Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

tổng quang phong cách nghệ thuật art nouveau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
BỘ MÔN: LỊCH SỬ KIẾN TRÚC

*****

Giáo viên hướng dẫn:

ThS.KTS Đăăng Hoàng Vu

Sinh viên thực hiêăn :

Lôăc Xuân Hữu (Trưởng nhóm)
Lê Đức Dung
Lê Đức Mạnh
Hà Văn Quân
Nguyễn Đức Anh

Page 1


Hà Nội 3/2013
MỤC LỤC

Phần I: Tổng quan về phong cách nghệ thuật mới - Art Nouveau

I.1. Khái niêăm, các đặc trưng tiêu biểu của phong cách nghệ thuât
mới..............................................................................................................4
I.2. Nguyên nhân hình thành, bối cảnh ra đời.............................................5
I.3. Các yếu tố
mới. .....................7


ảnh

hưởng

đến

phong

cách

nghêă

thuâăt

I.4. Sự ảnh hưởng của phong cách nghêă thuâăt mới trên phạm vi toàn thế
giới.............................................................................................................11
I5.
Bỉ
quê
hương
mới.................................17

của

phong

cách

nghêă


thuâăt

Phần II: Những thay đổi mà phong cách nghê ê thuâ êt mới mang đến.

II.1. Phong cách nghêă thuâăt mới là môăt phản ứng với cuôăc cách mạng
công nghiêăp...............................................................................................19

II.3.Ảnh hưởng của phong cách nghêă thuâăt mới đến nghêă thuâăt trang
trí...............................................................................................................20

II.3. Ảnh hưởng của phong cách nghêă thuâăt mới đến kiến trúc................25

Page 2


Phần III: Các tác giả và công trình tiêu biểu trong phong cách nghệ
thuật mới.

III.1 Lĩnh vực kiến trúc...............................................................................36

III.2 Các lĩnh vực khác...............................................................................58

Phần IV: Sự chấm dứt của phong cách nghê ê thuâ êt mới

IV.1: Sự kết thúc của phong cách nghêă thuâăt mới.....................................68

IV.2 Ý nghĩa và sự ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật mới................69

Tài liê êu tham khảo..................................................................................74


Page 3


PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI
ART NOUVAU

I.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG TIÊU BIỂU
KHÁI NIỆM

Art nouveau là một trường phái quốc tế, một phong cách nghệ thuật,
kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng (đặc biệt là nghệ thuật trang trí) phổ biến
vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Nghĩa của Art nouveau trong tiếng Pháp là nghệ thuật mới, nó còn được
biết đến với cái tên Jugendstil, tức nghệ thuật trẻ trong tiếng Đức, hay một
tên khác là Stile Liberty trong tiếng Anh…
Art nouveau đặc biệt bởi tính kết cấu, đặc biệt bởi các họa tiết, cách
điệu hóa, hay sử dụng các đường cong.

CÁC ĐĂêC TRƯNG TIÊU BIỂU

Nó được nhận ra bởi phong cách trang trí phức tạp, tỷ mỉ bằng cách sử
dụng các đường thẳng không đối xứng, thường mô tả hoa lá hay các hình
xoắn, hoặc là mái tóc đang bay trong gió của người phụ nữ.
Đây được coi là một trong những thời kỳ gây ấn tượng nhất của nghệ
thuật trang trí, cụ thể là trong trang trí nội thất, các tác phẩm làm từ thuỷ
tinh hoặc đồ trang sức. Tuy nhiên, cũng có thể tìm thấy phong cách này ở
các poster và minh họa cũng như trong một vài bức tranh hay tượng
đương thời
Page 4



I.2 NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ BỐI CẢNH RA ĐỜI

Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nền kinh tế thế giới phát triển mạnh, các
cuộc cách mạng công nghiệp đã đem đến cho Châu Âu những đột phá mới, ảnh
hưởng sâu rộng đến nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Khi kinh tế phát triển
mạnh cuộc sống của con người ngày một đi lên thì nhu cầu về làm đẹp, hưởng
thụ cung tăng cao. Trong khi đó vào thời kì này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành khoa học(như triết học, văn học, mĩ học….)và hội họa phát triển
khiến kiến trúc dần trở nên lỗi thời. Thêm vào đó là sự ra đời của chủ nghĩa duy
lí. Chủ Nghĩa Duy Lý là một trào lưu kiến trúc phát triển từ nửa đầu thế kỷ XX do
một Kiến trúc sư người ý - Aldo Rossi khởi xướng. Các học thuyết của Chủ Nghĩa
Duy Lý cho rằng Kiến trúc phải dựa trên những qui tắc hợp lý, giải pháp cho các
vấn đề kiến trúc phải mang tính khả thi cao trên cơ sở của các phong cách thiết
kế duy lý và trật tự lô gíc của thành phố. Kiến Trúc Duy Lý Theo đuổi một phương
pháp liên quan đến cái gọi là “lập luận có lý” (Rational Intellectural) trong thiết kế.
Mặt khác do khoa học và kĩ thuật phát triển dẫn đến nhiều vật liệu cây dựng mới
được tìm ra nhưng lại chưa được sử dung đúng cách và triệt để. Đó chính là tiền
đề để cho phong cách nghệ thuật mới Art nouveau ra đời.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHIẾN KIẾN TRÚC DẦN TRỞ NÊN TỤT
HẬU.

Không giống cách ngành nghêă thuâăt khác như hôi họa hay âm nhạc thì tư
tưởng đổi mới tiến bôă mang yếu tố cá nhân, chịu rất ít sự chi phối thì kiến trúc lại
là một ngành chịu ảnh hưởng khá sâu đậm bởi những ngành khác như vật liêău,
kĩ thuâăt, những yếu tố xã hội. Hay tính chất đặc trưng của mỗi vùng miền cung có
ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc. Điều đó khiến cho ngành này không thể thay
đổi chỉ trong một sớm một chiều, dẫn đến sự trì trệ của nó, trong khi các lĩnh vực

khác, các ngành khác đang chuyển mình mạnh mẽ thì kiến trúc vẫn e dè, chậm
rãi từng bước một để thăm dò thời thế…

Page 5


SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨ DUY LÍ.

Chủ nghĩa duy lí là đề cao tính hợp lí trong thi công công trình cung như về mặt
công năng của nó. Không những là sự kết hợp hết sức hài hoà của Kiến Trúc
Công Năng với các khía cạnh về triết học, kinh tế, chính trị, xã hội. Chủ Nghĩa
Duy Lý còn hướng tới sự hoàn thiện trong văn thể và các giá trị biểu tượng.
Những luận điểm của Kiến Trúc Duy Lý gợi lại các nguyên tắc cơ bản của kiến
trúc cổ mà đặc biệt là kiến trúc thời kỳ Phục Hưng, nó được bắt nguồn từ đó
nhưng phát triển ở mức độ cao và hoàn hảo hơn.

SỰ RA ĐỜI CỦA NHIỀU VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI.

Ngành vật liệu xây dựng phát triển cùng với tiến bộ của khao học kĩ thuật, con
người đã chế tạo ra được nhiều loại vật liệu mới nhưng chưa được sử dụng một
cách triệt để.

Đó là những tiền đề cho sự ra đời và phát triển của phong cách nghệ thuật mớiArt Nouveau sau này…

********

Page 6


I.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI

Phong cách nghệ thuật mới chịu ảnh hưởng lớn của trường phái rococo,
Nghệ thuật khắc in của Nhật Bản và đặc biệt là chủ nghĩa duy lí trong thiết
kế kiến trúc.
ẢNH HƯỞNG TỪ PHONG CÁCH ROCOCO

Kiến trúc Rococo là một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của
Pháp thế kỷ 18. Đây là phong cách kiến trúc được sử dụng phổ biến ở
thời của hoàng hậu Marie Antoinette. Các phòng thuộc phong cách
Rococo thường được thiết kế thành một sản phẩm nghệ thuật tổng thể với
vật dụng trang trí lộng lẫy và thanh tao, những vật phẩm điêu khắc nhỏ,
những chiếc gương trang trí, thảm thêu, ngoài ra nó còn được bổ sung
bởi những bước tranh tường tinh tế.
Từ Rococo là sự kết hợp của từ rocaille (vỏ) trong tiếng Pháp và từ
barocco trong tiếng Ý. Đây là phong cách kiến trúc thường có các đường
cong trang trí dạng vỏ và thường tập trung vào những đường nét họa tiết
trang trí, do vậy nên một vài nhà phê bình nghệ thuật đã sử dụng từ này
để ngụ ý chỉ rằng đây là một phong cách phù phiếm và chỉ coi nó như một
trào lưu thời trang; khi từ Rococo được sử dụng lần đầu ở Anh năm 1836,
nghĩa thông tục của nó là "lạc hậu" (old-fashioned). Dù vậy thì từ giữa thế
kỷ 19, từ này đã được chấp nhận bởi các nhà sử học về nghệ thuật. Trong
khi hiện nay vẫn có một số tranh luận về tầm ảnh hưởng của phong cách
kiến trúc này tới nghệ thuật nói chung thì Rococo hiện vẫn được thừa
nhận là một thời kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của kiến trúc châu
Âu.
Rococo có những đặc điểm là sử dụng các đường cong, các chi tiết bất
đối xứng diễn tả vòng hoa ngọn lửa bập bùng, chất lỏng chuyển động, các
vòng xoắn ở vò sò, các hoa văn kỳ lạ từ vùng Viễn Đông, đặc biệt là Trung
Quốc
với các hình thức mô hình tự do, thường kết hợp các yếu tố tự nhiên, ví
dụ như, động vật, vỏ sò và lá cây.


Page 7


ẢNH HƯỞNG TỪ NGHỆ THUẬT KHẮC IN CỦA NHẬT BẢN

Khắc gỗ tại Nhật Bản đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ thế kỉ 17
đến thế kỉ 19. Đầu tiên, các bản khắc gỗ Nhật là các hình ảnh mang chủ
đề tôn giáo được sáng tác trong xưởng khắc gỗ của chùa. Các tác phẩm
này có chức năng giống như các tờ in khắc gỗ rời tại châu Âu của thế kỉ
15.
Đầu thế kỷ 17 các nhà nghệ thuật khắc gỗ Nhật bắt đầu quan tân đến các
đề tài khác ngoài tôn giáo như các minh họa cho văn học dân gian và cổ
điển. Đầu tiên chỉ có một màu, khắc gỗ Nhật Bản bắt đầu phát triển từ
giữa thế kỷ 18
Bên cạnh các tranh về thiên nhiên là các tranh mang chủ đề về cuộc sống
hằng ngày như các cảnh luyến ái, tranh từ thế giới của các vu nữ Nhật
(geisha), chân dung của các nghệ sĩ và của những người đô vật sumo.
Tranh in khắc gỗ màu Nhật bản với các màu in rực rỡ, tương tự như màu
trong tranh vẽ màu nước trở thành những vật sưu tầm được ưa chuộng ở
châu Âu. Tính cách đơn giản và sức mạnh diễn đạt của kỹ thuật này thúc
đẩy các nhà nghệ thuật châu Âu lại tiếp tục quan tâm đến kỹ thuật khắc gỗ
và đặc biệt là khắc gỗ màu. Một trong số các nghệ sĩ chịu ảnh hưởng
mạnh của nghệ thuật này là Alfons Mucha - Người có công truyền bá
phong cách nghệ thuật mới ở nước Pháp.
Ngoài ra nhiều nhà nghệ thuật còn sáng tạo theo cách phối hợp tranh của
khắc gỗ màu cổ điển Nhật: Không có một điểm trung tâm trong tranh và vì
thế dẫn người xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc gỗ
có góc nhìn lạ thường và có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh. Đặc biệt
là các nhà nghệ thuật theo chủ nghĩa ấn tượng hay dùng cách phối hợp

này. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến thiết kế của Art Nouveau.

Page 8


ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY LÝ ĐẾN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Chủ Nghĩa Duy Lý là một trào lưu kiến trúc phát triển từ nửa đầu thế kỷ
XX do một Kiến trúc sư người ý - Aldo Rossi khởi xướng. Các học thuyết
của Chủ Nghĩa Duy Lý cho rằng Kiến trúc phải dựa trên những qui tắc
hợp lý, giải pháp cho các vấn đề kiến trúc phải mang tính khả thi cao trên
cơ sở của các phong cách thiết kế duy lý và trật tự lô gíc của thành phố.
Kiến Trúc Duy Lý Theo đuổi một phương pháp liên quan đến cái gọi là “lập
luận có lý” (Rational Intellectural) trong thiết kế. Không những là sự kết
hợp hết sức hài hoà của Kiến Trúc Công Năng với các khía cạnh về triết
học, kinh tế, chính trị, xã hội. Chủ Nghĩa Duy Lý còn hướng tới sự hoàn
thiện trong văn thể và các giá trị biểu tượng. Những luận điểm của Kiến
Trúc Duy Lý gợi lại các nguyên tắc cơ bản của kiến trúc cổ mà đặc biệt là
kiến trúc thời kỳ Phục Hưng, nó được bắt nguồn từ đó nhưng phát triển ở
mức độ cao và hoàn hảo hơn.

Vitruvius - một Kiến trúc sư người ý trong cuốn sách “De Architect” đã
viết “kiến trúc cung nên được coi như một ngành khoa học và cần được
hiểu, nhận thức một cách duy lý” Điều này cung tương tự như sự phát
triển của Chủ Nghĩa Phục Hưng, coi trọng tư duy lý luận trong nghệ thuật,
những vẻ đẹp đúng đắn có cơ sở của Kiến Trúc Cổ Điển hơn là sự hoa lệ,
mỹ miều của trào lưu Bờ rốc (Baroque) vào thế kỷ XVIII. Trong cuốn sách
L'Architecttura della Citta xuất bản năm 1966, Aldo Rossi nêu ra rằng Kiến
Trúc Duy Lý là sự hỗn dung của những học thuyết duy lý và các tư tưởng
phục hưng, là sự tiến hoá của Kiến Trúc Cổ Điển kết hợp với quan điểm

của những năm 1920. Chủ Nghĩa Duy Lý cho rằng Kiến trúc là một bộ
môn khoa học độc lập, vì thế nó cung có các định luật, định lý, nó chịu ảnh
hưởng những luật lệ của tự nhiên và có tính chất chính đáng hợp lý riêng
của nó. Những nghiên cứu mang tính học thuyết và chính trị của Chủ
Nghĩa Duy Lý khắc phục sự lìa xa, đưa đến sự kết dính hài hoà giữa con
người và Kiến trúc. Tuy nhiên cung chính vì lẽ đó mà một số nguyên tắc
của Chủ Nghĩa Công Năng ít nhiều bị phủ nhận và thay vào đó là Chủ
Nghĩa Hình Thức (Formalism) cụ thể hơn là Kiến trúc Duy Lý chối bỏ sự
Page 9


phân chia lao động và ủng họ sự khôi phục lại của một xã hội thuần nhất.
Chủ Nghĩa Duy Lý thế kỷ XX không thật sự khởi nguồn từ một học phái
đặc biệt hay thuần khiết nào đó mà từ những niềm tin thông thường cho
rằng mọi vấn đề phức tạp tồn tại trên thế giới này đều có thể được giải
quyết theo từng lý do một cách hợp lý. Vì thế mà nó phản ứng lại với tư
tưởng “Lịch Sử Thuyết” (Historicism) và trái ngược với Art Nouveau và
Chủ Nghĩa Biểu Hiện (Expressionism). Lòng tin vào một xã hội tiến bộ hơn
trong một thế giới hoàn hảo hơn chính là động lực thúc đẩy sự tìm kiếm
một nền Kiến trúc tốt đẹp hơn, nền Kiến trúc này phải tạo lập từ tập thể
(Collectives) chứ không phải từ cá nhân (Individualism). Sự hiện diện của
nền Kiến trúc này không chỉ hạn chế ở từng công trình riêng lẻ mà mở
rộng trên hệ thống công trình, các thành phố và quy hoach đô thị. Nó
không thể là Kiến trúc Dân Tộc mà phải là Kiến trúc Quốc Tế (International
Style). Đấy là tiền đề dẫn đến năm luận điểm đặc trưng của Chủ Nghĩa
Duy
Lý.
1. Những khái niệm về quy hoạch đô thị, kiến trúc và thiết kế công nghiệp
nhằm ấp ủ sự tiến bộ của xã hội và nuôi dưỡng một nền giáo dục dân
chủ. Thiết kế không còn đơn thuần là sự tìm kiếm riêng rẽ của từng cá

nhân về hình khối mà của toàn xã hội.

2. Cách ngôn kinh tế được ứng dụng cả vào sự sử dụng đất lẫn công trình
kiến trúc. Điều này thể hiện ở ước mơ muốn thiết kế nhà ở với những nhu
cầu thiết yếu nhất để mọi người đều có thể thuê được, trong bối cảnh của
nền kinh tế bấp bênh những năm 1920-1930. Những căn hộ, toà nhà
không đắt tiền, sự sử dụng đất hợp lý nhất, những hình thức kiến trúc đơn
giản, nghiêm khắc, không trang trí rườm rà chính là nét riêng của Chủ
Nghĩa Duy Lý.

3. Chủ Nghĩa Duy Lý là sự tham khảo và áp dụng mang tính hệ thống đến
công nghệ công nghiệp, sự tiêu chuẩn hoá và các vật liệu co sẵn vào thiết
kế môi trường, thiêt kế công nghiệp và quy hoạch đô thị. Đồng thời Chủ
Nghĩa Duy Lý đưa ra một phương pháp luận đi ngược lại với các tư tưởng
chính thời bấy giờ, nó cho rằng công nghiêp xây dựng cần phải đơn giản
hoá, biến đổi theo phương thức bình thường quen thuộc. Tất cả các sản
phẩm nên được thiết kế sao cho chúng có thể được sản xuất hàng loạt.
Page 10


Mặc dù trên thực tế điều này không được thực hiện hoàn toàn nhưng nó
chính là phép ẩn ý của công nghiệp hoá.

4. Ưu tiên được dành cho quy hoạch đô thị hơn là cho kiến trúc công
trình. Các giải pháp thiết kế mang tính toàn diện với quy mô lớn được coi
trọng hơn các thiết kế nhỏ và chi tiết.

5. Sự hợp lý trong kiểu dáng kiến trúc là kết quả của sự phát triển có
phương pháp từ những yêu cầu khách quan, được đặt trên các khía cạnh
kinh tế, chính trị, xã hội, công năng và xây dựng. Hình khối của công trình

là một tổng thể lô-gíc không có vẻ được thiết kế bởi ý nghĩ chợt nảy ra
của từng cá thể mà bắt nguồn từ những tư duy có thể được điều khiển và
chế ngự mang tính tập thể. Trên lý thuyết tính thẩm mỹ được coi là thứ
yếu, trái lại tính khả thi và hợp lý được nâng lên và chú trọng.

I.4. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI TRÊN
PHẠM VI TOÀN THẾ GIỚI.

Nhìn chung trên phạm toàn thế giới, Art Nouveau chủ yếu là một phong
cách đô thị, tạo ra để trang trí đường phố và nội thất của các thành phố
công nghiệp hiện đại, đã mở rộng nhanh chóng vào cuối thế kỷ XIX. Các
thành phố đại diện trong triển lãm chứng minh các biến thể quốc tế của Art
Nouveau. Mặc dù mỗi thành phố đã phát triển theo cách riêng, nhưng tất
cả đều tìm thấy sự tương đồng trong ý tưởng và mục tiêu thiết kế.

Page 11


Paris – Pháp
Paris là trung tâm nghệ thuật quan trọng nhất ở châu Âu vào thời điểm
này, và nhiều sự phát triển quan trọng trong sự hình thành của Art
Nouveau xảy ra ở đó. Từ giữa những năm 1890, tác phẩm của các nhà
thiết kế trẻ mới nổi đã được triển lãm tại Bing của bộ sưu tập L'Art
Nouveau. Và thành phố tổ chức Hội chợ Thế giới năm 1900, nơi mà
phòng trưng bày "Art Nouveau' được đặt tại sân khấu trung tâm. Tại thời
điểm này Hector Guimard, có lẽ là nổi tiếng nhất Paris thiết kế Art
Nouveau, trách nhiệm thiết kế lối vào cho hệ thống tàu điện ngầm mới của
thành phố. Với phong cách tuyến tính hữu cơ và xuyên suốt sử dụng bằng
gang cho cả hai mục đích cấu trúc và trang trí, họ là một trong những biểu
tượng

nổi
tiếng
nhất
của
phong
cách
Art
Nouveau.
Để khám phá các tòa nhà Art Nouveau đẹp nhất ở Paris, bạn có thể
tham khảo trong cuốn sách " 10 tòa nhà Art Nouveau đầu tiên ở Paris".
hoặc có một chuyến viếng thăm đầy đủ hơn bằng cách đi bộ ở các đường
phố ở Paris.
Kiến trúc sư tiêu biểu đại diện cho phong cách nghệ thuật mới ở Paris
là Hector Guimard. Ông đã "mang" kiến trúc Art Nouveau từ Bỉ đến Pháp,
nơi ông đến thăm Victor Horta vào năm 1894. Vào thời kì đó Guimard đã
xây dựng "Castel Béranger" một công trình tiêu biểu của ông theo phong
cách trung cổ. Tuy nhiên sau khi thăm khách sạn Tassel ông cảm thấy rất
thất vọng về công trình của mình và quyết định sửa đổi tất cả các thiết kế
Castel Béranger, thiết kế từng chi tiết (giấy tường, tay nắm cửa, gạch lát
sàn nhà, cửa trước).
Ngoài ra Hector Guimard còn thiết kế lối vào cho hệ thống tàu điện ngầm
mới của thành phố. Với phong cách tuyến tính hữu cơ và xuyên suốt sử
dụng bằng gang cho cả hai mục đích cấu trúc và trang trí, đó là một trong
những biểu tượng nổi tiếng nhất của phong cách Art Nouveau tại Pháp.

Page 12


Brussels – Bỉ
Brussels cung là trung tâm sự phát triển của nghệ thuật Nouveau:

Rất nhiều những sáng tạo sớm nhất và quan trọng nhất đã được thực
hiện hoặc trưng bày trong thành phố. Tại thời điểm này, Brussels đã có
được một sự thịnh vượng mới từ sự giàu có, nó đã đạt được trong cuộc
Cách mạng công nghiệp và mở rộng thuộc địa của Bỉ ở châu Phi. Thành
phố đã trải qua sự thay đổi lớn, và Art Nouveau đã trở thành đại diện của
sự chuyển đổi hầu hết các phong cách.
Năm 1893, Victor Horta, kiến trúc sư hàng đầu tại Brussels đã thiết kế nhà
Tassel, đây được coi là ví dụ đầy đủ đầu tiên của kiến trúc theo phong
cách Art Nouveau.
Các nhà thiết kế có ảnh hưởng ở Bỉ khác bao gồm Henry van de Velde và
Gustave Serrurier-Bovy. Cả hai đồ nội thất kết hợp tạo ra một sự nhấn
mạnh về cấu trúc với các yếu tố đường cong trữ tình trừu tượng từ thiên
nhiên.

Viên - Áo
Phong cách nghệ thuật mới ở Vienna được gọi là "phong cách ly khai"
tên gọi này đc đặt theo một nhóm các nghệ sĩ tiến bộ muốn tách ra khỏi
quan niệm thiết kế đương thời tại Áo (nhóm được thành lập vào năm
1897). Thành viên của nhóm đã phá vỡ những rào cản giữa nghệ thuật,
thiết kế và thủ công,chống lại những cơ sở thiết kế lỗi thời bấy giờ. Bị ảnh
hưởng bởi hình học của trường Glasgow và của thiết kế đơn giản Nhật
Bản, công việc của các nhà thiết kế Viên được đặc trưng bởi một tuyến
tính hạn chế và sang trọng. Năm 1903 Josef Hoffmann và Koloman
Page 13


Moser, cả hai thành viên của nhóm ly khai, thành lập Werkstätte Wiener
(Hội thảo Vienna), trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của nghề thủ
công và cách tiếp cận tích hợp để thiết kế nội thất.
Munich - Đức

Jugendstil là tên cho Art Nouveau ở Đức. Nghĩa gốc trong tiếng Đức có
nghĩa là "Thanh niên", được thành lập vào năm 1896. Tại Munich, như ở
nơi khác, Art Nouveau là một phong cách phức tạp được biểu hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Otto Eckmann, một trong những nghệ sĩ hàng
đầu và nhiệt huyết nhất của thế hệ mới, ông thiết kế từ dệt may và đồ nội
thất gốm sứ và kim loại,... trong đó phản ánh tầm quan trọng do nghệ
thuật được áp dụng tại thời điểm đó. Năm tấm thảm Swans của ông đã trở
thành một biểu tượng của Jugendstil Munich. Năm 1898, nhà thiết kế
hàng đầu Munich ông Richard Riemerschmid và Hermann Obrist thành lập
các Vereinigte Werkstätten für Kunst im Handwerk ( Hội thảo Nghệ thuật
trong Thủ công mỹ nghệ), thúc đẩy việc sản xuất các thiết kế hiện đại.
Riemerschmid làm việc minh họa những ưu tiên mới của các nghệ sĩ
Munich, phản ánh cả nỗi ám ảnh của họ với thiên nhiên và nhấn mạnh
vào thiết kế hợp lý, hiệu quả.
Turin - Ý
Stile Liberty là tên gọi của phong cách nghệ thuật mới tại Ý
Turin là đầu tầu kinh tế của Italy tại thời điểm đó và một trung tâm quan
trọng đối với sự phát triển của Art Nouveau Ý. Năm 1902,Turin tổ chức hội
chợ triển lãm quốc tế trưng bầy các sản phẩm trang trí có quy mô hoành
tráng bậc nhất thời bấy giờ . Hội trợ đã hiển thị đầy tham vọng về một
phong cách chung trong nghệ thuật trang trí quốc tế.
Nhà thiết kế hàng đầu Turinese về đồ nội thất Vittorio Valabrega và
Agostino Lauro cả hai tham gia triển lãm, cung như các nhà thiết kế Milan
Page 14


Carlo Bugatti. Lauro trưng bày đồ nội thất từ một căn phòng mà ông đã
thiết kế, đây là một ví dụ điển hình của nguyên tắc về phong cách nghệ
thuật mới của Gesamtkunstwerk, kết hợp kiến trúc, đồ nội thất, và trang trí
thành một tổng thể hài hòa.


New York - Mỹ

Trong giai đoạn Nouveau Art , New York đã trở thành một trong những
trung tâm kinh tế và văn hóa lớn của thế giới. Sự bảo trợ của một thế hệ
của các ông chủ tư bản về tài chính một cách mạnh mẽ đã dẫn đến việc
tạo ra các bảo tàng công cộng, thư viện, và các biệt thự tư nhân lớn.
Trong môi trường của sự tự tin và sự giàu có, các nghệ sĩ và các nhà thiết
kế Mỹ đã phát triển phiên bản riêng của "nghệ thuật mới". Nổi bật nhất
trong số này là Louis Comfort Tiffany, một trong những nghệ sĩ và các nhà
sản xuất kính lớn nhất thời bấy giờ. Ông đi tiên phong một loạt các kiểu
dáng đặc biệt, công nghệ kính tiên tiến, tạo ra những kiệt tác quan trọng
trong phong cách Art Nouveau. Nguồn cảm hứng của ông thay đổi từ thủy
tinh La Mã khai quật và kính màu thời trung cổ, kỳ lạ của Nhật Bản, các
hình thức của Trung Quốc, và Hồi giáo. Quan trọng không kém là sự giám
sát của ông về thực vật và côn trùng, mà ông chuyển thể thành những kỉ
vật đầy màu sắc và gợi cảm của thế giới tự nhiên. Trong triển lãm đầu tiên
của bộ sưu tập L'Art Nouveau Bing Paris, những sáng tạo của Tiffany
được các nghệ sĩ châu Âu và quan khách đánh giá rất cao.

Page 15


Chicago – Mỹ
Sau hỏa hoạn kinh hoàng tại Chicago năm 1871, Nhiều kiến trúc sư và kỹ
sư kết cấu đổ xô tới đây do nhu cầu tái thiết và xây dựng lại thành phố.
Khi họ xây dựng và quy hoạch lại thành phố, họ đã phát triển một hình
thức mới của kiến trúc đó là phù hợp với thời hiện đại. Trong số các kiến
trúc sư chủ yếu làm việc ở Chicago là Louis Sullivan, một trong các kiến
trúc sư Mỹ chịu ảnh hưởng của phong trào Art Nouveau quốc tế. Tòa nhà

chọc trời của ông được xây dựng xung quanh khung thép phản ánh
những tiến bộ công nghệ của thời đại. Ngoại thất của tòa nhà được trang
trí với các đồ trang trí phức tạp được lấy cảm hứng từ hình ảh trong tự
nhiên và nghệ thuật Celtic. Với những thiết kế này, Sullivan mang yếu tố
tự nhiên vào cảnh quan đô thị.
Các mẫu thiết kế của Frank Lloyd Wright, một học trò của Louis Sullivan,
cung đã được biểu hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, nhưng Wright phát triển
một thẩm mỹ rất khác nhau. Cứng nhắc và thẳng, các tòa nhà, đồ nội thất
của mình, và kính màu được nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật và kiến trúc
của Nhật Bản. Các đồ nội thất phòng ăn mà ông đã tạo ra cho C.Frederick
Robie House vào năm 1907 phản ánh niềm đam mê của mình với thiết kế
Nhật Bản.
Tóm lại:
Vào những năm cuối thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX, Phong
cách nghệ thuật mới đã quét qua các thành phố của châu Âu và Bắc Mỹ.
Tại mỗi nơi đi qua nó đã cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của mình ở
nhiều lĩnh vực đặc biệt là kiến trúc và nghệ thuật trang trí.

Page 16


I.5 BRUSSEL - BỈ QUÊ HƯƠNG CỦA PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI
Nhiều thành phố châu Âu nhìn thấy sự bùng nổ của phong cách
nghệ thuật mới( Art Nouveau), nhưng chỉ có Brussels ngày nay được
coi là Thủ đô của Art Nouveau (thay vì của Nancy, Bac-xê-lô-na,
Darmstadt, Munchen, Vienna, Glasgow, Praha, Paris), vì sự ra đời
đồng thời của những điều sau đây:
-Brussel là thành phố phát triển bậc nhất châu Âu thời bấy giờ: là thành
viên tham gia sáng lập liên minh châu âu EU và cung là nơi đặt trụ sở của
tổ chức này cung như nhiều tổ chức khác như NATO (tổ chức quân sự

bắc đại tây dương)...
-Thành phố nhận được những hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các
gia đình quí tộc để phát triển nét văn hóa này.( Nơi đây tâăp hợp những
người có tiền và họ sẵn sàng bỏ tiền ra để khẳng định đẳng cấp địa vị của
mình.)
-Là quê hương của hai kiến trúc sư nổi tiếng Victor Horta và Paul Hankar.
Đây là tác giả của hai tòa nhà theo phong cách Art Nouveau đầu tiên trên
thế giới: khách sạn Tassel của Horta và nhà riêng của Hankar được xây
dựng vào năm 1893.
-Nhiều kiến trúc sư vĩ đại mang trong mình những phong cách khác nhau,
như ở Bỉ có Victor Horta hay Henri van de velde, Joef Hoffmann-Áo, đều
quyết định phát triển những ý tưởng sáng tạo của họ tại Brussels.
-Hầu hết các nghệ sĩ tên tuổi đều có những phong cách của riêng họ và
nhiều người trong số đó đã theo đuổi Art nouveau và dần dần Brussels đã
bị bao phủ bởi phong cách này, từ kiểu dáng kiến trúc đến nội thất trong
nhà, hay thâm chí các họa tiết, hoa văn trang trí và cả những món đồ
trang sức...

Page 17


- Và thực tế là nhiều nghệ sĩ khác đã tìm đến Brussels để tìm nguồn cảm
hứng cho tác phẩm đầu tay mà họ định gây dựng.
-Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, số lượng tòa nhà mang
phong cách Art nouveau chiếm một lượng lớn. Hơn 1.000 tòa nhà, từ
những ngôi nhà riêng đến trường học, quán cà phê, cửa hàng được xây
dựng theo phong cách Art Nouveau ở TP Brussels đầu thế kỷ 19, sử dụng
những vật liệu của ngành xây dựng công nghiệp như sắt, kính và gạch.
Hiện nay còn khoảng 500 tòa nhà còn nguyên vẹn. Ít được biết đến hơn là
những báu vật kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn giữa hai cuộc đại

chiến thế giới.

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ** * * * * *

Page 18


PHẦN II
NHỮNG THAY ĐỔI MÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI
MANG ĐẾN

II.1 PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI LÀ SỰ PHẢN ỨNG VỚI CUỘC
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Art Nouveau là một phản ứng với cuộc cách mạng công nghiệp. Một số nghệ
sĩ hoan nghênh tiến bộ công nghệ và chấp nhận khả năng thẩm mỹ của vật
liệu mới như gang. Những người khác phàn nàn về shoddiness của hàng hóa
sản xuất hàng loạt làm bằng máy, nhằm mục đích nâng cao nghệ thuật trang
trí đến mức độ mỹ thuật bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất của nghề
thủ công và thiết kế cho các đối tượng hàng ngày. Phong cách nghệ thuật mới
Art Nouveau cung tin rằng tất cả các nghệ thuật nên có sự hòa hợp để tạo ra
một "tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện”.
Tiến bộ công nghệ đã được chào đón bởi các nghệ sĩ theo đuổi các khả
năng thẩm mỹ của việc sử dụng vật liệu mới trong công việc nghệ thuật của
mình

Page 19





Năm 1893 Victor Horta giới thiệu lần đầu tiên sắt và đúc đến giai cấp
tư sản ở Brussels

II.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI ĐẾN NGHỆ
THUẬT TRANG TRÍ

TRANG TRÍ NỘI THẤT:

Với mục đích phá vỡ các nguyên tắc trang trí khô khan và nhàm chán thời
bấy giờ. Các nghệ sĩ theo đuổi phong cách này sử dụng hình ảnh của các sinh
vật biển, để các đường cong và màu sắc của thiên nhiên thế chỗ cho các
đường thẳng nhân tạo. Thay thế bố cục đối xứng tồn tại như một nguyên tắc
Page 20


bất biến trước đó. Những vật liệu như sắt thép lần đầu tiên được sử dụng một
cách " công khai" cho mục đích trang trí.

Bước vào không gian mang phong cách Art Nouveau, các đường ngang,
đường thẳng dường như biến mất, chúng được hòa lẫn vào trong một tổ hợp
các đường cong không đối xứng và các bề mặt nhấp nhô. Cầu thang với chi
tiết uốn lượn chau chuốt và tỉ mỉ mô phỏng hình dáng nhánh dây leo, dường
như biến không gian nội thất thành một quần thể điêu khắc tinh tế và tráng lệ.

Page 21


Những hình ảnh chính của Art Nouveau là hoa, rễ và nụ, cung như mạng
nhện, lông công .... Đường cong và các mẫu phức tạp, được lấy cảm hứng từ

thiên nhiên. Bạc, hợp kim thiếc, óng ánh thủy tinh và gỗ kỳ lạ, cung như đá
quý là những vật liệu thường được dùng trên các bề mặt nội thất và đồ đạc.
Màu sắc trang nhã dịu nâu, xanh mù tạt, màu tím, vàng, tím hoa cà và màu
xanh lam

Page 22


THỜI TRANG:

Dứt ra khỏi những quy tắc của phong cách Victoria, từ bỏ những viên kim
cương to lớn, đồ trang sức theo phong cách nghệ thuật mới (Art Nouveau)
thể hiện cách tạo hình bất đối xứng mới lạ với đường nét linh động, vẽ nên
nét đẹp của thiên nhiên, cung nhằm để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Nhiều năm trôi qua, đồ trang sức theo phong cách nghệ thuật mới luôn là
nhân vật chính của các buổi bán đấu giá danh tiếng trên thế giới.

Những bộ đồ trang sức độc đáo, diệu kỳ
Năm 1885, một cửa hiệu chuyên về nghệ thuật tiên phong mang tên Salon de
l’Art Nouveau được khai trương tại thành phố Paris. Samuel Bing – chủ nhân
của cửa hiệu là người rất sùng bái tư tưởng kết hợp những thiết kế mới nhất
của nghệ thuật mới, đồng thời luôn mở rộng cửa chào đón những nhà nghệ
thuật và những chuyên gia thủ công say mê sáng tạo theo xu hướng nghệ
thuật mới.

Có lẽ chính Samuel Bing không ngờ được rằng những cố gắng theo suy nghĩ
rất riêng của ông sau này lại trở thành cơn lốc tràn qua khắp nước Pháp, thậm
chí khắp châu Âu. Art Nouveau đem đến một sức ảnh hưởng to lớn và sâu
rộng, nhất là khi Hội chợ triển lãm quốc tế năm 1900 tại Pháp tạo điều kiện
cho phong cách này lên đến quỹ đạo phát triển mạnh mẽ.

Với những đường nét uyển chuyển, tự do, đầy sức sống được vận dụng từ
lĩnh vực kiến trúc đến đồ gia dụng, từ nghệ thuật trang trí bề mặt các công
trình đến trang phục và đồ trang sức, Art Nouveau đã đi vào mọi góc cạnh của
cuộc sống.
Nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde từng nói: “Thời thượng là một thứ vận mệnh.
Không có một món đồ nào có thể giống như việc gia nhập vào thời thượng mà
đạt được thành công đến vậy”. Cuối thế kỷ XIX, phong cách thời thượng của
Art Nouveau ra đời như một sứ mệnh làm đẹp thêm cho đời.
Page 23


ĐƯỜNG ĐI CỦA MỘT PHONG CÁCH MỚI

Phong cách nghệ thuật mới đã thúc đẩy mọi người dứt ra khỏi các phong cách
cu để tìm tòi những cách thể hiện sáng tạo mới. Các nhà thiết kế đồ trang sức
cung dành hết lòng đam mê của họ chuyên tâm vào sáng tạo và thử nghiệm
phong cách mới lạ này.
Thế giới thiên nhiên tươi đẹp dĩ nhiên là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà
tạo mẫu. Họ luôn tìm kiếm cái mới từ hình ảnh những chú ong chăm chỉ tìm
mật hoa, con chuồn chuồn tinh nghịch hay con bướm đang tung cánh, thậm
chí các loại côn trùng, rắn hay thằn lằn đầy vẻ thần bí cung lọt vào tầm nhìn
của họ.
Màu sắc rực rỡ đa dạng, đầy biến hóa của
thế giới tự nhiên quanh ta đã tiếp sức cho
những món đồ trang sức theo phong cách
nghệ thuật mới thêm phần linh động và
hàm chứa một sức hút thần bí. Trở thành
trào lưu, nghệ thuật mới cung khiến cho
mọi người mở rộng tư duy để tiếp nhận và
thưởng thức những tác phẩm giàu chất

nghệ thuật theo những quan điểm khác hẳn
trước đây.
Điển hình trong số đó là phong cách Nhật
Bản với những thiết kế bất đối xứng, chứa đựng đầy vẻ trí tuệ riêng biệt cùng
những chi tiết phức tạp mà tinh tế theo thể loại tranh Ukiyo-e, đã tạo nên sức
lôi cuốn mạnh mẽ, đưa con người đi sâu vào một cách nhìn thẩm mỹ mới.
Cung trong thời kỳ này, các NTK không hẹn mà gặp đều sử dụng hình tượng
những người phụ nữ để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của một nửa nhân loại.
ĐỘT PHÁ VẬN DỤNG NHỮNG NGUYÊN LIỆU MỚI

Ngoài ý tưởng tạo hình mới mẻ, Art Nouveau chọn lựa bảo thạch và nhiều
nguyên liệu khác để tạo ra nét đột phá riêng. Khi ấy, người ta cho rằng vẻ đẹp
tuyệt vời nhất không thể chỉ dựa vào những viên kim cương hay hồng lam bảo
thạch danh giá, mà cần vận dụng cách nào đó để đem tinh hoa từ các loại
nguyên vật liệu gần gui hơn trong đời sống vào thiết kế mẫu mã.
Page 24


Thế là tourmaline, opal…, các loại bảo thạch cùng ngà voi, sừng trâu, pha lê,
kim thuộc hỗn hợp, thậm chí đến các loại thủy tinh cung được đưa vào những
trò chơi thử nghiệm sáng tạo. Cuối cùng, họ đã đạt được thành công ngoài
mong muốn: những món đồ trang sức mới quả là có nhiều dáng vẻ độc đáo,
kỳ diệu, vô cùng hấp dẫn.
Ông như một pháp sư có đạo pháp vô cùng thâm hậu, đem thế giới tự nhiên
cùng với những sinh linh đáng yêu hòa hợp một cách khéo léo, tạo ra những
món đồ trang sức chứa đựng những màu sắc thần kỳ, tuyệt vời tới mức khó
có thể dùng ngôn từ nào diễn tả được hết vẻ đẹp kỳ ảo của nó.

II.3 ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT MỚI ĐẾN THIẾT KẾ
KIẾN TRÚC:


Phong cách nghệ thuật mới xuất hiện vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Nó
mang lại những bước đột phá về thiết kế kiến trúc và đã để lại những công
trình thật ấn tượng trên toàn thế giới, sau đây chúng ta sẽ cùng chiêm ngưỡng

Page 25


×