Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.44 KB, 17 trang )

công trình dự thi
giải thởng "sinh viên nghiên cứu khoa học"
năm 2014

tóm tắt
NGHIÊN CứU KHOA HọC
Tên công trình:

CC NHN T NH HNG N CU TRC VN,
KIM NH TI TH TRNG VIT NAM

Thuộc nhóm ngành: KINH DOANH V QUN Lí


2

Hµ Néi - 2014


trờng đại học kinh tế quốc dân
công trình dự thi
giải thởng "sinh viên nghiên cứu khoa học"
năm 2014

tóm tắt
NGHIÊN CứU KHOA HọC

Tên công trình:

CC NHN T NH HNG N CU TRC VN,
KIM NH TI TH TRNG VIT NAM



Thuộc nhóm ngành

: KINH DOANH VQUN Lí

Họ và tên sinh viên

: NGUYN TH NHUNG
TRN QUANG HUY
TH YN NHI
HONG BI TH

Lớp

: KINH T HC 53

Năm thứ

: 3/4

Trờng

: Đại học Kinh tế Quốc dân

Giáo viên hớng dẫn

: TS.H èNH BO


4


Hµ Néi - 2014


5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạch định cấu trúc vốn luôn luôn là một trong những vấn đề vô cùng
quan trọng mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Một vấn đề rất được sự quan tâm của các nhà kinh tế học lớn. Ở nước ngoài
hoạch định cấu trúc vốn không hẳn là mới mẻ nhưng đối với Việt Nam thì
có lẽ đây là một vấn đề ít được quan tâm mặc dù tầm quan trọng của nó thì
ai cũng phải thừa nhận.Thực tế ở Việt Nam cho thấy vấn đề nội lực của các
doanh nghiệp còn khá hạn chế so với những yêu cầu của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, trong đó nổi bật là hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp càng
cho thấy việc hoạch định một cấu trúc vốn hợp lý cho các doanh nghiệp là
cần thiết như thế nào.
Thực trạng, những năm gần đây cho thấy kinh tế thế giới và trong nước
đi xuống trên mọi phương diện do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
năm 2008, ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng chậm qua các năm và chưa có
sự bứt phá mạnh (tốc độ tăng trưởng đột phá với 8.46% năm 2007 và ngay
sau đó giảm dần liên tục qua các năm trong khoảng từ 5% đến dưới 7%),
trong 2 năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng chỉ trên 5%. Năm 2011 có 79.000
doanh nghiệp giải thể, năm 2012 là hơn 55.000 doanh nghiệp giải thể và sang
năm 2013 con số này lên tới hơn 60700 doanh nghiệp nói lên hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp còn kém, khả năng tiếp cận thị trường vốn khó
khăn, năng lực quản lý điều hành hạn chế dẫn đến sản xuất thua lỗ kéo dài.
Nói đến các kênh huy động vốn của các doanh nghiệp. Đối với việc huy
động vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại thì những năm gần đây quả là

khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lãi suất huy động cũng như cho vay liên tục
biến động qua các năm (với cuộc đua lãi suất bùng nổ vào năm 2008 với mức
lãi suất cho vay bình quân là 19,23%, năm 2009 là 10.01%, năm 2010 là


6

14.37%, năm 2011 là 18.01%, năm 2012 là 17.75%, năm 2013 là 14.28%)
cùng với tình trạng nợ xấu tăng nên các ngân hàng rất thận trọng trong việc
cho các doanh nghiệp vay. Điều đó khiến việc huy động vốn của doanh
nghiệp gặp khó khăn và được hưởng lợi ít hơn từ tấm chắn thuế , chính vì thế
mà doanh nghiệp khó có thể hoạch định được một cơ cấu vốn hợp lý. Đối với
kênh huy động thứ hai là phát hành giấy tờ có giá mà chủ yếu qua phát hành cổ
phiếu thì thực sự không mấy khả quan. Trong những năm qua, thị trường
chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế
giới khi chỉ số VN-INDEX giảm sâu và không có dấu hiệu phục hồi qua những
năm gần đây. Số lượng nhà đầu tư trong nước và nước ngoài giảm đáng kể,
thanh khoản và thị giá của cổ phiếu của thị trường thấp gần như nhất khu vực.
Đây cũng chính là quãng thời gian các doanh nghiệp làm ăn gặp nhiều thua lỗ,
nền kinh tế đầy sóng gió do việc cổ phần hóa, bán cổ phiếu ra công chúng ,
thoái vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh ấy thì viêc các doanh nghiệp Việt nghĩ đến việc xây
dựng một cấu trúc vốn tối ưu hợp lý cho mình là một vấn đề bức thiết để có
thể hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, để có
thể xây dựng được một cấu trúc vốn phù hợp thì các doanh nghiệp Việt cần
hiểu rõ cấu trúc vốn của mình đang chịu tác động của những nhân tố nào.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ấy, để các doanh nghiệp Việt có thể chạy đua
trên trường quốc tế rộng lớn và đầy thử thách, đề tài nghiên cứu “ Các nhân tố
ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam” trở nên rất
cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thưc tiễn, góp phần giúp các

doanh nghiệp trong việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu.
o VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, khái quát các lý thuyết cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu để
thấy được tầm quan trọng của một cấu trúc vốn tối ưu hợp lý đối với sự phát
triển của doanh nghiệp trong dài hạn và khái quát giả thuyết hội tụ sigma.


7

Thứ hai, tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của một doanh
nghiệp đang được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra phân tích và tranh cãi để thấy
được chiều hướng tác động của các nhân tố này đối với cấu trúc vốn của một
doanh nghiệp.
Thứ ba, tìm hiểu thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt
Nam, và cấu trúc vốn của các ngành tiêu biểu từ năm 2007 đến 2013 để thấy
được sự biến động của cấu trúc vốn qua các năm ra sao và lý do tại sao có sự
khác nhau như thế, đồng thời từ đó cho thấy tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp
theo các ngành khác nhau thì có khác nhau không và khác nhau như thế nào.
Thứ tư:
Tiến hành kiểm định hội tụ vốn của các doanh nghiệp Việt Nam và hội tụ
vốn của các nhóm ngành tiêu biểu trong nền kinh tế. Từ đó xem liệu có xu
hướng hội tụ vốn hay không giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn
2007-2013.
Kiểm định tác động của một số nhân tố tiêu biểu đến cấu trúc vốn của
các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm kiểm định các nhân tố định tính và kiểm
định các nhân tố định lượng để nhận diện những nhân tố nào có ảnh hưởng
quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Kiểm định
các nhân tố định lượng thông qua khảo sát cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn HOSE bằng mô hình kinh tế lượng, từ đó cung cấp cho các
nhà quản trị doanh nghiệp một một công cụ để nhận diện, đánh giá và đưa ra

những quyết định một cách hợp lý để xây dựng cho doanh nghiệp mình một
cấu trúc vốn hợp lý.
Thứ năm, đưa ra các kiến nghị giúp các doanh nghiệp xây dựng cấu trúc
vốn tối ưu.
o PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Tổng hợp và phân tích các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế (tốc độ tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất cơ bản, thuế suất thuế TNDN, VN-Index


8

ngày cuối năm )- kiểm định các nhân tố định tính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
của các doanh nghiệp giai đoạn 2007-2013.
 Tổng hợp và phân tích các dữ liệu cần thiết từ bảng báo cáo tài
chính cuối năm đã kiểm toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên
sàn HOSE từ năm 2007 đến năm 2013, kết hợp với thống kê, phân tích các
dữ liệu định lượng.
 Sử dụng phương pháp hội tụ sigma để kiểm định hội tụ vốn của các
doanh nghiệp tại Việt Nam từ năm 2007-2013.
 Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và sử dụng dạng
dữ liệu chéo (cross_sectional) chạy trên phần mềm Eviews 6 để kiểm định
sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp theo từng
năm.
 Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và sử dụng dạng
dữ liệu bảng chạy trên phần mềm Eviews 6 để kiểm định các nhân tố ảnh
hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam theo ngành tiêu biểu
giai đoạn 2007-2013.
o PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối với bài nghiên cứu này, dừng lại ở việc kiểm định hội tụ vốn giữa
các công ty và kiểm định sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của

các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
HOSE từ năm 2007 đến 2013. Sau khi tổng hợp số liệu và hồi quy theo mô
hình kinh tế lượng và phương pháp hội tụ sigma nhóm sẽ tiến hành phân tích
kết quả hồi quy nhằm làm rõ hơn sự tác động của các nhân tố.
o Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận: Hệ thống lại các lý thuyết cấu trúc vốn cơ bản, cho thấy
được vai trò quan trọng của một cấu trúc vốn đối với sự phát triển của doanh
nghiệp. Đề tài cũng đã hệ thống được các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn
của doanh nghiệp và chiều hướng tác động của các nhân tố đó.


9

Về mặt thực tiễn:
- Cho thấy các nhân tố (định tính và định lượng) tác động đến cấu trúc
vốn của các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau thì khác nhau.
Điều đó giải thích cho sự khác nhau về sự hội tụ cấu trúc vốn của các nhóm
ngành.Từ đó, cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về hội tụ cấu trúc vốn
của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Cung cấp được thêm một bằng chứng thực nghiệm, những nhân tố nào
thực sự có ảnh hưởng quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn của các công
ty, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ sở để thiết lập một cấu trúc
vốn tối ưu.
Khái quát nội dung của các chương như sau:


10

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN,GIẢ THUYẾT HỘI TỤ
SIGMA VÀ CÁC LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VỐN

1.1 Tổng quan về cấu trúc vốn, giả thuyết hội tụ sigma
Cấu trúc vốn (capital structure) là thuật ngữ đề cập đến quan hệ tỷ lệ
giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp.
Cấu trúc vốn tối ưu là cơ cấu vốn làm cân bằng tối đa giữa rủi ro và
lãi suất và bằng cách đó tối đa hóa giá cả cổ phiếu của công ty.Với cơ cấu vốn
tối ưu thì chi phí bình quân gia quyền của vốn cũng thấp nhất.
Giả thuyết hội tụ sigma:
Hội tụ sigma (σ) xem xét khoảng cách của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
giữa các doanh nghiệp, nó được đo lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ lệ nợ trên
tổng tài sản.
Hàm hồi qui đơn của độ lệch chuẩn sau (Rezitis, 2010).
(8)
Trong đó S.D(DE) là độ lệch chuẩn của giá trị lôga tự nhiên của mức tỷ lệ
nợ giữa các doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ và e là giá trị sai số.
Có hội tụ sigma nếu φ 2 âm và có ý nghĩa thống kê. Điều đó hàm ý rằng
chênh lệch tỷ lệ nợ giữa các doanh nghiệp giảm dần theo thời gian.
1.1

Các lý thuyết về cấu trúc vốn

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn : lý thuyết này cho rằng mỗi doanh
nghiệp đều có một cấu trúc vốn tối ưu tương ứng với một tỷ lệ nợ xác định mà
tại đó giá trị doanh nghiệp là lớn nhất.
Lý thuyết Trật tự phân hạng: lý thuyết chỉ ra rằng khi các doanh nghiệp
có nhu cầu về vốn, họ thường sử dụng nguồn tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại)
đầu tiên, sau đó là chứng khoán nợ và phát hành cổ phần thường mới là lựa


11


chọn cuối cùng.
Lý thuyết định thời điểm thị trường: những nhà quản trị tin rằng họ có
thể gia nhập thị trường đúng lúc để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp của họ.
1.2

Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn của doanh nghiệp

-Nhân tố định tính: đặc điểm nền kinh tế, đặc điểm ngành, tác động ưu
tiên quản trị, chu kỳ tăng trưởng, độc quyền.
-Nhân tố định lượng: tài sản cố định hữu hình, thuế suất hiệu lực, quy
mô, Khả năng sinh lợi, cơ hội tăng trưởng, biến động thu nhập, tấm chắn thuế
phi nợ, tính thanh khoản.


12

Chương 2 : THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
2.1 Tổng quan cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
Giai đoạn 2007-20013 kinh tế thế giới và Việt Nam có những sự biến
đổi mạnh, từ trạng thái bùng nổ với sự tăng trưởng đỉnh cao là năm 2007 tới
sự khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và sự ảm đảm của kinh tế thế giới
và trong nước trong những năm tiếp theo, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
Việt Nam trong giai đoạn này biến động mạnh theo diễn biến của nền kinh tế.
Năm 2007 DE chung của nền kinh tế Việt Nam đạt mức thấp nhất do thị
trường chứng khoán bùng nổ nên các doanh nghiệp có xu hướng sử dung vốn
cổ phần. Năm 2008, khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng tới Việt
Nam, DE của nền kinh tế tăng dần và cao nhất vào năm 2009. Các năm tiếp
theo 2010, 2011,2012,2013, DE của nền kinh tế biến động không nhiều nhưng
vẫn ở múc cao do nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên nhìn chung lại

cấu trúc vốn của các doanh ngiệp Việt Nam vẫn nghiêng về vốn chủ sở hữu
hơn với tỉ lệ DE trung bình chỉ khoảng 30%.
2.2 Cấu trúc vốn và đặc điểm thành phần cấu trúc vốn của một số
ngành tiêu biểu trong nền kinh tế.
Phần 2.2 đi vào tìm hiểu về cấu trúc vốn cũng như thành phần cấu trúc
vốn của một số ngành đặc trưng cho nền kinh tế được chọn lọc từ sàn chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh(HOSE). 4 ngành được chọn để quan sát là: Bất
động sản, Năng lượng, Vật liệu xây dựng, Dược phẩm hóa chất. Để có thể
hình dung được đặc điểm cấu trúc vốn và thành phần cấu trúc vốn của từng
ngành sẽ khác nhau như thế nào và tại sao lại có sự khác nhau đó.
Với nhóm ngành có lượng tài sản cố định hữu hình lớn, tỉ suất lợi nhuận
lớn, quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào chu kì kinh tế bao gồm: Bất
động sản, năng lượng, cao su, vật liêu xây dựng thì DE rất lớn và biến động


13

mạnh theo nền kinh tế, thành phần cấu trúc vốn có nợ dài hạn và nợ ngắn hạn
chiếm tỉ lệ cao.
Với nhóm ngành có quá trình sản xuất kinh doanh ổn định, độ rủi ro
thấp, lượng tài sản cố định hữu hình thấp như ngành dược phẩm hóa chất thì
DE rất thấp và có xu hướng ổn định theo thời gian, thành phần cấu trúc vốn
có tỉ lệ vốn chủ sở hữu chiếm rất cao.


14

Chương 3: KIỂM ĐỊNH HỘI TỤ CẤU TRÚC VỐN VÀ KIỂM ĐỊNH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM

Mẫu kiểm định gồm 103 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên
sàn HOSE
+ Kiểm định hội tụ cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
bằng phương pháp hội tụ sigma cho thấy rằng: các ngành có lượng tài sản cố
định hữu hình lớn, cấu trúc vốn chịu tác động mạnh mẽ trước những biến
động của nền kinh tế thì không có dấu hiệu hội tụ cấu trúc vốn về một tỷ lệ
nào đó. Các ngành có lượng tài sản vô hình lớn, cấu trúc vốn ít bị tác động
trước những biến động của nền kinh tế thì có dấu hiệu hội tụ cấu trúc vốn.
+ Kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn bằng mô hình
kinh tế lượng
Thứ nhất, kiểm định các nhân tố định tính: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ
lệ lạm phát, lãi suất cho vay bình quân, thuế TNDN, đặc điểm ngành.
Thứ hai, kiểm định các nhân tố định lượng:
Hàm hồi quy tuyến tính cho biến phụ thuộc:
DE = f (ROA, SIZE, TANG, TAX, LIQUIDITY)
Biến phụ thuộc là DE- tỷ lệ nợ/ tổng tài sản. Các biến độc lập bao
gồm: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), quy mô doanh nghiệp (SIZE),
tỷ lệ Tài sản hữu hình/Tổng tài sản (TANG), tính thanh khoản (LIQUIDITY),
thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX ). Kết quả các kiểm định trên cho thấy:
 Các nhân tố kiểm định bằng phương pháp định tính:
Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế : tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất,
tỷ lệ lạm phát, thuế TNDN tác động mạnh đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Việt Nam. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là môi trường thuận lợi để các


15

doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lợi nhuận cao.
Do đó lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp dùng để tài trợ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh nên tỷ lệ nợ giảm. Trong khi đó, sự gia tăng trong lãi suất và

lạm phát sẽ khiến cho doanh nghiệp rơi vào khó khăn, kèm theo khủng hoảng
tài chính làm cho cổ phiếu mất giá khiến cho đòn bẩy tài chính theo giá trị thị
trường của doanh nghiệp gia tăng. Thuế suất danh nghĩa trong khoảng thời
gian 2007 -2013 có giảm (từ 28% xuống 25%) nhưng không tác động nhiều
đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp bởi vì tỷ lệ giảm thuế này là quá ít và
chủ yếu là do chính phủ muốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng
hoảng. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, tác động của khủng hoảng kinh
tế đến doanh nghiệp mạnh hơn tác động của sự cắt giảm thuế này rất nhiều.
Đặc điểm ngành tác động quan trọng đến cấu trúc vốn của doanh
nghiệp. Các ngành có nhiều tài sản hữu hình sử dụng nhiều nợ vay do có khả
năng thế chấp cao khi vay nợ, và các ngành có nhu cầu về nguồn vốn lớn như
bất động sản, vật liệu xây dựng… sẽ có tỷ lệ nợ cao. Ngược lại những ngành
có ít tài sản cố định hữu hình như dược phẩm, hóa chất, thủy sản, những
ngành này có khả năng sinh lợi cao thường có tỷ lệ nợ thấp do ưu tiên sử dụng
nguồn vốn nội bộ để tài trợ cho các khoản đầu tư. Đối với ngành thủy sản, tuy
có tỷ lệ tài sản cố định ít nhưng lại có tác động đáng kể đến cấu trúc vốn.
 Các nhân tố kiểm định bằng phương pháp định lượng:
Các kết quả kiểm định cho thấy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có
tác động mạnh đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp và có tương quan nghich
với và tỷ lệ nợ. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao thường ít sử dụng
nợ do các doanh nghiệp này có thể sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại của mình
để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có
thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn. Kết luận này ủng hộ cho thuyết trật tự phân
hạng.


16

Quy mô doanh nghiệp tác động mạnh và có tương quan thuận với tỷ lệ
nợ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô lớn trên thị trường có

xu hướng sử dụng nhiều nợ bởi vì lợi thế về quy mô giúp doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường và có thể thoả thuận với bên vay
để được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn
thường có khả năng đa dạng hoá tốt và ít có nguy cơ bị phá sản nên sẽ dễ
dàng vay nợ hơn.
Tài sản cố định hữu hình có tương quan thuận với tỷ lệ nợ, tuy nhiên
hầu như rất ít tác động đến tỷ lệ nợ, chỉ tác động mạnh mẽ đến cấu trúc vốn
của ngành bất động sản. Vì thế các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản hữu hình lớn
thường vay nhiều nợ do có nhiều tài sản hữu hình có thể thế chấp khi vay nợ.
Thuế có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ, tuy nhiên hầu như không
tác động đến cấu trúc vốn. Duy nhất chỉ tác động đến cấu trúc vốn của ngành
vận tải.
Tính thanh khoản tác động rất mạnh đến tỷ lệ nợ, đối với các doanh
nghiệp Việt thì tính thanh khoản có tác động nghịch. Các doanh nghiệp có
nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản
đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty có quan hệ tỷ lệ
nghịch với đòn bẩy tài chính.


17

Chương 4: KIẾN NGHỊ GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU
Thứ nhất: Về phía doanh nghiệp
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính
+ Nâng cao năng lực hoạch định cấu trúc vốn của các giám đốc tài chính
+ Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Minh bạch thông tin
+ Chú trọng đầu tư công tác thu thập và lưu trữ thông tin
+ Khai thác thêm kênh huy động vốn

+ Ứng dụng các mô hình tài chính trên thế giới cho việc hoạch định cấu
trúc vốn của doanh nghiệp
Thứ hai: Về phía nhà nước
+ Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán
+ Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
+ Hạn chế việc ngân hàng cho vay các khoản nợ xấu
+ Ổn định kinh tế vĩ mô



×