Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thương mại đến an toàn giao thông trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.61 KB, 35 trang )

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐẾN
AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài
Phát triển đô thị một cách bền vững là sự phát triển đồng đều và hài hòa trên
3 phương diện kinh tế – môi trường – công bằng xã hội. Thực tế Hà Nội hiện nay
cho thấy các hoạt động kinh doanh thương mại như buôn bán hàng hóa, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ vận tải… có ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông của thành
phố, bên cạnh các yếu tố như cơ sở hạ tầng, ý thức người tham gia giao thông…
Trong những năm gần đây, khi thương mại của Hà Nội càng ngày càng phát triển
và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, hiện tượng ùn tắc và
tai nạn giao thông gây ra bởi những hoạt động kinh doanh thương mại đang là mối
quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và UBND thành phố Hà
Nội. Dù đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng buôn bán hàng hóa trên vỉa
hè, lòng đường, hạn chế chở hàng hóa cồng kềnh, tăng cường an toàn, trật tự giao
thông đô thị nhưng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Do đó việc nghiên cứu
về ảnh hưởng của thương mại đến an toàn giao thông đô thị ở Hà Nội là một điều
cần thiết và cấp bách, tạo tiền đề trước mắt cho việc phát triển hệ thống giao thông
đô thị cho Hà Nội và là đòn bẩy cho việc tăng trưởng và phát triển bền vững của
thủ đô.
Từ những lý do đó, chúng em xin được lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của thương mại đến an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm
đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu : Trên cơ sở nghiên cứu khái quát chung về một số hoạt
động kinh doanh thương mại trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt
động đó với số lượng tai nạn giao thông trên địa bàn , từ đó đề tài đã đề xuất một
số giải pháp cải thiện tình hình an toàn giao thông của thành phố Hà Nội.



2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài có những nhiệm vụ cụ
thể sau:
-

Nghiên cứu khái quát chung về sự phát triển của một số hoạt động kinh
doanh thương mại trên địa bàn Hà Nội.

-

Phân tích mối liên hệ giữa sự phát triển đó với tình hình an toàn giao thông
trên địa bàn.

-

Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình an toàn giao thông trên địa bàn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh thương mại và tình
hình an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các mặt ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh
thương mại đến an toàn giao thông tại Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, vận dụng
các phương pháp kinh tế lượng, phương pháp suy luận logic, phương pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích đánh giá.
Nguồn dữ liệu được lấy từ các công bố chính thức của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, báo cáo của các báo, tạp chí, các website, các đề tài nghiên cứu
trước đó…

5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt và danh
mục bảng biểu, nội dung của đề tài được chia làm ba phần như sau:
Chương 1: Một số khía cạnh ảnh hưởng của thương mại đến an toàn giao
thông


Chương 2: Phân tích những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh thương
mại đến an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Một số đề xuất sau khi nghiên cứu


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÍA CẠNH ẢNH HƯỞNG CỦA
THƯƠNG MẠI ĐẾN AN TOÀN GIAO THÔNG
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm thương mại
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại: “Hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Và theo
các hiệp định trong khuôn khổ WTO và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì
(BTA), các hoạt động thương mại được chia thành 4 nhóm là: thương mại hàng
hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và hoạt
động đầu tư có tính chất thương mại.
Theo quy định của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế (được
UNCITRAL – Uỷ ban Liên hợp quốc tế Luật thương mại quốc tế thông qua ngày
21/6/1985), những quan hệ có bản chất thương mại bao gồm, nhưng không giới
hạn ở: giao dịch thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá, dịch vụ; hợp
đồng phân phối; đại diện hoặc đại lí thương mại; sản xuất; cho thuê; xây dựng
công trình; tư vấn; thiết kế kĩ thuật; li – xăng; đầu tư, cấp vốn; ngân hàng; bảo
hiểm; hợp đồng khai thác hoặc đặc nhượng; liên doanh và các hình thức hợp tác

công nghiệp hoặc hợp tác thương mại; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách
bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Có thể thấy khái niệm
thương mại có phạm vi rộng, bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau.
1.1.2 Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế biểu hiện dưới dạng công việc của con
người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, kỹ


năng tổ chức và thương mại. Nói cách khác, dịch vụ là hoạt động của con người,
được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không cầm nắm được.
1.2 CÁC KHÍA CẠNH ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐẾN GIAO
THÔNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI HIỆN NAY
1.2.1 Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và hành khách
Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách hiện nay phần nhiều được thực
hiện qua đường bộ. Vận tải nói chung và vận tải ô tô nói riêng có vai trò thiết yếu
đối với sản xuất và đời sống. Hiện nay ở nước ta, vận tải ôtô đảm nhiệm trên 90%
tổng khối lượng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng khối lượng vận chuyển
hàng hóa. Vì vậy, vận tải ô tô có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội. Số lượng phương tiện đến nay đã tăng hơn 10 lần so với trước Đổi
mới (tính đến tháng 6/2014 cả nước có 102.654 xe khách và 620.000 xe tải các
loại) với 2681 doanh nghiệp, 586 HTX và hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá
thể. Đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ lẻ, manh mún gần 60% các đơn vị vận
tải theo tuyến cố định và 82,6% các đơn vị vận tải hành khách theo hợp đồng chỉ
có dưới 10 xe, phương pháp quản lý thủ công, đơn giản, khả năng chuyên môn của
cán bộ quản lý, điều hành nhìn chung rất yếu kém; hiệu quả kinh doanh thấp. Phần
lớn các đơn vị vận tải không thực hiện quản lý nội dung nào của quá trình vận tải
mà chỉ đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý và thu phí
dịch vụ hoặc chỉ quản lý một số nội dung, các nội dung khác được giao cho lái xe
thực hiện. Do vậy, nhiều đơn vị không quản lý phương tiện, không quản lý lái xe,

không quan tâm đến chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông. Vì vậy chất lượng
dịch vụ vận tải thấp, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe ô tô kinh
doanh vận tải gây ra còn nhiều.
Không chỉ vậy, các bến bãi, kho hàng cũng chưa phát triển và quy hoạch
chưa đầy đủ. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến tháng 6-2014, cả nước có
457 bến xe các loại được công bố theo Thông tư số 24/2010/TTBGTVT hoặc theo


quy chuẩn Việt Nam (QCVN), trong đó, có 26 bến xe khách xếp loại một, 42 bến
xe xếp loại hai, 58 bến xe loại ba, còn lại thuộc loại bốn, năm, sáu. Hiện tại có 213
bến xe khách do các đơn vị ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác
kinh doanh theo hình thức xã hội hóa (chiếm 46,6%). Đối với công tác quản lý nhà
nước về hoạt động của các bến xe khách và các xe tải vận chuyển hàng hóa còn rất
nhiều bất cập.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm an toàn giao thông và đặc
biệt là nạn trở quá tải hàng hóa… diễn ra phổ biến. Hiện tượng xe dù, bến cóc, đón
trả khách không đúng nơi quy định, tranh giành khách, bán khách,… vẫn tồn tại; công
tác quản lý nhà nước về vận tải tuy không ngừng được hoàn thiện và đã đạt được
những kết quả nhất định nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự phát
triển và những diễn biến của hoạt động vận tải; công tác quản lý của các đơn vị vận tải
còn nhiều yếu kém cần khắc phục.
Trong lĩnh vực hoạt động đường sắt, các ảnh hưởng chủ yếu của kinh doanh
thương mại là việc lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt – một tình trạng hết sức
phổ biến không chỉ ở thành thị mà cả ở các nông thôn. Đường sắt Việt Nam ra đời
năm 1881 đến nay đã có 134 năm phát triển về mạng lưới và quy mô vận chuyển
hàng hóa. Tuy ít xảy ra các vụ tai nạn và ít bị ảnh hưởng hơn nhưng toàn giao
thông đường sắt cũng giống như an toàn giao thông đường bộ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng chủ yếu là do các hoạt động thương mại như họp chợ, kinh doanh
hàng hóa trên hành lang đường sắt, đồng thời việc đặt, xây dựng các biển quảng
cáo thương mại gây nguy hiểm lớn về tầm nhìn. Đặc biệt trên địa bàn Hà Nội với

mật độ dân cư và dọc theo tuyến đường sắt rất lớn nên những tác hại tiêu cực là vô
cùng đáng lo ngại.
1.2.2. Trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa
Ảnh hưởng của hoạt động mua bán hàng hóa đến an toàn giao thông gắn liền
với tâm lý truyền thống về mua bán của người Việt Nam. Các hoạt động chợ, hoạt
động mua bán hàng rong, mua bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ trên vỉa hè, lòng
đường từ lâu đã trở thành 1 nét đặc trưng của Việt Nam và rõ nét nhất là ở các đô


thị lớn như Hà Nội. Đường sá, vỉa hè được quy hoạch, xây dựng với mục đích
chính là cung cấp phương thức giao thông nên chắc chắc không thể sử dụng cùng
lúc làm nơi diễn ra hoạt động thương mại trao đổi hàng hóa. Ví dụ đơn giản nhất
có thể thấy là hoạt động chợ đêm mỗi cuối tuần trên khu vực Hàng Đào. Chỉ khi
cấm phương tiện giao thông qua lại mới có thể tiến hành hoạt động chợ, khi có
phương tiện giao thông qua lại thì không có chợ. Thế nhưng văn hóa chợ cóc, hàng
rong đã ăn sâu vào tâm lý người Việt, cùng với sự quản lý chưa chặt chẽ của các cơ
quan ban ngành khiến cho chợ cóc, chợ lòng đường, họp chợ vỉa hè diễn ra một
cách tràn lan. Trong năm 2014, theo báo cáo của Sở Công thương TP Hà Nội,
UBND các quận, huyện, thị xã đã triển khai giải tỏa 150 tụ điểm chợ cóc trên địa
bàn thành phố, góp phần giữ gìn trật tự và văn minh đô thị Thủ đô thế nhưng chỉ
qua dịp tết nguyên đán 2015 100/150 các tụ điểm chợ cóc trao đổi hàng hóa đã tiếp
tục hoạt động trở lại gây ảnh hưởng đến tình hình giao thông.
Biểu đồ 1: Số lượng cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ cá thể trên địa bàn
Hà Nội giai đoạn 1970 - 2013

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Hoạt động mua bán hàng hóa, trao đổi hàng hóa gây ảnh hưởng rất lớn đến
tình trạng giao thông. Chợ cóc gây tắc đường, cản trở giao thông, hàng rong gây
nguy hiểm cho người tham gia giao thông, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
trên vỉa hè, lòng đường gây mất cảnh quan, lấn chiếm vỉa hè gây nguy hại đến hoạt

động di chuyển khi tham gia giao thông.Đơn giản hãy nhìn vào khu vực nhà thờ
Lớn khi đêm xuống. Các dịch vụ kinh doanh tràn lan hết vỉa hè, tràn xuống lòng
đường khiến mật độ giao thông thay đổi, gây tắc đường, mất cảnh quan, gây nguy
hiểm về an toàn giao thông.
Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông hàng hóa, thương mại
dịch vụ còn có rất nhiều những ảnh hưởng gián tiếp. Các loại hình kinh doanh chất


rượu bia, chất có cồn như nhà hàng, quán bar… cung cấp cho khách hàng các loại
chất gây ảo giác, làm người sử dụng mất tỉnh táo mà không hề có phương pháp nào
để phòng ngừa đảm bảo khách hàng sau khi sử dụng hàng hóa dịch vụ có thể tham
gia giao thông an toàn. Đây là một trong những yếu tố hết sức nguy hiểm trong các
tai nạn giao thông. Chắc chắn chưa hề có một cơ sở kinh doanh nhà hàng nào
khuyên khách hàng của mình uống ít rượu, không bán chất có cồn hay thực hiện
việc đưa đón khách hàng sau khi sử dụng về nhà.
1.3 CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LIÊN
QUAN ĐẾN AN TOÀN GIAO THÔNG
1.3.1 Các quy định xử phạt hành vi kinh doanh thương mại ảnh hưởng an
toàn giao thông đường bộ
Xử phạt xe chở hàng hóa quá tải
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định:
-

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt
quá trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng chưa vượt quá 10%
đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và 5% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở
lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

-


Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng
vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10% đến 40% đối
với xe có trọng tải dưới 5 tấn và từ 5% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5
tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

-

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng
vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 40% đến 60%
đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 30% đến 50% đối với xe có trọng


tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). Ngoài việc bị phạt tiền,
người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
02 tháng.
-

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển
xe chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 60%
đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 50% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn
trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

-

Ngoài việc bị phạt tiền, đối tượng vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe 01 tháng nếu chở quá từ 10 - 40% đối với xe có trọng tải dưới 5

tấn và từ 5 - 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ
mi rơ moóc); tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 02 tháng nếu chở quá
trên 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 30% đối với xe có trọng
tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Xử lý vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Điều 8 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) quy định về nhóm các hành vi bị

nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới, trong đó có hành vi
điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/
1lít khí thở.
Việc xử phạt quy định đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn
được quy định cụ thể tại Nghị định 171/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt như sau:
-

Điểm b Khoản 5 Điều 5: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có


nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7,
Điểm a Khoản 8 điều này.
-

Điểm b Khoản 7 Điều 5: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc
vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.


-

Điểm a Khoản 8 Điều 5: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000
đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở
có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4
miligam/1 lít khí thở.

-

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện các hành vi vi
phạm trên còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Thực hiện
hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 5 bị tước giấy phép lái xe 01
tháng; Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 5 bị tước
giấy phép lái xe 02 tháng.

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy
điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm xử
lý theo Nghị định 171/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ:
-

Điểm b Khoản 5 Điều 6: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc
vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1lít khí thở.

-

Điểm e Khoản 6 Điều 6: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4

miligam/1 lít khí thở.


-

Điểm b Khoản 6 Điều 6: với những trường hợp người điều khiển xe
không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người
kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

-

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện các hành vi vi
phạm trên còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Thực hiện
hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 6 bị tước giấy phép lái xe 01
tháng; Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 6 Điều 6 bị tước
giấy phép lái xe 02 tháng.

Xử lý vi phạm về đỗ dừng xe lòng đường mua bán hàng hóa
Nghị định 171/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ quy định mức phạt với các hành vi dừng đỗ xe sai quy định như
sau:
-

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với người bán hàng rong
hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các
tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

-


Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000
đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức chiếm dụng dải phân cách giữa
của đường đôi làm nơi để xe; trông, giữ xe; bày, bán hàng hóa; để vật
liệu xây dựng.

-

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi dựng lều
quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép
trong phạm vi đất dành cho đường bộ; họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn
uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển
quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện
các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây


cản trở giao thông; chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2
làm nơi trông, giữ xe.
Xử lý vi phạm về xe chưa được cấp phép đi vào phố cấm
Nghị định 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014:
-

Điểm b, khoản 4, và điểm b, khoản 11, Điều 5: ô tô đi vào đường cấm bị
phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe 1 tháng.

-

Trường hợp xe tải có nhu cầu vào tuyến phố có biển báo cấm phải xin

phép và được CSGT, Sở GTVT cấp phép. Thủ tục xin cấp giấy phép đi
vào đường cấm phải có đơn của chủ xe hoặc người lái xe (kèm theo hồ
sơ) gửi đến Phòng CSGT đường bộ của công an tỉnh. Trong đơn phải ghi
rõ tên chủ xe, số đăng ký xe, loại xe, đi vào đường nào, phố nào thuộc
phường hoặc quận nào, vì lý do gì, đi vào ngày nào, thời gian nào trong
ngày...

Quy định về xử phạt hoạt động dịch vụ vận tải hành khách
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: đối với các phương tiện ô tô
kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải chấp hành đầy đủ các quy
định về thể lệ vận tải. Hình thức xử phạt trường hợp vi phạm thực hiện theo Nghị
định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 171/2013/NĐ-CP (gọi tắt NĐ 171), có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015,
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt:
-

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở
hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá


từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe
10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16 chỗ
ngồi đến xe 30 chỗ ngồi, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.
-

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy
định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở
hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm

chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 3 người trở lên trên
xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30
chỗ, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ”. các trường hợp vi phạm
sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép
lái xe 1 tháng (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được
phép chở của phương tiện); bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4 tháng
(trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương
tiện) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, phải bố trí phương tiện
khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương
tiện.

-

Xe kinh doanh vận tải hành khách phải có giấy phép kinh doanh vận tải theo
quy định. Trên giấy phép kinh doanh vận tải ghi rõ điểm đầu, điểm cuối của
tuyến xe được phép chạy cũng như quy định việc đón, trả khách. Cơ quan
chức năng còn cấp cho ô tô vận tải hành khách sổ nhật trình xe chạy. Khi ô
tô xuất bến phải đóng dấu ở đầu bến và đến bến cuối cũng phải đóng dấu xác
nhận. Trường hợp ô tô kinh doanh vận tải hành khách lưu thông trên đường
không có sổ nhật trình sẽ bị lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát trên đường
xử lý. Đối với hành vi ô tô chở khách vi phạm “chạy không đúng lịch trình”
xử phạt theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 23 của Nghị định số
171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt từ 500.000 - 800.000 đồng.


2.1.2 Các quy định liên quan đến kinh doanh thương mại gây ảnh hưởng đến
an toàn giao thông đường sắt
Điều 51 nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
-


Điểm c khoản 1: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực
hiện một trong các hành vi vi phạm thực hiện mua bán hàng hóa, họp chợ,
thả trâu, bò, gia súc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an

-

toàn giao thông đường sắt.
Khoản 2: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân,
từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi:
điểm a - để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các
vật phẩm khác trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn
giao thông đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị, vật liệu phục vụ thi công, sửa
chữa công trình đường sắt); điểm b - Dựng lều quán, nhà tạm, công trình
tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt; điểm c - Đặt,
treo biển quảng cáo, các vật che chắn khác trong phạm vi đất dành cho

-

đường sắt;
Khoản 3: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá
nhân, từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện
hành vi vi phạm dựng biển quảng cáo trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
-

Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2: bị buộc phải tự dỡ bỏ và di

chuyển lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời khác trái phép ra khỏi phạm
vi đất dành cho đường sắt.


-

Thực hiện hành vi quy định tại điểm c Khoản 2: bị buộc phải tự dỡ bỏ và di
chuyển biển quảng cáo, các vật che chắn khác ra khỏi phạm vi đất dành cho
đường sắt.

-

Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3: bị buộc phải tự dỡ bỏ và di chuyển
biển quảng cáo, nhà, công trình kiên cố khác trái phép ra khỏi phạm vi đất
dành cho đường sắt.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẾN AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1Khái quát về tình hình thương mại dịch vụ trên địa bàn Hà Nội
Kể từ khi giải phóng Thủ đô đến nay, trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát
triển, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong xây dựng kinh tế, xã hội.
Thành phố Hà Nội ngày nay là một đô thị lớn với 30 đơn vị hành chính, gồm 12
Quận, 1 thị xã và 17 Huyện với diện tích là 3.324,5 km2, dân số khoảng 7,1 triệu
người. Sau 5 năm thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, trên từng
lĩnh vực, Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế tiếp tục tăng
trưởng với tốc độ khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 5 năm giai
đoạn 2009-2013 đạt 9,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,
tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng

ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và con
người đạt được nhiều thành tựu. An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô dần được cải thiện.
Giai đoạn 2009 - 2014, kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chịu
ảnh hưởng khá nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình sản xuất kinh
doanh và đời sống có nhiều biến động bất thường (dịch bệnh, suy giảm nhập khẩu
toàn cầu, tiêu thụ và đầu tư giảm sút...). Tuy nhiên, do Chính phủ và Thành phố đã
có những chủ trương, chính sách kịp thời nên kinh tế Hà Nội duy trì được tốc độ
tăng trưởng khá. Bình quân giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
9,4%/năm. Trong đó, các ngành dịch vụ tăng 10,1%/năm.
Bảng 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính: %


Tổng số
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

2009
7,5

2010
11,3

2011
10,7

2012
9,0


2013
8,5

0,1
7,4
8,4

6,4
3,7
0,8
3,4
11,7
10,2
9,4
8,3
11,5
11,8
9,6
9,1
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Khu vực dịch vụ có những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng liên tục

tăng lên qua các năm. Trong khu vực này, các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà
hàng, vận tải bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, kinh doanh bất động sản
luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành.
Giai đoạn 2009 - 2013, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Thủ đô nhìn
chung khá tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 52,3% năm 2008
lên 53,4% năm 2013) và ngành công nghiệp - xây dựng (từ 41,2% năm 2008 lên
41,7% năm 2013); giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 6,5% năm 2008 xuống 4,9% năm

2013).
Bảng 3: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013
Đơn vị tính: %

Tổng số
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

2009
2010
2011
2012
2013
100,0 100,0
100,0
100,0 100,0
6,2
5,8
5,9
5,5
4,9
41,5
41,8
41,7
41.5
41,7
52,3
52.4
52,4

53,0
53,4
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội

Hà Nội đã phát huy thế mạnh của một trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của
vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Lĩnh vực thương mại tiếp tục được
chú trọng phát triển. Hạ tầng thương mại được đầu tư. Tính đến năm 2014, trên địa
bàn có 135 siêu thị, 28 trung tâm thương mại và 417 chợ. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ duy trì tăng trưởng khá, trung bình hàng năm tăng 23%.
im ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,2%/năm, trong đó, xuất khẩu địa phương
tăng 13,3%/năm. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng với


khoảng trên 2 doanh nghiệp có quan hệ buôn bán với trên 100 nước trên thế giới.
Mặt hàng xuất khẩu của Hà Nội tăng mạnh trong giai đoạn này là: xăng dầu (tăng
25,9%/năm), hàng điện tử (tăng 15,6%/năm), linh kiện máy tính (tăng 15,5%/năm),
hàng may dệt (tăng 9,3%/năm), hàng thủ công mỹ nghệ (tăng 7,3%/năm), giày dép
da (tăng 6,5%/năm), hàng nông sản (tăng 3,4%/năm)… Kim ngạch nhập khẩu tăng
bình quân 5,4%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng thấp hơn xuất khẩu, nhập siêu
được kiểm soát.
Hà Nội tiếp tục phát huy thế mạnh là một trung tâm du lịch của cả nước, là
nơi trung chuyển khách du lịch đi các tỉnh phía Bắc. Sau khi sáp nhập, Hà Nội có
thêm nhiều điểm du lịch nổi danh như: chùa Hương, chùa Thầy, đền Thượng, đền
Và, làng cổ Đường Lâm, Ao Vua, đầm Long… Đây là những yếu tố quan trọng để
Hà Nội phát triển ngành du lịch. Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển. Trong 5
năm (2009 – 2013) đã hoàn thành đưa vào xây dựng khoảng 2.500 phòng khách
sạn. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 737 khách sạn, nhà nghỉ với 24,4 nghìn phòng,
trong đó có khoảng 200 khách sạn được xếp hạng, công suất buồng phòng luôn đạt
80%. Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2013 là 11,3 triệu lượt người,
tăng 7,5%/năm; trong đó, khách quốc tế 1,8 triệu lượt, chiếm 16,4%, tăng

8,1%/năm. Hà Nội tiếp tục là nơi thu hút khách du lịch quốc tế lớn của cả nước.
Doanh thu kinh doanh du lịch, lữ hành, khách sạn năm 2013 đạt 18,6 nghìn tỷ
đồng, tăng 17,9%/năm.
Biều đồ 1: Số doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú, ăn uống và dịch vụ trên
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội


Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, trình độ cao, chất
lượng cao tiếp tục được phát triển: Ngân hàng, thông tin, bưu chính viễn thông...
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng được củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức quản
lý và mở rộng mạng lưới hoạt động. Đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ tài
chính - ngân hàng, chọn lọc và tập trung phát triển một số loại hình, sản phẩm dịch
vụ tài chính - ngân hàng trình độ cao, đặc biệt là dịch vụ chứng khoán. Phát triển
qui mô của thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và kết nối thị trường trái phiếu
với thị trường tiền tệ. Hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng được hiện đại hoá,
ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, địa bàn, qui mô các hình tức thanh toán tự động
được mở rộng, tăng cường kết nối, liên kết và rút ngắn thời gian thực hiện các giao
dịch liên thông giữa các tổ chức tài chính, tín dụng. Từng bước xây dựng xây dựng
Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có
vai trò quan trọng trong cả nước. Hệ thống bưu chính, viễn thông được nâng cấp,
đạt tiêu chuẩn tiên tiến. Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về tỷ lệ số thuê
bao điện thoại (79,4 máy/100 dân) và số người sử dụng internet. Năm 2013, Hà
Nội có 82,1 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 2,6 triệu thuê bao điện thoại di
động.
Dịch vụ vận tải được quan tâm phát triển, nhất là vận tải công cộng. Số lượt
hành khách vận chuyển trên địa bàn năm 2013 đạt 889,9 triệu người. Số lượt hành
khách luân chuyển trên địa bàn đạt 19064 triệu người.km. Mạng lưới xe buýt công
cộng được bố trí ở khắp các tuyến đường quan trọng, các khu dân cư. Đến nay, hệ

thống dịch vụ vận tải công cộng đáp ứng khoảng 20% tổng nhu cầu đi lại trên toàn
thành phố, đã góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm tiêu dùng xã hội về giao thông
và hạn chế gia tăng các phương tiện cá nhân.
Biểu đồ 2: Khối lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn giai đoạn 2000 –
2013
Đơn vị: 1000 hành khách


Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội
2.2 Giao thông trên địa bàn Hà Nội và thực trạng các tai nạn giao thông trên
địa bàn Hà Nội
Hà Nội là một đô thị lịch sử đến nay đã hơn 1000 năm tuổi và cũng là một
đô thị đang trong quá trình xây dựng, cải tạo và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay tốc
độ đô thị hóa của Hà Nội diễn ra quá nhanh, điều đó dẫn tới sự gia tăng rất lớn nhu
cầu đi lại của người dân thành phố. Bên cạnh đó, việc phát triển của cơ sở hạ tầng
nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng là vấn đề rất khó khăn và tốn kém.
Từ đó đã tạo ra sự mất cân đối giữa nhu cầu đi lại của người dân và cơ sở hạ tầng
giao thông hiện có.
Ý thức chấp hành Luật giao thông tự phát, tùy tiện, cùng với tình trang lấn
chiếm vỉa hè, lề đường làm nơi kinh doanh, buôn bán khiến cho tình trạng ùn tắc
và tai nạn giao thông ngày càng tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Biểu đồ 3: Thống kê về tai nạn giao thông trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2014
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, hiện các tuyến đường
trong khu vực nội thành chỉ đáp ứng được 30% lượng phương tiện hiện có.
Ùn tắc giao thông thường xảy ra ở các giao lộ (ngã ba, ngã tư…), trên đường 2
chiều và thường xảy ra vào giờ cao điểm từ 7h - 8h30 và 17h -19h. Nhiều điểm
thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng như ngã tư Trung Hiền, ngã
tư Vọng, Trường Chinh…
Mật độ phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội luôn quá tải, nhất là trong

những giờ cao điểm nên hầu hết các nút giao thông đều vượt quá khả năng thông
xe. Hiện tại các tuyến nút giao thông đều quá tải khoảng 200%. Vào giờ cao điểm
các phương tiện tham gia giao thông chỉ còn biết nhích từng centimet.
Ước tính, hiện nay thành phố có 207.090 xe ô tô các loại, 1.921.822 xe máy,
1.000.000 xe đạp, 300 xe xích lô, chưa kể đến các phương tiện đăng kí ngoại tỉnh
lưu hành trong thành phố. Với hiện trạng giao thông hiện nay thì 1 km đường Hà
Nội phải chịu tải trên 500 ô tô và 6000 xe máy. Với tốc độ phát triển phương tiện
la 12 - 15%/năm như hiện nay thì tình trạng ùn tắc và tai nạn sẽ càng nghiêm trọng
hơn.


2.3 Đánh giá những ảnh hưởng của thương mại dịch vụ đến ATGT trên địa
bàn Hà Nội
Nhóm nghiên cứu đánh giá tác động của thương mại dịch vụ đến ATGT trên
địa bàn Hà Nội theo 2 lĩnh vực: kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ vận tải. Do
hạn chế về số liệu có thể thu thập được, trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, nhóm
nghiên cứu chỉ đánh giá tác động của một loại hình kinh doanh là ăn uống – nhà
hàng. Đây là loại hình kinh doanh có thể coi là có ảnh hưởng lớn nhất đến ATGT.
Mặc dù vậy, do không có một số liệu nào trực tiếp thể hiện mối tương quan này
(như số lượng các hàng quán trên địa bàn, phân loại cụ thể các nguyên nhân gây tai
nạn trên địa bàn qua từng tháng hoặc năm…) nên chỉ có thể phân tích một cách
gián tiếp mối liên hệ này. Vì thế, nhóm nghiên cứu đã tập hợp số liệu về số tai nạn,
doanh thu của lĩnh vực khách sạn – nhà hàng, khối lượng hàng hóa luân chuyển và
khối lượng hành khách luân chuyển trên địa bàn, sau đó hồi quy bằng công cụ toán
học của Microsoft Excel để kiểm tra sự tương quan giữa các yếu tố này, từ đó suy
ra mối liên hệ giữa thương mại dịch vụ với ATGT.
Biểu dưới đây là tập hợp số liệu về 4 yếu tố trên mà nhóm nghiên cứu đã thu
thập được.
Biểu 1: Tập hợp một vài chỉ số giai đoạn 2012 – 01/2015


Thời gian
01/12
02/12
03/12
04/12
05/12
06/12
07/12
08/12
09/12

Số tai
nạn
(vụ)
48
48
42
38
38
37
37
37
47

Doanh thu khách
sạn - nhà hàng (tỷ
đồng)
2863.2
2930
2980

3070
3150.2
3230
3340
3370
3561

Khối lượng hàng
hóa luân chuyển
(triệu tấn.Km)
1493.3
2309.4
2374.6
2458.9
2500.5
2562.6
2643.1
2706.9
2837

Khối lượng hành
khách luân chuyển
(triệu HK.Km)
1345.9
1377
1438.1
1483.1
1530.8
1593.5
1664.8

1721.9
1811


10/12
11/12
12/12
01/13
02/13
03/13
04/13
05/13
06/13
07/13
08/13
09/13
10/13
11/13
12/13
01/14
02/14
03/14
04/14
05/14
06/14
07/14
08/14
09/14
10/14
11/14

12/14
01/15
01/15

45
162
148
181
159
118
174
154
196
169
173
156
168
274
152
179
152
129
147
184
174
165
164
173
186
182

158
169
128

3320
3445.8
3351.2
3638.8
3200
3350
3450
3410
3530
3650
3747
3780
3860
4010
3850
3980
3850
3852.6
3897.6
3960
3953.2
3940
4027
4142.8
4255
4240

4139
4318.2
4320

2874.6
1529.4
2633.1
1993.8
2736.5
1595.2
2820.3
1650.2
2840.5
1662.9
2903.6
1674.9
2923.4
1688.4
2945
1701
2950.4
1712.1
2959
1718
2966
1722
2973
2171.4
2977
2432

3015
2627
3091
2890
3220
3027
4724
3087.5
4495
3180.2
4529
3243.8
4256
3279
4265
3292.6
4284
3358
4922
3392.1
4924
3482
4964
3586
4988
3602
5026
3564
5131
3731

3870
3916
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Tiến hành hồi quy tương quan với biến phụ thuộc là “Số tai nạn”; biến độc

lập lần lượt là các biến “Doanh thu khách sạn – nhà hàng” (X1), “Khối lượng hàng
hóa luân chuyển” (X2) và “Khối lượng hành khách luân chuyển” (X3), thu được
các kết quả như sau:
Bảng 3: Kết quả hồi quy giữa Số tai nạn với Doanh thu khách sạn – nhà hàng
trên địa bàn giai đoạn 2012 – 01/2015


Regression Statistics
Multiple R
R Square
Adjusted R Square
Standard Error
Observations

0.696591473
0.48523968
0.470940782
44.1790094
38

ANOVA
df
Regression
Residual
Total


SS
1

66234.7183

36
37

70264.25538
136498.9737

Coefficients
Intercept
Doanh thu khách sạn - nhà hàng (X1)

Standard
Error

-244.8845854

65.42910377

0.10360064

0.01778425

MS
66234.7183
1951.78487

2

t Stat
3.74274705
4
5.82541504
4

F
33.9354604
4

P-value
0.00063402
3
1.18925E-06

Hệ số R2 và P – value của biến độc lập X1 cho thấy mối tương quan ở mức
độ tương đối lớn giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Hệ số β của biến X1 là xấp
xỉ 0.1036 cho thấy biến “Doanh thu khách sạn – nhà hàng” tỷ lệ thuận với biến “Số
tai nạn”. Kết quả hồi quy cho thấy rằng, với mỗi 103,6 triệu đồng tăng thêm từ
doanh thu khách sạn – nhà hàng, số tai nạn sẽ tăng thêm 1 vụ, với điều kiện các
yếu tố khác giữ nguyên.
Bảng 4: Kết quả hồi quy giữa Số tai nạn với Khối lượng hàng hóa luân chuyển
trên địa bàn giai đoạn 2012 – 01/2015
Regression Statistics
Multiple R
R Square
Adjusted R Square
Standard Error

Observations

0.499971814
0.249971815
0.229137699
53.32762404
38


ANOVA
df

SS

Regression
Residual
Total

1

34120.89619

36
37

102378.0775
136498.9737
Standard
Error


Coefficients
Intercept
Khối lượng hàng hóa luân chuyển (X2)

28.58733094

31.63068981

0.03102175

0.008955881

MS
34120.8961
9
2843.83548
6

F
11.9981962
2

t Stat
0.90378461
9
3.46384125
2

P-value
0.37211797

6
0.0013924

Bảng 5: Kết quả hồi quy giữa Số tai nạn với Khối lượng hành khách luân
chuyển trên địa bàn giai đoạn 2012 – 01/2015
Regression Statistics
Multiple R
R Square
Adjusted R Square
Standard Error
Observations

0.531136903
0.28210641
0.262164921
52.17272018
38

ANOVA
df

SS

Regression
Residual
Total

1

38507.23537


36
37

97991.73831
136498.9737

Coefficients
Intercept

45.21318652

Standard
Error
25.07070373

MS
38507.2353
7
2721.99273
1

F
14.1467076
4

t Stat

P-value
0.07969578

9

1.8034271


×