Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nƣớc đang phát triển và bài học dành cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2012

Tên công trình: Kinh

nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng
và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nƣớc
đang phát triển và bài học dành cho Việt Nam

Nhóm ngành: KD3

Hà Nội , tháng 04 năm 2012

1


VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BRAC

Base Realignment and Closure

CDC Bình Minh Công ty Tư vấn Phát triển Cộng đồng Bình Minh
CEP



Capital aid fund for employment of the poor

CFRC

Central Florida Reception Center

CHVs

team of Community Health Volunteers

CHWs

Community Health Workers

EHC

Essential Health Care programme

ILO

Trung tâm đào tạo quốc tế

M7

National Microfinance Network

PFD

Partners for Development


PPA

Participatory Poverty Assessment

ROSCAs

Rotating Savings and Credit Associations

SAS

Special Air Service

TYM

Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình thương

UNDP

United Nations Development Program

VASS

Vietnam Academy of Social Sciences

VBSP

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

WB


World Bank

2


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:

Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng
được nâng lên và tỉ lệ nghèo của các quốc gia trên thế giới đang ngày càng giảm
xuống. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỉ lệ dân số
nghèo vẫn ở mức cao và cuộc chiến chống đói nghèo tại các quốc gia này vẫn gặp
nhiều khó khăn. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ nghèo thường cao hơn tỉ lệ nghèo của nam giới,
vì thế mục tiêu giảm tỉ lệ phụ nữ nghèo cũng một trong những mục tiêu hàng đầu trong
chính sách giảm đói nghèo tại các quốc gia. Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống con người, tín dụng và tiết kiệm vi mô đã và đang giúp cải thiện đời sống,
nâng cao quyền lợi của rất nhiều phụ nữ ở các đất nước đang phát triển.Tuy nhiên, sự
đói nghèo và sự bất bình đẳng trong giới khiến phụ nữ ở các đất nước này được tiếp
cận tài chính vi mô một cách hạn chế và còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy
tín dụng và tiết kiệm vi mô đóng vai trò như thế nào và làm thế nào để nâng cao tính
hiệu quả, tầm ảnh hưởng của tài chính vi mô đến phụ nữ ở các nước đang phát triển?
Đó là những câu hỏi cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu, kỹ càng và lời giải cho
các câu hỏi này sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, tài chính vi mô đã ra đời và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ
trước và hiện nay đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của phụ nữ Việt Nam nói
riêng và người dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam vẫn ít người

biết đến tài chính vi mô và các tài liệu, bài viết nghiên cứu về vai trò của tài chính vi
mô đối với phụ nữ nghèo còn chưa nhiều. Vì thế tôi mong muốn đưa ra một số về kinh
nghiệm nâng cao vai trò của tài chính vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang
phát triển và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, vai trò của tài chính vi
mô ở Việt Nam. Bởi “ tài chính vi mô” là một khái niệm khá rộng, bao gồm nhiều hoạt
động, trong đó tín dụng và tiết kiệm vi mô là hai hoạt động lớn và phổ biến nhất trong

3


các chương trình tài chính vi mô. Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài cho
bài nghiên cứu khoa học của mình là “Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và
tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nƣớc đang phát triển. và bài học
dành cho Việt Nam”.
2.

Tầm quan trọng của đề tài:

Phụ nữ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của gia đình
và cộng đồng và tài chính vi mô là một công cụ hữu hiệu giúp phụ nữ phát huy quyền
lợi và vai trò của mình. Đánh giá một cách chính xác và đưa ra được các biện pháp
tăng cường tính hiệu quả, vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đến phụ nữ nghèo ở
các nước đang phát triển sẽ là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội ở các nước đang phát triển nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Tại Việt Nam, sự tổng hợp các kinh nghiệm từ các chương trình tài chính vi mô
thành công ở các nước khác trên thế giới sẽ là một bài học cần thiết trong quá trình
tăng cường hiệu quả và vai trò của tài chính vi mô như kinh nghiệm nào Việt Nam cần
học hỏi, kinh nghiệm nào có thể ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hoặc những kinh
nghiệm nào có thể giúp Việt Nam tránh được những sai lầm của các chương trình tài
chính vi mô trước. Bên cạnh đó, bài viết này sẽ là một tài liệu để Việt Nam có thể so

sánh về sự phát triển của tài chính vi mô ở Việt Nam so với một số nước đang phát
triển khác trên thế giới. Ngoài ra, em hy vọng những giải pháp được đưa ra trong bài
viết này sẽ là một gợi ý, ý tưởng để ngành tài chính vi mô ở Việt Nam có thế phát triển
và nâng cao được vai trò, hiệu quả hoạt động của mình trong tương lai.
3.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu:

Trên thế giới, đã có nhiều học giả, các nhà kinh tế học nghiên cứu chuyên sâu về
tín dụng và tiết kiệm vi mô
- “Women, Microfinance, and Savings:Lessons and Proposals” của Rebecca M.
Vonderlack and Mark Schreiner (9/2001). Thông qua bài nghiên cứu, tác giả đã đánh
giá và làm nổi bật vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô, đặc biệt là tiết kiệm vi mô
đối với phụ nữ nghèo và doanh nhân nữ. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số mô hình
4


tiết kiệm vi mô hiệu quả trên thế giới, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm quý báu về
xây dựng các mô hình tiết kiệm vi mô dành cho phụ nữ.
- “The impact of microfinance programs for poor people: A comparative study of
Grameen Bank, BRAC and ASA som selected areas in Bangladesh” của Md Ruhul
Amin &Md Rashidul (2011). Bài nghiên cứu đã so sánh một cách toàn diện và sâu sắc
về ba tổ chức tài chính vi mô lớn nhất Bangladesh với các chương trình tín dụng và tiết
kiệm vi mô thành công về đặc điểm, vai trò đối với người nghèo. Bài nghiên cứu đã
mang lại một cái nhìn tổng quát bức tranh toàn cảnh về những thành tựu mà ngành tài
chính vi mô Bangladesh đã đạt được, từ đó đưa ra các kinh nghiệm cho sự phát triển tài
chính vi mô ở các nước khác.
Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu về tín dụng và tiết kiệm vi mô khác. Mỗi
bài nghiên cứu lại đưa ra những bài học, những kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển
hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô. Tuy nhiên, chưa có bài nghiên cứu nào tổng hợp

về kinh nghiệm nâng cao vai trò của cả tín dụng vi mô và tiết kiệm vi mô đối với phụ
nữ nghèo ở các nước đang phát triển
Tuy ở nước ngoài, đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này, nhưng ở Việt Nam
các bài nghiên cứu về kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô nói
riêng đối với phụ nữ nghèo còn khá ít, lẻ tẻ, chưa có bài viết tổng hợp để từ đấy đưa ra
các bài học, biện pháp dành cho Việt Nam. Một số bài nghiên cứu tiêu biểu là:
- “Báo cáo đánh giá về ngành tài chính vi mô Việt Nam” (7/2008). Báo cáo đã
cung cấp bức tranh tổng thể của ngành tài chính Việt Nam đến đầu năm 2008, đánh giá
chuyên sâu về tình hình tài chính vi mô Việt Nam và đánh giá triển vọng phát triển của
ngành tài chính vi mô Việt Nam trong tương lai
- “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn” của TS. Nguyễn
Kim Anh (2011). Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và bài nghiên cứu
đã đánh giá rất sâu sắc về thực trạng và kết quả hoạt động của tài chính vi mô ở nông
thôn Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp thực tế và hiệu quả để phát triển ngành tài
chính vi mô ở nông thôn Việt Nam
5


4.

Mục tiêu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ lý luận chung về tín dụng và tiết kiệm vi mô
và các đặc điểm khiến phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển phù hợp trở thành đối
tượng chủ yếu của tín dụng và tiết kiệm vi mô; phân tích kinh nghiệm nâng cao vai trò
của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển;
đánh giá tình hình hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô ở Việt Nam, chỉ ra những
điểm mạnh và hạn chế cần khắc phục trong công tác nâng cao vai trò của tín dụng và
tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam; từ đó đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo

ở Việt Nam nhằm cải thiện đời sống của phụ nữ nghèo và góp phần giúp ngành tài
chính vi mô Việt Nam phát triển một cách hiệu quả và bền vững hơn.
5.

Đối tƣợng nghiên cứu:

Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao vai trò của các
chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang
phát triển. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô ở
Việt Nam tác động hiệu quả và đóng vai trò như thế nào đối với phụ nữ nghèo để nhìn
ra các điểm mạnh, phát hiện các điểm yếu, hạn chế còn tồn tại trong công tác nâng cao
vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam nhằm đưa ra
các biện pháp khắc phục, hoàn thiện.
6.

Phạm vi nghiên cứu:

Bài nghiên cứu tập trung nói về tín dụng và tiết kiệm vi mô – hai hoạt động cơ
bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành tài chính vi mô. Trong bài nghiên cứu,
cụm từ “tài chính vi mô” sẽ được sử dụng nhiều và có thể hiểu là bài nghiên cứu đang
nói tới hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô mà không phải là toàn bộ các hoạt động
trong tài chính vi mô.
Bài nghiên cứu tập trung rà soát các tư liệu liên quan được thực hiện ở một số
nước đang phát triển có ngành tài chính vi mô phát triển: Ấn Độ, Bangladesh, Nigieria,
Ghana, Indonesia, Mexico.
6


7.


Phƣơng pháp nghiên cứu:

- Dựa trên những nghiên cứu sẵn có kết hợp với tư liệu thực tế để tổng hợp, đánh
giá, phân tích, so sánh tình hình, kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm
vi mô đối với phụ nữ ở một số nước đang phát triển
- Đi khảo sát địa bàn, đi thực tế ở một số tỉnh còn khó khăn ở Việt Nam nhằm thu
nhận những ý kiến, đánh giá thực tế từ người dân, đặc biệt là phụ nữ về vai trò của tài
chính vi mô, đồng thời tiếp nhận những mong muốn, kỳ vọng của họ về vấn đề này.
- Sử dụng các sơ đồ, nguồn số liệu và tình hình thực tế ở Việt Nam kết hợp với rà
soát, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về kinh nghiệm, các chương trình tín
dụng và tiết kiệm vi mô thành công; từ đó chọn lọc và phát triển những phương pháp,
chương trình mang tính thực tế, có hiệu quả cho việc nâng cao vai trò của tín dụng và
tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam
8.

Kết cấu của bài nghiên cứu

Kết cấu của bài nghiên cứu: ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung cơ bản của bài
nghiên cứu gồm 3 chương
- Chƣơng 1: Tổng quan về tín dụng và tiết kiệm vi mô. Đặc điểm của phụ nữ
nghèo ở các nước đang phát triển.
- Chƣơng 2: Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối
với phụ nữ nghèo của một số nước đang phát triển
- Chƣơng 3: Bài học dành cho Việt Nam
9.

Kết quả nghiên cứu dự kiến:

- Đánh giá toàn diện và sâu sắc về kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và
tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở một số nước đang phát triển.

- Tìm hiểu được thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong vai
trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở Việt Nam, từ đó đưa ra
được những giải pháp phù hợp và hiệu quả để nâng cao vai trò của tín dụng và tiết
kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo nói riêng và đối với người dân nghèo ở Việt Nam nói
chung.
7


NỘI DUNG
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM VI MÔ VÀ
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ NGHÈO Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1.

Đặc điểm của tín dụng và tiết kiệm vi mô

1.1.

Khái niệm của tín dụng và tiết kiệm vi mô

1.1.1.

Tín dụng vi mô

Tín dụng vi mô là những khoản vay nhỏ dành cho người nghèo cho các dự án
việc làm tự tạo ra thu nhập, cho phép họ chăm sóc bản thân và gia đình của họ. Hầu hết
các điều khoản và điều kiện cho vay tín dụng vi mô là linh hoạt, dễ dàng để hiểu và
phù hợp với điều kiện địa phương của cộng đồng. (The Virtual Library on Microcredit,
2011)
Theo giáo sư Muhamad Yunus (2006), tín dụng vi mô có thể phân loại thành các

hình thức sau:
- Tín dụng vi mô theo phương thức truyền thống (tín dụng, vay lãi của các cửa
hàng cầm đồ, cho vay từ bạn bè và người thân, tín dụng tiêu dùng trên thị trường không
chính thức,…)
- Tín dụng vi mô dựa trên các nhóm thức truyền thống (Totin, Susu, ROSCA,…)
- hoạt động dựa trên tín dụng vi mô thông qua các ngân hàng thông thường hoặc
chuyên ngành (tín dụng nông nghiệp, tín dụng chăn nuôi, tín dụng thủy sản, …)
- Hợp tác xã tín dụng vi mô (tín dụng hợp tác xã, tín dụng công đoàn, tiết kiệm và
cho vay, các ngân hàng tiết kiệm, …)
- Tín dụng vi mô cho người tiêu dùng
- Ngân hàng - tổ chức phi chính phủ quan hệ đối tác dựa trên tín dụng vi mô
- Tín dụng Grameen
- Các loại tín dụng vi mô khác của các tổ chức phi chính phủ

8


- Các loại tín dụng vi mô khác của các tổ chức của chính phủ không cần thế chấp.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, tín dụng vi mô được hiểu là hình thức tín các
khoản vay nhỏ dành cho người nghèo được cung cấp bởi các tổ chức tài chính vi mô.
Các tổ chức tài chính vi mô là các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho đối
tượng khách hàng là người nghèo. Trong đó, hoạt động tín dụng vi mô chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong dịch vụ tài chính vi mô được cung cấp bởi các tổ chức này.
1.1.2.

Tiết kiệm vi mô

Tiết kiệm vi mô là những khoản nhận tiền gửi rất nhỏ từ người nghèo nhằm mục
đích khuyến khích người nghèo tiết kiệm tiền. Những người tham gia tiết kiệm vi mô
sẽ được cung cấp một tài khoản tiết kiệm như hình thức tiết kiệm thông thường, nhưng

tài khoản được thiết kế nhỏ hơn để phù hợp với lượng tiền gửi nhỏ. Có hai hình thức
của tài khoản tiết kiệm vi mô là tài khoản yêu cầu có tiền gửi tối thiểu ở mức thấp và
tài khoản không yêu cầu mức tiền gửi tối thiểu. Thông thường, trong các hoạt động tiết
kiệm vi mô, các tổ chức tài chính vi mô không tính phí dịch vụ
( />Tiết kiệm vi mô có một số hình thức tiết kiệm như tiết kiệm vi mô theo phương
thức truyền thống (chơi hụi, chơi họ…), tiết kiệm hợp tác xã, tiết kiệm vi mô thông qua
ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính vi mô. Tương tự như tín dụng vi mô, trong phạm
vi bài nghiên cứu, tiết kiệm vi mô được hiểu là hình thức của một hoạt động dành cho
người nghèo được cung cấp bởi các tổ chức tài chính vi mô.
Tín dụng và tiết kiệm vi mô được dựa trên tiền đề là người nghèo có khả năng
làm việc nhưng họ không có vốn và cơ hội để sử dụng những kỹ năng đó để mang lại
thu nhập. Tín dụng và tiết kiệm vi mô là hai dịch vụ tài chính quan trọng và phổ biến
nhất trong tài chính vi mô. Tài chính vi mô là các dịch vụ tài chính cho các khách hàng
người nghèo và người có thu nhập thấp. Những dịch vụ này bao gồm tiết kiệm, tín
dụng, bảo hiểm, chuyển tiền, thanh toán…. (CGAP,2011). Thông thường, tài chính vi
mô thường được sử dụng với phạm trù hẹp hơn để nói về tín dụng và tiết kiệm vi mô

9


bởi tín dụng và tiết kiệm vi mô chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các loại hình dịch vu của
tài chính vi mô.
1.2.

Đặc điểm của tín dụng và tiết kiệm vi mô

1.2.1.

Khách hàng của tín dụng và tiết kiệm vi mô


Khách hàng của tín dụng và tiết kiệm vi mô thường là những người nghèo.
Những người được coi là nghèo là những người có mức sống từ 2USD/ngày trở xuống
theo quy định mới của Liên Hiệp Quốc được áp dụng từ ngày 01/01/2011. Theo số liệu
thống kê của WB, vào năm 2008 trên thế giới có 1.29 tỷ người sống dưới mức nghèo
khổ. Đa số người nghèo trên thế giới tập trung ở các nước đang và kém phát triển. Đây
là một lượng khách hàng lớn cho các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô phát triển ở
các nước đang và kém phát triển.
Khách hàng của tín dụng và tiết kiệm vi mô là những người luôn gặp phải những
khó khăn khi tiếp cận với những loại hình dịch vụ của các tổ chức tài chính chính thức.
Vì khách hàng là người nghèo nên họ thường không có nhiều tài sản, giá trị tài sản của
họ cũng rất thấp và nhiều tài sản không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng nên
họ không đủ các tài sản thế chấp và các điều kiện pháp lý để vay tín dụng từ các ngân
hàng thương mại hoặc các quỹ tín dụng thông thường.
Khách hàng của tín dụng và tiết kiệm vi mô tuy là người nghèo nhưng vẫn cần
phải có đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi, năng lực lao động và có ý thức trả
nợ. Năng lực pháp lý là khả năng của cá nhân được pháp luật thừa nhận các quyền và
nghĩa vụ, năng lực hành vi dân sự cá nhân là khả năng của một người, thông qua các
hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với
người khác (bộ Luật Dân sự Việt Nam, 2005). Những người không đủ năng lực pháp
lý, năng lực hành vi như đang bị phạt tù, bị tâm thần thì mặc dù là người nghèo nhưng
cũng không thể trở thành khách hàng của tín dụng và tiết kiệm vi mô. Năng lực lao
động là khả năng lao động, làm việc của mỗi người để từ đó tạo ra thu nhập, tạo ra
nguồn trả nợ cho các khoản tín dụng vi mô. Thông thường, trước khi quyết định cho
vay, các nhân viên của tổ chức tài chính vi mô phải thẩm định khách hàng có đủ các
10


năng lực yêu cầu không, có kế hoạch sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả quan
không và sau khi cho vay vốn, họ sẽ giám sát quá trình lao động, sản xuất của khách
hàng. Những người không có khả năng làm việc tạo ra thu nhập như mắc bệnh nặng,

không đủ sức khỏe để lao động hoặc những người không có ý thức làm việc để thoát
nghèo thường rất khó tiếp cận với dịch vụ của tín dụng và tiết kiệm vi mô. Thông
thường, 10% các hộ gia đình, cá nhân nghèo nhất của dân số, bao gồm cả những người
cùng cực không phải là khách hàng truyền thống của tín dụng và tiết kiệm vi mô vì họ
không có dòng tiền ổn định để hoàn trả vốn vay (CGAP,2011). Phụ nữ thường chiếm tỉ
lệ cao trong số lượng khách hàng vì dịch vụ tín dụng và tiết kiệm vi mô khá phù hợp
với nhu cầu và đặc điểm của phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển.
1.2.2.

Mục tiêu của tín dụng và tiết kiệm vi mô

Mục tiêu của tín dụng và tiết kiệm vi mô nói riêng và các hoạt động tài chính vi
mô nói chung là hướng vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và phát triển
con người, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở
xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững thì cách tiếp cận này còn khá đơn giản.
Mục tiêu của tín dụng và tiết kiệm vi mô nên được xem xét theo hai góc độ sau:
Đứng trên góc độ các ngân hàng vi mô, tổ chức tài chính vi mô, mục tiêu được
biểu thị qua sáu khía cạnh theo phương pháp của ông Mark Schereiner (2002)
- Chiều rộng: phục vụ càng nhiều người càng tốt
- Chiều sâu: hướng tới giúp đỡ những người chưa tiếp cận được với dịch vụ của
các tổ chức tài chính, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn nhằm giảm nghèo, trao
quyền cho phụ nữ và tạo công ăn việc làm
- Độ lâu dài: tạo ra nguồn thu đủ để bù đắp các chi phí đem lại lợi nhuận thỏa
đáng cho những người đầu tư để duy trì sự hỗ trợ từ phía họ
- Chí phí: kiểm soát chi phí. Phát huy tối đa năng suất và hiệu quả để làm giảm lãi
suất đến mức thấp nhất.
- Giá trị: làm cho khách hàng hài lòng để họ tiếp tục sử dụng dịch vụ của tổ chức
tài chính vi mô
11



- Phạm vi: thấu hiểu được các nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ tài
chính vi mô, từ đó cung cấp đa dạng các sản phẩm để thỏa mãn các nhu cầu nói trên
(nguồn: ILO,2010)
Đây là những cơ sở cần thiết để hướng tới một tổ chức tài chính vi mô bền vững
Trên góc độ của một nhà kinh tế học, mục tiêu của tín dụng và tiết kiệm vi mô là
- Đưa người nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng thoát khỏi cảnh
nghèo,cải thiện cuộc sống
- Phát triển các chỉ số con người thông qua các hoạt động đào tạo, chăm sóc y
tế….
- Giảm bất bình đẳng xã hội thông qua sự trao quyền cho nữ giới và giảm khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo
- Hướng tới một xã hội phát triển bền vững
1.2.3.

Phƣơng pháp hoạt động của tín dụng và tiết kiệm vi mô:

Các khách hàng tham gia vay vốn thường vay theo nhóm nhỏ từ 3-10 người. Các
cá nhân có thể tự tìm đến với nhau theo nhóm, tự giám sát nhau. Một phần của nhóm
được cho vay trước, sau đó số các thành viên được vay tăng dần. Việc vay theo nhóm
là tiền đề quan trọng để người nghèo thoát khỏi sự cô độc, hướng tới việc trao đổi, liên
kết với các phụ nữ khác có cùng hoàn cảnh khó khăn và tiến tới mở rộng các mối quan
hệ xã hội khác. Các tổ chức cung cấp tín dụng và tiết kiệm vi mô thường tập trung vào
bồi dưỡng kỷ luật trả nợ tốt hơn. Nếu một thành viên trong nhóm không trả được nợ thì
các thành viên khác trong nhóm cũng sẽ không được tiếp tục vay trong những đợt tín
dụng tiếp theo. Điều này giúp tăng cường ý thức trả nợ, giảm thiểu nợ xấu cho các tổ
chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó, làm việc với các tổ chức tín dụng vi mô theo nhóm
sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, chi phí quản lý.
Các khoản vay thường không phải thế chấp các tài sản vật chất và thay bằng bảo
lãnh nhóm. Điều này khá phù hợp với người nghèo vì họ thường không có hoặc có rất

ít các tài sản thế chấp. Các khoản vay thường chỉ yêu cầu những người nghèo tham gia
vay có một vài điều kiện đơn giản như có ruộng hoặc có tay nghề truyền thống. Trong
12


nhiều trường hợp, nếu người nghèo không có cả ruộng hay tay nghề thì họ sẽ được đào
tạo trước hoặc trong quá trình vay vốn.
Tất cả các khoản vay dù được cho vay một lần hoặc thành từng đợt đều được trả
lại nhiều lần. Thông thường các khoản vay được trả lại theo một tuần hoặc hai tuần, lâu
nhất là một tháng. Thời gian đáo hạn lúc đầu ngắn, sau sẽ được gia tăng thời gian đáo
hạn. Mức độ gia tăng tùy thuộc vào nhóm trả nợ đúng hạn hay không hoặc trả chậm
trong thời gian bao lâu.
Các hoạt động tín dụng vi mô thường đi kèm với các hoạt động tiết kiệm bắt buộc
và tự nguyện. Mục đích của các tổ chức tài chính vi mô khi bắt buộc khách hàng tham
gia tiết kiệm vi mô khi tham gia vào tín dụng vi mô là tăng ý thức tiết kiệm của khách
hàng, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng trong quá trình vay vốn. (CESR Việt Nam,
2011)
1.2.4.

Lãi suất của tín dụng và tiết kiệm vi mô

Lãi suất giữa các tổ chức tài chính vi mô đối với tín dụng và tiết kiệm vi mô là rất
khác nhau phụ thuộc mục tiêu và phương hướng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
đó.
Về cơ bản, vì tín dụng và tiết kiệm vi mô được thực hiện nhằm mục đích giúp cho
người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo có phương tiện để thoát nghèo, cải thiện cuộc
sống nên lãi suất của các khoản vay thường khá “mềm” và phù hợp với hoàn cảnh của
họ. Ngân hàng Agribank từ 12/9/2011dành cho người nghèo lãi suất cho vay ngắn hạn
là từ 17%-19%, lãi suất cho vay trung hạn tối thiểu là 18,5%, lãi suất dài hạn là 20,5%
(theo agribank.com.vn). Đối với nhiều tổ chức tín dụng được nhà nước trợ giá lãi suất

như ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) thì mức lãi suất khách hàng vay là
rất thấp: năm 2009 đối với những khoản vay có lãi suất cho vay đang thực hiện lớn
hơn 4%/năm, áp dụng mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số
dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế; đối với những khoản vay có lãi suất cho vay
đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm, thì mức lãi suất hỗ trợ là toàn bộ lãi suất
tiền vay tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế (lãi suất cho vay là 0%/năm)
13


( Mô hình tín dụng của ngân
hàng Grammen áp dụng theo công thức tỉ lệ lãi suất cao nhất không được vượt quá chi
phí của món vay cộng với 15% giá trị món vay. 15% này được sử dụng để chi phí cho
vận hành và sinh lời. Trong trường hợp của ngân hàng Grammen, chi phí cho món vay
là 10% thì tỉ lệ lãi suất cao nhất là 25% nhưng ngân hàng chỉ áp dụng mức lãi suất
20%( />=V%C3%B2ng%20quanh%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi).
Bên cạnh đó, lại có rất nhiều tổ chức tài chính thực hiện tín dụng và tiết kiệm vi
mô nhằm mục đích chủ yếu là tìm kiếm lợi nhuận. Đối với các tổ chức tín dụng này, lãi
suất mà họ áp đặt cho các khoản vay là rất cao. Một số tổ chức đã áp dụng mức lãi suất
cho vay tới 100%, thậm chí cao hơn nhằm thu lợi từ các khoản tín dụng vi mô. Tại
Mexico, mức lãi suất trung bình của một khoản tín dụng vi mô vào khoảng 70% so với
mức trung bình của thế giới là khoảng 37% ( bao gồm cả lãi suất lẫn phí)
( />rate+of+microcredit&st=nyt). Tại Ấn Độ, chính quyền đã phải ban hành các biện pháp
nhằm bảo vệ người nghèo khỏi những mức lãi suất cắt cổ của các tổ chức tài chính vi
mô nhưng nhiều cơ sở tài chính vi mô tiêu biểu vẫn tính mức lãi suất trong khoảng từ
24-36%. Một số báo cáo đã nêu lên rằng nhiều nhà cho vay không bị kiểm soát lãi suất
cho vay lên đến 60%. Tình trạng áp đặt mức lãi suất cao cắt cổ đối với người nghèo
đang đe dọa đến sự tồn tại của ngành tín dụng vi mô ở Ấn Độ vào thời gian gần đây
( Vào ngày
15/1/2011, tiến sĩ Muhammad Yunus – giám đốc điều hành của Grammen Bank đã có
bài viết về vấn nạn lãi suất cao, sau đây là một trích đoạn của bài viết: “Vào những

năm 70, khi tôi bắt đầu làm việc trong lĩnh vực mà hiện nay được gọi là “tín dụng vi
mô”, một trong những mục tiêu của tôi đó là làm sao để xóa đi sự hiện diện của những
kẻ cho vay nặng lãi, những người trở nên giàu có nhờ vào bóc lột người nghèo. Năm
1983, tôi thành lập ngân hàng Grameen nhằm cung cấp những khoản vay nhỏ cho
người nghèo, đặc biệt là phụ nữ, để giúp họ thoát nghèo. Thời điểm đó, tôi không bao
14


giờ tưởng tượng được rằng một ngày kia, tín dụng vi mô lại trở thành cơ hội giúp
những kẻ cho vay nặng lãi vớ bẫm. Nhưng điều đó đã xảy ra”. Sự thương mại hóa và
việc đặt cao vấn đề lợi nhuận đã khiến nhiều tổ chức tài chính vi mô trở thành những
người cho vay nặng lãi đối với người nghèo-đặc biệt là phụ nữ nghèo. Điều này không
những không giúp người nghèo cải thiện cuộc sống càng khiến họ rơi vào cùng cực và
bế tắc vì họ không đủ khả năng chi trả lãi vay.
Mặc dù đối với người nghèo, lãi suất không phải là điều kiện quan trọng nhất, mà
cách thức phân phối và thủ tục nhanh chóng thuận tiện và đơn giản để nắm bắt được cơ
hội đầu tư, sản xuất mới là hàng đầu, tuy nhiên lãi suất quá cao sẽ là một rào cản lớn,
gánh nặng lớn đối với người nghèo, khiến họ e ngại tiếp cận các khoản tín dụng vi mô
và tiết kiệm vi mô. Cần phải có sự cân đối lãi suất để có thể vừa bù đắp được chi phí
hoạt động cho tổ chức vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo hoàn trả nợ và tiếp
tục sản xuất, làm ăn.
1.3.

Tài chính vi mô bền vững

Tài chính vi mô bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà các tổ
chức tài chính vi mô luôn hướng tới. Một tổ chức được coi là tổ chức tài chính vi mô
bền vững khi nó vẫn có thể hoạt động đúng với vai trò giảm nghèo và tạo ra lợi nhuận
một cách ổn định sau khi các nguồn viện trợ, trợ cấp dành cho tổ chức ấy không còn.
Hiện nay, hầu hết các tổ chức tài chính vi mô mà vẫn đảm bảo được mục tiêu giảm

nghèo thường không đạt được nhiều lợi nhuận và vẫn phải phụ thuộc nhiều vào các
nguồn trợ cấp từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ… (CGAP,2011).
Hoạt động của tín dụng và tiết kiệm vi mô là công cụ, hoạt động quan trọng nhất
mang đến sự bền vững cho tài chính vi mô. Các tổ chức tài chính vi mô ngày nay muốn
phát triển phải vừa đảm bảo được mục tiêu giảm nghèo, vừa tạo ra được lợi nhuận để
có thể thu hút nhiều vốn cũng như phục vụ được nhiều người hơn. Điều này dẫn đến sự
căng thẳng triền miên trong chính sách tín dụng và tiết kiệm vi mô dành cho người
nghèo. Họ luôn luôn phải đối mặt với hai câu hỏi: “liệu chúng ta nên cố gắng tiếp cận
với nhiều người hơn, với những người nghèo hơn nữa, hay cố gắng tạo ra nhiều lợi
15


nhuận hơn? Với mực giá như thế nào thì người nghèo đủ sức chi trả cho dịch vụ của
chúng ta?” (ILO,2010). Nhận định về vấn đề này, Rhyme (1998) đã nhận xét: “đối với
những tổ chức hoạt động hiệu quả thì không có sự tương quan giữa mức nghèo của
khách hàng… và khả năng đứng vững về mặt tài chính của tổ chức đó. Rõ ràng là sẽ
khó khăn hơn khi phải phục vụ những khoản vay rất nhỏ, hay phải tiếp cận khách hàng
ở những vùng nông thôn xa xôi. Tuy nhiên, ngay cả trong những hoàn cảnh không
thuận lợi thì những tổ chức này vẫn tìm ra được những phương thức cung cấp dịch vụ
rất thích hợp và hiệu quả để khách hàng của họ có thể thanh toán đầy đủ các chi phí
của dịch vụ, và làm cho các tổ chức này đứng vững về mặt tài chính”. Qua nhận định
của ông Rhyme, chúng ta thấy được rõ ràng rằng vấn đề cốt lõi của tài chính vi mô bền
vững chính là hiệu quả hoạt động của tín dụng và tiết kiệm vi mô. Trong đó vấn đề
nâng cao được vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với người nghèo chính là một
nền tảng cho sự phát triển tài chính vi mô bền vững. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về
kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô đối với phụ nữ nghèo ở
các nước đang phát triển ở chương II của bài nghiên cứu này.
2.
2.1.


Đặc điểm của phụ nữ ở các nƣớc đang phát triển
Tỷ lệ phụ nữ nghèo ở các nƣớc đang phát triển còn ở mức cao

Theo báo cáo của Worldbank, năm 2008, trong số 1,274 tỷ người nghèo trên thế
giới, tỷ lệ phụ nữ nghèo chiếm tới gần 70% số người nghèo. Đa số phụ nữ nghèo tập
trung ở các nước đang và kém phát triển.
Biểu đồ 1: tỷ lệ nghèo theo giới tính ở Châu Phi (năm 2008)

16


(nguồn: Department of Economics and Social Affairs, 2010)
Biểu đồ 2: tỷ lệ nghèo của nữ giới và nam giới ở các nƣớc Mỹ Latinh (năm 2008)

(nguồn: Department of Economics and Social Affairs, 2010)
Qua hai biểu đồ trên ta có thể thấy tỷ lệ phụ nữ nghèo ở các nước đang và kém
phát triển còn khá cao. Đặc biệt ở một số nước như Nigieria, Cong go, tỷ lệ nghèo của
phụ nữ lên tới hơn 50%. Ở đa số các nước, tỷ lệ nghèo của phụ nữ luôn cao hơn tỷ lệ
nghèo của nam giới. Ở Colombia, tỷ lệ nghèo của phụ nữ cao gần gấp đôi nam giới.
Phụ nữ ở một số nước đang phát triển trên thế giới còn đang bị vướng mắc, bế tắc
trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Nếu không có các chương trình, biện pháp nhằm
đưa phụ nữ thoát khỏi đói nghèo thì họ sẽ còn bị nằm trong vòng luẩn quẩn đói nghèo
qua nhiều thế hệ. Đây là một phần nguyên nhân khiến phụ nữ là đối tượng được ưu
tiên, tập trung hướng tới các hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô.

17


2.2.


Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế ngày càng tăng và

họ có nhu cầu về vốn để bƣớc vào các hoạt động kinh tế
Ngày nay, không chỉ nam giới mà phụ nữ cũng tham gia rất nhiều vào hoạt động
kinh tế xã hội. Tỷ lệ nữ giới chỉ ở nhà làm công việc nội trợ đang có xu hướng giảm đi
và họ có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh tế hơn. Kết hợp với trình độ học vấn và
kỹ năng của phụ nữ đã được tăng lên đáng kể trong những năm trở lại đây nên điều
kiện để họ tham gia vào lao động càng cao. Từ năm 1980-2008, khoảng cách về giới
trong tỷ lệ tham gia lao động đã thu hẹp từ 32% -> 26%. Trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ
tham gia lao động là 40%, trong khu vực nông nghiệp tỷ lệ phụ nữ tham gia là 43%. Tỷ
lệ phụ nữ tham gia lao động ở Trung Đông và Bắc Phi là thấp nhất 26%, tại Nam Phi là
35%, tại Đông Á là 64%, tại Châu Phi là 61% (Liên Hiệp Quốc, 2012). Ở Việt Nam, tỷ
lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế là 70%.
Tỷ lệ phụ nữ nghèo ở các nước đang phát triển vẫn còn khá cao, đa số phụ nữ
nghèo sống ở khu vực nông thôn. Ở những vùng miền xa xôi, khó khăn như nông thôn,
miền núi thì số lượng việc làm khá ít nên phụ nữ thường phải tự tạo việc làm cho mình
bằng cách trồng trọt, chăn nuôi hoặc mở một xưởng tiểu thủ công nhỏ hay một doanh
nghiệp nhỏ. Để có thể tự tạo công ăn việc làm cho mình phụ nữ thường có nhu cầu về
vốn để bước vào trồng trọt, sản xuất, kinh doanh. Không phải phụ nữ nào cũng có thể
tự đáp ứng nhu cầu về vốn của mình. Gia đình và người thân xung quanh họ cũng
thường không đủ khả năng cung cấp vốn cho họ. Chính vì lẽ đó nên nhu cầu về vốn
vay của phụ nữ nghèo khá cao. Tín dụng và tiết kiệm vi mô là loại hình dịch vụ phù
hợp với nhu cầu này của phụ nữ.
Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế ngày càng
tăng những số lượng phụ nữ thất nghiệp vẫn không nhỏ. Họ cũng có nhu cầu tìm việc
làm nhưng không tìm được công việc hoặc công việc quá vất vả không phù hợp với
khả năng của họ. Bởi vậy phụ nữ nghèo cần các khoản tín dụng và tiết kiệm vi mô từ
các tổ chức tài chính vi mô để giúp họ tìm công ăn việc làm hoặc tự sản xuất, kinh
doanh.
18



2.3.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào khu vực phi chính thức của nền kinh tế

cao hơn nam giới nên khả năng tiếp cận đƣợc những nguồn vốn vay khó khăn
hơn nam giới
Phụ nữ ngày nay tham gia vào khá nhiều lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ
tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức cao.
Bảng 1: Phân bổ việc làm nữ giới/nam giới ở các ngành nghề (%)
Ngành nghề
Dịch vụ truyền thông
Bán lẻ, khách sạn và nhà hàng
Sản xuất
Tài chính, kinh doanh
Điện lực,khí đốt, hơi nước, nước
Khai mỏ
Giao thông vận tải và thông tin
Nông nghiệp, săn bắn
Xây dựng
Tất cả các ngành/nghề khác

Nữ giới
31
21
13
4
0.5
0.5

2
27
1
100

Nam giới
16
17
12
4
1
2
7
29
11
100

(nguồn: Liên Hiệp Quốc, 2012)
Vì phụ nữ ở nhiều nước còn bị phân biệt đối xử, tỷ lệ được đi học đầy đủ còn thấp
nên họ thường không đủ khả năng được tham gia vào khu vực kinh tế chính thức. Ở
các nước đang phát triển, các cơ quan, công ty, nhà nước… thường ưa thích tuyển dụng
nam giới hơn phụ nữ.
Tại khu vực kinh tế phi chính thức, hiệu suất lao động thường thấp hơn tại khu
vực kinh tế chính thức bởi khu vực này thường nhận được ít hơn lợi ích từ sự phát triển
kinh tế nhưng lại chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương hơn khi kinh tế bị suy thoái hoặc
bất ổn. Khu vực kinh tế phi chính thức thường không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khách quan như thiên nhiên, thời tiết, biến động kinh tế…. Khu vực phi chính thức
nhận được ít sự bảo vệ hơn khỏi những tác động từ các yếu tố bên ngoài, đồng thời
những người dân làm việc trong khu vực này lại chưa đủ khả năng tự bảo vệ mình khỏi


19


các nguy cơ bất ổn, rủi ro. Vì thế nên hiệu suất của khu vực kinh tế phi chính thức thấp
hơn khu vực kinh tế chính thức.
Nắm được đặc điểm này, các chương trình tín dụng và tiết kiệm vi mô đã thiết kế
phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của phụ nữ, để họ có thể tiếp cận vốn vay một cách
dễ dàng đồng thời nâng cao khả năng và ý thức trả nợ của họ thông qua các chương
trình đào tạo và giáo dục, chăm sóc sức khỏe…. cho phụ nữ nghèo
2.4.

Phụ nữ bị cản trở bởi nhiều yếu tố nhƣ nghèo đói, trình độ thấp,

phân biệt đối xử khiến hiệu suất kinh doanh của họ bị thấp xuống nên cầu về vốn
của họ càng cao để có thể vƣợt qua đƣợc những cản trở đó.
Hiệu suất sản xuất, kinh doanh của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Nguyên
nhân bởi phụ nữ không được học tập, đào tạo đầy đủ bằng nam giới. Măt khác, tại các
nước đang phát triển, do quan niệm “ trọng nam khinh nữ” nên nam giới thường được
ưu tiên hơn trong các dịch vụ, hoạt động hơn phụ nữ. Để có một nền tảng vận hành
đúng tiềm năng, những kỹ năng và tài năng của phụ nữ cần phải được sử dụng vào
những hoạt động cho phép những khả năng đó phát huy được tối đa hiệu quả. Nhưng,
như đã thấy qua câu chuyện của nhiều phụ nữ, điều này trên thực tế không phải lúc nào
cũng được thực hiện. Sự phân biệt đối xử trên thị trường cùng với các thể chế xã hội
khiến phụ nữ học hành dang dở, phải làm một số nghề nhất định, không có được cùng
mức thu nhập như nam giới. Khi người phụ nữ nông thôn không được bảo đảm quyền
sử dụng đất như ở nhiều nước, đặc biệt là Châu Phi, thì kết quả là khả năng tiếp cận tín
dụng , đầu vào thấp, cũng như hiệu quả sử dụng đất thấp, năng suất giảm. Chính vì thế,
cầu về vốn của phụ nữ thường cao hơn nam giới để vượt qua được những cản trở đó
(Liên Hiệp Quốc, 2012).
Theo số liệu của học viện kinh tế xã hội Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu

người của Trung Quốc năm 2009 là 3769 USD, trong đó thu nhập của nữ giới chỉ bằng
77,1% thu nhập của nam giới; có 67,4% nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia vào
lực lượng lao động, tỷ lệ này ở nam giới là 79,7%. Nam giới và nữ giới được tiếp cận
với những cơ hội kinh tế khác nhau và có mức thu nhập không đồng đều. Với cùng một
20


lượng tri thức như nhau, nữ giới vẫn có thu nhập thấp hơn nam giới. Mức lương trung
bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% so với nam giới. Thu nhập bình quân hàng
tháng của phụ nữ tương đương 85% thu nhập của nam giới. Các kết quả điều tra cho
thấy, lao động nữ chỉ nhận được 86% mức tiền lương cơ bản so với nam giới. Chính vì
vậy, mặc dù được nhận thêm các khoản phụ cấp theo các quy định của luật lao động
nhưng tổng thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam. Tính gộp cả tiền
lương và các khoản trợ cấp bằng tiền của lao động nữ thì tổng thu nhập của họ cũng chỉ
tương đương với 87% so với lao động nam. Chưa kể điểm chung của người sử dụng
lao động là đều muốn giảm chi phí thuê lao động nữ ( Phụ
nữ ít được tiếp cận thị trường lao động hơn so với nam giới và nếu đi làm thì bao giờ
cũng bị trả lương thấp hơn.
Tại các vùng châu Phi cận Sahara và Nam Á, phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận
với giáo dục ít hơn nam giới và trẻ em trai. Trong các khu vực này, tương ứng chỉ có
67 và 76 cô gái trên 100 chàng trai được ghi danh vào các trường đại học. Tỷ lệ phụ nữ
làm việc ở lĩnh vực phi nông nghiệp tại các vùng này rất thấp. Ở Nam Á, Bắc Phi và
Tây Á tỉ lệ chỉ đạt 20%, tại Châu Phi cận Sahara tỷ lệ này đạt 32%. Ngay cả khi phụ nữ
được tuyển dụng, họ cũng thường được trả tiền ít hơn và có được sự an ninh tài chính
và xã hội ít hơn nam giới. Trong đó, Tây Á và Bắc Phi là hai vùng mà cơ hội việc làm
và mức lương mà người chủ trả cho các phụ nữ là thấp nhất trên thế giới
( do we stand)
Ở Việt Nam, khoảng 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 35 tuổi) tham
gia vào lực lượng lao động, song phụ nữ chỉ chiếm 40% tổng số lao động được trả
lương (tổng cục thống kê VN). Qua nghiên cứu mức sống dân cư Việt Nam cho thấy

phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới
2.5.

Phụ nữ nghèo thiếu khả năng tiết kiệm nhƣng tiết kiệm là cần thiết

để bảo vệ thu nhập, nhƣ một hoạt động an ninh cho vay và có thể tái đầu tƣ vào
các hoạt động kinh tế của phụ nữ nghèo.

21


Phụ nữ nghèo thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn, thiếu nguồn lực để chi
tiêu hoặc đầu tư vào các công việc trong đời sống. Đối với một phụ nữ nghèo, mức
sống của họ chỉ dưới 1$/ngày. 1$ là số tiền quá ít, hầu như không đủ chi tiêu cho cuộc
sống thường ngày của họ với những nhu cầu tối thiểu nhất như ăn uống, nhà ở, nghỉ
ngơi…. Với số tiền ít ỏi như vậy, phụ nữ hầu như không thể tiết kiệm. Ngoài lý do
trên, phụ nữ còn thường xuyên phải phụ thuộc vào chồng và gia đình, các khoản thu
nhập thường phải nộp, đưa cho chồng và gia đình, khó được quản lý tài chính, tiền bạc
trong gia đình nên rất khó có thể đưa tiền vào tiết kiệm. Chưa kể khi các rủi ro xảy ra
như ốm đau bệnh tật hoặc thiên tai, phụ nữ lại mất thêm cho các khoản chi tiêu trong
quỹ eo hẹp của gia đình.
Trên thực tế, tín dụng không phải là nhu cầu duy nhất của phụ nữ nghèo ở các
nước đang phát triển. Ngoài vốn vay, họ còn cần nhiều loại hình dịch vụ khác để đảm
bảo cho công việc sản xuất, trồng trọt, kinh doanh của họ. Dù họ không có nhiều tiền
nhưng nhiều khi họ vẫn để dư ra được một số tiền, dù là ít ỏi và sẽ rất lãng phí khi để
đồng tiền đó nhàn rỗi không dùng vào việc gì. Với số tiền nhỏ, phụ nữ nghèo thường
có tâm lý ngại gửi tiết kiệm trong khi nếu không gửi tiết kiệm thì họ sẽ chịu rủi ro mất
số tiền đó cao hơn. Ngoài ra, vì lạm phát ở các nước đang phát triển khá cao nên số tiền
dù nhỏ nhưng không đưa vào lưu thông hoặc tiết kiệm cũng sẽ gây thiệt hại cho phụ nữ
nghèo. Từ các đặc điểm này, hình thức hoạt động của tiết kiệm vi mô rất phù hợp và

cần thiết với phụ nữ nghèo. Tiết kiệm vi mô là cần thiết để số tiền thu nhập của phụ nữ
nghèo được an toàn, tránh được nguy cơ bị cưỡng bức, lấy mất số tiền họ làm ra được
từ người chồng hoặc người thân trong gia đình. Tiết kiệm vi mô là cần thiết để khi có
nhu cầu, phụ nữ nghèo có thể dùng số tiền đó để tái đầu tư.

22


CHƢƠNG II
KINH NGHIỆM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM VI
MÔ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NGHÈO CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1.

Kinh nghiệm nâng cao vai trò của tín dụng và tiết kiệm vi mô của một số

nƣớc đang phát triển về mặt kinh tế
1.1.

Bổ sung nguồn vốn cho phụ nữ nghèo
Nguồn vốn luôn là yếu tố điều kiện để con người bước vào hoạt động trồng trọt,

chăn nuôi, sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn giống như “dòng máu” nuôi dưỡng cơ thể.
Nếu thiếu vốn thì các hoạt động của cơ thể sẽ không thể diễn ra, duy trì và phát triển
được. Có những hoạt động sản xuất kinh doanh cần nhiều vốn, cũng có những hoạt
động cần ít vốn. Tuy nhiên, hoạt động nào cũng cần bỏ ra các chi phí cần thiết ban đầu
như mua máy móc, công cụ, nguyên liệu….. Trong quá trình trồng trọt, sản xuất kinh
doanh, vốn cũng không thể thiếu. Kể từ khi bắt đầu đến khi thu về lợi nhuận và đạt
được điểm hòa vốn, mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp đều cần một khoảng thời gian nhất
định. Trong thời gian đó luôn có các chi phí phát sinh để có thể duy trì hoạt động như
chi phí bán hàng, chi phí lưu thông hàng hóa…. Để chi trả cho các chi phí này, cá nhân

cũng cần có nguồn vốn để đảm bảo đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát sinh trong quá
trình trồng trọt, sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng là một đệm đỡ
giúp cá nhân và doanh nghiệp giảm thiểu và vượt qua các rủi ro có thể xảy ra
1.1.1

Chƣơng trình tín dụng của ngân hàng Grameen

Ngân hàng Grameen được coi là tổ chức tài chính vi mô chính thức đầu tiên trên
thế giới. Đến nay, ngân hàng Grameen vẫn là một trong những tổ chức tài chính vi mô
lớn nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới. Ngân hàng được dựa trên sự hình
thành dựa trên ý tưởng về các khoản tín dụng nhỏ dành cho người nghèo của giáo sư
Mahamad Yunus. Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tự nguyện của các nhóm nhỏ đảm
bảo có sự ràng buộc về mặt đạo đức thay thế tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân
hàng thông thường. Lúc đầu chỉ có hai thành viên của một nhóm được áp dụng cho
23


khoản vay. Tùy thuộc vào hiệu suất của họ trong việc trả nợ các khách hàng tiếp theo
sẽ được cho vay. Nếu khách hàng vay cá nhân được tiếp cận tín dụng, họ sẽ có khả
nguồn vốn để tham gia vào các hoạt động tạo ra thu nhập khả thi như chế biến đơn giản
(xay xát, làm đồ gốm, dệt may…).
Theo báo cáo của mới nhất của ngân hàng Grameen, đến tháng 03/2012 ngân
hàng đã có 8,385,247 thành viên, trong đó 8,062,991 thành viên là phụ nữ. Tổng dư nợ
cho vay đạt 944.56 triệu USD, tăng 1.56 triệu USD so với năm 2010
( />emid=527). Phụ nữ - khách hàng chủ yếu của ngân hàng Grameen được tiếp cận bình
đẳng với các đề án và họ đã chứng minh được họ là những người đi vay đáng tin cậy.
Kết quả là phụ nữ đã thay đổi tình trạng đời sống của họ, giảm bớt sự phụ thuộc vào
người chồng; cải thiện nhà của họ và các tiêu chuẩn dinh dưỡng cho những đứa con.
Sự thành công của mô hình tín dụng vi mô này cho thấy những lo ngại cho vay đối với
người nghèo có thể được khắc phục nếu giám sát và quản lý cẩn thận. Ví dụ, trước đó

đa số mọi người đã nghĩ rằng người nghèo sẽ không có thể tìm thấy nghề phù
hợp. Trong thực tế, khách hàng vay Grameen đã thực hiện thành công với tỉ lệ hoàn trả
đạt 97%. Trước đó, đa số mọi người đã nghĩ rằng phụ nữ nghèo nông thôn nói riêng
không thể xin tài trợ và tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, nhưng thực tế, họ chiếm
96.36% của khách hàng vay vốn tín dụng vi mô của ngân hàng Grameen vào năm
2010; đa số mọi người cũng nghĩ rằng người nghèo không có thể tiết kiệm, trong thực
tế, mô hình tiết kiệm theo nhóm cũng thành công như mô hình cho vay theo nhóm.
Ngân hàng Grameen có thể phát triển mạnh và cho số lượng lớn phụ nữ vay như
vậytrước tiên bởi ngân hàng Grameen có các biện pháp để bổ sung, quản lý và luân
chuyển nguồn vốn một cách hiệu quả. Tổng tài sản và nguồn vốn của ngân hàng
Grameen đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của
ngân hàng Grameen đạt 1,781 triệu USD. Trong đó, tiền gửi và các quỹ khác đạt hơn
1,551 triệu USD, các khoản tiền vay từ các ngân hàng và các tổ chức khác và các
khoản nợ khác là 1,254 triệu USD, tỷ lệ tự cung cấp tài chính đạt 99.2% (http://www.
24


grameen-info.org/data and report). Số liệu trên cho thấy ngân hàng Grameen có sự tự
chủ, bền vững về tài chính là rất cao. Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ vốn an toàn xung
quanh mức 10%. Năm 2010, tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng là 9.3%. Tỷ lệ này đảm
bảo cho ngân hàng vừa luân chuyển vốn hiệu quả, vừa đảm bảo tỷ lệ an toàn cho các
hoạt động của ngân hàng. Qua các số liệu của ngân hàng Grameen, có thể thấy hiệu
quả quản lý, duy trì và luân chuyển nguồn vốn của ngân hàng Grameen là rất cao
( />mid=127).
Trong hoạt động tín dụng và tiết kiệm vi mô, khách hàng vay được tổ chức thành
các nhóm nhỏ đồng nhất. Đặc điểm này tạo thuận lợi cho nhóm đoàn kết và tương tác
có sự tham gia. Tổ chức các nhóm chính của năm thành viên và liên đoàn vào trung
tâm đã được các nền tảng của hệ thống Ngân hàng Grameen. Điều này giúp các khách
hàng tăng cường tính tổ chức, để họ có thể đạt được khả năng lập kế hoạch và thực
hiện các quyết định mức độ phát triển vi mô. Các trung tâm có chức năng liên kết với

Ngân hàng Grameen, khách hàng phải tham dự các cuộc họp trung tâm mỗi tuần
( />mid=127). Nhờ các cơ chế vay theo nhóm kết hợp với sự phù hợp của các khoản vay vi
mô, tỷ lệ hoàn trả các khoản vay của người nghèo là rất cao, lên tới 97% và nguồn vốn
của ngân hàng Grameen được duy trì hiệu quả, bổ sung vốn đến được nhiều người dân
nghèo hơn.
Ngân hàng Grameen thực hiện các điều kiện cho vay đặc biệt rất thích hợp cho
người nghèo. Chúng bao gồm: các khoản vay rất nhỏ được đưa ra mà không có tài sản
thế chấp bất kỳ; khoản vay được hoàn trả trong đợt hàng tuần trải rộng trên một năm;
đủ điều kiện cho một khoản vay tiếp theo phụ thuộc vào hoàn trả khoản vay đầu tiên;
cá nhân nhanh chóng tạo ra thu nhập từ các hoạt động có sử dụng các kỹ năng mà
khách hàng vay đã có, giám sát chặt chẽ tín dụng theo nhóm cũng như nhân viên ngân
hàng; nghiêm túc về kỷ luật tín dụng và khách hàng vay chịu trách nhiệm tập thể, áp
lực bạn bè; lưu trữ an toàn đặc biệt thông qua tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện để giảm
25


×