Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quá trình hình thành và phát triển theo thời gian của công ty cổ phần Đồng Tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.27 KB, 25 trang )

Chương 1:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN ĐỒNG TÂM VÀ CÔNG TY CỔ
PHẦN SỨ THIÊN THANH.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
1.1.1

Công ty cổ phần Đồng Tâm:

Hình 1.1: Logo công ty cổ phần Đồng Tâm

Bảng 1.1: Địa chỉ chi nhánh công ty cổ phần Đồng Tâm

STT

Văn phòng

Địa chỉ
Số 7 khu phố 6, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh

1

Trụ sở chính

Long An
Tel: (84–7) 2387 2233 – Fax: (84–7) 2387 0514
Số 236A Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6,

2

Văn phòng đại diện


TP.HCM
Tel: (84–8) 3875 6536 - Fax: (84–08) 3876 1405


Vốn điều lệ đăng ký: 680.704.850.000 VND
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính: sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng,
các sản phẩm trang trí nội – ngoại thất, kinh doanh bất động sản, xây dựng và cho
thuê đất trong khu công nghiệp (KCN), cho thuê nhà xưởng, xây dựng khu dân cư, cảng
biển quốc tế, đầu tư liên doanh liên kết.
Thương hiệu Đồng Tâm được sáng lập ngày 25.06.1969, tiền thân là cơ sở sản xuất
gạch bông Đồng Tâm. Qua 38 năm xây dựng và phát triển, từ một cơ sở gạch bông đầu
tiên với vài chục nhân viên đến nay Đồng Tâm đã có một hệ thống gồm 6 nhà máy sản
xuất gạch men, granite, ngói màu, sơn nước, bột trét trường, thiết bị vệ sinh và mạng lưới
trung tâm tư vấn, giới thiệu, phân phối sản phẩm được phân bố trên toàn quốc và cả thị
trường nước ngoài. Ngoài ra Đồng Tâm còn đầu tư nhiều dự án thuộc các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh, bất động sản, ngân hàng, thương mại, dịch vụ… Qua quá trình hình
thành và phát triển, Đồng Tâm đã được công nhân là thương hiệu dẫn đầu trong ngành
vật liệu xây dựng và trang trí nội thất ở Việt Nam.


Bảng 1.2: Quá trình hình thành và phát triển theo thời gian của công ty cổ phần Đồng Tâm
Thời gian
25.6.1969
1976
1986

1993

1994


Sự kiện
Thương hiệu Đồng Tâm được ông Võ Thành Lân sáng lập tại Phú Định, Sài Gòn (nay là Quận 6, Tp. HCM),
sản phẩm đầu tiên là gạch bông truyền thống.
Cơ sở Đồng Tâm cùng với nhiều đơn vị sản xuất gạch bông truyền thống khác sáp nhập lại thành hợp tác xã
và lấy tên là Tổ hợp Đồng Hiệp.
Ông Võ Quốc Thắng (sinh năm 1967) là con trai ông Võ Thành Lân đã tái lập cơ sở và phát triển thương
hiệu Đồng Tâm, phát triển và mở rộng sản xuất trong ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.
Thành lập công ty TNHH SX–XD–TM Đồng Tâm, trụ sở đặt tại 453A Tân Kiên – Huyện Bình Chánh –
TP.HCM.
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gạch bông truyền thống, ngói màu, ván ép formica, tôn kẽm và kinh
doanh vật liệu xây dựng.
Xây dựng nhà máy sản xuất gạch men đầu tiên tại Việt Nam, chuyên sản xuất gạch men lát nền cao cấp, đặt

1997

tại Bến Lức – Long An.
Xây dựng nhà máy sản xuất gạch men ốp tường tại Bến Lức – Long An.
Xây dựng nhà máy Đồng Tâm miền Trung tại KCN Điện Nam – Điện Bàn – Quảng Nam.

1999

Chuyên sản xuất các sản phẩm như ngói màu, gạch men lát nền, ốp tường, gạch porcelain, được giới chuyên

2000

môn trong và ngoài nước đánh giá “là nhà máy sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á”.
Thành lập công ty TNHH thể thao Đồng Tâm, tiếp nhận đội bóng đá hạng nhì của tỉnh Long An và đổi tên
thành đội Bóng đá gạch Đồng Tâm – Long An.
2002 đội bóng vô địch và thăng hạng chuyên nghiệp.
2005 đội Bóng đá gạch Đồng Tâm đã giành được cúp Vô địch của Giải bóng đá chuyên nghiệp và Vô địch



Cúp quốc gia.
Được Liên đoàn bóng đá châu Á chọn vào chương trình tầm nhìn châu Á và được dùng làm mô hình bóng đá
chuyên nghiệp của Việt Nam.

2002
2003

2004

2006 đội bóng đá gạch Đồng Tâm – Long An đã bảo vệ thành công chức Vô địch V–League.
Thành lập công ty cổ phần Đồng Tâm chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sơn nước và bột trét tường tại
tỉnh Long An.
Mở rộng sang lãnh vực đầu tư xây dựng khu công nghiệp, thực hiện giai đoạn 1 đầu tư xây dựng KCN Thuận
Đạo, Bến Lức – Long An trên diện tích 110 ha.
Thành lập công ty cổ phần Đồng Tâm miền Bắc, trụ sở đặt tại 88 Phan Đình Phùng – Cẩm Thượng – Hải
Dương.
Xây dựng khu liên hợp với diện tích 45ha gồm : nhà máy sản xuất gạch Ceramic, porcelain, ngói màu, sơn,
bột trét, kho hàng, phòng trưng bày sản phẩm gạch, sơn, ngói màu, thiết bị vệ sinh và hàng trang trí nội thất.
Khởi công mở rộng nhà máy Đồng Tâm miền Trung.

26.3.2005

Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất gạch porcelain kích cỡ lớn 100cmx100cm. Đây là sản phẩm đầu tiên có
kích thước lớn nhất ở Việt Nam, duy nhất do công ty Đồng Tâm sản xuất đã được vào Sách kỷ lục Việt Nam
năm 2006.
Tháng 6.2006, Đồng Tâm mua lại 60% cổ phần và tham gia quản lý, điều hành công ty cổ phần sứ Thiên
Thanh.


2006

Đầu tư dây chuyền sản xuất ngói màu theo công nghệ của Italia, công nghệ sơn ướt.
Ngày 01.9.2006 hợp nhất công ty TNHH Thắng Lợi vào công ty cổ phần Đồng Tâm và dời về trụ sở mới tại
số 07 khu phố 06, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

2007

Triển khai đầu tư xây dựng khu liên hợp sản xuất vật liệu xây dựng – trang trí nội thất tại tỉnh Hải Dương.
Ký kết hợp tác với công ty CP Vĩnh Cửu – chuyên sản xuất mặt hàng đá trang trí.


Hợp tác với công ty TNHH Khải Vy để thành lập công ty CP Đồng Tâm – Khải Vy lấy thương hiệu là DK.
Khởi công xây dựng KCN Đồng Tâm – Bến Lức giai đoạn 2.
Đầu tư xây dựng Khu hành chánh đô thị mới Tân An – tỉnh Long An.


Nhân lực: Đồng Tâm có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm (18% trên tổng số
3.000 CBCNV có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 15% có trình độ đại học và
trên đại học) và đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao nhiều năm gắn bó với công ty
(có những nhân viên đã gắn bó với công ty trên 20 năm).
Năng lực sản xuất: với các dây chuyền sản xuất hiện đại của Ý, Nhật và các nước
tiên tiến trên thế giới, công suất hiện nay của 6 nhà máy công ty cổ phần Đồng Tâm đạt
sản lượng 15 triệu m2 gạch ốp lát/năm, đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước và
xuất khẩu. Sản phẩm ngói với công nghệ hiện đại đã đưa công suất lên 15 triệu viên/năm
(gồm hai nhà máy), sơn nước 1,8 triệu lít/năm.
Hệ thống phân phối: trải qua sự phát triển và phấn đấu không ngừng suốt 38 năm qua,
công ty cổ phần Đồng Tâm hiện nay có một văn phòng giao dịch, 8 công ty thành viên
trong đó có 5 nhà máy hoạt động sản xuất và 24 chi nhánh, văn phòng đại diện trên toàn
quốc. Trong năm nay, Đồng Tâm tiếp tục xây dựng thêm hơn 10 chi nhánh tại các tỉnh

thành như Cà Mau, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Huế, Nghệ An.
1.1.2

Công ty cổ phần sứ Thiên Thanh:

Công ty cổ phần sứ Thiên Thanh là một trong sáu công ty liên kết với công ty cổ
phần Đồng Tâm, chuyên sản xuất thiết bị vệ sinh có mặt trên thị trường từ năm 1950,
sớm nhất Việt Nam.
Các sản phẩm như: bàn cầu, lavabo, bồn tiểu, bidet, bình lọc nước… được sản xuất
trên dây chuyền hiện đại bao gồm những máy móc, thiết bị từ các hãng sản xuất hàng đầu
của châu Âu như Sacmi (Ý), Thermic và Interdri (Anh), Netzsch và Dost (Đức), sản
phẩm của Thiên Thanh đạt chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu về độ bền, độ cứng và độ
bóng sang trọng của bề mặt men, phong phú về màu sắc cũng như giá cả hợp lý với dịch
vụ làm hài lòng khách hàng.
Công ty cổ phần sứ Thiên Thanh hiện có 1 nhà máy sản xuất đạt năng suất 700.000
sản phẩm/năm, lớn nhất Việt Nam.


Hình 1.2: Logo công ty cổ phần sứ Thiên Thanh

Hệ thống chất lượng của Thiên Thanh được vận hành theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
như một cam kết với quý khách hàng về chất lượng sản phẩm từ quy trình thiết kế đến
giai đoạn đưa ra thị trường và dịch vụ đi kèm. Từ những ngày đầu mới sản xuất đến nay,
công ty cổ phần sứ Thiên Thanh luôn phát triển, tăng trưởng tốt, sản phẩm sứ Thiên
Thanh đã được người tiêu dùng Việt Nam mến mộ và liên tục được bình chọn là hàng
Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm. Mạng lưới của công ty rộng khắp cả nước
thông qua các kênh như: chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý, showroom. Ngoài ra, sản
phẩm của công ty cũng được xuất sang một số nước Pháp, Úc, Hàn Quốc, Ucraina…
Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt sáu thập kỷ qua đã tạo nên một thương
hiệu Thiên Thanh nổi tiếng, được biết đến cả trong và ngoài nước như là những sản phẩm

sứ vệ sinh thuần Việt chất lượng cao, mang tính hiện đại và lịch lãm.
Sản phẩm Thiên Thanh có nhiều mẫu mã, màu sắc phong phú, đa dạng mang tính
thẩm mỹ và tiện nghi cao. Các thiết kế của sản phẩm Thiên Thanh luôn gắn liền với tính
dễ lắp đặt, dễ sử dụng và hơn hết là thân thiện với môi trường. Sản phẩm bộ cầu với hệ
thống xả thẳng, xả xoáy, xả xoáy tia áp lực và xả xoáy kết hợp xả thẳng làm sạch hiệu
quả, tiết kiệm nước và ít tiếng ồn là minh chứng cho tính đột phá trong khâu thiết kế của


Thiên Thanh theo những chuẩn mực mới nhất. Đặc biệt gần đây, Thiên Thanh vừa nghiên
cứu và áp dụng thành công công nghệ nano chống bám bẩn Cleanmax – với công
nghệ tiên tiến này, việc chùi rửa các sản phẩm sứ vệ sinh Thiên Thanh trở nên dễ dàng và
tiện lợi hơn bao giờ hết.
Chất lượng của Thiên Thanh không chỉ ở phần sứ mà còn thể hiện ở phần phụ kiện.
Các sản phẩm sứ Thiên Thanh được lắp đặt với bộ phụ kiện cao cấp của hãng Siamp –
một tập đoàn chuyên sản xuất phụ kiện thiết bị vệ sinh hàng đầu trên thế giới. Sự kết hợp
hoàn mỹ này mang đến quý khách hàng giá trị lâu bền trên các sản phẩm sứ Thiên Thanh.
Kể từ năm 1950, thương hiệu sứ vệ sinh Thiên Thanh đã tạo nên niềm tin lớn cho
khách hàng và tự hào được người tiêu dùng nhiều năm liền bình chọn là “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” và đã “căng buồm vượt biển” đến những thị trường khó tính như: Nhật,
Mỹ, EU… Thành tựu này không chỉ dành cho tập thể lãnh đạo và nhân viên Thiên Thanh
mà còn là niềm tự hào của một thương hiệu Việt.
Đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, có một huyền thoại về một con thuyền căng buồm
vượt sóng, mang ấm no và phồn thịnh đến những bến bờ trải dài khắp đất Việt. Con
thuyền ấy đã trở thành biểu tượng của Thiên Thanh với mong ước mang đến quý khách
hàng sự thỏa mãn qua những sản phẩm thuần Việt với các tiện ích cao nhất. Giờ đây, sau
hơn 60 năm, con thuyền huyền thoại ấy vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình, vững chãi dong
buồm tới những bờ bến mới như một cam kết “tất cả vì sự hoàn hảo cho ngôi nhà bạn”.


1.2


Chức năng – Nhiệm vụ các bộ phận:



Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Đồng Tâm


Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần sứ Thiên Thanh


Chương 2:
Hoạt động của Công ty cổ phần Thiên thanh thuộc Tập Đoàn Đồng Tâm
2.1

kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2008 - 2010:

Hình 2.1: Cấu trúc tài sản – nguồn vốn của công ty cổ phần Đồng Tâm
Tỷ lệ tài sản dài hạn giảm dần và liên tục qua các năm từ 37,0% (2008) còn 35,1%
(2009) và 31,1% (2010) bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng giảm dần từ 33,2% (2008),
32,2% (2009) và 27,8% (2010).
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn tăng dần trong các năm 1,9% trong năm 2009 và 4% trong năm
2010 nên tính thanh khoản tăng, chứng tỏ tình hình tài chính tốt hơn qua từng năm.
Nợ phải trả tăng trong khi vốn chủ sỡ hữu giảm chứng tỏ công ty biết lợi tấm chắn
thuế nhằm tăng lợi nhuận ròng.
Tỷ lệ lợi ích cổ đông thiểu số giảm từ 2,4% (2008) còn 1,4% (2010) chứng tỏ công ty
cổ phần Đồng Tâm dùng lợi nhuận vào việc tái đầu tư sản xuất cho hoạt động kinh doanh
và đầu tư.



Hình 2.2: Cấu trúc vốn của công ty cổ phần Đồng Tâm
Tổng giá trị hàng tồn kho tăng dần qua các năm, 1.005,7 tỷ đồng (2008) lên đến
1.564,3 tỷ đồng (2010) chứng tỏ tình hình kinh tế ngày càng xấu đi và lượng hàng tồn
kho rơi vào tình trạng ngày càng tăng lên do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng
giảm. Lượng hàng tồn kho ngày càng tăng dẫn đến tình trạng khả năng luân chuyển vốn
giảm gây giảm sút lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Đồng Tâm. Tuy
nhiên năm 2009 giá trị lượng hàng tồn kho tăng 327 tỷ đồng, trong năm 2010 giá trị
lượng hàng tồn kho tăng 231,6 tỷ đồng cũng là một dấu hiệu khả quan.
Nợ dài hạn trong năm 2009 đã tăng 115,7 tỷ đồng đẩy mức nợ trong năm 2008 là
374,3 tỷ đồng thành 490 tỷ đồng trong năm 2009, tuy nhiên trong năm 2010 thì số nợ này
đã giảm 355,1 tỷ đồng chỉ còn 134,9 tỷ đồng cho đến cuối năm 2010. Đây cũng là một
dấu hiệu tốt cho thấy khả năng hoạt động và lãnh đạo của công ty cổ phần Đồng Tâm rất
tốt giúp công ty vượt qua giai đoạn một cách từ từ và vững chắc.
Nợ ngắn hạn tăng 28,5 tỷ đồng (2009) và 671,6 tỷ đồng (2010) dẫn đến rủi ro trong
kinh doanh tăng vì khi nợ ngắn hạn tăng buộc công ty phải có chính sách luân chuyển
vòng vốn nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Tổng nguồn vốn – tài sản của công ty cổ phần Đồng Tâm trong năm 2008 là 2.284,4
tỷ đồng tăng lên trong năm 2009 là 2.440,9 tỷ đồng tức tăng 156,5 tỷ đồng và năm 2010
là 2.728,5 tỷ đồng tức tăng 287,6 tỷ đồng, từ đó cho thấy quy mô công ty cổ phần Đồng
Tâm phát triển hàng năm.


Hình 2.3: Cấu trúc chi phí của công ty cổ phần Đồng Tâm

Hình 2.5: Khả năng thanh toán – sinh lợi của công ty cổ phần Đồng Tâm
Khả năng thanh toán của công ty cổ phần Đồng Tâm giảm mạnh trong năm 2010 so
với năm 2008 từ 1,31 còn 1,05 đối với tỷ số thanh toán hiện hành, từ 0,4 còn 0,18 đối với
tỷ số thanh toán nhanh và 0,02 còn 0,01 đối với tỷ số thanh toán bằng tiền cho thấy tình
hình nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh gây ra những tác động tiêu cực.
Khả năng sinh lợi của công ty cổ phần Đồng Tâm giảm từ 1,6% còn 1,27% đối với tỷ

suất sinh lợi trên tổng tài sản, tăng từ 2,93% lên 3.09% đối với tỷ suất sinh lợi trên doanh


thu, từ 4,24% lên 4,26% đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cho thấy tuy có
những tác động tiêu cực nhưng tỷ suất sinh lợi vẫn tăng dù không đáng kể.
So sánh kết quả kinh doanh năm 2009 và 2010:

Hình 2.6: So sánh kết quả kinh doanh năm 2009 và 2010 công ty cổ phần Đồng Tâm
Tỷ lệ đóng góp doanh thu của thiết bị vệ sinh tăng từ 4% trong năm 2009 lên 6%
trong năm 2010 là một bước tiến trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh của công ty cổ phần Đồng
Tâm và cụ thể là công ty cổ phần Thiên Thanh.
Tình hình thực hiện so với kế hoạch:

Hình2.7: So sánh kế hoạch với thực hiện của công ty cổ phần Đồng Tâm
Kết quả kinh doanh 3 năm: 2008, 2009 và 2010:


Hình 2.8: Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây của công ty cổ phần Đồng Tâm
Bảng 1.1: Đánh giá mức độ khả quan qua tỷ lệ lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ vốn điều lệ
Năm

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế

Tỷ lệ vốn điều lệ

2009

205,88%

129,97%


2008

47,14%

100%

Kết luận
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế > tỷ lệ
vốn điều lệ: dấu hiệu khả quan
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế < tỷ lệ
vốn điều lệ: dấu hiệu không khả
quan

2.2

Phân tích các hoạt động:

Công ty cổ phần sứ Thiên Thanh là công ty mà công ty gạch Đồng Tâm chiếm tỷ
lệ sở hữu 38,54%. Do hầu như toàn bộ hoạt động kinh doanh của Thiên Thanh điều chịu
sự chi phối của Đồng Tâm. Khi Thiên Thanh sản xuất ra sản phẩm không trực tiếp phân
phối ra bên ngoài mà chỉ bán lại cho công ty thương mại là công ty con của Đồng Tâm,
đồng thời Đồng Tâm cũng kiêm luôn những việc như tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, làm
marketing…
Nói tóm lại, Công ty Cổ phần Thiên Thanh chỉ chịu trách nhiệm chủ yếu là sản
xuất ra sản phẩm.
2.3.

Phân tích môi trường tác nghiệp:
2.3.1 Đối thủ cạnh tranh:

2.3.1.1 Viglacera:


Hình 2.9: Logo Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera)
Được thành lập năm 1974, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) đã
không ngừng phát triển mở rộng ngành hàng, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư thiết bị hiện
đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới
trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng.
Tổng công ty Viglacera là người đi tiên phong nhập công nghệ hiện đại và thiết bị
tiên tiến để xây dựng các nhà máy sản xuất thủy tinh và gốm xây dựng đầu tiên đạt tiêu
chuẩn châu Âu tại Việt Nam: nhà máy sứ Thanh Trì, nhà máy sứ Việt Trì, nhà máy sứ
Bình Dương, nhà máy gạch ốp lát Hà Nội, nhà máy gạch men Thăng Long, nhà máy
granite Thạch Bàn, nhà máy granite Tiên Sơn, nhà máy kính nổi Viglacera, nhà máy gạch
Cotto tại Giếng Đáy, Bình Dương…
Liên tục tăng trưởng với tốc độ phát triển hàng năm gần 30%, ngày nay Tổng công ty
Viglacera đang hướng theo sự phát triển đa ngành đa sử hữu và trở thành nhà sản xuất và
kinh doanh vật liệu xây dựng hàng đầu của Việt Nam, với trên 40 đơn vị thành viên và
đội ngũ cán bộ, công nhân viên trên 15.000 người. Các đơn vị thành viên đóng trên khắp
mọi miền của đất nước, bao gồm các công ty hoạch toán độc lập và phụ thuộc, các công
ty cổ phần, các công ty liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước, được gắn kết bởi
thương hiệu Viglacera trên các lĩnh vực: vốn, khoa học công nghệ, thị trường, đào tạo…
bao gồm:


3 công ty sản xuất kính xây dựng với tổng công suất thiết kế đạt gần 80 triệu
m2 QTC/năm, có thể đáp ứng phần lớn các nhu cầu của thị trường trong nước
và xuất khẩu.





11 công ty sản xuất gạch ngói, đất sét nung với hệ thống 15 nhà máy sản
xuất đang hoạt động với tổng công suất đạt trên 1 tỷ viên QTC/năm, 2 nhà máy
đang trong quá trình xây dựng.



1 công ty sản xuất gạch không nung.



3 công ty sản xuất gạch ốp lát ceramic và granite, cung cấp 23 triệu m 2 gạch ốp
lát ceramic và granite cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.



3 công ty sản xuất sứ vệ sinh tổng công suất là 1,3 triệu sản phẩm/năm.



5 công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nguyên liệu, đảm bảo đủ cung cấp
nguyên liệu cho hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng của Viglacera cũng như
cung cấp một phần cho thị trường.



8 công ty hoạt động trên lĩnh vực đầu tư, kinh doanh hạ tầng KCN, đô thị – nhà
ở và văn phòng – trung tâm thương mại, sở hữu trên 2000 ha đất xây dựng
KCN, khu đô thị và thương mại văn phòng.


Các đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đào tạo…

Hình 2.10: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera)

Mức giá sản phẩm của Viglacera:


Bảng 2.2: Giá sản phẩm của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera)
STT
1
2
3
4

Nhóm sản phẩm
Bàn cầu
Cầu liên khối
Chậu rửa
Bồn tiểu
2.3.1.2 American Standard:

Giá bán (VND)
Từ
Đến
490.000
2.450.000
2.420.000
4.850.000
206.000
1.400.000

240.000
5.800.000

Lịch sử American Standard được khởi đầu từ năm 1872, khi John B.Pierce mở một
cửa hàng nhỏ chuyên cung cấp các sản phẩm cấp nước bằng sắt đúc tráng men ở
Massachusetts. Với đầu óc kinh doanh nhạy bén ông đã phát triển cửa hàng một cách
nhanh chóng, sau đó ông tuyên bố thành lập công ty Pierce Steam Heating là một trong 3
công ty được hợp nhất vào năm 1982 và sau đó trở thành công ty American Radiator.
Năm 1929, American Radiator sát nhập với công ty Standard Sanitary Manufacturing.
Sản phẩm từ hai công ty này đã chiếm nửa thị phần Mỹ và châu Âu. Sau đó 18 năm,
American Radiator & Standard Sanitary Corporation được biết đến như một thương hiệu
nổi tiếng trên thương trường. Đến năm 1948, công ty đổi tên thành American Standard.

Hình 2.3: Logo American Standard
Bảng 2.3: Quá trình hình thành và phát triển của American Standard
Thời gian
1929
1968
1984

Sự kiện
American Standard trở thành một công ty thương mại độc lập.
WABCO gia nhập tập đoàn American Standard. Cũng trong năm này
American Standard bắt đầu lật sang trang sử mới.
Trane gia nhập tập đoàn American Standard.
Sau cuộc tiếp quản không thành công, lãnh đạo tập đoàn American

1988

Standard đã tạo nên một đòn bẩy mới bằng việc mua lại công ty từ thị

trường chứng khoán.


1990
1995
2007
01.11.2
007
11.2007

Tập đoàn American Standard bán công ty thiết bị thắng xe WABCO.
American Standard trở thành một công ty thương mại độc lập trở lại
với giá ban đầu của thị trường chứng khoán là 20$.
American Standard tuyên bố bán lại thương hiệu Bath & Kitchen
(B&K)
Liên doanh EMEA, Asia/Pacific and Incesa hoạt động độc lập tại
Trung và Nam Mỹ.
Công ty chính thức đổi tên mới là Ideal Standard International

Hình 2.11: Logo Ideal Standard International
Ideal Standard International thay đổi hình ảnh, hệ thống nhận diện thương hiệu và tầm
nhìn của tập đoàn, mở ra kỉ nguyên số trong phòng tắm.
Ideal Standard International, một công ty đa quốc gia dẫn đầu về cung cấp các giải
pháp thiết kế đầy sáng tạo cho phòng tắm, có trụ sở chính đặt tại Brussels (Bỉ) và có
nhiều chi nhánh tại các khu vực như châu Âu, Trung Đông, châu Phi, châu Á – Thái Bình
Dương và hiện diện ở Trung và Nam Mỹ qua việc liên doanh với Incesa.
Tập trung 100% cho các giải pháp về phòng tắm, Ideal Standard International mang
đến cho khách hàng các sản phẩm đạt trình độ phát triển kỹ thuật cao. Ideal Standard
International luôn hướng đến việc chuyển tải thời đại kỹ thuật số vào trong phòng tắm,
tạo ra một không gian sống đầy thư giãn và thú vị. Với Ideal Standard International, tính

sáng tạo được xem như là chất xúc tác cho việc phát triển không ngừng cho các giải pháp
phòng tắm và luôn nhắm đến việc tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo, thông minh,
kết hợp với các công nghệ tiên tiến nhất.
Các sản phẩm của Ideal Standard International được bán dưới nhiều thương hiệu nổi
tiến trên thế giới như Ideal Standard, Jado, American Standard (ở châu Á/châu Á – Thái


Bình Dương và Incesa), Incesa Standard (Incesa), Armitage Shanks (Anh), Ceramica
Dolomite (Ý), Porcher (Pháp, Incesa) và Vidima (Đông Âu).
Với tổng vốn đầu tư ban đầu 16,5 triệu USD, nhà máy của American Standard đặt tại
Bình Dương đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997 với công suất 400.000 sản
phẩm/năm. Chỉ sau 4 năm (từ 2001), sản phẩm thứ 1 triệu đã ra đời. Năm 2005, nhà máy
Bình Dương đã đoạt giải thưởng “Nhà máy hoạt động tốt nhất trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương” cho thành tích xuất sắc trong số các nhà máy American Standard
trong khu vực. Năm 2011, American Standard tăng công suất nhà máy lên gấp đôi so với
công suất ban đầu.
Tại Việt Nam, các sản phẩm thiết bị phòng tắm của American Standard đã được sử
dụng rộng rãi ở các công trình khách sạn lớn như: Sheraton Nha Trang, Cendeluxe Phú
Yên, Daewoo Hà Nội, Sofitel Metropole, Riverside Renaissance Saigon, Furama Resort
Đà Nẵng, khu nghỉ mát Thuan An Beach – Huế, khu nghỉ mát Hội An Victoria, khu nghỉ
mát Golden Sand… cũng như ở các công trình phát triển nhà ở cao cấp, các cao ốc văn
phòng cho thuê và công trình công cộng như: khu đô thị mới Ciputra, khu đô thị Phú Mỹ
Hưng, các cao ốc căn hộ cao cấp: Cantavil, Đất Phương Nam, khu biệt thự Saigon Villa
Riviera. Các sản phẩm thiết bị phòng tắm cũng được xuất khẩu sang thị trường các nước:
Thái Lan, Hàn Quốc, Philipin, các nước thuộc khu vực Trung Đông và châu Âu.
Bảng 2.4: Giá cả sản phẩm của American Standard
ST
T
1
2

3
4
2.3.2

Nhóm sản phẩm
Bàn cầu
Cầu liên khối
Chậu rửa
Bồn tiểu

Giá bán (VND)
Từ
Đến
3.694.890
9.513.000
2.420.000
13.780.000
378.510
3.445.650
411.060
11.625.000

Khách hàng:

Tất cả các sản phẩm của Thiên Thanh đều được phần phối cho Công ty TNHH Thương
Mại là Công ty con của Công ty Đồng Tâm (không bán trực tiếp qua bên ngoài thị
trường)
2.3.3. Nhà Cung Cấp(nguyên liệu):



Để có được những sản phẩm có chất lượng cao như hiện nay Thiên Thanh đã sử dụng
nguồn nguyên liệu đầu vào tốt nhất do những nhà cung ứng có uy tín cung cấp, bao gồm
cả việc nhập khẩu nguồn nguyên – vật liệu từ nước ngoài nhưng chủ yếu vẫn là nguồn
cung ứng trong nước.
Để có được lịch trình sản xuất ổn định thì Thiên Thanh mất nhiều thời gian để xây
dựng mối quan hệ bền vững tin cậy với các nhà cung ứng để luôn có được những nguồn
nguyên vật liệu tốt nhất nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của mình.
Vai trò của nguyên liệu:
Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong công nghệ ceramic, nguyên liệu phải có cỡ
hạt, thành phần khoáng hóa ổn định, phù hợp với quá trình sấy và nung tiếp theo để tạo
nên sản phẩm có thành phần pha và chất lượng cần thiết.
Công ty sứ Thiên thanh sử dụng nguyên liệu chủ yếu trong nước. Các nguyên liệu
nhập về công ty thường là nguyên liệu thô và được kiểm tra độ ẩm bởi các kỹ sư của nhà
máy, kiểm tra thành phần hóa bởi trung tâm kiểm nghiệm chất lượng khu vực III trước
khi nhập kho.
Các loại nguyên liệu sử dụng:
Nguyên liệu sẵn có trong nước được nhà cung cấp vận chuyển theo hợp đồng mua
bán đến tận công ty bằng những xe tải lớn.
Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài được vẫn chuyển bằng tàu biển, chở về nhà
máy bằng các xe tải.
Nguyên liệu chính:
1. Cao lanh lọc (Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên)
2. Trường thạch Đà Nẵng
3. Đất sét Trúc Thôn
4. Cát Cam Ranh.
5. Cao lanh lọc Vĩnh Phú (còn gọi là cao lanh Đông Dương)
Nguyên liệu phụ:
Keo silicat, NaOH, hoạt thạch, đá vôi
2.3.4. Sản phẩm thay thế:
Các loại sản phẩm được sản xuất bằng: inox, gỗ cao cấp…..

2.4

Môi trường vĩ mô:

Bảng2.5: Phân tích môi trường vĩ mô


Yếu tố
Kinh tế

Nội dung
1. Tình hình kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, thu
nhập quốc dân tăng.
2. Mức độ thất nghiệp giảm, người dân có việc làm khá ổn định, nền kinh

tế dần hồi phục, thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.200 USD.
3. Nhiều ý kiến cho rằng chính phủ Việt Nam đang đưa ra chính sách

đúng hướng và nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại, kinh tế vốn đang
đương đầu với một số khó khăn, sẽ hồi phục trong năm .
4. Chuyên gia thuộc HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm

2011 sẽ đạt 7% từ mức 7,5%.
5. Tỷ lệ lạm phát, hiện ở mức khoảng 12,3%, sẽ xuống mức 1 con số vào

thời điểm cuối năm 2011 và tính cả năm 2011 ở mức 9,9%.Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tháng 9.2011 tăng 0,82%.
6. Lãi suất huy động tiết kiệm ở mức 14% - 15%, lãi suất cho vay đã

giảm và có xu hướng tiếp tục giảm.

7. Kinh tế đang dần hồi phục, GDP quý I tăng 5,43%, quý II tăng 5,67%,

quý III tăng 6,11%, 9 tháng đầu năm đạt 5,76%.
Chính phủ và
chính trị

1. Tình hình chính trị tại Việt Nam được xem là ổn định trên thế giới.
2. Khuyến khích người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
3. Có nhiều chính sách bảo vệ người lao động và người tiêu dùng.

Xã hội

1. Dân số hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người, tiếp

tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm.
2. Các gia đình Việt Nam là gia đình ba thế hệ.
3. Nhiều dân tộc khác nhau, chủ yếu là người Kinh.
4. Khoảng 60% dân số có độ tuổi dưới 30, có một nguồn nhân lực trẻ dồi


dào.
5. Có hơn 50 dân tộc với đại đa số là người Kinh sinh sống khắp ba miền

của đất nước.
Tự nhiên

1. Giá dầu mỏ tăng vọt thúc đẩy việc tìm kiếm ráo riết những dạng năng

lượng khác.
2. Giá dầu mỏ biến động đồng thời tác động trực tiếp đến giá gas dùng


cho sản xuất sứ.
Công nghệ 1.- Công nghệ mới sẽ ít tốn thời gian và năng lượng, giảm được chi phí
Kỹ thuật

nhân công.
2. Đạt các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như tiêu chuẩn quản lý.


×