Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

kinh doanh đa cấp lịch sử hình thành và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.62 KB, 59 trang )

Hình thức kinh doanh đa cấp

MỤC LỤC
PHẦN I : NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ MLM
I.

Thế nào là bán hàng đa cấp

II.

Lịch sử hình thành và phát triển của kinh doanh đa cấp

3
3
4

1. Nguồn gốc hình thành

5

2. Du nhập vào Việt Nam

5

Đặc điểm

III.

6

1. Đặc điểm vận hành



7

2. Nguyên lý hoạt động

7

3. Ưu điểm và nhược điểm.

8

a)

Đối với doanh nghiệp

9

b)

Đối với người tham gia:

9

c)

Đối với khách hàng

10

d)


Đối với xã hội:

10

e)

Bảng tóm tắt so sánh với hình thức kinh doanh truyền thống
12

Các mô hình trả thưởng

IV.

12

1. Mô hình nhị phân

13

2. Mô hình ma trận:

14

3. Mô hình đều tầng (sơ đồ một cấp)
4. Mô hình bậc thang li khai:

17
19


PHẦN II : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

21

Hệ thống pháp lý mới ở Việt Nam cho bán hàng đa cấp

I.

26
1. Quá trình hình thành và phát triển

những luật định về bán hàng đa cấp tại Việt Nam

26

2. Những điểm chặt chẽ trong nghị định mới

28

3. Những điểm còn sơ hở

29

`

1


Hình thức kinh doanh đa cấp


Những số liệu thống kê về
tổng quát tình hình kinh doanh đa cấp ở Việt Na

II.

m.

30

III.

Phân biệt mô hình tháp ảoMột biến thướng xuất hiện ở Việt Nam

32

Mô hình tháp ảo và những hệ lụy của nó ở Việt Nam.

IV.

36
V.
Giới thiệu Doanh nghiệp kinh doanh MLM “ chính thống”
và doanh nghiệp theo hình thức biến tướng
 AMWAY
1. Lịch sử hình thành:
2. Phương thức, nguyên tắc hoạt động
3. Nguyên nhân thành công của AMWAY
 AGEL

44


1. Lịch sử hình thành
2. Cách thức hoạt động

44

44
3. Ngyên nhân thất bại của AGEL
Giải pháp cho nghành hàng đa cấp ở Việt Nam

VI.

1.
2.
3.
4.

47
Đối với các cấp quản lí:
Đối với DN:
Đối với người tiêu dùng, những thành viên tham gia bán hàng:
Đối với xã hội.

 Nguồn và trích dẫn.

`

39
39
39

40
43

46

47
48
50
50
52

2


Hình thức kinh doanh đa cấp

PHẦN I
NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG
VỀ MLM
 Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã có thể chế tạo ra

hàng loạt những sản phẩm hiện đại như xe hơi, ti vi, máy tính… Song lại phải đối
mặt với vấn đề khác: làm sao để bán được hàng trên thị trường, để đưa những
thành quả làm ra đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
 Trong nền kinh tế hiện đại, vấn đề phân phối có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cuộc

chiến tranh giành khách hàng đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Và thực tế
là các nhà sản xuất buộc phải chi ngày càng nhiều tiền cho quảng cáo tiếp thị để
thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Một thực tế là chi phí cho quảng cáo tiếp thị
tăng không hề bảo đảm khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng theo. Với số lượng

các kênh truyền thông trực tuyến ngày càng nhiều như hiện nay, người tiêu dùng
có xu hướng bị mất định hướng do quá tải thông tin. Và kết quả là các nhà sản
xuất không còn kiểm soát được tính hiệu quả của công cụ quảng cáo tiếp thị
truyền thống.
 Ở một số nước, không hiếm trường hợp nhà sản xuất được trả tiền để không sản

xuất bởi chẳng những hàng sản xuất ra chỉ nằm trong kho chứ không đến được
người tiêu dùng, mà còn có thể gây ra những xu hướng bất lợi trên thị trường.
Ngành MLM đã ra đời như một giải pháp phân phối mới, giúp đưa hàng đến

`

3


Hình thức kinh doanh đa cấp

người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn và có lợi hơn với giá thấp hơn rất
nhiều.

Thế nào là bán hàng đa cấp.

I.

 Theo từ điển investopia, đây là một hình thức chiến lược kinh doanh mà các công

ty bán hàng trực tiếp sử dụng để tuyển dụng thêm các công tác viên( nhân viên bán
hàng) bằng cách trả cho họ những tỷ lệ phần trăm nhất định trong doanh số của
những những viên dưới cấp do chính họ tuyển dụng. Mỗi nhân viên cũng sẽ có mức
thưởng riêng của họ qua doanh số do chính họ thực hiện.

 MLM là cụm từ viết tắt của "Multi Level Marketing", tại Việt nam thuật ngữ này
được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau nhau như "Kinh doanh theo
mạng (Network Marketing)", "Kinh doanh đa cấp", "Bán hàng đa cấp" "Tiếp thị đa
tầng"... dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán
và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một
cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập .
 Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là thuật ngữ chung dùng để chỉ
một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp
đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty
mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này còn tiết
kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận
chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng
cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng.
 Theo Điều 3- Luật Cạnh Tranh 2005, Kinh doanh đa cấp, hay còn gọi là kinh
doanh đa tầng, kinh doanh theo mạng, là “việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới
người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau”
 Trong "Nghị định về quản lí hoạt động bán hàng đa cấp" do Chính phủ ban
hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: "Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ
được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán
hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và
được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận".

Lịch sử hình thành và phát triển của kinh doanh đa cấp

II.
`

4



Hình thức kinh doanh đa cấp
a.

Nguồn gốc hình thành
Kinh doanh theo mạng gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg
(1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng tiếp thị mạng lưới vào
trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được coi là có
triển vọng nhất trong thế kỷ 21.

 Năm 1927, Karl bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ

linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều vi chất
có ích khác.Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng
này cho người quen của họ, nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả
hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu
giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ.
 Năm 1934, ông sáng lập ra công ty Vitamins California và nhờ phương pháp phân
phối mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người phân phối sản phẩm, công
ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng
quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu
trung gian (đại lý, bán lẻ, kho bãi…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông
có thể nhận được thù lao cao hơn.

`

5


Hình thức kinh doanh đa cấp

 Cuối năm 1939 đầu 1940, ông Renborg đổi tên công ty thành Nutrilite Products.

Phương pháp phân phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành kinh
doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì
năm 1940 là năm khởi đầu của kinh doanh đa cấp và Renborg được coi là ông tổ của
ngành kinh doanh này.
 Sau một thời gian làm việc có hiệu quả với công ty Nutrilite Products, Rich De Vos và
Jay Van Andel (2 cộng tác viên của công ty) nhận thấy sức mạnh to lớn của kinh
doanh theo mạng và đã sáng lập ra công ty riêng của mình mang tên American Way
Corporation, viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành một trong những
công ty hàng đầu thế giới trong ngành kinh doanh đa cấp với chi nhánh trên 80 quốc
gia.
 Năm 1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh đa
cấp và quy kết nó với cái gọi là “hình tháp ảo” - một hình thức kinh doanh bất hợp
pháp.
 Cuối năm 1979 toà án thương mại Liên bang Hoa Kỳ công nhận phương pháp kinh
doanh của Amway không phải là “hình tháp ảo” và được chấp nhận về mặt luật
pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ
 Từ 1979-1990 là thời kỳ bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Mỗi sáng ngủ dậy
chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty kinh doanh theo mạng tuyên bố thành lập
với đủ loại sản phẩm và mô hình kinh doanh.
 Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, KDTM mang

màu sắc mới, Các NPP có thể đơn giản hoá công việc của mình nhờ vào điện thoại,
internet... Ở giai đoạn này, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình
để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu. Các công ty bán hàng truyền thống
như Ford, Colgate, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng
phương pháp MLM để phân phối sản phẩm độc đáo của mình.
b.


Du nhập vào Việt Nam

 Ở Việt Nam, Đầu thế kỉ 21, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường

Việt Nam và đạt tổng doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu.
 Tuy nhiên, kinh doanh đa cấp phát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc
quảng cáo của các báo đài, truyền hình có thể bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty

`

6


Hình thức kinh doanh đa cấp

lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai
trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp.
 Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 Công ty bán hàng đa
cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp
 Ngày 01-07-2005, luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều
khoản quy định về bán hàng đa cấp
 Ngày 24-08-2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của chính phủ về Quản lý hoạt động
bán hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ
các công ty và nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, nghị định vẫn còn nhiều kẽ hở
khiến cho một số công ty lợi dụng.
 Ngày 08-11-2005, Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại
Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.
 Năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập.
 Ngày 31 tháng 03 năm 2010, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam, MLMA chính thức
ra mắt tại Hà Nội.


Đặc điểm

III.

1. Đặc điểm vận hành


Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh kết hợp giữa bán

hàng trực tiếp (direct marketing) và nhượng quyền thương mại
(franchising). Đại diện bán hàng đa cấp (hay còn gọi là nhà phân phối, hợp
tác viên, đại lý,…nhận hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của chính mình. Ngoài
ra, khi kêu gọi được những thành viên mới tham gia hệ thống của, họ còn
nhận được hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của các thành viên mới (gọi là cấp
dưới). Trong franchising, hoa hồng được trả cho cá nhân người kinh doanh
franchise và người nhượng quyền franchise. Còn trong hệ thống bán hàng đa
cấp, tiền hoa hồng được trả cho nhiều người (tùy theo số cấp, ít nhất là 2).

Trong ngành kinh doanh này mọi người hoạt động như những doanh
nhân tự do, việc lưu hành và bán sản phẩm được tiến hành do mỗi một người
trong cuộc và đều có lợi.

Các nhà tuyển dụng của mô hình này khuyến khích bạn tìm kiếm và lôi
kéo những người khác tham gia cùng. Từ đó, sau mỗi hóa đơn bán hàng của

`

7



Hình thức kinh doanh đa cấp

họ, bạn sẽ nhận được một số phần trăm nào đó. Như vậy bạn càng lôi kéo
được nhiều người tham gia thì bán càng có nhiều tiền.

Các công ty bán hàng đa cấp tiết kiệm chi phí marketing và branding
nên giá sản phẩm rẻ hơn các loại sản phẩm có cùng chất lượng.

2. Nguyên lý hoạt động
Mô hình MLM phân phối sản phẩm theo những nguyên lý cơ bản sau:
a. Nguyên lý chia sẻ thông tin một cách trực tiếp.
 Trên thực tế, tất cả chúng ta đều thường xuyên làm việc đó trong cuộc sống hàng

ngày khi bạn đến ăn ở một nhà hàng và rất hài lòng về thức ăn, cách phục vụ và
sự duyên dáng của cô phục vụ bàn, bạn liền kể cho người quen của mình nghe. Họ
mặc dù chưa hề biết đến nhà hàng này nhưng qua sự giới thiệu (gián tiếp) của
bạn cũng thử đến ăn ở nhà hàng này, và ông chủ nhà hàng chính là người được
lợi chứ không phải bạn và bạn (vô tình) đã quảng cáo không công cho nhà hàng
đó.
 Các công ty sử dụng nguyên tắc quảng cáo sản phẩm thông qua một mạng lưới

phân phối có tổ chức. Các nhà phân phối (đầu tiên) sẽ mua sản phẩm, dùng thử,
đánh giá chúng, thấy kết quả tốt sau khi sử dụng và chia xẻ thông tin (sản phẩm
tốt) cho người quen của mình và những người khác, những người đó ( thứ hai,
thứ ba, thứ tư,…) cũng lại làm tương tự (dùng thử, thấy tốt, có kết quả..., chia xẻ
thông tin này tới người khác)… Kết quả là hình thành một mạng lưới khách hàng
(nhà phân phối) của công ty.
b. Nguyên lý phát triển theo cấp số nhân (Bội tăng)


 Như chúng ta đã thấy, quá trình này có thể kéo dài đến vô tận. Hệ thống được xây

dựng hình thành từ các nhà phân phối tự do muốn xây dựng những nhóm phân
phối (mạng lưới) của mình, có nghĩa là số thành viên trong mạng lưới sẽ tăng lên
với tốc độ cấp số nhân số thành viên ban đầu. Trong đó:


`

Các thành viên cũng không phụ thuộc lẫn nhau.

8


Hình thức kinh doanh đa cấp



Mỗi khách hàng đều có thể trở thành nhà phân phối và người đỡ đầu, tức là
phát triển các nhóm những nhà phân phối đứng dưới mình. Công việc đỡ đầu
bao gồm:
 Tuyển dụng nhà phân phối mới
 Dạy họ cách bán hàng và phát triển mạng lưới và cách đào tạo người mới.

c. Hệ thống chia hoa hồng, tiền thưởng có lợi cho tất cả các thành viên và

tăng theo số lượng thành viên tham gia dưới cấp.
 Phần công việc được gọi là “đỡ đầu” cho phép nhà phân phối tăng thu nhập của

mình, bởi các nhà phân phối không chỉ nhận được hoa hồng trên số hàng mình

trực tiếp bán, mà còn nhận được phần trăm trên doanh số của các thành viên
trong nhóm vì có công tập hợp được đội ngũ cộng sự và điều hành, đào tạo đội
ngũ đó. Và nếu như các nhà phân phối trong nhóm đó cũng trở thành các nhà đỡ
đầu thì không những thu nhập của họ tăng, mà của người đỡ đầu họ cũng tăng
theo.
 Mô hình MLM tiết kiệm được khá nhiều chi phí, cụ thể là quảng cáo và dự trữ

hàng hóa. Bạn không phải tốn công thuê các công ty PR, Marketing, Quảng cáo.
Số tiền tiết kiệm được sẽ được chia chác như sau:


Một phần sẽ trở lại công ty, với mục đích là nâng cao sản phẩm (về số lượng
lẫn chất lượng).



Một phần sẽ được chuyển vào tay người tham giaSố tiền này sẽ được phân chia
theo cách “đa tầng” và tỷ lệ ăn chia thế nào thì tùy thuộc vào sự hoạt động của
nhóm người lãnh đạo (họ gọi là các “thủ lĩnh” )

3. Ưu điểm và nhược điểm.
a. Đối với doanh nghiệp

Ưu điểm:

Nhược điểm:

• Doanh nghiệp không cần bỏ ra 1

• Doanh nghiệp sẽ rất dễ mất uy


khoản tiền lớn cho quảng cáo và chi
phí cho nhiều khâu trung gian là các
đại lý và cửa hàng bán lẻ, chi phí vận
chuyển như trong mô hình kinh doanh
truyền thống. Sản phẩm từ nhà phân

`

tín do:
• Doanh nghiệp khó kiểm soát
hành vi của số nhà phân phối rất
lớn này. Trong số họ có nhiều
người vì mục đích kinh doanh

9


Hình thức kinh doanh đa cấp

phối được đưa trực tiếp đến tay
người tiêu dùng, không thông qua các
đại lý trung gian nào (Đại lý cấp 1,
cấp 2…) giảm thiểu được chi phí vận
chuyển.
• Doanh nghiệp có một lượng khách
hàng lớn đồng thời là nhà phân phối
sản phẩm của mình và như vậy nhiều
khách hàng của công ty có thêm thu
nhập để có điều kiện sử dụng sản

phẩm, điều này góp phần làm tăng
doanh số của công ty (kích cầu).

mà mua sản phẩm nhưng năng
lực kinh doanh có hạn (vì điều
kiện tham gia kinh doanh quá
dễ) khi không đạt được mục đích
dễ quay ra nói xấu công ty.
• Việc quảng cáo theo cách truyền
miệng của các thành viên kinh
doanh đa cấp rất dễ bóp méo sự
thật.
• Họ có thể tung hô sản phẩm của
họ là vạn năng, đè bẹp các sản
phẩm của đối thủ xuống đất và
nhiều mánh mung khác. Nếu như
mua sản phẩm, dùng thử mà
không như họ nói, thì cũng
chẳng thể kiện cáo với ai, vì “lời
nói gió bay”.
• Một số trường hợp, các đổi thủ
có thể xâm nhập lẫn nhau, nói
xấu và chơi bẩn với nhiều hình
thức khác nhau.

b. Đối với người tham gia:

Ưu điểm:

Nhược điểm:


• Đây là hình thức kinh doanh thu hút

• Không có thu nhập ổn định, không

rất nhiều người tham gia vì mô hình
này mang đến cho họ rất nhiều ưu
thế:
• Điều kiện gia nhập và làm việc thuận
lợi: làm việc tự do, không cần kinh
nghiệm, có nhiều cơ hội mở rộng
quan hệ, dễ được nhiều người giúp
đỡ, hỗ trợ, thời gian làm việc linh
hoạt,..
• Môi trường học tập và trải nghiệm
rất tốt cho những ai có mong muốn
chuyển từ làm thuê sang làm chủ mà
với rủi ro không cao. Ngoài ra, Các
công ty kinh doanh đa cấp thường
xuyên tổ chức các khoá học tại công
ty, nhằm nâng cao kỹ năng làm việc,
để mọi người làm việc có hiệu quả
`

ai đảm bảo bạn sẽ có thu nhập, cạnh
tranh khá mạnh (do có rất nhiều
người cùng có cơ hội kinh doanh
như mình). Dễ bị mang tiếng lừa
đảo (do trong xã hội rất nhiều
người chưa hiểu rõ mô hình kinh

doanh này).
• Dễ ảnh hưởng quan hệ tình cảm với
người thân, bạn bè, gia đình mà
người tham gia đã tiếp thị sản
phẩm nếu sản phẩm nảy sinh vấn đề
hoặc tranh chấp lợi ích.
• Các công ty đa cấp thường cố ý
khuếch đại hóa làm cho người nghe
không có cái nhìn đúng đắn và mù
mờ về sản phẩm mà họ sẽ bán. Có
trường hợp thường xảy ra là các

10


Hình thức kinh doanh đa cấp

hơn.

công ty lợi dụng biến tướng của mô
hình MLM để kiếm lợi, lừa gạt dựa
trên số tiền ký quỹ ban đầu của
thành viên.

• Thu nhập do bản thân quyết định:

Đây không phải là công việc làm công
ăn lương, nên việc kiếm tiền nhiều
tiền hay ít tiền là tùy thuộc vào khả
năng và công sức mà mình bỏ ra.

Chính điều này là động lực khiến
mình phải luôn năng động và phải
làm chủ thời gian cũng như công việc
của chính mình.
• Là thương trường nhưng “không
khắc nghiệt”: Vì sự thành công của
bạn cũng chính là thành công của tôi
(giúp nhiều người phía dưới thành
công, thì mình sẽ thành công hơn).
• Đầu tư không rủi ro: Vì đầu tư ở đây
chỉ thông qua việc tiêu dùng sản
phẩm mà có được quyền kinh doanh.
Và thông qua việc tiêu dùng sản phẩm
rồi chia sẽ những cảm nhận của mình
cho mọi người, nên bạn hoàn toàn
không có bất kỳ rủi ro nào.

c. Đối với xã hội:

Ưu điểm:




Nhược điểm:

Hình thức kinh doanh này là một
trong những phương pháp kích cầu
rất mạnh, tạo nhiều công ăn việc
làm cho xã hội, tạo ra nhiều người

có suy nghĩ tích cực, hướng tới
thành công, thúc đẩy sự phát triển
xã hội...
Chống giả mạo hàng hóa: Do giảm
được các khâu trung gian, nên ngăn
ngừa được hiện tượng hàng hóa giả
mạo từ bên ngoài chen vào, đảm bảo
hàng hóa chất lượng từ chính hãng.

• Mô hình dễ bị lợi dụng để lừa đảo,

nhiều người không bị lừa cũng cho
là bị lừa gây dư luận bức xúc.
• Nếu trong trường hợp không có
những khung pháp lý rõ rang, cơ
quan quản lý còn mỏng thì việc xảy
ra tranh chấp giữa những bên liên
quan, các vụ kiện tụng là điều
không thể tránh khỏi.

d. Đối với khách hàng

Ưu điểm
`

Nhược điểm
11


Hình thức kinh doanh đa cấp

• Phương thức này tiết kiệm được hàng

• Khi sản phẩm chất lượng kém, không

loạt các chi phí trung gian và chi phí
quảng cáo, các khoảng chí phí này,
dùng để gửi lại cho khách hàng. Vì
thế, họ có thể được nhận các sản
phẩm giá rẻ.
• Trong trường hợp , nếu họ vừa là
người tiêu dùng, vừa trở thành người
kinh doanh sản phẩm, thông qua hình
thức hưởng hoa hồng từ việc trực
tiếp bán hàng và hệ thống mạng lưới
của họ bán hàng.
• Không có sản phẩm giả.
• Được hưởng chế độ chăm sóc khách
hàng đặc biệt do chính những người
quen của họ thực hiện.

thể phản ánh quá tiêu cực, vì do
người thân giới thiệu hoặc không có
chứng cứ để khiếu nại vì chỉ là lời
quảng cáo “ truyền miệng” mà thôi.
• Gây tâm lý: xài sản phẩm chỉ vì nể
nguời thân, thực ra họ chẳng biết gì
về sản phẩm. Nhiều trường hợp bỏ ra
vài ba triệu đồng để mua những
chiếc máy mà hiệu quả không rõ
ràng, họ thấy không tương xứng với

số tiền họ bỏ ra.

e. Bảng tóm tắt so sánh với hình thức kinh doanh truyền thống

Kinh nghiệm

Kinh doanh truyền
thống

Kinh doanh đa
cấp

Phải có nhiều kinh nghiệm
do tự tích lũy qua nhiều
năm.

Không cần có kinh nghiệm
vì sẽ được đào tạo, chi sẻ
kiến thức/ kinh nghiệm.

Rủi ro
Thời gian

Có giới hạn

Linh động

Vốn đầu tư

Rất lớn


Rất nhỏ

Quan hệ làm việc

Cấp trên – cấp dưới

Tuyến trên – tuyến dưới,
nhưng họ là những người
bạn, dễ trao đổi

Vị trí trong doanh
nghiệp

Làm công ăn lương

Tự làm chủ “doanh nghiệp
nhỏ”, đầu tư kinh doanh.

Đường đi của sản
phẩm

`

Hầu như không có

Nhà sản xuất -> tạo ra hàng
hóa, dịch vụ -> chi phí hoa
hồng cho đại lý cấp I -> chi
phí hoa hồng cho đại lý cấp

II -> chi phí hoa hồng cho
cửa hàng bán lẻ -> chi phí
quảng cáo -> người tiêu
dùng.

12

Nhà sản xuất -> tạo ra
hàng hóa, dịch vụ ->
người tiêu dùng 1 ->
người tiêu dùng 1 giới
thiệu người tiêu dùng 2 để
hưởng hoa hồng -> người
tiêu dùng 2 giới thiệu
người tiêu dùng 3 để
hưởng hoa hồng -> đến


Hình thức kinh doanh đa cấp

người tiêu dùng n...

Giá bán

Chi phí sản xuất + chi phí đại
lý trung gian + chi phí quảng
cáo = Giá bán

Chi phí sản xuất + hoa
hồng trả thưởng hệ thống

+ chi phí đào tạo = Giá
bán.

Vòng đời

Dài (có khi làm từ đời này
qua đời nọ)

Ngắn (trung bình từ 3 – 5
năm).

Các mô hình trả thưởng

IV.

 Kế hoạch trả thưởng là một hệ thống các quy tắc của doanh nghiệp bán hàng đa

cấp điều chỉnh việc trả hoa hồng hoặc tiền thưởng cho những người tham gia vào
hệ thống tham gia của doanh nghiệp. Kế hoạch trả thưởng là một trong những
yếu tố quyết định tới sự thành bại của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh
đa cấp.
 Có rất nhiều kế hoạch trả thưởng, có loại tập trung vào trả thưởng cho việc bán

hàng trong khi có loại lại dành phần lớn tiền thưởng của mình đối với việc xây
dựng mạng lưới tiêu thụ. Chính vì kế hoạch trả thưởng quyết định hoa hồng và
tiền thưởng mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ chi trả cho người tham gia nên
nó có ảnh hưởng lớn tới thái độ của người tham gia trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
 Theo thống kê các chuyên gia trên thế giới trong lĩnh vực bán hàng đa cấp thì


hiện tại đang tồn tại 4 kiểu kế hoạch trả thưởng chính đó là: Kế hoạch trả
thưởng bậc thang ly khai; Kế hoạch trả thưởng ma trận; Kế hoạch trả
thưởng đều tầng; và Kế hoạch trả thưởng nhị phân.
1.

`

Mô hình nhị phân

13


Hình thức kinh doanh đa cấp

a. Cách thức hoạt động
 Mô hình nhị phân cho phép mỗi nhà phân phối được chỉ được tuyển mộ thêm

hai nhà phân phối thuộc tầng 1 (thế hệ thứ nhất) và bắt buộc hai nhánh của
mình phải luôn phát triển đồng đều (nếu không thực hiện được điều này thì
nhà phân phối sẽ không được chi trả hoa hồng hoặc chỉ hưởng ở nhánh yếu hơn).

Trong sơ đồ nhị phân, bạn có 2 nhánh gọi là “chân”, khi bạn đăng kí người mới vào

nhóm của bạn, bạn có thể đặt họ vào chân trái hoặc chân phải, tuy nhiên tùy theo
yêu cầu của từng công ty, có công ty không cho phép bạn thực hiện việc này, mà
việc đặt người mới tham gia vào nhánh trái hay phải là do người bảo trợ của bạn
thực hiện. Chiều dài của các nhánh thường là không bị giới hạn.


Nhánh mạnh (Chân mạnh/Power Leg): Thông thường nhánh mạnh bạn không

nhất thiết phải xây dựng, vì tuyến trên của bạn sẽ thêm người vào nhánh này,
bởi anh ta cũng đang xây dựng 2 nhánh của chính anh ta.



Nhánh yếu (chân yếu/Paid Leg): Bạn sẽ chịu 100% trách nhiệm phát triển
nhánh này, đây là cơ sở để tính hoa hồng của bạn. Nghĩa là bạn chỉ có thể nhận
được hoa hồng dựa trên tổng doanh số của nhánh yếu. Đây mới là nhánh do bạn
thực sự xây dựng và bạn nhận được thu nhập từ những người trong nhánh này.

• Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của từng công ty, có công ty sẽ cố định các nhánh

này, nhưng cũng có công ty cho phép bạn thay đổi 2 nhánh với nhau. Họ chỉ quan

`

14


Hình thức kinh doanh đa cấp

tâm đến mỗi kỳ tính hoa hồng, nhánh nào có doanh số bán hàng thấp hơn sẽ coi đó
là nhánh yếu và ngược lại.
b. Đặc trưng của mô hình nhị phân
 Người tham gia có nhiều hơn một vị trí


Mô hình này cho phép người tham gia có nhiều hơn một vị trí trong mạng lưới, có
thể từ 2 tới 7 vị trí. Những kế hoạch trả thưởng khác chỉ cho phép người tham
gia có một vị trí duy nhất trong mạng lưới. Điều này có nghĩa là người tham gia A

có thể bảo trợ 2 người tham gia cấp 1 của mình là B và C. Sau đó A có thể tự đăng
ký mình vào mạng lưới dưới vị trí của B hoặc C.

 Để nhận được hoa hồng, lợi ích kinh tế, người tham gia phải tạo ra khối

lượng bán hàng cân bằng nhau giữa hai nhánh.


Ví dụ nếu nhánh B của người tham gia bán được 1000 đơn vị sản phẩm nhưng ở
nhánh C không bán được đơn vị sản phẩm nào thì người tham gia này không
được nhận hoa hồng. Hoặc nếu nhánh B bán được 1000 đơn vị sản phẩm (hoặc
1000 CV - đơn vị tính điểm thưởng) và nhánh C bán được 400 đơn vị sản phẩm thì
người tham gia sẽ chỉ nhận được hoa hồng tại điểm cân bằng là 400 đơn vị sản
phẩm, số tiền hoa hồng chỉ được tính dựa vào kết quả bán hàng trên 800 đơn vị
sản phẩm (400 ở nhánh B và 400 ở nhánh C) chứ không phải trên 1400 đơn vị
sản phẩm (tổng của hai nhánh).



Hoa hồng mà người tham gia được hưởng không bị giới hạn bởi chiều sâu như
các kế hoạch trả thưởng khác.

 Việc xếp người là một điểm rất quan trọng.


Nếu một người tham gia có hai trợ thủ đắc lực mà anh ta lại xếp hai người này
vào cùng một nhánh thì kết quả là anh ta hầu như không thu được tiền hoa hồng
từ mạng lưới của mình vì sẽ xuất hiện trường hợp một nhánh có doanh thu quá
lớn trong khi nhánh còn lại lại có doanh thu nhỏ, để có thể được nhận hoa hồng
các nhà phân phối ở tuyến trên phải thường xuyên thực hiện việc cân chân, nghĩa

là phải tự mình bỏ tiền để đầu tư nhiều mã số ở nhánh yếu cho bằng nhánh mạnh
hoặc là phải tuyển dụng các nhà phân phối mới gắn vào nhánh yếu và dụ dỗ họ
mua hàng để cân chân. Hệ quả của việc này là nhiều người đã đầu tư một lượng

`

15


Hình thức kinh doanh đa cấp

lớn tiền để mua sản phẩm nhưng sản phẩm thì không bán lại được cho người tiêu
dùng nên đã mất tiền hoặc khi doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động thì
người tham gia phải chịu thiệt thòi lớn.
2. Mô hình ma trận:
a. Cách thức hoạt động

 Mô hình ma trận được nâng cấp từ mô hình nhị phân, trong đó nhà phân phối sẽ

được tuyển nhiều hơn con số 2 người. Điều này được dựa trên một cấu trúc trả
thưởng bao gồm chiều rộng và chiều sâu nhất định. Nó được đại diện bởi công
thức (chiều rộng * chiều sâu)
 Tùy theo chính sách quy định, sơ đồ hạn chế độ lớn và số người trong mức một

của bạn. Ví dụ, sơ đồ 3x6 cho phép bạn tuyển vào 3 người ở mức một và giới hạn
mức 6 là mức chi trả hoa hồng cuối cùng.
b. Đặc trưng của mô hình ma trận
 Tính đơn giản



Mô hình ma trận cho phép tạo ra tính đơn giản trong công việc. Trong sơ đồ ma
trận, bạn chỉ phải chăm lo, chịu hoàn toàn trách nhiệm đào tạo cho những
người ở mức một của bạn. Bạn cũng có thể ngồi ở nhà để người bảo trợ tuyển

`

16


Hình thức kinh doanh đa cấp

người cho mạng lưới của bạn. Sơ đồ ma trận rất đơn giản để giải thích cho
những người mới tham gia vào hệ thống. Mô hình này thích hợp để sử dụng
phân phối các sản phẩm đặc thù mà tính xoay vòng sản phẩm nhỏ hoặc không
có, để tránh sự bão hòa của thị trường. (sửa lạ 1 xíu, có cái éo j muh hok hiểu)
 Hiệu ứng con đỉa


Mô hình ma trận thu hút những người không muốn làm việc nhiều và/hoặc
thiếu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh theo mạng. Các kế hoạch ma trận theo
kiểu phân chia các khoản hoa hồng có khuynh hướng khá “xã hội”, ngang bằng
nhau. Các nhà phân phối xuất sắc nhận được sự đền đáp ít hơn so với thời gian
và sức lực mà mình bỏ ra, bởi vì phần lớn các khoản hoa hồng bị hút mất như
những con đỉa.

 Sự giới hạn


Mô hình ma trận hạn chế quy mô tổ chức của bạn. Chẳng hạn, trong ma trận
3x4, bạn không bao giờ có thể có quá 120 (=3+32+33+34) người trong mạng lưới

tầng dưới.

Ω- Nhận xét
• Mô hình nhị phân và mô hình ma trận sẽ không bền vững vì nhiều lý do: Nếu giả
sử bạn tham gia vào 2 dạng mô hình này, và bạn đã bảo trợ đủ số người tối đa
vào thế hệ thứ nhất của mình. Nếu bây giờ có một người bạn thân của bạn cũng
muốn tham gia vào doanh nghiệp thì bạn sẽ phải làm sao? Nếu vẫn muốn cho bạn
mình tham gia, bạn phải đặt người đó vào những vị trí thấp hơn ở những thế hệ
dưới. Hơn nữa, tốc độ phát triển đội nhóm của người tầng dưới sẽ luôn chậm hơn
những người tuyến trên. (sao thấy hok có lien quan á ta, có 1 cái lí do mà nhiều gì
)
• Chính vì những lý do trên mà mô hình ma trận (và nhị phân) bị quy kết vào “hình
tháp ảo” và bị cấm (hoặc kiểm tra hoạt động rất gắt gao) tại các nước trên thế
giới.
• Chính vì thế mà hiện nay đã xuất hiện 2 mô hình MLM khác được ưa chuộng hơn
đó là : Mô hình một cấp và mô hình bậc thang li khai.

`

17


Hình thức kinh doanh đa cấp

`

18


Hình thức kinh doanh đa cấp


3.

Mô hình đều tầng (sơ đồ một cấp)

a. Đặc điểm của mô hình:
 Khác với 2 mô hình trên, mô hình đều tầng (sơ đồ một cấp) cho phép nhà phân

phối tuyển số lượng tuyến dưới không hạn chế, có thể là hai người, ba người,
năm người hay mười người tùy ý.

 Nhà phân phối được hưởng mức phần trăm như nhau ở mỗi thế hệ. Hoa hồng

phần trăm có thể giống hay khác nhau ở mỗi thế hệ. Ví dụ, ở mô hình trên, nhà
phân phối đầu tiên (A) có thể nhận được 5% hoa hồng từ doanh số của mỗi người
trong 5 người tuyến dưới thế hệ đầu tiền của mình, tiếp tục, A sẽ nhận được 5%
hoặc ít hơn từ doanh số của mỗi tuyến dưới thế hệ F2. (mô hình trên là mô hình
nào  )
 Trong mô hình này, để đảm bảo tính công bằng cho người vào trước và người
vào sau, mỗi nhà phân phối chỉ được hưởng hoa hồng phần trăm tối đa là ba, bốn
hoặc năm thế hệ tùy vào chính sách của mỗi công ty. Hơn nữa, nếu cho nhà phân
phối hưởng hoa hồng không hạn chế thì sẽ xảy ra trường hợp tiền chi trả hoa
hồng lớn hơn giá bán của chính sản phẩm. Giả sử công ty chi trả cho mỗi thế hệ là
`

19


Hình thức kinh doanh đa cấp


5% doanh số sản phẩm bán ra, thì tới thế hệ thứ 10 thì công ty phải dùng đến
50% doanh số để chi trả và đến thế hệ 20 thì là 100% doanh số.
 Đặc trưng của mô hình này là công ty sẽ trả hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán ra.

Ví dụ thế hệ F4 bán được 1000USD, thì bản thân họ sẽ được hưởng 5% x1000USD
= 50USD, tuyến trên của họ, tức đời F3 sẽ được hưởng 50USD, đời F2 và F1 cũng
sẽ được hưởng lần lượt là 50USD (giả định công ty chi trả đều cho mỗi thế hệ là
5%).
b. Ưu điểm
 So với mô hình nhị phân và mô hình ma trận, mô hình đều tầng đảm bảo tính

công bằng cho người vào trước và người vào sau hơn. Vì mỗi NPP cũng chỉ có thể
hưởng hoa hồng từ một số lượng thế hệ hạn chế.
 Hơn nữa, khi áp dụng mô hình này, công ty sẽ chi trả cho mỗi sản phẩm bán ra

chứ không phải chỉ trả cho “chân yếu”, điều này giảm bớt sự “chiếm lợi” của công
ty trên công sức của NPP như trong mô hình nhị phân hay mô hình ma trận.
 Mô hình đều tầng mang tính đơn giản trong việc chi trả hoa hồng cho nhà phân

phối. Mỗi công ty đã có chính sách rõ ràng về hoa hồng được hưởng từ mỗi thế
hệ nên việc tính toán trở nên đơn giản và rõ ràng.
c. Hạn chế
 Như các mô hình khác, mô hình đều tầng (sơ đồ một cấp) cũng có những hạn chế:
 Đầu tiên, mỗi nhà phân phối chỉ được hưởng lợi từ một số lượng hạn chế thế hệ,

vì thế làm giới hạn thu nhập của nhà phân phối. Có thể bổ sung sự thiếu sót này
bằng cách bổ sung thêm số lượng của tuyến dưới cấp 1. Tuy nhiên, càng phải bảo
trợ cho nhiều người cấp 1 thì hiệu quả đỡ đầu cho mỗi người sẽ càng giảm.
 Hơn nữa, do hạn chế mức chi trả (số thế hệ nhà phân phối được hưởng hoa hồng)
nên nhà phân phối không quan tâm, chăm sóc hay giúp đỡ những thế hệ mà mình

không được hưởng hoa hồng. Giả sử nhà phân phối được hưởng hoa hồng từ bốn
cấp, thì họ sẽ không quan tâm giúp đỡ, phát triển cấp 5 vì họ chẳng được hưởng
lợi gì từ cấp này cả. Chính điều này khiến cho mô hình đều tầng trở nên kém bền
vững và kém mang tính nhân bản.
`

20


Hình thức kinh doanh đa cấp
 Mô hình đều tầng hạn chế chiều sâu của hệ thống, buộc nhà phân phối phải mở

rộng hệ thống sang chiều rộng. Điều này khiến nhà phân phối chỉ muốn mời thêm
người vào chiều ngang của hệ thống hơn hoặc thích mua sỉ hơn là đào sâu, xây
dựng hệ thống phát triển mạnh mẽ. Việc này dẫn đến nhiều biến tướng trong
hoạt động kinh doanh của các công ty đa cấp ở Việt Nam hiện nay, các công ty chỉ
muốn mời người vào mua sản phẩm một vài lần và hưởng lợi từ sản phẩm đó
chứ không muốn phát triển hệ thống vững mạnh.
4. Mô hình bậc thang li khai:
a. Đặc điểm của mô hình
 Bậc thang li khai là mô hình tiên tiến nhất hiện nay. Nó cho phép mỗi nhà phân

phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích (cũng giống như mô hình đều
tầng). Ngoài hệ thống thế hệ, bậc thang li khai còn tạo ra một hệ thống cấp bậc. Ở
mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, là hoa
hồng đội nhóm cũng khác nhau tùy vào cấp bậc của nhà phân phối tuyến dưới. Vì
thế, mô hình cho phép nhà phân phối hưởng không giới hạn thế hệ mà vẫn bảo
đảm được tính công bằng.
 Đặc trưng của Bậc thang li khai là hệ thống được quản lí theo hệ thống cấp bậc,


tức là phần trăm (%) hoa hồng sẽ được phân chia theo hệ thống cấp bậc. Mỗi cấp
bậc sẽ nhận được 2 loại hoa hồng:
• Hoa hồng riêng: hoa hồng dựa trên doanh số bán của cả nhóm.
• Hoa hồng khối lượng (giá trị thặng dư): % hoa hồng cấp cao (cấp hiện tại)
trừ đi % hoa hồng cấp thấp hơn.

`

21


Hình thức kinh doanh đa cấp

 Ví dụ: Quan sát Bậc trả thưởng của công ty Amway theo mô hình bậc thang

Doanh số:

li khai

A [200PV]
B
300PV
C
100PV

`

22



Hình thức kinh doanh đa cấp

1PV = 15.500 BV
1BV = 1đồng

 Tổng điểm PV của cà nhóm là 200 + 300 + 100 = 600 = 9.300.000 đồng.
 A đạt 600, nhóm này sẽ đạt mức 6%,
 Tổng PV cả nhóm của B,C lần lượt là 300 và 100, vì vậy không đạt mức nào cả

(0%)
 Lúc này:
o Hoa hồng riêng của A sẽ là:

x 6% = 186.000
o Hoa hồng khối lượng (giá trị thặng dư) của A sẽ là
3.100.1

(Từ B) 4.650.000 x (6-0)% = 279.000
(Từ C) 1.550.000 x (6-0)% = 93.000
 Tổng hoa hồng thành tích A được nhận: 558.000

`

23


Hình thức kinh doanh đa cấp
 Khi các nhà phân phối trong mạng lưới tầng dưới của bạn đạt đến trạng thái

vượt cấp nhất định thì họ sẽ "bứt ra" khỏi nhóm của bạn. Bạn sẽ không còn nhận

được các khoản hoa hồng khối lượng thặng từ các sản phẩm của họ hay là mạng
lưới của họ bán nữa. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ tiếp tục nhận được một khoản lợi tức
hoa hồng nhỏ từ khối lượng của nhóm các nhà phân phối đã tách ra và từ mạng
lưới của họ.
 Giả sử lúc này Nhóm B đã đạt được số điểm PV là 700, lúc này B sẽ nhận được lợi

tức là 6%.Khi đó khoản hoa hồng khối lượng( khoản chênh lệch) của A chỉ bao
gồm 93000 từ C mà không được nhận từ B nữa ( Vì 6%-6%=0%). Tuy nhiên A vẫn
nhận được hoa hồng riêng từ doanh số bán của B là 700 x 15500 x 6%
b. Ưu điểm:
 Trong số các sơ đồ kinh doanh thì sơ đồ bậc thang bảo đảm khả năng đạt được

phúc lợi lớn nhất. Vấn đề ở chỗ là các đặc trưng thoát ly cho phép bạn xây dựng
tổ chức lớn hơn và lấy ra được các khoản hoa hồng từ nhiều cấp hơn các sơ đồ
kiểu khác.
 Mô hình này cho phép bạn nhận được các khoản hoa hồng ở nhiều mức hơn bất
kì sơ đồ nào khác. Nếu như nhà phân phối có một tổ chức 6 mức của mình thì
điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được các khoản hoa hồng từ số hàng hóa bán
được ở mức thứ 12 của bạn mô hình này cho phép thu về các khoản thu nhập từ
mức thứ 20, độ sâu này trong các Mô hình khác không thể đạt tới.
 Bậc thang li khai đem đến một độ rộng không hạn chế. Bạn có thể bảo trợ vào
tầng 1 của mình bao nhiêu người tùy khả năng của bạn. Họ, đến lượt mình cũng
có thể bảo trợ như thế. Bạn có thể mở rộng mãi mãi khi xây dựng mạng lưới tầng
dưới rộng lớn của mình, có khi lên tới hàng chục nghìn nhà phân phối.

 Ở mô hình này, khi nhà phân phối giúp tuyến dưới của mình xây dựng hệ thống

thì cũng là đang giúp nâng doanh số của chính nhóm mình. Và vì doanh số được
cộng cho nhà phân phối là từ mọi cấp nên nhà phân phối sẽ tích cực xây dựng
chiều sâu cho hệ thống của mình. Điều này đã tạo nên tính bền vững của mô hình

bậc thang li khai.
 Mô hình bậc thang li khai cũng khắc phục được tính bất công như mô hình ma

trận. Xem lại ví dụ trên, khi B hoạt động tốt hơn A, xây dựng được 4 nhánh mạnh
`

24


Hình thức kinh doanh đa cấp

thì B sẽ có 4 nhánh mạnh trong khi A chỉ có 1 nhánh mạnh. Và khi tổng doanh số
nhóm của A chủ yếu là đến từ nhóm B thì đến khi B và A ở cùng cấp hưởng hoa
hồng thì A sẽ không nhận được chênh lệch hoa hồng thành tích từ nhóm của B
nữa.
c. Hạn chế:
• Dù có nhiều điểm ưu việt nhưng mô hình bậc thang ly khai vẫn có nhược điểm

nếu doanh nghiệp không thể cân bằng tầng trên và tầng dưới: “sự quá tải tầng
trên” hoặc “sự quá tải tầng dưới”.
 Sự quá tải tầng trên:
• Xét theo khối lượng sản phẩm thực tế mà các phân phối viên mua được thì 99%
trong số họ không bao giờ đạt được danh hiệu. Như vậy, số tiền thưởng mà đáng
lẽ ra họ được hưởng lại rơi vào tay một số thủ lĩnh hoặc được chuyển vào công ty.
Vì trong các mô hình này, ví dụ như Amway, mức hoa hồng cao nhất là 21%, sau
khi lên tới mức này, NPP sẽ bắt đầu đạt được các danh hiệu. Ví dụ đạt mức 21%
trong 3 tháng hoặc 6 tháng liền để đạt 1 danh hiệu và tạo động lực phấn đấu cho
NPP. Phân danh hiệu thế nào và quyền lợi của từng danh hiệu tùy thuộc vào chính
sách của từng công ty.



Điều đó có thể dẫn đến thu nhập hàng trăm nghìn đôla của phân phối viên ở tầng
trên. Nhưng bên cạnh một người có thu nhập cao là hàng chục nghìn người hàng
tháng không kiếm được đủ tiền để đưa gia đình đi xem phim. Những phân phối
viên to lớn có thể khoe khoang con số mà họ lĩnh được hàng tháng ở khắp mọi
nơi để đẩy nhanh tốc độ phát triển của mạng lưới ở giai đoạn đầu, nhưng cuối
cùng thì phần lớn các phân phối viên sẽ lần lượt bỏ đi khi họ phát hiện ra rằng họ
không thể thực sự kiếm ra tiền. Họ bỏ đi với một cảm giác khó chịu và nghĩ rằng
MLM không có hiệu quả. Đây cũng là một điểm mà ở mô hình li khai vẫn chưa
khắc phục được.

 Sự quá tải tầng dưới:


Mặt khác, những sơ đồ có sự "quá tải ở tầng dưới" mà bất kỳ ai mới tham gia đều
có thể kiếm ngay được 1,000 USD hàng tháng, cũng sẽ không thể tồn tại lâu dài.

`

25


×