Tải bản đầy đủ (.docx) (195 trang)

Giáo trình chứng chỉ tin học quốc gia trình độ A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 195 trang )

PHẦN I: TIN HỌC CƠ BẢN
BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN
- Khái niệm thông tin (Information) được sử dụng thường ngày. Con người có
nhu cầu đọc báo, nghe đài, xem phim, video, đi tham quan, du lịch, tham khảo ý kiến
người khác, ..., để nhận được thêm thông tin mới. Thông tin mang lại cho con người sự
hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong thiên
nhiên, .... Giúp cho họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt tới mục đích một
cách tốt nhất.
- Tin học (Informatics) là một ngành khoa học xử lý thông tin một cách tự động
bằng máy tính điện tử.
- Dữ liệu (Data) là dạng thông tin được chọn lọc và chuẩn hóa để có thể đưa vào
xử lý trong máy tính.
- Máy tính (Computer) là một máy điện tử dùng để xử lý dữ liệu theo một
chương trình đã định trước. Máy tính nhận dữ liệu từ các thiết bị nhập (Input Devices),
xử lý các dữ liệu này và trả lời kết quả thông qua các thiết bị xuất (Output Devices).
Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính được thực hiện theo chu trình sau:
Mã hóa
DỮ LIỆU NHẬP

Giải mã
MÁY TÍNH XỬ LÝ

THÔNG TIN XUẤT

Các thông tin xử lý trên máy tính đều được mã hóa
dạng số nhị phân, với 2 ký hiệu 0 và 1.



Mỗi vị trí lưu trữ một số nhị phân được tính là 1 BIT


(Binary Digit), đây là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất. Ngoài
ra, còn có các đơn vị đo khác:
1 Byte = 8 bits
1 KB (KiloByte) = 210 Bytes = 1024 Bytes
1 MB (MegaByte) = 210 KB

= 1.048.576 Bytes

1 GB (GigaByte) = 210 MB

= 1.073.741.824 Bytes

Để trao đổi thông tin giữa người và các thiết bị trong máy, người ta xây dựng
bảng mã nhị phân để biểu diễn các chữ cái, các chữ số, các câu lệnh… Bảng mã ASCII
(American Standard Code for Information Interchange) được chọn làm bảng mã
chuẩn. Trong đó, mỗi ký tự được mã hóa bởi một số nhị phân 8 BIT. Tổng số ký hiệu
trong bảng mã ASCII là 28=256.
II. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH
Trang 1


Bao gồm: Phần cứng và phần mềm.
1. Phần cứng (Hardware): Là các thiết bị điện tử (như màn hình, bàn phím, bộ xử lý,
bộ nhớ, ổ đĩa, …).
Sơ đồ chức năng:

THIẾT BỊ NHẬP

(Input device)


BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM (CPU)

BỘ NHỚ
(Memory)

THIẾT BỊ XUẤT
(Output Device)

1.1. Bộ xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit ):
Bộ xử lý trung tâm (CPU) là bộ não của máy tính, là nơi điều khiển toàn bộ hệ
thống tính toán. Chức năng của CPU là thực hiện chương trình lưu
giữ trong bộ nhớ trong bằng cách đọc từng lệnh ra, giải mã rồi thực
hiện lệnh này.
1.2. Bộ nhớ (Memory):


Bộ nhớ trong (Internal Memory): Là nơi dùng để chứa dữ liệu, chương
trình, thông tin mà máy tính sẽ dùng và xử lý trong quá trình hoạt động.
 Bộ nhớ chỉ đọc (ROM: Read Only Memory): Là bộ nhớ chứa các
chương trình và dữ liệu của nhà sản xuất máy tính. Chỉ có thể đọc mà
không ghi thông tin, không mất nội dung khi tắt máy.
 Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM: Random Access Memory): Là
bộ nhớ chứa các chương trình và dữ liệu
của người sử dụng khi máy đang hoạt
động. Thông tin có thể đọc ra hoặc ghi
vào và sẽ bị xóa sạch khi tắt máy.



Bộ nhớ ngoài (External Memory):

 Đĩa mềm (Floppy Disk): Đĩa mềm micro gồm hai loại:
+ Loại DD: Dung lượng 720KB.

+ Loại HD: Dung lượng 1.44MB sử dụng thông dụng nhất. Để đọc ghi dữ
liệu trên đĩa, máy tính cần có ổ đĩa mềm có kích thước tương ứng.


Đĩa cứng (Hard Disk): Đĩa cứng thường gồm nhiều
đĩa bằng hợp kim được xếp thành tầng trong một hộp
kín. Dung lượng lưu trữ thông tin rất lớn: 4GB, 10GB,
20GB, 40GB, 80GB, 500GB …Tốc độ trao đổi thông
Trang 2




tin giữa đĩa cứng và CPU nhanh gấp nhiều lần so với đĩa mềm.
Đĩa CD-ROM (Compact Disk Read Only
Memory): Được ghi thông tin lên bằng cách dùng tia
laser. Khả năng lưu trữ thông tin rất lớn thường đĩa
có kích thước 4.72 inches có dung lượng khoảng
540MB, 600MB, 650MB, 700 MB.

1.3. Thiết bị nhập (Input devices ):


Bàn phím (Keyboard): Bàn phím thông thường
bao gồm các loại phím

Esc


: Hủy bỏ lệnh.

F1…F12

: Phím chức năng.

Shift

: Kết hợp với một phím để tạo chữ hoa hay chữ thường.

Enter

: Xuống hàng, chấm dứt một lệnh.

Ctrl
: Phím này được kết hợp với một phím khác để tạo ra một tổ hợp phím
có tính năng đặc biệt. (Ctrl + S: Lưu dữ liệu).
Alt

: Phím điều khiển thường được kết hợp với các phím khác.
: Di chuyển con trỏ.

Home

: Di chuyển con trỏ về đầu dòng.

End

: Di chuyển con trỏ về cuối dòng.


Tab

: Dùng trong chương trình soạn thảo văn bản để nhảy đến điểm Tab kế tiếp.

Delete

: Xóa ký tự tại vị trí con trỏ.
:(Backspace) Xóa lùi ký tự.

Space Bar

: Khoảng cách.

Insert
: Dùng trong các chương trình soạn thảo văn bản, để chuyển đổi giữa
chế độ chèn thêm (Insert) và chế độ viết đè (Overwrite).
Caps Lock

: (đèn sáng) Chế độ chữ hoa.

Num Lock

: Nếu đèn Num Lock sáng sử dụng các phím số bên phải bàn phím

Ctrl + Alt + Del : Khởi động lại hệ điều hành.


Con chuột (Mouse): Điều khiển con trỏ chuột trên màn hình để chọn
một đối tượng hay một chức năng đã trình bày trên màn hình. Chuột

thường có 2 hoặc 3 phím bấm.
• Máy quét hình (Scanner): Là thiết bị đưa dữ liệu hoặc hình ảnh vào máy
tính.
1.4. Thiết bị xuất (Output devices):
Màn hình (Display/Monitor): Có 2 chế độ làm việc:
Văn bản (Text) và đồ họa (Graph). Ở chế độ văn bản,
màn hình có thể trình bày 25 dòng, mỗi dòng 80 ký tự.
• Máy in (Printer): Là thiết bị xuất, nó nhận thông tin từ


Trang 3


máy tính để in ra giấy. Các loại máy in thông dụng
hiện có: Máy in Lazer, máy in kim, …
• MODEM (Modulator Demodulator): Là thiết bị
chuyển đổi từ tín hiệu tương tự (Analogue) thành tín
hiệu số (Digital) và ngược lại, dùng trao đổi thông tin giữa các máy tính
thông qua đường dây điện thoại.
2. Phần mềm (Software):
Phần mềm gồm các chương trình điều khiển sự hoạt động của máy tính thực
hiện theo các yêu cầu đa dạng của người sử dụng. Có hai loại phần mềm:
Phần mềm hệ thống: Là tập hợp các chương trình đặc biệt có chức năng
tổ chức và điều hành tự động công việc máy tính. Ví dụ: Hệ điều hành
MS-DOS, Windows, Unix, OS/2, Linux, …
• Phần mềm ứng dụng: Là những chương trình được viết ra để thỏa mãn
các yêu cầu đa dạng của người sử dụng. Ví dụ: Word, Excel, AutoCad,
Corel Draw, PhotoShop, …



Trang 4


BÀI 2: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 7
Windows là tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức
năng chính như:
Điều khiển phần cứng của máy tính. Ví dụ: Nó nhận thông tin nhập từ bàn
phím và gởi thông tin xuất ra màn hình hoặc máy in.
• Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy. Ví dụ như các chương trình xử lý
văn bản, hình ảnh, âm thanh…
• Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa.
• Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính.


Windows có giao diện đồ họa (GUI - Graphics User Interface). Nó dùng các phần tử
đồ họa như biểu tượng (Icon), thực đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog) chứa các lệnh cần
thực hiện.
I. KHỞI ĐỘNG MÁY
Bạn chỉ cần bật công tắc (Power), Windows sẽ tự động chạy.
Tùy thuộc vào cách cài đặt, có thể bạn phải gõ mật mã (Password) để vào màn
hình làm việc, gọi là Desktop của Windows.
II. CÁC YÊU TỐ TRÊN DESKTOP
1. Các biểu tượng (Icons) liên kết đến các chương trình thường sử dụng.
2. Thanh tác vụ (Taskbar)
chứa:
Nút Start dùng mở menu
Start để khởi động các
chương trình.
 Nút các chương trình
đang chạy: Dùng

chuyển đổi qua lại
giữa các chương
trình.
 Khay
hệ thống:
Chứa biểu tượng của
các chương trình đang chạy trong bộ nhớ và hiển thị giờ của hệ thống.
 Bạn có thể dùng chuột để tác động đến những đối tượng này.


III. SỬ DỤNG CHUỘT (MOUSE)
Chuột dùng điều khiển con trỏ chuột tương tác với những đối tượng trên màn
hình. Chuột thường có:


Nút trái thường dùng để chọn đối tượng, rê đối tượng...
• Nút phải thường dùng hiển thị một menu công việc. Nội dung Menu công
việc thay đổi tùy thuộc con trỏ chuột đang nằm trên đối tượng nào.
 Các hành động mà chuột thực hiện:
Trang 5


Trỏ đối tượng
Click trái

Rà chuột trên mặt phẳng bàn để di chuyển con trỏ chuột trên màn hình
trỏ đến đối tượng cần xử lý.
Thường dùng để chọn một đối tượng, bằng cách trỏ đến đối tượng, click
nhanh và nhả nút trái chuột.


Rê/Kéo (Drag)

Dùng di chuyển đối tượng hoặc quét chọn nhiều đối tượng ... bằng cách trỏ
đến đối tượng, click và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột để dời con trỏ
chuột đến vị trí khác, sau đó nhả nút trái chuột.

Click phải

Thường dùng hiển thị một menu công việc liên quan đến mục được chọn,
bằng cách trỏ đến đối tượng, click nhanh và nhả nút phải chuột.

Click đúp
(Double click)

Thường dùng để kích hoạt chương trình được hiển thị dưới dạng một biểu
tượng trên màn hình, bằng cách trỏ đến đối tượng, click nhanh và nhả nút
trái chuột 2 lần.

 Thực hành sử dụng chuột:

 Trỏ vào đồng hồ trong khay hệ thống để
điều chỉnh ngày giờ trong một hộp Date and
Time.
 Trỏ chuột đến biểu tượng Computer và rê
sang vị trí khác trên Desktop.
 Click phải chuột trên thanh Taskbar, trỏ
chuột đến mục Properties, sau đó click trái chuột vào Tab Taskbar.
 Click đúp vào biểu tượng Recycle Bin để hiển thị các tập tin đã bị xóa. Click
nút Close ở góc trên bên phải của cửa sổ để
đóng cửa sổ Recycle Bin.


IV. KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
Click nút Start, sau đó click tên chương trình bạn muốn mở. Để mở một chương
trình mà bạn không nhìn thấy trong menu Start, bạn hãy trỏ mục All Programs, sẽ
hiển thị các chương trình đã cài đặt trên máy, bạn có thể click chọn để thực hiện.

THỰC HÀNH:
Click nút Start, sau đó click chọn Computer (hiển thị nội dung các đĩa cứng,
USB, ...)


Cửa sổ chương trình:
Trang 6


Mỗi chương trình khi chạy trong Windows sẽ được biểu diễn trong một cửa sổ.
Cửa sổ này là phần giao tiếp giữa người sử dụng và chương trình.
Thanh tiêu đề: Chứa biểu tượng của menu điều khiển kích thước cửa sổ;
tên chương trình; các nút thu nhỏ, phục hồi kích thước cửa sổ, nút đóng
cửa sổ.
• Thanh Menu (Menu bar): Chứa các chức
năng của chương trình.
• Thanh trạng thái (Status bar):
Hiển thị mô tả về đối tượng đang
trỏ chọn hoặc thông tin trạng thái
đang làm việc.
• Thanh cuộn dọc và ngang: Chỉ
hiển thị khi nội dung không hiện
đầy đủ trong cửa sổ. Chúng cho
phép cuộn màn hình để xem nội dung nằm ngoài đường biên của cửa sổ.



Lưu ý: Một số qui ước khi sử dụng menu:
Lệnh bị mờ: Không thể chọn tại thời điểm hiện tại.
• Ký tự gạch chân trong lệnh: Là phím nóng dùng chọn lệnh bằng bàn phím.


V. THOÁT KHỎI WINDOWS
Click nút Start, click chọn mục Shut
down.
Chú ý:
Trước khi thoát khỏi Windows để tắt máy tính, bạn nên thoát khỏi các ứng
dụng đang chạy sau đó thoát khỏi Windows. Nếu tắt máy ngang có thể gây ra những
lỗi nghiêm trọng.

THỰC HÀNH:
1. Mở máy tính.
2. Mở cửa sổ Computer: Click nút Start, chọn Computer. Thực hiện các công việc
sau:
+ Click nút Minimize để thu nhỏ cửa sổ.
+ Click nút Maximize để phóng to kích thước cửa sổ.
+ Click nút Restore Down để trở lại kích thước bình thường.
+ Trỏ chuột vào đường biên của cửa sổ, khi chuột chuyển thành mũi tên 2 đầu thì
kéo rê đường biên để thu nhỏ kích thước cửa sổ.
+ Trỏ chuột trên thanh tiêu đề và rê cửa sổ sang vị trí khác.
+ Chọn mục View trên thanh menu để hiển thị các lệnh thay đổi hình thức hiển thị
các đối tượng trong cửa sổ.
+ Chọn View \ Status bar để hiện hoặc ẩn thanh trạng thái.
+ Đóng cửa sổ Computer bằng cách click nút Close hay chọn File \ Close.
Trang 7



3. Bấm đúp vào biểu tượng Recycle Bin trên Desktop. Thực hiện các công việc sau:
+ Chọn một tập tin, hoặc thư mục có trong cửa sổ này, thực hiện thao tác khôi phục
tập tin, thư mục đã bị xóa.
4. Thay đổi màn hình nền của Desktop.
5. Sắp xếp lại các Folder và Shortcut trên Desktop theo các cách khác nhau.

Trang 8


BÀI 3: WINDOWS EXPLORER
Các chương trình và dữ liệu của bạn được lưu thành các tập tin (Files) trên các
thiết bị như: Ổ đĩa cứng; USB; đĩa CD ghi được (Rewriteable); ...
Trong phần này, bạn sẽ học cách dùng Windows Explorer để quản lý tập tin.
I. KHỞI ĐỘNG WINDOWS EXPLORER
Click phải chuột trên nút Start chọn Open Windows Explorer để mở Windows
Explorer.
Khung trái chứa tên các ổ đĩa và các thư mục.
Windows dùng các ký tự
(C:), (D:), … để đặt tên cho
các loại ổ đĩa lưu trữ.
Mỗi ổ đĩa trên máy tính đều
có một thư mục (Folder)
chính được gọi là thư mục
gốc chứa các tập tin trên
đĩa. Nhưng để dễ dàng cho
việc quản lý các tập tin, bạn
có thể tạo thêm các thư mục
con khác, lồng nhau, chứa

các tập tin theo từng thể
loại.
Một thư mục có thể rỗng
hoặc có thể chứa các tập tin và các thư mục con.
• Khung phải hiển thị nội dung của mục được chọn trên khung trái.
Click chọn ổ đĩa bên khung trái để hiện nội dung của thư mục gốc bên khung phải.
 Click tên thư mục bên khung trái để hiện nội dung của thư mục đó bên khung
phải.
Thay đổi hình thức hiển
thị trên khung phải:












Click View và chọn một
trong các hình thức hiển thị:
 Extra large icons:
Thường dùng để xem trước
các File hình.
 Large icons: Hiện
các tập tin và các thư mục
con ở dạng biểu tượng lớn.

 Medium icons: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng biểu tượng trung
bình.
Trang 9


 Small icons: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng biểu tượng nhỏ.
 List: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng liệt kê danh sách.
 Details: Liệt kê chi tiết các thông tin như tên (Name), kiểu (Type), kích thước
lưu trữ (Size), ngày giờ tạo (Modified).
 Tiles: Hiện các tập tin và các thư mục con ở dạng biểu tượng lớn.
 Content: Hiện các tập tin và các thư mục con, xem được ngày giờ tạo lập tập tin
và thư mục.


Sắp xếp dữ liệu bên khung phải: Click View \ Sort by và chọn thứ tự sắp xếp
 Name: Theo tên.
 Size: Theo kích thước.
 Type: Theo loại.
 Date Modified: Theo Ngày tháng tạo sửa.


Quản lý thư mục và tập tin:

 Tạo một thư mục:
 Mở ổ đĩa hay thư
mục muốn tạo thêm thư mục
con
 Chọn menu File \
New \ Folder hay chọn
New Folder. Một thư mục

mới hiển thị với tên mặc
định là New Folder.
 Gõ tên thư mục mới
(nếu muốn) và click phím
Enter.
 Tạo Shortcut:
Shortcut là một File liên kết đến một đối tượng trên máy tính hay trên mạng. Đối
tượng đó có thể là tập tin, thư mục, ổ đĩa, máy in hay máy tính khác trên mạng.
Shortcut là cách nhanh nhất để khởi động một chương trình được sử dụng thường
xuyên hoặc để mở tập tin, thư mục mà không cần phải tìm đến nơi lưu trữ chúng.
 Mở thư mục chứa tập tin chương trình cần tạo Shortcut
 Click phải vào tập tin.
Chọn Create Shortcut: Nếu tạo Shortcut ngay trong thư mục đang
mở.
• Chọn Send to \ Desktop (Create Shortcut): Nếu muốn tạo Shortcut trên màn
hình nền Desktop.


 Chú ý:
• Các tập tin chương trình (Application) thường có phần mở rộng là .EXE
Trang 10


• Những chương trình của Windows được lưu trữ trong thư mục Windows,

những chương trình khác thường được cài đặt tại thư mục Program Files.
 Đổi tên tập tin hay thư mục: (Rename)
 Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hoặc thư mục con cần đổi tên
 Click vào tên tập tin hay thư mục muốn đổi tên
 Chọn menu File \ Rename hay click phải chọn Rename.

 Gõ tên mới, sau đó ấn phím Enter.
 Di chuyển một tập tin hay thư mục: (Move)
 Mở ổ đĩa, thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần di chuyển
 Click vào tên tập tin hay thư mục muốn di chuyển
 Chọn menu Edit \ Move To Folder…
 Trong hộp thoại này, click chọn ổ đĩa, thư mục muốn chuyển đến, sau đó click
nút Move
 Sao chép một tập tin hay thư mục: (Copy)
 Mở ổ đĩa hay thư mục chứa tập tin hay thư mục con cần sao chép.
 Click vào tên tập tin hay thư mục muốn sao
chép.
 Chọn menu Edit \ Copy To Folder… Hộp
thoại Copy Items xuất hiện
 Trong hộp thoại này, click chọn ổ đĩa, thư
mục muốn chuyển đến, sau đó click nút Copy.
 Xóa tập tin hay thư mục:
Khi xóa tập tin hay thư mục trong đĩa cứng,
Windows sẽ di chuyển tập tin hay thư mục đó vào Recycle Bin. Đây là thư mục của
Windows dùng chứa các File bị xóa. Bạn có thể mở thư mục này để phục hồi lại hoặc
xóa hẳn khỏi đĩa cứng.
Nếu xóa dữ liệu trên đĩa mềm hay đĩa CD ghi được thì không được chuyển vào
Recycle Bin.
 Chọn tập tin hay thư mục cần xóa
 Chọn menu File \ Delete hay click phải chọn Delete
 Windows Explorer sẽ hiển thị hộp thoại xác nhận xóa. Click nút Yes để thực
hiện; hoặc click No nếu không.
 Chú ý: Để xóa vĩnh viễn tập tin hay thư mục, bạn giữ phím Shift trong khi
chọn mục Delete…
 Tìm kiếm tập tin hay thư mục (Search)


Trang 11


 Click nút Start trên thanh tác vụ.
 Nhập tên tập tin hay thu mục cần tìm.
 Click phải vào tên tập tin hay thư mục
chọn Open File Location.
 Quản lý đĩa với Computer hiển thị danh

sách ổ đĩa:
 C l ic k S ta rt c họn Computer.
 Click Computer khung bên trái.
 Để xem dung lượng và kích thước còn trống trên đĩa click menu View \
Details.

Trang 12


BÀI 4: CONTROL PANEL
I. KHÁI NIỆM
Control Panel là một chương trình thiết lập lại cấu hình hệ thống, thay đổi hình
thức của Windows nhằm thay đổi môi trường làm việc cho thích hợp với người sử
dụng.
II. KHỞI ĐỘNG
Click nút Start → Control Panel.

1. Thay đổi cách biểu diễn Ngày, Giờ, Số, Tiền tệ:
Để thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ,
số trong các chương trình chạy trên
Windows. Bạn cần thực hiện các bước sau:

 Khởi động Control Panel.
Click Clock, Language and Region
trên cửa sổ Control Panel.
Trong cửa sổ Region and Language,
click Tab Formats.
 Thay đổi dạng thức số (Numbers);
Giờ (Time); Ngày (Date) click OK.
2. Quản lý Fonts chữ:
Fonts được dùng để hiển thị văn bản
trên màn hình hoặc máy in.
Ta có thể xóa bỏ những Font không cần
sử dụng hoặc cài đặt thêm những Font mới.
Trong cửa sổ Control Panel →
Appearance and Personalization chọn Fonts, khi đó xuất hiện hộp thoại Font.
Trang 13


3. Thay đổi màn hình Desktop:
Desktop mặc định rất đơn giản, bạn có thể thay đổi hình nền hoặc các thành phần
khác theo ý thích của bạn.
Click vào biểu tượng Personalization trên cửa sổ Control Panel khi đó xuất hiện
hộp thoại:

Trang 14


PHẦN II: MICROSOFT WORD 2010
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG WORD
MicroSoft Word gọi tắt là Word, là phần mềm soạn thảo văn bản cấp
cao chạy dưới môi trường Windows, hiện được nhiều người sử dụng

nhất. Với Word bạn có thể soạn thảo các loại văn bản, sách vở, tạp
chí, ... phục vụ cho công tác văn phòng. Word có các tính năng mạnh
như sau:
- Với giao diện trực quan thân thiện với người dùng hiển thị qua các Tab giúp dễ
tìm kiếm và sử dụng. Mỗi Tab được tách thành các nhóm. Mỗi nhóm là tập hợp các
tính năng thiết kế để thực thi chức năng mà bạn sử dụng trong việc phát triển hay
chỉnh sửa tài liệu Word.
- Có khả năng giao tiếp dữ liệu với các ứng dụng khác.
- Có các chương trình tiện ích và trợ giúp tạo các văn bản dạng đặc biệt.
- Có chương trình kiểm tra, sửa lỗi chính tả, gõ tắt, ...giúp người sử dụng soạn
thảo dễ dàng và tăng tốc độ xử lý văn bản.
- Chức năng tạo bảng biểu mạnh và dễ sử dụng.
I. KHỞI ĐỘNG:
1. Khởi động:
 Click đôi chuột vào biểu tượng
 Click nút
2010.

trên màn hình Desktop.

Start \ All Programs \ Microsoft Office \ Microsoft Word

2. Thoát khỏi chương trình: Có 3 cách:
 Chọn Tab File \ Exit
 Ấn tổ hợp phím Alt + F4
 Click vào biểu tượng

ở đỉnh góc phải cửa sổ. Xuất hiện hộp thoại:

 Ghi nhớ: Ta luôn nhớ đặt tên cho văn bản ngay khi bắt đầu vào soạn thảo để đề

phòng các sự cố mất điện, sự cố về phần mềm, Virus …

II. GÕ DẤU TIẾNG VIỆT TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN:
Có 2 kiểu gõ: Gõ kiểu Vni (dùng các phím số để gõ dấu) hoặc gõ kiểu Telex
(dùng các phím chữ để gõ dấu).

1. Kiểu gõ Vni:
Trang 15


Phím
Số 1
Số 2
Số 3
Số 4
Số 5
Số 6
Số 7
Số 8
Số 9

Dấu
Sắc
Huyền
Hỏi
Ngã
Nặng
Mũ ^
Mũ móc
Mũ ngữa

Gạch ngang

Ví dụ
a1
a2
a3
a4
a5
a6, e6, o6
o7, u7
a8
d9

Thành chữ
á
à

ã

â, ê, ô
ơ, ư
ă
đ

Ví dụ: Gõ dòng chữ “Nước chảy đá mòn” bằng dãy các phím sau:
Nu7o71c cha3y d9a1 mo2n hoặc
Nu7o7c1 chay3 d9a1 mon2.
2. Kiểu gõ Telex:

Phím

s
f
r
x
j
aa
ee
oo
dd
ow

Dấu
Sắc
Huyền
Hỏi
Ngã
Nặng

Ví dụ
as
af
ar
ax
aj
aa
ee
oo
dd
ow, aw, uw


Mũ ^
Gạch ngang
Mũ móc

Thành chữ
á
à

ã

â
ê
ô
đ
ơ, ă, ư

Ví dụ: Gõ dòng chữ “Nước chảy đá mòn” bằng dãy các phím sau:
Nuwowsc chary ddas mofn hoặc
Nuocwws chayr ddas monf
 Lưu ý: Cặp chữ ƯƠ rất hay gặp trong tiếng Việt, để gõ nhanh có thể dùng 2
phím ][ gần nhau để gõ mà không cần gõ các phím UWOW.




Trong trường hợp gõ sai dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) ta có thể dùng phím Z
để bỏ dấu hoặc gõ lại dấu đúng ngay sau nguyên âm, chương trình sẽ tự động sửa lại
dấu không phải xóa chữ để gõ lại.
Muốn gõ hai chữ O ta gõ phím O ba lần liên tiếp.
Ví dụ: chữ Tool, ta phải gõ Toool




Muốn gõ các chữ: W, J, S, R, X, F ta gõ phím đó 2 lần liên tiếp.
Ví dụ: aww → aw, ajj → aj, ass → as, arr → ar, axx → ax, aff → af.

Trang 16


3. Gõ tiếng Việt với bảng mã Unicode


Để gõ được tiếng Việt cần có Font chữ tiếng Việt và chương trình gõ tiếng Việt.



Các chương trình gõ tiếng Việt: Vietkey, Unikey … Hiện nay bộ gõ Unikey
đang được sử dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm: dung lượng nhỏ, hỗ trợ phương pháp
gõ cho nhiều bộ font, …
 Cách chọn bảng mã Unicode với bộ gõ Unikey:
Các máy tính cài bộ gõ Unikey có thể sử dụng font Unicode bằng cách:
 Click phải chuột vào biểu tượng Unikey

ở góc dưới bên phải màn hình

nền:



Chọn Kiểu gõ: VNI (hoặc TELEX)

Chọn Bảng mã: Unicode.
 Trong cửa sổ màn hình soạn thảo văn bản Word chọn font chữ Times New
Roman
Ví dụ: Times New Roman, Arial, Tahoma, …
 Cho hiện cửa sổ Unikey bằng cách:
 Click phải chuột vào biểu tượng Unikey
nền → chọn Bảng điều khiển…[CS+F5]

 Chọn bảng mã: Unicode
 Chọn kiểu gõ: VNI hoặc Telex → click nút

Trang 17

ở góc dưới bên phải màn hình


III. GIỚI THIỆU MÀN HÌNH LÀM VIỆC
Sau khi khởi động, màn hình chính của Winword xuất hiện gồm các thành
phần sau:

1

2
3

6

4

5


Dưới đây là các thành phần cơ bản trên màn hình:
 Thanh cơng cụ nhanh: Chứa các lệnh thao tác nhanh.
 Thanh Ribbon: Chứa gần như tồn bộ các lệnh thao tác với chương trình,
chúng được phân chia thành các nhóm khác nhau.
 Thanh thước đo: Dùng để đặt Tab, Paragraph cho văn bản.
 Thanh cuộn: Dùng để di chuyển văn bản lên xuống, sang trái sang phải.
 Thanh trạng thái: Chứa một số thơng tin hiện thời của văn bản như chế độ
hiển thị, phần trăm hiển thị, trang hiện tại,…
 Vùng soạn thảo: Là phần lớn nhất trên màn hình của chương trình, đây là nơi
để người dùng soạn thảo nội dung của văn bản.
1. Thanh cơng cụ nhanh (Quick Access Toolbar):

Thường nằm phía trên cùng bên phía góc trái của mành hình chính, chứa các lệnh
thường sử dụng giúp người dùng có thể tao tác một cách nhanh chóng, tức thời. Để
thao tác người dùng có thể click chuột trực tiếp vào nút lệnh cần thao tác.
Trang 18


 Bổ sung các lệnh thường sử dụng có trong danh sách mặc định:
Khi mới cài đặt bạn chỉ thấy một số nút lệnh trên thanh công cụ này, muốn bổ
sung thêm các nút lệnh khác bạn click chuột vào mũi tên trỏ xuống rồi chọn vào nút
lệnh cần bổ sung (với điều kiện nút đó chưa có trên thanh công cụ).

Những nút lệnh chưa có dấu check là những nút lệnh chưa được bổ sung lên
thanh công cụ. Ngược lại bạn có thể làm ẩn các nút lệnh đi bằng thao tác tương tự rồi
bỏ dấu check thì công cụ đó không còn hiện lên thanh công cụ nhanh nữa.
2. Giới thiệu thanh Ribbon:
Thanh Ribbon là thanh công cụ chứa gần như toàn bộ các lệnh để thao tác với
chương trình, như các lệnh về Font chữ về Paragraph, định dạng in ấn,…


Thanh Ribbon bao gồm các Tab (File , Home, Insert, Page Layout,..) bên trong là
các nút lệnh của Tab đó. Tùy từng ngữ cảnh sử dạng các nút lệnh sẽ sáng lên cho phép
người dùng thao tác. Như vậy để thao tác với một lệnh nào đó trên thanh Ribbon bạn
cần phải biết nó nằm trong Tab Ribbon nào, sau đó chọn tới lệnh cần thao tác trong
Tab Ribbon đó.
2.1. Chi tiết các Tab Ribbon:


File: Chứa các lệnh thao tác với File văn bản, như thêm mới, mở một File đã tồn tại,
in ấn, lưu trữ, hay sửa đổi các thông tin về File ,… Để hộp thoại xuất hiện bạn click
chuột chọn Tab File .

Trang 19


Lưu tập tin
Lưu tập tin với tên khác
Mở tập tin đã lưu trên đĩa
Đóng tập tin
Thông tin về tập tin
Chứa danh sách các file đã mở trước đó
Mở mới tập tin
In tài liệu
Lưu qua các ứng dụng khác
Trợ giúp
Các công cụ tùy chọn của Word
Thoát

 Lưu ý: Để đóng cửa sổ của Tab File bạn click ngăn


hoặc click phím

ESC.


Home: Chứa các nhóm lệnh như sau:

+ Clipboard: Cắt dán
+ Font: Font chữ
+ Paragraph: Canh lề, phân đoạn
+ Style: Kiểu định dạng
+ Editing: Các chức năng tiện ích khi chỉnh sửa văn bản như tìm kiếm, thay
thế, di chuyển,…


Insert: Chứa các nhóm lệnh liên quan đến việc chèn các đối tượng vào văn bản, chi
tiết như sau:

+ Pages: Các lệnh chèn một trang mới vào văn bản hiện hành.
Trang 20


+ Tables: Các lệnh liên quan đến bảng
+ Illustrations: Các lệnh chèn đối tượng đồ họa
+ Links: Lệnh chèn các liên kết
+ Header/Footer: Tiêu đề trên và dưới của văn bản
+ Text: Lệnh liên quan đến việc chèn các đối tượng Text như: Text Box,
WordArt,…
+ Symbols: Lệnh liên quan đến việc chèn các biểu tượng vào văn bản hiện

thời.


Page Layout: Chứa các nhóm lệnh liên quan đến bố cục của văn bản.

+ Themes: Tùy chỉnh nên cho toàn bộ các đối tượng shape trên văn bản.
+ Page Setup: Các lệnh thiết lập định dạng trang in
+ Page Background: Nền cho trang văn bản
+ Paragraph: Các lệnh thao tác với đoạn văn bản
+ Arrange: Các lệnh sắp xếp các đối tượng trên văn bản.


References: Chứa các nhóm lệnh liên quan đến một số thủ thuật đặc biệt cho văn bản
như đánh mục lục tự động, tạo nghi chú cho văn bản,…



Mailings: Chứa các nhóm lệnh liên quan đến việc tạo lập một phong bì thư, một mẫu
biểu phục vụ cho việc trộn văn bản.



Review: Chứa các nhóm lệnh liên quan đến các thao tác như kiểm tra ngữ pháp cho
văn bản, tạo ghi chú, so sánh nội dung văn bản,…



View: Chứa các nhóm lệnh hiển thị, chi tiết như sau:

Trang 21



+ Document Views: Chế độ hiển thị văn bản
+ Show: Tùy chọn hiển thị một số thanh Panel
+ Zoom: Các lệnh phóng to, thu nhỏ văn bản
+ Window: Chứa các lệnh tùy chọn hiển thị nhiều văn bản
+ Macros: Các lệnh về Macros


Format: Chỉ xuất hiện khi người dùng đang chọn một đối tượng Shape, bao gồm các
nhóm lệnh như sau:

+ Insert shapes: Các lệnh chèn đối tượng Shape
+ Shape styles: Kiểu của các đối tượng Shape
+ WordArt styles: Kiểu của đối tượng WordArt
+ Text: Các lệnh cân chỉnh nội dung Text trong các đối tượng Shape.
+ Arrange: Sắp xếp các đối tượng trên văn bản
+ Size: Các lệnh tùy chỉnh kích cỡ cho các đối tượng.
2.2. Ẩn hoặc hiện Tab lệnh:
Để làm ẩn hay xuất hiện một nhóm lệnh hoặc một Tab lệnh trong thanh công cụ
Ribbon bạn làm như sau:


Click phải chuột vào một khoảng trống bất kỳ trên thanh công cụ Ribbon.



Một menu nhanh xuất hiện chọn Customize the Ribbon, hộp thoại Word Option xuất
hiện và chọn Customize the Ribbon.


Trang 22




Trong danh sách Main Tabs bên phía tay phải của màn hình liệt kê danh sách các Tab
Ribbon muốn ẩn Tab nào bạn chỉ cần bỏ dấu check ở đầu tên Tab đó. Ngược lại muốn
hiện chúng lên bạn đánh dấu check cho những Tab bị ẩn. Cuối cùng click OK để lưu
lại.
 Lưu ý: Trường hợp muốn ẩn
tồn bộ thanh cơng cụ Ribbon bạn click
chọn biểu tượng Minimize the Ribbon
(hoặc click tổ hợp phím Ctrl + F1) phía
góc phải trên của màn hình chính.
Khi muốn hiện lại thanh cơng cụ này bạn click chuột vào nút lệnh đó một lần nữa.
3. Thanh thước đo:
Có chức năng dùng để cân chỉnh vị trí các đối tượng trên văn bản, cũng như canh
lề, bố cục cho văn bản. Thanh thước đo cũng bao gồm thành thước ngang và thanh
thước dọc
4. Thanh cuộn:
Dùng để di chuyển màn hình soạn thảo lên trên hoặc xuống dưới, sang trái hoặc
sang phải. Thanh cuộn bao gồm 2 thanh là thanh cuộn ngang và thanh cuộn dọc.
5. Thanh trạng thái:
Nằm dưới đáy màn hình chính bao gồm các thơng tin như chế độ hiển thị, phần
trăm hiển thị, tổng số từ, số trang, trang hiện tại,…
IV. LƯU VÀ MỞ TẬP TIN
1. Lưu tập tin vào đóa (Save): Có 3 cách:
Trang 23



 Vào Tab File \ Save.
 Nháy chuột vào biểu tượng

(Save) trên thanh công cụ Quick Access

Toolbar
 Ấn tổ hợp phím Ctrl + S
Nếu chọn 1 trong 3 cách trên đều xuất hiện hộp thoại:

Chọn ổ đĩa hay thư mục chứa tên tập tin cần
lưu

Nhập tên tập tin cần lưu

Click nút





Chọn thư mục hay ổ đĩa để lưu tập tin
Khung File name: Gõ tên tập tin cần lưu
Chọn Save

 Chú ý: Khi ta muốn lưu tập tin với tên khác có cùng nội dung ta thao tác như
sau:
Vào Tab File chọn Save As hoặc ấn F12, sau đó ta thao tác tương tự như cách
lưu tập tin vào đĩa như hình trên.
2. Mở tập tin mới (New): Có 3 cách:
 Click chuột vào biểu tượng

Toolbar

(New) trên trên thanh cơng cụ Quick Access

 Ấn tổ hợp phím Ctrl + N
 Vào Tab File → New → Blank Document → Create

Trang 24


3. Mở tài liệu có sẵn trên đĩa (Open): Có 3 cách:
 Vào Tab File \ Open
 Nháy chuột vào biểu tượng

(Open) trên thanh Quick Access Toolbar

 Ấn tổ hợp phím Ctrl + O
Nếu chọn 1 trong 3 cách trên đều xuất hiện hộp thoại:

Chọn ổ đĩa hay thư mục chứa tên tập tin cần mở

Click lên tên tập tin cần mở

Click nút





Chọn ổ đĩa hoặc thư mục chứa tập tin

Click tên tập tin cần mở
Click Open

Trang 25


×