Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.1 KB, 83 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1-TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cây lúa đã gắn bó với
đời sống con người và làng quê Việt Nam. Cây lúa, hạt gạo không chỉ đem lại sự
no đủ mà còn là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tinh thần
của con người Việt, không những vậy mà ngày nay nó còn là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, góp phần không nhỏ trong tỉ trọng tăng trưởng
kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của nước ta
đã thu được những thành tựu to lớn, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu tự
cung tự cấp, lương thực còn không đủ ăn, chúng ta đã vươn lên thành một nền
nông nghiệp hàng hóa, không những cung cấp đủ nhu cầu trong nước mà còn có
tỉ xuất hàng hóa lớn, có vị trí đáng nể trong khu vực và thế giới. Việt Nam đã
thể hiện mình một cách chắc chắn trong hàng ngũ các nước xuất khẩu gạo hàng
đầu trên thế giới, cùng với Thái Lan, Mỹ và Ấn Độ.
Việt Nam đang trong giai đoạn từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường
ổn định, thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu, trao đổi hàng hóa với các nước
trên thế giới. Vì vậy mà hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và đóng
vai trò trọng yếu trong nền kinh tế. Nhận thức được xu thế này, Đảng và Nhà
nước ta đã và đang thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xuất khẩu.
Để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì hiện đại hóa nông
nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất
theo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống nhân dân là
những chuyển đổi vô cùng cấp thiết. Vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo vì thế
luôn được Nhà nước ta quan tâm và coi trọng.
Với vị thế là đầu tàu trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam, Tổng công ty
lương thực miền Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng ngoạn
mục của kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Hoạt động xuất khẩu gạo đã đem về
hơn 90% tổng doanh thu xuất khẩu cho Tổng công ty. Đến nay thị trường xuất
khẩu gạo của Tổng công ty đã được mở rộng đến khắp các châu lục trên toàn thế
giới, trong đó châu Á luôn là một thị trường chủ lực. Malaysia đã nổi lên như
một thị trường đầy tiềm năng cho sản phẩm gạo có chất lượng cao và lượng gạo


có phẩm chất cao mà Tổng công ty xuất khẩu được ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo còn
gặp nhiều vấn đề bức xúc và những khó khăn cần phải giải quyết như giá gạo
xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, thị trường bất ổn định, sản lượng xuất
khẩu tăng giảm không đều, xu hướng cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo
khác ngày càng khốc liệt, chi phí vận chuyển tăng cao…Hơn thế nữa mặt hàng
gạo của nước ta còn chưa khả năng cạnh tranh cao do chất lượng còn thấp và
1


công tác xây dựng thương hiệu còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy đã làm cho giá
cả biến động thường xuyên theo chiều hướng đi xuống gây bất lợi cho cả người
sản xuất và nhà xuất khẩu.
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả công tác xuất khẩu gạo, trong phạm vi kiến thức của mình em xin lựa
chọn đề tài: “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG
CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM SANG THỊ TRƯỜNG
MALAYSIA” để làm chuyên đề thực tập.
Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhìn nhận thực trạng và xem xét giải quyết,
tháo gỡ phần nào khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu
gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam-Vinafood II sang thị trường
Malaysia trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đang diễn ra
hiện nay.
2-MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Mục đích nghiên cứu:
Nhìn nhận thực trạng và xem xét, đề ra giải pháp giải quyết khó khăn,
nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực miền
Nam-Vinafood II sang thị trường Malaysia.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu và các quy định về nhập
khẩu gạo của thị trường Malaysia.
- Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia
của Tổng công ty lương thực miền Nam, từ đó rút ra những thành công và
những mặt tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
- Từ định hướng của xuất khẩu gạo Việt Nam và của Tổng công ty lương
thực miền Nam sang thị trường Malaysia mà dự báo những cơ hội và thách thức
của Tổng công ty lương thực miền Nam khi xuất khẩu gạo sang thị trường
Malaysia. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam sang thị trường Malaysia.
3-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty
lương thực miền Nam sang thị trường Malaysia.
 Phạm vi nghiên cứu:

2


- Về không gian: Nghiên cứu mặt hàng gạo xuất khẩu giới hạn vào thị
trường Malaysia
- Về thời gian: Từ năm 2007 cho đến nay
4-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích chính sách
5-KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
 Chương 1: Một số lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt

Nam và sự cần thiết của việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường
Malaysia.
 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực
miền Nam sang thị trường Malaysia trong thời gian qua.
 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu gạo của Tổng công ty lương thực miền Nam sang thị trường Malaysia.

3


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA.
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

1.1.1 Tính thời vụ trong trao đổi
Sản xuất lúa gạo mang những đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp
là tính thời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị
trường, tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là không đều vào mỗi
thời điểm trong năm, điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng cũng như tình
hình thời tiết hàng năm. Để khắc phục được đặc điểm này yêu cầu các nước xuất
khẩu phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc
thiếu sẽ dẫn tới tình trạng bị ép giá.
1.1.2 Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ
Tình hình đó là do hai nguyên nhân chủ yếu: năng lực sản xuất của các
nước này bị hạn chế và do quy mô dân số, tốc độ tăng dân số nhanh. Vì vậy,
phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới chỉ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ.
Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản lượng gạo thế giới, các

nước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất chiếm 85% sản lượng gạo tiêu thụ
trên thế giới, trong khi đó các nước này chỉ cung cấp 4-5% lượng gạo được trao
đổi trên thế giới. Châu Á là khu vực sản xuất nhiều nhất và cũng tiêu thụ lượng
gạo lớn nhất.
1.1.3 Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu
Do đó xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ổn định hơn so với hàng công nghiệp
Nguyên nhân là do:
Thứ nhất: Là do yếu tố chính trị quốc gia. Mỗi nước đều phải đảm bảo an
ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn
tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buôn bán chủ yếu được ký kết giữa các chính
phủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn
và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ.
Thứ hai: Một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị
thông qua viện trợ, cho không, bán chịu dài hạn…điều này được thực hiện giữa
các chính phủ là chủ yếu.

4


1.1.4 Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới
Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có
uy tín như: Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam… Nếu lượng gạo xuất khẩu
của các nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo trên thế
giới dẫn tới những biến động trong cung – cầu gạo, hoặc có thể ảnh hưởng đến
tình hình sản xuất đến các loại hàng hoá khác.
Trong mậu dịch gạo thế giới, có rất nhiều loại gạo khác nhau của các
nước xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới. Tương ứng với mỗi loại gạo, tuỳ
thuộc chất lượng, phẩm cấp khác nhau lại hình thành một mức giá cụ thể, phụ
thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể về chọn giá quốc tế. Trong nhiều thập kỷ qua,
người ta vẫn lấy giá gạo xuất khẩu của Thái Lan làm giá gạo quốc tế. Vì gạo có

rất nhiều loại nên khi nói giá gạo xuất khẩu thường nói rõ loại gạo nào (5% tấm,
10% tấm…) vào điều kiện giao hàng nào (FOB, CIF, C&F…)
Tuy có giá gạo quốc tế nhưng giá gạo của một cấp gạo cụ thể giữa các
nước xuất khẩu là không giống nhau: như giá gạo của Việt Nam thường thấp
hơn của Thái Lan hoặc của một số nước khác mặc dù cùng cấp. Điều này là do
chất lượng của từng loại, do uy tín sản phẩm, do điều kiện tự nhiên, nguồn giống
tạo nên loại gạo đó.
1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO

Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế
đối ngoại, là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất
khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như
tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng, là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành
kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu
để giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
1.2.1 Xuất khẩu gạo giải quyết vấn đề ngoại tệ cho quốc gia, có ngoại
tệ để nhập khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
Quá trình công nghiệp hoá cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy
móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp
hiện đại của các nước đã phát triển.Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành
từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
- Thu từ hoạt động du lịch

5



- Xuất khẩu…
Các nguồn vốn khác quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này
hay cách khác ở thời kỳ sau. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là xuất
khẩu, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước
đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan…Chính vì thế
nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.
1.2.2 Xuất khẩu gạo đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
Ngày nay với xu thế hội nhập cơ hội và thách thức ở trước mắt rất nhiều,
các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà
mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế hoặc lợi thế so
với các sản phẩm khác nhỏ hơn. Khi gạo đã trở thành một lợi thế trong xuất
khẩu của một nước thì các nước đó sẽ tập trung vào sản xuất lúa gạo với quy mô
lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm tăng năng xuất, sản
lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập trung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển
của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào
cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Tạo tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh
trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất
luôn thích nghi với thị trường.
- Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới, hoàn thiện công việc sản
xuất kinh doanh.
1.2.3 Xuất khẩu gạo có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn
việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc biệt ở
các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc chủ yếu vào cây

lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong
nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế
biến phát triển, vấn đề vận chuyển hàng hoá… những công tác trên thu hút khá
nhiều lao động từ không có trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc
tạo việc làm ổn định cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho
người dân, ổn định cuộc sống xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu gạo
6


là một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế căn bản như:
đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực… Và đặc biệt yêu cầu về vốn kỹ
thuật ở mức trung bình. Với các lợi thế như vậy tăng cường xuất khẩu gạo là
hướng đi đúng đắn nhất.
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác động to
lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi thế tương đối
cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong quá trình sản
xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu được những kết quả to lớn từ một nước nhập
khẩu trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên
xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình vì
vậy, cần có giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

1.3.1 Các nhân tố thuộc về nguồn cung lúa gạo
1.3.1.1 Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Về mặt sinh thái, sức đề kháng sâu bệnh và khả năng chịu đựng của lúa
rất kém, do vậy sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều này
có những ảnh hưởng nhất định đến xu hướng phát triển chung cũng như mùa
màng thu hoạch trong từng thời điểm cụ thể.

Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó cây lúa
chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới
ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các nước đang phát triển
như : Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ , Pakistan…Ngày nay, do trình độ đô thị hoá,
việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt
nên diện tích nông nghiệp hay diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Do đó,
việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêu
cầu cần có trình độ thâm canh cao, khoa học - kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất
lúa.
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằng
châu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số),
do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước. Nhưng đồng thời với những thuận lợi
còn tồn tại rất nhiều khó khăn như: bão, lũ lụt, hạn hán, hay các biến động bất
thường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất.
Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, do
đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng các
biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học
– công nghệ trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng
tốt…
7


1.3.1.2 Các yếu tố thuộc về chủ trương, chính sách của Nhà nước
Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu
gạo. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường
xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước. Đặc biệt, hiện nay khả
năng marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lý
của doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ
làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng. Hơn nữa hiện nay xuất khẩu gạo góp phần rất
lớn vào quá trình phát triển nền kinh tế, nhưng đời sống của người nông dân còn gặp

nhiều khó khăn, yêu cầu nhà nước cần có sự điều tiết lợi ích giữa nhà nước – doanh
nghiệp – người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lý nhất.
1.3.1.3 Các yếu tố thuộc về kĩ thuật, khoa học công nghệ
- Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển,
kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưu
thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh
nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông.
- Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan
trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ
thống chế biến với công nghệ dây truyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng
và giá trị của gạo.
1.3.2 Các nhân tố thuộc về phía cầu
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn, chi phối toàn bộ hoạt động xuất
khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó, chúng ta có thể xét
trên các yếu tố cơ bản sau:
- Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hoá thiết yếu,
cũng giống như các loại hàng hoá khác nó cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu
dân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong
đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển như:
Nhật Bản, Châu Âu...), ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi, chính
vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng.
- Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu.
Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất
khẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên
thị trường thế giới, sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, nhu cầu về gạo co
giãn ít so với mức giá, do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dư
cung điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
- Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung – cầu

8



trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với những
sản phẩm đặc sản thì có quyết định khá lớn.
1.4 TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA

1.4.1 Tình hình kinh tế
Malaysia đã biến đổi từ một nước chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô (cao
su, thiếc) những năm 1970 trở thành một trong những nước có nền kinh tế mạnh
nhất, đa dạng nhất và tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Hiện nay, Malaysia
đang nỗ lực để đạt được mức thu nhập bình quân đầu người cao vào năm 2020
và phát triển mạnh hơn nữa chuỗi giá trị gia tăng bằng cách thu hút đầu tư vào
các ngành công nghệ cao, công nghệ y tế và dược phẩm.
Malaysia là nước sản xuất hàng đầu thế giới về cao su và dầu cọ, xuất
khẩu một lượng lớn dầu mỏ và khí đốt đồng thời là một trong những nguồn cung
cấp gỗ cứng công nghiệp lớn nhất thế giới. Nguồn lực trọng tậm phát triển kinh
tế là ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử, điện lạnh và dệt may, những
nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu. Sự thành công của việc đẩy mạnh phát triển các
ngành sản xuất được thể hiện qua sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp
nặng điển hình là luyện thép và chế tạo ô tô.
Kể từ đầu những năm 1970, chính phủ Malaysia đã nỗ lực đưa ra một
chiến lược tái cơ cấu xã hội và kinh tế, đầu tiên được biết đến với tên “Chính
sách kinh tế mới” – New Economic Policy (NEP). Chính sách này hướng đến
việc đấu tranh để cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo. Chính sách kinh tế của chính phủ cũng khuyến khích
khu vực kinh tế tư nhân nắm vai trò lớn hơn trong quá trình tái cơ cấu. Một
thành phần cơ bản của chính sách này là việc tư nhân hóa nhiều hoạt động công
cộng bao gồm có đường sắt quốc gia, hàng không, sản xuất ô tô và các công ty
viễn thông.
Đến cuối thập kỷ 80, khu vực tư nhân nắm vai trò quan trọng trong nền

kinh tế Malaysia. Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và lần thứ 8 (20012005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (19902020) gọi là “Chương trình phát triển mới” hay “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu
đưa Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020.

9


Biểu đồ 1.1: Tình hình tăng trưởng GDP, tiêu dùng và đầu tư của Malaysia

(Nguồn: www.epu.gov.my)
Trong 2 năm 1997 và 1998, kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng khá trầm
trọng. Năm 1998, GDP là -6,7%, đồng ringgit mất giá 65%. Nhờ những biện pháp
khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn,
nền kinh tế Malaysia phục hồi khá nhanh từ đầu năm 1999. Tăng trưởng GDP năm
1999 đạt 5,8%, năm 2000 đạt 8,5%, năm 2001 đạt 2,4% do tình hình kinh tế toàn cầu
giảm sút. Tuy nhiên, từ năm 2002 kinh tế Malaysia từng bước phục hồi với mức tăng
trưởng kinh tế năm 2002 là 4,2%, năm 2003 đạt 5,2%. Gần đây, GDP năm 2010 đạt
416,4 tỷ, tăng 7,1% và năm 2011 tăng xấp xỉ 10%.
Hiện nay, Malaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với ngành kinh
tế chủ đạo là công nghệ kĩ thuật cao sử dụng lao động có trí thức.
Cùng với những nỗ lực phát triển kinh tế, Malaysia cũng được xem là một
trong những quốc gia khá thành công trong việc duy trì tỷ lệ lạm phát luôn ở
mức thấp. Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát của Malaysia gần như xấp xỉ tỷ lệ lạm phát
của các quốc gia phát triển trên thế giới.
Kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng trong 2 năm 1997-1998 cùng với
cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Năm 1998, đồng Ringgit mất giá 65%,
tuy nhiên nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có
việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đến

10



nay đang có những bước phục hồi khá nhanh. Đồng Ringgit của Malaysia trong
năm qua đã duy trì mức độ tăng giá khả quan so với đồng đô la Mỹ.
1.4.2 Chính trị - pháp luật
Thể chế chính trị
Malaysia là một quốc gia theo chế độ Dân chủ quốc hội với nền quân chủ
lập hiến, Quốc vương là người đứng đầu nhà nước, được bầu theo nhiệm kỳ 5
năm một lần. Quốc vương sẽ được bầu lên là một trong các Sultans, tức là người
đứng đầu thừa kế các Quốc vương Hồi giáo của 9 bang: Perlis, Kedah, Perak,
Selangor, Negeri Sembilan, Johor, Pahang, Terengganu và Kelanta. 4 bang khác
là: Melake, Pulau Pinang, Sabah và Sarawak theo chế độ Thống đốc, không
tham gia vào việc lựa chọn ngôi vua, người đứng đầu bang gọi là Yang DiPertua
Negeri hay còn gọi là thống đốc bang.
Hệ thống chính phủ tại Malaysia theo sát hình thức hệ thống nghị viện
Westminster. Từ khi độc lập năm 1957, Malaysia đã nằm dưới sự điều hành của
một liên minh đa đảng, được gọi là Barisan Nasional (trước kia gọi là Liên
minh). Quyền lập pháp được phân chia giữa liên bang và các cơ quan pháp bang,
lưỡng viện gồm hạ viện và thượng viện.
Trong những năm qua, có thể thấy Malaysia luôn giữ được mức độ ổn định
chính trị trong nước cao cũng như hiệu quả làm việc của Chính phủ rất tốt. Điều này
đã góp phần không nhỏ hỗ trợ cho chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia này.
Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật của Malaysia chủ yếu dựa theo thông luật (Common
law) của Anh Quốc. Ngoài ra cũng có các bang luật (State laws) được đưa ra bởi
Hội đồng pháp bang áp dụng trong một bang cụ thể.
Hiến pháp Malaysia cũng đưa ra một hệ thống tòa án kép đặc biệt dựa
trên luật dân sự và luật hình sự và luật Hồi giáo sharia. Luật Hồi giáo được áp
dụng với các tín đồ Hồi giáo trong các vấn đề liên quan đến tôn giáo và gia đình
như việc giám hộ con cái, ly hôn, thừa kế…
Biểu đồ 1.2: Mức độ ổn định chính trị tại Malaysia


11


(Nguồn: www.govindicators.org)
Biểu đồ 1.3: Hiệu quả Chính phủ tại Malaysia

(Nguồn: www.govindicators.org)
1.4.3 Văn hóa – xã hội
Nền văn hóa Malaysia là một nền văn hóa độc đáo, bao gồm những nét
riêng biệt của văn hóa Trung Hoa, Nam Ấn, văn hóa bản địa và sự pha trộn giữa
chúng. Đặc biệt Malaysia còn thể hiện rõ nét những điểm văn hóa tiêu biểu của
một quốc gia Hồi giáo.
Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi, vì thế văn hóa chung tại đây chịu
ảnh hưởng rất nhiều từ Hồi giáo. Người Malaysia đa số không uống rượu và
không ăn thịt lợn, đây là đều là những điều cấm kị của đạo Hồi. Họ chỉ ăn những
thức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn chung là
Halal.
Số người biết đọc, biết viết đạt 88,7% trong đó nam: 92% và nữ: 85,4%.
Giáo dục bắt buộc, miễn phí 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm trung học, sau đó
học sinh học tiếp 2 năm trung học bậc cao hoặc trường học nghề).
Tiếng Malaysia được giảng dạy trong nhà trương, ngoại ngữ tiếng Anh
bắt buộc. Học sinh người Hoa, Ấn Độ có trường riêng biệt dạy bằng thứ tiếng
của họ, nhưng bắt buộc phải học tiếng Malaysia. Học sinh tốt nghiệp trung học
có trung học 2 năm dự bị đại học, có 7 trường đại học và 30 viện nghiên cứu.
Thanh niên ra nước ngoài học đại học khá nhiều và phần lớn được Chính phủ tài
trợ.
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng được ngân sách từng bang hoặc liên bang
cấp cho từng bang. Chính phủ tổ chức tiêm chủng miễn phí. Tuy vậy, dịch vụ y
tế ở nông thôn chưa tốt.

12


1.4.4 Dân số
Biểu đồ 1.4: Tình hình dân số Malaysia Population by age

(Nguồn: www.epu.gov.my)
Ước tính tháng 7 năm 2011 dân số Malaysia là 28.274.729 người, đứng
thứ 43 trên thế giới. Tỷ lệ tăng dân số là 1,609% (năm 2011), đứng thứ 76 thế
giới. Khoảng 58% dân số Malaysia là người Malay, 27% là người Trung Quốc
và 8% còn lại là người Ấn Độ hay Pakistan.
1.4.5 Tự nhiên
Malaysia là quốc gia có diện tích đứng thứ 66 trên thế giới với 329.847
km2, nằm ở Đông Nam Á, bán đảo tiếp giáp với Thái Lan và 1/3 phía Bắc của
đảo thuộc Borneo, tiếp giáp với Indonesia, Brunei, biển Nam Trung Quốc và
Nam Việt Nam.
Địa hình
Malaysia có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả Tây và Đông với
những đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non, điểm
cao nhất là núi Kinabalu ở độ cao 4095,2 mét (13435,7 ft), cao nhất Đông Nam
Á, trên đảo Borneo. Phía Tây của Malaysia là các vùng núi Treng-ga-nu,
Cameron và các dãy núi chạy từ Bắc xuống Nam tiếp giáp với các vùng đất thấp
13


ven biển, dân cư đông đúc. Rừng mưa nhiệt đới nằm ở vùng đồi núi Sabah và
Sarawak thuộc miền Đông Malaysia và phía Bắc của đảo Borneo (Ki-li-mantan).
Tài nguyên thiên nhiên
Malaysia rất nhiều tài nguyên khoáng sản. Các loại quặng kim loại chính
là thiếc, nhôm, đồng và sắt. Rất nhiều các kim loại thứ yếu khác được tìm thấy

như mangan, antimony, thủy ngân, boxit và vàng. Việc sản xuất thiếc tạo nên
một trong những trụ cột cho kinh tế phát triển.
Thiếc thường được tìm thấy ở những bãi bồi phù sa dọc triền dốc phía
Tây của nhánh chính vùng Tây Malaysia và những bãi bồi nhỏ hơn ở những bãi
biển phía Tây của bán đảo.
Tuy nhiên, khoáng sản giá trị nhất của Malaysia là dầu khí và khí ga tự
nhiên. Các dàn khoan đều được đặt ngoài khơi, cách xa các bãi biển của vùng
bán đảo và Sarawak. Ngoài ra, Malaysia có trữ lượng than lớn, than bùn, gỗ, đất
sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát, đá granite, đá mable và tiềm năng
thủy điện rất lớn.
Khí hậu
Khí hậu xích đạo mưa nhiều đặc trưng bởi những cơn gió mùa Tây Nam
(tháng 4 tới tháng 10) và đông bắc (tháng 10 tới tháng 2). Lượng mưa thay đổ
theo mùa hơn là thay đổi theo nhiệt độ, phía Tây có lượng mưa tới 2500 mm.
Thiên tai: ngập lụt, lở núi, núi lửa.
1.4.6 Những hiểu biết về thị trường lúa gạo tại thị trường Malaysia
Tình hình sản xuất gạo
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất gạo tại Malaysia
Market year

Production

Unit of measure

Change

2000

1410


1000 MT

9,30%

2001

1350

1000 MT

-4,26%

2002

1418

1000 MT

5,04%

2003

1470

1000 MT

3,67%

2004


1415

1000 MT

-3,74%

2005

1440

1000 MT

1,77%

14


2006

1385

1000 MT

-3,82%

2007

1475

1000 MT


6,50%

2008

1536

1000 MT

4,14%

2009

1590

1000 MT

3,52%

2010

1600

1000 MT

0,63%

2011

1700


1000 MT

6,25%

(Nguồn: United States Department of Agriculture)
Tại Malaysia 1,7 triệu tấn trong số 2 triệu tấn trong tổng sản lượng lúa
được sản xuất hàng năm đến từ Peninsular Malaysia. Khoảng 70% sản xuất
trong nước bắt nguồn từ khu vực phía Bắc của bán đảo Malaysia, trong khi miền
Trung và phía Đông của bán đảo Malaysia sản xuất 16% còn lại. Có khoảng 8
vựa lúa ở phía Bắc, Krian và Barat Biển Selangor ở miền Trung và Kemubu Cơ
quan Phát triển nông nghiệp (KADA) ở phía Đông. Lượng gạo sản xuất ở Sabah
và Sarawak mới chỉ đóng góp khoảng 14% tổng sản lượng sản xuất địa phương
do năng suất trồng lúa khá thấp ở các bang này.
Mặc dù gạo chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng nông nghiệp nhưng đây là
cây trồng quan trọng nhất trong việc thiết lập chính sách nông nghiệp tại
Malaysia. Nông nghiệp trồng lúa đã gắn bó với truyền thống của người dân nơi
đây. Chính phủ Malaysia đã cung cấp nhiều chương trình khác nhau để hỗ trợ
nông dân trồng lúa, trong đó hỗ trợ về phân bón, các khoản trợ cấp và đảm bảo
giá lúa gạo tối thiểu trong nước. Giá tối thiểu được đảm bảo thực hiện thông qua
một công ty kinh doanh BERNAS. Công ty này thu mua lúa của nông dân với
mức giá hiện hành cho mỗi 100 kg. Ngoài ra, tất cả nông dân trồng lúa được trợ
cấp trên 100kg lúa được giao cho một nhà máy sấy có giấy phép.
Năm 2006, Chính phủ Malaysia thực hiện chiến lược phát triển nông
nghiệp mới. Kế hoạch này nhằm mục đích thúc đẩy quy mô thương mại nông
nghiệp, các hoạt động nâng cao giá trị và áp dụng công nghệ sinh học trong sản
xuất nông nghiệp. Kế hoạch khuyến khích áp dụng các hệ thống sản xuất hiện
đại để nâng cao khả năng cạnh tranh và tập trung vào nâng cao năng suất để đạt
được một mục tiêu năng suất 10 tấn/ha. Nông dân sẽ được khuyến khích trồng
các giống năng suất lúa cao hơn.

Từ năm 2007 – 2011, Malaysia luôn duy trì tăng trưởng trong sản lượng
gạo sản xuất hàng năm. Vào cuối năm 2009, điều kiện thời tiết thuận lợi ở phần
lớn đất nước cùng với việc gia tăng diện tích thu hoạch đã góp phần tăng năng
suất lúa và có tác động tích cực đến sản lượng.
15


Tình hình tiêu thụ gạo trong nước
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ gạo tại Malaysia
Market Year

Domestic
Consumption

Unit of measure

Change

2000

1946

1000 MT

-0,56%

2001

2010


1000 MT

3,29%

2002

2020

1000 MT

0,50%

2003

2030

1000 MT

0,50%

2004

2050

1000 MT

0,99%

2005


2150

1000 MT

4,88%

2006

2166

1000 MT

0,74%

2007

2280

1000 MT

5,26%

2008

2413

1000 MT

5,83%


2009

2519

1000 MT

4,39%

2010

2639

1000 MT

4,76%

2011

2750

1000 MT

4,21%

(Nguồn: United States Department of Agriculture)
Mặc dù tiêu thụ lúa gạo ở Malaysia đã giảm nhưng gạo vẫn là một phần
quan trọng trong chế độ ăn uống của người Malaysia. BERNAS là công ty duy
nhất được trao quyền để nhập khẩu gạo cho Malaysia cho đến năm 2010. Điều
này nhằm để điều tiết lượng gạo nhập khẩu và giảm sự cạnh tranh với gạo sản
xuất tại địa phương.

Gạo có thể được tách biệt thành ba loại cụ thể là gạo chất lượng thấp, gạo
chất lượng trung bình và gạo chất lượng cao theo tỉ lệ hạt vỡ. Những bất thường
như hạt vàng hay bạc bụng trong gạo đều được coi là kém chất lượng, do đó giá
trị sẽ giảm đáng kể. Tại Malaysia, hạt gạo được xem có chất lượng kém là hạt
gạo chỉ đạt khoảng một nửa giá trị hạt gạo đạt tiêu chuẩn cấp 1. Hiện nay, hầu
hết nông dân Malaysia đang trồng ba giống lúa thuộc gia đình gạo hạt dài.

16


Tại Malaysia việc tiêu thụ gạo thay đổi tùy theo thói quen ăn uống của các
dân tộc, người Malaysia vẫn ưa chuộng các loại gạo địa phương, chủ yếu là gạo
hạt dài. Do việc sản xuất lúa gạo tại quốc gia này không thể đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ của người dân trong nước nên buộc Malaysia phải nhập khẩu gạo từ các
nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam.
Năm 2009, tiêu thụ gạo trong nước tăng 4,4% so với năm 2008, đạt 2,5
triệu tấn. Sản xuất gạo của Malaysia đáp ứng khoảng 63% nhu cầu tiêu thụ gạo
trong nước. Trong năm 2010 và 2011 mức tiêu thụ gạo vẫn có xu hướng tăng,
hơn 4% so với năm trước đó.
Thương mại gạo
Vì sản lượng sản xuất gạo trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu
thụ nên Malaysia được xem như là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn
trong khu vực Châu Á.
Với sự gia tăng trong mức thu nhập và chất lượng cuộc sống dần được cải
thiện, người dân Malaysia cũng có những mong đợi cao hơn trong chất lượng
gạo. Do đó, nhu cầu tiêu thụ gạo phẩm chất cao tăng nhanh tại thị trường này và
nguồn gạo chủ yếu là được nhập khẩu.
Bảng 1.3: Tình hình nhập khẩu gạo của Malaysia
Market year


Imports

Unit of Measure

Change

2000

596

1000 MT

-3,40%

2001

633

1000 MT

6,21%

2002

480

1000 MT

-24,17%


2003

500

1000 MT

4,17%

2004

700

1000 MT

40,00%

2005

751

1000 MT

7,29%

2006

886

1000 MT


17,98%

2007

799

1000 MT

-9,82%

2008

1039

1000 MT

30,04%

2009

1070

1000 MT

2,98%

2010

1020


1000 MT

-4,67%

2011

1080

1000 MT

5,88%

(Nguồn: United States Department of Agriculture)
Năm 2009, nhập khẩu gạo của Malaysia đạt 1,1 triệu tấn, tăng 3% so với
năm 2008. Năm 2010 nhập khẩu gạo giảm 4,3% đạt 1,02 triệu tấn. Mặc dù sản
17


lượng nhập khẩu gạo có dấu hiệu giảm dần nhưng đây là thị trường tiêu thụ gạo
cấp cao (5% tấm) nên Malaysia vẫn được xem là thị trường tiềm năng để nâng
cao giá trị gạo xuất khẩu.
Các nhà xuất khẩu gạo lớn cho Malaysia là Thái Lan và Việt Nam. Năm
2009, Việt Nam đã qua mặt Thái Lan trở thành nhà cung cấp gạo lớn nhất của
Malaysia, chiếm khoảng 85% thị trường do gạo Việt Nam có ưu thế rẻ hơn so
với Thái Lan và các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất thích các khoản thanh toán
và hiệu quả cảng biển của Malaysia. Các nhà cung cấp quan trọng khác cho thị
trường Malaysia là Pakistan và Burma.
1.5 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011

Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, được thiên

nhiên ưu đãi cho một địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, sông
ngòi dày đặc, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều không chỉ thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông nghiệp nói chung mà còn thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo nói
riêng. Sản xuất lúa gạo của nước ta có vị trí vô cùng quan trọng trong việc đảm
bảo cuộc sống kinh tế thường ngày của người dân, có ảnh hưởng lớn tới an ninh
lương thực và sự phồn vinh của một quốc gia. Từ khi nước ta thực hiện cải cách
nền kinh tế chuyển đổi căn bản từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phát triển nông nghiệp được
coi là chiến lược hàng đầu trong đó sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chiếm vai trò
trung tâm. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu lúa gạo được coi
như một sản phẩm mũi nhọn và chủ đạo của nước ta, đó không chỉ là kênh huy
động ngoại tệ phục vụ nhập khẩu máy móc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước mà còn là một cán cân thương mại quan trọng trong tất cả
các quan hệ thương mại trên thế giới.
Từ sau đổi mới, sản xuất lúa gạo của nước ta không ngừng phát triển
trong các mặt diện tích, năng suất và sản lượng. Đổi mới trong nông nghiệp đã
mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam. Những cải tổ trong nông nghiệp
đã tạo nên những thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình
phát triển kinh tế nước nhà. Từ một đất nước thiếu đói triền miên, phải nhập
khẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo, nhưng nhờ đường
lối đổi mới của Đảng và nhà nước và quyết sách trong nông nghiệp từ năm 1989
trở đi Việt Nam chẳng những đã sản xuất đủ gạo để cung cấp đủ cho nhu cầu
tiêu dùng trong nước mà còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu, từ 4-5
triệu tấn gạo. Hiện nay năng suất lúa bình quân của nước ta đã khá cao đạt
khoảng 4,5 tấn/ha. Việt Nam đang có nhiều cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh
của mặt hàng này trong tương lai. Theo đó những tiêu chuẩn đánh giá gạo trắng
dai của Việt Nam đã được cập nhật, bên cạnh đó Chính phủ cũng liên tiếp đưa ra
những nghị định hỗ trợ việc nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong hoạt động
kinh doanh xuất khẩu gạo. Có thể kể đến Nghị định số 109/2010/NĐ – CP về
18



các điều kiện cần có của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã có những
tác động mạnh mẽ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sau đây sẽ là
vài nét về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011.
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam 2006 – 2011
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Số lượng
(nghìn tấn)
4672
4580
4742
5958
6886
7500

Tốc độ tăng
(%)
-1,34
3,54
25,64
15,58
8,92


Trị giá (1000
USD)
1275895
1490180
2894441
2663877
3247860
4010123

Tốc độ tăng
(%)
16,79
94,23
-7,97
21,92
23,46

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2008 cho
thấy thường dao động ở mức 4 – 5 triệu tấn/năm.
Năm 2008, do có sự tăng đột biến về giá cả khiến cho kim ngạch xuất
khẩu gia tăng đáng kể, đạt 2,89 tỷ USD và hơn 90% so với năm 2007. Năm
2009 tuy có sự tăng mạnh về khối lượng xuất khẩu (tăng gần 26%) nhưng có sự
giảm về giá xuất khẩu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm chỉ còn 2,66 tỷ USD.
Năm 2010 và 2011 kim ngạch xuất khẩu gạo tiếp tục gia tăng với tốc độ
tăng hàng năm trên 20%. Đây được xem là kết quả tốt trong nhiều năm xuất
khẩu gạo của Việt Nam. Điều này như một chứng minh gạo Việt Nam vẫn có
thể xuất khẩu với giá trị cao.
Bảng 1.5: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam 2006 – 2011

Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Giá xuất khẩu bình quân
(USD/Tấn)
273
308
602
407
433
548,5

Tốc độ tăng (%)

12,82
95,45
-32,39
6,39
26,67
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2007, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam tăng 35 USD/tấn
so với năm 2006. Điều đáng nói là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu
19



ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí có thời điểm giá gạo
loại 25% tâm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn.
Những tháng đầu năm 2008 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng
khá mạnh. Giá gạo tăng 200% trong 5 tháng đầu năm và giảm 52% trong những
tháng còn lại. Giá gạo trên thế giới đã bị đẩy tăng vọt lên đến đỉnh điểm chưa
từng thấy vào cuối tháng 4 và tháng 5 năm 2008. Gạo 5% tấm của Việt Nam đạt
“giá sốt” với trên 1000 USD/tấn, gấp hơn 3 lần mức giá cùng loại năm 2007.
Năm 2009, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% nên đạt trị giá là 2,66 tỷ
USD giảm 8% so với năm trước. Đến năm 2010, giá bình quân mỗi tấn gạo xuất
khẩu đạt 433 USD/tấn, tăng 26 USD/tấn so với năm 2009. Dù tăng gần 6,5%
trong năm 2010 nhưng so với năm 2008, giá gạo xuất khẩu của nước ta năm
2010 vẫn giảm 23,8%. Nói cách khác, tuy đã tăng trong năm 2010 và 2011
nhưng giá gạo xuất khẩu của nước ta vẫn thấp so với giá gạo thế giới.

20


Bảng 1.6: Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Số lượng
(nghìn
tấn)


Kim
ngạch
(1000
USD)

Tỷ
trọng
%

Số lượng
(nghìn tấn)

Kim
ngạch
(1000
USD)

Tổng

4580

1490180

100

4742

2894441

Philippines


146,14

468045

31,41

1693,22

177786

40,69 707,99

Malaysia

379,51

116684

7,83

477,46

Indonesia

1169,43

78980

25,43


Trung Quốc

42,78

15958

Nga

39,07

13406

Thị trường

Số
Tỷ
lượng
trọng
(nghìn
%
tấn)

Năm 2010

Kim
ngạch
(1000
USD)


Tỷ
trọng
%

Số lượng
(nghìn tấn)

Kim
ngạch
(1000
USD)

2663877

100

68886

3247860

217130

34,43

1475,82

947379

271343


9,37 613,21 272193

10,22

398.012

75,66

34823

1,2

17,79

7214

0,27

1,07

3,049

1426

0,05

44,59

20215


0,9

58,77

32142

1,11

84,65

37089

100

5958

Năm 2011
Tỷ Số lượng Kim ngạch Tỷ
trọng (nghìn
(1000
trọng
%
tấn)
USD)
%
100

7500

4010123


100

29,17 975,144

476320

13,03

177689

5,47

530,433

292090

7,99

87,213

346017

10,65

1880

1020000

27,87


0,76

124,466

54637

1,68

184,533

106050,5

2,64

1,39

83,696

36059

1,11

40,9

21541,65

0,53

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương)


21


Năm 2007, đứng đầu về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam là
Philippines với 1,464 triệu tấn, trị giá 468,045 triệu USD đã giảm 3% về lượng
nhưng tăng 9% về giá trị so với năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường này chủ
yếu là gạo 25% tấm. Xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng khá mạnh vào năm
2007 đạt 1,169 triệu tấn gạo với trị giá 378,980 triệu USD, thị trường này chủ
yếu nhấp khẩu gạo 15% tấm và gạo nếp 10% tấm từ nước ta.
Năm 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm
mạnh so với năm 2007, trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng
thì thị trường Châu Phi tăng mạnh nhất từ 8,4% năm 2007 lên đến 22% năm
2008, tăng gần gấp đôi.
Năm 2009, Châu Á tiếp tục giữ vai trò là thị trường xuất khẩu gạo quan
trọng nhất của Việt Nam, chiếm tới 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo.
Trong đó xuất khẩu gạo sang Philippines đóng góp hơn một nửa thị phần của
toàn khu vực Châu Á. Thị trường lớn tiếp theo của hạt gạo Việt Nam phải kể
đến là Malaysia, từ vị trí thứ 3 trong năm 2008 đã vươn lên thứ 2 với hơn
611000 tấn, trị giá khoảng 271 triệu USD.
Năm 2010, thị trường Indonesia có mức tiêu thụ gạo của Việt Nam tăng
đột biến, gấp 24 lần về khối lượng và 30 lần về giá trị so với năm trước đó. Số
liệu trên đã đưa quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ 3 cua Việt Nam sau
Philippines và Châu Phi.
Thị trường Indonesia tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011,
chiếm 26,48% về lượng và chiếm 27,87% trong tổng kim ngạch với 1,88 triệu
tấn, tương đương 1,02 tỷ USD. Thị trường lớn thứ 2 là Philippines với 975.144
tấn, trị giá 476,32 triệu USD (chiếm 13,71% về lượng và chiếm 13,03% kim
ngạch). Đứng thứ 3 là xuất khẩu sang thị trường Malaysia 530.433 tấn, trị giá
292,09 triệu USD (chiếm 7,46% về lượng và chiếm 7,99% về trị giá).

1.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA

1.6.1 Môi trường bên ngoài
 Từ thị trường Malaysia
• Chính sách nhập khẩu gạo tại Malaysia: gạo nhập khẩu vào Malaysia
gần như được đặt dưới sự độc quyền BERNAS. Cùng với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Malaysia cũng đã cho phép một số công ty lương
thực tham gia nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu, các
công ty này lại bị ràng buộc bởi quota, giấy phép nhập khẩu do Chính
phủ cấp.

22


• Những lo ngại về tình trạng thiếu lương thực thế giới và khủng hoảng
ngũ cốc đang dần xuất hiện ở Trung Quốc do hạn hán.
• Khả năng tự sản xuất gạo tại Malaysia.
- Tuy Malaysia có khả năng tự sản xuất gạo phục vụ nhu cầu tiêu thụ
trong nước đến 60 – 70 % nhưng với vị thế địa lý cũng như khí hậu không được
thuận lợi, những năm gần đây liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nên đã
kéo theo những chi phí sản xuất gạo tại Malaysia được cao hơn rất nhiều so với
các quốc gia trong khu vực.
- Malaysia nỗ lực gia tăng mức độ tự cung tự cấp gạo tăng từ 72% năm
2005 lên 90% trong năm 2010. Tuy nhiên, mục tiêu phải có tính tự lập cao trong
việc cung cấp gạo luôn luôn có mâu thuẫn với mục tiêu duy trì giá thực phẩm
thấp.
• Thu nhập bình quân đầu người tại Malaysia
- Malaysia, với dân số khoảng 28 triệu người, là một trong những quốc
gia phát triển nhất ở Đông Nam Á. Khoảng 61% dân số rơi vào nhóm người có

thu nhập đầu người hơn 7000 USD.
- Do đó, mức sống người dân tại thị trường này cũng dần được cải thiện.
Người dân Malaysia cũng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng gạo thể hiện
qua các chủng loại gạo mà nước này nhập khẩu đa phần là gạo phẩm chất cao.
• Tốc độ gia tăng dân số tuy không cao nhưng hứa hẹn đây là quốc gia
có nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh nên thu hút lực lượng lao
động nhập cư từ các nước trong khu vực khá đông.
• Nhạy cảm về giá: Mặc dù người tiêu dùng đang đòi hỏi nhiều hơn về
chất lượng trong các loại thực phẩm tiêu thụ, nhưng nhìn chung họ vẫn
khá nhạy cảm về giá cả trong quyết định mua hàng. Điều này cho thấy
ngoài việc cung cấp hàng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh cũng
được xem là yếu tố quan trọng để thuyết phục các đối tác.
• Thói quen mua sắm
- Đời sống của người dân Malaysia ngày càng được nâng cao cũng như
chịu ảnh hưởng từ các quốc gia phát triển mà thói quen mua sắm của người tiêu
dùng tại nước này cũng dần thay đổi. Nếu như trong những năm trước đây các
ngôi chợ truyền thống luôn là lựa chọn ưu tiên thì giờ đây các siêu thị dần dần
chiếm thế thượng phong.
- Mua sắm thực phẩm tại các siêu thị và đại siêu thị đang trở nên ngày
càng phổ biến. Hơn nữa, các siêu thị và đại siêu thị mới đang được thiết lập trên
khắp Malaysia.
• Sự cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu gạo sang Malaysia
23


- Đối thủ lớn nhất phải kể đến là Thái Lan, gạo Thái Lan đã trở thành
thương hiệu lớn với các loại gạo thơm, nên người tiêu dùng dường như đã trở
nên quen với vị gạo thơm Thái. Trong khi chủng loại gạo này rất được ưa
chuộng tại Malaysia.
- Ngoài đối thủ lớn là Thái Lan, khi xuất khẩu gạo sang Malaysia, Tổng

công ty Lương thực miền Nam còn vấp phải sự cạnh tranh từ Pakistan. Trong
những năm gần đây Pakistan đã tăng cường hoạt động xuất khẩu gạo sang nhiều
nước trong khu vực khá hiệu quả, do vậy lượng xuất khẩu gạo của quốc gia này
có xu hướng gia tăng hàng năm.
 Từ thị trường trong nước
Tác động từ cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước: Gạo là mặt hàng
ảnh hưởng rất lớn với tình hình an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt với Việt
Nam – quốc gia có lượng gạo tiêu thụ bình quân trên đầu người khá lớn. Do đó,
lượng gạo xuất khẩu hàng năm sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những chủ trương
của Nhà nước. Điển hình là vào năm 2008, khi khủng hoảng lương thực thế giới
xảy ra, trước lo ngại an ninh lương thực trong nước, Chính phủ đã ra quyết định
hạn chế và cấm xuất khẩu gạo trong thời gian này.
Trình độ kỹ thuật thâm canh cũng như chất lượng lúa gạo sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng gạo thành phẩm. Với những biến đổi thất thường của
khí hậu và tình hình dịch bệnh, việc nghiên cứu những giống lúa với khả năng
thích nghi cao là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.
Diện tích đất được sử dụng trong sản xuất lúa đang dần bị thu hẹp. Quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam đã và đang góp phần làm thu nhỏ
diện tích “bờ xôi ruộng mật” của người nông dân nói riêng và quốc gia nói
chung. Trung bình mỗi năm, người nông dân Việt Nam phải nhường 74.000 ha
đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp.
Tác động của việc thay đổi khí hậu: việc trồng lúa vốn phụ thuộc nhiều và
điều kiện tự nhiên, mọi sự thay đổi của môi trường đều gây ra những ảnh hưởng
nhất định.
- Lũ lụt. Lúa không thể tồn tại nếu bị ngập nước trong thời gian dài. Lũ
lụt do mực nước biển tăng lên ở các vùng ven biển và các dự báo về việc tăng
cường độ của các cơn bão nhiệt đới cùng với biến đổi khí hậu có thể gây cản trở
sản xuất lúa gạo. Các trận lũ lụt lớn có thể gia tăng tần số với tác động động của
biến đổi khí hậu và các khu vực trồng lúa, hiện nay không bị ngập lụt, sẽ phải
hứng chịu lũ lụt.

- Nhiễm mặn. Độ mặn cũng liên quan với việc mực nước biển cao vì
điều này sẽ làm cho nước mặn xâm nhập xa hơn vào đất liền và làm cho khu vực
trồng lúa bị nhiễm mặn. Lúa là cây trồng chịu mặn ở mức độ vừa phải và năng
24


suất có thể bị giảm khi bị nhiễm mặn. Với việc mực nước biển tăng lên, ảnh
hưởng của việc nhiễm mặn có thể tràn lan khắp vùng đồng bằng và làm thay đổi
cơ bản hệ thống thủy văn.
- Tăng nhiệt độ. Nhiệt độ cao có thể làm giảm năng suất lúa vì chúng có
thể làm hoa gạo vô sinh, không tạo ra hạt. Các dự báo khác nhau đối với việc
nhiệt độ tăng cao, tăng nồng độ CO2, thay đổi về độ ẩm, các tác động của yếu tố
này làm cho dự báo sản lượng gạo trong tương lai theo những điều kiện này trở
nên khó khăn. Nghiên cứu của IRRI (Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế) chỉ ra
rằng sự gia tăng nhiệt độ ban đêm khoảng 1 độ C có thể làm giảm năng suất lúa
khoảng 10%.
Mở cửa thị trường lúa gạo trong nước đối với doanh nghiệp nước ngoài:
theo lộ trình thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,
Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường lương thực trong nước, các doanh
nghiệp nước ngoài sẽ được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu lúa gạo một cách
bình đẳng tại Việt Nam.
1.6.2 Môi trường bên trong
Công tác tổ chức và quản lý các công việc liên quan đến xuất khẩu gạo.
Để thực hiện tốt một hợp đồng xuất khẩu, đòi hỏi tất cả các khâu phải có sự phối
hợp đồng bộ từ tổ chức thu mua nguyên liệu, tiến hành đóng gói, giám định chất
lượng và số lượng, vận tải nội địa, thuê phương tiện vận tải quốc tế.
Hoạt động thu mua nguyên liệu gạo phục vụ xuất khẩu. Quy trình và cách
thức thu mua có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng đầu vào
phục vụ cho xuất khẩu.
Khả năng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng (phụ lục hợp đồng

xuất khẩu gạo sang Malaysia năm 2004)
- Điều khoản về chất lượng gạo xuất khẩu được quy định trong hợp
đồng. Ở mỗi hợp đồng xuất khẩu, mô tả về chất lượng gạo luôn được đối tác
Malaysia đặc biệt chú ý. Đối với mặt hàng gạo, những tiêu chuẩn luôn được
quan tâm nhiều hơn cả là tỷ lệ hạt vỡ, tạp chất, độ ẩm… Từ đó, việc nghiêm túc
thực hiện theo đúng những thỏa thuận trong hợp đồng là rất quan trọng. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp cũng như tránh được rủi ro
xảy ra các tranh chấp.
- Điều khoản về bao bì đóng gói. Đa phần bao bì đóng gói được làm
theo mẫu từ phía đối tác Malaysia. Do vậy, với những mẫu bao bì phức tạp, khó
thực hiện sẽ dễ dẫn đến rủi ro không thực hiện đúng yêu cầu về bao bì từ phía
khách hàng  hàng có thể bị từ chối.

25


×