Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NHỮNG TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM_Thi giáo viên giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.97 KB, 14 trang )

TÌNH HUỐNG 1:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Tình huống
Trong giờ dạy môn địa lí của cô giáo A, khi dạy bài phân bố lượng mưa của lớp 6. Cô giáo
đưa ra số liệu về lượng mưa theo sách giáo khoa cô đang sử dụng (xuất bản năm 2002) thì
nhiều học sinh đã phát hiện ra số liệu không đúng với số liệu có trong sách giáo khoa của
học sinh (xuất bản năm 2009)
2. Biện pháp khắc phục của tình huống
Giáo viên mượn sách của học sinh lấy số liệu mới và tiếp tục giảng dạy. Và lưu ý cập nhật
thông tin về số liệu thực tế trong giảng dạy.
TÌNH HUỐNG 2:
TÌNH HUỐNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH:
1. Nội dung tình huống sư phạm:
Khi giáo viên trả bài kiểm tra một tiết cuối cùng của học kì I sau khi tính điểm
trung bình môn của mình và điểm trung bình học kì I một học sinh đã có ý kiến " thầy có
thể cộng cho em một điểm vào điểm một tiết cuối cùng để đủ điểm là học sinh giỏi và trừ
điểm đó và bài kiểm tra đầu tiên của học kì hai được không?"
2. Cách sử lí thực tế của giáo viên.
Giáo viên đua ý kiến của bạn hỏi ý kiến cả lớp và cả lớp đồng ý. Giáo viên quyết
định cộng thêm một điểm vào bài kiểm tra cho học sinh và ghi nhớ sẽ trừ của học sinh một
điểm vào bài kiểm tra đầu tiên của học kì II của học sinh.
3. Lời bình cách sử lí của giáo viên và cách sử lí khác.
- Theo tôi cách sử lý trên hợp lí, công bằng và cũng được sự đồng ý của tất cả các học
sinh. Trong thâm tâm gv cung muốn giúp hs điều này.
TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM: KIỂM TRA LẤY ĐIỂM MIỆNG
Sau khi tiến hành bước ổn đnịnh tổ chức lớp, tôi gọi học sinh lên bảng kiểm tra bài
cũ.
-Mời em Khải lên bảng
Khải là một học sinh vào loại nhất nhì lớp, lười học nhưng lại hay sĩ và thường hay
sáng ý làm ra các trò cười cho cả lớp.


Tôi vừa mới dứt lời, Khải đã đáp gọn lỏn với thái độ tỉnh bơ
- Em không thuộc ạ!


-Vì sao em không thuộc bài - Tôi hỏi gắt
- Thưa …..dốt.
Cả lơp cười ồ lên. Tôi ngạc nghiên và thấy khải đang nhìn các bạn tỏ vẻ thỏa mãn
với câu trả lời của mình….
Sau khi yêu câu cả lớp trật tự, tôi quay sang nhìn thẳng vào Khải. nói:
- Sao? Em vừa nói rằng em dốt phải không?
- Vâng Khải vẫn đáp với giọng đắc thắng còn mắt thì đấu thẳng vào mắt tôi.
- Vậy em hãy chứng minh cho tôi và cả lớp biết rằng em dốt đi ……- Tôi thách
thức.
Khải lúng túng cúi mặt. Cả lớp đổ dồn nhìn Khải lúc này tôi mới đổi giọng.
Một ngưới biết nói rằng em dốt thì người đó không đến nỗi dốt đâu….Thôi em về
chỗ. Tôi cho em chịu. Giờ sau tôi sẽ kiểm tra.
Mấy hôm sau Khải đến gập tôi gãi tai nhận lỗi. Từ đó tôi không còn thấy em diễn
lại cái kiểu cùn đó nữa
Tình huống 3
Sử dụng thiết bị…
Trong giờ dạy vật lí 7 tiết thực hành phần điện học cô giáo đã phát cho mỗi nhóm
học sinh một bộ thí nghiệm tốt để thực hành. Sau khi học sinh nhận thí nghiệm và tiến
hành làm thí nghiệm thì có hai nhóm học sinh báo cáo là dụng cụ thí nghiệm bị hỏng
không hoạt động được. Cả hai nhóm đều bảo dụng cụ thí nghiệm đểu và ngồi chơi không
làm thí nghiệm nữa. Đứng trước tình huống đó là một GV bạn làm thế nào?
A. Phản đối việc học sinh bảo đồ dùng dạy học đểu và khẳng định là dụng cụ thí
nghiệm tốt và bắt học sinh tiếp tục làm thí nghiệm.
B. Phản đối việc học sinh bảo đồ dùng dạy học đểu và khẳng định là dụng cụ thí
nghiệm tốt còn nếu hỏng là do học sinh đã làm hỏng và bắt học sinh tiếp tục làm thí
nghiệm.

C.Phản đối việc học sinh bảo đồ dùng dạy học đểu và khẳng định là dụng cụ thí
nghiệm tốt và yêu cầu học sinh kiểm tra lại cách mắc thiết bị thí nghiệm và tiếp tục làm thí
nghiệm.
D. Không phản đối việc học sinh bảo đồ dùng dạy học đểu mà yêu cầu các em kiểm
tra lại cách bố trí thí nghiệm đồng thời cô giáo xuống cùng kiểm tra và làm với các em học
sinh. Nếu các em bố trí thí nghiệm sai thì nhắc các em trước khi khẳng định điều gì cần
phải nghiên cứu kĩ. Nếu thiết bị vẫn không hoạt động, bị hỏng thì phân tích cho các em
các nguyên nhân dẫn đến bị hỏng và cho các em sang các nhóm khác làm thí nghiệm cùng
các bạn.
PHƯƠNG ÁN D LÀ TỐI ƯU NHẤT


Tình huống 5:
“Trong vấn đề giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh”.
1. Tên tình huống sư phạm :“Tật nói ngọng”
2. Nội dung THSP:
Trong một lớp học có một học sinh nói ngọng rất nặng mà lại hay nói chuyện. khi
vấn đáp gợi mở có những học sinh hay nói leo giáo viên nhắc nhở không được nói đế, nói
leo mà phải giơ tay phát biểu. Giờ học hôm đó có học sinh lại quên lời nhắc nhở của thầy
giáo thì em học sinh đó nhắc: “Đấy nại lói neo rồi!” (đấy lại nói leo rồi), làm cả lớp cười
lên, nghe những tiếng cười đó, bạn xử lý thế nào?
3. Các phương án xử lý:
A, Giáo viên tảng lờ như không để ý.
B, Nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.
C,Tôi giải thích và động viên như sau: “Tôi biết tật hay nói ngọng của một số em
chưa khắc phục được sẽ làm cho các bạn cười. Nhưng bạn đó biết mình hay nói ngọng rất
nặng nên hàng ngày bạn đó đang luyện nói để nhanh chóng khắc phụcđược tật nói ngọng
của mình, mong cả lớp thông cảm cho bạn của mình.
4. Lời bình chọn phương án “C”:
Là hợp lý hơn cả, có tính giáo dục, động viên học sinh khắc phục những tật không mong

muốn và nâng cao ngôn ngữ tiếng Việt, hiểu thêm về sự đa dạng, phong phú, sự chính xác
của tiếng Việt.
5. Những đề xuất: Hãy cùng tập hợp thêm những THSP cụ thể sử dụng ngôn ngữ tiếng
Việt trong quá trình GD HS nói, viết và cách xử lý.
Tình huống 6
Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt
1. Tên tình huống:
- Giáo dục đạo đức học sinh
2. Nội dung:
Năm học 2011- 2012, học sinh Mã Quốc Cường lớp 9A3 là 1 học sinh cá biệt về
đạo đức : Trong lớp thường xuyên mất trật tự không ghi bài, lười học bài ở nhà, hay nghỉ
học không phép, nói dối giáo viên, ham chơi điện tử.
3. Cách xử lý thực tế:
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện nội quy học
sinh
- Phân công các bạn trong lớp theo dõi và giúp đỡ
- Xếp cho em 1 chỗ ngồi hợp lý trong lớp


- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn của lớp. Thường xuyên trao đổi thông tin
với gia đình học sinh
- Tập thể lớp họp xét kỷ luật học sinh Cường ,báo cáo Ban giám hiệu để tìm biện
pháp giáo dục
- Hội đồng kỷ luật nhà trường họp xét mức độ vi phạm của em Cường trong học kỳ
1 quyết định đuổi học 1 tuần
4. Lời bình và đề xuất cách xử lí khác.
* Lời bình:
Trong tình huống trên tôi thấy giáo viên chủ nhiệm lớp đã phối hợp nhiều biện pháp
để xử lý học sinh vi phạm đạo dức
Đã có các biện pháp để hạn chế sự vi phạm nội quy của học sinh

* Cách xử lí khác:
- Cần xử lý ngay các vi phạm của học sinh.Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình , trao đổi
riêng với học sinh để tìm hiểu diễn biến tâm lý của học sinh
Ngoài các biện pháp nghiêm khắc cần đánh vào tâm lý học sinh vì ở độ tuổi này tâm
lý các em có nhiều biến động dễ bị ành hưởng từ môi trường sống
TÌNH HUỐNG 7:
TÌNH HUỐNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
1. Nội dung tình huống sư phạm:
Trong lớp 8A2 do cô giáo Nguyễn Thị Thanh làm chủ nhiệm có em Lương Văn
Long hay nghỉ học không phép, tuần qua em cũng có hai buổi nghỉ học không phép. Nếu
là cô Thanh bạn sẽ xử lý như thế nào?
2. Cách sử lí thực tế của giáo viên.
Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh để tìm hiểu lí do, sau đó đến thăm và báo
với phụ huynh học sinh biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân cụ
thể giáo viên bàn với phụ huynh học sinh cách giúp đỡ thích hợp
3. Lời bình cách sử lí của giáo viên và cách sử lí khác.
- Theo tôi cách sử lý trên hợp lí.
TÌNH HUỐNG 8
*Tình huống sư phạm trong HĐGDGGLL:
Buổi chiều hôm đó tiết 1 hoạt động giáo dục ngoài giờ trong lớp. khi trống vào bạn bước
vào lớp bạn nhìn thấy bảng chưa lau, khăn lau bảng khô. Bạn gọi một học sinh bàn đầu lên
xoá, và giặt khă lau bảng nhưng vừa dứt lời em học sinh đó đừng dậy thưa cô: hôm nay
không phải bàn em trực nhật và lại hoạt động ngoài giờ lên lớp không phải xoá đâu cô ạ
nói xong học sinh đó ngồi xuống.


Nếu là bạn bạn xử lý tình huống này như thế nào?
* Cách xử lý thực tế:
Bạn không nói gì lẳng lặng cầm khăn đi gặt và lau bảng, hết giờ bạn nghiêm khắc yêu cấu
bàn trực nhật không có lần sau như thế dù là sáng hay chiều, đã vào lớp phải thực hiện đủ

nội quy . Nói cho học sinh thấy hoạt động ngoài giờ lên lớp như là một môn học vì thế
không được xem nhẹ.
* Lời bình:
Nếu xét một cách khách quan thì câu trả lời của học sinh không phải bàn trực nhật không
làm là có lí vì các em ở độ tổi này suy nghĩ máy mọc và ngây thơ mình không phải bàn
trực nhật không làm đáng ra cô phải gọi bạn bàn trực nhật. vì thế bạn không thể mắng học
sinh bắt em làm như thế khiến em bực bội. Nếu bạn gọi một học sinh khác chẳng may là
em hiền lành không sao em ngoan ngoãn làm nhưng là em ương bướng phản ứng dây
chuyền như em thứ nhất thì sao bạn sẽ bất lực bế tắc trước học sinh. Thôi thì vạn bất đắc
dĩ bạn tự mình làm.
TÌNH HUỐNG 9:
TÌNH HUỐNG TRONG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
1. Nội dung tình huống sư phạm:
Trong giờ dạy chủ đề ” Thế giới nghề nghiệp quanh ta” tôi đã định hướng cho học
sinh phải chăm chỉ, tích cực, phấn đấu học tập để có tri thức sau này khi học hết cấp 3 thi
vào các trường Đại học và Cao Đẳng để có một nghề nghiệp ổn định trong nhà nước. Một
học sinh đã quay sang nói với bạn bên cạnh rằng:” cần gì học hết cấp 2, đi phụ vữa cũng
có 100.000/ngày”.
Nếu bạn là giáo viên dạy buổi học hướng nghiệp hôm đó bạn sẽ xử lí như thế nào?
2. Cách xử lí thực tế của giáo viên.
Sau khi nghe được câu nói đó của học sinh, tôi đã bình tĩnh lí giải cho học sinh đó
và cả lớp hiểu ” Xã hội phân công rất nhiều ngành nghề, mỗi ngành nghề có những đòi hỏi
riêng về sức khỏe, tâm lí, tình yêu nghề nghiệp...cho nên xã hội ngày càng phát triển thì
càng đòi hỏi cao về trình độ học vấn của con người. Mà mooic con người để có một vị trí
tốt trong xã hội được mọ người nhìn nhận và tôn trọng thì người đò cần phải có trình độ,
có hiểu biết. Do đó, trong giờ học ngày hôm nay cô đang muốn định hướng cho các em về
nghề nghiệp và cuộc sống của các em trong tương lai, để sau này chúng ta có thể chọn cho
mình một công việc phù hợp. Còn như ý kiến của bạn A cũng không sai bởi trong xã hội
ngày nay nghề nào cũng kiếm ra tiền để ổn định cuộc sống, nghề như ban A chọn có thể
kiếm được số tiền so với một số ngành nghề khác trong một ngày là cao hơn, nhưng ngược

lại bạn ấy phải đánh đổi mồ hôi công sức của mình rất vất vả, đồng thời bạn ấy cũng đã
khép lại tương lai của mình.
Tuy nhiên sau này nếu các em đạt kết quả học tập không cao, không tìm được công
việc theo ý thích của bản thân mà trong khi đó các em phải duy trì cuộc sống thì các em


buộc phải làm công việc như bạn A đã nói, nhưng công việc nào cũng vậy cúng phải học
để mà làm tốt
3. Lời bình cách xử lí của giáo viên và cách xử lí khác.
- Theo tôi cách sử lý trên hợp lí.
TÌNH HUỐNG 10: TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
1. Nội dung tình huống sư phạm
Tôi làm công tác chủ nhiệm ở một lớp 7, đa số các em học sinh ngoan có ý thức học tập tu
dưỡng tốt.tôi rất gần gũi và thân thiện với các em, vì vậy khi có một vấn đề nào đó khó
giải quyết các em thường tìm đến tôi để tâm sự và tìm hướng giải quyết. Một hôm có một
em học sinh nữ hốt hoảng chạy đến, vừa khóc vừa nói với tôi: “ Thưa cô có một anh lớp 9
viết thư tỏ tình với em, em không biết phải làm thế nào, em rất sợ”
Nếu bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó, trong tình huống như vậy bạn sẽ xử lý như thế
nào?
2. Cách xử lý thực tế của giáo viên
Sau khi nghe học sinh đó vừa khóc vừa trình bày, tôi đã trấn an học sinh đó bằng cáh động
viên em đừng lo lắng quá, tôi sẽ tìm cách giúp đỡ. Bên cạnh những lời động viên đó là
công cuộc bí mật tìm hiểu về sự việc, xem những bào cáo của em học sinh đó đúng hay
sai, thái độ của học sinh đó trước sự việc trên như thế nào?
Sau khi tìm hiểu qua những em học sinh khác tôi được biết em học sinh này rất ngoan,
chăm chỉ học tập, không có biểu hiện đua đòi, ăn chơi, giao du với học sinh khác giới. Bởi
vậy, tôi đã gặp em học sinh nữ và động viên em không phải lo lắng, cứ thẳng thắn nói với
anh bạn kia rằng công việc cần thiết của các em lúc này là việc học tập. Và tôi cũng trực
tiếp gặp em học sinh nam lớp 9, khuyên em hãy chú tâm vào chuyện học hành, đừng phân
tâm vàop những chuyện không đáng có. Khi các em lớn mọi việc sẽ thay đổi, khi các em

đã có việc làm ổn định lúc ấy các em nghĩ đến chuyện đó chưa muộn.. Thêm nữa, đừng
gặp gỡ và viết thư cho bạn nữ lớp cô để cho bạn ấy tập trung học tập. Nếu em không nghe
lời khuyên của cô thì cô sẽ thông bào cho nhà trường và gia đình. Sau đó, em học sinh
nam nhất trí và cam kết với tôi là sẽ thay đổi. Từ thời gian đó trở đi em học sinh nam đó
không viết thư cho bạn nữ lớp tôi nữa, em học sinh nữ cũng yên tâm học tập hơn.
3. Lời bình của giáo viên và cách xử lý khác
Tình huống 11
VẬN ĐỘNG HỌC SINH ĐI HỌC
Hiện tượng học sinh bỏ học ở các trường đã và đang là một vấn đề nhức nhối của
ngành giáo dục nói chung và toàn xã hội nói riêng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện
tượng này? Ở Yên Lãng cũng có hiện tượng học sinh bỏ học như em Nguyễn Thị A...Lý
do nào khiến các em bỏ học? Làm thế nào để có thể vận động các em đến trường, giảm
thiểu số học sinh bỏ học?


Đi tìm hiểu nguyên nhân thì có thể thấy rằng đa số học sinh bỏ học có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn, bản thân phải tham gia lao động sớm để phụ giúp gia đình; một số học
sinh có học lực kém, bản thân học sinh và gia đình không mấy thiết tha với việc học hành;
một số khác điều kiện đi lại quá khó khăn, hoàn cảnh gia đình phức tạp... Trong đó thường
học sinh bỏ học vì hai lý do chính: Chán học; Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.
Làm thế nào để khắc phục hiện tượng, vận động học sinh quay trở lại trường? Để
khắc phục tình trạng học sinh bỏ học theo tôi có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Cần tăng cường việc phân loại học sinh, cử giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu kém
để động viên từng đối tượng bỏ học do học kém, chán học tiếp tục ra lớp. Nhà trường nên
thành lập tổ tư vấn tâm lý giáo dục nhằm cập nhật tình hình học sinh bỏ học, nguyên nhân
bỏ học và có các giải pháp vận động, hỗ trợ học sinh.
- Nhà trường nên xem xét miễn giảm học phí cho những học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn; theo dõi sát sao sĩ số học sinh nhằm phát hiện những học sinh có tư tưởng
bỏ học để vận động, thuyết phục cũng như việc định hướng về tư tưởng cho học sinh cũng
như gia đình các em.

- Đối với những học sinh đã bỏ học, nhà trường cần phối hợp với chính quyền để
vận động phụ huynh cho con em tiếp tục ra lớp. Bên cạnh đó, nhà trường nên tổ chức
nhiều hoạt động ngoài giờ về văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, cắm trại để tạo sức thu
hút với học sinh. Có như vậy mới mong giảm bớt tình trạng bỏ học như hiện nay.
Đối với trường hợp em Nguyễn Thị A là em học sinh học lực yếu, nhà xa trường,
hoàn cảnh gia đình khó khăn nên quá trình vận động em đi học trở lại gặp rất nhiều khó
khăn. Nhà trường đã có sự quan tâm đến em qua việc miễn giảm tiền học cho em; Trong
lớp các bạn rất hòa đồng quan tâm giúp đỡ bạn: giúp đỡ việc học trên lớp, tặng sách vở,
tặng áo ấm cho bạn... Vì vậy tôi đã đến gia đình vận động em đi học trở lại cùng với sự trợ
giúp của các thầy cô giáo bộ môn, các em học sinh trong lớp và chính quyền địa phương.
Phân tích để em thấy ích lợi của việc học, thiệt hơn trong quá trình lao động giản đơn để
em có nhận thức đúng đắn; Thành lập đôi bạn cùng tiến để có người cùng quan tâm chia sẻ
với em không chỉ việc học mà qua đó hiểu được tâm tư tình cảm của em để hỗ trợ em kịp
thời. Nhờ vậy hiện nay em đã đi học ổn định trở lại.
Tình huống 12:
Giáo dục kỹ năng sống,giá trị sống.
Đầu năm học, tôi dược phân công dạy lớp 6A1(lớp có nhiều học sinh ngoan). Giờ
học bắt đầu, học sinh chăm chú nghe cô giảng bài…Khi tôi quay mặt vào bảng, dưới lớp
có nhiều tiếng ồn ào. Tôi ngừng viết và quay lại thì cả lớp lại im lặng và nhìn lên bảng.
*Cách xử lý
Tôi tạm dừng tiết học trong ít phút quan sát lớp, rồi ra ngoài chỉnh đốn lại trang
phục. Sau đó tiếp tục giảng bài.
*Lời bình: Không


*Cách xử lý khác: Mời đồng nghiệp cùng đưa ra các hướng xử lý khác
THSP SỐ 16: GIỮA GVCN & GVBM.
Xếp loại giờ học của GV ở lớp chủ nhiệm.
Ở học kì I- NH 2011- 2012; tôi được BGH phân công nhiệm vụ :Giảng dạy bộ môn
Địa lí khối 6, khối 9,BDHSG Địa 9 và chủ nhiệm lớp 9A4.Lớp tôi có 38 HS, bao gồm HS

từ các lớp 8A2,A3,A4 và 1 HS từ lớp 8A1 NH 2010- 2011 chuyển lên.Là GVCN tôi có 02
tiết dạy /tuần ở lớp . Có một hôm ,tôi có giờ ở lớp chủ nhiệm vào đầu tiết dạy như thường
lệ sau khi ổn định tổ chức lớp tôi tiến hành gọi HS Đoàn Văn Hùng lên bảng để kiểm tra
bài cũ nhưng do chưa học bài chu đáo ở nhà nên HS Hùng chỉ trả lời ấp úng được vài ý,
tôi nhận xét và ghi điểm 3 vào sổ và cho Hùng về chỗ.Tiếp đó tôi lại gọi HS Nông Văn
Quảng lên bảng trả lời câu hỏi 2 cuối bài ,kết quả là HS Quảng cũng không học bài cũ ở
nhà và bị điểm 1. Cuối giờ khi lớp trưởng mang sổ đầu bài lên ,tôi đã ghi kết quả điểm
kiểm tra miệng của 2 HS vào sổ cùng với lời nhận xét: “Lớp chú ý. Còn HS chưa học bài
ở nhà.”và xếp loại giờ Yếu đúng như quy định của nhà trường đã triển khai đến toàn thể
GV về việc đánh giá ,xếp loại giờ học trên lớp.
Sau khi xem sổ đầu bài thấy cô giáo chủ nhiệm mà lại cho giờ yếu ở lớp chủ nhiệm
của mình ,nhiều HS trong lớp tỏ vẻ ngạc nhiên và đã gặp tôi để thắc mắc: “Tại sao ở lớp
chủ nhiệm của cô mà cô cũng cho giờ yếu? Cô không sợ ảnh hưởng đến thi đua của lớp
mình sao? Chúng em thấy cô chủ nhiệm khác hễ có HS không học bài ,điểm kém hay vi
phạm nội quy trong giờ học của cô chủ nhiệm thì các thầy cô chỉ nhận xết những ưu điểm
mà không ghi các khuyết điểm và vẫn đánh giá giờ tốt để lớp không bị xếp loại thi đua
thấp?...
Không cần biết những lời nói của các em là thật hay không nhưng là một người
GV ,bản thân tôi thấy trách nhiệm cuẩ mình ngoài việc truyền thụ cho các em các kiến
thức văn hóa cơ bản còn phải dạy cho các em rất nhiều điều như:Giáo dục cho các em giá
trị sống và các kĩ năng sống cũng như đức tính thật thà trung thực ,…Vì vậy , tôi đã giải
thích cho các em hiểu rằng cô rất muốn lớp mình chủ nhiệm có nhiều ngày học tốt, giờ học
tốt ,nhiều điểm tốt ,được xếp loại thi đua hàng tuần cao nhưng kết quả đó phải do các em
cùng nỗ lực phấn đấu để đạt được chứ không phải do các cô giáo phải làm cách này cách
nọ mới có được.Cô nghĩ thành tích hay danh hiệu của một cá nhân hay một tập thể phải
được trao tặng cho những cá nhân hay tập thể xứng đáng được nhận nó .Cô tin rằng trong
lớp mình có nhiều em có suy nghĩ giống cô ,đó là phải trung thực trong cuộc sống.Nếu cô
không trung thực trong việc đánh giá này thì làm sao có thể giáo dục các em đức tính thật
thà và trung thực được.
Qua câu chuyện trên, tôi muốn nhắn nhủ tới các đồng nghiệp của mình rằng : Nghề

dạy học của các thầy cô rất cao quý bởi mỗi lời nói ,việc làm của các thầy cô đều có sự dõi
theo của các em HS. Nó không chỉ giúp các em có tri thức mà quan trọng hơn nó còn ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách các em sau này.Vì vậy “Mỗi thầy cô giáo hãy là
một tấm gương sáng cho HS noi theo”


Tình huống sư phạm 17 :
“Quan hệ giữa GVCN với BGH”
* Tình huống:
- Thầy giáo Nguyễn Văn A - chủ nhiệm lớp 9X. Trong lớp có một em học sinh tên là:
Nguyễn Thị B vì bị ốm nên đã phải đi viện và nghỉ học nhiều ngày (Theo qui định của nhà
trường học sinh nghỉ học quá 3 ngày phải báo cáo với BGH).
* Cách sử lý của thầy giáo Nguyễn Văn A
- Thầy giáo này biết rõ qui định của nhà trường nhưng vì bệnh thành tích mà thầy giáo
Nguyễn Văn A đã không báo cáo với BGH.
* Bình luận:
- Theo tôi cách sử lý của Thầy giáo Nguyễn Văn A chưa đúng với qui định của nhà
trường.
- Học sinh Nguyễn Thị B đã không tham gia dự thi kiểm tra học kỳ I dẫn đến học sinh này
không có điểm tổng kết học kỳ I.phải kiểm tra bù sau.
* Cách giải quyết khác:
- Theo tôi tôi sẽ trực tiếp đến gia đình hỏi thăm tình hình sức khỏe của em học sinh đó
- Kịp thời báo cáo với BGH để có hướng giải quyết.
Tình huống 18
“Tình huống sư phạm trong sinh hoạt chuyên môn”
• Nội dung.
Trường tôi thực hiện quy chế chuyên môn rất nghiêm túc. Thường xuyên sinh hoạt
chuyên môn định kỳ hai tuần một lần. Một trong những nội dung quan trọng đó là công
tác kiểm tra dân chủ ( kiểm tra tréo hồ sơ giao án của các thành viên trong tổ).
1. Tình huống

Cô Nguyễn Thị A được phân công kiểm tra hồ sơ của thầy Nguyễn Văn B. Trong quá
trình soạn giáo án thầy B đánh thứ tự ngày soan ngày giảng và kiểm diện học sinh theo
thứ tự lớp A1, A2…Nhưng cô A cho rằng ghi như thế là sai.
Ví dụ:
Cách ghi của thầy A

Yêu cầu của cô B

Ngày soạn: 1/1/2012

Ngày soạn: 1/1/2012

Ngày dạy 7A1: 5/1/2012

Ngày dạy 7A2: 3/1/2012

7A2: 3/1/2012

7A1: 5/1/2012

2. Cách sử lý của cô A


Phê vào giáo án là “ yêu cầu soạn lại toàn bộ giao án” và chuyển hồ sơ lên Ban giám
hiệu nhà trường.
Ngoài gia cô A còn dùng bút đỏ gạch vào hồ sơ giáo án của thầy B những chỗ cô cho là
thiếu hoặc không hiểu.
- Nhận được kết quả kiểm tra hồ sơ, thầy B đã hỏi ý kiến các thành viên trong tổ, và
Ban giám hiệu nhà trường về cánh ghi như trên thì được giải thích là không sai.
3. Bình luận.

- Cô Nguyễn Thị A có quan điểm của mình, nhưng cô quá cứng nhắc trong việc kiểm
tra hồ sơ.
- Không nên dùng bút đỏ gạch vào hồ sơ giao án của người được kiểm tra như vậy.
4. Cách sử lý khác.
Theo tôi cô A nên goi thầy B lại nhận xét những mặt tốt để thây B tiếp tục phát huy và
chỉ ra những tồn tại cần khắc phục.
- Hỏi ý kiến các thành viên trong tổ xem cách ghi của thầy B như thê có được không rồi
mới đưa ra yêu cầu
Tình huống 19.
“ Tình huống sư phạm trong dự giờ của đồng nghiệp”
1. Tình huống:
Thầy giáo: T.V.A đã dạy một giờ của mình trêm máy. Khi thầy trình chiếu, bài của
thầy đã sai phần đầu và một vài nội dung trong bài dạy. Do quá trình ở nhà thầy đã copy
trên mạng mà chưa kịp chỉnh sửa hết. Đây là một giờ dự hữu nghị để thầy chuẩn bị cho
giờ thao giảng.
Vì lí do PPCT mới, giữa các phần trong bài và trên mạng chưa khớp với nhau do vội
nên thầy chưa kịp chỉnh sửa hết.
2. Kết quả:
- Giờ học đó không đạt yêu cầu.
3. Cách giải quyết:
- Qua dự giờ hữu nghị, thầy đã được đồng nghiệp góp ý rút kinh nghiệm nên về nhà
thầy đã kịp thời chỉnh sửa và giờ thao giảng sau tiết học đó đã đạt kết quả cao hơn.
4. Lời bình và đề xuất cách xử lí khác.
* Lời bình: Thầy giáo T.V.A chuẩn bị bài chưa kĩ, chủ quan dẫn đến những sai sót
* Cách giải quyết khác:
- Trước khi lên lớp phải soạn bài chu đáo tránh để những sai sót như thầy T.V.A.
Tình huống 20
“Tình huống sư phạm trong tổ chức Hội thi giáo viên giỏi”.



1. Tên tình huống:
- Password ( Mật khẩu).
2. Nội dung:
- Trong năm học 2011-2012 trường tôi tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
vào đầu tháng 10 năm 2011.
- Hội thi được chia làm 2 phần thi là bài thi lý thuyết và thi giảng 2 tiết, trong phần
thi lý thuyết Ban tổ chức yêu cầu làm bài trên máy vi tính sau khi làm bài xong Giáo viên
phải đặt Password (mật khẩu) cho bài thi của mình và nộp bài thi của vào Gmail của nhà
trường sau đó đến máy tính của Ban giám khảo để nhập password và in bài. ký nộp.
- Tuy nhiên trong phần thi lý thuyết đó có thầy giáo Nguyễn Văn A sau khi làm bài
xong và đặt mật khẩu cho bài thi của mình xong thầy giáo đã quên mất mật khẩu của mình
đã đặt là gì.
3. Cách xử lý thực tế của thầy giáo đó:
- Vì không nhớ password (mật khẩu) cho nên thầy giáo đó đã không mở được bài thi
của mình và bị trượt trong kỳ thi Giáo viên giỏi cấp trường đó.
4. Lời bình và đề xuất cách xử lí khác.
* Lời bình: Trong tình huống trên tôi thấy thầy giáo đó
- Cần phải cẩn thận và chú ý tới công việc mình đang làm.
- Cần phải tự trau dồi thêm về kỹ năng sử dụng vi tính của bản thân.
* Cách xử lí khác:
- Cần sử dụng phần mềm bẻ khóa để mở password.
Tình huống 21: Làm gì để “trấn an” dư luận của học sinh?
Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học sinh
về trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N
toàn 8, 9 điểm”. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ
được 6, 7 điểm là cùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư
luận này của học sinh?
1. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị các em nói
trực tiếp, không bàn tán sau lưng. Sau đó tuỳ tình hình bạn sẽ tìm cách xử lý.
2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn và thầy giáo.

3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để xác
minh hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính công bằng
trong lớp học.
Sự công bằng là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trong suy nghĩ của học sinh. Chúng


luôn quan niệm một cách đơn giản rằng đã là môi trường sư phạm thì các thầy cô phải
tuyệt đối công bằng trong cách cư xử với học sinh, có như thế mới có thể khuyến khích
các em phấn đấu học tập tốt. Một khi nguyên tắc đó bị vi phạm sẽ rất dễ khiến các em mất
niềm tin vào các thầy cô giáo.
Chính vì vậy khi lớp bạn chủ nhiệm có dư luận về vấn đề này, hơn nữa lại liên quan đến
“quyền lợi sát sườn” của học sinh (chuyện đánh giá kết quả học tập bằng điểm) chắc chắn
bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn cố tình cho qua như không hề biết có thể dư luận đó sẽ
không chỉ ngấm ngầm mà sẽ bùng phát vào một ngày nào đó chưa biết chừng.
Bạn sốt sắng với thông tin này và quyết tâm “làm ra nhẽ” bằng cách thẳng thắn nêu ra vấn
đề trong một cuộc họp tập thể nào đó. Thậm chí trong cuộc họp có vẻ dân chủ và công
khai ấy, bạn tỏ ý phê bình các em đã có hiện tượng nói xấu thầy và bạn. Bạn chọn cách xử
lý này sẽ là quá nóng vội khi chưa hề biết là độ chính xác của thông tin đó đến mức nào.
Bạn biết rằng “không có lửa thì làm sao có khói”, chắc chắn học sinh của bạn không ghen
tị nhau đến mức bịa đặt ra chuyện “tày trời” đó. Nếu bạn vội kết tội học sinh biết đâu
chúng sẽ nghĩ bạn bênh vực cho đồng nghiệp của mình và sẽ không bao giờ đứng về phía
chúng. Hơn nữa, mang những chuyện tế nhị này ra công bố trước dư luận là điều không
bao giờ nên làm.
Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin này một cách
chính xác. Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫu mực trong lớp để
khéo léo trò chuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thông tin chuẩn xác khi nói
chuyện với học sinh bằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị và không áp đặt. Khi xác minh dư
luận đó là có thật thì bạn cần suy nghĩ về cách xử lý để đảm bảo công bằng và quyền lợi
của học sinh. Nhưng dù lựa chọn giải pháp nào thì sự tế nhị và thận trọng sẽ là nguyên tắc
đầu tiên cần tôn trọng.

Tình huống 22: Khi học sinh xé bài kiểm tra
Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì
bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. bạn quay
lại thì thấy Tiến đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự
ngơ ngác của các bạn trong lớp. Khi được hỏi tại sao em xé bài, thì Tiến trả lời tỉnh queo:
“Bài của em thì em xé”. Trước sự việc đó, bạn phải giải quyết ra sao?
1. Bạn không nói gì, quay trở lại bục giảng để bắt đầu bài của mình
2. Bắt em đó đứng dậy, phê bình em gay gắt trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì ý thức
thiếu tôn trọng giáo viên.
3. Bạn tạm thời “bỏ qua” và nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình. Sau đó cuối giờ
bạn gọi em học sinh đó lại để hỏi han, tâm sự và giải thích cho em hiểu sự đúng sai trong
hành động của mình.
4. Bạn dành ra một vài phút xuống chỗ em đó và nhẹ nhàng nhắc nhở em, để em đó nhận
ra khuyết điểm của mình và động viên em lần sau cố gắng.


Trong quá trình giảng dạy, bạn không hiếm trường hợp phải đối mặt với những học sinh
có thành tích học tập kém, lại ngang ngạnh và nhiều khi tỏ ra coi thường kỉ luật, thiếu tôn
trọng giáo viên. Nếu bạn không thực sự nghiêm khắc thì có những lúc rất dễ bị học sinh
coi thường và tiếp tục có những hành động không đúng mực.
Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy tức giận trước hành động này của học
sinh. Em đó có thể biện minh rằng do bài bị điểm kém, lại là bài của mình nên em muốn
làm gì thì làm. Nhưng đó là cách “lý sự cùn” vì rõ ràng đây là lớp học, cô giáo đang lên
lớp, bài tập vừa được cô giáo chấm điểm mà em đó có hành động như thế là thiếu tôn
trọng giáo viên. Và chính vì vậy bạn không thể bỏ qua một cách dễ dàng (như ở gợi ý 1),
vì rất dễ khiến học sinh coi thường bạn. Các em học sinh khác trong lớp sẽ nghĩ gì đây khi
chứng kiến hành động hơi vô lễ đó mà cô giáo lại “không dám làm gì”.
Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Bạn có thể phê bình em đó gay gắt ngay
trước lớp, nhưng để giữ “hòa khí’, bạn nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo em. Bạn không
nên để sau buổi học để nói riêng với em đó vì những hành động như thế cần được rút kinh

nghiệm ngay để các em khác không lặp lại.
Bạn nên dành một vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động vừa rồi
của em. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng
em đã kịp xem lại bài của mình nghuyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em
xé”, đúng bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá
và chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công sức của em
trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành những mảnh giấy vụn. Nếu đặt trường hợp
em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì
em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô
mong rằng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô tin là
em làm được”.
Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau
không có những phản ứng nóng nảy như thế.
Tình huống 23: Khi lớp vắng nhiều học sinh
Bước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một
nửa số học sinh. Khi hỏi nguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi
đưa đám ma mẹ của một bạn học sinh trong lớp từ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình
huống đó, bạn xử lý thế nào?
1. Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, nên bạn tức giận và tuyên bố cho học sinh nghỉ luôn không
tiến hành dạy giờ đó nữa.
2. Bạn vẫn tiến hành dạy bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các em còn
lại, và nói sẽ phạt các em không có mặt trong buổi học hôm nay.
3. Bạn ghi tên những học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau,
và sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.


Dù là một giáo viên dễ tính đến mức nào đi nữa cũng không thể “vui vẻ” trước tình trạng
đã đến giờ vào học mà lớp vắng đến một nửa số học sinh. Bạn có thể tức giận, tự ái vì cho
rằng học sinh đã không tôn trọng mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng vì phút tức giận
ấy mà bạn sẵn sàng tuyên bố cho học sinh nghỉ học luôn một tiết là quá nóng vội. Thứ

nhất, bạn đã vi phạm quy chế của nhà trường; thứ hai, bạn đã làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của học sinh.
Trên thực tế có nhiều giáo viên sẽ xử lý theo cách thứ hai, vẫn tiến hành bài giảng như
bình thường để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cách xử lý này có thể đảm bảo quyền lợi
của các em học sinh đang có mặt ở lớp và bạn cũng không sợ mang tiếng là cho học sinh
nghỉ tự do. Nhưng như vậy còn các em học sinh vắng mặt thì sao? Bởi vì, dù sao các em
cũng vắng vì một lý do khá chính đáng. Bạn vẫn kiên quyết xử lý “rắn” trong khi biết rõ
nguyên nhân đó e rằng không tránh khỏi việc “mang tiếng” là cứng nhắc, thậm chí “vô
tình”.
Việc đảm bảo kỷ cương trong học đường, nhất là với các em học sinh phổ thông là hết sức
cần thiết. Nhưng đôi khi các giáo viên cũng phải tính đến những trường hợp bất đắc dĩ để
có cách ứng xử linh hoạt. Ở đây các em đến muộn vì lý do là đi đám ma mẹ một bạn trong
lớp nên giáo viên có thể thông cảm và không nên tức giận. Tốt nhất bạn không nên dạy
ngay vào bài mới để ảnh hưởng đến quyền lợi của các em vắng mặt. Nhưng cũng không
thể để trống giờ cho các em học sinh ngồi tán gẫu trong lớp được. Bạn nên cho học sinh ôn
luyện một số bài tập trong khi chờ các em kia kịp về.
Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần sau chú
ý sắp xếp thời gian để không về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Với thái độ cảm
thông và cách xử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ
của học sinh và khiến các em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạn hơn.



×