Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Lập kế hoạch marketing quốc tế cho sản phẩm Bánh Ngon Việt thị trường Califorlia - Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.79 KB, 38 trang )

“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
š&›

BÀI TẬP NHÓM 9
Đề tài:
Lập kế hoạch marketing quốc tế cho sản phẩm Bánh cuốn Ngon
Việt ở thị trường Califorlia - Mỹ
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :

Lớp

:

Hà Nội 5/2011

PGS,TS Phạm Thu Hương
81. Vũ Khắc Hùng
82. Đỗ Quang Hưng
83. Đỗ Thái Hưng
84. Nguyễn Mạnh Hùng
85. Phạm Thanh Hương
86. Nguyễn Thu Hương
87. Nguyễn Thị Thu Hương
88. Nguyễn Thị Thu Hương


90. Đào Thị Thương Huyền
CHQTKD 7B


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một bước ngoạt lớn cho Việt Nam
thâm nhập thị trường các nước trên toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ- một nền kinh
tế đứng đầu thế giới. Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại quốc
tế Ngon Việt đã gây dựng được thương hiệu và đã rất thành công ở thị trường
trong nước với sản phẩm Bánh Cuốn Ngon Việt.Trong bối cảnh toàn cầu hóa,
các doanh nghiệp cần phải vươn xa hơn nữa trong việc thâm nhập thị trường
quốc tế.Và chúng tôi đã chọn Califiorlia – một tiểu bang của Mỹ làm điểm đến
đầu tiên trong chiến lược kinh doanh quốc tế. Bởi Califorlia là 1 tiểu bang có số
người Việt Kiều đông nhất , chiếm 61,52% số người Việt tại Mỹ. Hơn nữa
California là một bang lớn, đông dân, nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất và tiêu
dùng hàng năm rất lớn. Hàng hoá nhập khẩu vào tiểu bang rất thuận lợi, đặc biệt
với các tuyến vận tải đường biển từ các nước Đông Nam Á. Hệ thống cảng biển
(Los Angeles, Long Beach, San Francisco) với phương tiện xếp dỡ hiện đại và
quản lý tiên tiến thực sự tạo thuận lợi cho phát triển thương mại của tiểu bang .
Với mong muốn nâng cao vị thế của mình trong thị trường quốc tế, chúng
tôi sẽ không chỉ dừng lại ở Califorlia mà sẽ từng bước đưa sản phẩm của mình
đến gần hơn với Việt Kiều và các khách hàng nước ngoài trên toàn thế giới.

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

2



“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.

Ngon Việt và những điều cần biết
- Số giấy phép kinh doanh: 291/GPKD
- Ngày cấp: 01/04/2003
- Tên tiếng Việt của công ty: Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ
thương mại quốc tế Ngon Việt
- Tên tiếng Anh của công ty: DeliciousViet Manufacturing and
international commercial services JSC
- Tổng vốn điều lệ: 65 tỷ đồng
- Sản xuất chế biến thực phẩm, xuất nhập khẩu thực phẩm
- Địa chỉ trụ sở chính: 191 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
- Tel: (+84) 4 3886768. Fax: (+84) 4 3886769
-

Địa chỉ chi nhánh công ty : 3800 Orange St, Ste 220, Riverside, CA

- Tel: (+01) 36 88221368. Fax: (+01) 36 88221369
- Website:
- Vốn đầu tư thực hiện: 85.000.000 USD
- Doanh thu năm 2010: 3.352.266 USD
- Số lao động: 526 người


Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

3


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

- Số cổ đông: 2000 cổ đông
2.

Ngon Việt – Slogan
Sologan: “Tận hưởng cuộc sống theo cách của chính bạn” – “Enjoy life

in your own way”.
3.

Logo

4.

Sản phẩm.
Có đi xa mới thấy không ẩm thực nơi đâu sánh bằng những món ăn đậm đà,

dân dã mang hương vị của quê nhà. Từ những nguyên liệu hết sức đơn giản mà
biết bao món ăn tinh túy và độc đáo đã ra đời. Bánh cuốn cũng là một món ăn
như thế. Từ những hạt gạo thơm ngon được xay mịn, hòa với nước là bạn đã sẵn
sàng có ngay một nguyên liệu chủ đạo để làm nên chiếc bánh cuốn, thêm một
vài công đoạn tỉ mỉ như hấp bánh, thêm nhân kèm chén nước mắm chấm là bạn

đã có ngay một món ăn ngon.
Đồng cảm với tình yêu quê hương của những người con Việt xa xứ, Công ty
cổ phần sản xuất và dịch vụ thương mại quốc tế Ngon Việt đã cho ra đời sản
phẩm mới có tên Bánh Cuốn Ngon Việt với 3 dòng sản phẩm chính:

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

4


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Bánh cuốn hành:

Bánh cuốn nhân thịt:

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

5


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Bánh cuốn ruốc tôm:

5.


Mục tiêu chung
a. Giá trị cốt lõi:
- Khát vọng lớn
- Tinh thần quốc gia, quốc tế
- Không ngừng sáng tạo và đột phá trong việc cải biến chất lượng món
ăn.
b. Giá trị niềm tin:
- Góp phần làm phong phú thêm những món ăn Việt ở cộng đồng quốc
tế.

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

6


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

c. Tầm nhìn và sứ mạng:
- Tầm nhìn ngắn hạn: Đem Bánh Cuốn Ngon Việt trở thành một món ăn
quen thuộc đối với những người dân Việt xa xứ ở Canifornia.
- Tầm nhìn dài hạn: Đem Bánh Cuốn Ngon Việt trở thành một món ăn
quen thuộc đối với những người dân Việt trên toàn thế giới.
- Sứ mạng: Tạo dựng Ngon Việt trở thành một thương hiệu hàng đầu về
các món ăn Việt được chế biến sẵn đối với cộng đồng trong nước và
quốc tế.
Nhằm hướng tới mục tiêu sau:
- Thống lĩnh thị trường nội địa và chinh phục thị trường thế giới.

- Đầu tư về ngành
- Phát triển hệ thống nhượng quyền thương hiệu.

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

7


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “
6.

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Cơ cấu tổ chức Công ty: Theo mô hình chức năng:

CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH MARKETING QUỐC TẾ CỦA NGON VIỆT

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

8


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “
1.

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Nghiên cứu thị trường
Chúng tôi lựa chọn thị trường mục tiêu là thị trường Califorlia - một tiêu


bang của Mỹ
1.1 Địa ly
Nằm dọc bờ Thái Bình Dương, là tiểu bang đông dân nhất và đứng thứ 3 Hoa
Kỳ về diện tích - California chính là đầu tàu kinh tế của cả vùng bờ tây và dẫn
đầu Hoa Kỳ về tổng thu nhập tiểu bang với khoảng 1.550 tỉ USD. Thủ phủ của
tiểu bang là Sacramento nằm ở phía Bắc California.
Tiếp giáp với Oregon, Nevada, Arizona, và tiểu bang Baja California của
Mexico, California nổi tiếng với điều kiện tự nhiên đa dạng và sinh động, trải
dài trên diện tích 411.000 km². Trong đó: Rừng chiếm khoảng 35%; các sa mạc
ở miền đông nam chiếm 25% diện tích; thung lũng trung tâm (Central Valley)
với điều kiện tự nhiên thuận lợi là trung tâm nông nghiệp của California.
Các thành phố lớn của tiểu bang cũng nằm dọc theo bờ Thái Bình Dương: Los
Angeles, San Francisco, San Jose, Long Beach, Oakland, Santa Ana/Quận Cam
và San Diego...
1.2 Dân sô
Dân số California đứng đầu Hoa Kỳ với 36.132.148 người (thống kê năm
2010), tăng 290.109 người (0,8% so với năm 2009) và đứng hàng thứ 13 trong
số các tiểu bang tăng dân số nhanh nhất ở Hoa Kỳ. California cùng với Hawaii
và New Mexico là 3 tiểu bang mà người thiểu số nhiều hơn người da trắng.
Trong đó: Người gốc Mỹ latinh chiếm trên một phần ba số dân; các nhóm khác,
theo thứ tự là: Người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc Phi và người thổ dân da đỏ.
Theo điều tra dân số Mỹ năm 2010 (US Cencus 2000), cộng đồng người Việt tại
Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

9


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B


California là 447, 032 người, chiếm 61,52% số người Việt tại Mỹ. Trong đó tập
trung đông nhất tại khu little Saigon (Sài gòn nhỏ), thuộc Quận Orange, Nam
Cali và thành phố San Jose (Bắc Cali).

1.3 Kinh tê
Theo số liệu thống kê của Phòng phân tích/Quốc hội California năm 2010:
Tổng thu nhập tiểu bang đứng đầu Hoa Kỳ với trên 1500 tỉ USD, chiếm 17%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Hoa Kỳ. GSP tính theo đầu người (GSP per
capita) năm 2010 đạt 41.663 USD, đứng thứ 9 trong tổng số 50 bang. Nếu là
nền kinh tế độc lập thì California đứng thứ sáu trên thế giới.
Các ngành kinh tế chính của California bao gồm: Nông nghiệp, hàng không
vũ trụ, điện tử và công nghệ thông tin, công nghiệp giải trí và du lịch. California
nổi tiếng với các trung tâm kinh tế quan trọng như: Los Angeles (thương mại và
Tài chính), Hollywood (điện ảnh), Fresno (nông nghiệp), thung lũng Silicon
(công nghệ thông tin), San Diego (công nghệ cao), vùng sản xuất rượu vang nổi
tiếng Napa-Sonoma.
1.4 Hoạt động thương mại
Năm 2010, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của California đạt hơn 127 tỉ
USD. Những thị trường nhập khẩu chính là: Mexico, Canada, Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: Máy tính và
các sản phẩm điện tử (trên 44 tỉ USD, chiếm tỷ trọng 34,9%); máy móc các loại
(gần 15 tỉ USD, chiếm 11,6%); phương tiện giao thông (13,5 tỉ USD, chiếm
10,6%); nông sản chế biến và hoá chất.

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

10



“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Năm 2010, xuất khẩu của California vào Việt Nam đạt hơn 258 triệu USD
(năm 2009 đạt trên 500 triệu USD chiếm 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa
Kỳ vào Việt Nam). Cơ cấu hàng xuất bao gồm: Thực phẩm chế biến (57 triệu
USD, chiếm tỷ trọng 22,2%); máy tính, hàng điện tử (50 triệu USD, chiếm
19,4%); phương tiện giao thông và máy móc. Việt Nam hiện là là đối tác nhập
khẩu đứng thứ 37 của California.
Như đã nói, California là một bang lớn, đông dân, nhu cầu nhập khẩu cho sản
xuất và tiêu dùng hàng năm rất lớn. Hàng hoá nhập khẩu vào tiểu bang rất thuận
lợi, đặc biệt với các tuyến vận tải đường biển từ các nước Đông Nam Á. Hệ
thống cảng biển (Los Angeles, Long Beach, San Francisco) với phương tiện xếp
dỡ hiện đại và quản lý tiên tiến thực sự tạo thuận lợi cho phát triển thương mại
của tiểu bang. Thống kê những năm gần đây cho thấy khoảng hơn 40% hàng
xuất của Việt Nam thông quan qua những cảng của California.
Năm 2010, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của California đạt gần 340 tỉ
USD, tăng 12% so với năm 2009 (303 tỉ USD). California nhập khẩu nhiều nhất
từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Đài Loan...
Việt Nam xếp thứ 15 trong số các nước xuất khẩu hàng hoá vào tiểu bang này.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,29 tỉ USD (tăng 27,8% so với năm 2009).
Thông quan hàng xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu qua cảng Los Angeles (3,01 tỉ
USD), kế đến là cảng San Francisco và San Diego. Cơ cấu hàng xuất chủ yếu
gồm: Dệt may, giầy dép, đồ gia dụng (trên 2 tỉ USD); Các mặt khác: Máy tính
và chất bán dẫn, sản phẩm phi nông nghiệp, nguyên vật liệu… đạt trên 1 tỉ
USD.

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương


11


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

California đã có quan hệ kết nghĩa với nhiều nước/thành phố trên thế giới
như: Đài Loan, Hàn Quốc; Chiangsu, Thượng Hải của Trung Quốc; tỉnh Parana
của Brazil… Đặc biệt, ngay trong thời kỳ còn bị cấm vận, TP San Francisco là
địa phương đầu tiên ở Hoa Kỳ kết nghĩa với TP. Hồ Chí Minh. Thành công của
sự hợp tác đang được mở rộng sang các lĩnh vực khác như: Y tế, giáo dục đào
tạo… Trong 2 năm 2009-2010, dù mới được thành lập, Chi nhánh Thương vụ
Việt Nam tại San Francisco đã phối hợp chặt chẽ với Tổng lãnh sự quán Việt
Nam phát triển thêm quan hệ hợp tác giữa TP. Đà Nẵng và TP. Oakland và giữa
cảng Đà Nẵng và cảng Oakland, một trong 10 cảng container lớn nhất nước Mỹ,
sẵn sàng hợp tác chia sẻ kinh nghiệm phát triển và quản lý với Việt Nam
1.5 Triển vọng hợp tác với California
Năm 2010, kim ngạch XNK giữa Việt Nam – California đạt hơn 3,5 tỉ USD,
chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, so sánh với kim ngạch Hoa Kỳ nhập khẩu hàng năm (khoảng 340 tỉ
USD) thì xuất khẩu của Việt Nam vào California vẫn còn ở mức khiêm tốn, hay
nói cách khác, cánh cửa California còn đang mở rộng cho các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam.
Qua theo dõi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ nói chung và
California nói riêng, chúng tôi thấy chủ yếu vẫn là những mặt hàng có giá trị
thấp (thuỷ hải sản đông lạnh, nông sản bán thành phẩm…); gia công may mặc,
giày dép, đồ gỗ. Tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao chưa nhiều. Bên
cạnh việc tăng hàm lượng chế biến đối với các sản phẩm xuất khẩu chính hiện
có, cần chú trọng đầu tư phát triển nhóm sản phẩm điện tử công nghệ cao, phát

triển và ứng dụng phần mềm… đây là những ngành California có thế mạnh ở
Hoa Kỳ. Tháng 7 vừa qua, Thương vụ San Francisco đã tham dự Hội nghị
thường niên của VSVN (Vietnam Strategic Venture Network, tiền thân là
Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

12


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Vietnam Silicon Valley Network), một tổ chức uy tín tập trung cộng đồng người
Việt hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và nhận được rất nhiều đề
nghị hợp tác từ các doanh nghiệp Việt kiều sẵn sàng hợp tác đóng góp cho sự
phát triển của đất nước.
Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco đang tiến hành khảo sát,
đánh giá lại toàn bộ thị trường khu vực miền Tây Hoa Kỳ. Tập trung tìm ra
những mặt hàng mới có khả năng đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu. Trước mắt là
lên kế hoạch xúc tiến thương mại các mặt hàng: Điện tử công nghệ cao (thiết bị
thông tin, y tế…); phát triển và ứng dụng phần mềm... để tạo bước đột phá trong
xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Từng bước đưa quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam và California lên một bước phát triển mới, xứng đáng với
tiềm năng sẵn có của cả hai bên.
1.6 Các đôi thủ cạnh tranh hiện tại
Theo kết quả điều tra và nghiên cứu thị trường, hiện tại các món ăn Việt có
trên thị trường Califorlia bao gồm : Phở Việt, Miến Việt.Hiện tại sản phẩm bánh
cuốn Việt chưa xuất hiện trên thị trường này.Vì vậy chúng ta có thể đi đầu trong
việc đưa sản phẩm bánh cuốn Việt thâm nhập thị trường này.


Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

13


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “
2.

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Lập bộ câu hỏi điều tra thị trường

Bộ câu hỏi điều tra thị trường :
(Anh chị vui lòng khoanh tròn vào đáp án mà anh chị chọn )
1. Món ăn nhanh Việt nào anh/chị thường chọn khi mua tại các điểm bán
hàng?
a. Bánh cuốn Việt
b. Phở Việt
c. Bún Việt
d. Miến Việt
e. Bánh trưng Việt
f. Khác…………………………………………………………
2. Anh/chị đã từng ăn Bánh cuốn Việt chưa?
a. Ăn rồi (nếu chọn đáp án này, xin vui lòng trả lời câu hỏi phần A
dưới đây).
b. Chưa ăn(Nếu chọn đáp án này, xin vui lòng trả lời câu hỏi phần B
trang bên)

Phần A:(dành cho đáp án a ở câu 2)
3. Loại bánh cuốn Việt mà anh/chị thường chọn mua ăn:

a. Bánh cuốn nhân thịt
b. Bánh cuốn tôm thịt
c. Bánh cuốn chay
Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

14


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

d. Bánh cuốn hải sản.
e. Khác…
4. Anh/chị thích dùng bánh cuốn với loại nước chấm nào dưới đây:
a. Nước mắm chua ngọt
b. Xì dầu
c. Nước mắm có hương cay Cà Cuống
d. Ý kiến khác ( xin vui lòng ghi rõ ……………..)

5. Cảm nhận của anh/chị về món bánh cuốn đó:
a. Ngon
b. Bình thường
c. Không ngon lắm
d. Nếu không ngon, xin vui lòng cho biết lý do…………………..

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

15



“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

6. Nếu lựa chọn sản phẩm bánh cuốn đông lạnh tại các điểm bán hàng, tiêu
chí dưới đây ảnh hưởng thế nào đến quyết định của Anh/ Chị(đánh giá
mỗi tiêu chí theo thang điểm từ 1-5 sau đây)

Hoàn
toàn
ko
quan
trọng

Tiêu chí lựa chọn

Khôngq
uan
trọng

Bình
thường

Quan
trọng

Rất
quan
trọng


Thương hiệu uy tín, gắn
bó
Giá cả phải chăng
Cách chế biến độc đáo,
lạ mắt
Hương vị ngon, lạ miệng
Thuận tiện dùng ăn
nhanh mọi lúc mọi nơi

7. Anh/chị thường mua bánh cuốn Việt ở đâu?
a. a.Cửa hàng ăn uống
b. b.Siêu thị
c. c.Khu chợ của người Việt
d. d Nơi khác( xin vui lòng ghi rõ ……………
8. Lý do anh/chị chọn mua ở nơi đó ?
a. Vì bánh cuốn ở nơi đó ngon
b. Vì giá cả ở đó hợp lý

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

16


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

c. Vì nơi đó gần nhà bạn
d. Lý do khác : ( xin vui lòng ghi rõ ……………..)


9. Anh/chị thường ăn bánh cuốn?
a. 1-2 lần/tuần
b. 1-2 lần/tháng
c. Rất hiếm khi
d. Khác………………………………………………….
Phần B : ( Dành cho phần chọn đáp án b ở câu 2 )
10.Bạn đã biết hoặc đã từng nghe đến món bánh cuốn Việt chưa?
a. Chưa bao giờ nghe/biết đến
b. Đã từng nghe đến
c. Ý kiến khác ( xin vui lòng ghi rõ ……………..)
d.
11.Nếu Công ty của chúng tôi có chương trình khuyến mại giảm giá và tặng
quà nhân dịp khai trương và các dịp lễ lớn, bạn có thể tham gia không?
a. Không.

do:
…………………………………………………………………………
b. Có thể tham giam
Vì :…………………………………………………………………………
c. Nhất định tham gia
Vì…………………………………………………………………………..

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

17


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “


Nhóm 9 – CHQTKD7B

(Xin vui lòng ghi rõ tên, địa chỉ hoặc email của bạn để cửa hàng
chúng tôi tiện liên hệ mới bạn tham gia thưởng thức các món bánh
cuốn Việt mới nhất hoặc các chương trình đặc biệt của chúng tôi)
Họ và tên :…………………………………….
Nghề nghiệp:…………………………………
E-Mail:……………………………………
Số điện thoại:………………………….
Xin chân thành cảm ơn và chúc bạn thành công!

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

18


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “
3.

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Phân tích tình hình công ty

Chỉ tiêu

2008

2009

2010


Quý I/2011

Kết quả kinh doanh
Vốn điều lệ

80.000

200.000

200.000

200.000

Doanh thu thuần

868.192

1.269.280

1.113.924

1.450.000

Lợi nhuận trước
thuế

87.060

128.312


114.140

145.000

Lợi nhuận sau
thuế

69.648

128.312

102.568

104.400

Tài sản và nguồn vốn
Tổng tài sản

482.847

942.209

1.004.104

1.112.014

TS ngắn hạn

329.550


673.787

718.652

792.534

TS dài hạn

153.297

268.422

285.451

319.480

Tổng nguồn vốn

482.847

942.209

1.004.104

1.112.014

Nợ phải trả

312.406


290.632

273.905

292.103

Vốn chủ sở hữu

170.441

651.577

727.022

819.911

(Nguồn: BCKQ kiểm toán năm 2010 và Báo cao giao ban Quý I/năm
2011; ĐVT: triệu đồng)
Tình hình tài chính công ty tăng ổn định, lợi nhuận sau thuế năm sau tăng so
với năm trước là .85%, đặc biệt vốn chủ sở hữu tăng mạnh, nợ phải trả giảm
dần. Tiền đề tài chính này tạo điều kiện để công ty có những chính sách phù
hợp mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm hơn nữa.
3.1. Phân tích SWOT( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)

Điểm mạnh

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

19



“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Công ty Ngon Việt Là 1 trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả và uy tín
nhất trên lĩnh vực thực phẩm nói chung và, cụ thể nổi tiếng như là món bánh
cuốn khá quen thuộc và truyền thống ở thị trường trong nước. Ngon Việt là một
thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường nội địa. Hiện nay, Ngon Việt đang
chiếm hơn 70% thị phần ăn uống ẩm thực trên thị trường nội địa.
Bên cạnh đo, công ty cũng cố một đội ngũ quản lý giỏi, đội ngũ nhân viên/ đầu
bếp giỏi và có kinh nghiệm. Bản thân công ty luôn ý thức đuợc vai trò, vị trí của
con người, của nguồn nhân lực đối với sự phồn vinh của công ty. Hàng năm,
công ty tổ chức các chương trình đào tạo trong và ngoài nước cho đội ngũ nhân
viên, quản lý, và đặc biệt là các đầu bếp- những ‘thợ tay nghề chính’ làm nên
thương hiệu Ngon Việt như hiện nay.
Sản phẩm Ngon Việt rất đa dạng, hệ thống kiểm tra chất lượng, bảo quản sảm
phẩm tốt, chất lượng đảm bảo 100% an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, sản
phẩm bánh cuốn mà công ty đang tiến hành kinh doanh là một sản phẩm tốt cho
sức khoẻ. Đó chắc chắn là một sự thay thế thông minh cho các loại thức ăn
nhanh, ngon, và không chứa đường hóa học. Sản phẩm của công ty được cấp
giấy chứng nhận an toàn vệ sinh vì sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức uy tín
trong và ngoài nước trao tặng, như Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
của Việt Nam.
Có bí quyết chế biến riêng. Tuy nhiên, hương vị của bánh cuốn Việt vẫn sẽ
được giữ nguyên cho mọi quốc gia bởi vì chúng tôi tin rằng hương vị đích thực
luôn luôn là người chiến thắng.
Ngon Việt là một công ty của Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Việt Nam, đồng
thời có nhà máy chế biến cũng tại Việt. Việc sản xuất và cung cấp nguồn hàng


Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

20


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

đuợc tiến hàng trong nước, trước khi đưa ra xuất khẩu sang Caliornia. Bởi vậy,
có thể nói công ty có nguồn cung nguyên liệu tốt từ các đối tác bạn hàng trong
nước. Thêm vào đó, vốn đầu tư ít so với những khái niệm thực phẩm khác. Điều
này sẽ giúp hạ thấp rủi ro và sinh lãi nhanh chóng.
Điểm yếu
Điểm yếuđầu tiên mà Ngon Việt gặp phải khi thực hiẹn chiến lược xuất khẩu
phẩm bánh cuốn đông lạnh sang thị trường là công ty chưa có nhiều kinh
nghiệm làm việc với các đối tác Mỹ. Do vậy,công ty sẽ tiến hành liên doanh liên
kết, học hỏi dần với các đối tác tin cậy trong nước đã và đang làm việc với các
bạn hàng Mỹ. Bằng những kinh nghiệm,kỹ năng của mình, công ty sẽ tiến hành
nghiên cứu, phân tích thị trường,đối thủ và bạn hàng để có những chính sách an
toàn mà hiệu quả nhất.
Thứ hai là sản phẩm bánh cuốn chưa quen thuộc với người Mỹ. Bởi lẽ, như
chúng ta đều biết người dân Mỹ họ thườngquen với các món ăn như
Pizza,Sandwich,…như những món ăn nhanh,tiện lợi và quen với khẩu vị của
họ.Thế nên việc thay đổi thói quen để người dân bên ấy có thể nhìn nhận món
ăn bánh cuốnViệt cũng quen thuộc thì quả thật là khó. Vì vậy, chiến lược công
ty trước mắt sẽ tập trung vào những người dân Việt sống tại Mỹ,họ đồng thời
cũng sẽ là những người giúp bánh cuốn Ngon việt đến gần hơnvới những người
dân Mỹ ấy.

Thứ ba là sản phẩm của công ty sản xuất trong nước trước khi xuất khẩu, hay
nói cách khác bánh cuốn Việt xuất xứ từ Việt Nam nên đôi khi không chủ động
về nguồn hàng. Khâu vận chuyển hàng hóa cũng là vấn đề được công ty tính

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

21


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

đến và xem xét, như làm sao để việc buôn bán được thông suốt, hàng hóa xuât
sang Mỹ đảm bảovề thời gian, về tiêu chuẩn,…
Ở thị trường nào cũng có sự chênh lệch lớn về thu nhập. Điều này cũng ảnh
hưởng đến quyết định giá sản phẩm và định lượng tiêu thụ của công ty. Trên
thực tế, bánh cuốn Việt là một món ăn quen thuốc, được sản xuất, đóng gói chế
biến xuất khẩutheo dây chuyên đảmbảo chất lượng tối đa nhất. Mặc dù sản
phẩm không phải là một mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, nhưng việc dịnh giá một sản
phẩm sau khi tính đến các chi phí để đến tay người tiêu dùng cuối cùng quả tại
Mỹ làmột vấn đề cần xem xét. Việc làm tại Mỹ rất đa dạng, phong phú, mức thu
nhập cũng rất khác nhau, việc định giá cho sản phẩm vừa tạo ra sự tin tưởng nơi
khách hàng khi dùng sản phẩm, đồng thời còn quyết định tới lợi nhuận của công
ty.
Cơ hội
Sau một quá trình tìm hiểu thị trường, Ngon Việt đã nắm bắt tâm lý khách hàng
nước ngoài thường thích các món ăn ít chất béo và lạ mắt, nên công ty tập trung
kinh doanh các loại sản phẩm bánh cuốn Việt đa dạng, chất lượng đảm bảo và
phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.(phù hợp với kết quả bản điều tra thị trường

trước đó).
Thêm vào đó, nhiểu người Việt sống tại Mỹ thích và thường xuyên dùng những
món ăn truyền thống của quê nhà. Tâm lý này cũng rất bình thường nhưng thật
caoquý đối với mỗi người dân Việt. TỪ du học sinh cho đến người lao động
xuất khẩu, haynhững người conđất Việt sang định cự tại Mỹ vì những lýdo rất
khác nhau, nhưng họ đeùe có chung nguồn gốc Việt, và họ tự hào điều đó.Việc
thỉnh thoảng,đôi khi, hay thường xuyên dùng những món ăn quê nhà cũng là

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

22


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

cách họ đang gìn giữ nết đẹp quê hương,một phần họ cùng thể hiện niềm tự hào
về những khẩu vị truyền thống đậm đà dân tộc Việt.
Một cơ hội khácmà Ngon Việt đãnhìn thấy trên thỉtường Mỹ là hệ thống bán lẻ
Mỹ rất phát triển, người Mỹ thích tiêu dùng các loại đồ ăn nhẹ, các mặt hàng
thực phẩm chất lượng cao và tiện lợi.
Việt Nam đã gia nhập WTO vào tháng 1/2007 dần dần loại bỏ được các rào cản
thị trường và hạn chế thương mại được thiết lập nhằm tăng tính cạnh tranh, điều
này tạo điều kiện cho hàng hóa của công ty thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Thêmmột điều đáng mững là tại thị trường California, Mỹ chưa có sản phẩm
bánh cuốn. Bởi vậy,sản phẩm công ty là không có đối thủ cạnh tranh thay thế
hoàn hảo.
Ngành du lịch đang phát triển mạnh làm gia tăng lợi nhuận cho các loại hàng
hóa đóng gói, đông lạnh tiện lợi. (ăn nhanh khi đi tàu xe, máy bay…)Điều này

cũng tạo điều kiện để sảnphẩm của công ty được tung ra rộng rãi tiếp cận gần
hơn người tiêu dùng.
Thách thức/ Nguy cơ
Tịa Mỹ,sự cạnh tranh với các sản phẩm đồ ăn đông lạnh nhanh đang có uy tín
trên thị trường nội địa tại Mỹ. Có thể thấy Mỹ là một thị trường khá tiềm năng
mà rất nhiều công ty nhắm tới kinh doanh.
Khi bước chân vào thị trường Mỹ, việc thay đổi thói quen ăn đồ kiểu tây của
người Mỹ và đưa sản phẩm tới người tiêu dùng sử dụng cũng là một thách thức
mà Ngon Việt đaxacs định và tính tới.
Yêu cầu của Mỹ về chất lượng sản phẩm mẫu mã rất cao.
Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

23


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Rào cản thuế và phi thuế quan vẫn khá cao.
Đồng Việt Nam mất giá có thể càng làm tăng áp lực lạm phát. Điều này cũng
tác động đến sự ổn định giá cả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của
công ty
* Giải pháp
SWOT

◊ Có một tầm nhìn xa, dài hạn
O
Ta kết hợp


S

S1+S3+S4+O1+O2+O3
Để thâm nhập thị trường

T
Ta kết hợp
S1+S2+S3+S4+S7+T1+T2+T3

Thực hiện chiến lược xúc tiến bán
hàng

Ta kết hợp
W

Ta kết hợp

W1+O2+O3+O4+O5
Để mở rộng mạng lưới phân
phối

W2+T1+T5
Thực hiện chiến lược sản phẩm

4. Lập kế hoạch Marketing quốc tế
4.1. Chiên lược phát triển
Công ty chọn hình thức xuất khẩu sản phẩm bánh cuôn đông lạnh sang thị
trường Mỹ. Vì:
Thứ nhất là công ty dựa trên thế mạnh Việt Nam là một nước nông nghiệp có
lợi thế về nông nghiệp, về ẩm thự, nên nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng hơn.


Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

24


“Ngon Việt - Enjoy life in your own way “

Nhóm 9 – CHQTKD7B

Thứ hai là sử dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ các đối tác cùng xuất khẩu và
kinh daonh mặt hàng thực phẩm sang Mỹ trước đó.
Thứ ba là có thể xây dựng được thương hiệu cho mình trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, công ty chọn phương thức xuất khẩu và phân khúc cụ thể để xuất khẩu
hàng đông lạnh, nơi đến phân phối chủ yếu là tại siêu thị hoặc quán đồ ăn
nhánh.
Bên cạnh đó, công ty mở văn phòng đại diện ở Mỹ, hợp tác liên doanh với các
siêu thị, điểm bán hàng có uy tín tại Mỹ. Vì: Công ty có thể tận dụng được các
mối quanhệ,kinh nghiệm mà bạn hàng đã và đang có trên thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, khi liên doanh với các đối tác Mỹ có thể 2 bên sẽ không thể kiểm
soát hết tất cả những hoạt động của nhau. Hơn nưã, do bất đồng về quan điểm,
mục đích, văn hóa…nên có những mâu thuẫn với đối tác.
4.2. Định hướng kế hoạch kinh doanh
Về mặt tài chính: Công ty chủ động nắm bắt thời cơ, đi nhanh. Mặc dù vốn
không nhiều nhưng phải biết vận dụng các phương thức kinh doanh. Phát triển
công tác huy động vốn cổ phần, đảm bảo mức lợi nhuận để tái đầu tư và phát
triển, tăng cường liên daonh liên kết với các đối tác nước ngoài.
Về mặt nhân sự, con người: Phát triên và đào tạo một đội ngũ nhân viên không
chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, quản lý mà còn thông thạo ngoại ngữ, có đạo
đức và. tuyệt đối trung thành với công ty.

Về sản phẩm: định hướngcủa công ty phát triển đưa Bánh cuốn Việt trở thành
món ăn nhanh quen thuộc và không thể thiếu của không chỉ ngườiViệt tại Mỹ,
mà trong cả nhiều gia đình tài Mỹ. Công ty sẽ chú trọng tập trung nâng cao chất
lượng của mình để có thể cạnh tranh với quốc tế; dù là doanh nghiệp Việt Nam
nhưng phải mang tầm quốc tế. Chúng tôi chú trọng đảm bảo yếu tố vệ sinh an
toàn thực phẩm.

Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Phạm Thu Hương

25


×