Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu tổng quan thị trường Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.88 KB, 13 trang )

1

Nghiên cứu tổng quan thị trường Ấn Độ
Bài nghiên cứu sơ lược này nhằm mục đích mô tả tổng quát về bức tranh kinh tế, văn hoá, xã hội của Ấn Độ, phục vụ
cho bước khởi đầu đi vào thị trường, thông tin sưu tầm chủ yếu qua một số báo và trang web của Việt nam và nước
ngoài.

Nội dung
I - Khảo sát môi trường tổng quan của Ấn Độ…………………………………………………………..

tr.2

1.Dân số, địa lý, khí hậu…………………………………………………………………………….…… tr.2
2. Kinh tế…………………………………………………………………………………………………..

tr.3

3. Thể chế chính trị & tôn giáo, văn hoá, xã hội……………………………………………………….. tr.4
4. Phân tích SWOT……………………………………………………………………………………….

tr.5

a. Những điểm mạnh (Strengh)………………………………………………………………..
b. Những điểm yếu (Weakness)……………………………………………………………….
c. Cơ hội (Opportunities)………………………………………………………………………
d. Mối đe doạ (Threat)…………………………………………………………………………

tr.5
tr.5
tr.5
tr.6



II - Thị trường mục tiêu……………………………………………………………………………………

tr.6

1.0. Tamil Nadu………………………………………………………………………………….

tr.6

2.0. Andhra Pradesh……………………………………………………………………………

tr.6

3.0. Karnataka……………………………………………………………………………………. tr.7
4.0. Kerala………………………………………………………………………………………… tr.8
III - Đo lường tổng quan dựa trên số liệu khảo sát ……………………………………………………… tr.8
Nhận định chủ quan……………………………………………………………………………. tr.8
IV - Đối thủ cạnh tranh chính………………………………………………………………………………… tr.9
V - Thị trường bán lẻ hang tiêu dùng tại Ấn Độ…………………………………………………………

tr.8

VI - Các nhà phân phối, bán lẻ có hệ thống và qui mô trong bốn khu vực…………………………….. tr.9
VII - Kế hoạch sơ bộ đưa sản phẩm vào thị trường Ấn Độ (4 Ps)………………………………………. tr.10
1.0.Sản phẩm…………………………………………………………………………………………. tr.10
2.0.Kênh phân phối…………………………………………………………………………………

tr.10

3.0. Giá………………………………………………………………………………………………….. tr.11

4.0. Khuyến mãi......................................................................................................................... tr.11
VIII - Dự tính và kiểm soát…………………………………………………………………………………… tr.11
IX - Nhìn tổng quan về Ấn Độ……………………………………………………………………………….. tr.12
X - Tham khảo từ các nguồn………………………………………………………………………………

tr.13


2

I.

Khảo sát môi trường tổng quan của Ấn Độ

1. Dân số, địa lý, khí hậu
1.0. Vị trí địa lý: Ấn Độ nằm ở phía Nam châu Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepan và Bhutan; Phía Đông Bắc
giáp Myanmar, Bangladesh; Phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afghanistan; Phía Tây, Đông và Nam là Ấn Độ
Dương bao bọc.
+ Diện tích: 3.287.240 km2.
1.1. Khí hậu: Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao
lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài. Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và Sa mạc Thar. Núi
Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến
(1)

1.2. Nhân tố về dân số

:

1.3. Hiện nay dân số Ấn Độ là 1,21 tỉ, trong đó nam giới chiếm 623,7 triệu và nữ chiếm 586,5 triệu. Tỉ lệ chênh
lệch giữa nam và nữ: cứ 1000 nam giới có 940 nữ giới (9%).

+ Cấu trúc độ tuổi dân số hiện nay.
0-14 tuổi: 30.5 % (187,450.635 là nam)
(165,415.758 là nữ)
15-64 tuổi: 64.3 % (398,757.331 là nam)
(372, 719.379 là nữ)
65 tuổi và lớn hơn: 5.2% (30,831.190 là nam)
(33,998.613 là nữ)
So với thời điểm 10 năm trước (2001) dân số Ấn Độ có 1,02 tỉ tăng gần 18%. Dân số Ấn Độ chiếm 17,5 %
đứng sau Trung quốc (quốc gia đông dân nhất thế giới).
Dự đoán: dân số Ấn Độ sẽ tăng tới 1,55 tỉ trong năm 2030
1.4.Tỉ lệ biết đọc-viết: 74,04%
1.5.Phân bố dân cư Ấn Độ: 72,2% dân cư sống rải rắc trong 638,000 làng
xã, phần còn lại 27,8% sống trong 5480 khu chung cư và đô thị.
1.6. Lý do Ấn Độ có sự gia tăng dân số:
+ Nghèo đói chiếm 24% của tổng số dân
+ Thiếu giáo dục
+ Tỉ lệ tử vong giảm
+ Sự nhập cư từ Bangladesh và Nepal

Trung Quốc
Ấn Độ
Mỹ
Indinesia
Brasil
Pakistan
Bangladesh
Nigeria
Nga
Nhật
Còn lại những nước

khác chiếm:

19,4 %
17,5 %
4,5 %
3,4%
2,8%
2,7%
2,4%
2,3%
2,0%
1,9%
41,2%


3

2. Kinh tế
+ GDP : 1237 tỉ USD, chiếm khoảng 2,09 % kinh tế thế giới

+ Dự đoán:
theo như IMF, GDP tại mức độ giá bình ổn, Ấn Độ sẽ đạt được là 60,704.61tỉ Rupee (1400 tỉ USD) tại năm
2015.
+ GDP per capita theo PPP: 2946 USD/năm
+ Dự đoán:
GDP /đầu người được điều chỉnh theo giá ngang sức
mua, Ấn độ vào năm 2015 sẽ là: 4,804.48 USD (theo
như IMF dự đoán)
+ GDP/đầu người năm 2009-2010: 31,464.97 Indian
Rupee

+ Tỉ lệ tăng trưởng: 5,06 %
+ Dự đoán:
cho đến năm 2015, GDP/ đầu người của Ấn Độ đạt
46,723.21 Indian Rupee
+ Tỉ lệ tăng trưởng là: 6,12 %
+ GDP chia theo nghành:
Nông nghiệp : 17%
Công nghiệp : 28%
Dịch vụ

: 55%

2.1. Lực lượng lao động: 467 triệu người (đứng
thứ 2 thế giới)
2.2. Tỷ lệ thất nghiệp: 9,4 % (2010) và
10,7 % (2011)
2.3. Tỷ lệ lạm phát: 9,41% trong năm 2011
+ Dự đoán: 4,3 % cho tới năm 2015


4
2.4. Tỉ lệ lãi suất: 6,5 % (năm 2010)
2.5. Tỷ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ: 1USD =
44.35 Rupi
2.6. Kim ngạch xuất khẩu: 25,941 triệu USD/ 05-2011
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: dầu khí, đá quý, máy
móc, sắt thép, hóa chất, …
2.7. Các đối tác xuất khẩu: Ả rập Xê út (12,87%), Mỹ
(12,59%), Trung Quốc (5,59%)
2.8. Kim ngạch nhập khẩu: 40,906 triệu USD/ 052011

Các mặt hàng nhập khẩu: dầu thô, đá quý, máy móc,
phân bón, sắt thép, hóa chất…
2.9. Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc (10,9%),
Mỹ (7,2%), Ả rập Xê út (5,4%), Australia (5%)
2.10. Các cảng chính: Chennai (Madras), Cochin,
Jawaharal Nehru, Kandla, Kolkata (Calcutta), Mumbai
(Bombay), …
2.11. San xuất công nghiệp Ấn Độ đạt 5,6 % trong
tháng 05/2011
2.12. Niềm tin nhà kinh doanh Ấn Độ (2)
+ Niềm tin doanh nghiệp Ấn Độ sụt giảm từ 158,5 trong tháng 02/2011 xuống còn 143,5 trong tháng
04/2011
2.13. Sự lạc quan của người tiêu dung Ấn Độ
Niềm tin người tiêu dung đã được cải thiện từ giữa năm
2010 là 73 điểm lên tới 75,2 giữa năm 2011
3. Thể chế chính trị
3.1. Có 28 bang và 7 vùng lãnh thổ trực thuộc trung ương là một nước dân chủ liên bang, mỗi bang đều có
cơ cấu lập pháp riêng.Thượng nghị viện của Nghị viện liên bang là Hội đồng Nhà nước, gồm 245 thành viên,
trong đó 8 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 237 thành viên được quốc hội các bang bầu. Hai năm một
lần, 1/3 số thượng nghị sỹ miễn nhiệm. Hạ nghị viện gồm 543 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông
đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm, và hai thành viên thuộc cộng đồng Ăng-lô-In-điêng do Tổng thống bô nhiệm.Tổng
thống được cử đoàn của Nghị viện liên bang và Quốc hội của các bang bầu. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng
và các thành viên nội các. Thủ tướng điều hành nội các.
3.2. Văn hoá, xã hội, tôn giáo,
đạo Ấn Độ giáo (Hindu) chiếm 80% dân số, với đạo Ấn Độ giáo (Hindu) bò được coi là thần linh. Tôn giáo
này không chỉ cấm ăn thịt bò mà còn đề cao ăn chay, kiêng kỵ sát sinh; cho nên việc ăn chay không chỉ dành
riêng cho tu sĩ mà đối với tất cả tín đồ Hindu. Người Hồi giáo (Islam) chiếm 12% và kiêng thịt heo . Ngoài ra 10%
là các đạo khác. Do đó thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản.
+ Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột
mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay.Thực

phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ.
+ Các hoạt động tôn giáo theo nhiều đức tin khác nhau là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Giáo
dục được coi trọng bởi mọi thành viên ở mọi giai cấp. Các giá trị gia đình truyền thống Ấn Độ đã phát triển để
đạt tới một hệ thống gia đình hạt nhân.


5
+ Ấn Độ cũng được biết tới là một đất nước của các lễ hội. Vì là quốc gia đa tôn giáo, Ấn Độ có các lễ hội rất
đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành phần xã hội. Các lễ hội nổi tiếng và có nhiều người tham gia nhất
gồm các lễ hội Hindu tại Diwali, Holi, Pongal và Dussehra và lễ hội của người Hồi giáo tại Eid.
4. Phân tích SWOT
a. Những điểm mạnh (Strengh):
4.1. Phát triển được sản phẩm mới, mì pho mát cho trẻ em (tạo sự khác biệt với thị trường, trong thị trường
đang hướng tới chưa có loại sản phẩm này).
+ Vấn đề cho sản phẩm: nguyên liệu gốc làm từ sữa bò nên không phù hợp với đặc thù tôn giáo của Ấn Độ, 80%
dân số Ấn Độ theo đạo Ấn Độ giáo (Hindu), bò được coi như là biểu tượng linh thiêng. Nên thành phần cần
phải điều chỉnh lại.
4.2. Có nhà máy riêng và cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm trong việc sản xuất mì, có thể chủ động về chất lượng và
sản lượng, mẫu mã và bao bì.
4.3. Có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, linh động cho việc điều chỉnh những đặc tính sản phẩm
phù hợp với yêu cầu thị trường.
4.4. Vì tôn giáo Ấn Độ như đã nêu trên (80% dân số theo đạo Ấn cấm ăn thịt bò và khuyến khích ăn chay, 12%
theo đao Hồi (Islam) cấm ăn thịt heo. Bộ sản phẩm đưa vào thị trường Ấn độ, trong thành phần chế biến không
có hai loai thịt này. Chủ yếu là mì chay và thịt gà, nên phù hợp với xu hướng đời sống thị trường.
b. Những điểm yếu (Weakness):
4.1. Sản phẩm chưa tạo được sự khác biệt nổi trội với đối thủ cạnh tranh trong thị trường.
4.2. Chưa có thương hiệu tạo độ tin cho người tiêu dung (chiến lược marketing)
4.3. Giá chưa hợp lý cho việc đi vào một thị trường mới như thị trường Ấn Độ (phải đưa ra được giá hợp lý,
chất lượng phù hợp thị hiếu, tạo sự hấp dẫn người tiêu dùng).
4.4. Chưa tìm được kênh tiêu thụ cho sản phẩm thông qua đối tác bản địa.

4.5. Kinh nghiệm thực tiễn đối với thị trường Ấn Độ còn thiếu.
4.6. Khoảng cách địa lý là lỗ hổng cho việc cập nhật thông tin, vận chuyển, rất khó phản ứng nhanh với biến
động của thị trường.
4.7. Chưa thực sự hiểu thấu đáo đời sống văn hoá, ẩm thực người Ấn Độ.
c.

Cơ hội (Opportunities)

(3)

4.8. Thị trường bán lẻ phát triển mạnh mẽ tại Ấn độ, tổng số bán lẻ của Ấn Độ sẽ gia tăng từ US$ 395.96 tỉ
trong năm 2011 tới US$ 785.12 tỉ trước năm 2015 (theo như báo cáo của BMI India Retails của quí 3 năm
2011).Đây là cơ hội cho những sản phẩm hàng tiêu dung.
4.9. Do sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, thu nhập thuần của người tiêu dung Ấn Độ được tăng cao
theo. Xã hội Ấn Độ có xu hướng xuất hiện tầng lớp người tiêu dung trung và thượng lưu tại các thành phố. Việc
sử dụng phổ biến thẻ tín dụng cũng tạo cho việc tiêu dung mạnh mẽ hơn.
4.10. Lĩnh vực bán lẻ của Ấn Độ chiếm khoảng 22% của tổng GDP. Điều này nói lên rằng hang hoá tiêu thụ
nhanh sẽ rất phát triển.
4.11. Dân số đông (đứng thứ 2 thế giới), lực lượng lao động trẻ sẽ là thị trường tiềm năng cho mặt hang tiêu
dung hang ngày.
4.12. Thu nhập trên đầu người gia tăng tạo lên sức mua mạnh.
4.13. Dịch vụ chiếm 55%, nông nghiệp chiếm 17% và công nghiệp chiếm 28%. Điều này có nghĩa là ngành
hang hoá tiêu thụ nhanh sẽ có cơ hội lớn để đáp ứng cho những dịch vụ này.


6
4.14. Giao thương giữa chính phủ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam đã được thiết lập và có
đạt được thảo thuận AFTA. Về phía chính phủ Ấn độ sẽ không tạo nhiều rào cản nhiều cho nhửng nước này.
d.


Mối đe doạ (Threat)(4)
4.15. Đối thủ cạnh tranh như Maggi (Nestle), Top Rayment (Indo Nissin), Ching’s Secret (Capital foods) và
WaiWai (CG Foods), và GlaxoSmithKline's Horlicks Foodles, Hindustan Unilever's Knorr Soupy Noodles, ITC's
Sunfeast Yippee đã có thị phần và danh tiếng trong thị trường Ấn Độ. Họ đã trải qua thời kỳ rất dài tại bản địa,
hiểu rõ thị trường hơn.
4.16. Càng ngày càng có nhiều đối thủ quan tâm đến thị trường này nhiều hơn, vì sự tăng trưởng hấp dẫn của
nó. Thị trường mì ăn liền Ấn Độ sẽ tăng trưởng từ US $ 288 triệu tới US $ 666 triệu và US $ 776 triệu trước
năm 2015 (theo nhận định của Devendra Chawla, tập đoàn the Future Group là một trong những nhà bán lẻ
lớn nhất nước Ấn).
4.17. Chính phủ hiện tại đã cho phép các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường bằng con đường liên
doanh (JV), tạo điều kiện dễ hơn cho những nhà đầu tư đi vào thị trường, gia tăng độ cạnh tranh hơn, thu hút
nhiều đối thủ cạnh tranh đi vào thị trường.
4.18. Khả năng cạnh tranh về giá sẽ mạnh hơn.
4.19. Gây chú ý cho các đối thủ vốn sẵn có thị phần chú ý cảnh giác và phản ứng lại.

II.

Thị trường mục tiêu
(4 khu vực phía nam Ấn Độ: Tamil nadu, Andhra Pradesh,Karnataka và Kerala)
1.0 . Tamil Nadu
(thu nhập đầu người: 45,058 INR, đóng góp 7,21% cho GDP của toàn Ấn Độ, GSDP đạt USD 97,97 tỉ.)
1.1 . Vị trí địa lý: nằm ở cực nam của Ấn Độ. Thủ phủ và thành phố lớn nhất là: Chennai. Giáp với
các tỉnh Andhara Pradesh, Karnataka, Kerala.
1.2 . Dân số: 72,138.958 chiếm 5,69% dân số Ấn Độ
(11)
1.3 . Tỉ lệ biết đọc-viết: 73,47%
2
1.4 . Diện tích: 130,058 km
1.5 . Mật độ dân số: 555 người/km2 và 44 % dân số của
bang sống tại thành thị.

1.6 . Chia làm: 32 khu vực quận huyện
1.7 . Cảng: Chennai, Egmore and Tuticorin
1.8 . Công nghiệp chiếm 28,82 %: chủ yếu là sợi bong,
phụ tùng xe ô tô, toa xe lửa, máy bơm, công nghệ thuộc da, xi măng, đường, giấy.
+ Ngoài ra công nghệ tin học và hoá sinh là một thế mạnh của Tamil nadu. Tidel là công viên
công nghệ phần mền lớn được thành lập tại Tharamani thành phố Chennai. Những công ty
hang đầu về công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông ví dụ như Nokia, Motorola, Foxcon,
Flextronic và Dell đã đặt cơ sở sản xuất tại đây. Những hãng ô tô lớn như Hyundai Motors,
Ford, Hindustan Motors và Mitsubishi cũng xây dựng sản xuất tại Tamil nadu. Nhà máy sản
xuất xe ô tô hang đầu Ashok Leyland của Ấn Độ mở rộng nhà máy tại Chennai.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản chính: đá hoa cương (granite, lignite và limestone). Xuất khẩu
chính: da thuộc, sản phẩm da, sợi, chè, café, đồ gia vị, thiết bị điện, thuốc lá, thủ công mỹ nghệ.
Tamil nadu đóng góp 60% của tổng ngành công nghệ thuộc da của Ấn Độ.
1.9 . Nông nghiệp chiếm 11,76 %
1.9.1. Dịch vụ chiếm 59,42 %
1.9.2. Vận chuyển

(6)

+Tổng độ dài mạng lưới đường bộ của Tamilnadu là 61,641 km.
+Tổng độ dài đường sắt là 3,927 km, các điểm chính dừng là: Chennai, Madurai, Tiruchirapalli,
Coimbatore, Tirunelveli, Salem, Erode và Arakkonam


7
+Hàng không: Chennai là sân bay quốc tế khu vực phía nam và là lộ trình bay chính trong
hang không quốc gia.
2.0. Andhra Pradesh(7)
thu nhập bình quân đầu người 45,007 INR, đóng góp 7,46 % GDP của toàn Ấn Độ,GSDP đạt USD
100.35 tỉ

2.1. Vị trí địa lý: nằm trên bờ biển hướng đông nam của Ấn Độ. Thủ phủ là: Hyderabad
2.2. Dân số: 84,665.533 chiếm 7% dân số
2.3.Tỉ lệ biết đọc-viết: 61,11%
2.4. Mật độ dân số: 308 người/km2
2.5. Chia làm: 23 khu vực quận huyện
2.6. Cảng: Visha kapatnam
2.7. Vận chuyển:
+Tổng số mạng lưới đường bộ là 69,051 km,
+ Đường sắt: 5,107 km,
+ Sân bay đặt tại Shamshabad, Tirupathi and Visakhapatnam (các chuyến bay quốc tế bay tại
Shamshabad)
2.7. Công nghiệp chiếm 26,09%, sản xuất dược phẩm, chế biến nông nghiệp, khoáng sản, máy
móc, vải sợi và trang sức đá quí.
2.8. Nông nghiệp chiếm 23,73% và 62 % dân số của bang. Nông nghiệp đóng góp 77% sản lượng
ngũ cốc của bang. Rừng bao phủ 23% đất đai. Sản phẩm rừng chủ yếu là gỗ tếch, gỗ bạch đàn,
phi lao, tre, gỗ mền.
2.9. Dịch vụ chiếm: 50,18%
3.0. Karnataka
thu nhập bình quân đầu người 46,386 INR, đóng góp 5,44%
tổng GDP của Ấn Độ, GSDP đạt USD 70,89 tỉ
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

. Vị trí địa lý: nằm ở phía đông nam của Ấn Độ

. Dân số: 61,130,704 và chiếm 5,05 % dân số Ấn Độ
. Tỉ lệ biết đọc viết: 67,04%
. Diện tích 191,791 km2
. Mật độ dân số: 319 người/km2
. Chia làm: 30 khu vực quận huyện
. Cảng: Mangalore
. Vận chuyển:
+ Tổng số mạng lưới đường bộ: 209,905 km
+ Đường sắt: 3089 km
+ Sân bay tại Bangalore, Mangalore, Hubli, Belgaum, Hampi, Bellary và Mysore (sân bay quốc
tế nằm ở Bangalore và Mangalore).

3.9 . Công nghiệp chiêm 29,51%, tập trung vào ngành đòi hỏi kỹ năng cao như sản xuất ô tô và
công nghệ thông tin.
3.10
. Nông nghiệp chiếm 17,3 % toàn bang, 66% dân số là nông nghiệp và 55.6% công
nhân từ lao động nông nghiệp.


8
4.0. Kerala(8)
thu nhập bình quân đầu người 52,012 INR (1173 USD), đóng góp 3.61 % GDP của toàn Ấn Độ, GSDP
đạt USD 48,63 tỉ
4.1. Vị trí địa lý: nằm ở hướng Tây Nam của Ấn Độ. Thủ phủ là: Thiruvananthapuram
. Dân số: 33,387, 677 chiếm 2,76 % dân số
.Tỉ lệ biết đọc, viết: 90,92%
. Diện tích 38,863 km2
. Mật độ:859 người/ km2
. Chia làm: 30 khu vực
. Cảng: Cochin port

. Vận chuyển:
+ Mạng lưới đường: 145, 704 km
+ Đường sắt nối với tất cả các khu vực trong bang
+ Sân bay quốc tế tại Kochi, Thiruvananthapuram và Kozhikode
4.9 . Công nghiệp: chiếm 23,65% toàn bang

4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8

4.10.Nông nghiệp chiếm 14,99 % của bang, tập trung 92% cao su, 70% dừa, 60% bột sắn hột và
gần như 100% sản xuất dầu cỏ chanh.
4.11. Dịch vụ: chiếm 61,31 % của bang
III.

Đo lường tổng quan dựa trên số liệu khảo sát (9)
Tổng dân số của 4 khu vực phía nam này là: 250 triệu, trong đó
khoảng 70 triệu là học sinh từ 15 tuổi trở lên và trên 400,000
lực lượng lao động trẻ. Đối tượng tiêu thụ chính mì ăn liền ở Ấn
Độ là trẻ em. Có một sự khác biệt giữa mì ăn liền với những
món ăn nhẹ truyền thống của người Ấn Độ (như là bánh Dosais,
Rotis hoặc cơm) là sự tiện lơi về thời gian chuẩn bị của mì ăn
liền nhanh và đơn giản hơn, ngoài ra cũng đáp ứng được nhu
cầu khẩu vị, đảm bảo cho cả lượng và chất của trẻ. Do đó, cha
mẹ và những người chăm sóc trẻ em thường có xu hướng
thích sử dụng mì ăn liền hơn.

Nhận định chủ quan: ví dụ 70 triệu học sinh, nếu chiếm được
thị phần này 10%, sẽ có 7 triệu học sinh sử dụng sản phẩm, giả
sử trung bình mỗi học sinh chỉ tiêu dung 4 gói/ tháng.Vậy sẽ đạt
được 28 triệu gói/tháng.
Số dân còn lại 180 triệu, ví dụ chiếm được 5% của 180 triệu, thị
phần này sẽ là 9 triệu dân với trung bình 4 gói/tháng, vậy sẽ có
là 36 triệu gói/tháng.
-

Nếu trong 2 năm đầu chỉ cần nắm được 5% thị trường, tổng số sản phẩm tiêu thụ sẽ đạt 50 triệu
gói/tháng.

+ Bên cạnh đó, nhóm những người đã đi làm (đối tượng lao động trẻ) thường sống xa gia đình. Cho nên
họ hay tìm những loại thức ăn tiện lợi cho việc chuẩn bị bữa ăn nhanh. Nhóm người này thường có thu
nhập dòng cao và có xu hướng thoải mái hơn trong tiêu dùng nếu như họ cảm thấy phù hợp với thu nhập.
+ Công nghiệp và dịch vụ của 4 khu vực trên chiếm tỉ lệ % cao (trung bình chiếm trên 26% là công nghiệp
và trên 50% là dịch vụ). Thường cuộc sống công nghiệp và dịch vụ phù hợp với các loại thực phẩm công
nghiệp,nhanh thuận tiện, giảm thiểu thời gian nấu ăn.
+ Tỉ lệ đóng góp GDP cho toàn Ấn Độ, khu vực phía nam chiếm 27,06% chỉ đứng sau khu vực phía Bắc là
31%. Như vậy sức mua sẽ mạnh hơn so với các miền khác.
+ Thu nhập bình quân tính trên đầu người của khu vực phía nam tương đương nhau. Khả năng sức mua
của thị trường khu vực phía nam sẽ đồng đều hơn.
+ Ngoài ra 4 khu vực trên đều có cảng và sân bay quốc tế, thuận lợi cho việc giao thương hang hoá với
quốc tế. Mạng lưới đường bô và đường sắt đều có và nối kết các điểm trong khu vực, thuận tiện cho việc
đi lại vận chuyển.


9
IV.


Đối thủ cạnh tranh chính:
1- Nestle’s Maggi:
+ Sản phẩm: Masala, Chicken, Tomato, Curry, Chapata, Atta noodle
+ Đã đi vào thị trường từ 1982
+ Thương hiệu đã được khẳng định, mạng lưới phân phối đã định hình, độ phủ của trên toàn
Ấn Độ.
+ Nhãn hiệu nổi tiếng: Maggi 2 Minute Noodles
2- Indo Nissin’s top Rayment:
+ Sản phẩm: Masala, Chicken, Curry
+ Đã đi vào thị trường tứ 1991
Cả 2, Maggi và Top Rayment đã tạo được hình ảnh trong tiềm thức người tiêu dung Ấn Độ. Đây chính là dào
cản lớn cho việc VietHung đi vào và phát triển tại thị trường Ấn Độ.

V.

Thị trường bán lẻ hang tiêu dùng tại Ấn Độ
+ Thị trường bán lẻ hiện tại của Ấn Độ trên 90% hoạt động dưới mô hình gia đình với những gian hang nhỏ.
Đây chính là cơ hội cho những nhà bán lẻ chuyên nghiệp thiết lập qui mô lớn được tổ chức dưới dạng các
gian hang lớn, cửa hàng với đa dạng về hang hoá dịch vụ tập trung, các siêu thị. Mô hình này sẽ thay đổi
hình thức bán lẻ truyền thống của người Ấn Độ. Theo như US consulting group AT Kearney’s report
published in June 2010, Ấn Độ là một thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn đối với những nhà bán lẻ toàn cầu
và nó đứng thứ 3 trong 30 thị trường bán lẻ mới nổi.
+ Kích cỡ của thị trường bán lẻ: theo ước tính của (the BMI India Retail report for the third quarter of 2011),
tổng doanh thu từ bán lẻ sẽ gia tăng từ 395.96 tỉ USD trong năm 2011 và trước năm 2015 sẽ vươn tới
785.12 tỉ USD. Lĩnh vực bán lẻ sẽ đóng góp 22% của tổng GDP Ấn Độ và giải quyết 8% tổng việc làm cho
người dân.
+ Xu hướng hoạt động bán lẻ trong tương lai của thị trường Ấn Độ: việc tập trung mạnh mẽ vào thị trường
bán lẻ cho nông thôn sẽ được triển khai theo hình thức liên doanh bởi những nhà bán lẻ có thương hiệu
tầm cỡ tại Ấn Độ và bên ngoài, ví dụ như Future Group and Godrej Agrovet's liên doanh với nhau (đây là
hai công ty bán lẻ có tầm cỡ tại Ấn Độ). Qui trình sẽ bắt đầu từ các khu trung tâm bán buôn hoặc các nhà

có bản quyền thương mại tại các khu vực khác nhau, hang hoá sẽ được đưa xuống các nhà kinh doanh địa
phương, những người này rất hiểu thị hiếu cũng như nhu cầu của người bản địa. Họ sẽ lấy hang từ các
khu bán buôn và đưa về tận tay người tiêu dung cuối cùng tại các làng xã của họ theo đúng nhu cầu người
tiêu dung.
Thị trường bán lẻ hang tiêu dung tại Ấn Độ theo dạng truyền thống, không tập trung, nhỏ lẻ và đang
trong tình trạng tràn lan sẽ được thay thế bởi các mô hình hiện đại, tập trung, qui mô. Sự thay đổi này bắt
nguồn từ sự đô thị hoá nhanh, sự phân chia về nhân khẩu học và nhu cầu mua sắm có tính hiện đại, kết
hợp với sự khuyến khích cải thiện của chính phủ trong lĩnh vực bán lẻ.
+ Áp dụng công nghệ: trong lĩnh vực hang FMCGs và bán lẻ, có sự tham gia đáng kể của công nghệ thông
tin nhằm phục vụ cho việc vươn tới các vùng nông thôn. Ví dụ như, Maricot (nhà cung cấp hang đầu tại Ấn
Độ chuyên cung cấp dịch vụ và hang tiêu dung) đã áp dụng quản lý công nghê từ xa thông qua việc sử
dụng Nokia 5235 thiết lập GPS cho phép quản lý và trao đổi thông tin và lộ trình chính xác với 120 nhà đại
diện tại các vùng nông thôn. Trong khi đó, Hindustan Unilever Ltd (HUL) (công ty chuyên cung cấp FMCGs
lớn nhất tại Ấn Độ) đã áp dụng bản đồ công nghệ thông tin tại các khu vực nông thôn mà họ quan tâm, để
xác định và tìm ra cơ hội đáp ứng nhu cầu kịp thời.
+ Chính sách cùa chính phủ trong lĩnh vực bán lẻ: sẽ có luật mới trong năm 2012 về lĩnh vực bán lẻ, chính
phủ Ấn Độ sẽ “trải đường” cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ ví dụ như Wal-Mart Stores
và Carrefour (theo như Junior Trade Minister Jyotiraditya Scindia). Chính phủ cho phép hoạt động bán lẻ
với đa dạng các thương hiệu, điều này có thể giúp giảm nhiệt giá thực phẩm (phát biểu từ cố vấn thương
mại cấp cao,Kaushik Basu, của bộ tài chính Ấn Độ). Cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài 51% trong lĩnh
vực bán lẻ dưới dạng 1 nhãn hiệu và 100% cho lĩnh vực hoạt động bán buôn theo dạng metrol. Các công
ty nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Ấn độ thông qua hình thức liên doan (JV) hoặc công tác khoa
học kỹ thuật như vậy các nhà đầu tư nước ngoài không phải xin giấy chứng nhận pháp lý từ các đối tác Ấn
Độ (no-objection certificate (NOC)) dưới dạng những hoạt động liên doanh.

VI. Các nhà phân phối, bán lẻ có hệ thống và qui mô trong bốn khu vực.
1 - Nilgiris
+ />

10

+ Khu vực: Tamil nadu, Karnata, Kerala và Andhra Bradesh
2 - Foodworld Supermarkets Ltd
+ />+ Khu vực: Karnataka
3- Spencer’s Retail Limited
+ />+ Khu vực: Andhra Bradesh
4- Mkretail
+ />+Khu vực: Karnataka
5- Pantaloon Retail (India) Limited
+
+ Khu vực: Karnataka
6- Aditya Birla Retail Ltd.
+ />+ Khu vực: Andhra Bradesh
7- The Heritage Group
+ />+ Khu vực: Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Karnata
8 - Max Hypermarket India P Ltd
+ />+ Khu vực: Karnataka
9- Futrue Group
+ />+ Khu vực: Andhra Bradesh, Kerala, Karnataka, Tamil nadu
10- Metro (Cash & Carry)
+ />+ Khu vực: Karnataka, Andhra Bradesh
11- ADLURI FOODS (Importer)
+ www.adluri.com

+ Khu vực: Tamil nadu
VII. Kế hoạch sơ bộ đưa sản phẩm vào thị trường Ấn Độ (4 Ps)
1.0. Sản phẩm


11
Phát triển dòng sản phẩm mang hương vị: Masala, Curry, Chicken và Cheese

1.1. Mì ăn liền 50g giống (Nissin)
1.2. Mì ăn liền 80-100g giống (Maggi, Nissin, WaiWai)
2.0. Kênh phân phối
2.1. Bước đầu để đưa sản phẩm vào thị trường Ấn Độ, chúng ta nên thông qua các nhà phân phối
bán buôn và các nhà bán lẻ có hệ
thống ngay tại bản địa, như siêu thị,
metro, khu trung tâm mua sắm
hang tiêu dung, các gian hang tạp
hoá lớn có qui mô (theo kiểu phân
phối hiện đại). Dựa vào hệ thống có
sẵn của họ, chúng ta có thể giảm
thiểu được những chi phí quảng
cáo, chi phí thiết lập hê thống bán
hang, độ phủ của họ đủ lớn, khả
năng tài chính đủ độ mạnh, thương
hiệu trên thị trường bán lẻ có thể
tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng.
Đã tìm hiểu qua website 10 nhà phân phối có tiềm năng trong bốn khu vực (Tamil nadu,
Andhra bradesh, Karnataka và Kerala).
2.2. Hiện tại đang tồn tại 2 dạng phân phối tại thị trường Ấn Độ (kiểu truyền thống và hiện đại)
* Kiểu truyền thống: hang hoá sẽ được đưa tới các nhà đại diện bán hang, từ đây hang sẽ
được chuyển tới các nhà phân phối, sau đó hang sẽ được bán cho các nhà bán buôn hoặc bán
trực tiếp cho các nhà bán lẻ (dạng qui mô nhỏ, kiểu gia đình).Tại kênh người bán buôn chia
làm 2 cách phân phối:
+ cách thứ nhất: phân phối tới người đầu cơ và những người này bán cho người bán lẻ
+ cách thứ 2: người bán buôn sẽ bán trực tiếp cho người bán lẻ.
* Kiểu hiện đại: những nhà đại diện bán hang đưa hang tới những nhà phân phối, từ đây hang
sẽ được đưa vào các kênh tiêu thụ bán lẻ có hệ thống, mạng lưới với qui mô lớn, độ phủ rộng
như các siêu thị, khu trung tâm mua bán, metro, các gian hang lớn.
2.3. Vì thời gian đầu chúng ta chưa thực sự hiểu thị trường một cách sâu sắc. Nếu muốn tạo các

kênh bán lẻ, đỏi hỏi một lượng tài chính lớn với nguồn nhân lực dồi dào, cộng thêm chiến lược
Marketing đủ độ mạnh cho thời điểm khởi đầu truyền thông điệp tới người tiêu dùng. Kết quả
cũng khó tiên lượng. Nếu sau khi đã đưa thành công sản phẩm vào thị trường thông qua kênh
phân phối hiện đại có sẵn tại Ấn Độ, được thị trường chấp nhận. Lúc đó mới có thể xác định
khả năng đầu tư các kênh phân phối trực tiếp (đây là kế hoạch lâu dài).
3.0. Giá
3.1. Vì là người đi vào thị trường sau, nên chúng ta phải đưa ra giá hợp lý nhất so với đối thủ đã có
thị phần trong thị trường, hoặc đi vào miền giá thấp cách biệt với đối thủ.
3.2. Tạo 2 miền giá với hai dòng sản phẩm ngang sấp xỉ với đối thủ và miền giá thấp hẳn. Với miền
giá thấp cách biệt nhằm vào nhóm những người có thu nhập thấp tại thành thị và khu vực nông
thôn. Miền giá sấp xỉ với đối thủ nhằm vào nhóm có thu nhập trung bình.
4.0. Khuyến mãi
4.1. Vì bước đầu đưa sản phẩm vào thị trường thông qua kênh phân phối hiện đại có sẵn tại Ấn Độ,
nên thời điểm khởi đầu những hoạt động cho quảng cáo qua kênh truyền thông, tài trợ sự kiện
là chưa cần thiết, vì chi phí rất cao, hai nữa việc quan trọng nhất sản phẩm cần phải được
chấp nhận tại thị trường cho dù chỉ là một nhóm nhỏ trong thị trường biết tới. Lúc đó công việc
quảng cáo mới có thể có hiệu quả trong việc truyền bá thông điệp về sản phẩm ở diện rộng
hơn.
4.2. Vẫn có thể cân nhắc việc bán khuyến mãi ở một giai đoạn đầu khi tung sản phẩm vào thị
trường (mục đích thu hút người tiêu dung sử dụng thử sản phẩm).
4.3. Có thể tham gia các hội chợ có liên quan đến dòng sản phẩm FMCGs tại Ấn Độ, vì tại đây
thường tập trung những người có nhu cầu quan tâm thực sự tới sản phẩm, cơ hội tìm kiếm
thêm khách hang và việc truyền thông điệp sản phẩm tới đúng người, tuy nhiên việc quảng bá


12
sản phẩm ở đây không có sức lan toả ở diện rộng (việc này có thể tham khảo, trao đổi thêm
thông tin từ Tổ chức xúc tiến thương mại Ấn Độ).
VIII. Dự tính và kiểm soát
1.0. Phải xây dựng bảng tính toán và dự đoán được chi phí ban đầu cho cả kế hoạch chuẩn bị đưa sản

phẩm vào thị trường.
2.0. Khả năng ngân sách đầu tư
3.0. Doanh số
4.0. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường
IX. Nhìn tổng quan về Ấn Độ
1- Xét về mặt dân số với 1,2 tỉ dân cùng với cấu trúc độ tuổi 0-64 chiếm 90,8%, đây sẽ là một thị trường
có sức tiêu thụ lớn trong tương lai. Dân số sẽ gia tăng 1,55 tỉ trong năm 2030. Ấn Độ là một nước mới
phát triển, trong đó tỉ lệ nghèo vẫn còn chiếm khá cao 24%. Tỉ lệ biết đọc, viết chiếm 74,04%
2- Khía cạnh kinh tế: GDP 1237 tỉ USD, chiếm khoảng 2,09 % kinh tế thế giới, có thể Ấn Độ sẽ đạt được
là 60,704.61tỉ Rupee (1400 tỉ USD) tại năm 2015. Tính theo GDP đóng góp theo ngành: nông nghiệp
đóng góp 17%, công nghiệp đóng góp 28% và dịch vụ là 55%.
GDP trên đầu người năm 2009 - 2010: 31,464.97 Indian Rupee và sẽ tăng 46,723.21 Indian Rupee cho
tới năm 2015. Tỉ lệ tăng trưởng 5,6% dự đoán sẽ tăng 6,12% năm 2015. Thêm vào đó lực lượng lao
động 467 triệu người (đứng thứ 2 thế giới), tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao 10,7% và lạm phát 9,41% tại
năm 2011, sẽ giảm còn 4,3% năm 2015. Tỉ lệ lãi suất 6.5% cao nhất so với những năm qua nhìn theo
biểu đồ. Cán cân thương mại thâm hụt trong 6 tháng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 25,941 triệu
USD trong khi đó nhập khẩu 40,906 triệu USD. Sản xuất công nghiệp giảm nhẹ so với những năm qua
6,5% do đầu vào nguyên liệu tăng cao. Niềm tin người tiêu dung đã được cải thiện từ giữa năm 2010
là 73 điểm lên tới 75,2 giữa năm 2011.
Nhìn nhận: hiện tại nền kinh tế Ấn Độ đang thu hút nhiều sự chú ý của các khu vực khác. Ấn Độ cũng
đã lợi dụng được số lượng đông đảo dân số có trình độ học vấn cao, thành thạo tiếng Anh để trở thành
một vị trí quan trọng về dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng (customer service)
và hỗ trợ kỹ thuật của các công ty toàn cầu. Nó cũng là một nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình
độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài chính và chế tạo phần mềm. Đối tác thương mại quan
trọng nhất của Ấn Độ là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, và Các Tiểu Vương quốc
Ả Rập Thống nhất.
Nhìn vào năm 2011, nền kinh tế Ấn Độ chỉ ra rằng điều kiện kinh tế đã và đang ổn định dần và phát
triển mạnh mẽ trong những năm tới, nhưng lạm phát vẫn còn là vấn đề chính.Trong năm 2011, lạm
phát thực phẩm đã giảm xuống 7% so với 11% trước kia. Bên cạnh đó tỉ lệ thất nghiệp là 9,4 % trong
năm 2011, đây là tỉ lệ khá cao, ước tính khoảng 40 triệu người vẫn còn trong tình trạng thất

nghiệp.Niềm tin cuả người dân đối với nên kinh tế cũng được cải thiện khi xét chỉ số niềm tin người
tiêu dung đã phục hồi trở lại từ 73 điểm trong năm 2010 tăng lên 75 điểm trong năm 2011. Đối với
doanh nghiệp mức độ lạc quan với nền kinh tế có chút sụt giảm từ 158,5 trong tháng 02/2011 xuống
còn 143,5 trong tháng 04/2011. Đây chỉ là giai đoạn nhất thời, nhìn tổng thể bức tranh nền kinh tế Ấn
Độ sẽ là một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và ổn định.
Qua phân tích sơ bộ:
+ những điểm mạnh, yếu của nội tại, cơ hội và những rủi ro của những tác động môi trường bên ngoài
(SWOT) (phần I, mục 4), những điểm yếu của chúng ta ở đây là vì chúng ta là người mới tham gia vào
thị trường, để khắc phục điểm yếu đó đòi hỏi chúng ta phải có thời gian.
+ Tìm hiểu tổng quan về thị trường mục tiêu ban đầu (Tamil nadu, Andhra Bradesh, Kerala, Karnataka)
điểm đến đầu tiên cho việc tiếp cận thị trường (phần II), như đã lý giải, đây là 4 tỉnh phía nam sát gần
nhau thuận lợi cho việc phát triển thị trường ban đầu từ tỉnh Tamil nadu, tập trung nhiều các khu công
nghiệp và cũng là khu phát triển kinh tế nhất tại miền nam Ấn Độ.
+ Đánh giá chủ quan cho khả năng có thể đạt được (phần III), đây là dự đoán chỉ ra sự khả thi có thể
đạt, tuy nhiên con số sẽ có sai lệch.


13
+ Tìm hiểu đối thủ trong thị trường hướng tới (phần IV), cân nhắc mặt mạnh để tránh và mặt yếu để
phát huy.
+ Tìm hiểu thị trường bán lẻ cho hàng tiêu dung hàng ngày tại thị trường bản địa (phần V), cho thấy
sản phẩm FMCGs sẽ có một thị trường tiềm năng khi mà nhìn tổng thể thị trường bán lẻ cho hang tiêu
dùng tại Ấn Độ đang có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai.
+ Tìm hiểu, liên hệ các nhà phân phối và bán lẻ có hệ thống tại của 4 khu vực mục tiêu ban đầu
(phầnVI), đây sẽ là cầu nối cho bước ban đầu để đưa sản phẩm vào thị trường và trao đổi những
thông tin cần thiết.
+ Đưa ra kế hoạch sơ bộ cho việc tiếp cận và đi vào thị trường (phần VII).


X.


Khảo sát sơ bộ cho thấy rằng chúng ta vẫn có nhiều cơ hội đi vào thị trường này và đây là một thị
trường tiềm năng.

Tham khảo từ các nguồn:
/> /> (3)
(2)
/> (6)

/> (9)
/> /> /> /> /> /> />
/>


×