Tải bản đầy đủ (.ppt) (59 trang)

NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.74 KB, 59 trang )





TRƯỜNG ĐHBK TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐHBK TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC
Quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường


(Bài 4: NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY
(Bài 4: NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY
HOẠCH MÔI TRƯỜNG )
HOẠCH MÔI TRƯỜNG )
Cán bộ giảng dạy :
Cán bộ giảng dạy :
PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
PGS.TS. Phùng Chí Sỹ

NỘI DUNG QHMT
NỘI DUNG QHMT
(1). Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT.
(2). Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát
triển KTXH và xác định các vấn đề cấp bách
(3). Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát
triển KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo
các vấn đề cấp bách.


(4). Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT.
(5). Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường
(6). Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi
trường
(7). Lập bản đồ QHMT trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn
tính với tỷ lệ và mục tiêu thích hợp
(8). Đề xuất các kiến nghị lồng ghép các vấn đề môi
trường/điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH với mục tiêu
phát triển bền vững.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI
QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI
TRƯỜNG
TRƯỜNG
1. Chuẩn bị
2. Đánh giá hiện trạng và dự báo các tác
động môi trường.
3. Định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu của
QHMT.
4. Đề xuất các nội dung của QHMT
5. Phê chuẩn QHMT
6. Thực hiện và quản lý, giám sát QHMT.

NỘI DUNG QHMT

Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức
Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức
năng phục vụ QHMT
năng phục vụ QHMT



(1). Phân vùng kinh tế : Vùng kinh tế được chia
theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối
quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực
của vùng được xác định (ví dụ: các vùng Kinh tế
trọng điểm).
(2). Vùng sinh thái: Vùng sinh thái là một đơn vị
lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái
đối với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ
thống thủy vực. Phân định các vùng sinh thái để
tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên
nhiên có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm
năng của vùng.

Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng
Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng
chức năng phục vụ QHMT (tt)
chức năng phục vụ QHMT (tt)
(3). Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính
tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí
hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…
(4). Phân vùng môi trường: Phân vùng môi
trường là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn
vị môi trường tương đối đồng nhất nhằm mục
đích quản lý môi trường một cách có hiệu quả
theo đặc thù riêng của từng đơn vị môi trường.
Tính thống nhất của vùng môi trường biểu hiện
ở chỗ nếu thay đổi môi trường ở bất kỳ khu vực
nào trong vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực
khác trong vùng đó.


Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng
Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng
chức năng phục vụ QHMT (tt)
chức năng phục vụ QHMT (tt)
Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân
vùng môi trường mặc dù vấn đề môi trường theo
vùng lãnh thổ rất quan trọng. Vấn đề môi trường
trong một vùng cần phải được quản lý đồng bộ,
liên kết với nhau trong phạm vi toàn vùng. Chẳng
hạn, việc phát triển các khu công nghiệp tại một
tỉnh có tác động trực tiếp tới chất lượng môi
trường tại tỉnh khác (do lan truyền, phát tán).
Việc ô nhiễm của vùng đất ướt ven biển có phạm
vi liên quan đến nhiều tỉnh. Vì vậy, cùng với việc
quản lý môi trường cấp tỉnh, việc quản lý môi
trường cấp vùng có ý nghĩa rất quan trọng.

Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
môi trường cấp bách
môi trường cấp bách


1. Các dữ liệu không gian:
Thông tin về địa hình
Thông tin về ranh giới hành chính
Thông tin về các khu vực đô thị hoá

Thông tin về các khu vực công nghiệp hoá
Thông tin về hệ thống giao thông
Thông tin về các cảng chuyên dùng
Thông tin về các khu vực nuôi trồng thuỷ sản
Thông tin về các khu du lịch
Thông tin về tài nguyên, khoáng sản
Thông tin về hiện trạng sử dụng đất
Thông tin về thuỷ hệ (Sông, hồ, biển)

Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
môi trường cấp bách (tt)
môi trường cấp bách (tt)
2. Các dữ liệu thuộc tính
(a). Thông tin về các điều kiện tự nhiên và KTXH
Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn;
Thông tin về tài nguyên nước mặt;
Thông tin về tài nguyên nước ngầm;
Thông tin về tài nguyên thủy sinh;
Thông tin về tài nguyên đất;
Thông tin về tài nguyên rừng;
Thông tin về tài nguyên khóang sản;
Thông tin về tài nguyên du lịch.
Dân số và phân bố địa bàn dân cư;
Phát triển công nghiệp và phân bố địa bàn sản xuất công
nghiệp;

Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện

Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
môi trường cấp bách (tt)
môi trường cấp bách (tt)
(b). Cơ sở dữ liệu môi trường nước:
- Thông tin về số lượng, khối lượng, đặc tính và (nước thải sinh
hoạt) từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung trên toàn bộ
vùng quy hoạch;
- Thông tin về số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các
nguồn thải điểm (nước thải công nghiệp và dịch vụ) từ các
KCN, cụm công nghiệp tập trung và các khu dịch vụ đặc biệt
(bãi rác, kho cảng, ...) trên toàn bộ vùng quy hoạch;
- Thông tin về mạng lưới quan trắc thủy văn và chất lượng
nước mặt, nước ngầm trên toàn bộ vùng quy hoạch;
- Thông tin về hiện trạng chất lượng nước mặt trên toàn bộ
vùng quy hoạch theo một số chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng;
- Thông tin tổng hợp hiện trạng môi trường nước biển trên toàn
bộ vùng quy hoạch.

Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
môi trường cấp bách (tt)
môi trường cấp bách (tt)
(c). Cơ sở dữ liệu môi trường không khí:
- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các
nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các nhà
máy nhiệt điện;

- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các
nguồn phát thải ô nhiễm không khí từ các khu
công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung;
- Mạng lưới quan trắc ô nhiễm không khí trên
toàn bộ vùng quy hoạch;
- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
trên toàn bộ vùng quy họach theo một số chỉ tiêu
ô nhiễm đặc trưng.

Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề
môi trường cấp bách (tt)
môi trường cấp bách (tt)
(d). Cơ sở dữ liệu chất thải rắn:
- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các
nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các
khu đô thị, khu dân cư trong phạm vi vùng quy
hoạch;
- Số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các
nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp từ các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung
trong phạm vi vùng quy hoạch;
- Các bãi chôn lấp chất thải rắn, các lò thiêu đốt
chất thải rắn trong phạm vi vùng quy hoạch;
- Mạng lưới quan trắc chất thải rắn phạm vi vùng
quy hoạch.

Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với

Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với
hiện trạng phát triển KTXH
hiện trạng phát triển KTXH


Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, đặc
biệt hiện trạng phát triển KTXH của vùng hoặc
của địa phương, đánh giá hiện trạng phát triển
của các lĩnh vực kinh tế xã hội làm cơ sở để
đánh giá hiện trạng môi trường như :
- Đô thị: Xác định các vùng đô thị hoá, các khu
dân cư tập trung và những vấn đề môi trường
trong vùng, ví dụ như: hệ thống cấp, thoát nước
đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nước thải sinh
hoạt, rác thải…
- Công nghiệp: Xác định các vùng công nghiệp
hoá, các KCN, cụm công nghiệp và những ngành
công nghiệp có nhiều chất thải có khả năng gây
ô nhiễm môi trường;

Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với
Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với
hiện trạng phát triển KTXH (tt)
hiện trạng phát triển KTXH (tt)
- Nông nghiệp: Xác định các vùng nông
nghiệp và những vấn đề môi trường liên
quan đến sản xuất nông nghiệp;
- Ngành giao thông công chánh: Xây dựng
cơ sở hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư
mới, các bến cảng, sân bay, giao thông

đường bộ và những vấn đề môi trường
liên quan.

Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với
Đánh giá hiện trạng môi trường gắn với
hiện trạng phát triển KTXH (tt)
hiện trạng phát triển KTXH (tt)
- Dịch vụ và du lịch: Xác định các khu vực, địa
danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn
bảo tàng để phát triển du lịch và các dịch vụ kèm
theo và những vấn đề môi trường liên quan.
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản: Xác định
các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
và những vấn đề môi trường liên quan.
- Phát triển rừng: Các khu rừng tự nhiên, rừng
trồng mới và những vấn đề môi trường liên
quan.

Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên
Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên


(1). Vấn đề nào từ trước đến nay tại địa phương gây ảnh
hưởng xấu hoặc nghiêm trọng đến môi trường, tài
nguyên và sức khỏe cộng đồng ?
- Rác thải (rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế, độc hại, ...);
- Nước cấp (ô nhiễm nguồn nước, nước cấp không đạt
tiêu chuẩn ăn uống, nước ăn uống không được xử lý,...);
- Nước thải (nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế không
được xử lý);

- Ô nhiễm không khí (do giao thông, công nghiệp, sinh
hoạt,...);
- Ô nhiễm do nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, mất
cân bằng sinh thái nông nghiệp,...);
- Nạn tàn phá rừng (rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh,
rừng đầu nguồn);
- Ô nhiễm vùng ven biển (sạt lở bờ biển, nguy cơ tràn
dầu, đánh bắt thủy hải sản quá mức, …).

Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên (tt)
Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên (tt)
(2). Vấn đề nào có phạm vi tác động đến các địa
phương khác trong vùng?
- Nguồn nước (lưu vực chung cho các tỉnh, hồ
điều tiết, vùng ven biển,...);
- Ô nhiễm không khí tác động qua lại giữa các
địa phương (các nhà máy nhiệt điện, hóa chất,
hóa dầu, ...);
- Các vấn đề khác.
(3). Các vấn đề về quản lý?
- Cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, cơ cấu tổ
chức;
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường.

Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng phát triển
Lập các bản đồ đơn tính về hiện trạng phát triển
kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường
kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường



Hệ thống các đồ hiện trạng được sử dụng để thể
hiện một cách trực quan hiện trạng bố trí không
gian thuộc các lĩnh vực KTXH, hiện trạng sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng các
vấn đề môi trường. Từ các bản đồ hiện trạng
này các chuyên gia có thể đánh giá được những
vấn đề môi trường còn tồn tại và đề xuất các giải
pháp xử lý hoặc làm giảm thiểu ô nhiễm tránh rủi
ro cho công tác quy hoạch trong tương lai.

Đánh giá môi trường chiến lược
Đánh giá môi trường chiến lược


Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
các nước phát triển, xu hướng đẩy mạnh thực
hiện đánh giá môi trường đối với các dự án quy
hoạch hoặc các chương trình phát triển mang
tính dài hạn của vùng lãnh thổ, địa phương,
quốc gia hay một ngành sản xuất, đã được hết
sức coi trọng và được xem như một giải pháp tốt
nhằm nâng cao tính hiệu quả và chủ động trong
công tác BVMT ở tầm vĩ mô nói chung, ngăn
ngừa ô nhiễm nói riêng. Loại hình này được gọi
là Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC).

Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Bản chất mang tính nguyên tắc của ĐMC đó là
lồng ghép tới mức cao nhất những vấn đề môi

trường trong các lĩnh vực sau:
- Việc hình thành các chính sách ở cấp cao về
phát triển KTXH (đánh giá chính sách)
- Thiết kế các chiến lược ngành về môi trường
(đánh giá quy hoạch phát triển ngành)
- Đánh giá các quy hoạch phát triển KTXH của
một vùng hay địa phương về môi trường (đánh
giá quy hoạch phát triển KTXH).

Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Mục tiêu của ĐMC là :
- Xử lý các tác động về mặt môi trường do các
quyết định chủ chốt ở các cấp lập quy hoạch và
xây dựng chính sách gây ra.
- Đánh giá, dự báo và kiểm soát xu hướng suy
giảm về môi trường do các tác động tích tụ, tồn
dư mang tính tổng hợp và cộng hưởng của
nhiều dự án phát triển đơn lẻ trong vùng, tỉnh,
thành phố hay của ngành gây nên.

Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
- ĐMC đối với quy hoạch phát triển KTXH nói
một cách khác đó là việc liên kết các mối quan
tâm về môi trường vào quy hoạch phát triển
KTXH của một vùng, tỉnh, thành phố trong một
khu vực không gian quy hoạch cụ thể, hay quy
hoạch phát triển một ngành kinh tế.
- ĐMC có tính chất liên ngành, liên địa phương,

với phạm vi đánh giá quy hoạch phát triển rộng
lớn về không gian và thời gian.

Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
ĐMC đối với dự án quy hoạch phát triển KTXH cần phải
chú ý đến các tác động có tính tổng hợp và tác động có
tiềm năng tích hợp lâu dài. Ví dụ như tác động của phát
triển từng ngành kinh tế là có thể chấp nhận được, nhưng
tác động tổng hợp của nhiều ngành kinh tế trong quy
hoạch đồng thời xảy ra lại trở thành nghiêm trọng. Rất
nhiều tác động trong thời gian ngắn không thành vấn đề,
nhưng tích lũy trong một thời gian dài sẽ trở thành vấn đề
nghiêm trọng, như là ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm các
chất hữu cơ khó phân hủy, sự khai thác nước ngầm quá
mức dẫn đến sụt lún các công trình, sự xâm nhập mặn
….

Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
ĐMC trước hết cần quan tâm đến đánh giá quy hoạch
không gian, cụ thể là đánh giá quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch phát triển KTXH được dựa trên khái niệm
khoanh chia không gian, tức là phân chia các khu vực mà
trong mỗi khu vực đó chấp nhận một số loại hình phát
triển cụ thể. Do vậy, cách tiếp cận của ĐMC cũng sẽ dựa
trên cơ sở ranh giới không gian, các dữ liệu môi trường
được thu thập và những khuyến nghị đưa ra đều dựa trên
cơ sở là các đơn vị không gian đã được xác định. Cách
tiếp cận này sẽ dẫn đến xem xét sự phân bổ các nguồn

tài nguyên và môi trường mà thông qua đó sẽ liên kết
được các chỉ tiêu kinh tế và môi trường với nhau.

Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Đánh giá môi trường chiến lược (tt)
Mặc dù ĐMC không thể thay thế cho ĐTM đối với từng dự
án riêng lẻ, song có thể tạo cơ sở khoa học và điều kiện
rất thuận lợi cho việc tiến hành ĐTM cho mỗi dự án cụ thể
trong quy hoạch là:
- Đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp về kinh tế và môi
trường
- Cung cấp bước đi đầu tiên trong việc xác định phạm vi
các vấn đề môi trường quan trọng cần biết
- Cung cấp một bộ dữ liệu nền có hệ thống về môi trường
- Đẩy nhanh quá trình lựa chọn địa điểm
- Làm sáng tỏ các tiêu chuẩn môi trường phù hợp sẽ
được áp dụng
- Cải tiến cách làm việc của quá trình thẩm định dự án sao
cho có hiệu quả và năng suất hơn.

×