Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

QUẢN Lý d6cntt epu dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 57 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


DANH MỤC CÁC HÌNH


DANH MỤC CÁC BẢNG


LỜI MỞ ĐẦU
Sơ lược về tiếng anh: Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền
Tây của nhóm ngôn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ sử dụng rộng
rãi nhất thế giới. Nó được sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ bởi một số lượng lớn người dân
từ khắp thế giới tại Liên hiệp Anh, Mỹ, Canada, Cộng hòa Ireland, New Zealand và
một số quốc đảo trong vùng Caribbean. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng nhiều
thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha. Đây là ngôn ngữ thứ hai
được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính thức trong các tổ chức lớn bao gồm Liên
minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh và đặc biệt là Liên hiệp Quốc.
Ngày nay có khoảng một tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số này
ngày càng tăng lên. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại không
thay thế các ngôn ngữ khác, thay vào đó nó hỗ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau:
 Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh.
 Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ
biến trong việc học.
 Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh.
 Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc
tiếng Anh hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh..
Vấn đề học tiếng Anh cho trẻ em
Trong thời đại hiện nay tầm quan trọng của tiếng Anh đối với Việt Nam trong
việc hội nhập kinh tế thế giới, nhất là khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc


độ nhanh. Biết tiếng Anh, giỏi tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có một ưu thế vượt trội hơn
những nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, và đặc biệt là Trung Quốc. Hiểu
được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nhất là đối với Trẻ em học ngoại ngữ
càng quan trọng hơn rất nhiều, theo một nghiên cứu gần đây nhất, nhiều chuyên gia
cho rằng khi quá độ tuổi từ 7 đến 15, con người đã phần nào giảm đi khả năng nghe
hiểu và sao chép các âm mới, mà đây lại là nên tảng để tạo nên cách phát âm chuẩn
cho một ngôn ngữ. Khi còn nhỏ nhất là giai đoạn 3-5t, nếu trẻ em bộc lộ rõ sở thích
học ngoại ngữ sẽ có năng khiếu xâu chuỗi các từ với nhau cho thành nghĩa và phát âm
chuẩn xác chỉ đơn giản bằng cách tiếp nhận ngôn ngữ nói. Theo tập Wall Street, học
một ngoại ngữ khi đã lớn tuổi sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc học từ bé…
Việc đặt nền móng cho trẻ trong giai đoạn còn nhỏ là việc cực kì quan trọng
nhưng cũng cực kì khó khăn. Trong giai đoạn này trẻ thường rất ham chơi và khó tập


trung vào việc học vì vậy câu hỏi đặt ra chính là làm sao để tạo hứng thú cho trẻ học
tiếng anh.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Xây dựng ứng dụng học tiếng anh cho trẻ em
trên Android” để làm đồ án thực tập tốt nghiệp với mục đích có thể cung cấp được
một giải pháp học tiếng anh thú vị cho trẻ em.
Những bước đầu phát triển phần mềm khá khó nên phần mềm chỉ đáp ứng được
1 phần nào nhu cầu học tiếng anh của trẻ em. Đồ án bao gồm những nội dung chính
sau:
• Chương 1. Tổng quan về lập trình trên nền tảng Android
• Chương 2. Phân tích thiết kế
• Chương 3. Xây dựng chương trình
Do có những mặt hạn chế nhất định về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế
nên đồ án này không thể tránh được những thiếu sót, khuyết điểm. Em rất mong được
thầy cô và các bạn giúp đỡ để kiến thức bản thân cũng như đồ án được hoàn thiện hơn.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH TRÊN NỀN TẢNG
ANDROID
1.1 Tổng quan về hệ điều hành di động
1.1.1 Sự ra đời của chiếc điện thoại đầu tiên
Ngày 10 tháng 3 năm 1986 Alexander Greham Bell người phát minh và thực hiện
cuộc gọi đầu tiên trên thế giới. Ông cùng người trợ lý của mình đã thực hiện cuộc gọi
khoảng cách 4.5m và cuộc gọi đó cũng vô cùng ngắn ngủi chỉ nội dung “Watson, anh
đến đây nhé, tôi có việc cần”.
Vào thời điểm bấy giờ, nó thực sự là bước tiến công nghệ đột phá là kết quả một
sự nỗ lực nghiên cứu tìm tòi ra một phương thức liên lạc mới thay thế cho loại máy
điện báo thô sơ thường được sử dụng trước đó. Ý tưởng về chiếc điện thoại đã được
đem ra tranh luận từ năm 1844 nhưng phải hơn 30 năm sau, người ta mới biến được
giấc mơ đó trở thành hiện thực.
Điện thoại ra đời đã thay thế cho máy điện báo thô sơ phổ biến thời bấy giờ.
Những chiếc điện thoại đầu tiên chỉ để dành cho người giàu có sử dụng và hầu hết rất
kiểu cách và cầu kì với một đầu nói và một đầu nghe.
1.1.2 Sự ra đời của điện thoại di động
Chiếc điện thoại được coi là di động đầu tiên được quảng cáo vào năm 1967 với
tên gọi là Carry Phone. Vào thời điểm đó, để sử dụng được điện thoại di động thì
người ta phải mang theo một hộp nặng đến 4.5 kg cùng với giá thành cao nên nó gần
như không được phổ biến thời bấy giờ.
Cho đến ngày 3 tháng 4 năm 1973 thì điện thoại di động thực sự được ra đời bởi
Martin Cooper, một nhà phát minh tiên phong làm việc cho Motorola tại New York.
Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi đến một kỹ sư khác của hãng công nghệ đối thủ,
với mục đích để khoe về thành tích mà mình và Motorola vừa đạt được. Motorola đã
giành thế chiến thắng trong việc xây dựng thành công chiếc điện thoại di động đầu tiên
trên thế giới.
Trên thực tế, nhiều người, ngay cả các nhân viên làm việc tại Motorola cũng
không tin rằng điện thoại di động có thể trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ biến.
Tuy nhiên Cooper và các đồng sự trong nhóm phát triển của mình không như vậy và

ông đã đúng. 10 năm sau cuộc gọi lịch sử đầu tiên, chiếc điện thoại di động của
Motorola đã được xuất hiện trên thị trường với giá bán lẻ lên đến gần 4.000 USD.

6


1.1.3 Sự ra đời và phát triển của điện thoại thông minh
Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã trở nên
phổ biến và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện
có khoảng 6 tỷ thuê bao di động trên toàn cầu và ngày càng nhiều người dùng chuyển
từ các điện thoại cơ bản sang điện thoại thông minh. Ước tính hiện có khoảng 1 tỷ điện
thoại thông minh được sử dụng trên toàn thế giới.
Điện thoại thông minh không như những điện thoại thông thường khác, nó có bộ
vi xử lý, ram, bộ lưu trữ, … và sử dụng một hệ điều hành. Nó vượt xa chức năng nghe
gọi, nhắn tin, giải trí trên điện thoại thông thường. Người dùng có thể kiểm tra e-mail,
xử lý phần mềm văn phòng, vào internet, giải trí mọi lúc mọi nơi, … điện thoại thông
minh ngày nay có thể thay thế cho máy tính cá nhân đáp ứng được mọi nhu cầu của
người sử dụng.
Điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Simon, do IBM sản
xuất, được ra mắt tại Hội nghị không dây vào năm 1993. Máy có màn hình cảm ứng
LCD với 2 màu trắng và đen , hoạt động như một thiết bị nhận gửi email, đọc văn bản
điện tử, lịch làm việc, máy tính và sổ danh bạ.
Máy được trang bị vi xử lý tốc độ 16MHZ, 1MB bộ nhớ RAM cùng 1MB ổ cứng
lưu trữ giống như những loại điện thoại thông minh ngày nay, Simon cũng được trang
bị một màn hình cảm ứng rộng 4.5 inch, hỗ trợ viết stylus. Tuy nhiên điểm khác biệt
đó là màn hình cảm ứng trên Simon chỉ hiển thị đơn sắc và hoạt động trên hệ điều
hành là một biến thể của hệ điều hành DOS có tên gọi là ROM-DOS.
Năm 1998, NOKIA 9110 Communicator đích thực là thiết bị làm nền móng cho
điện thoại thông minh với thiết kế bàn phím QWERTY gập cùng nhiều trò chơi mới
được cập nhật, do đó đã tạo thói quen giải trí trên chiếc điện thoại cá nhân cho người

dùng. Bên cajh đó, nó có bộ xử lý Intel 24MHz và trọng lượng chỉ 317 gram. Về sau
những năm 2000 Nokia chủ yếu phát triển các dòng điện thoại thông minh sử dụng hệ
điều hành Symbian.
Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, nhà sản xuất Canada, Research in Motion
(RIM) được biết tới là hãng giới thiệu các thiết bị nhắn tin hai chiều với hàng triệu
người dùng trên toàn thế giới. Nhưng tới năm 2002, RIM đã tiến vào thị trường di
động với BlackBerry 5810, chiếc di động tích hợp e-mail, khả năng lướt web. Sau đó,
hãng phát triển them BlackBerry 6210 vào đầu năm 2004.
Trong những năm 2000 thế giới cũng đón chào những chiếc máy tính bỏ túi
(Pocket PC) sử dụng hệ điều hành Windows CE của Microsoft. Năm 2003, Pocket PC
tích hợp them chức năng của điện thoại thông thường và trở thành những chiếc điện
thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows.
7


Sự phát triển của điện thoại thông minh thời đó gần như chỉ dành cho Nokia với
những chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Symbian. Đến năm 2007 hãng
Apple giới thiệu với thế giới chiếc điện thoại thông minh với tên gọi IPhone 2G sử
dụng hệ điểu hành IOS. Chiếc IPhone 2G được coi là diện mạo hoàn toàn mới cho
điện thoại thông minh. Thế giới coi IPhone 2G là điện thoại thông minh đúng nghĩa
đầu tiên.
Cuối năm 2007 đầu năm 2008 những hệ điều hành sử dụng cho điện thoại thông
minh ngoài IOS trên IPhone 2G chủ yếu là Windows Moblie, Symbian, BlackBerry
OS. Nhưng thời điểm này Google cũng đã giới thiệu Android, một hệ điều hành mã
nguồn mở cho điện thoại thông minh. Và sau đó những chiếc điện thoại thông minh
chạy hệ điều hành Android liên tục được ra đời trên thế giới.
Năm 2010, thị trường điện thoại thông minh phát triển mạnh mẽ với sự chiếm
lĩnh những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android và IOS. Microsoft nhận thấy
Windows Moblie của họ đang bị lãng quên chính vì thế vào tháng 2 năm 2010
Microsoft chính thức giới thiệu hệ điều hành Windows Phone 7 và con đường của

Microsoft là đúng đắn, cho đến nay Microsoft đã lần lượt giới thiệu những phiên bản
tiếp theo là Windows Phone 8, Windows Phone 10 và trở thành một trong ba hệ điều
hành chính cùng Android và IOS cho điện thoại thông minh.
1.1.4 Ưu nhược điểm của điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh có tất cả những tính năng cơ bản của điện thoại di động
thông thường như nghe, gọi, nhắn tin nhưng vì sao nó được gọi là điện thoại thông
minh? Nó là sự kết hợp của điện thoại di động thông thường với các thiết bị khác như
máy tính bỏ túi (PDA, Pocket PC), thiết bị điện tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ
thống định vị GPS.
Ưu điểm của điện thoại thông minh:
Điện thoại thông minh vượt xa mọi tính năng của điện thoại di động thông
thường nó có thể gọi video, gọi miễn phí qua mạng internet, lướt web, mạng xã hội,
kiểm tra thư điện tử, cập nhật tin tức thời tiết, xem lịch vạn niên , phong thủy, giải trí
trực tuyến, thay thế cho kim từ điển, máy đọc sách, máy ảnh kỹ thuật số … rất nhiều
tính năng khác. Thậm chí thay thế được máy tính cá nhân vì nó làm những việc cơ bản
của máy tính nhưng có thể kết nối mạng dữ liệu di động, nhỏ gọn và có thể mang theo
khắp mọi nơi.
Với sự hiện đại của điện thoại thông minh hệ thống lọc tạp âm trên micro thoại
cho chất lượng cuộc gọi rất tốt nhỉnh hơn đôi chút với loại điện thoại thông thường.
Hơn thế nữa điện thoại thông minh có kho dữ liệu trực tuyến, hệ thống sao lưu thông
minh nên việc mất dữ liệu như danh bạ, ảnh chụp, ghi chú … rất khó xảy ra kể cả khi
8


mất cả máy. Với hệ thống bảo mật cao hiện đại của điện thoại thông minh người dùng
không lo dữ liệu bị người khác biết kể cả khi thiết bị trong tay người khác.
Nhược điểm của điện thoại thông minh:
Vì sự dụng một hệ điều hành nên điện thoại thông minh cũng khó tránh khỏi bị
những phần mềm độc hại như virut gây mất ổn định. Người dung sẽ gặp phải trường
hợp sau một thời gian sử dụng máy bị chậm đi và làm việc sai lệch. Và thời lượng sử

dụng pin của nó cũng không bằng điện thoại di dộng thông thường. Thường thì pin của
điện thoại thông minh làm việc ít khi chỉ nghe gọi như điện thoại thông thường sẽ sử
dụng được nhiều nhất ba ngày còn điện thoại thông thường có loại sử dụng được đến
hai tuần.
Điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng, kích thước vật lý to hơn độ bền
không bằng và giá thành sẽ cao hơn nhiều so với điện thoại thông thường, đây cũng là
rào cản cho điện thoại thông minh đến tay người dùng có thu nhập thấp, mặc dù ngày
nay có rất nhiều loại điện thoại thông minh giá rẻ.
1.2 Tổng quan về lập trình di động
Người lập trình ứng dụng cho thiết bị di động truyền thống luôn luôn phải nhớ
trong đầu nguyên tắc "tiết kiệm tối đa tài nguyên" của thiết bị, dùng mọi cách để tối ưu
hóa độ phức tạp tính toán cũng như lượng bộ nhớ cần sử dụng. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển nhanh chóng của phần cứng, các thiết bị di động hiện đại thường có cấu hình
rất tốt, với chip xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ (RAM) lớn, khiến việc lập trình cho thiết bị di
dộng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các bộ kit phát triển của các hãng sản xuất hệ
điều hành di động hiện nay cũng thường làm trong suốt hầu hết các tác vụ liên quan
đến quản lý bộ nhớ, quản lý tiến trình... Lập trình viên có thể ít quan tâm hơn đến việc
tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và tập trung vào việc "lập trình", phát triển tính năng
cho ứng dụng như khi lập trình cho máy tính cá nhân.
Tuy nhiên, đặc trưng di động của các thiết bị này cũng đem đến nhiều vấn đề mà
người lập trình cần phải quan tâm như:
Tính "di động" của các thiệt bị này khiến kết nối mạng trở nên rất bất ổn định và
khó kiểm soát. Các ứng dụng phụ thuộc nhiều vào kết nối Internet cần chú ý điểm này.
Lưu lượng Internet trền thiết bị di động thường có chi phí cao hơn so với Internet
cố định. Điều này cũng cần lưu ý khi phát triển các ứng dụng sử dụng nhiều tài nguyên
Internet như phim trực tuyến, nhạc trực tuyến...
So với máy tính cá nhân, các thiết bị di động hiện đại được trang bị thêm rất
nhiều tính năng giúp việc tương tác với người dùng trở nên thuận tiện (màn hình cảm
ứng đa điểm, tương tác giọng nói, cử chỉ...), các loại kết nối đa dạng (NFC, GPS, 3G,
9



4G, bluetooth, IR...), các cảm biến phong phú giúp trải nghiệm rất đa dạng (cảm biến
ánh sáng, cảm biến tiệm cận, la bàn, cám biến chuyển động, gia tốc kế...). Người lập
trình, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, có thể sử dụng đến các tính năng đặc biệt này để
đem đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất trên thiết bị di động của mình.
Ngoài ra các hãng phát triển hệ điều hành di động đều làm ra bộ công cụ phát
triển (SDK) và môi trường phát triển tích hợp (IDE) rất thuận tiện cho việc viết mã
nguồn, biên dịch, gỡ rối, kiểm thử cũng như xuất bản phần mềm.
Xét theo thị phần trên thị trường, ba hệ điều hành phổ biến nhất cho thiết bị di
động hiện nay là Google's Android, Apple's iOS và Microsoft's Windows Phone. Mỗi
ứng dụng thành công thường được phát triển cho cả 3 hệ nền này. Mỗi hệ nền đều có
một chợ ứng dụng chính hãng (Google có Google Play Store, Apple có Apple
AppStore, Microsoft có Windows Phone Store) với rất nhiều khách hàng tiềm năng,
giúp người phát triển có thể phân phối ứng dụng miễn phí hoặc có phí với chi phí nhất
định.
Bảng dưới đây liệt kê các hệ điều hành cùng với ngôn ngữ lập trình và IDE phổ
biến nhất của nó.
Bảng 1. Giới thiệu về các HĐH di động

Ngoài việc phát triển ứng dụng cho từng hệ điều hành như kể trên, lập trình viên
có thể lựa chọn các thư viện lập trình đa nền tảng để phát triển ứng dụng, phổ biến
nhất trong các ứng dụng đa nền là các ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Web (HTML5,
CSS & Javascript). Trình duyệt web của các thiết bị di động hiện nay có đầy đủ tính
năng lẫn hiệu năng để chạy tốt các ứng dụng web hiện đại. Một ứng dụng Web có thể
được đặt trên máy chủ hoặc được đóng gói thành native app (ứng dụng cho từng hệ
điều hành) qua một số công cụ đóng gói của các hãng thứ ba.
Công cụ đóng gói ứng dụng Web cho thiết bị di động phổ biến nhất hiện nay là
PhoneGap ( được phát triển bởi Nitobi, sau được Adobe mua
lại. PhoneGap cho phép lập trình viên phát triển ứng dụng di động sử dụng ngôn ngữ

Web phổ biến (HTML5, CSS3 và Javascript), với các tính năng bổ sung, cho phép ứng
dụng truy cập vào phần cứng của thiết bị như gia tốc kế, máy ảnh, GPS... và đóng gói
thành ứng dụng cho nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm Android, iOS, Blackberry,
10


BlackBerry 10, Windows Phone, Windows 8, Tizen, Bada. Tuy nhiên, nhược điểm của
các ứng dụng loại này là hiệu suất thấp (chạy không được "mượt mà" như ứng dụng
native) và không đồng nhất giữa tất cả các trình duyệt Web di động (có thể chạy hoặc
hiển thị khác nhau trên các hệ điều hành với các trình duyệt khác nhau).
Việc chọn hệ điều hành/thư viện nào để phát triển tùy thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như mục đích của ứng dụng, đối tượng sử dụng, tiềm năng của hệ điều
hành, các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cũng như thói quen và kỹ năng của lập trình viên.
Trong khuôn khổ giáo trình này, chúng tôi tập trung đi sâu vào việc phát triển ứng
dụng cho hệ điều hành di động phổ biến nhất hiện nay - Google's Android.
1.3 Tổng quan về hệ điều hành Android
1.3.1 Giới thiệu về hệ điều hành android
Android là một hệ điều hành di động mã nguồn mở miễn phí và được ưa chuộng
trên thế giới dựa trên nền tảng Linux kernel do Google phát triển dành cho các dòng
điện thoại Smartphone và máy tính bảng.
Tháng 11/2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng (Open Handset Alliance) với
sự đồng thuận của Texas Instruments, Tập đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel, LG,
Tập đoàn Marvell Technology, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics,
Sprint Nextel và T-Mobile đã thành lập với mục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho
thiết bị di động.
Từ tháng 10/2008, hệ điều hành Android đã chính thức trở thành phần mềm mã
nguồn mở. Theo đó, các công ty thứ ba được phép thêm những ứng dụng của riêng của
họ vào Android và bán chúng
Đến năm 2010, số lượng smartphone nền tảng Android tăng trưởng mạnh mẽ.
Hàng loạt nhà sản xuất hàng đầu đã bắt tay sản xuất smartphone như Samsung, HTC,

Motorola…
Cấu trúc, công nghệ áp dụng trong hệ điều hành android
Hệ điều hành Android có 4 tầng đó là tầng Application, tầng Application
Framework, tầng Libraries & Android runtime, tầng cuối cùng là Linux kernel

11


Hình 1.: Cấu trúc hệ điều hành Android

Application
Đây là tầng ứng dụng giao tiếp với người dùng, bao gồm các ứng dụng cơ bản
được cài đặt gắn liền với hệ điều hành như: phone, contacts, web, SMS, Calendar ….
Các ứng dụng trong tầng Application được phát triển bằng ngôn ngữ java, phần
mở rộng là file apk.
Khi một ứng dụng được chạy, nó có một phiên bản Virtual Machine được dựng
lên để phục vụ cho nó. Nó có thể là một Active Program: chương trình có giao diện
với người sử dụng hoặc là một Background: chương trình chạy nền hay là dịch vụ
Application Framework
Tầng này cung cấp một nền tảng phát triển ứng dụng mở và xây dựng bộ công cụ
các phần tử ở mức cao qua đó cho phép nhà phát triển ứng dụng có thể nhanh chóng
xây dựng ứng dụng và khả năng tạo ra các ừng dụng mới phong phú hơn.
Các lợi ích mà tầng này cung cấp cho nhà phát triển:
Với các nhà sản xuất phần cứng điện thoại: có thể tùy biến hệ điều hành để phù
hợp với cấu hình phần cứng điện thoại mà họ sản xuất cũng như để có nhiều mẫu mã
điện thoại để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Với nhà phát triển ứng dụng: Cho phép các lập trình viên có thể sử dụng các API
ở tầng trên mà không cần phải hiển rõ cấu trúc bên dưới. Một tập hợp các API rất hữu
ích được xây dựng sẵn như hệ thống định vị, các dịch vụ chạy nền, liên lạc giữa các
12



ứng dụng, các thành phần giao diện, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các lâp trình
viên làm việc vì họ chỉ cần quan tâm đến nội dung mà ứng dụng của họ mà không cần
phải quan tâm đến những thứ liên quan khác.
Các thành phần của Application Framework
Activity Manager: Quản lý các chu kỳ sống của một ứng dụng cũng như cung
cấp công cụ điều khiển các Activity.
Telephony Manager: Cung cấp công cụ để thực hiện việc liên lạc gọi điện thoại.
Location Manager: Cho phép xác định vị trí của điện thoại dựa vào hệ thống định
vị toàn cầu GPS và Google Maps.
Window Manager: Quản lý việc xây dựng và hiển thị các giao diện người dùng
cũng như tổ chức quản lý các giao diện giữa các ứng dụng.
Notication Manager: Quản lý việc hiển thị các thông báo như tin nhắn, email….
Resource Manager: Quản lý tài nguyên tĩnh của các ứng dụng bao gồm các file
hình ảnh, âm thanh, layout
View System: được dùng để xây dựng giao diện một ứng dụng bao gồm các văn
bản, nút bấm và cả những web nhúng.
Content Providers : Cho phép truy cập dữ liệu từ các ứng dụng khác như quản lý
danh bạ hoặc chia sẽ dữ liệu của riêng mình
Libraries & Android runtime
Libraries chứa các thư viện viết bằng C/C++ để các phần mềm có thể sử dụng.
Những tính năng này được cung cấp cho các lập trìng viên thông qua bộ framework
của Android, các thư viện đó được tập hợp thành một số nhóm như:
System C library: thư viện dựa trên chuẩn C, được sử dụng chỉ bởi hệ điều hành.
Media Libraries: Có nhiều codec để hỗ trợ việc phát và ghi lại các loại định dạng
âm thanh, hình ảnh, video.
LibWebCore: Đây là thành phần để xem nội dung trên web, được sử dụng để xây
dựng phần mềm duyệt web (Android Browse) và các ứng dụng nhúng vào web. Nó hỗ
trợ các công nghệ như HTML5, javaScript, CSS, Flash…

Surface Manager: quản lý truy cập vào các hệ thống hiển thị và tổng hợp đồ họa
2D và 3D các lớp từ nhiều ứng dụng trên thiết bị.
SGL: công cụ đồ họa 2D cơ bản.
3D libraries: Dựa trên OpenGL ES 1.0 API, dùng để tăng tốc phần cứng 3D hoặc
để tối ưu hóa các phần mềm 3D.
SQLite : Hệ cơ sở dữ liệu dùng cho tất cả các ứng dụng
Android runtime: Phần này chứa các thư viện mà một chương trình viết bằng
ngôn ngữ Java có thể hoạt động. Phần này có 2 bộ phận tương tự như mô hình chạy
Java trên máy tính:

13


Các thư viện lõi (Core Library) chứa các lớp như Java IO, collections, File
Access.
Một máy ảo java (Dalvik Virtual Machine).
Các thành phần trong một Android Project:
AndroidManifest.xml
Trong bất kì một project Android nào khi tạo ra đều có một file
AndroidManifest.xml, file này được dùng để định nghĩa các screen sử dụng, các
permission cũng như các theme cho ứng dụng. Đồng thời nó cũng chứa thông tin về
phiên bản SDK cũng như main activity sẽ chạy đầu tiên. File này được tự động sinh ra
khi tạo một Android project. Trong file manifest bao giờ cũng có 3 thành phần chính
đó là: application, permission và version.
-

Application

Thẻ <application>, bên trong thẻ này chứa các thuộc tính được định nghĩa cho
ứng dụng Android như:

• Android:icon = “drawable resource” Ở đây đặt đường dẫn đến file icon
của ứng dụng khi cài đặt. VD: android:icon = “@drawable/icon”.
• Android:name = “string” thuộc tính này để đặt tên cho ứng dụng
Android. Tên này sẽ được hiển thị lên màn hình sau khi cài đặt ứng dụng.
• Android:theme = “drawable theme” thuộc tính này để đặt theme cho
ứng dụng. Các theme là các cách để hiển thị giao diện ứng dụng. Ngoài ra còn
nhiều thuộc tính khác…
-

Permission

Bao gồm các thuộc tính chỉ định quyền truy xuất và sử dụng tài nguyên của ứng
dụng. Khi cần sử dụng một loại tài nguyên nào đó thì trong file manifest của ứng dụng
cần phải khai báo các quyền truy xuất như sau:
-

SDK version
Thẻ xác định phiên bản SDK được khai báo như sau:

Ở đây chỉ ra phiên bản SDK nhỏ nhất mà ứng dụng hiện đang sử dụng.

14


File R.java
File R.java là một file tự động sinh ra ngay khi tạo ứng dụng, file này được sử
dụng để quản lý các thuộc tính được khai báo trong file XML của ứng dụng và các tài
nguyên hình ảnh.
Mã nguồn của file R.java được tự động sinh khi có bất kì một sự kiện nào xảy xa
làm thay đổi các thuộc tính trong ứng dụng. Chẳng hạn như, bạn kéo và thả một file

hình ảnh từ bên ngoài vào project thì ngay lập tức thuộc tính đường dẫn đến file đó
cũng sẽ được hình thành trong file R.java hoặc xoá một file hình ảnh thì đường dẫn
tương ứng đến hình ảnh đó cũng tự động bị xoá. Có thể nói file R.java hoàn toàn
không cần phải đụng chạm gì đến trong cả quá trình xây dựng ứng dụng.
Chu kì ứng dụng Android
Một tiến trình Linux gói gọn một ứng dụng Android đã được tạo ra cho ứng dụng
khi codes cần được run và sẽ còn chạy cho đến khi:
-

Nó không phụ thuộc.

-

Hệ thống cần lấy lại bộ nhớ mà nó chiếm giữ cho các ứng dụng khác. Một sự
khác thường và đặc tính cơ bản của Android là thời gian sống của tiến trình ứng
dụng không được điều khiển trực tiếp bới chính nó. Thay vào đó, nó được xác
định bởi hệ thống qua một kết hợp của:
• Những phần của ứng dụng mà hệ thống biết đang chạy
• Những phần quan trọng như thế nào đối với người dung Bao nhiêu vùng nhớ
chiếm lĩnh trong hệ thống.
Chu kỳ sống thành phần

Các thành phần ứng dụng có một chu kỳ sống, tức là mỗi thành phần từ lúc bắt
đầu khởi tạo và đến thời điểm kết thúc. Giữa đó, đôi lúc chúng có thể là active hoặc
inactive, hoặc là trong trường hợp activies nó có thể visible hoặc invisible
Activity Stack
Bên trong hệ thống các activity được quản lý như một activity stack. Khi một
Activity mới được start, nó được đặt ở đỉnh của stack và trở thành activity đang chạy
activity trước sẽ ở bên dưới activity mới và sẽ không thấy trong suốt quá trình activity
mới tồn tại.

Nếu người dùng nhấn nút Back thì activity kết tiếp của stack sẽ di duyển lên và
trở thành active.
15


Hình 1.: Activity stack

Các trạng thái của chu kỳ sống

Hình 1.: Chu kỳ sống của Activity

16


Một Activity chủ yếu có 3 chu kỳ chính sau:
Active hoặc running: Khi Activity là được chạy trên màn hình. Activity này tập
trung vào những thao tác của người dùng trên ứng dụng.
Paused: Activity là được tạm dừng (paused) khi mất focus nhưng người dung
vẫn trông thấy. Có nghĩa là một Activity mới ở trên nó nhưng không bao phủ đầy màn
hình. Một Activity tạm dừng là còn sống nhưng có thể bị kết thúc bởi hệ thống trong
trường hợp thiếu vùng nhớ.
Stopped: Nếu nó hoàn toàn bao phủ bởi Activity khác. Nó vẫn còn trạng thái và
thông tin thành viên trong nó. Người dùng không thấy nó và thường bị loại bỏ trong
trường hợp hệ thống cần vùng nhớ cho tác vụ khác.
Chu kỳ sống của ứng dụng
Trong một ứng dụng Android có chứa nhiều thành phần và mỗi thành phần đều
có một chu trình sống riêng. Và ứng dụng chỉ được gọi là kết thúc khi tất cả các thành
phần trong ứng dụng kết thúc. Activity là một thành phần cho phép người dùng giao
tiếp với ứng dụng. Tuy nhiên, khi tất cả các Activity kết thúc và người dùng không còn
giao tiếp được với ứng dụng nữa nhưng không có nghĩa là ứng dụng đã kết thúc. Bởi

vì ngoài Activity là thành phần có khả năng tương tác người dùng thì còn có các thành
phần không có khả năng tương tác với người dùng như là Service, Broadcast receiver.
Có nghĩa là những thành phần không tương tác người dùng có thể chạy background
dưới sự giám sát của hệ điều hành cho đến khi người dùng tự tắt chúng.
Các sự kiện trong chu kỳ sống của ứng dụng
Nếu một Activity được tạm dừng hoặc dừng hẳn, hệ thống có thể bỏ thông tin
khác của nó từ vùng nhớ bởi việc finish() (gọi hàm finish() của nó), hoặc đơn giản giết
tiến trình của nó. Khi nó được hiển thị lần nữa với người dùng, nó phải được hoàn toàn
restart và phục hồi lại trạng thái trước. Khi một Activity chuyển qua chuyển lại giữa
các trạng thái, nó phải báo việc chuyển của nó bằng việc gọi hàm transition.

Hình 1.: Các sự kiện trong một chu kì ứng dụng

Tất cả các phương thức là những móc nối mà bạn có thể override để làm tương
thich công việc trong ứng dụng khi thay đổi trạng thái. Tất cả các Activity bắt buộc
phải có onCreate() để khởi tạo ứng dụng. Nhiều Activity sẽ cũng hiện thực onPause()
17


để xác nhận việc thay đổi dữ liệu và mặt khác chuẩn bị dừng hoạt động với người
dùng.
a/ Thời gian sống của ứng dụng
Bảy phương thức chuyển tiếp định nghĩa trong chu kỳ sống của một Activity.
Thời gian sống của một Activity diễn ra giữa lần đầu tiên gọi onCreate() đến trạng thái
cuối cùng gọi onDestroy(). Một Activity khởi tạo toàn bộ trạng thái toàn cục trong
onCreate(), và giải phóng các tài nguyên đang tồn tại trong onDestroy().
b/ Thời gian hiển thị của Activity
Visible lifetime của một activity diễn ra giữa lần gọi một onStart() cho đến khi
gọi onStop(). Trong suốt khoảng thời gian này người dùng có thể thấy activity trên
màn hình, có nghĩa là nó không bị foreground hoặc đang tương tác với người dùng.

Giữa 2 phương thức người dùng có thể duy trì tài nguyên để hiển thị activity đến
người dùng.
c/ Các phương thức của chu kỳ sống
-

Phương thức: onCreate()
Được gọi khi activity lần đầu tiên được tạo
Ở đây bạn làm tất cả các cài đặt tĩnh -- tạo các view, kết nối dữ liệu đến list và

.v.v
Phương thức này gửi qua một đối tượngBundle chứa đựng từ trạng thái trược
của Activity
Luôn theo sau bởi onStart()
-

Phương thức: onRestart()

Được gọi sau khi activity đã được dừng, chỉ một khoảng đang khởi động lần nữa
(stared again)
Luôn theo sau bởi onStart()
-

Phương thức: onStart()

Được gọi trước khi một activity visible với người dùng.
Theo sau bởi onResume() nếu activity đến trạng thái foreground hoặc onStop()
nế nó trở nên ẩn.
-

Phương thức: onResume()

Được gọi trước khi activity bắt đầu tương tác với người dùng
Tại thời điểm này activity ở trên dỉnh của stack activity.
Luôn theo sau bởi onPause()

-

Phương thức: onPause()
18


Được gọi khi hệ thống đang resuming activity khác.
Phương thức này là điển hình việc giữ lại không đổi dữ liệu.
Nó nên được diễn ra một cách nhanh chóng bởi vì activity kế tiếp sẽ không được
resumed ngay cho đến khi nó trở lại.
Theo sau bởi onResume nếu activity trở về từ ở trước, hoặc bởi onStop nếu nó trở
nên visible với người dùng.
Trạng thái của activity có thể bị giết bởi hệ thống.
-

Phương thức: onStop()

Được gọi khi activity không thuộc tầm nhìn của người dùng.
Nó có thể diễn ra bởi vì nó đang bị hủy, hoặc bởi vì activity khác vữa được
resumed và bao phủ nó.
Được theo sau bởi onRestart() nếu activity đang đở lại để tương tác với người
dùng, hoặc onDestroy() nếu activity đang bỏ.
Trạng thái của activity có thể bị giết bởi hệ thống.
-

Phương thức: onDestroy()


Được gọi trước khi activity bị hủy.
Đó là lần gọi cuối cùng mà activity này được nhận.
Nó được gọi khác bởi vì activity đang hoàn thành, hoặc bởi vì hệ thống tạm thởi
bị hủy diệt để tiết kiệm vùng nhớ.
Bạn có thể phân biệt giữa 2 kịch bản với phương isFinshing(). Trạng thái của
activity có thể được giết bởi hệ thống.
1.3.2 SQLite
SQLite là một dạng CSDL tương tự như Mysql, PostgreSQL... Đặc điểm của
SQLite là gọn, nhẹ, đơn giản. Chương trình gồm 1 file duy nhất vỏn vẹn chưa đến
500kB, không cần cài đặt, không cần cấu hình hay khởi động mà có thể sử dụng ngay.
Dữ liệu database cũng được lưu ở một file duy nhất. Không có khái niệm user,
password hay quyền hạn trong SQLite database.
SQLite không thích hợp với những hệ thống lớn nhưng ở quy mô vừa tầm thì
SQLite phát huy uy lực và không hề yếu kém về mặt chức năng hay tốc độ. Với các
đặc điểm trên SQLite được sử dụng nhiều trong việc phát triển, thử nghiệm v..v.. và là
sự lưa chọn phù hợp cho những người bắt đầu học database. Hiện nay thì SQLite đã
được ứng dụng vào smartphone như iPhone và Android để lưu trữ dữ liệu.
Để có thể dễ dàng thao tác với SQLite chúng ta có thể sử dụng trình duyệt
FireFox và tải về plugin SQLite tại link sau: />Sau khi tải về file xpi, kéo file này vào cửa sổ firefox để cài đặt plugin. Sau khi
cài đặt plugin xong thì vào Menu_tools trong firefox sẽ có chức năng SQLite Manager.
Giao diện của SQLite manager trong firefox như sau:
19


Hình 1.: SQLite Manager

1.4 Đặc điểm về hệ điều hành Android
Không phải ngẫu nhiên mà hệ điều hành Android lại có thể chiếm đến 75% thị
phần Smartphone hiện nay. Để có được những thành quả như vậy chắc hẳn hệ điều

hành Android có những điểm mạnh và lợi thế riêng so với các hệ điều hành khác như
IOS, WindowPhone, BlackBerry …
1.4.1 Ưu điểm của hệ điều hành Android
1.4.1.1 Mã nguồn mở
Trong khi các hệ điều hành như iOS, WindowPhone sử dụng mã nguồn đóng thì
Android lại đi ngược lại bằng cách mở mã nguồn và cung cấp cho người dùng tùy ý
chỉnh sửa, mặc sức “xào nấu” mà không có sự can thiệp hay cấm cản từ Google. Do
đó, trước khi các nhà sản xuất lớn như Samsung, Sony, LG, HTC, Oppo … cài đặt hệ
điều hành Android trên thiết bị của mình thì họ đã tinh chỉnh và bổ sung rất nhiều thứ
từ giao diện, đến vô số những tính năng thông minh, tiện lợi.

20


Hình 1.: Mỗi hãng có một cách tùy biến giao diện khác nhau

Thêm một điều mà các hệ điều hành khác như iOS, WindowPhone không có
được đó là việc tự thiết kế giao diện màn hình HomeScreen. Bạn có thể tự kéo thả
những icon, Widget, đồng hồ, thời tiết, tin tức, bản đồ … và bất cứ gì cũng có thể để ra
ngoài màn hình chính.

Hình 1.: Tùy chỉnh, kéo thả widget lên màn hình chủ theo ý mình

1.4.1.2 Gía cả hợp lý từ bình dân đến cao cấp
Mức giá để sở hữu một thiết bị là vấn đề mà không ít người quan tâm đến. Với
các thiết bị Android, trong khoảng từ 1 – 20 triệu đồng, bạn sẽ có muôn vàn những lựa
chọn, từ những thiết bị bình dân vừa túi tiền đến những thiết bị cao cấp sở hữu vô số
21



những tính năng hữu ích. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng điện tử như
Samsung, LG, Sony, Lenovo, Oppo, Huawei … tung ra hàng loạt các sản phẩm đủ mọi
kích cỡ, đủ mọi mức giá vì vậy người dùng sẽ có nhiều sự để lựa chọn hơn so với các
thiết bị sử dụng hệ điều hành khác.
1.4.1.3 Kho ứng dụng Google Play Store đồ sộ

Hình 1.: Kho ứng dụng Google Play Store

Trước đây, khi mới ra mắt kho ứng dụng Google Play chỉ vỏn vẹn có một số ứng
dụng. Nhưng đến nay, kho ứng dụng này đã đạt đến hơn 650.000 ứng dụng, trong đó
có rất nhiều ứng dụng miễn phí mà vô cùng tiện dụng. Đây cũng là lý do để giải thích
cho sự phát triển chóng mặt của hệ điều hành Android trong thế giới di động. Nếu bạn
sử dụng một thiết bị Android, chắc hẳn bạn sẽ không phải bận tâm vì “thiếu ứng dụng
để cài” mà cái bạn sẽ bận tâm đó là “không đủ bộ nhớ để cài”.
1.4.1.4 Dễ sử dụng
Có lẽ hệ điều hành Android chưa chắc đã dễ sử dụng hơn các hệ điều hành khác
(điều này tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người), nhưng vì nó đã quá phổ biến
trên các thiết bị di động, nên chắc hẳn bạn không cảm thấy lạ lẫm gì với nó nữa. Bạn
sẽ có 2 môi trường để làm việc trên các thiết bị Android, đó là màn hình chính
(HomeScreen) và menu chính. Màn hình chủ giống như một ngôi nhà của bạn, gồm có
các bức tường xung quanh mà bạn có thể thõa sức trang trí, treo đồng hồ, dán lịch, đặt
máy nghe nhạc … Menu chính thì giống như trong hộc bàn của bạn, có đầy đủ những
thứ bạn cần như: máy nhắn tin, máy nghe nhạc, điện thoại, máy chụp hình …

22


1.4.2 Nhược điểm của hệ điều hành Android
1.4.2.1 Khả năng dọn rác kém
Sau một thời gian sử dụng thiết bị Android, các dữ liệu của ứng dụng đã được

lưu trong bộ nhớ đệm, mà máy không có quá trình tự động để dọn dẹp chúng đi.
Những dữ liệu này nếu không được dọn dẹp sẽ vẫn nằm ở đó và chiếm bộ nhớ của
máy, đặc biệt là bộ nhớ RAM, vì vậy nếu sử dụng các thiết bị có bộ nhớ RAM thấp
bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng giật, lag khi đang sử dụng. Tuy nhiên, nhược
điểm này cũng có cách để khắc phục, nếu máy không tự “quét nhà” thì bạn sẽ phải
“quét” bằng cách cài đặt các ứng dụng dọn dẹp như: History Eraser, Android System
Cleaner, Clean MasterNhưng vấn đề giật, lag chỉ gặp ở những máy có cấu hình thấp,
đối với những máy tầm trung hoặc cao cấp hiện nay thì hiện tượng đó rất hiếm.
1.4.2.2 Quá nhiều phiên bản dẫn đến việc phân mảnh

Hình 1.: Sơ đồ thể hiện các thiết bị chạy các phiên bản Android

“Đem con bỏ chợ” là những gì mà đa phần người dùng than phiền Google khi sử
dụng hệ điều hành Android phiên bản cũ và không được hỗ trợ nâng cấp lên phiên bản
mới. Do tốc độ phát triển nhanh, kèm theo việc nâng cấp phiên bản thường xuyên dẫn
đến việc có rất nhiều phiên bản Android trên thị trường. Thêm vào đó là rất nhiều hãng
sử dụng hệ điều hành Android mà không thể nào hỗ trợ nâng cấp hết cho tất cả các
thiết bị. Một phần cũng dễ hiểu vì họ luôn chạy theo và tập trung phát triển cho cái
mới nên việc bỏ quên các thiết bị cũ là không hề tránh khỏi.
1.4.2.3 Bảo mật
Do đặc điểm là mã nguồn mở, nên đây là điều kiện để những người có ý đồ xấu
tìm hiểu và khai thác lỗ hổng bảo mật trên thiết bị Android. Ví dụ: trước đây có một
ứng dụng tên là iCalendar là một ứng dụng lịch báo thông thường với những icon và
hiệu ứng lạ mắt, nhưng ẩn bên dưới là những đoạn mã độc dùng để “móc túi” người
23


dùng, những đoạn mã độc này sẽ tự động gửi tin nhắn về tổng đài đã được định sẵn khi
chạm 5 lần trên màn hình mà người dùng không hề hay biết. Sau khi vụ việc được phát
hiện thì ứng dụng đó đã bị gỡ bỏ khỏi Google Play. Dần dần qua các phiên bản,

Google cũng đã cải thiện khả năng bảo mật, nhưng “liệu có còn tồn tại những lỗ hổng
nữa không?” thì vẫn chưa thể trả lời chính xác được.
1.4.2.4 Kho ứng dụng quá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn

Hình 1.: Bảo mật trên thiết bị Android

Thật không dễ dàng để tìm kiểm một ứng dụng phù hợp trong kho lưu trữ khổng
lồ Google Play Store. Khi bạn gõ một từ khóa tìm kiếm trên Play Store tiếp đó sẽ xuất
hiện một danh sách thật dài các ứng dụng có cùng chức năng. Vì vậy việc lựa chọn
không hề dễ dàng.Tuy nhiên, khuyết điểm này cũng có cách để khắc phục. Nếu bạn có
thời gian, bạn có thể tự chọn lọc ứng dụng mình thích vì việc cài đặt và gỡ ra vô cùng
dễ dàng, bạn chỉ việc kéo ứng dụng vào sọt rác là có thể gỡ nó ra nhanh chóng. Nếu
không có thời gian bạn có thể tham khảo trên các diễn đàn công nghệ, có rất nhiều đề
xuất về các ứng dụng hữu ích, chất lượng đã được “kiểm duyệt” bởi một số người
dùng.
1.5 Tổng quan về quy trình hoạt động của một ứng dụng trên hệ điều hành
Android
Windows vẫn duy trì chương trình, “đối đãi” với chúng như nhau dù bạn có thu
nhỏ cửa sổ. iOS chỉ cho phép 1 ứng dụng duy nhất hoạt động tại một thời điểm.

24


Android nằm đâu đó ở giữa, ứng dụng đang chạy được ưu tiên nhưng những ứng dụng
khác không bị “siết chặt” như iOS.
1.5.1 Hệ thống phân cấp
Thứ bậc của process trong Android được chia thành 5 cấp theo 5 mức độ quan
trọng từ cao đến thấp:
Foreground process (tạm dịch: tiến trình nổi bật): Đây chính là những process
dùng để chạy ứng dụng (app) bạn đang dùng. Những process khác cũng có thể được

xem là foreground khi chúng có liên hệ trức tiếp với process “xử lý” app đang chạy.
Tại một thời điểm cũng chỉ có vài foreground process mà thôi.
Visible process (tạm dịch: tiến trình nhìn thấy được): Visible process không liên
quan đến app đang chạy nhưng có tác động đến những gì thể hiện trên màn hình. Ví
dụ, foreground process có tính năng “trong suốt” (transparent) và những ứng dụng
được hiển thị đằng sau chính là visible process. Dễ thấy nhất là khi cài các theme hỗ
trợ khả năng “làm mờ” ứng dụng hoặc “ghim” ứng dụng lên màn hình.
Service process (tạm dịch: tiến trình dịch vụ): Tiến trình dạng này không liên
quan đến bất kì ứng dụng cả đang chạy và “dưới” đang chạy nào. Chúng thực hiện
công việc một cách âm thầm như chơi nhạc hay tải tập tin. Ví dụ bạn đang nghe nhạc
và muốn chuyển sang chơi game, khi bạn mở game cũng là lúc process phát nhạc trở
thành service process, vẫn tiếp tục chơi nhạc khi bạn làm việc khác.
Background process (tạm dịch: tiến trình nền): Background process không xuất
hiện, cũng không thực hiện vai trò dễ nhận ra (như chơi nhạc), chúng không ảnh
hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Tại một thời điểm, có rất nhiều background process
đang chạy và bạn có thể xem chúng là những ứng dụng đang “tạm dừng”. Background
process vẫn sử dụng RAM, cho phép bạn nhanh chóng chuyển đổi trở lại nhưng không
sử dụng thêm tài nguyên phần cứng nào khác. Ví dụ khi dùng Chrome và bấm phím
Home, Chrome trở thành background process và khi mở lại Chrome, nó cũng lập tức
mở lại tab đang xem.
1.5.2 Tính năng tự động quản lý tiến trình của Android
Android có khả năng quản lý process một cách tự động, do đó bạn không cần cài
đặt bất kì ứng dụng “quản lý ứng dụng” nào.
Khi cần nhiều tài nguyên, Android tự động xóa các process ít quan trọng nhất,
bắt đầu từ empty và background process. Khi cần nhiều tài nguyên hơn nữa như lúc
chơi game nặng, hệ thống tự động loại bỏ thêm service process. Chơi game nặng, nhạc
của bạn sẽ tự tắt, tập tin tải về tự động dừng.
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×