất biến gấp 2,5 lần tư bản khả biến nên c = 2,5v = 1.000 USD
m
x100% = 50% => m = 700 USD
Mà p ' =
c+v
c
5
=
+ Ngành III: Ta có c = 1.000 USD, cấu tạo hữu cơ
=> v = 200 USD
v
1
m
Với m ' = x100 % =100% => m = v = 200 USD
v
+ Ngành IV: Ta có k = 1.800USD; c = 1.200 USD
m
x100 % = 30% => m = 600 USD
Với p ' =

c+v
a. Tính giá trị cá biệt của mỗi ngành: với w = c + v + m ta có
Giá trị cá biệt của ngành I: w1 = 1.200 + 400 + 300 = 1.900 USD
Giá trị cá biệt của ngành II: w2 = 1.000 + 400 + 700 = 2.100 USD
Giá trị cá biệt của ngành III: w3 = 1.000 + 200 + 200 = 1.400 USD
Giá trị cá biệt của ngành IV: w4 = 1.800 + 600 = 2.400 USD

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

10


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

b. Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành:
∑ m x100 % =
Ta có p ' =
∑ (c + v )
=

300 + 700 + 200 + 600
1 . 800
x100 % =
x100 % = 30%
1 . 600 + ( 400 + 1 . 000 ) + (1 . 000 + 200 ) + 18 . 000

6 . 000

c. Tính lợi nhuận bình quân từng ngành: Với p =
Ta có:

p' x k

Lợi nhuận bình quân của ngành I: p1 = 30% x 1.600 = 4.800 USD
Lợi nhuận bình quân của ngành II: p 2 = 30% x 1.400 = 2.100 USD
Lợi nhuận bình quân của ngành III: p 3 = 30% x 1.200 = 1.600 USD
Lợi nhuận bình quân của ngành IV: p 4 = 30% x 1.800 = 2.400 USD
d. Tính giá cả sản xuất của mỗi ngành: Giá cả sản xuất= k + p
Ta có:
Giá cả sản xuất của ngành I = 1.600 + 4.800 = 6.200 USD
Giá cả sản xuất của ngành II = 1.400 + 2.100 = 3.500 USD
Giá cả sản xuất của ngành III = 1.200 + 1.600 = 2.800 USD
Giá cả sản xuất của ngành IV = 1.800 + 2.400 = 4.200 USD
Trên đây là 3 dạng bài tập cơ bản của học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin (phần 2); chúng tôi đưa ra với mong muốn có thể giúp cho giảng viên
và sinh viên sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạy cũng như học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc
gia – Sự thật, Hà Nội, 2012;
[2] Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006;
[3] Tóm tắt lý thuyết và bài tập thực hành Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006;
[4] Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, 2006;
[5] Các Mác, Tư bản; tập thứ nhất phần thứ 2, NXB Sự thật, Hà Nội, 1988;

[6] />
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

11


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

THƯƠNG NHÂN TRUNG QUỐC VỚI
“CHIÊU TRÒ” THU MUA NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM
ThS. Hồ Thị Mỹ Kiều
GV. Khoa Quản trị kinh doanh

I. Đặt vấn đề
Xuất phát từ đặc điểm là một nước nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát
triển kinh tế đất nước. Người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”
chỉ mong có được mùa màng bội thu. Nhưng ngay cả khi được mùa, nông dân vẫn thường
xuyên phải đối mặt với thực trạng bị thương nhân ép giá, khiến cảnh “được mùa, mất giá”
diễn ra liên miên. Hay những câu chuyện về nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng và nông dân cả nước nói chung rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi
đồng loạt các thương lái “bỏ chạy” để lại nhiều mặt hàng nông sản tồn ứ... đang xuất hiện
liên tục trên các mặt báo, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Vậy thực trạng,
nguyên nhân và biện pháp cần tháo gỡ cho vấn đề này là gì?
II. Thực trạng hoạt động thu mua nông sản ở nước ta thời gian gần đây

Không phải thương nhân nước ngoài nào cũng làm ăn theo kiểu lừa đảo, chụp giật,
gây hại đến lợi ích của nông dân. Đó là những thương nhân nước ngoài có văn phòng, chi
nhánh, hay những doanh nghiệp FDI làm ăn chân chính tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một
bộ phận cá nhân người nước ngoài hoạt động thương mại trái với pháp luật Việt Nam như
không có “Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đối với các loại hàng hoá được
phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết về mở
cửa thị trường của Việt Nam”, nói cách khác là những thương nhân làm ăn phi pháp, đang
chui lủi thu mua nông sản tại Việt Nam để đưa về nước hoặc xuất sang nước khác kiếm
lời.
Với lợi thế về tín dụng, nhiều tiền và trả giá cao khiến doanh nghiệp trong nước bất
lực ngay tại sân nhà. “Thủ đoạn” của các thương lái này là đẩy giá cả lên cao, thu mua tất
cả các sản phẩm không phân biệt chất lượng, tới tận nhà vườn để thu mua. Đây là chiêu
trò “dụ” nông dân tập trung sản xuất ào ạt dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ,
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

12


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

sau đó họ không thu mua nữa hoặc dìm giá xuống rất thấp, khiến nhiều hộ nông dân điêu
đứng. Thực tế, nhiều mặt hàng như vải thiều, thanh long, dưa hấu, dứa, gạo... có thời
điểm đã được mua gom với giá cao nhưng sau đó rớt giá thê thảm, giảm từ 30-70% do
thương lái ngừng thu mua. Hay khoai lang tím ở Vĩnh Long giá đầu vụ là 800.000
đồng/tạ, giá giữa vụ còn 180.000 đồng/tạ, giá dừa Bến Tre từ 150.000 đồng/chục nay còn

12.000 đồng/chục, hải sản ở Khánh Hòa, mua cua tại Cà Mau. Nghiêm trọng hơn có
những vụ thu gom hàng có tính phá hoại như mua rễ thanh long, đỉa, mua lá sắn mà
không mua củ, chè kém chất lượng mà còn xúi người dân bỏ thêm bùn đất, trộn gạo
thường và thơm nhằm gây thiệt hại uy tín gạo xuất khẩu Việt Nam…
Theo Bộ Công Thương, từ tháng 5/2011 đến nay, hiện tượng thương nhân nước ngoài
vào Việt Nam thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng và có diễn biến theo chiều hướng
ngày càng phức tạp với nhiều hình thức.
Trong quý I/2013, thương nhân mua nông sản với giá cao để đáp ứng nguồn cung các
sản phẩm lương thực, thực phẩm trên thị trường Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do
tình hình thời tiết bất lợi liên tục xảy ra và do giá nhân công trung bình tăng 3,1 USD/giờ.
Thực tế là vậy, nhưng chúng ta không khỏi đặt câu hỏi “đằng sau việc thu mua này có vấn
đề gì khác hay không?”.
Với những thương nhân có động cơ tư lợi, phá hoại sẽ gây bất ổn thị trường thậm chí
phá vỡ các quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, tình trạng thiếu nguồn
cung nguyên liệu của một số nhà máy chế biến nông sản trong nước, khiến các nhà máy
hoạt động cầm chừng, người lao động thiếu công ăn việc làm, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản. Thu mua ồ ạt không phân biệt
chất lượng, kích cỡ, chủng loại, tạo ra đơn hàng riêng… về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới uy tín
hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo sự phụ thuộc vào một thị trường xuất
khẩu. Đặc biệt, hoạt động thu mua trái phép không được quản lý đã gây thất thu thuế. Từ
mất ổn định về kinh tế, thương mại dẫn đến mất ổn định về trật tự an toàn xã hội tại các
địa phương.
Hiện tại chưa thể thống kê được chính xác số lượng nông sản Việt Nam xuất sang
Trung Quốc bởi trong đó có rất nhiều mặt hàng đi theo đường tiểu ngạch, khó quản lý.
III. Biện pháp khắc phục điệp khúc “được mùa mất giá”
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng vấn đề thương nhân ép giá không chỉ do tác động từ
ý đồ bất chính của thương nhân nước ngoài mà do cả việc quản lý trong nước và nhận
thức bản thân người nông dân.
- Thiếu điều tiết hợp lý trong khâu trồng lẫn khâu tiêu thụ của nhà nước. Điều này đã

đẩy nhiều hộ nông dân vào hoàn cảnh tự tìm đường giải thoát cho mình nên dễ bị ép giá.
- Thiếu cân nhắc khi sử dụng chính sách hỗ trợ cho địa phương như vụ đông năm
2012, nhiều địa phương tập trung hỗ trợ cho 3 loại cây là ngô nếp, bí xanh, khoai tây như:
Gia Lộc, Nam Sách, Bình Giang, Ninh Giang, Kim Thành ở Hải Dương. Theo đó, tỉnh hỗ
trợ 140.000 đồng tiền mua giống ngô nếp HN88, MX10, WAX50, AG50. Diện tích ngô
được hỗ trợ phải áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, quy vùng từ 3 ha trở lên. Huyện
Nam Sách hỗ trợ nông dân 50% giá mua các giống bí xanh số 2, dưa hấu lai F1, khoai tây
Hà Lan, khoai tây Atlantic, ngô ngọt, ớt lai với điều kiện quy vùng tối thiểu 2 ha. Thành
phố Hải Dương hỗ trợ 100.000 đồng/sào cà chua, su-lơ quy vùng tối thiểu 5 ha và khoai
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

13


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

tây, bí xanh quy vùng ít nhất 3 ha. Từ đó, nông dân tích cực gia tăng diện tích để hưởng
chính sách dẫn tới nguy cơ cung vượt cầu.
- Nhiều loại hoa quả vẫn chưa vươn ra được nhiều tỉnh thành khác do hạn chế về
kênh phân phối.
- Thiếu kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý tại các địa phương mặc dù luật pháp
và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn rất đầy đủ. Hoạt động chủ yếu của các thương lái là
qua đường tiểu ngạch nên khó xử lý.
- Do công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về thương nhân nước ngoài
hoạt động thu mua nông sản tại Việt Nam chưa đầy đủ, chưa phù hợp với từng đối tượng.

- Do thương nhân trong nước đã bắt tay, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài
không chân chính trục lợi.
- Đặc biệt, do nhận thức của người nông dân còn hạn chế khi chỉ tập trung vào lợi ích
trước mắt. Đây là câu chuyện không gì mới của nhiều năm nay. Khi giá mặt hàng nông
sản nào đó tăng lên, người nông dân sẵn sàng thay đổi cơ cấu cây trồng hiện tại rồi
chuyển sang cây trồng mới một cách không kiểm soát, để rồi cung vượt cầu tạo điều kiện
cho thương lái ép giá. Đây là cái giá phải trả của phát triển theo phong trào.
2. Biện pháp
Cần có giải pháp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước và
người nông dân mới mong thoát khỏi thực tại này.
- Các cấp ngành của Trung ương, địa phương cần đẩy mạnh chính sách như hỗ trợ
nông dân khi mất mùa, đầu tư vào khâu nghiên cứu giống, bảo quản sau thu hoạch để tăng
thời gian và giá trị sử dụng, phải tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và
mạng lưới phân phối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua trong nước ký kết hợp
đồng dài hạn với nông dân. Đẩy mạnh các chương trình thu mua tạm trữ với thời gian
thực hiện phù hợp hơn để kịp thời trợ giá.
- Cần nhận thức rõ về đối tượng để có công tác đấu tranh tốt, phối hợp với các bộ,
ngành xử lý vi phạm xuất nhập cảnh, cấp giấy phép. Các bộ ngành cần tăng cường công
tác kiểm tra, kiểm soát mang tính đồng bộ để tránh trường hợp không có chỉ đạo thì
không làm hoặc xem nhẹ và cần có chương trình mang tính dài hạn.
- Luật pháp ban hành cần có những quy định, hình phạt nặng nề hơn để kiểm soát
hoạt động của thương nhân Việt Nam tiếp tay với thương nhân nước ngoài.
- Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, người sản xuất, tiểu
thương, thương lái hiểu rõ về quy định của hoạt động thương mại. Riêng đối với thương
nhân nước ngoài cần phải phổ biến giúp họ hiểu rõ luật pháp của nước sở tại khi thu mua
nông sản trên địa bàn Việt Nam.
Thiết nghĩ, trước khi có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp nhằm hỗ trợ và bảo vệ
quyền lợi của chính mình thì người nông dân phải chủ động phòng ngừa, tránh để bị “mắc
vào bẫy buôn bán thời hội nhập” như trên. Nói cách khác là người nông dân Việt Nam
cần phải tránh tâm lý “tiểu nông”, xây dựng tác phong công nghiệp, không ngừng trau dồi,

cập nhật kiến thức, kỹ năng trong một thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] www.dangcongsan.vn
[2] www.stockbiz.vn
[3] www.baomoi.com
[4] www.haiduong360.vn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

14


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG GIÁO DỤC
ThS. Nguyễn Thị Thanh
GV. Khoa Quản trị kinh doanh
rong bối cảnh bắt đầu xuất hiện cạnh tranh trong giáo dục, các trường đại học,
cao đẳng luôn tìm mọi cách để giới thiệu, khuyếch trương hình ảnh của mình
nhằm thu hút người học, vì vậy truyền thông marketing đã trở thành một hoạt
động được rất nhiều trường đại học, cao đẳng quan tâm. Một số trường quốc tế và dân
lập đã giành một ngân sách khá lớn cho hoạt động này và xem đây là một khoản đầu tư
chứ không phải là chi phí. Có thể nói, truyền thông marketing trong giáo dục không phải
là một vấn đề mới mẻ, tuy nhiên những lý luận về nó lại không được phổ biến, vì vậy, bài

viết này xin trình bày một số vấn đề với hy vọng sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về
truyền thông marketing trong giáo dục.

T

1. Khái niệm về truyền thông marketing trong giáo dục
Truyền thông marketing trong giáo dục là hoạt động thông đạt những nội dung về
dịch vụ đào tạo và cơ sở đào tạo nhằm thông tin, thuyết phục và gợi nhớ người học một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Có thể hiểu truyền thông marketing trong giáo dục là việc sử dụng các phương tiện
truyền thông marketing như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng… của các cơ sở
đào tạo nhằm truyền đạt những thông tin về các dịch vụ đào tạo và cơ sở đào tạo những
gợi nhớ hoặc thuyết phục người học đến với cơ sở đào tạo.
2. Công chúng mục tiêu
Khác với các doanh nghiệp, công chúng của một trường học rất đa dạng, mỗi nhóm
có những đặc điểm khác nhau và có những ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của
trường, các nhóm công chúng; đó là:
- Các tổ chức chính phủ: Mặc dù đầu tư cho giáo dục đại học vẫn là nhiệm vụ tất
yếu của bất kỳ chính phủ nào trên thế giới nhưng rõ ràng, duy trì và tạo lập được các mối
quan hệ tốt với các thành viên làm việc tại các cơ quan chính phủ chắc chắn sẽ có nhiều
tác động tích cực cho các trường như: mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng các ngành,
chuyên ngành. Ngoài ra đối với một số trường công lập còn được Nhà nước trợ cấp về
mặt tài chính.
Ở Việt Nam, hầu hết các trường cao đẳng, đại học, đều có mối quan hệ với Bộ
Giáo dục và Đào tạo; Bộ này sẽ quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, mở rộng thêm ngành,
chuyên ngành của trường. Các trường thuộc một số Bộ chuyên ngành như: Bộ Công
Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… thì hoạt
động của nhà trường còn chịu sự giám sát của các Bộ này.
- Sinh viên: Họ vừa là khách hàng đồng thời sau khi họ ra trường thì họ chính là
sản phẩm của nhà trường. Mặt khác, sinh viên chính là “đại sứ” và là “người làm

marketing” miễn phí và tốt nhất cho nhà trường. Toàn xã hội sẽ nhìn vào các sinh viên để
đánh giá xem trường đó như thế nào.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

15


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

- Giảng viên, chuyên viên hành chính vừa là người lao động nhưng cũng lại là
những “khách hàng nội bộ” của chính trường đó.
- Cựu sinh viên: Đây là đối tượng mà khi nhìn vào họ xã hội sẽ đánh giá chất
lượng đào tạo của một trường. Một trường có đa số cựu sinh viên là những người thành
đạt xã hội sẽ đánh giá trường có chất lượng đào tạo tốt và ngược lại. Mặt khác, không một
cựu sinh viên nào lại không muốn trường cũ của mình phát triển và thịnh vượng, họ sẵn
lòng giúp đỡ cho ngôi trường đã đào tạo mình. Vì vậy, họ sẽ là một nguồn tài trợ lớn cho
các trường.
- Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sẽ sử dụng người được đào tạo: Mối quan hệ
tất yếu giữa các trường cao đẳng, đại học – các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức sử dụng
người được đào tạo đã, đang và sẽ thể hiện được tính ưu việt của nó. Các trường cao
đẳng, đại học chính là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ quan, doanh
nghiệp, tổ chức, vì vậy các trường phải tìm hiểu nhu cầu về số lượng nhân lực, trình độ,
chuyên môn của nhân lực để đáp ứng cho phù hợp.
- Phương tiện thông tin đại chúng: Tranh thủ được sự ủng hộ của “khách hàng” này
đem lại vô vàn lợi ích cho các trường cao đẳng, đại học, đặc biệt trong trường hợp xảy ra

khủng hoảng.
- Gia đình sinh viên: Khi các học sinh chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký vào một trường
cao đẳng, đại học nào đó chắc chắn họ sẽ tham khảo những kinh nghiệm của anh chị đi
trước trong gia đình, ý kiến của bố mẹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
- Các cơ sở liên kết đào tạo là các trung tâm đào tạo tại các địa phương có hợp tác
đào tạo với nhà trường. Các trung tâm này sẽ là các đơn vị đại diện cho nhà trường tổ
chức quản lý hoạt động đào tạo của trường tại địa phương, đồng thời các trung tâm này sẽ
tư vấn, hỗ trợ cho người học trong suốt quá trình học tập của họ tại các địa phương.
3. Mục tiêu truyền thông marketing trong giáo dục
Mục tiêu truyền thông marketing trong giáo dục chỉ những kết quả cụ thể về truyền
thông mà nhà trường mong muốn đạt được trong một giai đoạn nhất định và là cơ sở, nền
tảng cho việc xây dựng, hình thành chiến lược truyền thông sau này.
Mục tiêu của công tác truyền thông marketing trong giáo dục thường hướng đến
các tiêu đích sau đây:
- Đối với người học và phụ huynh người học:
+ Thông tin cho người học, phụ huynh biết đến nhà trường và các hoạt động đào tạo;
+ Làm cho người học, phụ huynh hiểu được lợi ích mà nhà trường đem lại so với
các đối thủ cạnh tranh khác;
+ Thuyết phục người học, phụ huynh lựa chọn trường để học và gắn bó với trường;
+ Tạo mối quan hệ với người học và phụ huynh người học.
- Đối với doanh nghiệp:
+ Thông tin cho các doanh nghiệp biết về hoạt động đào tạo của nhà trường
nhằm thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, tạo cơ hội việc làm cho
người học tại trường;
+ Tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp.
- Đối với giảng viên, chuyên viên của trường:
Tạo mối quan hệ với họ để họ nổ lực làm việc và gắn bó lâu dài với trường.
- Đối với những lao động muốn trở thành giảng viên, chuyên viên của trường:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng


16


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

Thông tin cho họ biết vị trí tuyển dụng, yêu cầu tuyển dụng và thuyết phục họ thi
tuyển nhân sự.
4. Thông điệp truyền thông marketing trong giáo dục
Sản phẩm của giáo dục là những sản phẩm dịch vụ, phi vật thể người học không
thể nhìn thấy nó, chính vì vậy thông điệp trong truyền thông marketing trong giáo dục cần
phải được hữu hình hoá, để làm được điều này việc giới thiệu sản phẩm giáo dục của nhà
trường kèm theo giới thiệu về đội ngũ giáo viên của nhà trường như số lượng giáo viên,
trình độ của giáo viên, chương trình đào tạo, bởi vì đây là yếu tố chính quyết định chất
lượng sản phẩm đào tạo, ngoài ra cần giới thiệu thêm về cơ sở vật chất, các trang thiết bị
phục vụ cho học tập: thư viện, máy tính…
5. Các công cụ truyền thông marketing trong giáo dục
Bản chất của hoạt động truyền thông marketing trong giáo dục chính là truyền tin
về dịch vụ đào tạo và cơ sở đào tạo đến người đọc để thuyết phục họ đến với nhà trường.
Truyền thông trong giáo dục thường sử dụng các công cụ truyền thông sau:
5.1. Quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng có trả tiền để
cung cấp thông tin đến với công chúng mục tiêu về ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo,
loại hình đào tạo,… của một cơ sở đào tạo.
Quảng cáo là hoạt động quan trọng trong các hoạt động truyền thông, không chỉ
trong giai đoạn đầu mở ra một trường học mà nó còn góp phần từng bước duy trì nhận

thức của người học, phụ huynh về thương hiệu của trường trong suốt quá trình phát triển.
Để chiến lược quảng bá nói chung và quảng cáo nói riêng có hiệu quả cao nhất, điều tất
yếu là phải nghiên cứu tâm lý, đặc tính của nhóm khách hàng mục tiêu, các phương tiện
truyền thông hỗ trợ, chính sách của các trường là đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của quảng
bá là làm sao cho người học, phụ huynh biết đến, ghi nhớ và chấp nhận thương hiệu của
trường. Vì vậy lựa chọn chiến lược truyền thông phù hợp là yếu tố quyết định. Tuỳ thuộc
vào các chương trình đào tạo, thị trường mục tiêu và khả năng tài chính của trường học có
thể áp dụng riêng lẻ hoặc tổng hợp một số phương tiện quảng cáo sau:
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, báo, đài phát thanh, tạp
chí… ưu thế của các phương tiện này là tác động mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng và
phong phú, tuy nhiên đòi hỏi chi phí cao và tần suất lớn. Việc lựa chọn phương tiện nào
hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích và khả năng của mỗi trường.
- Quảng cáo ngoài trời: băng rôn, pano, áp phích, phương tiện giao thông, bảng đèn
điện tử… Các phương tiện này cho phép khai thác tối đa các loại kích cỡ, hình dạng khác
nhau dành cho quảng cáo. Việc sử dụng màu sắc và hình vẽ do vậy cũng đơn giản hơn,
nhưng sức hút người nhận tin kém.
- Quảng cáo điện tử: sử dụng các banner, đặt các logo, pop-up trên các trang web
hoặc đăng ký tra theo công cụ tra cứu của các trang chủ thích hợp.
5.2. Khuyến mại
Khuyến mại là những biện pháp khuyến khích mang tính ngắn hạn như thực hiện
các chương trình giảm học phí, tặng học bổng học tập, kiểm tra phân loại trình độ người
học miễn phí… nhằm kích thích người học tham gia các chương trình đào tạo của mình.
Nếu như quảng cáo đưa ra cho người học lý do chọn trường thì xúc tiến đưa ra những
biện pháp khuyến khích người học sử dụng dịch vụ đào tạo, tham gia các chương trình
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

17


BẢN TIN KHOA HỌC


Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

đào tạo của trường. Khuyến mại nên được lập kế hoạch bền vững dựa trên việc thiết lập
và duy trì tiếng tăm và hình ảnh của nhà trường với người học.
5.3. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (PR) là chương trình được thiết kế nhằm đề cao và bảo vệ
hình ảnh của cơ sở đào tạo thông qua việc giới thiệu với công chúng về hình ảnh của cơ
sở đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo, mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức đào
tạo, chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo.
Quan hệ công chúng và hoạt động quảng cáo có liên quan tới một loạt các chương
trình được thiết kế để tăng cường và bảo vệ hình ảnh của trường học. Quan hệ công chúng
cũng bao gồm công tác xã hội, góp các quỹ nhân đạo, tham gia các sự kiện đặc biệt, tham
gia các hoạt động văn hóa, thể thao và những hoạt động quần chúng khác. Những ưu điểm
nổi trội là: PR là một quá trình thông tin hai chiều; PR có tính khách quan cao; PR chuyển
tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện quảng bá khác; Hoạt động PR
thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng; PR có chi phí thấp hơn so với quảng cáo
trên các phương tiện truyền thông.
Có thể sử dụng các công cụ trong PR như sau:
- Các buổi hội thảo về chương trình đào tạo của trường: Trường học sẽ tổ chức các
buổi hội thảo qua đó mời học sinh, phụ huynh đến tham dự và giới thiệu về các chương
trình đào tạo, các hình thức đào tạo của trường;
- Marketing sự kiện và tài trợ là việc tham gia, tổ chức hoặc tài trợ cho các hoạt
động và sự kiện thể thao, nghệ thuật, giải trí và các hoạt động xã hội khác. Việc tài trợ các
sự kiện cho phép các trường học có nhiều lựa chọn trong tiếp cận với người học, phụ
huynh. Đây cũng là một phương tiện tăng cường hình ảnh nhà trường như một trường học
tốt, có uy tín… bằng cách đó họ mong rằng người học sẽ tin tưởng vào nhà trường và sau

này sẽ lựa chọn nhà trường để học tập;
- Các hoạt động cộng đồng là thực hiện các hoạt động nhân đạo, công tác xã hội,
phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng... việc cung cấp sản phẩm tài trợ cho các sự kiện
này luôn được hoan nghênh vì kinh phí dành cho các hoạt động cộng đồng nhằm giúp xã
hội phát triển tốt đẹp hơn. Đồng thời, các hoạt động cộng đồng đảm bảo nhà trường luôn
duy trì một hình ảnh đẹp trong con mắt của công chúng;
- Tham gia hội chợ việc làm, các cuộc triển lãm về giáo dục: đó là việc thực hiện
hoạt động trưng bày, giới thiệu các chương trình đào tạo của nhà trường tại các hội chợ việc
làm, các cuộc triển lãm về giáo dục, tham dự các buổi tiếp xúc với học sinh, tham gia các
hội thảo được tổ chức đi kèm cùng hội chợ sẽ gia tăng hình ảnh của trường học trong nhận
thức của người học và phụ huynh học sinh;
- Các ấn phẩm của trường học: Nhà trường có thể quảng bá thương hiệu bằng cách
sử dụng ấn phẩm. Ấn phẩm có thể xuất phát từ trong hay ngoài trường học. Các ấn phẩm
xuất phát từ trường khá đơn giản, chỉ là những phong bì, túi xách, cặp đựng tài liệu tập
sách mỏng để giới thiệu. Tất cả đều được in ấn thể hiện hình ảnh của nhà trường;
- Phim ảnh: Việc xây dựng các bộ phim giới thiệu về trường học, những nổ lực nhà
trường đã trải qua và thành công đạt được trong một môi trường điều kiện xã hội hóa giáo
dục, lấy chất lượng đào tạo và nhu cầu người học làm trọng tâm là một cố gắng nhằm thể
hiện cho người học, phụ huynh về một hình ảnh đẹp của trường.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

18


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm

/N m 2013

5.4. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là giao tiếp trực tiếp với công chúng mục tiêu (học viên, gia đình
học viên) nhằm mục đích giới thiệu về chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo… và
thuyết phục họ tham gia các khoá học của cơ sở đào tạo thông qua các hoạt động tư vấn
tuyển sinh, tư vấn mùa thi, các cán bộ giáo viên trực tiếp tiếp xúc với người học, phụ
huynh để giới thiệu và thuyết phục họ tham gia học tập tại trường.
5.5. Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là việc sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếp để
thu hút học sinh tham gia các khoá học thông qua việc sử dụng thư tín, điện thoại, email,
tờ rơi, internet, catalogue… Hình thức này đặc biệt hiệu quả về khía cạnh kinh tế, thông
tin được truyền tải trực tiếp đến người học, phụ huynh. Phương thức này mang tính kịp
thời cao, đồng thời nó chọn lọc được đối tượng khách hàng và cá nhân hóa các giao tiếp.
6. Đặc điểm của giáo dục ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông marketing
trong giáo dục
- Đối tượng thuần nhất: Đối tượng sử dụng dịch vụ của trường học khá thuần nhất,
họ có thể khác nhau về độ tuổi, giới tính, nhưng đều có chung nhu cầu nâng cao trình độ
chuyên môn, kiến thức cho bản thân, và họ đòi hỏi rất cao về chất lượng đào tạo do nhà
trường cung cấp, tuy nhiên khi họ đã cảm nhận được chất lượng đào tạo tốt thì họ rất tin
tưởng, gắn bó lâu dài, cảm thấy tự hào về trường họ đang theo học và sẵn sàng chia sẻ,
giới thiệu với các người khác về trường của mình. Vì vậy, trong lĩnh vực giáo dục nếu các
trường làm cho khách hàng của mình hài lòng thì chính những khách hàng này sẽ là
những người truyền thông cho trường một cách có hiệu quả nhất.
- Tính tin cậy: Không giống như một ngành kinh doanh thông thường, các doanh
nghiệp có thể quảng cáo, tiếp thị vượt quá giá trị thực chất mà sản phẩm của họ mang lại
với mục đích cuối cùng là thu hút được nhiều khách hàng, thu được lợi nhuận và phát
triển doanh nghiệp. Điều này không thể thực hiện trong hoạt động giáo dục, nơi mà sự
trung thực và tin cậy luôn đặt lên hàng đầu. Nhà trường làm mọi việc để xã hội tin tưởng
mình, bởi vì một khi niềm tin mất đi thì rất khó làm cho họ tin tưởng lại được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Thanh, Luận văn thạc sĩ – Đề tài: Xây dựng chiến lược truyền thông cho
Trường Cao đẳng Thương mại, 2012;
[2] Brent Davies và Linda Ellison (2005), Lãnh đạo Nhà trường thế kỷ 21, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội;
[3] Lynton Gray, Marketing in education, 1994, London;
[4] Phillip Kotler (2003), Quản trị marketing, NXB Thống kê, Hà Nội;
[5] />
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

19


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với
mua hàng thời trang trực tuyến
ThS. Ngô Thị Hồng
GV. Khoa Quản trị kinh doanh

Tóm tắt
Bài viết nhằm trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần rủi ro
cảm nhận đến ý định mua quần áo thời trang trực tuyến. Nghiên cứu được thực hiện trên
370 sinh viên. Kết quả cho thấy các thành phần rủi ro cảm nhận có tác động tiêu cực đến
ý định mua quần áo thời trang trực tuyến của người tiêu dùng với mức độ ảnh hưởng

mạnh nhất là rủi ro chức năng, tiếp đến là rủi ro tài chính và cuối cùng là rủi ro tâm lý.
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân kinh doanh quần áo thời trang
nói riêng và kinh doanh trực tuyến nói chung có những giải pháp giảm thiểu rủi ro cảm
nhận cho người tiêu dùng và thu hút họ đến với cửa hàng trực tuyến.
Từ khóa: Rủi ro cảm nhận; ý định mua; mua sắm trực tuyến; hành vi người tiêu
dùng; thời trang.
1. Đặt vấn đề
Mua hàng trực tuyến đã trở thành một hình thức tiêu dùng phổ biến ở các nước;
hàng năm mang về doanh thu hàng chục tỷ đô-la Mỹ. Tại Việt Nam (VN), số lượng người
dùng internet tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây, đã lên đến 31 triệu người,
chiếm khoảng 35% dân số; đa số người dùng internet trong độ tuổi từ 18 đến 35. Mặc dù
mua bán trực tuyến ở VN được các chuyên gia đánh giá là thị trường tiềm năng trong thời
gian tới, nhưng người tiêu dùng (NTD) vẫn còn rất e ngại, cảm thấy rủi ro khi thực hiện
mua hàng trực tuyến. Việc nghiên cứu về những ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận của NTD
đối với việc mua hàng trực tuyến là vấn đề mang tính cấp thiết và phù hợp với thực tiễn
tại VN hiện nay.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm rủi ro cảm nhận được Bauer nghiên cứu và đưa ra đầu tiên vào năm 1960.
Bauer cho rằng: “Rủi ro cảm nhận trong hành vi của người tiêu dùng là những cảm nhận
về những nguy cơ sẽ xảy ra trong bất kì một hành động tiêu dùng mà người tiêu dùng cảm
thấy không chắc chắn[3].
Trên nền tảng lý thuyết rủi ro cảm nhận của Bauer (1960), đã có nhiều nhà nghiên
cứu kinh tế thực hiện nghiên cứu về rủi ro cảm nhận trong mua hàng trực tuyến. Tân
(1999) cho rằng NTD có cảm nhận về rủi ro trong mua trực tuyến cao hơn mua tại cửa
hàng truyền thống. Anjali Dabhade (2008)[1] cho rằng rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý
định mua trực tuyến gồm có rủi ro chức năng, rủi ro tài chính và rủi ro thời gian. Kết quả
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

20



BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

nghiên cứu của Moudi Almousa (2011)[6]; Mi-Jung-Kim (2008)[5] lại cho thấy ý định mua
quần áo trực tuyến bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố rủi ro cảm nhận, gồm rủi ro chức
năng, rủi ro thời gian và rủi ro bảo mật, và ảnh hưởng không đáng kể bởi rủi ro tâm lý và
tài chính. Trên cơ sở những kết quả có được từ những mô hình nghiên cứu rủi ro cảm
nhận trong mua sắm quần áo trực tuyến đã được thực hiện, chúng tôi đề xuất mô hình
nghiên cứu gồm 6 thành phần rủi ro cảm nhận có mối quan hệ với ý định mua quần áo
thời trang trực tuyến (hình 1).
- Rủi ro chức năng: Là những cảm nhận của NTD nguy cơ về hiệu năng của sản
phẩm. Trong môi trường mua sắm trực tuyến NTD không có khả năng mặc thử, đánh giá
đặc tính vật lý của sản phẩm may mặc như chất liệu, màu sắc thực tế, kiểu dáng, kích cỡ.
Do vậy, rủi ro chức năng sản phẩm càng cao thì ý định mua quần áo trực tuyến của người
tiêu dùng càng giảm (H1).
Rủi ro
hiệu năng
Rủi ro
tài chính
Rủi ro tâm lý

H1

H2


H3

Ý định mua
trực tuyến

H4
Rủi ro xã hội
H5
Rủi ro
thời gian

H6

Rủi ro
bảo mật

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
- Rủi ro tài chính: Là cảm nhận về nguy cơ mất tiền khi thực hiện giao dịch. Không
như mua sắm truyền thống theo kiểu “tiền trao cháo múc”; trong bối cảnh mua sắm trực
tuyến, NTD thường phải thanh toán tiền trước và nhận hàng sau đó vài ngày thậm chí một
tuần. Do vậy, khi thực hiện giao dịch trực tuyến, NTD lo ngại sản phẩm không được
chuyển đến, lo ngại về an toàn của tài khoản tín dụng. Ngoài ra, NTD còn phải trả thêm
chi phí vận chuyển sản phẩm. Rủi ro tài chính càng cao thì ý định mua quần áo trực tuyến
của người tiêu dùng càng giảm (H2).
- Rủi ro tâm lý: Người tiêu dùng có thể trải nghiệm áp lực tinh thần như sự hối tiếc
kết quả mua sắm, cảm thấy thiếu tin tưởng hoặc lo ngại việc mua sắm quần áo trực tuyến
có thể không phù hợp với bản thân hoặc thất vọng khi sản phẩm không đáp ứng được như
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng


21


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

mong đợi (Jacopy và Kaplan, 1972; Peter và Ryan, 1976)[3]. Rủi ro tâm lý càng cao thì ý
định mua sắm trực tuyến của NTD càng giảm (H3).
- Rủi ro thời gian: Là cảm nhận về sự thuận tiện, tiện lợi, lượng thời gian và công
sức khi mua một sản phẩm không đáp ứng đúng như mong đợi của NTD (Kaplan Jacopy,
1972)[3]. Rủi ro thời gian càng cao thì ý định mua quần áo trực tuyến của NTD càng giảm
(H4).
- Rủi ro xã hội: Liên quan đến cảm nhận về một quyết định mua sản phẩm không
được sự chấp nhận bởi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp (Dowling và Stealin, 1994;
Forthsy, 2006)[4]. Thông thường, NTD thường cố gắng để có được những lời khuyên hoặc
sự đồng ý từ người khác trong nhóm xã hội (bạn bè, đồng nghiệp, gia đình) để giảm thiểu
rủi ro xã hội. Rủi ro xã hội càng cao thì ý định mua trực tuyến của NTD càng giảm (H5).
- Rủi ro bảo mật: Là nguy cơ NTD cảm nhận được họ bị mất kiểm soát thông tin cá
nhân (Featherman, Pavlou, 2003). Việc cung cấp các thông tin cá nhân và số tài khoản, số
thẻ tín dụng trên các website có thể sẽ bị lạm dụng hoặc cửa hàng trực tuyến sử dụng
thông tin cá nhân với mục đích khác. Rủi ro bảo mật càng cao thì ý định mua trực tuyến
của NTD càng giảm (H6).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp định tính với định lượng. Bản câu hỏi được xây dựng dựa
trên thang đo Likert 5 điểm; với 1 là “hoàn toàn đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn không đồng
ý”. Đối tượng được khảo sát là những người tiêu dùng có sử dụng internet trong độ tuổi từ

18 đến 35. Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp và
phỏng vấn qua thư điện tử. Số lượng bản câu hỏi phát ra là 370, trong đó có 300 bản giấy
và 70 bản điện tử. Số lượng bản câu hỏi thu về hợp lệ là 300. Dữ liệu được xử lý và phân
tích bằng phần mềm SPSS 16.0 và Amos 18.0.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hiệu lực hóa thang đo
Thực hiện kiểm định KMO trước khi phân tích nhân tố với kết quả KMO = 0.697
(0.5quả trích được 6 nhân tố với 8 items bị loại bỏ.
Phân tích khẳng định CFA được thực hiện với 22 thành phần quan sát với 6 nhóm
nhân tố trích được từ thực hiện EFA cho thấy trọng số chuẩn hóa của các chỉ báo đều
>0.5 và có ý nghĩa (p<0.05). Tính hiệu lực hội tụ của mô hình được đảm bảo khi phương
sai trích trung bình AVE (Average Variance Extract) > = 0.5 (Bảng 1). Độ tin cậy
Cronbach alpha đều gần bằng hoặc lớn hơn 0.8, được xem là tốt. Độ tin cậy tổng hợp CR
(Composite Reability)>0.6, lớn hơn 0.8 là tốt. Tính hiệu lực phân biệt thỏa mãn vì AVE
của bất kì tiêu thức nào đều lớn hơn tương quan giữa tiêu thức đó với các tiêu thức khác
đo lường cùng một khái niệm. Tính phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế được xem
xét bởi chỉ số GFI (Goodness-fit-index) = 0.900 > 09, CFI (Comparative Fit Index) =
0.908 > 0.9, RMSEA (Root mean square error of approximation) = 0.059 < 0.08 đạt yêu
cầu. Kiểm định Chisquare có ý nghĩa ở mức < 0.1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

22


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II

II/Năm
/N m 2013

Bảng 1: Hiệu lực hóa thang đo
α = 0.733; CR =0 .774; AVE =0.55
Thông tin cá nhân của người mua hàng không được bảo mật
Rủi ro
Thông tin yêu cầu của người mua có thể bị sai lệch hoặc thất lạc
bảo mật
Số tài khoản của người mua có thể không an toàn
α = 0.776.; CR = 0.788; AVE =0.50
Tôi không được mặc thử trước khi mua

Rủi ro
chức
năng

Rủi ro
tâm lý

Rủi ro
thời
gian

Rủi ro
xã hội

Trọng số
chuẩn hóa
0.571

0.968
0.510
0.751

Tôi lo ngại chất liệu không đúng như cửa hàng trực tuyến
thông tin

0.806

Tôi không thể đánh giá, kiểm định chất lượng quần áo trên
internet khi mua

0.611

Màu sắc, phong cách, kiểu dáng là một vấn đề lớn khi mua
quần áo trên internet vì hình ảnh trên màn hình vi tính và
thực tế rất khác nhau
α = 0.759; CR = 0.808; AVE =0.51

0.595

Tôi cảm thấy bất an khi mua quần áo trên internet

0.627

Tôi cảm thấy thất vọng khi sản phẩm đáp ứng không như mong đợi

0.659

Tôi lo ngại mình sẽ hối tiếc khi thực hiện việc mua hàng

quần áo trên internet

0.615

Tôi không tin tưởng cửa hàng trực tuyến
α = 0.718; CR = 0.723; AVE = 0.50
Tôi mất nhiều thời gian để tìm kiếm trang web phù hợp

0.775
0.664

Tôi sẽ mất thời gian chờ đợi sản phẩm chuyển đến

0.739

Tôi mất nhiều thời gian để lựa chọn sản phẩm và chờ đợi
hình ảnh trên website được tải xuống
α = 0.707; CR = 0.714; AVE = 0.53

0.642

Tôi cảm thấy không thoải mái khi mặc trang phục nơi công cộng

0.757

Tôi lo ngại khi mặc quần áo trên internet sẽ mất tự tin trước
bạn bè đồng nghiệp

0.746


Tôi nghĩ việc mua hàng quần áo trên internet là thể hiện đẳng
cấp, lối sống hiện đại nhưng tôi lo ngại bạn bè và đồng
nghiệp sẽ không nghĩ như vậy

0.504

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

23


BẢN TIN KHOA HỌC

Rủi ro
tài
chính

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

α = 0.835; CR = 0.842; AVE = 0.64
Tôi lo ngại số tài khoản tín dụng có thể không an toàn
Tôi sẽ tốn kém thêm chi phí vận chuyển và chi phí khác khi
mua trên internet
Tôi có thể bị mất tiền khi sản phẩm đặt mua không chuyển
tới

0.761

0.961
0.685

α: Cronbach alpha; CR: Độ tin cậy tổng hợp; AVE: Tổng phương sai trích
3.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Phân tích SEM (Structural Equation Modeling) cho thấy tính phù hợp với dữ liệu
thực tế hay chất lượng của mô hình đạt mức khá với GFI=0.900 >0.9, CFI=0.908>0.9,
TLI = 0.889<0.9, RMSEA=0.059 <0.08. Kiểm định Chisquare có ý nghĩa ở mức<0.1.
Với kết quả trên cho thấy mô hình có TLI chưa đạt yêu cầu, ta tiến hành điều chỉnh
mô hình bằng cách làm cho Chisquare càng nhỏ càng tốt thông qua nối các cặp sai số có
MI lớn hơn 10. Phân tích nhân tố khẳng định được thực hiện lại sau khi đã điều chỉnh mối
quan hệ giữa các cặp sai số (e10<->e8, e11<->e9). Kết quả cho thấy TLI = 0.920 (> 0.9),
CFI = 0.934 (> 0.9), GFI = 0.914>0.9 và RMSEA = 0.05(< 0.08). Do đó, mô hình này
phù hợp với dữ liệu thị trường.
Khái niệm rủi ro chức năng (P=0.00<0.1) có ảnh hưởng tiêu cực và mạnh nhất (trọng
số là -0.431) đến ý định mua quần áo trực tuyến. Điều này được lý giải rằng trong bối
cảnh mua trực tuyến NTD không được mặc thử và khó đánh giá các đặc tính vật lý như
chất liệu, màu sắc và kích cỡ. Tiếp đến, chi phí cho việc mua sản phẩm là điều mà NTD
thường quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh mua trực tuyến, NTD thanh toán trước và nhận
hàng sau đó từ 7 đến 10 ngày. Do đó, rủi ro tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định
mua trực tuyến (P= 0.00<0.1, trọng số là -0.277) và ảnh hưởng ít hơn là khái niệm rủi ro
tâm lý (P=0.056<0.1; trọng số là -0.124). Các khái niệm rủi ro thời gian (P=0.410>0.1),
rủi ro xã hội (P=0.643>0.1), rủi ro bảo mật (P=0.933>0.1) bị loại khỏi mô hình. Các khái
niệm bị loại khỏi mô hình có thể được lý giải rằng đối tượng nghiên cứu đa phần là sinh
viên thuộc thế hệ 9X, trẻ và năng động, thích thể hiện cá tính; khi quyết định mua quần áo
trực tuyến họ không cảm thấy bị ảnh hưởng bởi người khác. Vì thường xuyên tham gia
thảo luận tại các diễn đàn trực tuyến, nên việc cung cấp thông tin cá nhân họ không cảm
thấy rủi ro và khi được hỏi về lợi ích đối với việc mua trực tuyến thì đa phần đối tượng
đều cho rằng rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Vì vậy, yếu tố thời gian không thể hiện
sự ảnh hưởng trong mối quan hệ với ý định mua trực tuyến.

4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu rút ra được 3 yếu tố rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý định mua
quần áo thời trang trực tuyến của NTD là rủi ro chức năng, rủi ro tài chính và rủi ro tâm
lý. Hoạt động mua bán trực tuyến ở VN còn nhiều bất cập từ khâu thanh toán, vận chuyển
đến hình ảnh, uy tín của các cửa hàng trực tuyến nên phần lớn NTD vẫn còn lo ngại và
thiếu tin tưởng với cửa hàng trực tuyến khi thực hiện giao dịch. Kết quả nghiên cứu trên
phù hợp với thực tiễn hoạt động mua bán trực tuyến tại VN.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

24


BẢN TIN KHOA HỌC

Số 22/Quý
22/Quý II
II/Năm
/N m 2013

4.2. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro cảm nhận
- Đối với rủi ro chức năng: Trưng bày sản phẩm, cung cấp thông tin đúng với qui
cách của sản phẩm, cam kết đổi trả sản phẩm khi khách hàng mặc không vừa hoặc không
ưng ý, không tính phí vận chuyển nếu trả hoặc đổi hàng, thiết lập một số nhà đại diện
hoặc cửa hàng offline.
- Đối với rủi ro tài chính: Hoàn tiền nếu sản phẩm không đúng với thông tin trên
website, sản phẩm bị lỗi hoặc bị thất thoát khi vận chuyển hoặc vận chuyển không đến
đúng địa chỉ, thông tin đầy đủ về điều khoản và hình thức thanh toán trên website, xác
nhận phản hồi sau khi hoạt động giao dịch thanh toán thành công.
- Đối với rủi ro tâm lý: Tạo dựng uy tín, hình ảnh thương hiệu cho cửa hàng trực

tuyến/doanh nghiệp, giữ liên lạc với khách hàng sau khi thực hiện giao dịch, tạo sự quan
tâm và an tâm cho khách hàng, giải quyết các sự cố về giao dịch theo hướng tôn trọng
khách hàng để tạo niềm tin nơi khách hàng, cung cấp sự hướng dẫn làm thế nào để sử
dụng dịch vụ an toàn nhất.
4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai
Nghiên cứu đã chỉ ra được 3 thành phần rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý định
mua quần áo thời trang trực tuyến của NTD. Mặc dầu vẫn còn một số hạn chế như phạm
vi chọn mẫu chỉ tập trung trên một nhóm đối tượng là sinh viên nên tính đại diện của mẫu
chưa cao; nghiên cứu tập trung vào nhân tố rủi ro cảm nhận mà chưa quan tâm đến các
yếu tố ngoại lai khác như nghề nghiệp, giới tính, kinh nghiệm sử dụng internet… Trong
tương lai có thể thực hiện nghiên cứu với phạm vi rộng hơn, mở rộng biến số của mô hình
và so sánh sự khác biệt về mức độ rủi ro cảm nhận giữa các nhóm giới tính, nghề nghiệp
và kinh nghiệm sử dụng internet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Anjali Dabhade (2008), “Antecedents of older consumers’ internet shopping for
apparel products: Perceived risk and benefits and shopping orientation”;
[2] Dr. Suresh, A.M and Shashikala (2011), “Identifying Factors of Consumer Perceived
Risk towards Online Shopping in India”;
[3] Fan Lan (2007), “The University of Sheffield, The Influence of perceived risk on
customer behaviour in purchasing high-price product online”;
[4] Forthsy; Chuanlan Liu; David Shannon and Liu Chun Gardner, “Development of a
scale to measure the perceived benefits and risks of online shopping”, Journal Interactive
Marketing, 2006;
[5] Mi Jung Kim (2008), “Consumer Perceptions of Apparel Products in Internet
Shopping”, Oregon State University, Umi Number 3295629;
[6].Moudi Almousa (2011), “Perceived Risk in Apparel Online Shopping: AMulti
Dimensional Perspective”, Canadian Social Sience, 2011;
[7] Sandra Forsythe, Wi –Suk – Kwon, “The role of product brand image and online
store image on perceived risk and online purchase intention for apparel”; Journal of
Retailing and Consumer Services 19 (2012), 325 -331.


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI | 45 Dũng Sĩ Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

25


×