Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kết luận và kiến nghị về nước thải sinh hoạt khu dân cư Tân Quy Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34 KB, 2 trang )

Chương 7: Kiến nghi và kết luận
Chương 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
Nước thải sinh hoạt khu dân cư Tân Quy Đông – Quận 7 xả thải ra
kênh rạch Thày Tiêu với những thành phần tính chất: COD > 350 mg/l, BOD
> 280 mg/l, SS > 250 mg/l. Nồng độ ô nhiễm này đã vượt quá tiêu chuẩn cho
phép theo TCNV 6772 -2000 áp dụng cho khu dân cư.
Quá trình chạy mô hình bùn hoạt tính và mô hình lọc sinh học có vật
liệu bám dính ngập trong nước trên nước thải sinh hoạt của khu dân cư Tân
Quy Đông để lựa chọn công nghệ xử lý và phương án thiết kế hệ thống xử lý
đã cho được kết quả:
- Hiệu quả xử lý COD của mô hình lọc sinh học có vật liệu bám dính
ngập trong nước hiệu quả hơn mô hình bùn hoạt tính.
- Khả năng xử lý chất rắn lơ lửng của mô hình lọc sinh học có vật liệu
bám dính ngập trong nước hiệu quả hơn bùn hoạt tính. ( Ví dụ: Tải
trọng 12 giờ giai đoạn chạy động của mô hình bùn hoạt tính: Hiệu quả
xử lý COD đạt : 76.83%, MLSS = 421 mg/l. Trong khi đó mô hình vật
liệu bám dính ngập trong nước: Hiệu quả xử lý COD đạt : 80.9%,
MLSS = 98 mg/l.)
- Công nghệ xử lý sinh học bằng vật liệu bám dính ngập trong nước đơn
giản, rễ thực hiện, hiệu quả xử lý cao.
- Công nghệ xử lý sinh học bằng vật liệu bám dính ngập trong nước giá
thành thấp có thể áp dụng rễ ràng, rộng rãi.
Qua kết quả nghiên cứu chạy mô hình, công nghệ xử lý nước thải sinh
hoạt bằng phương pháp sinh học có vật liệu bám dính ngập trong nước có
tính khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể phục vụ cho mục
GVHD: Th.s Lâm Vónh Sơn 111 SVTH: Nguyễn Công Hanh
Chương 7: Kiến nghi và kết luận
đích xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư Tân Quy Đông – Quận 7 và các
dự án quy hoạch các khu dân cư và trung cư cao tầng.


7.2. Kiến nghò
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, có
thể nói mô hình quy hoạch khu dân cư là cần thiết và cấp bách để giải quyết
nhà ở cho người dân nhưng bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường đã nảy
sinh đang đe doạ đến đời sống của nhiều hộ dân trong và ngoài khu quy
hoạch. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt đã làm tăng
nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt. Vì thế việc quy hoạch
gắn liền với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách cho vấn đề quy hoạch
hiện nay của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
- Cần phải rà soát lại tất cả những khu dân cư, khu tái đònh cư đã hoạt động để
có biện pháp giải quyết, khắc phục cho những nơi chưa có hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt.
- Kiểm tra toàn bộ các dự án đang xây dựng và những dự án sắp xây dựng để
có biện pháp buộc chủ đầu tư đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt cho dự án.
- Áp dụng những biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại từng hộ dân: như
công nghệ xử lý Yokaso hay bể tự hoại hoàn chỉnh để giảm thiểu ô nhiễm tại
nguồn.
- Tăng cường công tác giáo dục và nâng cao ý thức cho người dân, cộng đồng
và xã hội về bảo vệ môi trường.
- Cần phải có quy hoạch tổng thể gắn kết việc phát triển kinh tế đi đôi với
việc bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
GVHD: Th.s Lâm Vónh Sơn 112 SVTH: Nguyễn Công Hanh

×