Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Quan điểm mỹ học phục hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 25 trang )

QUAN ĐIỂM MỸ HỌC THỜI PHỤC HƯNG

NHÓM 3: KHOA GDCT + VĂN


NỘI DUNG CHÍNH

Cơ sở hình thành nghệ thuật Phục hưng
Khái quát về quan điểm mỹ học thời Phục hưng.
Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục hưng.
Kết luận


I. Cơ sở hình thành nghệ thuật Phục hưng

 Kinh tế tư bản hình thành và phát triển



Xuất hiện tầng lớp giai cấp mới
Có nhiều phát minh khoa học kỹ thuật

 Xã hội đòi hỏi giải phóng con người khỏi vòng kiềm tỏa của các
nhà thờ Thiên Chúa.

 Tìm ra những di sản văn minh thời Cổ đại
 Có những phát minh mới trong nghệ thuật


II. Khái quát về quan điểm mỹ học thời Phục hưng


 Quan điểm nghệ thuật thời Trung cổ:


Bị tôn giáo thống trị bằng tư tưởng khắc kỉ - tư tưởng coi cuộc đời chỉ là nơi đày
ải.



Không có hình tượng con người đẹp đẽ mà chỉ có những con người quằn quại,
thân hình bị kéo dài, chỉ có hai tư thế: cầu xin đức Chúa rủ lòng thương hoặc
cúi xuống để sám hối tội lỗi.


II. Khái quát về quan điểm mỹ học thời Phục hưng

Quan điểm nghệ thuật thời Phục hưng


Nếu như Cổ đại Hi Lạp lấy “con người là thước đo của muôn loài” thì các nhà văn
hoá Phục hưng đã tiến thêm một bước khi đề xuất chủ nghĩa nhân văn, lấy con người
làm trung tâm.



1. Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do chúa Trời tạo nên.
2. Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên.
3. Cuộc sống không phải là nơi đày ải, mà là nơi con người có thể xây dựng hạnh
phúc.
4. Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp, mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế
con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật.



II. Khái quát về quan điểm mỹ học thời Phục hưng

Quan điểm về cái đẹp trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn


các nhà nhân văn Phục Hưng đều ngưỡng mộ cái đẹp của con người và xem
đó là “món quà kỳ diệu” mà Chúa tạo cho con người.



Anbecti cho rằng, cái đẹp là tính chất của sự vật tiếp nhận được bằng giác
quan. Cái đẹp bắt rễ ngay trong chính bản chất của sự vật.



Mỹ học Phục Hưng thấm nhuần nguyên lý khẳng định cuộc sống, lạc quan và
tích cực, nhằm khôi phục lại quyền con người được hưởng hạnh phúc trên trần
thế.


II. Khái quát về quan điểm mỹ học thời Phục hưng

Nghệ thuật Phục hưng đã sáng tạo ra mẫu người lý tưởng:



Người công dân anh hùng có tầm vóc khổng lồ (thể hiện trg các tác phẩm)
Hình tượng con người có đầu óc khổng lồ, có nội tâm phong phú. Đó là những

nhà phát minh, nhà sáng chế khổng lồ về trí tuệ, tài năng trên nhiều lĩnh vực.


II. Khái quát về quan điểm mỹ học thời Phục hưng

 Những bi kịch và mâu thuẫn trong xã hội mới


Xã hội mới đã nảy sinh trong lòng nó những yếu tố phản lại quyền tự do, phản
lại xu thế phát triển tự nhiên của con người.



Những tác phẩm kịch, tiểu thuyết của Shakespeare, Cervantes ra đời để thể
hiện bi kịch đó.


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Botticelli


Tác phẩm nổi tiếng “Mùa xuân”,
“Hằng Nga tái sinh”.



Bên cạnh những đề tài tôn giáo
quen thuộc, ông đã đề cập đến đề

tài thần thoại.

Bức tranh được cho là chân dung tự họa của
Botticelli


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Botticelli


Bức tranh “Mùa xuân”


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Botticelli


Bức tranh “Mùa xuân”



Mùa xuân với sắc đẹp, hoa trái, sự duyên dáng,
niềm vui, niềm say mê hạnh phúc…




Màu sắc của tranh trang trọng và rực rỡ, kết hợp
với sức sống từ những hình tượng thần linh đã
cho chúng ta cảm xúc đầy đủ tràn đầy về mùa
xuân.


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Botticelli


Bức tranh “Hằng Nga tái sinh”


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Botticelli


Bức tranh “Hằng Nga tái sinh”



Thần vệ nữ là một cô gái đẹp thân hình mượt mà, sống
động.




Việc diễn tả hình ảnh người đẹp bị giam hãm trong vỏ
sò, giờ đây đã đạp tung ra, đón nhận tất cả những gì
đẹp nhất từ các vị thần đã thể hiện tư tưởng của tác giả
khi muốn phá bỏ những khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo
nhà thờ, của thời Trung đại.


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Veronese


Bức tranh “Mars và Venus”


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Veronese


Bức tranh “Mars và Venus”



Thần Mars bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của nữ thần sắc đẹp và
tình yêu Venus.




Bức tường đen thui, lở lói, tượng trưng cho thế giới Trung
cổ, đằng sau nó là những thành tựu rực rỡ của một thời Cổ
đại hoàn kim..

Đó là sự khẳng định của tác giả rằng sự kiềm tỏa của đêm trường Trung cổ đã kết thúc, một thế giới mới đã
mở ra trên cơ sở không phủ định sạch trơn mà có tiếp thu những tinh hoa thời Cổ đại.


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ, kiến trúc sư Raphael

Bức tranh
“Trường Aten”


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ, kiến trúc sư Raphael
Trung tâm của bức tranh là nhà triết học Platon đang chỉ tay
lên trời và khẳng định cái đẹp phải ở trên thiên đàng, cuộc
sống chỉ là cái bóng nhợt nhạt của cái đẹp nơi thượng giới.
Bên cạnh, Arixtot chỉ tay xuống dưới và nói cái đẹp ở dưới
trần thế này, con người có quyền tận hưởng nó.


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục

hưng.

Họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư Michel
Ange
Bức tượng “David”:



hình tượng con người công dân anh hùng có tầm vóc khổng
lồ, sẵn sàng chờ đón những nhiệm vụ của thời đại.




một mẫu hình hoàn hảo về con người
sự đề cao vẻ đẹp của con người trần thế


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ
Leonard De Vinci



Bức tranh “Nàng Monalisa”


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục

hưng.

Họa sĩ Leonard De Vinci


Bức tranh “Nàng Monalisa”



Vẽ một người phụ nữ Ý phúc hậu, có nụ cười mỉm rất mông
lung, huyền ảo, khó đoán. Người ta đã chỉ ra rằng tùy vào tâm
trạng của người xem mà đó là nụ cười của niềm vui hay nỗi
buồn.



Leonard De Vinci đã thành công trong việc thể hiện nội tâm cực
kỳ phong phú và bí ẩn của con người thời đại.


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Họa sĩ Leonard De Vinci


Bức tranh “Bữa tiệc ly biệt”


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục

hưng.

Họa sĩ Leonard De Vinci


Bức tranh “Bữa tiệc ly biệt”



Việc thể hiện nhiều trạng thái tâm lý khác nhau đã giúp nghệ sĩ thể hiện được
suy nghĩ của mình về thời đại, đó là những mầm mống của sự mâu thuẫn, những
giằng xé trong con người của thời đại chuyển mình.


III. Các tác giả tiêu biểu thể hiện quan niệm nghệ thuật thời Phục
hưng.

Nhà soạn kịch Sechxpia


Ông đã đưa vào nghệ thuật những xung đột gay gắt của thời đại đồng thời phát hiện
ra nguồn gốc của mọi xung đột, đó là tiền vàng:

“Ở đâu có vàng là đủ làm đen thành trắng
Xấu thành đẹp
Mọi tội lỗi thành công lí
Mọi cái thấp hèn thành cao quý
Kẻ hèn nhát thành dũng sĩ”



IV. Kết luận

 Mỹ học thời Phục hưng phát triển rực rỡ với sự góp mặt của những con người
khổng lồ Leonard De Vinci, Raphael, Michel Ange, Sechxpia,...

 Quan niệm mỹ học của thời Phục hưng là coi tự nhiên và con người là cái đẹp; tự
nhiên và con người là nguồn gốc và đối tượng của nghệ thuật; nhiệm vụ của nghệ
thuật là tái tạo cái đẹp của tự nhiên và con người. Các tác phẩm nghệ thuật, đặc
biệt là hội họa của giai đoạn này đã thể hiện rõ quan điểm ấy.


CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!


×