Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

QUẢN Lý d6cntt epu dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.34 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH ẢNH


KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ khóa

Tiếng Việt

CMND

Chứng minh nhân dân

CSDL

Cơ sở dữ liệu

NHCSXH

Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

CSXH

Chính sách xã hội



UC

Use Case


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các ngân hàng mở
rộng hoạt động kinh doanh với nhiều chi nhánh hơn, trong đó có ngân hàng chính sách
xã hội chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu hỗ trợ vay vốn nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân trong tỉnh. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý vay vốn chặt
chẽ và khoa học nhất ?. Việc ra đời hệ thống quản lý sẽ giúp nhân viên và cán bộ ngân
hàng không phải vất vả ghi chép các phiếu đăng ký khách hàng vay vốn, đăng ký khế
ước, giải ngân, thu nợ… Thay vào đó mọi việc sẽ được hệ thống quản lý vay vốn đảm
nhiệm, giảm thiểu tối đa thời gian và nhân lực. Nhân viên chỉ việc khai báo cho hệ
thống những thông tin mà ngân hàng cần quản lý.
Đề tài em chọn là “Xây dựng hệ thống quản lý vay vốn ngân hàng chính sách xã
hội” nhằm thực hành áp dụng kiến thức ở trường vào xây dựng hệ thống quản lý, phục
vụ được tốt hơn trong ngân hàng hiện nay, cụ thể là ngân hàng chính sách xã hội tỉnh
Bắc Giang. Tạo được lòng tin với khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin, giải
đáp nhanh chóng mọi thắc mắc trong quá trình giao dịch, quản lý hiệu quả, khoa học,
nhanh chóng các hoạt động quản lý hồ sơ khế ước, lãi suất và loại hình giao dịch….





Các chức năng chính của hệ thống:
Quản lý hồ sơ khế ước bao gồm: thông tin khách hàng, ngày vay, kiểu trả, số tiền vay,
lãi suất.

Quản lý tài khoản bao gồm: Tên tài khoản, tài khoản nợ….
Quản lý khách hàng bao gồm: Thông tin khách hàng như họ tên, CMND, địa chỉ….
Quản lý phiếu giải ngân, phiếu thu nợ, thu lãi.
Với hệ thống quản lý vay vốn này nhằm mục đích phục vụ công tác hiện đại
hóa nghiệp vụ vay vốn ngân hàng. Đồng thời cung cấp cho người dùng nắm được các
thao tác trên từng nghiệp vụ mà hệ thống quản lý và cán bộ quản trị hệ thống có thể
hiểu và chủ động trong công tác bảo trì.
Khi khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng, đầu tiên khách hàng đến ngân
hàng nhận phiếu đăng ký vay vốn và điền đầy đủ các thông tin về khách hàng. Sau đó
nộp lại cho ngân hàng và ngân hàng xét duyệt lại xem có điều kiện theo quy định của
ngân hàng hay không?. Khi xét duyệt xong nhân viên tín dụng sẽ đăng ký khách hàng
và đăng ký khế ước và đưa giấy hẹn ngày giải ngân cho khách hàng. Khi đến hẹn
khách hàng đến ngân hàng giải ngân, hàng tháng theo định kỳ sẽ nộp lãi và định kỳ
phải hoàn lại vốn cho ngân hàng.


Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài : Giới thiệu tổng quan về ngân hàng vay vốn
chính sách xã hội, các hoạt động chính, cơ cấu tổ chức tại ngân hàng tỉnh Bắc Giang.
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống: Trong phần này em trình bày phần
phân tích hệ thống và thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý vay vốn.
Chương 3: Cài đặt chương trình thử nghiệm : Sử dụng ngôn ngữ C# xây dựng
chương trình, cài đặt và đánh giá hệ thống đạt được.
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Đào Nam Anh
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Mười


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Trong chương này, giới thiệu những kiến thức cơ bản về ngân hàng chính sách
xã hội, cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, các nghiệp vụ chính tại ngân hàng.
Phần cuối chương sẽ nêu lên những chức năng cần đạt được và yêu cầu của hệ
thống, kế hoạch thực hiện đồ án.
1.1.

Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội – chi nhánh tỉnh Bắc Giang

1.1.1. Giới thiệu tổng quan
Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập vào ngày 4/10/2002
theo quyết định 131/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ để tổ chức lại ngân hàng
phục vụ cho người nghèo.
Thành lập và xây dựng NHCSXH tạo điều kiện mở rộng đối tượng phục vụ đó là:
Hộ nghèo, thu nhập thấp, học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính
sách cần vốn để làm ăn, lao động ở nước ngoài và tổ chức kinh tế, cá nhân sản xuất
thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm mục đích phục vụ
người nghèo và đối tượng chính sách khác. Bộ máy NHCSXH bao gồm: Hội đồng
quản trị tại trung ương, 64 ban đại diện hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn
660 đại diện hội đồng quản trị cấp quận, huyện.
Tính đến 31/6/2004 NHCSXH đã có 64 chi nhánh và 593 văn phòng giao dịch tại
các tỉnh, thành phố.
Bắc giang là một tỉnh thành còn nhiều hộ gia đình khó khăn, sinh viên học sinh
thiếu điều kiện học tập, thất nghiệp còn xảy ra nhiều, có ý tưởng kinh doanh nhưng
thiếu vốn. Do vậy, ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã được xây
dựng và đi vào hoạt động từ 2010. Địa chỉ số 5 Nguyễn Thị Lưu - Thành phố Bắc
Giang. NHCSXH được huy động mọi nguồn vốn từ trung ương, vốn địa phương đầu
tư vào lĩnh vực tín dụng ngắn – trung – dài hạn. Đặc biệt đã giải quyết được phần nào
vốn cho đối tượng hộ nghèo, việc làm cho người dân trong tỉnh, học hành sinh sống
của con em có hoàn cảnh khó khăn.


7


1.1.2. Hoạt động và đối tượng phục vụ của NHCSXH
• Những hoạt động chủ yếu:
− Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức tầng
lớp dân cư bao gồm: tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tổ chức huy động
tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
− Phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ gửi và các giấy tờ có
giá khác, vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay tiết kiệm bưu
điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay NHNN.
− Được nhận các nguồn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặt không hoàn
trả gốc của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính tín dụng và các tổ
chức chính trị xã hội, các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước.
− Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài
nước.
− Thực hiện các dịch vụ về thanh toán và ngân quỹ ( cung ứng các phương
thức thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thu
hộ, chi hộ bằng tiền mặt hoặc không bằng tiền mặt, dịch vụ khác…).
− Cho vay ngắn hạn và trung hạn, dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh tạo
công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
− Nhận làm dịch vụ ủy thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá
nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng ủy thác.
• Đối tượng phục vụ:






Hộ nghèo
Học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn
Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu
vực II, III, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
− Các đối tượng khác có quyết định của thủ tướng chính phủ.

8


1.1.3. Cơ cấu tổ chức
• Cơ cấu tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC
BAN GIÁM ĐỐC

P. Tổ chức – Hành chínhP. Tín dụng P. Kế toán – Ngân quỹP. Kiểm tra nội bộ

P. Tin Học

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng
Chức năng nhiệm vụ của các phòng tại Ngân hàng:
• Ban giám đốc bao gồm:
Giám đốc: Người tổ chức điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách
nhiệm với nhà nước về hoạt động của chi nhánh mình quản lý.
Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc giải quyết công việc của đơn vị khi giám đốc
đi vắng, điều hành đơn vị theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
• Phòng tổ chức – hành chính
Quản lý công tác cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo, điều động

bố trí cán bộ, thực hiện chắc năng lương bổng, bảo hiểm theo quy định của nhà nước.
Quản lý tài sản của ngân hàng, điều hành công việc hành chính hằng ngày, cung cấp
đồ dùng trong hoạt động ngân hàng, là đầu mối chăm lo vật chất, tinh thần thăm hỏi
đau ốm….
• Phòng tín dụng
− Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động.
− Tiếp cận thị trường, tìm khách hàng mới.
9


− Thẩm định các phương án, dự án đầu tư.
− Thực hiện công tác thông tin phòng phòng ngừa rủi ro.
− Lập báo cáo thống kê, lưu trữ bảo quản hồ sơ, giấy tờ.
• Phòng kế toán – ngân quỹ
− Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền.
− Thực hiện hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh của chi nhánh.
− Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập thủ tục và chi trả
tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, cá nhân…
− Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi của chi
nhán.
− Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước
và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
− Bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng tín dụng chuyển sang
theo chế độ quy định.
− Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toàn, giữ bí mật tài liệu, số liệu theo
quy định của nhà nước và ngân hàng.
− Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với hội sở.
− Thực hiện công tác điện toán và xử lí thông tin.
− Lập kế hoạch thu, chi tài chính của chi nhánh và theo dõi việc thực hiện.
− Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao phó.

• Phòng kiểm tra nội bộ
− Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của chi nhánh.
− Theo dõi phúc tra chi nhánh chỉnh sửa sai phạm và thực hiện kiến nghị
của đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tài
chính chi nhánh.
− Thực hiện báo cáo kết quả của công tác kiểm tra nội bộ.
• Phòng tin học
− Phụ trách nội bộ của ngân hàng
− Quản lý mạng, sửa chữa bảo trì phần mềm
− Trang bị trang thiết bị cho ngân hàng.

10


1.2.

Các quy trình nghiệp vụ chính
Bảng 1.1. Các quy trình nghiệp vụ chính tại ngân hàng

STT

Tên yêu cầu

Người dùng

Phần mềm

Ghi chú

01


Mở sổ đầu ngày

Nhập vào ngày
cần mở sổ

Kiểm tra xem
ngày này đã được
khóa sổ chưa

02

Giao dịch (đăng
ký khách hàng,
tài khoản, khế
ước)

Cung cấp thông
tin về Khách
hàng, tài khoản,
khế ước, lãi suất
vào CSDL

Kiểm tra thông tin
khách hàng đã
được lưu trữ chưa

Thêm,
Xóa, Cập
nhật, Tìm

kiếm

03

Giải ngân

Cung cấp thông
tin khách hàng
cần được giải
ngân

Tìm và truy xuất
khách hàng cần
giải ngân

Cập nhật

04

Khóa sổ cuối
ngày

Chọn chức năng
khóa sổ cuối
ngày

Lưu lại tất cả lại
các giao dịch trong
ngày đó


05

Công tác cuối
ngày

Chọn chức năng
cập nhật và lưu
trữ nội bảng, khế
ước

Số liệu và khế ước
giao dịch trong sẽ
được cập nhật và
lưu trữ

06

Lập báo cáo
tháng hoặc theo
yêu cầu của
người dùng

Cung cấp tháng,
ngày cần báo
cáo

Xuất ra báo cáo
theo yêu cầu của
người dùng


• Mô tả quy trình nghiệp vụ
Khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch, chương trình quản lý vay vốn sẽ thực
hiện một số các thao tác sau đây:
− Mở sổ đầu ngày
11


Thực hiện trước khi giao dịch, hệ thống sẽ tạo các file dữ liệu kết nối dùng cho
giao dịch. Điều này giúp giảm bớt lượng file ở ra trong quá trình giao dịch và đáp ứng
điều chỉnh kéo dài.
− Giao dịch
Đăng ký khách hàng, đăng ký tài khoản, đăng ký khế ước, giải ngân
Khi khách hàng đến vay vốn, nhân viên giao dịch với khách hàng lưu lại thông
tin của khách hàng vào cơ sở dữ liệu. Nhân viên tín dụng, kế toán có thể yêu cầu hệ
thống lưu trữ, thêm, cập nhật, xóa thông tin khách hàng, tài khoản, khế ước, giải ngân.
− Khóa sổ cuối ngày
Khi một ngày giao dịch kết thúc thì cần phải khóa sổ cuối ngày để lưu trữ các file
giao dịch và làm các công việc cần thiết cho cuối ngày
− Công tác cuối ngày: Khóa sổ cuối ngày, nội bảng, khế ước.
Nội bảng: Cập nhật và lưu trữ các số liệu giao dịch trong ngày.
Khế ước: Cập nhật và lưu trữ các khế ước giao dịch trong ngày.
− Phục hồi khóa sổ
Khi dữ liệu bị sai sót thì phục hồi tính trạng trước lúc khóa sổ.
− Báo cáo: thu lãi khách hàng trong tháng hoặc trong quý, cuối năm.
1.3.

Đối tượng và phạm vi ứng dụng
• Đối tượng
− Cán bộ Kế Toán, cán bộ Tín Dụng: chỉ thực hiện các tác vụ liên quan đến
vay vốn như quản lý khách hàng, quản lý lãi suất, quản lý tài khoản, quản

lý giải ngân, quản lý thu nợ thu lãi, quản lý đơn vị ủy thác….
− Quản trị viên (Admin): có toàn quyền trong hệ thống.
• Phạm vi ứng dụng

Quản lý chủ yếu về việc cho sinh viên, học sinh vay vốn học hành. Gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, lao động cần tìm việc làm mà chưa có vốn làm ăn.
Ngoài hoạt động vay vốn, ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang còn thực hiện tiền
gửi tín dụng.
• Các bước thực hiện và hoàn thành đồ án
12









Thu thập thông tin, các biểu mẫu có liên quan đến vay vốn.
Lập kế hoạch phát triển hệ thống
Phân tích hệ thống
Thiết kế hệ thống
Lập trình
Kiểm tra

Biểu mẫu vay vốn tại ngân hàng như sau :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN
KIÊM PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VÀ KHẾ ƯỚC NHÂN NỢ
Chương trình cho vay :...........................................
Số:.............................../KU

I PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI CHO VAY

Kính gửi: Ngân hàng Chính Sách xã hội .............................................…....
1 Họ tên người vay:

...........................................................Năm sinh.................



Số CMND:........................., ngày cấp:..............., nơi cấp.....................



Địa chỉ cư trú....................., xã........................... , huyện......................



Là thành viên Tổ TK&&VV do ông (bà)...................... làm tổ trưởng..



Thuộc tổ chức Hội.............................................................quản lý.

2 Tên người thừa kế


.........................Năm sinh......Quan hệ với người vay.......



Số CMND:........................., ngày cấp:..............., nơi cấp...................



Đề nghị NHCSXH cho vay số tiền ....................đồng để dùng vào việc



Đối tượng

Số lượng

Thành tiền

....................................

.................................

....................................

....................................

.................................

....................................
13



....................................

.................................

....................................



Thời hạn xin vay ...........................................36 tháng.



Kỳ hạn trả nợ.....................tháng/lần. Số tiền trả nợ .............đồng/lần.



Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày.................................................................



Lãi suất cho vay.%/tháng, lãi suất nợ quá hạn:....................................%
suất khi cho vay.
Lãi tiền vay được trả định kỳ tháng/quý, vào ngày...............................




lãi

.

Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ
đúng hạn. Nếu sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
..........., Ngày.................tháng.............năm............

Tổ trưởng tổ TK&VV

Người thừa kế

Người vay

( Hoặc cơ quan có thẩm
quyền )

( Ký ghi rõ họ tên, điểm
chỉ)

( Ký ghi rõ họ tên, điểm
chỉ)

( Ký, ghi rõ họ tên)

………………………

…………………………. ………………………….
.

PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG


1

Số tiền cho vay...............đồng ( Bằng chữ .............................................)

2

Lãi suất ...................%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn........% lãi suất cho vay.

3

Thời hạn cho vay:...tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày.........................
.............., Ngày..............tháng..........năm............

Cán bộ tín dụng
( Hoặc cơ quan có thẩm
quyền )

Trưởng phòng (tổ
trưởng)
( Ký ghi rõ họ tên, điểm
chỉ)

Người vay
( Ký ghi rõ họ tên, điểm
chỉ)

14


( Ký, ghi rõ họ tên)


………………………

1.4.

…………………………. ………………………….
.

Yêu cầu hệ thống
• Về phần cứng:

Máy PC có cấu hình RAM 256MB trở lên, Celeron TM 2.0 GHz trở lên
• Về phần mềm:
Hệ điều hành: Windows 8
Ngôn ngữ lập trình: C#
Cơ sở dữ liệu: SQL Server 2008
Công cụ viết báo cáo: Microsoft Word 2013, Powerpoint 2013.
1.5.

Kế hoạch thực hiện đồ án
− Giai đoạn phân tích:
 Xác định yêu cầu hệ thống
 Mô hình hóa yêu cầu ( Lập mô hình UML, lập mô hình hóa dữ liệu).
− Giai đoạn thiết kế:
 Lớp giao tiếp giữa người dùng và dữ liệu hệ thống
 Thiết kế cơ sở dữ liệu
 Thiết kế giao diện.
− Giai đoạn lập trình:
 Viết code theo mô hình ba lớp gồm lớp đối tượng, code xử lí dữ liệu, code
xử lí giao diện.


1.6.

Kết luận chương 1

Qua chương 1, ta có hiểu rõ hơn về cơ cấu hoạt động và các nghiệp vụ chính tại
ngân hàng chính sách xã hội. Những yêu cầu và cách tiến hành thực hiện chương trình.
Chương tiếp theo, đồ án sẽ đi sâu và giai đoạn phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu.
15


16


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Trong chương 2 đồ án trình bày hiện trạng hệ thống, phân tích các yêu cầu của hệ
thống qua các mô hình. Tiếp đến thiết kế cơ sở dữ liệu hệ thống, cấu trúc, chức năng
của hệ thống.
2.1. Phân tích hiện trạng
2.1.1. Mô tả hiện trạng
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang chưa có phần mềm quản lý vay vốn
tối ưu nhất, mà đang sử dụng phần mềm kế toán giao dịch. Phần mềm kế toán giao
dịch chứa tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng. Trong khi ngân hàng CSXH tỉnh
Bắc giang chủ yếu thực hiện nghiệp vụ vay vốn. Dẫn đến việc dư thừa dữ liệu và các
nghiệp vụ không dùng đến trong phần mềm kế toán giao dịch. Gây mất thời gian và
ảnh hưởng đến chất lượng giao dịch. Chính vì vậy, việc “Xây dựng hệ thống quản lý
vay vốn ngân hàng CSXH” là cần thiết, đem lại giá trị cao nhất trong phục vụ khách
hàng.
2.1.2. Mô tả hoạt động của hệ thống
• Chương trình gồm có các chức năng như: quản trị hệ thống, quản lý

danh sách vay vốn, nghiệp vụ, thống kê – báo cáo, trợ giúp.
− Hệ thống: Đăng nhập, đăng xuất, đăng ký user, phân quyền, quản lý nhân
viên
 Đăng nhập: để sử dụng được hệ thống yêu cầu người dùng đăng nhập.
 Đăng xuất: hệ thống cho phép người dùng thoát ra khỏi chương trình bằng
cách đăng xuất.
 Đăng ký user: để thêm người sử dụng thì user có quyền admin mới cho
phép đăng ký user (username, password: sẽ tự mã hóa bảo đảm sự bảo
mật)
 Quản lý nhân viên: hệ thống cho phép user có quyền admin thêm, xóa,cập
nhật, tìm kiếm thông tin nhân viên.
− Quản lý danh sách vay vốn: danh sách khách hàng, danh sách tài khoản,
danh sách khế ước, loại vay, kiểu trả, chương trình, hình thức cho vay, lãi
suất, hình thức đảm bảo, mục đích vay, quản lý đối tác.
17


 Danh sách khách hàng, danh sách tài khoản, danh sách khế ước: hệ thống
cho phép xem thông tin khách hàng, tài khoản, khế ước đã được đăng kí.
 Loại vay, kiểu trả, chương trình, hình thức cho vay, lãi xuất, hình thức
đảm bảo, mục đích vay: cho phép user thêm, xóa, cập nhật, tìm kiếm, các
thông tin về các mục này
 Quản lý đối tác: user có thể thêm, xóa, cập nhật, tìm kiếm thông tin của
đối tác. Trước khi thêm thông tin của đối tác nếu loại đối tác chưa tồn tại
thì hệ thống yêu cầu user phải thêm loại đối tác trước.
− Nghiệp vụ: đăng ký khách hàng, đăng ký tài khoản, đăng ký khế ước, giải
ngân, thu nợ.
 Đăng ký khách hàng, đăng ký tài khoản, đăng ký khế ước: người dùng có
thể thêm, xóa, cập nhật, tìm kiếm khách hàng tài khoản, khế ước. Để thực
hiện được giao dịch với khách hàng, hệ thống yêu cầu đăng ký khách hàng

trước khi đăng khi khế ước.
 Giải ngân: user có thể thêm, cập nhật, tìm kiếm, in các thông tin về giải
ngân (không cho phép người dùng xóa). Để giải ngân được thì phải có
thông tin khế ước của khách hàng trước khi giải ngân. Hệ thống chưa có
khế ước của khách hàng trong quá trình giải ngân thì chương trình sẽ yêu
cầu user đăng ký khế ước
 Thu nợ: khi tới kỳ hạn trả nợ của khách hàng thì user vào nghiệp vụ thu
nợ này để thêm, cập nhật, tìm kiếm, in ra các thông tin liên quan đến thu
nợ của khách hàng
− Thống kê – báo cáo: cho phép user thêm, cập nhật, in phiếu thu, phiếu
chi, cân đối kế toán theo định kỳ hay khi có yêu cầu
− Trợ giúp: Hệ thống giúp đỡ thêm cho người sử dụng khi chưa hiểu nhiều
về các nghiệp vụ để có thể thao tác được.

18


2.2. Phân tích yêu cầu hệ thống
2.2.1. Yêu cầu chức năng nghiệp vụ
• Người quản trị (Admin):
− Quản lý người dùng
− Quản lý dữ liệu hệ thống
− Quản lý nhân viên đăng kí
• Cán bộ Kế Toán, Tín dụng
− Quản lý đối tác (loại hình, dân tộc, danh sách tỉnh, danh sách huyện, danh
sách xã).
+ Thêm, xóa, cập nhật, lưu trữ, tìm kiếm.
− Quản lý danh sách cho vay (khách hàng, tài khoản, khế ước, loại vay, kiểu
trả, chương trình, hình thức vay, hình thức đảm bảo, mục đích vay, lãi
suất).

+ Thêm, xóa, cập nhật, lưu trữ, tìm kiếm.
− Quản lý đăng ký khách hàng, tài khoản, khế ước.
+ Lưu trữ, thêm, xóa cập nhật, tìm kiếm.
− Giải ngân, thu nợ.
+ Lưu trữ, thêm, cập nhật, in, tìm kiếm.
− Thống kê – báo cáo (phiếu thu, phiếu chi, cân đối kế toán).
+ Lưu trữ, thêm, cập nhật, in, tìm kiếm.

19


2.2.2. Yêu cầu chức năng hệ thống
Bảng 2.1. Yêu cầu chức năng của hệ thống
ST
T
1

Nội dung

Phần mô tả chi tiết

Phân quyền sử
dụng

Ứng với mỗi bộ phận thì chỉ có thể sử dụng
một số chức năng nhất định như ở trên. Chỉ
có bộ phận quản lý (admin) là sử dụng tất cả
các chức năng của hệ thống.

2


Cấu hình thiết Mỗi bộ phận sẽ được cung cấp một số máy
bị cần dùng
tính (máy khách) để bàn cho nhân viên cần sử
dụng được kết nối với máy server (đặt tại
phòng quản lý) tạo thành mạng LAN. Mỗi
máy này phải từ Pentium 3 card mạng LAN.
Máy server phải có cấu hình đủ mạnh để các
Nhân Viên truy cập dữ liệu thật nhanh. Mỗi
máy phải được cài đặt: SQL Server 2008;
Microsoft Visual Studio. NET;Windows
7,8…

3

Sao lưu dự
phòng
(Backup)

Ghi chú

Thông tin dữ liệu về khách hàng, tài khoản, Cần được
khế ước, thông tin giải ngân cho Khách cải tiến,
hàng…phải được backup mỗi tuần, mỗi tháng nâng cao
hay khi có yêu cầu.

20


2.3. Mô hình tổng thể hệ thống


Hình 2.1. Mô hình tổng thể hệ thống
Mô hình này thể hiện các chức năng của hệ thống, mỗi chức năng lớn có những
chức năng con của nó.
2.4. Phát triển mô hình ca sử dụng
2.4.1. Xác định các tác nhân
Trong quá trình tìm hiểu nghiệp vụ tại NHCSXH ta xác định được các tác nhân
chính sau đây:
− Người quản trị hệ thống: Thực hiện các công việc quản lý người dùng
trong hệ thống, quản lý dữ liệu hệ thống.
− Nhân viên quản lý: Thực hiện đăng nhập vào hệ thống với phân quyền
User, tiến hành các nghiệp vụ quản lý như quản lý đối tác, quản lý cho
vay, quản lý khế ước, quản lý tài khoản, quản lý nhân viên, thống kê báo
cáo mỗi kì …..

21


2.4.2. Xác định ca sử dụng
• Quản lý đối tác
− Quản lý địa bàn: Quản lý tỉnh, huyện, xã.
− Quản lý loại hình
− Quản lý dân tộc
• Quản lý khế ước











Quản lý loại vay
Quản lý kiểu trả
Quản lý chứng từ cho vay
Quản lý lãi suất
Quản lý mục đích vay
Quản lý hình thức đảm bảo
Quản lý hình thức cho vay
Quản lý kiểu vay/ nguồn vốn
Quản lý vùng cho vay

• Quản lý cho vay





Quản lý giải ngân
Quản lý thu lãi
Quản lý thu nợ
Quản lý chi hoa hồng







Quản lý tài khoản
Quản lý nhân viên
Quản lý đơn vị ủy thác
Quản lý người dùng

22


2.4.3. Biểu đồ Use Case
Biểu đồ UseCase mô tả sự tương tác giữa người dùng bên ngoài (Actor) và hệ
thống.
2.4.3.1. Biểu đồ Use Case chính

QuanLyNguoiDung
KhachHang

QuanLyDoiTac
NguoiQuanTri

QuanLyChoVay

ToTruong

QuanLyKheUoc
NhanVien
NguoiThuaKe
QuanLyTaiKhoan

QuanLyNhanVien


QuanLyDonViUyThac

ThongKe-BaoCao

Hình 2.2. Biểu đồ Use Case tổng thể
Qua biểu đồ trên, ta thấy được :

23


− Các tác nhân (Actor) tác động lên hệ thống bao gồm : Người quản trị hệ
thống, nhân viên, khách hàng, tổ trưởng, người thừa kế.
− Các chức năng (Use Case) gồm có quản lý người dùng, quản lý đối tác,
quản lý cho vay, quản lý khế ước, quản lý tài khoản, quản lý nhân viên,
quản lý đơn vị ủy thác, thống kê – báo cáo.
2.4.3.2. Mô hình ca chức năng quản lý đối tác

<<include>>

QuanLyTinh
<<include>>
QuanLyHuyen

QuanLyDiaBan

<<include>>

QuanLyXa
<<include>>


<<include>>

NhanVienQuanLy

ThemLoaiHinh

QuanLyDoiTac

<<include>>
<<include>>
QuanLyLoaiHinh
<<include>> <<include>>

TraCuuLoaiHinh

<<include>>

CapNhatLoaiHinh

<<include>>

CapNhatDanToc

<<include>>

QuanLyDanToc
<<include>>
<<include>>

XoaDanToc


XoaLoaiHinh

ThemDanToc

TraCuuDanToc

Hình 2.3. Mô hình ca chức năng quản lý đối tác

24


2.4.3.3. Mô hình ca chức năng quản lý khế ước

QuanLyLoaiVay
QuanLyKieuTra

QuanLyCTChoVay

QuanLyLaiSuat

NhanVien

QuanLyKheUoc
QuanLyMucDichVay

QuanLyHTDam Bao

QuanLyHTChoVay


QuanLyVungChoVay

QuanLyKieuVayNguonVon

Hình 2.4. Mô hình ca chức năng quản lý khế ước

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×