Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TÁC ĐỘNG của GIÀ hóa dân số đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế ở VIỆT NAM (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.05 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình:

TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình:

TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Họ và tên nhóm sinh viên:
1. HOÀNG PHI HÙNG


Nam

2. NGUYỄN CÔNG CẢNH

Nam

3. NGUYỄN TIẾN DŨNG

Nam

4. NGÔ VĂN HẢI

Nam

5. NGUYỄN HỒNG SƠN

Nam

Lớp, Khoa: KINH TẾ HỌC 53

Năm thứ: 3/4

Ngành học: KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn: PGS. TS. GIANG THANH LONG

HÀ NỘI, 2014


3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Kết quả hồi quy mô hình (4.1) ước lượng
………………………………………7
Bảng 2: Dự báo dân số và tác động đến tăng trưởng kinh tế (2009 – 2059)……….8


4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người cao tuổi ở Việt Nam đang tăng nhanh cả về tỷ lệ và con số tuyệt đối.
Mới chỉ là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, song Việt Nam đã bắt
đầu bước vào giai đoạn “già hóa dân số” từ năm 2011 với tỷ lệ người trên 65 tuổi
là 7% so tổng dân số.
Chỉ số già hóa ngày càng tăng lên, theo dự báo dân số của GSO chỉ số già
hóa sẽ vượt ngưỡng 100 vào khoảng năm 2033. Đây là thời điểm Việt Nam bắt đầu
có dân số cao tuổi nhiều hơn dân số trẻ em. Dự báo dân số cũng cho thấy tỷ lệ hỗ
trợ tiềm năng giảm nhanh chóng trong thời gian tới khi tốc độ tăng của dân số cao
tuổi ngày càng lớn. Việc tỷ lệ hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng cho thấy trách
nhiệm đáp ứng nhu cầu của người già phụ thuộc ngày càng đè nặng lên dân số ở độ
tuổi lao động. Làm cho lực lượng lao động thu nhỏ và số lượng người cao tuổi phụ
thuộc tăng lên sẽ có nghĩa là giảm sút về thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tiết
kiệm, đầu tư và năng suất cũng như việc tăng chi tiêu công cho an sinh xã hội,
chăm sóc sức khoẻ và phúc lợi của người cao tuổi. Không những thế, tỷ lệ hỗ trợ
tiềm năng giảm còn dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm xã hội, đặc biệt đối với các
hệ thống trả lương hưu như ở Việt Nam theo hình thức trả lương hưu trong đó
những người lao động hiện tại chi trả cho những người đang nghỉ hưu.
So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát triển
hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân số Việt
Nam khá cao. Hay thời gian cần thiết để chuyển từ giai đoạn “già hóa” sang “già”

là ngắn hơn nhiều nước: Pháp mất 115 năm, Mĩ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung
Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất có 20 năm.
Từ tất cả các yếu tố nêu trên, có thể thấy Việt Nam đang đối diện với “sự già
hóa” nhanh chóng. Với điều kiện phát triển kinh tế và xã hội như hiện nay thì đây
là một thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với dân số “già hóa”
nhanh. Việt Nam có thể sẽ trở thành một nước già trước khi giàu. Nhiều nước già
hóa dân số diễn ra từ lâu, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đối phó với thực


5

trạng này. Trong khi đó, ở Việt Nam thời gian qua chính sách dân số ở nước ta tập
trung vào vấn đề giảm sinh nên các công trình nghiên cứu cũng mới chỉ tập trung
vào mức sinh và kế hoạch hóa gia đình, còn rất ít các công trình nghiên cứu toàn
diện và sâu về người cao tuổi. Do vậy, ngay từ bây giờ cần đẩy mạnh nghiên cứu
quá trình già hóa dân số ở nước ta làm cơ sở cho việc xây dựng và thực thi chính
sách, chiến lược quốc gia nhằm đối phó với xu hướng già hóa dân số diễn ra ngày
càng nhanh, mạnh. Nhằm nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi cũng như
ổn định nền kinh tế trong trung và dài hạn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhìn chung, mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của già hóa dân số
đến lao động bình quân đầu người. Hiểu được mối quan hệ giữa già hóa dân số và
tăng trưởng kinh tế. Từ đó đề xuất các giải pháp, ý kiến góp phần cải tiến, điều
chỉnh và đưa ra các chính sách phù hợp cho sự phát triển trong tương lai. Để đạt
được mục tiêu này, bài nghiên cứu xem xét, tập trung trả lời những câu hỏi sau:
1. Già hóa dân số có ảnh hưởng như thế nào đến lao động bình quân đầu
người?
2. Già hóa dân số có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam?
3. Chúng ta cần phải có những chính sách, giải pháp phù hợp ngay hiện tại

và trong tương lai để ổn định tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Dân số già Việt Nam: quy mô, tỷ lệ và tốc độ tăng dân số người cao
tuổi.
+ Các chính sách dân số Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:


6

+ Dân số Việt Nam qua các thời kỳ, chú trọng tới thời kỳ 1990 – 2012
và số liệu dự báo dân số thời kỳ 2009 - 2049
+ Ước lượng tác động của già hóa dân số đến lao động bình quân đầu
người, một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Dựa
vào kết quả ước lượng đánh giá tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng và
phát triển kinh tế Việt Nam.
+ Khuyến nghị một số chính sách nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế
trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn, kế thừa.
- Phương pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng các mô hình định
lượng để xác định mỗi quan hệ giữa các biến số nhằm cung cấp cơ sở thực chứng
cho các phân tích định tính (vận dụng mô hình Tân cổ điển với hàm sản xuất
Cobb-Duglas để đo lường tác động sự già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế thông
qua kênh lao động bình quân đầu người)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để xem xét mối quan hệ giữa già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế, trước
hết chúng tôi xem xét sự tăng trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Rồi tìm hiểu biến đổi nhân khẩu học tác động thế nào tới các nhân tố đó thông qua

hàm sản xuất Cobb-Duglas.
Để nắm bắt được tác động của sự thay đổi nhân khẩu học, chúng tôi phân biệt
giữa dân số, P, và lực lượng lao động, L. GDP bình quân đầu người (Y/P) là sản
phẩm của lực lượng lao động bình quân đầu người – tỷ lệ người lao động trên tổng
dân số - và tỷ lệ sản lượng trên lực lượng lao động.
= (1)


7

trong đó Y = tổng GDP, P = dân số, L = lực lượng lao động, A = năng suất
tổng yếu tố, K = tổng vốn hiện vật, h = nguồn nhân lực, và ∞ = phần vốn trong thu
nhập.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (=Y / P) bằng với tốc độ tăng
trưởng của lực lượng lao động bình quân đầu người cộng với tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân lao động.
(2)
Có thể phân tách tốc độ tăng trưởng GDP bình quân lao động (=Y/L) tiếp tục
như sau:
(3)
Dẫn đến
(4)
Phương trình cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người được
tạo thành từ bốn thành phần: tốc độ tăng trưởng của bình quân lao động, TFP, vốn
hiện vật bình quân mỗi lao động, và vốn con người. Trong phạm vi bài nghiên cứu
này, chúng tôi chỉ xem xét tác động của già hóa tới yếu tố tốc độ tăng trưởng của
bình quân lao động. Trong đó, việc sử dụng biến bình quân lao động chủ yếu xem
xét tới sự thay đổi về mặt số lượng lao động. Thay vì việc xem xét các yếu tố liên
quan tới chất lượng của lao động như giáo dục, y tế, kỉ luật lao động…, bài nghiên
cứu sẽ tập trung vào sự thay dổi về số lượng của lao động. Đây là một kênh quan

trọng, mà qua đó ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Sự tăng trưởng của lực lượng lao động phụ thuộc vào các yếu tố về kinh tế,
xã hội và các yếu tố nhân khẩu học (Department of Labour New Zealand 2013).
KẾT QUẢ VÀ DỰ BÁO
1. Kết quả ước lượng tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế
thông qua lực lượng lao động ở Việt Nam
Trong phần này, nghiên cứu sử dụng hàm tăng trưởng Cobb-Duglas để ước
lượng tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Cụ thể,


8

nghiên cứu đánh giá tác động của biến động cơ cấu tuổi tới lực lượng lao động,
một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Để đánh giá được tác động này, chúng tôi cho rằng quy mô của lực lượng
lao động được xác định bởi mức độ GDP bình quân đầu người và bởi các yếu tố
nhân khẩu học. Phương trình ước lượng như sau:
(5)
Dữ liệu được sử dụng để ước lượng là bộ số liệu thứ cấp của Việt Nam,
được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) bao gồm: Số liệu về dân
số theo nhóm tuổi giai đoạn 1990-2012; Số liệu về GDP giai đoạn 1990-2012 và số
liệu về lực lượng lao động từ năm 1990- 2012.
Phương pháp ước lượng là phương pháp hồi quy tĩnh với các chuỗi số thời
gian (Static time series regression). Kết quả sau khi ước lượng bằng phần mềm cho
thấy có mối quan hệ giữa già hóa dân số và lao động bình quân đầu người trong dài
hạn vì có mỗi quan hệ đồng tích hợp giữa biến lực lượng lao động và biến tỷ lệ phụ
thuộc tuổi già.
Các hệ số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. R- squared =
0,891134 cho thấy các biến số độc lập trong mô hình giải thích được 89,11% sự
biến động của biến phụ thuộc. Hệ số cho biết tỷ lệ phụ thuộc người già có tác

động dương đến tốc độ tăng trưởng lao động bình quân đầu người . Hệ số cho thấy
nếu tỷ lệ phụ thuộc người già tăng 10% thì tốc độ tăng trưởng lao động bình quân
đầu người sẽ tăng 0.10845%. Với tỷ lệ ảnh hưởng 1:1 giữa tốc độ thay đổi của lao
động bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế chứng tỏ già hóa dân số có
ảnh hưởng dương tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2012.


9

Bảng 1.2:: Kết quả hồi quy mô hình (4.1) ước lượng .
Biến phụ thuộc: Tốc độ thay đổi tỷ lệ lao động
Biến giải thích

Coeff

T-statistics

Sig.

Tỷ lệ phụ thuộc tuổi già

0.0108

11.20

0.000

Log(GDP bình quân đầu người)

0.0057


12.10

0.00
0

R-squared 0.891134
2. Dự báo tác động của già hóa dân số tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2009-2059.
Để dự báo tác động của già hóa dân số tới tăng trưởng kinh tế, chúng tôi sử
dụng phương trình sau:
= + (7)
Trong đó:
: Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người
: Tốc độ tăng năng suât lao động
: Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động
: Tốc độ tăng dân số
Giả định rằng tốc độ tăng năng suất lao động trong thời kì tới là bằng nhau và
bằng tốc độ tăng năng suất lao động bình quân thời kì trước (giai đoạn 1990–
2012), tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi tốc độ tăng lao động
và tốc độ tăng dân số. Dựa vào phương trình (7), chúng tôi sẽ tính được tác động
cụ thể sự thay đổi cơ cấu dân số tới kinh tế như thế nào.
Để thực hiện dự báo, chúng tôi sử dụng số liệu Dự báo dân số thời kì 20092059 của Tổng cục thống kê (GSO).
Bảng 2: Dự báo dân số và tác động đến tăng trưởng kinh tế (2009 – 2059)


10

Năm


2009

2014

2019

2024

2029

2034

2039

2044

2049

2054

2059

85.8

90.8

95.4

99.4


102.6

105.2

107.0

107.9

107.8

107.0

105.5

5

2

7

2

5

2

2

1


8

3

5

59.3

63.8

66.9

69.0

4

7

4

6

70.87

71.96

71.97

71.20


69.49

67.24

64.50

p65+

5.51

5.69

6.76

8.93

11.68

14.30

16.65

18.53

20.57

22.58

24.51


Old

9.29

8.90

10.1

12.9

0

4

16.48

19.87

23.14

26.03

29.60

33.58

37.99

1.13


1.00

0.82

0.64

0.50

0.34

0.17

0.00

-0.16

-0.28

1.48

0.94

0.63

0.52

0.30

0.00


-0.21

-0.49

-0.65

-0.83

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.13

0.48


0.07

-0.06

0.01

-0.07

-0.21

-0.25

-0.36

-0.36

-0.42

-0.08

0.24

0.57

0.71

0.68

0.65


0.58

0.71

0.80

0.88

Dân số
p15-64

Tỷ lệ
tăng dân
số
Tỷ lệ
tăng lao
động
Tỷ lệ
tăng năng
suất giả
định
Tác động
Thay đổi
tỉ lệ phụ
thuộc
người già
Nguồn: Tự tính toán của nhóm nghiên cứu

Từ bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2009-2059, tác động của cơ cấu
dân số tới tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần. Tác động này là âm từ thời

kì 2019 – 2024 trở đi. Giá trị âm hàm ý rằng, trong điều kiện tốc độ tăng năng suất
lao động không đổi, sự thay đổi cơ cấu dân số ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng
kinh tế.

GỢI Ý CHÍNH SÁCH


11

Những phân tích trên đây cho thấy già hóa dân số đang tạo ra những sức ép
lớn về chính sách đối với Việt Nam trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế khi mà
già hóa tác động trực tiếp tới lực lượng lao động. Nói cách khác, nếu không chuẩn
bị một cách chu đáo các chiến lược, chính sách kinh tế và xã hội để thích nghi với
dân số ngày càng già, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng trong việc phát triển kinh
tế, bên cạnh các vấn đề xã hội liên quan tới người cao tuổi trong tương lai.
Với thực trạng về già hóa dân số và tác động của vấn đề này tới tăng trưởng
kinh tế, nghiên cứu đề xuất Chính phủ cần có đồng bộ các chính sách tăng trưởng,
phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm đảm bảo duy trì được mức tăng
trưởng trong tương lai. Cụ thể, chúng tôi có một số khuyến nghị chính sách nhằm
hướng đến “già hóa thành công”, tương tự những khuyến nghị từ UNFPA(2011)
như sau:
Đối với chính sách về giáo dục, đào tạo:
- Tập trung cải thiện và phát triển hệ thống giáo dục hiện nay với mục đích
tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cao trong tương lai.
- Cần tận dụng thật tốt cơ hội “dân số vàng” ngay từ bây giờ vì chính thế hệ
này sẽ trở thành dân số già trong tương lai.
- Về chiến lược giáo dục, cần tập trung đào tạo có trọng điểm dựa trên nhu
cầu thị trường, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn và các
ngành sản xuất
- Đầu tư cho giáo dục cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chương

trình, tạo môi trường học tập và nghiên cứu mở, phát huy tính sáng tạo, tính xã hội
trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu
Đối với chính sách về lao động, việc làm.
- Khuyến khích những người cao tuổi có kĩ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp
cùng tham gia đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt trong các ngành mà học qua thực hành
là chủ yếu


12

- Cần đa dạng hóa ngành nghề, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và thúc đẩy
chất lượng các ngành sử dụng nhiều lao động
- Cần có các chính sách phát triển đô thị lớn, nhỏ để đón dòng di cư, phân bố
dân số và lao động phù hợp theo yêu cầu từng vùng.
Đối với chính sách về y tế.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc
người cao tuổi với sự tham gia tích cực, chủ động của mọi thành phần xã hội và
nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người cao tuổi.
- Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận
thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi.
- Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc
biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mãn tính.
- Từng bước xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Điều dưỡng Lão
khoa phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương.
Đối với chính sách về an sinh xã hội
- Với hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) với những biến động dân số, kinh tế
như hiện nay, Việt Nam cần xây dựng lộ trình phù hợp để chuyển đổi hệ thống hưu
trí về thiết kế và cơ chế tài chính gắn liền với các thông số: tuổi, mức đóng, mức
hưởng…
- Cần tổ chức lại mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế cũng như cơ chế tài chính y

tế, đặc biệt là bảo hiểm y tế, nâng cao khả năng tiếp cận của toàn dân.
- Hệ thống trợ cấp xã hội cần được mở rộng, đặc biệt đối với người cao tuổi.

KẾT LUẬN


13

1. Già hóa dân số thực sự có ảnh hưởng tới lao động bình quân đầu người,
qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế.
2. Trong tương lai tác động của già hóa tới quy mô của lực lượng lao động là
tác động tiêu cực do vậy Chính Phủ cần phải chú trọng nâng cao năng suất lao
động thông qua các chính sách, giải pháp đồng bộ.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bloom, D.Canning and Gunther Fink (2011), ‘Implications of population aging for
economic growth’, NBER Working Paper no.16705, Cambridge,Ma: National
Bureau of Economic Research.
Bùi Thị Minh Tiệp (2012), ‘Tác động của biến đổi cơ cấu dân số đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam’
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) (2011), ‘Báo cáo dân số và người cao tuổi ở
Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách”.
Donghyun Park and Kwanho Shin (2012), ‘Impact of population aging on Asia’s
future growth’, Chapter 3 ‘Aging, economic growth and old-age security in
Asia’: Asian Development Bank.
Department of Labour New Zealand (2013), ‘Labor force participation in New
Zealand (Recent trends, Future Scenarios and the impact


on economic

growth)’.
David E.Bloom, Jeffrey G.Williamson (1997), ‘Demographic Transitions and
Economic Miracles in Emerging Asia’, NBER Working Paper No. 6268.
Lee,J-W. and K.Hong (2010), ‘Economic growth in Asia: determinants and
prospects’, ADB Economics Working Paper Series no. 220, Manila: Asian
Development Bank.
Lee, Ronald (2004) Quantifying Our Ignorance: Stochastic Forecasts of Population
and Public Budgets in L. Waite (ed.) Aging, Health, and Public Policy:
Demographic and Economic Perspectives, Supplement to Population and
Development Review, v. 30. New York: Population Council, pp. 153-176.
Martin Muhleisen and Hamid Faruqee ‘Japan: Population Aging and the fiscal
Challenge’, IMF Working paper series.
Nguyễn Thị Minh (2009), ‘Năng động vê dân sô và tăng trưởng kinh tế’: Trung
tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách - Đại học kinh tế - Đại học quốc gia
Hà Nội


15

GS.TS Nguyễn Đình Cử (2012), ‘Biến đổi dân số và tăng trưởng kinh tế’, Tạp chí
xã hội học, số 1 (117), 11-17.
Nguyễn Đình Cử và Hà Tuấn Anh (2010), ‘Thay đổi cấu trúc dân số và dự báo giai
đoạn cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Pei-Ju-Liao (2011), ‘Does Demographic change matter for Growth’, European
Economic Review, Volume 55, No. 5, 659-677. Working paper
Renuga Nagarajan , A.C Texeira and Sandra Silva (2013), ‘The impact of
population Aging on Economic Growth: An indepth


Biblio metric

Analysis’, FEP Working Papers Series no 505: Universidade do Porto,
Faculdade de Economia do Porto .
Tang J. and C. MacLeod (2006), ‘Labor force ageing and productivity performance
in Canada’, Canadian Journal of Economics, 582 – 603.
UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc) (2011), ‘Báo cáo dân số và người cao tuổi ở
Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách”.
World

Bank

(2013),

‘World

development

/>
indicators”

available

at:



×