Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SỰ cần THIẾT áp DỤNG hợp ĐỒNG TƯƠNG LAI vào THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.14 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH DỰ THI TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM



*************




BẢN TÓM TẮT
TÊN CÔNG TRÌNH
SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

NĂM 2015


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
“SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”
NGƯỜI THỰC HỆN
TRƯƠNG MINH ĐỨC

MSV: 11120917

ĐÀO THỊ HIỀN

MSV: 11121336

PHẠM THỊ NGOAN



MSV: 11122759

LÊ QUÝ SƠN

MSV: 111233883

ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO

MSV: 111235572

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
GIẢNG VIÊN: Ths. TRẦN TRỌNG PHONG


3

BỘ PHẬN MỤC LỤC


4

PHẦN MỞ ĐẦU
I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan
đến việc có nên đưa các sản phẩm phái sinh nói chung và HĐTL nói riêng vào
sử dụng trên thị trường chứng khoán hay không.
1. Nghiên cứu trên thế giới
Đề cập tới hợp đồng chỉ số tương lai, có nhiều nghiên cứu cho rằng thị
trường tương lai không ảnh hưởng nhiều đến thị trường cơ sở. Chẳng hạn,

Santoni (1987) cho rằng sự biến động theo ngày và tháng của chỉ số S&P500
là không khác nhiều sau khi giới thiệu HĐTL chỉ số chứng khoán S&P500
đầu tiên vào ngày 24/2/1982. Ewards (1988) cũng có những kết luận tương tự
như vậy. Sau đó, Aggarwal (1988) cho rằng mức độ biến động của thị trường
Mỹ tăng lên nhiều sau khi có sự ra đời của HĐTL chỉ số chứng khoán; Đến
lượt Antoniou, Holmes và Priestley (1998) trong nghiên cứu trên những thị
trường lớn nhất như Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ cho
rằng: sự ra đời của hợp đồng tương lai có ý nghĩa thống kê và không phủ nhận
tác động hiệu quả của nó lên thị trường cơ sở (đối với thị trường Đức và Thụy
Sĩ; Cuối cùng là Gulen và Mayhew (2000) nghiên cứu về HĐTL chỉ số chứng
khoán trên 25 quốc gia khác nhau và đưa đến kết luận có khoảng 15 thị
trường giảm biến động, 7 thị trường không chịu ảnh hưởng và duy chỉ có Mỹ
và Nhật Bản là sự biến động tăng lên khi có sự tham gia của HĐTL trên
TTCK.
Tóm lại, có thể nhận thấy, kết luận của các nhà nghiên cứu khác nhau là
do 4 nguyên nhân chính sau đây:
• Thứ

nhất, vì những nhận định, kết quả nghiên cứu ở những nước

khác nhau, nền kinh tế có sự khác nhau về cấu trúc, sự phát triển và các
yếu tố kinh tế vĩ mô dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau.


5

• Thứ

hai, mô hình và phương thức nghiên cứu khác nhau trên các


cấu trúc thị trường khác nhau dẫn đến kết quả bị sai lệch, không trùng
khớp một cách tương đối.
• Thứ

ba, các điều tra không cùng một giai đoạn nghiên cứu.

• Thứ

tư, các mẫu khác nhau được phân tích dựa trên các giả

thuyết khác nhau trong nghiên cứu của mỗi nhà khoa học.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận tính ưu việt của HĐTL.Vì thế, cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chứng kiến sự ra đời của nhiều sàn giao dịch CKPS
nói chung và HĐTL trên TTCK nói riêng trên toàn thế giới, đặc biệt là các
nước Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... Việc nghiên cứu và áp
dụng HĐTL đối với từng quốc gia cụ thể đã trở thành đề tài được nhiều học
giả nghiên cứu cho các nền kinh tế của nước họ.
2. Nghiên cứu tại Việt Nam
TTCK Việt Nam chính thức hoạt động từ năm 2000, lượng học giả
nghiên cứu về CKPS cũng như HĐTL chứng khoán và chỉ số chứng khoán
chưa nhiều cũng như khía cạnh họ nghiên cứu chưa đa dạng.
Trong bài luận văn Thạc sĩ của mình tại Đại học Đà Nẵng năm 2010, Bùi
Thụy Nam có đề cập tới việc phát triên công cụ phái sinh trên TTCK Việt
Nam, bài viết đề cập tới một phần rất nhỏ về HĐTL trên TTCK về khía cạnh
là một công cụ. Gần đây nhất là bài nghiên cứu “Xây dựng và phát triển công
cụ phái sinh chỉ số chứng khoán tại Việt Nam” (Nguyễn Sơn, 2013), bài
nghiên cứu này khẳng định: “Công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính tất
yếu”.
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với hơn 14 năm hoạt động, TTCK Việt Nam thật sự non trẻ so với các

nước trên thế giới TTCK Việt Nam còn nhiều hạn chế như khung pháp lí, các
quy định, luật còn chưa rõ ràng, thiếu sót, các rủi ro khó đo lường và hết sức


6

phức tạp. Chính vì vậy, rất cần 1 công cụ có tác dụng phòng vệ cho các nhà
đầu tư và công cụ phái sinh chính là 1 giải pháp được đặt lên hàng đầu để giải
quyết vấn đề này. Nhận thấy sự cần thiết của các sản phẩm phái sinh trên
TTCK Việt Nam, cũng như tình hình hiện tại, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà
Nước (UBCKNN) đang từng bước đưa thị trường chứng khoán phái sinh
(TTCKPS) vào thực tiễn. Nhận thấy tính cần thiết của công cụ phái sinh trên
TTCK Việt Nam, cũng như những ưu điểm của hợp đồng tương lai, nhóm đã
quyết định tiến hành nghiên cứu “Sự cần thiết áp dụng hợp đồng tương lai
trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Định tính: Phản ánh TTCK khoán Việt Nam biến động mạnh như thế
nào khi có các sự kiện kinh tế xảy ra như khủng hoảng, nợ công cao… Đồng
thời cũng phản ánh tác động mạnh mẽ của HĐTL chứng khoán và HĐTL chỉ
số chứng khoán lên thị trường cơ sở khi quan sát các nước có TTCKPS và kết
quả nó mang lại hiện nay cho chính các nước đó.
Định lượng: thông qua việc áp dụng chuỗi return và mô hình kinh tế
lượng với phương pháp OLS, chứng minh sự rủi ro của TTCK Việt Nam và
ảnh hưởng tích cực của HĐTL lên TTCK cơ sở tại Hàn Quốc, mở ra nhiều cái
nhìn tích cực hơn cho việc sử dụng HĐTL nói riêng và các sản phẩm phái
sinh nói chung trên TTCK.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hai đối tượng được nghiên cứu ở đây là TTCK Việt Nam và HĐTL có
tài sản cơ sở là chứng khoán và chỉ số chứng khoán. Với TTCK Việt Nam,
chúng tôi tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển và diễn biến giá của thị

trường từ khi thành lập (2000) đến hết năm 2014.Với HĐTL, chúng tôi phân
tích TTCKPS Hàn Quốc vì sao họ có thể áp dụng được và thành công như


7

vậy. Từ đó, sử dụng kết quả thu được, đưa ra nhận định nghiên cứu cũng như
những giải pháp phù hợp cho phát triển TTCK Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, một là, nghiên cứu sẽ tập trung vào đánh giá
TTCK Việt Nam dựa trên số liệu thu thập được từ năm 2000-2014. Hai là,
nghiên cứu sẽ tìm hiểu về tác động của HĐTL lên TTCK Hàn Quốc giai đoạn
2010-2015, ngoài ra là lịch sử hình thành hợp đồng tương lai trên toàn thế
giới.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU BỘ PHẬN NÀY
Kết cấu của luận văn bao gồm những nội dung sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
CHƯƠNG 2: RỦI RO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ TÁC DỤNG CỦA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG
LAI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
HĐTL là cam kết văn bản về việc chuyển giao một tài sản cơ sở cụ thể
vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận tại thời điểm
hiện tại. Nó được chuẩn hóa và đã xác định ngày giao hàng, địa điểm giao
hàng, thủ tục giao hàng. Tài sản cơ sở ở đây có thể là hàng hóa cơ bản, tiền tệ,

lãi suất, trái phiếu, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán,… Đó cũng là cơ sở chủ yếu
để phân loại HĐTL.
Đặc điểm của HĐTL đó là: HĐTL được giao dịch tại SGD thông qua các
trung gian là các nhà môi giới; hàng hóa giao dịch trên HĐTL phải là hàng
hóa được lựa chọn và thường là hàng hóa có tính thanh khoản cao; HĐTL quy
định khối lượng giao dịch theo hợp đồng; thời gian và địa điểm giao hàng
được sở giao dịch xác định cụ thể; giá cả thực hiện tại một thời điểm phản ánh
các kì vọng về giá của người mua.
Với những đặc điểm trên, HĐTL là công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả,
phòng ngừa rủi ro chi phí đầu vào, ổn định lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh
sản xuất, gắn hoạt động kinh doanh sát hơn với thị trường quốc tế và cũng là
công cụ để đầu cơ.Với những lợi ích như vậy HĐTL là công cụ tìm kiếm lợi
nhuận an toàn của nhà đầu tư. Nhưng khi an toàn quá đồng nghĩa với việc bỏ
qua các cơ hội đầu tư thu về khoản lợi nhuận cao, cũng như bị triệu tập yêu
cầu kí quỹ bổ sung bất cứ lúc nào khi tỉ lệ kí quỹ của nhà đầu tư thấp hơn mức
kí quỹ yêu cầu, đòi hỏi sự chuẩn bị về năng lực tài chính mọi thời điểm. Chưa
kể đến việc trong điều kiện và điều khoản HĐTL còn tồn tại những hạn chế
nhất định như các lệnh giao dịch chưa linh hoạt,…
Hiện nay trên thế giới, TTCKPS nói chung và HĐTL chỉ số chứng khoán
và chứng khoán phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước. Các sàn giao dịch nổi
tiếng phải kể đến: Sàn LIFFE, Sàn CME,, Sàn One Chicago.


9

CHƯƠNG 2: RỦI RO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÀN QUỐC
2.1 Diễn biến giá TTCK Việt Nam từ năm 2000-2014
Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn 2000-2005 được coi là khởi đầu của

TTCK Việt Nam, khối lượng giao dịch ban đầu ít, biên độ giao động giá nhỏ,
ngoại trừ cơn sốt chứng khoán năm 2001 đã có mức tăng trưởng tương đối
nóng do nguồn cung hàng khan hiếm, chỉ số VN-Index liên tục tăng và đạt
đỉnh 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001.
Giai đoạn 2006-2008: Đây được xem là thời hoàng kim của TTCK Việt
Nam với những pha bùng nổ mạnh mẽ. Năm 2006 chỉ số VNIndex đã tăng tới
146% và trong 03 tháng đầu năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 46% đạt
mức đỉnh 1.170 vào ngày 12/03.
Giai đoạn 2008-2014: Thị trường giai đoạn này có biến động giá nhỏ,
khối lượng giao dịch lớn hơn các giai đoạn trước.
TTCK Việt Nam năm 2009 là giai đoạn thị trường hồi phục từ đáy
234,66 điểm (VNIndex) chủ yếu được dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cá nhân;
Nửa đầu năm 2010, TTCK biến động trong biên độ hẹp 480-550 điểm với
thanh khoản ở mức trung bình. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng
8, TTCK bước vào giai đoạn lao dốc khi hai chỉ số chứng khoán đều chạm
mốc thấp nhất trong vòng một năm; TTCK Việt Nam là một trong những thị
trường sụt giảm mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011. Xu hướng suy giảm
chiếm ưu thế rõ rệt với HNX-Index giảm 48,6%, VNIndex giảm 27,5%, 62%
số cổ phiếu trên cả 2 sàn có thị giá dưới mệnh giá; Dù gặp rất nhiều khó khăn
nhưng năm 2012 vẫn có một kết thúc khá đẹp khi phiên cuối cùng của năm
(28/12/2012) khép lại với sắc xanh trên cả 2 sàn giao dịch. VN-Index chốt


10

năm ở 413,73 điểm, tăng 3,76 điểm (tương đương 0,92%); TTCK Việt Nam
năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan. Chỉ số VN-Index tăng
gần 23%; TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức
độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới năm 2014, phát triển theo chiều hướng
tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm. Chỉ số VN-Index

đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt được.
2.2 So sánh rủi ro thị trường chứng khoán Việt Nam và Hàn Quốc.
So sánh chuỗi return theo ngày của chỉ số VN-Index TTCK Việt Nam và
chỉ số KOSPI TTCK Hàn Quốc (một quốc gia phát triển về HĐTL chứng
khoán và chỉ số chứng khoán) trong khoảng thời gian từ 2010-2015:
Với: Return là mức độ thay đổi của chỉ số chứng khoán đại diện cho thị
trường theo ngày; Pt là chỉ số chứng khoán ngày t; Pt-1 là chỉ số chứng khoán
ngày t-1.
Kết quả thống kê trên eview 8.1 cho thấy: Giá trị trung bình (Mean) của
chuỗi return chỉ số VN-Index cao hơn so với chuỗi return chỉ số KOSPI
(0,000205 > 0,000154) cho thấy TTCK Việt Nam có mức độ biến động trung
bình cao hơn; Sai số chuẩn (Std. Dev.) lớn hơn (0,012256 > 0,010570) cho
thấy mức độ biến động của chuỗi return chỉ số VN-Index cũng cao hơn so với
chỉ số KOSPI.
2.3 Mô hình đánh giá tác động của HĐTL trên TTCK Hàn Quốc.
Để đánh giá hiệu quả phòng ngừa rủi ro của HĐTL, có thể coi danh mục
của nhà đầu tư không sử dụng HĐTL là các cổ phiếu có trong chỉ số thị
trường giao ngay với tỷ trọng nắm giữ các cổ phiếu bằng tỷ trọng của cổ
phiếu trên chỉ số, còn danh mục của nhà đầu tư có sử dụng hợp đồng tương lai
là sự kết hợp giữa việc năm giữ cả bộ cổ phiếu trên thị trường giao ngay và
HĐTL. Hiệu quả phòng ngừa rủi ro được tính toán bằng sự giảm trong khả


11

năng biến động giá của danh mục có dự phòng so với khả năng biến động giá
của danh mục không dự phòng. Chuỗi return của danh mục có dự phòng và
không dự phòng có thể được mô tả một cách đơn giảm như sau:
Ru = (St+1-St); Rh = (St+1-St) –h*(Ft+1-Ft).
Trong đó: Ru và Rh lần lượt là chuỗi return của danh mục không dự

phòng và danh mục có dự phòng; St và Ft lần lượt là giá của lượng cổ phiếu
và HĐTL năm giữ tại thời điểm t; h là hệ số dự phòng rủi ro. Sự biến động giá
của của các danh mục không dự phòng và danh mục có dự phòng được biểu
diễn như sau:
Var (Ru)= Var (∆St)
Var (Rh)=var (St+1-St)-h*(Ft+1-Ft)
=Var (∆St) + h2Var (∆Ft) – 2hCo (∆St,∆Ft)
Hiệu quả của chiến lược dự phòng có thể được tính toán bằng phần trăm
giảm biến động giá của danh mục có dự phòng so với biến động giá của danh
mục không dự phòng. Sự giảm biến động có thể tính toán như sau:

Biến động giá giảm càng lớn thì hiệu quả dự phòng càng cao. Khi h=1,
HĐTL hoàn toàn loại trừ được rủi ro, nó chỉ ra rằng 100% sự biến động giá đã
mất; trong khi h = 0, dự phòng bằng HĐTL không làm giảm rủi ro. Vì vậy,
một giá trị lơn hơn của h sẽ chỉ ra hiệu quả dự phòng tốt hơn.
2.3.1. Mô hình định lượng
Mô hình kinh tế lượng: Y=β1 + β2X + U(*), trong đó:
+Y là chuỗi return của chỉ số của thị trường chứng khoán năm n
+X là chuỗi return của chỉ số của thị trường hợp đồng tương lai năm n
+U là sai số ngẫu nhiên của mô hình
+β1 là hệ số chặn của hàm hồi quy


12

+β2 là độ dốc của hàm hồi quy: β2 cho biết mức độ phong ngừa rủi ro của
HĐTL. Nếu β2 =1 chỉ ra HĐTL đã hoàn toàn loại bỏ được rủi ro; β 2=0 chỉ ra
HĐTL không làm giảm rủi ro. Một giá trị càng lớn của β 2 trong khoảng (0;1)
sẽ càng chứng minh khả năng phòng ngừa rủi ro của HĐTL.
2.3.2 Kết quả mô hình

Uớc lượng hệ số chặn C, giá trị Prob. của nó qua các năm từ 2012 đến
2015 nằm trong khoảng 0,8145 đến 0,9353, tức là lớn hơn mức α = 5%, như
vậy hệ số chặn có thể được loại bỏ khỏi kết quả hồi quy.
Mức ý nghĩa của ước lượng hồi quy hệ số biến độc lập X: giá trị ước
lượng hệ số của X từ 2012 đến 2015 gần bằng mức 0,95 và ít biến đổi qua các
năm. Đồng thời, giá trị Prob. trong các ước lượng X luôn gần bằng 0, vì thế
không thể loại bỏ X khỏi mô hình.
Hệ số xác định bội R 2: hệ số R2 thay đổi trong khoảng 0,86 đến 0,96
trong giai đoạn 2012-2015. Hệ số xác định bội có giá trị từ 0 đến 1 đo tỉ lệ sự
biến đổi của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi biến độc lập X. Vì thế với
kết quả ước lượng thu được chứng tỏ biến độc lập đại diện cho thị trường
HĐTL có liên quan cao đến biến phụ thuộc Y đại diện cho thị trường chứng
khoán hay chuỗi return của chỉ số KOSPI 200 và chỉ số KOSPI 200 Index
Futures có mối tương quan cao.
2.3.3 Kết luận mô hình
Ước lượng hệ số chặn của mô hình với mức ý nghĩa 5% là có nghĩa. Kết
luận mô hình xây dựng là phù hợp, biến phụ thuộc Y được giải thích và có
mối liên quan với biến độc lập X hay chỉ số của TTCK có mối liên quan với
chỉ số của thị trường HĐTL chứng khoán và chỉ số chứng khoán. Ước lượng
hệ số chặn có kết quả nằm trong khoảng 0,81 đến 0,93. Kết quả kiểm định
cũng cho thấy hệ số chặn thực sự mang dấu dương. Kết luận mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập X là mối quan hệ thuận chiều hay
HĐTL thực sự có tác dụng phòng ngừa rủi ro cao.


13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG
TƯƠNG LAI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 Tái cấu trúc tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

Thành lập sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 2 sở
giao dịch Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
3.2 Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán cơ sở
Phát triển thị trường cổ phiếu: nâng cao tiêu chí phát hành và niêm
yết, hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa, tăng cường quản trị công ty,…
Phát triển thị trường trái phiếu: xây dựng đường cong lãi suất, hoàn
thiện giao dịch thứ cấp, xây dựng hệ thống thanh toán, xây dựng trung tâm xử
lý dữ liệu,…
Phát triển các tổ chức kinh doanh chứng khoán: phân loại công ty
kinh doanh chứng khoán, nâng cao tiêu chí trong việc thành lập các công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Phát triển cơ sở các nhà đầu tư: hiện đại hóa hệ thống giao dịch, xây
dựng cơ chế chính sách thuận lợi cho việc tham gia của các nhà đầu tư; hướng
dẫn, đào tạo, công bố thông tin về những sản phẩm mới,…
3.3 Xây dựng khung pháp lý riêng cho việc giao dịch hợp đồng tương lai
trên thị trường chứng khoán.
Giao dịch CKPS chịu sự điều chỉnh bởi Luật về chứng khoán và CKPS.
Theo quy định hiện hành, Luật chứng khoán (Luật số 70 và 62) đã đề cập đến
các loại CKPS nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể.
3.4 Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ:
Hệ thống hạ tầng công nghệ cho thị trường CKPS bao gồm: hệ thống
giao dịch, hệ thống giám sát, hệ thống công bố thông tin và TTBT.


14

3.5 Xây dựng đội ngũ cán bộ cho thị trường chứng khoán phái sinh nói
chung và cho giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán
nói riêng.
Công tác đào tạo con người luôn là một yêu cầu trọng tâm khi xây dựng

TTCKPS. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong ngành chứng khoán (cán bộ cơ
quản quản lý và cán bộ vận hành thị trường) là yêu cầu then chốt cho thiết lập
một thị trường mới. Đội ngũ cán bộ cần được chú trọng trên hai mảng là trang
bị kiến thức chuyên môn về CKPS và TTCKPS và thực nghiệm các hoạt động
trên thị trường trong tổ chức vận hàng, thanh toán và giám sát.


15

KẾT LUẬN
Thực tiễn phát triển của TTCKPS trên thế giới đã khẳng định rằng công
cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính tất yếu trong tiến trình phát triển của
thị trường tài chính. Với Việt Nam, một TTCK đang ở giai đoạn đầu phát
triển với những biến động tương đối mạnh thì nhu cầu sử dụng các CKPS để
phòng ngừa rủi ro trở thành một nhu cầu cấp thiết. Mặt khác, trải nghiệm qua
hơn 14 năm với các loại chứng khoán cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng
chỉ quỹ, NĐT cũng như các thành viên tham gia thị trường mong muốn được
tiếp cận tới các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn và cũng bản lĩnh hơn trước
những loại sản phẩm mới phức tạp.
Thực tiễn thị trường các công cụ phái sinh của Việt Nam cũng cho thấy,
giao dịch phái sinh hàng hóa và tiền tệ đã ra đời và có những bước phát triển
nhất định. Giao dịch CKPS đã hình thành tự phát bất chấp những hạn chế
trong quy định pháp lý hiện hành. Điều này càng khẳng định rằng, nhu cầu
phát triển một TTCKPS chính thức được cho phép bởi Chính phủ là một nhu
cầu có thực. Nhu cầu này nhằm đáp ứng mong mỏi của NĐT được giao dịch
các sản phẩm cao cấp hơn, giúp phòng ngừa rủi ro do biến động bất thường
của giá chứng khoán và tìm kiếm các cơ hội sinh lời hấp dẫn. Tuy nhiên, do
thực tiễn khách quan tại nước ta khi tài sản cơ sở là hàng hóa, tiền tệ và chứng
khoán được quản lý bởi các cơ quan chủ quản khác nhau nên Đề tài mới chỉ
dừng lại ở đề xuất đưa HĐTL có tài sản cơ sở là chứng khoán và chỉ số

chứng khoán vào sử dụng trên TTCK Việt Nam.
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tại thị trường hàng đầu Châu Á- được
xem là có nhiều điểm gần gũi hơn với môi trường kinh tế Việt Nam như Hàn
Quốc, có thể nhận thấy, HĐTL chứng khoán và chỉ số chứng khoán có vai trò
hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cũng như tăng tính ổn định cho
TTCK cơ sở. Từ đó Đề tài đã đưa ra năm nhóm giải pháp chính nhằm thiết


16

lập những điều kiện tiền đề cần thiết cho TTCKPS đi vào hoạt động như:
hoàn thiện TTCK cơ sở, xây dựng hành lang pháp lý và hạ tầng công nghệ;
chuẩn bị nguồn nhân lực cho vận hành thị trường, tuyên truyền tập huấn cho
NĐT ngành nhằm có một chiến lược phát triển dài hơi cho TTCK nói riêng và
thị trường vốn nói chung.
Tuy nhiên đây đề tài là một lĩnh vực mới và khó, trong khi TTPS tài
chính chưa có ở Việt Nam mà cần phải nghiên cứu thực tiễn từ thị trường
nước ngoài nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế.
Rất mong bài nghiên cứu của nhóm sinh viên được đóng góp để hoàn thiện
hơn.
Trân trọng.


17



×