Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN sử dụng video clip vào soạn giảng các bài học trong chương trình tiếng anh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 27 trang )

SỬ DỤNG VIDEO CLIP VÀO SOẠN GIẢNG CÁC BÀI HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH LỚP 11
1. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Sách giáo khoa biên soạn theo chương trình mới đã đáp ứng được
phần nào nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong xã hội hiện đại. Nhưng đi kèm
theo đó là lượng kiến thức khá lớn nên đã gây không ít khó khăn với việc
dạy và học ở các trườngTHPT trên cả nước nói chung và càng khó khăn
hơn với một trường chuyên biệt như trường THPT Dân Tộc Nội Trú tỉnh
Hoà Bình, nơi mà học sinh nói tiếng Việt đôi khi còn gặp khó khăn. Thực
tế vào các giờ chính khoá chỉ một vài em học khá tích cực tiếp thu bài
giảng và phát biểu ý kiến để xây dựng bài, phần lớn thì chỉ ngoan ngoãn
ngồi nghe và chép . Đôi khi có em biểu hiện vẻ chán trường, mệt mỏi khi
ngồi học ngoại ngữ, với thời gian chỉ 45 phút cho một tiết học, chủ đề thì
rất mới mẻ và lạ lẫm khiến học sinh dễ nản lòng.
Vì vậy, chúng tôi luôn trăn trở với câu hỏi làm thế nào để có được
một giờ dạy hiệu quả và sinh động, gây được hứng thú với học sinh, khiến
các em phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến
thức cùng một lượng từ vựng khô khan. Với việc ứng dụng khá thành công
sử dụng video clip trong việc giảng dạy tiếng Anh lớp 12, sáng kiến giáo
dục trong năm học 2010-2011, đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục ứng dụng với
khối 11 vì thực tế trong chương trình của khối lớp này cũng có những khó
khăn tương tự như chương trình khối 12. Ví như bài 10, chương trình lớp
11: “Nature in danger”, sử dụng video clip về công viên quốc gia Cát Bà sẽ
giúp học sinh thục hiện bài viết miêu tả về Cát Bà dễ dàng và sống động
hơn. Hay Có thể nói video clip đã giúp một tiết học khô khan có thể trở
thành một chuyến du lịch thú vị. Những nhiệm vụ đọc hiểu, nói, nghe khó
khăn đã có thể trở thành những trò chơi vui có thưởng. Học sinh thấy mình
hiểu biết sống động hơn về thế giới nhờ những chủ điểm đang được học
trong sách giáo khoa. Các em sẽ thấy quyển sách ấy thật quý giá, thật đáng
1



nâng niu, khiến các em muốn học và thấy cần được học cho chính bản thân
mình.
2. Phần thứ hai: Nội dung
a. Cơ sở khoa học để đề xuất ra sáng kiến khoa học
Trong dạy học, việc thu nhận thông tin có ba hình thái cơ bản: nghe,
nhìn và cảm xúc. Sự kết hợp ba hình thái này cộng với việc sử lí thông tin
sẽ phát sinh ra ba phong cách học cơ bản: không gian nhìn , chuỗi nghe và
xúc giác của cơ thể. Người học thuộc về phong cách nhìn sễ nắm bắt thông
tin mới qua sự hình dung toàn bộ khái niệm và trong suy nghĩ tưởng tượng
của họ là những hình ảnh không gian.
Trong hoạt động học tập và nhận thức của người học, âm thanh có
một vai trò rất quan trọng. Nó giúp người học tiếp thu ngôn ngữ nói từ giáo
viên và ý kiến thảo luận của các học sinh khác. Âm thanh có thể tạo “điểm
nhấn” để giúp người học thư giãn thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách
hiệu quả hơn. Âm nhạc có thể tăng cường chức năng thị giác, giúp ổn định
nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh, làm giảm các cơn phấn khích...
Trong tiết học, nếu giáo viên sử dụng một đoạn nhạc trong lúc học
sinh đang căng thẳng thì có thể làm các em hưng phấn húng thú hơn và tiếp
thu bài tốt hơn. Đặc biệt trong các video clips có thể lồng tiết tấu với tiến
trình, tiến độ tiếp diễn của các hoạt cảnh sẽ tạo cho người xem tập trung
hứng thú hơn. Ngoài lồng các đoạn nhạc, có thể lồng âm thanh thực như:
tiếng kêu của động vật, tiếng nổ của động cơ máy bay, tiếng róc rách của
dòng nước chảy. Những âm thanh thực này sẽ làm cho người học dễ cảm
nhận thực tế từ đó làm cho họ nhớ lâu hơn.
Thế giới thông tin chứa đựng nhiều hình ảnh, biểu đồ và đồ thị.
Những hình ảnh sống động, các kí hiệu âm nhạc sẽ tác động đến tâm lí, tình
cảm của con người và tạo ra không khí nền tảng cho cuộc sống.
Những hệ thống kí hiệu ngôn ngữ nói hay viết đang được hòa nhập
vào nhau làm cho hệ thống mã hóa ngày càng phong phú. Mỗi hệ thống kí

hiệu đóng vai trò là phương tiện cho các khái niệm, và là một phương tiện
2


để chúng ta truyền đạt cho người học. Khi có ý định xem hình ảnh như một
phần của quá trình dạy học thì việc xem xét mục đích của việc tạo ra hình
ảnh rát hữu ích. Năm mục đích hình ảnh mang lại bao gồm: hình ảnh trang
trí, hình ảnh tượng trưng, hình ảnh về cấu tạo, hình ảnh về giải thích và
hình ảnh về sự biến đổi. Hình ảnh cùng với tất cả các hệ thống khác, đã tạo
ra nền tảng để con người có thể hiểu được nội dung và cấu trúc của một hệ
thống lí thuyết, giúp người học nhận thức và học tốt hơn.
Video clip thường được sử dụng để trực quan hóa các hiện tượng vật
lý. Với việc cung cấp hình ảnh minh họa hay các hình ảnh trực quan, các sự
kiện và những khái niệm sẽ lôi cuốn cảm xúc con người trong quá trình học
tập. Sử dụng video clip trong dạy học với những chiến lược giảng dạy và
những đặc tính mô hình nhận thức đã được tích hợp trong nội dung video
có thể mang lại hiệu quả cao. Từ ví dụ về một chi tiết đến cung cấp các tiêu
đề; từ những hình ảnh đồ họa, đến những hoạt cảnh đều có tác dụng tốt
trong việc tiếp thu nội dung kiến thức của bài học.
Việc sử dụng video clip có thể phát triển sự hiểu biết và nâng cao sự
phát triển của tri thức trong học tập. Những bài dạy đa phương tiện được
thiết kế tốt, sử dụng nhiều đoạn video clip thích hợp có thể nâng cao quá
trình hiểu biết tích cực của học sinh.
Sự kết hợp âm thanh hay hình ảnh đứng yên hay hình ảnh động giúp
cho việc thu nhận thông tin của con người một cách tốt hơn. Điểm mạnh
của những thông tin mà video clip cung cấp (hình ảnh, âm thanh, tiếng
động) tạo điều kiện cho người học qua cả hai phương tiện: nghe và nhìn,
xem xét những hình ảnh thực hay vật thực, xem chuỗi chuyển động và xem
những hình ảnh khó quan sát được trong cuộc sống hàng ngày.
Video clip không chỉ tạo ra ngữ cảnh học tập có thể tiếp cận ở một số

tình huống mà video clip có thể được tua lại, xem lại thường xuyên nếu
cần. Có rất nhiều thuận lợi khi sử dụng video clip trong giảng dạy. Đầu
tiên, cung cấp một nguồn thông tin phong phú với những cơ hội nhằm để
chú ý đến những hình ảnh bằng cảm xúc của mình, những nét đặc trưng
3


tiêu biểu, những vấn đề liên quan và những vấn đề di truyền. Thứ hai,
video clip đưa tới cho người học khả năng tiếp nhận các sự kiện. Thuận lợi
này đặc biệt quan trong với các học sinh chưa quen sử dụng hình ảnh, và
những học sinh không nhận được sở thích của mình. Thứ ba, video clip
giúp người học nâng cao kĩ năng nhận dạng các loại hình ảnh liên quan
đến nghe nhìn thay vì các sự kiện mà giáo viên đưa ra. Những hình ảnh
video clip đưa ra tạo ra mối quan hệ giữa giáo viên và người học, gây hứng
thú cho người học.
Video clip cung cấp một ngữ cảnh xã hội cho người học, nó có thể
sử dụng kèm với âm thanh để người học có thể nghe được tiếng nói hay
thay đổi âm thanh, tạo ra một hội thoại hay kể truỵên. Video clip sẽ ít có
hiệu quả hơn nếu chúng ta đưa ra những thông tin trìu tượng và không trực
quan; khi khảo sát thông tin hay giới thiệu những logic kiến thức không sao
lưu với bằng chứng thực tế. Video clip khảo sát thông tin cả nghe lẫn nhìn.
Do đó hai kiểu này phải làm việc hòa hợp mới đạt được hiệu quả nhất.
Những âm thanh to quá mức và sự tường thuật những hình ảnh kịch tính và
việc sử dụng khung hay slide quá mức có thể làm giảm các thông báo mang
tính giáo dục.
Video clip có thể xem là công cụ giáo dục cho tất cả các học sinh, nó
có thể mang lại hiệu quả tích cực cho từng học sinh riêng biệt, thu hút được
sự chú ý của họ. Người học qua quan sát một cách trực quan sẽ giúp việc
sử lý thông tin và tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn. Với sức mạnh về âm
thanh và cả lời nói, video clip rất có lợi cho người học theo hình thức nghe.

Ngoài ra video clip mô tả minh họa những chuỗi hình ảnh và diễn tả những
hành động thực một cách có cảm xúc, do đó sẽ đem lại hiệu quả tốt cho
người học. Ngoài ra trong tiết học ngôn ngữ, video clip còn có vai trò trình
chiếu và củng cố các mặt ngôn ngữ cho người học như ngữ pháp, từ vựng
hay chức năng ngôn ngữ.
Việc lựa chọn các video clip có hiệu quả là một phần quan trọng của
việc hợp nhất phương tiện vào trong thực hành và thực thi vai trò của đa
4


phương tiện trong lớp học. Vì vậy khi lựa chọn video clip chúng ta phải
tuân theo một số tiêu chí sau:
-Tính hấp dẫn người xem: Video clip có đủ hay để thu hút học sinh hay
không?
- Tính hoàn thiện: Video clip có thể chuyển tải đủ thông tin hay làm rõ mục
đích lựa chọn hay không?
- Độ dài: từ 30 giây đến 10 phút tuỳ thuộc vào mục đích của bài dạy.
- Tính phù hợp về nội dung: video clip phải chứa nội dung phù hợp với lứa
tuổi học trò, rõ ràng và dễ hiểu, giàu trực quan.
- Thể loại video clip: có thể là phim hoạt hình, chương trình giáo dục về
khoa học hay tự nhiên, đoạn quảng cáo trên tivi, clip ca nhạc, kịch.v..v...
Với nội dung chương trình khá rộng cùng những đòi hỏi về việc đổi
mới phương pháp giảng dạy thì việc sử dụng thành thạo các trang thiết bị
hỗ trợ và đồ dùng giảng dạy là yêu cầu tất yếu đối với người giáo viên.
Theo phương pháp dạy học cũ, giáo viên lên lớp gần như hướng dẫn hoàn
toàn bài học theo chủ quan của mình. Trong điều kiện đó người học đánh
mất sự chủ động của mình, dần dần ỷ lại vào người dạy nên cũng khó nhớ
bài học, các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết theo yêu cầu của việc học tiếng
Anh đều khó được thể hiện. Hầu hết học sinh đều gặp rất nhiều khó khăn
khi hai kĩ năng thể hiện rõ nhất trong giao tiếp là nghe và nói hầu như

không được phát triển tốt, do học sinh không biết vận dụng những cấu trúc
câu vào những ngữ cảnh cụ thể. Nguyên nhân chính là do học sinh thiếu cơ
hội giao tiếp vì vậy phương pháp giao tiếp là phương pháp ưu chuộng nhất
hiện nay. Với phương pháp này, ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị bài rất
kỹ, thì việc chuẩn bị dụng cụ trực quan để trợ giảng trong đó đặc biệt chú ý
sử dụng video clip là rất quan trọng. Học qua video clip hiệu quả hơn nhiều
vì được tiếp xúc với cảnh thật, người thật. Nhờ nhìn thấy những tình huống
đang diễn ra qua màn hình, học sinh có thể suy đoán các tình huống, hiểu
rõ những động tác, nghe rõ những âm thanh, không bị “nửa đường đứt
gánh” rất có lợi với người nghe yếu, phản xạ chậm. Chính việc này đã giúp
5


cho học sinh hiểu bài ngay tại lớp, nhớ lâu hơn và vận dụng được vào tình
huống thực tế.
Nhưng khó khăn đặt ra là nguồn tư liệu về video clip không được
cung cấp sẵn, giáo viên buộc phải tìm tòi qua băng đĩa hay tải từ mạng
internet những đọan video clip phù hợp với nội dung bài học và cần phù
hợp cả về thời gian vì mỗi tiết học không được kéo dài quá 45 phút. Vì thế
đòi hỏi giáo viên phải sử lý linh động, khéo léo để những video clip đó
mang thông tin đến cho học sinh vừa đủ chứ không dư thừa, đúng lúc cần
thiết chứ không tràn lan.
b. Nội dung cụ thể của sáng kiến khoa học
Đối với chương trình tiếng Anh lớp 11 THPT- ban cơ bản, chúng
tôi đã cố gắng tìm tòi những đoạn video clip phù hợp với chủ điểm của
từng đơn vị bài học, nhất là những chủ điểm khó vì chúng mới lạ với học
sinh Việt Nam nói chung và càng mới lạ với học sinh trường Nội trú nói
riêng.
Những chủ điểm chún tôi đã lựa chọn trong video clip bao gồm:
Chương trình tiếng Anh lớp 11:

1. Friendship.
2. A fire.
3. A birthday party and an anniversary party.
4. Voluteer work.
5. Some popular competitions in Vietnam.
6. Lunar new year.
7. Over population
7. Nature in danger.
8. Cat ba national park.
9. Sources of energy.
10. Space conquest.
11. The wonderful of the world.

6


Với các video clip chúng tôi dùng trong phần Warm – up, dạy từ
vựng, cung cấp hình ảnh minh họa, giới thiệu chung sau đó dẫn vào bài
hoặc thư giãn…
Chúng tôi dùng các video clip này và thiết kế các hoạt động như
sau:
1. Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm xem video clip,
nếu nhóm nào có thể đoán được từ sau mỗi bức ảnh sẽ đạt điểm.
2. Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm xem video clip,
khi xem xong, yêu cầu đại diện trong nhóm lên bảng viết lại các từ trong
clips hoặc có thể viết bổ sung các từ về chủ đề mà không có trong clip.
3. Cho chạy clip, giới thiệu một số hình ảnh hoặc nội dung bài sẽ
học. Ngoài ra, tôi có thể đưa thêm kiến thức mở rộng liên quan đến hình
ảnh trong clips hoặc nội dung bài.
4. Bật video clip cho học sinh xem, sau đó yêu cầu các em đoán chủ

đề sẽ học ngày hôm nay và dẫn vào bài.
5. Cho các em dùng các clip, sau đó tự thiết kế hoạt động và thi đấu
trong những tiết tự chọn nhằm tăng tính sáng tạo và khả năng làm việc theo
nhóm.
6. Gọi hai hoặc ba em học sinh đại diện của ba nhóm lên trên bảng.
Các em đó không được xem video và phải quay xuống dưới nhờ sự trợ
giúp, giải thích của các bạn trong đội của mình. Giáo viên bật video clip
cho học sinh ở dưới quan sát, sau đó yêu cầu các đội giải thích cho bạn ở
trên đoán từ hoặc chủ đề sẽ học.
7. Sử dụng trong các buổi hoạt động ngoại khóa của nhóm chuyên
môn, tổ chức các trò chơi như đuôi hình bắt chữ, ô chữ.........
Thiết kế hoạt động cụ thể với một số video clip tiêu biểu.
Unit 1: Friendship
Period 3 & 4: Reading
Trong tiết này tôi sử dụng 2 video clips
7


* Mục đích sử dụng video clip:
- Chúng tôi sử dụng với mục đích thu hút sự chú ý của học sinh, kích thích
sự tò mò, động não suy nghĩ cho phần ‘Warm-up’,dẫn dắt vào bài
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 01a - VCD 1 tải từ nguồn
video
- Cho chạy clip, trước khi học sinh xem giáo viên đưa ra yêu cầu của hoạt
động này.
- Đoạn clip có liên quan đến chủ đề của bài học, học sinh xem xong có thể
nói được chủ đề của bài học qua gợi ý hệ thống các câu hỏi của giáo viên.

8



1. Images of video Friendship
Cho chạy clip clip 01b - VCD 1 tải từ nguồn
video. Sử dụng cho phần After you
read. Học sinh thảo luận câu hỏi: “Why do we need to have friends?” Học
sinh xem clip xong thì thảo luận câu hỏi
Sau bài học chúng tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú học bài, kích
thích được sự ham học của học sinh.
Unit 2: Personal experiences
Period 12: Listening
* Mục đích sử dụng video clip
Sử dụng trong phần Pre-listening và phần Post-listening. Nhấn mạnh ý thức
bảo vệ môi trường cho các em học sinh, tính cẩn thận tránh gây những hậu
quả đáng tiếc (hoả hoạn).
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 29 - VCD 1 tải từ nguồn
video (Cháy rừng U Minh Thượng)
- Cho chạy clips, giới thiệu về một vụ cháy qua đó dậy từ vựng và dẫn dắt
vào bài.
- Trong bài nghe có nói về Cô Christina – một thương gia kể về một trải
nghiệm đáng nhớ nhất trong đời của cô ấy. Khi học sinh xem video clip có
thể tưởng tượng ra cảnh cháy nguy hiểm như thế nào.

9


2.

Image of video fire


- Qua tiết học đã áp dụng được vào thực tế: giáo dục cho các em tính cẩn
thận và có ý thức bảo vệ môi trường.
Unit 3: A Party
Period 17: Speaking
* Mục đích sử dụng video clip
- Sử dụng trong các phần của bài học;
- Tạo hứng thú cho học sinh, học sinh dễ nhớ từ vựng và bài học;
- Giáo dục học sinh yêu thương gia đình, người thân, bạn bè và tất cả mọi
người xung quanh.
* Hiệu qủa và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sử dụng Video clip 03 VCD 1 tải từ nguồn
video
- Chia lớp học ra làm bốn nhóm, đặt tên và cử đại diện các nhóm, sau khi
xem xong các clip yêu cầu các đại diện nhóm trả lời các câu hỏi.
- Cho chạy các clip về các loại bữa tiệc để học sinh xem và trả lời các câu
hỏi:

10


3. Images of video Parties
- Sử dụng Video clip 04 - VCD 1
tải từ nguồn video cho Phần PostSpeaking.
- Sau khi học sinh xem xong yêu cầu các em trả lời các câu hỏi sau:
+ Who was it?
+ What was the occation?
+ Where was the party?
+Were there any decoration?
+ Were there alot of people there?

+ Have you ever taken part in the parties like these?
+ How do you feel about them?
+ What were the people and the music like?........
Sau khi các nhóm hoạt động lớp hoc trở nên rất sôi động và hiệu quả.

11


Unit 4: Volunteer work
Period 26: Speaking
* Mục đích sử dụng video clip:
- Sử dụng trong phần Warm-up và After you read
- Giáo dục học sinh lòng yêu thương nhân loại, biết yêu thương và chia sẻ
với mọi người.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 09- VCD 1 tải từ nguồn
video.
- Cho học sinh xem các clip về các hoạt động tình nguyện, qua đó dừng
hình ở một số phần để dạy một số cụm từ trong phần Task 1
- Học sinh dùng những cụm từ trong phần Task 1 đã được học để nói về các
hoạt động tình nguyện đó.

12


4. Images of video Volunteer work
Sau bài học các em học sinh đã nói được theo các yêu cầu trong nội dung
của bài khoá và các em còn nói được các em đã làm được các hoạt động
tình nguyện gì cho trường em và nơi em ở cũng như nhiều hoạt động tình
nguyện khác mà các em đã làm.


Unit 6: Competition
Period 32:

Listening

* Mục đích sử dụng video clip:
- Sử dụng trong phần Before you listen và After you listen
- Giới thiệu về Boston Marathon và Jonh McDermott.
- Giáo dục lòng say mê thể thao và luyện tập giữ gìn sức khoẻ.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Trước khi nghe yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi:
+ What is the Boston Marathon?
+ Who do you think cn take part in the Boston Marathon?
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 07- VCD 1 tải từ nguồn
video.
13


- Cho HS xem clip và thảo luận.
- Dừng clip ở một số phần để dạy từ vựng, dẫn dắt vào bài nghe.

5. Images of Boston Marathon
- Qua bài học HS hiểu thêm về Boston Marathon.
- Các em cảm thấy yêu các môn thể thao hơn, và luyện tập để bảo vệ sức
khoẻ.
Unit 7: World population
Period 40: Speaking
* Mục đích sử dụng video clip:
- Sử dụng trong các phần của bài Speaking

- Giáo dục cho học sinh nhận thấy rõ được việc không có lợi của việc sinh
con quá nhiều.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
14


- Chúng tôi sủ dụng Video clip 12,13, 14,15,16 VCD 1 tải từ nguồn
video. (Có rất nhiều clip liên quan GV
có thể lựa chọn cho từng lớp học của mình)
- Học sinh thảo luận việc không có lợi của việc bùng nổ dân số.
- Cho các em xem clip sau đó thảo luận.

6. Image of video over population
- Học sinh xem clip xong sẽ thảo luận chủ đề Over Population với các vấn
đề sau: Problem, Causes, Solutions.
Unit 8: Celebration
Period 45: Speaking
* Mục đích sử dụng video clip:
- Học sinh biết thêm về một số lễ hội trên thế giới,
- Giáo dục cho các em thêm yêu các lễ hội truyền thống của quê hương
mình.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 18,19,20,21,22 - VCD 2 tải từ nguồn
video.
15


Học sinh xem các video clip về các lễ hội và trả lời các câu hỏi.

7. Images of video Celebrations

+ What is it? (Ask about the clip)
+ When is it?
+ What do you usually do at....? (Tet, Thanksgiving, Valentine’s day,
Mid-Autumn Festival)
+ What is its main purpose?
+ What are your main activities?...............
- Qua tiết học các em cảm thấy rất là hứng thú với bài học và hiểu biết
thêm về một số lễ hội khác trên thế giới.
Unit 10: Nature in danger
Period 64:

Writing

* Mục đích sử dụng video clip:
16


- Học sinh biết thêm về Cat Ba National Park.
- Giáo dục cho các em thêm yêu các các danh lam thắng cảnh của quê
hương đất nước mình.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 31,32- VCD 2 tải từ nguồn
video.
- Sử dụng clip cho phần Pre-writing

8. Image of video Cat Ba National Park
- Qua sử dụng clip hướng dẫn cho các em cách viết bài.
- Chia thành các nhóm viết bài. Trong bài viết phải bao gồm:
+ Location
+ Special features

+ Total area, Animals and plants
+ Historical features

Unit 11: Sources of energy
Period 66 & 67:

Reading

* Mục đích sử dụng video clip:
17


-Sử dụng cho phần Warm-up, giới thiệu về các nguồn năng lượng
- Giáo dục ý thức tiết kiệm trong sử dụng năng lượng.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 34, 35 - VCD 2 tải từ nguồn
video.
- Chia lớp thành các nhóm sau khi xem xong các clip yêu cầu các em học
sinh phải nói lại được đó là nguồn năng lượng gì
- Sử dụng các câu hỏi như:
+ What source of energy does each clip present?
+ What do you need energy for?

9. Images of video energy

18


Unit 15: Space Conquest
Period 90& 91: Reading

* Mục đích sử dụng video clip:
-Sử dụng cho phần Warm-up, giới thiệu về các nhà du hành vũ trụ.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:
- Chúng tôi sủ dụng Video clip 36,37,38 - VCD 2 tải từ nguồn
video.

10. Images of video Cosmonauts

19


11. The first foot print on the Moon
- Học sinh rất hứng thú khi được học bài này với những hình ảnh sinh động
về các nhà du hành vũ trụ và vũ trụ.
- Các em học sinh thảo luận và trả lời câu các câu hỏi:
+ Who is the first human to fly into space?
+ Can you name the first humans to set foot on the moon?
+ Who is the first Vietnamese to fly into space?
- Giáo viên có thể dùng các clip này cho các bài: Listening và Writing

Unit 16: The wonder of the world
Period 96:

Reading

* Mục đích sử dụng video clip:
- Sử dụng trong phần Pre-reading
- Giới thiệu cho học sinh một số kỳ quan của thế giới.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
* Hiệu qủa của clip và các hoạt động cụ thể:

- Chúng tôi sử dụng Video clip 40,41,42,43,44 - VCD 2 tải từ nguồn
video.

20


- Cho học sinh xem một số kì của trái đất, yêu cầu học sinh nói xem đo là
kì quan nào, ở đâu..
+ Can you name these wonders of the world?
+ Where do you think they are located?
+ What do you know about them?
..................................
- Giáo viên sử dụng luôn dữ liệu này để dậy từ mới, và dẫn dắt vào bài
đọc.

21


12. Images of video the Wonders of the World
-Cuối bài học GV mở rộng cho HS xem một số clip về danh lam thắng
cảnh đẹp của Việt Nam. Video clip 45, 45.1,45.2,45.3 - VCD 2 tải từ nguồn
video
c. Hiệu quả của sáng kiến khoa học.
Trên đây là những định hướng cụ thể mà chúng tôi đang thiết kế sử dụng
video clip và đang thực hiện giảng dạy trên các lớp khối 11 trường THPT
Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Hoà Bình. Kết quả đánh giá chung học sinh học tập
rất tích cực, không khí lớp học luôn được hâm nóng nhờ những trò chơi
được thiết kế dựa trên các video clip. Những từ vựng về chủ điểm khó đã
được âm thanh hoá hay hình tượng hoá làm chúng trở nên rễ nhớ hơn, thú
vị hơn đối với học sinh, giúp các em dễ ràng lĩnh hội được kiến thức ngôn

ngữ cần thiết theo yêu cầu của chương trình tiếng Anh PTTH ban cơ bản.
Thực nghiệm sư phạm qua năm học
Tỉ lệ HS khối
11(187 HS)
Giỏi
Khá

Đầu năm
5/187 = 2,7 %
115/187 =61,5%

Giữa năm
12/180 = 6,4 %
127/187 = 68%
22

Cuối năm
18/187 = 9,6 %
148/187 = 79,2%

C
ED


Trung bình
Yếu

40/187 = 21,4%
27/187 = 14,4 %


27/187 = 14,4%
21/187 = 11,2%

21/187 = 11,2 %
0%

3. Kết luận chung và đề xuất.
Sau quá trình 3 năm sử dụng video clip vào soạn giảng các bài học
trong chương trình tiếng Anh lớp 11 hệ đổi mới - ban cơ bản, chúng tôi và
các đồng nghiệp ý thức rõ vai trò hỗ trợ quan trọng của video clip với việc
giảng dạy của giáo viên cũng như việc lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ của học
sinh.
Chúng tôi thấy rằng khi sử dụng các clip minh hoạ, dẫn dắt, bổ sung
kiến thức, ... làm cho học sinh sôi nổi và thu hút học sinh được nhiều hơn.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng còn gặp phải một số khó khăn trong việc tìm,
lựa chọn nguồn tài liệu cho phù hợp mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, tôi rất
mong các bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến và có nguồn tài liệu bổ trợ
cho bộ đĩa của lớp 11 này để chúng tôi có thể hoàn thiện được hay hơn.
Chúng tôi hy vọng có thể nhân rộng được bộ đĩa video clip này để
giáo viên và nhiều học sinh có nguồn hỗ trợ giảng dạy, học tập tốt hơn bộ
môn Anh văn, giúp các em tự tin hơn trong khi sử dụng tiếng Anh vào cuộc

23


sống cũng như trong công việc vì sử dụng tốt Tiếng Anh sẽ tạo cho các em
cơ hội việc làm tốt trong tương lai.
Hoà Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Nhóm Giáo viên Tiếng Anh
Thay mặt nhóm


Phạm Thị Bích Phượng

Tài liệu tham khảo
1. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11- Hoàng
Văn Vân chủ biên
3. Sách giáo khoa tiếng anh lớp 11- ban cơ bản- hệ dổi mới- Hoàng Văn
Vân chủ biên
2. Sách giáo viên tiếng anh lớp 11- ban cơ bản- hệ dổi mới- Hoàng Văn
Vân chủ biên
4. http:// www.onestopenglish.com/ solutions for English teacher.
5. hphp:// phamminhchanh. Info ( Về lí thuyết dạy học)
6. and young
learners 1

24


7. video

Phụ lục
VCD 1
1. Video clip 01a: Friendship – Unit 1 -Reading
2.Video clip 01a: Friendship – Unit 1- Reading
3. Video clip 29: Cháy rừng U Minh Thượng – Unit 2 Listening
4. Video clip 03: Birthday party - Unit 3-Speaking
5. Video clip 04: Francis 60th Anniversary - Unit 3
6. Video clip 09: Hoạt động tình nguyện – Unit 4
7. Video clip 07: Boston Marathon -Unit 6- Listening
8. Video clip 12: Population - Unit 7

9. Video clip 13: Population - Unit 7
10. Video clip 14: Population Day Animation – Unit 7
11. Video clip 15: The human over population – Unit 7
12. Video clip 16: Over population- Unit 7
13. Video clip 18: Tet Holiday -Unit 8
14. Video clip 19: Rằm trung thu- Unit 8 - Speaking
15. Video clip 20: Valentine -Unit 8 - Speaking
16. Video clip 21: Thanksgiving -Unit 8 - Speaking
17. Video clip 22:New year day in Japan
VCD 2:
18. Video clip 31: Cat Ba National Park. Unit 10 - Writing
19. Video clip 32: Cat Ba National Park. Unit 10 - Writing
20. Video clip 34: Where energy comes from - Unit 11
21. Video clip 35: Renewable sources of energy – Unit 11
25


×