Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Công chúng trẻ TP HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.25 KB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………

ĐỖ THỊ THU TRANG

CÔNG CHÚNG TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC TIẾP NHẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………

ĐỖ THỊ THU TRANG

CÔNG CHÚNG TRẺ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC TIẾP NHẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Trang


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả luận văn này là nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học và chưa từng được công bố trong các
công trình nghiên cứu của ai khác.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thu Trang


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi, TS
Nguyễn Thị Phương Trang, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành xong luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên của bốn trường đại học: ĐH Khoa học xã
hội & nhân văn TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Sư phạm
kỹ thuật TP.HCM đã nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy, cô Khoa Báo chí & Truyền
thông đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án.
Sau cùng, tôi xin tri ân gia đình, bạn bè và những người thân thiết đã luôn tin tưởng,
động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 10
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài ...................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................... 13
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ......................................................................... 14
7. Bố cục luận văn.............................................................................................. 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................ 16
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 16
1.1.1. Công chúng và công chúng truyền thông đại chúng .............................. 16
1.1.2. Công chúng truyền hình ..................................................................... 20
1.1.3. Công chúng sinh viên ......................................................................... 25
1.2. Tổng quan về truyền hình thực tế tại Việt Nam hiện nay ............................. 32
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 32
1.2.2. Truyền hình thực tế tại Việt Nam .......................................................... 33
1.2.3. Đặc điểm chung trong việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực
tế của công chúng Việt hiện nay ..................................................................... 34
1.2.4. Tính hai mặt của các chương trình truyền hình thực tế hiện nay ........... 37
1.3. Thông tin về mẫu nghiên cứu ...................................................................... 41
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 43


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ CỦA CÔNG CHÚNG TRẺ TP.HCM........................................ 45
2.1. Mức độ theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của sinh viên
TP.HCM ............................................................................................................ 45
2.2. Thời điểm và thời lượng theo dõi các chương trình truyền hình thực tế .... 50
2.3. Cách thức và mục đích theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của
sinh viên TP.HCM ............................................................................................. 54
2.4. Tính tương tác trong quá trình tiếp nhận các chương trình truyền hình thực
tế của nhóm công chúng sinh viên TP.HCM ...................................................... 59

2.4.1. Mức độ tương tác để mở rộng thông tin của sinh viên TP.HCM và các
chương trình truyền hình thực tế .................................................................... 61
2.4.2. Mức độ tương tác với nội dung chương trình truyền hình thực tế của sinh
viên TP.HCM ................................................................................................. 68
2.5. Nhu cầu và thị hiếu theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của nhóm
công chúng sinh viên TP.HCM .......................................................................... 69
2.5.1. Thị hiếu hiếu theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của nhóm
công chúng sinh viên TP.HCM ....................................................................... 69
2.5.2. Nhu cầu theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của sinh viên
TP.HCM ......................................................................................................... 76
2.6. Sự phân nhóm mẫu điều tra công chúng sinh viên TP.HCM trong việc tiếp
nhận các chương trình truyền hình thực tế.......................................................... 78
2.6.1. Sự phân nhóm theo ngành học, niên học ............................................... 79
2.6.2. Sự phân nhóm theo giới tính ................................................................. 85
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 90
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VÀ GIẢI PHÁP ..................... 91


3.1. Công chúng sinh viên TP.HCM có nhu cầu cao và đa dạng trong việc tiếp
nhận các chương trình truyền hình thực tế.......................................................... 91
3.2. Kỷ nguyên kỹ thuật số tạo ra một thế hệ xem truyền hình mới .................... 97
3.3. Những ảnh hưởng của truyền hình thực tế đến nhóm công chúng sinh viên
TP. HCM và trách nhiệm xã hội của những người làm truyền thông ................ 101
3.4. Một số giải pháp mang tính đề nghị........................................................... 106
3.4.1. Nhóm giải pháp chung ........................................................................ 106
3.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể ........................................................................ 107
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 109
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 113
PHỤ LỤC................................................................................................................ 1



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu khối ngành học của mẫu điều tra công chúng sinh viên TP.HCM ...... 42
Bảng 2: Cơ cấu giới tính của mẫu điều tra công chúng sinh viên TP.HCM ............ 42
Bảng 3: Cơ cấu niên học của mẫu điều tra công chúng sinh viên TP.HCM ............ 43
Bảng 4: Mức độ theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của sinh viên
TP.HCM ................................................................................................................ 45
Bảng 5: Mức độ theo dõi các chương trình truyền hình khác của sinh viên
TP.HCM ............................................................................................................... 46
Bảng 6: Bảng xếp hạng các nhóm chương trình được theo dõi thường xuyên nhất ..... 49
Bảng 7: Thời điểm trong ngày hay theo dõi các chương trình truyền hình thực tế ....51
Bảng 8: Thời lượng theo dõi các chương trình truyền hình thực tế trung bình theo
ngày của mẫu điều tra công chúng sinh viên TP.HCM........................................... 53
Bảng 9: Tỷ lệ xem các chương trình thực tế một mình hay xem với nhiều người
khác của mẫu điều tra công chúng sinh viên TP.HCM ........................................... 56
Bảng 10: Cách thức theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của mẫu điều tra
là nhóm công chúng sinh viên TP.HCM ................................................................ 57
Bảng 11: Mục đích theo dõi các chương trình truyền hình thực tế của mẫu điều tra
là nhóm công chúng sinh viên TP.HCM ................................................................ 59
Bảng 12: Mức độ bàn luận các chương trình truyền hình thực tế của công chúng
sinh viên TP.HCM................................................................................................. 62
Bảng 13: Các vấn đề thường được bàn luận trong các chương trình truyền hình của
nhóm công chúng sinh viên TP.HCM .................................................................... 63
Bảng 14: Đối tượng thường cùng bàn luận của mẫu điều tra là sinh viên TP.HCM..... 65
Bảng 15: Hình thức bàn luận của mẫu điều tra là sinh viên TP.HCM về các chương
trình truyền hình thực tế ........................................................................................ 66
Bảng 16: Nhu cầu tham gia các chương trình truyền hình thực tế của mẫu điều tra là
công chúng sinh viên TP.HCM .............................................................................. 68
Bảng 17: Mức độ theo dõi một vài chương trình truyền hình thực tế hiện nay của

nhóm công chúng sinh viên TP.HCM .................................................................... 70


Bảng 19: Phản ứng của nhóm công chúng sinh viên TP.HCM trước những scandal
của các chương trình truyền hình thực tế ............................................................... 75
Bảng 20: Các chương trình truyền hình thực tế sinh viên TP.HCM mong muốn có
nhiều thêm nữa ...................................................................................................... 77
Bảng 21: Bảng so sánh mức độ xem các chương trình truyền hình phân theo khối
ngành học của mẫu điều tra là công chúng sinh viên TP.HCM .............................. 80
Bảng 22: Cách thức theo dõi các chương trình truyền hình thực tế phân theo nhóm
ngành học của sinh viên TP.HCM ......................................................................... 82
Bảng 25: Sự phân nhóm về nhu cầu xem các loại chương trình truyền hình thực tế ở
mỗi ngành học của sinh viên TP.HCM .................................................................. 83
Bảng 26: Mức độ theo dõi các chương trình thực tế phân theo giới tính của mẫu
điều tra công chúng sinh viên TP.HCM ................................................................. 85
Bảng 27: Mức độ theo dõi các chương trình truyền hình thực tế phân theo thời gian
của nam sinh viên và nữ sinh viên TP.HCM .......................................................... 87


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão
nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan
trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu trong
mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt
trận tư tưởng – văn hóa, cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng. Là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến nhất hiện
nay, truyền hình ảnh hưởng lớn đến nhận thức, hành vi, trực quan thẩm mỹ của

công chúng cũng như tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và định hướng dư
luận xã hội. Như các loại hình báo chí khác, truyền hình có vai trò và vị thế quan
trọng trong đời sống xã hội hiện nay với các chức năng cơ bản sau: chức năng thông
tin, chức năng tư tưởng, chức năng tổ chức, quản lý xã hội, chức năng văn hóa –
giải trí, chức năng giám sát xã hội…
Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả, một vài năm
trở lại đây, truyền hình Việt Nam đã có những bước thay đổi ngoạn mục cả về chất
lẫn về lượng, mục đích là mang đến cho khán giả những chương trình truyền hình
thực sự hay và bổ ích.
Chính thức du nhập vào Việt Nam khoảng thời gian 3 – 5 năm trước, truyền
hình thực tế - một cách thức làm truyền hình mới, dần trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu trên các khung giờ phát sóng của các đài truyền hình. Sức hấp dẫn
của truyền hình thực tế là không thể bàn cãi. Cứ trước và sau khi phát sóng mỗi
chương trình, người ta lại thấy đâu đâu cũng có sự bàn luận sôi nổi về các vấn đề
liên quan: những bài phân tích của người làm báo, những chia sẻ từ nhà sản xuất,
người làm truyền thông và không thể thiếu là những ý kiến, bình luận muôn màu,
muôn vẻ từ chính khán giả - đối tượng tiếp nhận chương trình. Chưa bao giờ đời
sống truyền hình lại trở nên sôi động và thu hút sự quan tâm nhiều như vậy từ mọi
phía. Và cũng chưa bao giờ khán giả trở thành đối tượng tương tác chính: vừa là


2

người xem, người thụ hưởng, vừa là người trực tiếp tham gia vào khâu sản xuất
chương trình truyền hình nhiều như là đối với chương trình thực tế. Truyền hình
thực tế hấp dẫn mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, giới tính…một phần cũng bởi nó đã
đáp ứng được các “nhu cầu chính yếu về thông tin, sự tự khẳng định bản thân,
mong muốn chia sẻ và giải trí của khán giả” [42, tr. 125] như thuyết nhu cầu Denis
McQuial đã đưa ra. Vì vậy, có thể nói truyền hình thực tế đã đem lại một diện mạo
mới cho đời sống truyền hình Việt Nam thời gian qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho ngành truyền hình nói
chung thì truyền hình thực tế hiện nay cũng vấp phải không ít những đánh giá tiêu
cực từ phía các nhà làm truyền thông và từ chính khán giả xem truyền hình. Đầu
tiên là sự “thoái trào” hàng loạt của các chương trình truyền hình thực tế hiện nay
mà một trong những nguyên nhân chính là khán giả đang dần cảm thấy “bão hòa”
với cách thức làm truyền hình mới này. Khán giả cho rằng sự mới lạ, bất ngờ, hồi
hộp đã không còn khi theo dõi các chương trình thực tế. Những màn hài hước dần
trở nên nhàm chán. Sự thương mại hóa cùng nhiều bê bối khiến các chương trình
thực tế dần mất điểm.
Có một sự thực mà khán giả phải chấp nhận khi theo dõi các chương trình
này đó là truyền hình thực tế nhưng lại rất “ít thực tế”. Robert Thompson, Giám đốc
Trung tâm Văn hóa truyền hình Bleier thuộc Đại học Syracuse, hài hước nhận định:
“Nếu bạn muốn có truyền hình thực tế 100%, hãy sang nhà hàng xóm. Bạn sẽ thấy
rằng nó thực tế đến chán ốm” [17, tr. 42]. Chính vì muốn gia tăng sự hấp dẫn của
chương trình mà nhà sản xuất của một số chương trình đã không ngại ngần dàn
dựng, cắt ghép kịch bản theo ý đồ định sẵn, thậm chí là dàn xếp trước kết quả thi
đấu và đưa vào chương trình những yếu tố gây sốc, thiếu tính thẩm mỹ, đôi khi là
phản cảm… nhằm mục đích tăng tỷ lệ người xem, đảm bảo doanh thu quảng cáo.
Điều này không những gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm truyền hình
đang từng bước chuyên nghiệp hóa tại Việt Nam mà còn tác động trực tiếp đến
khán giả - đối tượng thụ hưởng chương trình.


3

Thiết nghĩ, truyền hình là một trong những loại hình báo chí có khả năng tác
động mạnh mẽ đến nhận thức và hành vi của công chúng. Nhận thức được điều này,
các nhà làm truyền thông đã sử dụng báo chí truyền hình như một công cụ đắc lực
để giáo dục, định hướng nhận thức và tư duy thẩm mỹ cho công chúng. Nhưng để
làm được điều này, không những thông tin truyền hình phải có tính định hướng, có

tính tư tưởng mà môi trường truyền hình cũng phải lành mạnh, trong sạch thì mới
nói đến hiệu quả tác động. Nhưng nhìn vào thực trạng các chương trình truyền hình
tại Việt Nam, có thể thấy, chúng ta chưa có được một môi trường làm truyền hình
thực tế chuyên nghiệp, thông tin của truyền hình thực tế cũng chưa thực sự có tính
định hướng, có tính giáo dục ý thức cho công chúng, nhất là với giới trẻ - đối tượng
tương tác chính với các chương trình truyền hình thực tế.
Khán giả trẻ đang cần gì từ những chương trình truyền hình thực tế?Họ tiếp
nhận các chương trình này như thế nào? Nhu cầu của họ ra sao đối với việc theo
dõi chương trình? Thực tế thì các chương trình truyền hình này đã đáp ứng đủ nhu
cầu thông tin, giải trí của họ chưa, đã thực sự phù hợp chưa? Liệu có hay không
những tác động tiêu cực của truyền hình thực tế đến nhận thức, hành vi, lối sống
của họ?
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi nghiên cứu công chúng trẻ
TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế hiện nay.
Công chúng trẻ là nhóm công chúng có nhiều nét đặc thù. Họ có tuổi đời từ
13 – 25 tuổi, còn rất trẻ. Họ là học sinh (trung học, phổ thông trung học), là sinh
viên (cao đẳng, đại học), là những người trẻ mới đi làm hoặc mới ổn định nghề
nghiệp. Họ được gọi với những tên khác nhau như giới trẻ hay thanh thiếu niên.
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chỉ ra rằng: thanh thiếu niên là lực lượng xã hội to
lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là
lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh,


4

gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Nhóm thanh niên – sinh viên cũng là độ tuổi sung
sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng
định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần được sự giúp đỡ,

chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội.
Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí –
truyền hình của nhóm công chúng trẻ nói chung và thực trạng khán giả trẻ tiếp nhận
các chương trình truyền hình thực tế nói riêng phải được tiến hành thường xuyên nhằm
giúp các cơ quan thông tin tuyên truyền có sự điều chỉnh hợp lý, không chỉ để đáp ứng
nhu cầu thông tin, nghe, nhìn, giải trí của nhóm công chúng này mà còn góp phần định
hướng nhận thức, quan điểm, lối sống đúng đắn cho nhóm đối tượng này.
Xuất phát từ đòi hỏi đó, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Công chúng trẻ TP.HCM
với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế” làm đề tài luận văn với hi
vọng góp phần đưa nhận thức về đối tượng khán giả trẻ theo hướng cụ thể, rõ ràng,
chính xác hơn; đặc biệt là trên cơ sở nhận diện nhu cầu, cách thức, mục đích,… tiếp
nhận các chương trình truyền hình thực tế hiện nay nhằm nâng cao năng lực và hiệu
quả tác động của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đến nhóm công chúng
này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.

Tổng quan nghiên cứu công chúng truyền thông trên thế giới
Đối với báo chí, khi đề cập đối tượng tác động - đối tượng sử dụng sản

phẩm, giới nghiên cứu thường dùng thuật ngữ công chúng - người tiếp nhận (bạn
đọc báo, người xem truyền hình, người nghe đài, người truy cập báo điện tử). Dưới
đây là một vài hướng tiếp cận thường được sử dụng khi tiến hành nghiên cứu công
chúng truyền thông trên thế giới.
2.1.1. Nghiên cứu vai trò của người tiếp nhận
Có nhiều tác giả, công trình nghiên cứu về tác động của truyền thông đại
chúng, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu công chúng như Avin Toffer (1996),
Philip Breton và Serge Proulx (1996), Prokhorop (2001), Schuson M. (2003),



5
10

Claudia Mast (2003)[ ]... Về cách tiếp cận vấn đề, dù khác nhau ở mức độ và góc độ
tiếp cận nhưng giới nghiên cứu đều coi nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận là
một bộ phận, một khâu không thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đại chúng.
Khi nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận, giới nghiên cứu đều coi công
chúng không chỉ là đối tượng tác động, mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai
trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí – truyền thông. Sức mạnh của tờ báo, trước
hết thể hiện ởsức mạnh của công chúng, của dư luận xã hội mà nó tạo ra.
2.1.2. Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận
Trong nghiên cứu báo chí, tâm lý học báo chí là chuyên ngành khoa học mới,
một lĩnh vực của khoa học tâm lý, chủ yếu nghiên cứu đặc điểm tâm lý con người
và các nhóm người khi họ tham gia vào hoạt động truyền thông với tư cách là
những người cung cấp, khởi xướng, chuyển tải và tiếp nhận thông tin, giúp cải tiến
và nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thông.
Nội dung nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận được xác định trên ba
bình diện:
- Nghiên cứu nhân học xã hội: tìm hiểu các thông số về lứa tuổi, giới tính,
học vấn, mức sống, địa bàn sống, phong tục tập quán, tôn giáo, v.v...(trong xã hội
học gọi là những biến số độc lập). Những biến số này là cơ sở để tìm hiểu những
thông số khác của đối tượng.
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của công chúng, bao gồm nhận thức, thái
độ, hành vi của công chúng đối với vai trò, sự tác động của các loại hình báo chí
đến đời sống xã hội, thể hiện qua đánh giá của công chúng đối với những vấn đề
này.
- Nghiên cứu thói quen và sở thích của công chúng vớinhiều cấp độ: công
chúng lựa chọn loại hình báo chí nào? Chọn chương trình (hay chuyên mục) nào?
Chọn phương thức tác động nào (thời điểm ra báo, giờ phát sóng, tần số,...)? Họ
chọn thể loại nào?Họ thích nhà báo nào, phong cách nào?…(Tạp chí Người làm

báo, số 3/2007).


6

Khái niệm tâm lý tiếp nhận bao gồm các nội dung về các dạng tiếp nhận
(cảm tính hay lý tính), các phương pháp tiếp nhận và các hình thức tiếp nhận... theo
các quy luật tâm lý vốn có của con người. Dựa vào khái niệm này, giới nghiên cứu
thường khảo sát các dạng tiếp nhận, các phương pháp tiếp nhận và các hình thức
tiếp nhận của công chúng đối với từng loại hình báo chí. Tâm lý tiếp nhận của công
chúng có ảnh hưởng, tác động tích cực trở lại đối với hoạt động báo chí.
2.1.3. Nghiên cứu mô thức tiếp nhận
Một cách chung nhất, mô thức tiếp nhận được hiểu là những mô hình, cách
thức, mức độ và mục đích sử dụng của công chúng trong tiếp nhận thông tin báo
chí.Chẳng hạn, người dân thường đọc báo ở đâu, vào lúc nào, ở mức độ nào, với ai,
thường thích những nội dung nào, để làm gì,...
Ví dụ: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc lướt là một cách thức tiếp nhận
phổ biến của người đọc báo trên khắp thế giới, chỉ khác nhau ở mức độ, tuỳ theo tờ
báo và tuỳ theo đặc điểm của người đọc. Cụ thể là “độc giả của tờ báo bình dân Bild
ở Đức chỉ đọc 1/8 nội dung tờ báo”; “độc giả của tờ Le Monde ở Pháp chỉ đọc 20%
nội dung”. Một cuộc thăm dò thực hiện theo yêu cầu của tờ Ouest France (miền Tây
nước Pháp), tờ báo có số lượng bản in lớn nhất nước Pháp cho thấy: “trong số 410
chi tiết thông tin có trên mặt báo, độc giả chỉ để mắt đến 39 chi tiết, gồm 23 đầu đề
và 16 bài báo, họ chỉ đọc 13 bài báo từ đầu đến cuối, thông thường là các bài báo
ngắn” (Tạp chí Người làm báo, số 7/2007). Theo Loic Hervouet (Tổng giám đốc


trường Đại học Báo chí Lille), “người xem đọc báo ít, xem lướt nhiều [17, tr 201].
2.1.4. Cách tiếp cận mới về công chúng
Từ đầu thập niên 1980, giới nghiên cứu truyền thông thế giới thường sử dụng

khái niệm "phi đại chúng hoá"[31, tr. 78] thông tin đại chúng. Đây có thể coi là một
cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về công chúng – người tiếp nhận.
Trong “Đợt sóng thứ ba”, A.Toffler đã đưa ra dự báo về “sự chia nhỏ truyền


thông”, là hiện tượng “thông tin đại chúng bị phi đại chúng hoá [39, tr. 19]. Điều
này được hiểu là: nếu trước đây người ta truyền thông đồng loạt những thông tin


7

cùng một chương trình đến với đông đảo công chúng thì nay xuất hiện nhu cầu đa
dạng hoá thông tin đến từng nhóm nhỏ và những khả năng đáp ứng nhu cầu đó.
Tình trạng này cũng đúng với nhận định của hai nhà nghiên cứu truyền thông
nổi tiếng người Pháp là Philippe Breton và Serge Proulx trong “Bùng nổ truyền thông
- Sự ra đời một ý thức hệ mới”.Thành tựu mới của các tác giả là phân tích vai trò tích
cực (chủ động) của “người tiếp nhận tích cực”.“Cơ chế dẫn dắt công luận” [44, tr.
13] mà hai ông đề cập là cơ chế thông tin được truyền đi một cách rộng rãi tới mọi
đối tượng. Nghĩa là ngày nay truyền thông phải mềm dẻo, linh hoạt, không phải "một
chiều" mà "đa chiều", phải tính đến từng nhóm nhỏ công chúng - đối tượng.
2.2.

Tổng quan nghiên cứu công chúng truyền thông tại Việt Nam
Nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một chuyên ngành (audience

research) của nghiên cứu truyền thông. Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ,
nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tính
thiết thực của vấn đề.
Dưới đây là một vài hướng tiếp cận chính trong nghiên cứu công chúng ở
Việt Nam xét trên ba bình diện.

Từ bình diện xã hội học: Nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công chúng có
Mai Quỳnh Nam (1996, 2001), Trần Hữu Quang (1998, 2006),...
Luận án tiến sĩ xã hội học "Truyền thông đại chúng và công chúng - trường
hợp thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Hữu Quang (1998) là công trình mang tính
đại diện về nghiên cứu công chúng truyền thông. Tác phẩm đi sâu nghiên cứu mức
độ và cách thức tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng của người dân
Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích tương quan giữa đọc báo, xem truyền hình và
nghe đài phát thanh, "các trục nội dung thường được theo dõi", "các mô thức tiếp
nhận truyền thông đại chúng", "sự tác động của một số nhân tố", những luận giải
khoa học từ kết quả điều tra xã hội học.
Cuộc điều tra xã hội học của Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Tư tưởng - Văn
hoá Trung ương (2001), tiến hành trên 30 tỉnh, thành phố trong cả nước, với 2615


8

người trả lời, cho thấy mức độ, cách thức nghe đài của thính giả, thay đổi theo giới
tính, độ tuổi, mức sống, nơi sống, học vấn... tại mỗi tỉnh, thành phố điều tra, những
lý do thính giả không nghe đài, những đánh giá chất lượng, nguyện vọng và đề xuất
của thính giả.
Phương pháp điều tra thính giả (2003) của Đài Tiếng nói Việt Nam, tập hợp
một số chuyên luận của Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Văn Dững, Dương Xuân
Sơn, Phạm Chiến Khu... vừa nêu rõ vai trò của điều tra dư luận xã hội, dư luận thính
giả, vừa đề cập một số vấn đề về công chúng, lý luận về phương pháp và ngôn ngữ
điều tra thính giả.
Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang (2006), là công trình nghiên cứu
tương đối toàn diện, có hệ thống, trực tiếp về lĩnh vực xã hội học báo chí ở nước ta.
Tác giả trình bày có hệ thống cách tiếp cận xã hội học đối với các quá trình truyền
thông, đối với nghề báo, những quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội học
về công chúng và nội dung truyền thông về ảnh hưởng xã hội của truyền thông đại

chúng. Đây là công trình đầu tiên ở trong nước đề cập trực tiếp, chuyên sâu về xã
hội học báo chí.
Từ bình diện báo chí học, đáng chú ý có: Tạ Ngọc Tấn (2001), Nguyễn Văn
Dững (2002, 2006), Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), và một số tác giả khác,...
Trong “Truyền thông đại chúng” (2001), khi bàn về cơ chế tác động, về hiệu
quả xã hội của truyền thông đại chúng, Tạ Ngọc Tấn đã phân tích sự phụ thuộc của
hiệu quả xã hội đối với sự tiếp nhận của công chúng. Việc nghiên cứu, nắm rõ tính
chất, đặc điểm, nhu cầu của đối tượng tác động bao giờ cũng là một trong những
yếu tố hàng đầu bảo đảm hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng.
Một số nghiên cứu khác chọn các nhóm công chúng đặc trưng theo lứa tuổi,
theo nghề nghiệp hoặc giới tính,... hoặc nghiên cứu nhóm công chúng của một loại
hình báo chí: nghiên cứu thính giả của đài, nghiên cứu bạn đọc của một tờ báo,…Có
thể kể đến như:


9

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí của
sinh viên Hà Nội” năm 2003, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nuyễn Văn Dững, tiến hành
khảo sát 1000 sinh viên Hà Nội thuộc 8 trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn này.
Đề tài nghiên cứu tổng quan về hoạt động tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên
hiện nay, mối quan hệ giữa nhu cầu, điều kiện tiếp nhận và hiệu quả tiếp nhận sản
phẩm báo chí của công chúng sinh viên.
Luận văn thạc sĩ ngành Báo chí “Tâm lý tiếp nhận báo chí của công chúng
thanh niên, sinh viên hiện nay” của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, Khoa Báo chí, Phân
viện Báo chí & tuyên truyền. Với luận văn này, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu, mô
tả và lý giải những đặc điểm cơ bản, những vấn đề có tính quy luật trong tâm lý tiếp
nhận báo chí của thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay như nhu cầu, thị hiếu, sở
thích, nguyện vọng…của thanh niên, sinh viên trên bình diện cá nhân cũng như
nhóm công chúng đặc thù trong những môi trường, điều kiện đặc thù.

Năm 2011, tác giả Hoàng Thị Thu Hà, thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí với
đề tài “Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng”. Mục
đích nghiên cứu của luận văn này là khảo sát nhu cầu và thói quen sử dụng các
phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng thế hệ Net tại nội thành Hà
Nội. Từ đó đưa ra những gợi ý, tư vấn, kiến nghị nhằm giúp cho các phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thống và hiện đai thu hút và đáp ứng được nhu cầu
của nhóm công chúng mới mẻ và đang phát triển này.
Ngoài ra, có thể kể đến một vài đề tài nghiên cứu về công chúng truyền hình
và truyền hình trong giai đoạn hiện nay như:
"Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam", luận văn
thạc sĩ của tác giả Lê Mai Hương Trà (2011); “Nghiên cứu về truyền hình thực tế
tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2012), hay đề tài
nghiên cứu khoa học “Tác động của các chương trình truyền hình thực tế tại Việt
Nam đến quan niệm sống của học sinh, sinh viên hiện nay” (2013) của nhóm tác giả
trường ĐH Mở TP.HCM. Đề tài khảo sát 250 sinh viên đại học đang theo học các


10

trường Cao đẳng, ĐH trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai. Nghiên cứu chỉ ra được
những tác động có ảnh hương trực tiếp và gián tiếp đến quan niệm sống, hành vi
ứng xử của nhóm công chúng trẻ là học sinh, sinh viên TP.HCM qua việc theo dõi
các chương trình truyền hình thực tế.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên, giới nghiên cứu trên thế giới
và ở Việt Nam đều đề cao vai trò tác động tác động tích cực trở lại của công chúng
đối với truyền thông; coi đây là một bộ phận, một khâu không thể thiếu khi nghiên
cứu truyền thông đại chúng... Nhiều đề tài nghiên cứu (trên cả bình diện xã hội học
và báo chí học), không những cho thấy rõ nét chân dung công chúng – đối tượng
tiếp nhận truyền thông mà thông qua nghiên cứu, đã làm rõ được những quy luật
truyền thông cũng như chứng minh tính đúng đắn của các học thuyết truyền thông

hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những đề tài chỉ chọn nghiên cứu công chúng theo
từng khía cạnh vấn đề như chia nhỏ công chúng theo từng nhóm đối tượng khác
nhau để tiến hành nghiên cứu hoặc chia nhỏ vấn đề theo các hướng nghiên cứu khác
nhau như nghiên cứu về nhu cầu hoặc điều kiện hoặc tâm lý tiếp nhận truyền thông
của công chúng… Ưu điểm của cách lựa chọn đề tài này là giúp cho việc nghiên
cứu được chuyên sâu hơn, rõ nét hơn nhưng cũng vì vậy mà phạm vi phổ quát chưa
rộng và còn hạn hẹp.
Trong khuôn khổ luận văn cao học, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu nhóm
công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế.
Hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào chuyên sâu vào nhóm đối tượng này,
nhất là trong việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: của luận văn này là thông qua khảo sát thói quen,
cách thức tiếp nhận cũng như nhu cầu và mục đích tiếp nhận các chương trình
truyền hình thực tế của công chúng trẻ TP.HCM, trong đó, khảo sát chính là nhóm
đối tượng sinh viên khu vực nội thành TP.HCM, luận văn góp phần hình thành cơ


11

sở khoa học và thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp
nhận các chương trình truyền hình thực tế của công chúng trẻ TP.HCM.
Để đạt được mục đích trên, trong phạm vi đề tài, tác giả xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Làm rõ khái niệm về nhóm công chúng sinh viên; các cơ sở lý thuyết,
phương pháp luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu những đặc điểm cơ bản
trong việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của sinh viên TP.HCM
hiện nay.
- Mô tả, khảo sát và phân tích cách thức, mức độ tiếp nhận cũng như nhu
cầu tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của sinh viên TP.HCM hiện nay.

- Nghiên cứu các mối quan hệ có tính quy luật, những nhân tố tác động, ảnh
hưởng tới quá trình tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế, trong đó có nhu
cầu của sinh viên TP.HCM đối với việc theo dõi các chương trình này.
- Dự báo xu hướng tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của nhóm
công chúng sinh viên TP.HCM.
- Đưa ra một vài khuyến nghị khoa học - thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả
tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của nhóm công chúng sinh viên; điều
chỉnh nội dung và phương thức truyền tải thông tin trong các chương trình truyền
hình thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng sinh viên TP.HCM hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài
4.1.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp

nhận các chương trình truyền hình thực tế.
Tuy nhiên, công chúng trẻ TP.HCM là nhóm công chúng tương đối rộng, có
độ tuổi từ 13 – 25 tuổi, bao gồm nhiều thành phần từ học sinh, sinh viên đến những
người trẻ đã đi làm, nên trong khuôn khổ luận văn cao học, chúng tôi thấy rằng khó


12

có điều kiện thực hiện điều tra, nghiên cứu sâu trên toàn bộ các đối tượng thuộc
nhóm công chúng này. Vì vậy, để đạt được hiệu quả nghiên cứu, luận văn này chỉ
tập trung khảo sát trường hợp sinh viên TP.HCM với việc tiếp nhận các chương
trình truyền hình thực tế.
Xét trên bình diện xã hội, sinh viên là một cộng đồng xã hội – dân cư đặc
thù, đang trong quá trình xã hội hoá, đang trong quá trình hoàn thiện bản thân về
nhân cách và tri thức; trong tương lai gần, là đội ngũ lao động - tri thức có trình độ học

vấn, tư duy cao, có khả năng phán đoán và nhận diện vấn đề một cách nhanh nhạy; có
khả năng hòa nhập và thích ứng nhanh với cái mới. Đây cũng là nhóm đối tượng được
nhà nước đặc biệt quan tâm và có sự đầu tư về giáo dục. Là nhóm đối tượng có nhu
cầu cao về trau dồi tri thức, kỹ năng sống, lao động và giải trí hàng ngày.
Xét trên bình diện tâm lý học, lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi có những nét tâm
lý điển hình. Họ có khả năng tự ý thức cao, thích khẳng định tài năng, đặc biệt là cái
tôi cá nhân vì đây là giai đoạn họ dần rời xa gia đình để bước vào môi trường học tập
cởi mở, năng động mang tính xã hội nhiều hơn. Họ có nhiều mơ ước, khát vọng thành
đạt, thích cái mới và tiếp thu cái mới cũng rất nhanh, đặc biệt họ ham thích trải
nghiệm và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách. Tuy nhiên vì thiếu kinh nghiệm
sống nên họ dễ vấp váp, dễ mắc sai lầm nếu không được định hướng đúng đắn.
Xét trên bình diện báo chí học, sinh viên là nhóm đối tượng có nhu cầu cao
về tiếp nhận thông tin nhằm nâng cao năng lực hiểu biết, nhận diện và đánh giá các
vấn đề trong thực tiễn xã hội. Họ có tri thức, lại thêm nhiệt tâm và khát vọng thay
đổi nên họ sẵn sàng đưa ra lập trường, quan điểm đối với mỗi vấn đề xảy ra trong
đời sống, nhất là những vấn đề nóng hổi đang được mọi người quan tâm. Họ cũng là
nhóm đối tượng đón đầu những xu hướng mới, nhất là về công nghệ thông tin,
chính điều này góp phần làm thay đổi phần nào diện mạo của nhóm công chúng trẻ
trong sự tiếp nhận và tương tác thông tin với báo chí. Trong khi đó, báo chí nói
chung và truyền hình nói riêng là những kênh truyền thông hiệu quả về mặt tư
tưởng, giáo dục, nhất là với giới trẻ, trong đó có sinh viên.


13

4.2. Phạm vi nghiên cứu và khảo sát của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực phía
Nam và của cả nước.Thêm vào đó, TP.HCM còn là một trung tâm thông tin và báo
chí và là nơi tập trung của hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng khu vực miền
Nam. Vì vậy, TP.HCM được chọn là địa bàn tiêu biểu để tiến hành điều tra, khảo

sát, thu thập thông tin.
Mẫu điều tra được chọn là sinh viên các trường đại học thuộc ba khối ngành
học sau đây:
- Khối ngành Xã hội (chọn khảo sát sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội
& Nhân văn TP.HCM): phát 120 phiếu, thu về 102 phiếu (đạt 30.4% tổng số phiếu
thu về từ 04 trường đại học)
- Khối ngành Kinh tế (chọn khảo sát sinh viên trường ĐH Kinh tế
TP.HCM): phát 120 phiếu, thu về 116 phiếu (đạt 34.3% tổng số phiếu thu về từ 04
trường đại học)
- Khối ngànhKỹ thuật(chọn khảo sát sinh viên trường ĐH Bách khoa
TP.HCM và trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM): phát 120 phiếu, thu về 119
phiếu (đạt 35.5% tổng số phiếu thu về từ 04 trường đại học)
Tổng số phiếu phát ra là 360 phiếu, thu về 337 phiếu (đạt tỷ lệ 94.4%). Thời
điểm điều tra là tháng 11/2014.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học
xã hội nhân văn như phân tích – tổng hợp; quy nạp – diễn dịch, so sánh...
5.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu Xã hội học, bao gồm nhóm các
phương pháp nghiên cứu định tính (phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm,
quan sát – tham dự) và phương pháp nghiên cứu định lượng (phỏng vấn Anket).


14

5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng nguồn tư liệu là kết quả từ cuộc khảo sát nhóm công
chúng trẻ TP.HCM (đối tượng cụ thể là sinh viên TP.HCM) tiến hành tháng

11/2014.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn xác định vai trò công chúng trẻ nói chung và công chúng trẻ
TP.HCM nói riêng (đối tượng khảo sát chính là sinh viên) trong việc tiếp nhận các
chương trình truyền hình thực tế; là đề tài bổ sung cho các nguồn số liệu cũ thiếu
trước đây; là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy báo chí trong
nhà trường; làm tài liệu tham khảo cho sinh viên báo chí; gợi mở hướng nghiên cứu
để tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng báo chí phục vụ cho công chúng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cho các cơ quan truyền hình nước ta những cơ sở khoa học đáng
tin cậy để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu công chúng, từ đó điều chỉnh
chất lượng các chương trình truyền hình thực tế. Từng bước nâng cao hiệu quả tác
động của các chương trình truyền hình thực tế đối với công chúng sinh viên, góp
phần cải thiện đời sống tinh thần của họ.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài, mục lục, phụ lục, nội dung
luận văn gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan truyền hình thực tế tại Việt Nam hiện nay
Chương 1 của luận văn đưa ra những lý thuyết cơ bản về công chúng, công
chúng truyền hình, công chúng sinh viên.
Chương 2: Thực trạng tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của
công chúng trẻ TP.HCM.


15

Chương 2 trình bày các kết quả của cuộc điều tra tiến hành tháng 11/2014 về
việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của công chúng trẻ TP.HCM.
Chương 3: Một số nhận xét bước đầu và giải.

Chương 3 tóm lược lại các kết quả đã nêu tại chương 2, từ đó, đưa ra các
nhận định, đánh giá và đề xuất giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả tiếp nhận
các chương trình truyền hình thực tế của công chúng trẻ TP.HCM.


16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TRUYỀN HÌNH THỰC
TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Công chúng và công chúng truyền thông đại chúng
1.1.1.1. Khái niệm
Công chúng với nghĩa là một danh từ để chỉ một tập hợp xã hội được cấu
thành một cách phức tạp bởi nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, mỗi người đều đang
sống trong những mạng lưới xã hội và những mối quan hệ xã hội nhất định. Khi
nghiên cứu về công chúng của một phương tiện thông tin đại chúng, thì không thể
tách rời những độc giả hay khán giả ra khỏi môi trường sống của họ, mà ngược lại,
phải đặt họ vào trong các hoàncảnh sống cũng như các mối quan hệ xã hội của họ.
Trong những nghiên cứu về truyền thông đại chúng ở giai đoạn trước, khi
chưa có những bước đột phá về công nghệ truyền thông số hoá, công chúng truyền
thông đại chúng là khái niệm dùng để chỉ đối tượng tác động của hoạt động truyền
thông đại chúng, bao gồm độc giả, khán giả, thính giả của các phương tiện truyền
thông đại chúng như báo chí in, truyền hình hay phát thanh. Trong mối tương quan
giữa các yếu tố trong quá trình truyền thông đại chúng truyền thống thì công chúng
chính là đối tượng tiếp nhận, đối tượng tác động của truyền thông đại chúng.
Theo quan điểm của nhà xã hội học Herbert Blumer [37, tr. 15 - 21], công
chúng (của các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống) có những đặc
điểm cơ bản như sau:
-


Bao gồm những người thuộc mọi tầng lớp xã hội, bất kể giới tính, tuổi tác,

nghề nghiệp, địa vị, trình độ học vấn… Họ có những đặc trưng dị biệt.
-

Công chúng truyền thông đại chúng thường là những cá nhân nặc danh. Khi

một hoạt động truyền thông hướng tới đại chúng, chúng ta không thể biết rõ đối
tượng tiếp nhận cụ thể là ai. Một thông điệp trong quá trình truyền thông đại chúng
có thể tiếp cận bất cứ ai.


×