Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.14 KB, 66 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải
từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo nàn
với các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên thế giới. Việt
Nam là một quốc gia nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát
phát triển.
Trong mỗi một quốc gia thì vốn là không thể thiếu được, nó thúc đẩy nền kinh
tế của quốc gia đó phát triển. Đối với các nước phát triển thì có lượng vốn vô cùng lớn
và rất muốn đầu tư ra nước ngoài bằng cách có thể là đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Còn đối với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển là điêù kiện vô cùng
thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong đó có Việt Nam. Đầu tư là động lực quan trọng
để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp có tầm quan
trọng đặc biệt, bởi muốn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần có giải pháp để
thu hút vốn.
Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã ban hành luật
đầu tư nước ngoài vào năm 1987 và qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992 và gần
đây nhất là năm 1999. Để thực hiện ổn định kinh tế xã hội tăng GDP, tạo công ăn việc
làm cho người lao động và nhiều mục tiêu khác thì nguồn vốn trong nườc mới chỉ đáp
ứng được một nửa, cho nên cần phải huy động vốn từ nước ngoài mà chủ yếu là vốn
đầu tư trực tiếp.
Tuy nhiên từ khi ban hành và thực hiện luật đầu tư đến nay tuy không phải là
thời gian dài song chúng ta đã thu được một số kết quả khả quan. Những kết quả ban
đầu thể hiện là kết quả đúng đắn phù hợp với việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Cho
đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn vấn đề mới cần phải được
xem xét giải quyết. Do đó việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những
kết quả đã đạt được tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới là thực sự cần thiết nhất là sau
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, bên cạnh những mặt được còn có những hạn chế,
bất cập chưa thu hút có hiệu quả điều đó có thể thấy số vốn xin vào đầu tư đã giảm.
Trong bài viết này để có thể thấy rõ và có những phương hướng giải quyết vấn đề này,


em chọn đề tài :
1
“Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục đích của bài báo cáo là Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là vốn đầu tư xã hội.
Phạm vi nghiên cứu là kinh tế Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.: Sử dụng lý thuyết Harros Domar để chỉ ra vai trò của vốn
đầu tư tới tăng trưởng.
5. Nội dung báo cáo bao gồm:
Bài báo cáo được bố cục theo các nội dung chính như sau:
Chương I : Vai trò của vốn đầu tư xã hội.
Chương II :. Thực trạng các nguồn vốn ở Việt Nam.
Chương III : Giải pháp
2
CHƯƠNG I
VAI TRÒ VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI
1. Khái niệm, vai trò vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng
1. Một số khái niệm chung.
Đầu tư là việc hy sinh các nguồn lực ở hiện tại nhằm thu được lợi ích trong
tương lai bằng cách đưa các nguồn lực hiện tại vào quá trình tái sản xuất xã hội
Vốn đầu tư là nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư phát triển. Về bản
chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế
có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Khẳng định này đã được
chứng minh ở hầu hết các trường phái kinh tế học như: kinh tế học cổ điển, kinh tế học
chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại
Trong tác phẩm “ Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith đã khẳng định:
“Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy
cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết

kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”
Sang thế kỷ XIX, theo quan điểm của Mác, con đường cơ bản và quan trọng về
lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong
sản xuất và tiêu dùng, hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ
có thể đáp ứng được do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế
Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế
học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm,
lãi suất và tiền tệ” của mình, John Maynard Keynas đã chính minh được rằng: Đầu tư
chính là phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra
rằng , tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng. Điều này có nghĩa
là:
Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng
Như vậy:
Đầu tư = Tiết kiệm
Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song
phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và một bên là người tiêu dùng.
Thu nhập chính là chênh lệch giữa tổng doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng với
3
tổng chi phí. Nhưng toàn bộ các sản phẩm phải được bán ra cho người tiêu dùng hoặc
các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực
sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu
dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất
mà người ta gọi là đầu tư
Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong
nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ
cũng được thiết lập. Phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại
nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược
lại, vốn tích lũy của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải
huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết

kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lãi
CA = S – I
Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (current account)
Trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy của nền kinh tế dẫn
đến tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi
đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguốn vốn đầu tư
quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong
nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia có thể đầu tư ra nước
ngoài hoặc cho các nước khác vay nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng (thu nhập) của nền kinh tế về quy
mô và tốc độ trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Quy mô tăng
trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý
nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu
nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng
giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính
bình quân trên đầu người
Như vậy, về bản chất, tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh
tế.
2. Vai trò vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
4
2.1 Lý thuyết của Harrod Domar
a. Nội dung
Vào những năm 40, các nhà kinh tế R. Harrod và E. Domar đã đề xuất quan
điểm về tăng trưởng kinh tế và các nhu cầu về vốn cơ bản dựa trên tư tưởng của
Keynes
Theo mô hình H-O, đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một
ngành hay một nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư cho đơn vị đó
Nếu gọi S là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong đầu tư sẽ là:
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết
kiệm (St = It), do đó cũng có thể viết:

Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên It = Kt. Nếu gọi k là tỷ số gia
tăng giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR), ta có:
Do đó chúng ta có:
Ở đây k được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này nói lên
rằng : vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân
dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số này cũng phản ánh trình độ kỹ thuật
của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư. Ví dụ, nếu như đầu tư 3 tỷ đồng
dưới dạng xây dựng nhà máy mới và trang bị mới làm cho xí nghiệp có khả năng tăng
đầu ra thêm 1 tỷ đồng/năm trong vòng một năm tới thì hệ số gia tăng vốn đầu ra trong
trường hợp này là 3/1. Đối với các nhà làm kế hoạch, khi cho trước phương trình đơn
giản này thì nhiệm vụ không phức tạp lắm. Bước đầu là thử đưa ra một cách tính tỷ số
gia tăng vốn – đầu ra. Có hai phương án lựa chọn cho bước tiếp theo. Hoặc là phải lập
5
kế hoạch cần quyết định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, hoặc là cần quyết định tỷ lệ tiết
kiệm.
b. Nhận xét lý thuyết
Lý thuyết H-O về thực chất chỉ gói gọn trong khái niệm tăng trưởng kinh tế. Dù
vậy, lý thuyết này vẫn còn ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển muốn tăng
nhanh tốc độ phát triển của mình , bởi nó nhắm trúng vấn đề thiết yếu và nan giải nhất
ở đây là vốn đầu tư. Đi theo hướng này là một loạt chính sách ở các quốc gia nhằm
nâng cao khả năng tích lũy trong tổng sản phẩm quốc dân
 Ưu điểm
- Vận dụng để ra kế hoạch cho sự phát triển của một ngành hay một khu vực nào đó
của nền kinh tế
- Dựa vào đó cũng có thể đưa ra những chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế khi xét
đến mối tương quan giữa nguồn tài chính và nguồn lực hiện có
 Hạn chế
- Ở các nước đang phát triển luôn vấp phải vấn đề cái vòng luẩn quẩn (thu nhập thấp,
tích lũy thấp, đầu tư thấp, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp…)do vậy việc sử
dụng vốn làm động lực cho phát triển là thiếu tính khả thi

- Mặt khác, ở các nước đang phát triển, thị trường tài chính và thị trường hàng hóa
hoạt động yếu ớt. Dẫn đến toàn bộ tiết kiệm không đưa được ra đầu tư
- Lý thuyết H-O không giải thích rõ một số điểm khác biệt căn bản trong sự tăng
trưởng của các quốc gia, trong khi mọi người muốn biết tại sao có sự khác nhau rất
lớn giữa các nước
2.2 Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
 Tác động đến cầu:
Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế
giới, đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong tổng cầu của các nước trên thế giới. Đối
với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét trong mô hình kinh tế
vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp
thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu AD tăng (Các yếu tố khác không đổi)
AD = C + I + G + X –M
Trong đó C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
6
G: Tiêu dùng của chính phủ
X: Xuất khẩu
I: Nhập khẩu
 Tác động đến cung:
Tổng cung của nền kinh tế bao gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung
nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất :
vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…, thể hiện qua phương trình sau:
Q = F(K,L,TFP)
K : Vốn đầu tư
L : Lao động
TFP : Năng suất lao động tổng hợp
Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn

thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…
Do đó đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế
Xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn tực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành
kết quả đầu tư. Khi kết quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt
động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên
Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan
hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn
II .
Cơ cấu vốn đầu tư
1. Phân loại theo tiêu chí nguồn gốc hình thành
Nguồn vốn trong nước
a. Nguồn vốn nhà nước
 Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
Đây là nguồn chi của ngân sách cho đầu tư. Đó chính là nguồn vốn đầu tư quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này
thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh và hỗ trợ các dự án cần sự tham gia của nhà nước, chi cho việc lập và thực hiện
7
các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây
dụng đô thị và nông thôn
 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển của nhà nước.
Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử
dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991 – nay
nguồn vốn này có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính
sách đầu tư của nhà nước. Nguồn vốn tín dụng phát triển có tác dụng tích cực trong
việc giảm bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng
nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay
vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng nhà nước là

hính thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương pháp tín
dụng với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết vĩ mô. Thông qua
nguồn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hôi
của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh
công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh
tế mà còn thực hiện mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng
đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề
kinh tế xã hội như xóa đói, giảm nghèo, và đặc biệt trong việc chuyển dich cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
 Nguồn vốn từ các doanh nghiêp nhà nước :
Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại
của doanh nghiệp nhà nước. Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường nguồn vốn
của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14-15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ
yếu là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền
công nghệ của doanh nghiệp
b. Nguồn vốn ngoài nhà nước
Bao gồm nguồn vốn doanh nghiệp và hộ gia đình
Nguồn vốn ngoài nhà nước theo ước tính của bộ Kế hoạch và Đầu tư chiếm
bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián
tiếp khoảng 3,7% GDP, chiếm khoang 25% tiết kiệm của dân cư, phần tiết kiệm của
dân cư tham gia đầu tư trực tiếp chiểm khoảng 5% GDP, chiếm khoảng 33% tiết kiệm
8
của dân cư. Nguồn vốn dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình.
Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong số các nguồn tập trung và
phân phối vốn quan trọng của nền kinh tế. Quy mô tiết kiệm phụ thuộc vào : Trình độ
phát triển của đất nước(ở những nước trình độ thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm
thấp); tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của nhà nước thông qua
chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội
Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp tư nhân, công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào hoạt động,
phần tích lũy của doanh nghiệp này cũng đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của
toàn xã hội
Thực tế thời gian qua cho thấy đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình
có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn mở mang ngành
nghề, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và vận tải của
địa phương
Nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các
doanh nghiệp , các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá
trình đầu tư phát triển của nước sở tại
Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài
chính thành :
 Tài trợ phát triển chính thức (ODF – Official Development Finance)
Nguồn này bao gồm Viện trợ phát triển chính thức và các hình thức tài trợ khác. Trong
đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ
nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình
thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn ODF khác. Ngoài các
điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, khối lượng vốn cho vay lớn, bao giờ
trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại ( còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%
Các tổ chức viện trợ đa phương hiện đang hoạt động gồm các tổ chức thuộc hệ
thống Liên hợp quốc, Cộng đồng châu Âu, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài
chính quốc tế
Các hình thức viện trợ ODA
Theo mục đích và cách tiếp cận viện trợ, thì ODA được thực hiện thông qua các
hình thức sau đây :
9
- Hỗ trợ cán cân thanh toán, thường có nghĩa là hỗ trợ tài chính trực tiếp nhưng đôi
khi lại hỗ trợ hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa chuyển vào

trong nước thông qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được chuyển thành
hỗ trợ ngân sách. Điều này xảy ra khi hàng hóa nhập vào nhờ thị hình thức này
được bán ra trên thị trường trong nước, và số thu nhập bằng bản tệ được đưa vào
ngân sách chính phủ
- Tín dụng thương mại với các điều khoản “mềm” ( lãi suất thấp, hạn trả dài…). Trên
thực tế là khoản hỗ trợ có ràng buộc
- Viện trợ chương trình, là viện trợ khi đat được một hiệp định với đối tác viện trợ
nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho mục đích tổng quát với thời hạn nhất
định, mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào
- Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của viện trợ chính thức. Hỗ trợ dự án thường lien
quan đến hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kĩ thuật và trên thực tế thường có cả hai yếu tố
này : Hỗ trợ cơ bản thường chủ yếu về xây dựng ( đường sá, cầu cống, trường học,
bệnh viện, hệ thống viễn thông…). Thông thường các dự án này thường kèm theo
hỗ trợ kĩ thuật, dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài giám sát những hoạt động
nhất định nào đó, hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các đối tác nhận
viện trợ. Hỗ trợ kĩ thuật thường chủ yếu tập trung vào chuyển giao trí thức hoặc
tăng cường lập cơ sở kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu, tình hình cơ bản, nghiên cứu
trước khi đầu tư ( quy hoạch, lập luận chứng kinh tế, kĩ thuật ). Chuyển giao trí thức
có thể chuyển giao công nghệ thông thường, nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kĩ
thuật phân tích ( kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các
vấn đề xã hội…)
Vai trò của ODA với các nước đang phát triển
- ODA là nguồn vốn cực kì quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế của các nước
đang phát triển. Thông qua dự án ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của nước
tiếp nhận được nâng lên một bước. Nếu các nước đang phát triển sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn ODA sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Thông qua các dự án ODA về giáo dục, đào tạo, y tế… giúp trình độ dân trí, chất
lượng lao động được nâng cao
Khi xem xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư, ODA là một trong những nguồn vốn
nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn này một phần vốn

ODA có thể được đưa vào ngân sách nhà nước đáp ứng mục tiêu chi đầu tư phát triển
10
của nhà nước, một phần có thể đưa vào chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư của nhà
nước và một phần có thể vận hành theo các dự án độc lập
 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là nguồn vốn lớn có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển
Nguồn vốn FDI có đặc điểm cơ bản khác với nguồn vốn nước ngoài khác là
việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn. Thay vì
nhận lãi suất trên vốn đã đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu
tư hoạt động có hiệu quả
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức chủ yếu là
hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai hoặc nhiều bên (bên hợp
doanh) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để
tiến hành sản xuất, kinh doanh ở nước nhận tiếp nhận mà không tiến hành thành lập
một pháp nhân
- Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên nước
ngoài hợp tác với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng
hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được
thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo
pháp luật nước tiếp nhận đầu tư
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài ( tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập
tại nước tiếp nhận đầu tư , tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất,
kinh doanh
Vai trò của nguồn vốn FDI
Đối với các nước đi đầu tư

- Thông qua đầu tư FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất
thấp của nước tiệp nhận đầu tư (giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên, vật liệu
tại chỗ thấp). Nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư
- Cho phép có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở
trong nước
11
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên, vật liệu
dồi dào, ổn định với giá rẻ
- Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường khả năng ảnh
hưởng của mình trên thị trường quốc tế, nhờ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,
lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư, giảm giá thành sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh với các hàng hóa nhập từ các nước khác
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư (Các nước đang phát triển)
- FDI giải quyết vấn đề thiếu vốn, giúp các nước này thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn
của sự đói nghèo
- Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao
công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang nước tiếp nhận công nghệ
- Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng
động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác hiệu quả các tiềm
năng của đất nước. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực
- Việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào tình trạng nợ nần, không chịu những
răng buộc vào chính trị, xã hội
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư, bên cạnh những ưu
điểm thì FDI cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, nếu đầu tư vào nơi có môi
trường bất ổn về kinh tế và chính trị, thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ bị mất vốn. Còn
đối với các nước sở tại, nếu không có quy hoạch cho đầu tư cụ thể và khoa học thì sẽ
dễ dẫn đến việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá
mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
 Nguồn vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO)

Hiện nay trên thế giới có hàng trăm tổ chức phi Chính phủ hoạt động theo các
mục đích, tôn chỉ khác nhau (từ thiện, nhân đạo, y tế, tôn giáo…). Nguồn vốn các tổ
chức phi Chính phủ thường nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn quyên góp hoặc sự tài trợ của
các Chính phủ. Viện trợ NGO có những đặc điểm sau:
- Phương thức viện trợ đa dạng, có thể vật tư, thiết bị hoặc lương thực, thực phẩm,
thuốc men, tiền mặt, quần áo…
- Quy mô viện trợ nhỏ, từ vài ngàn đến vài trăm ngàn USD, nhưng thủ tục đơn giản,
thực hiện nhanh, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khẩn cấp (khắc phục thiên tai,
dịch bệnh…)
- Khả năng cung cấp viện trợ và thực hiện viện trợ thất thường và nhất thời
12
- Ngoài mục đích nhân đạo, trong một số trường hợp còn mang màu sắc tôn giáo,
chính trị khác nhau nên khó quản lý
Viện trợ NGO thường là viện trợ không hoàn lại, trước đây loại viện trợ này chủ
yếu là vật chất, đáp ứng nhu cầu nhân đạo như: cung cấp thuốc men cho các trung tâm
y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai. Hiện nay, loại viện trợ này lại
được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của
các chuyên gia thường trú như : huấn luyện nhưng người làm công tác bảo vệ sức
khỏe, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn, cung cấp dinh
dưỡng và sức khỏe ban đầu
 Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài(FII- Foreign Indirect Investment):
FII được hiểu là hình thức đầu tư thông qua việc mua chứng khoán và các giấy tờ có
giá trị khác. Theo Luật đầu tư Việt Nam ban hành năm 2005 thì FII được xác định là
hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần , trái phiếu ,cổ phiếu và các giấy tờ có giá
trị khác,quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian mà nhà
đầu tư không tham gia quản lý hoạt động đầu tư.Vốn gián tiếp nước ngoài đầu tư và
các quốc gia khác thường tồn tại theo các loại hình quỹ hoặc các công ty tài chính, chủ
yếu là quỹ hỗ tương, trợ cấp và quỹ lương hưu, đầu tư của các liên đoàn tài chính và
quỹ đầu tư mạo hiểm.
Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp:

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của các
nước đang phát triển. Nó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và doanh nghiệp. Có
một thực tế là để thu hút được nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì các nhà nước cần phải có
sự đổi mới bản thân nền kinh tế, đổi mới thể chế,cơ chế chính sách kinh tế cho phù hợp
với những yêu cầu của nhà đầu tư. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp có ảnh hưởng thúc đẩy
sự đổi mới thể chế kinh tế, thúc đẩy thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu phát
triển. Ngoài ra nó còn thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước,tạo ra
áp lực cần phải cải tiến công nghệ ,sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất
lao động ,tăng sản lượng.
2. Phân loại theo tiêu chính nhóm ngành
Vốn đầu tư được phân chia vào 3 nhóm ngành chính : nông lâm nghiệp và thủy
sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ
Tiêu chí này nhằm cho chúng ta cái nhìn tổng quan về tương quan các ngành
kinh tế trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu vốn phân bổ cho các ngành đó
13
III.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tác động của nguồn vốn với tăng trưởng
1. Hệ số ICOR
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio)- tỷ số gia tăng của vốn so với
sản lượng là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng them với mức gia tăng sản lượng, hay là
suất đầu tư cần thiết để tạo ra một sản lượng (GDP) tăng them
Về phương pháp tính, hệ số ICOR được tính như sau:
ICOR = Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm = Đầu tư trong kỳ/GDP tăng
thêm
Chia cả tử và mẫu cho GDP, có công thức
ICOR = (Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP ) / Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Ta thấy, nếu ICOR không đổi, mức tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào vốn
đầu tư. Theo một số nghiên cứum muốn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và vổn
định thì vốn đầu tư chiếm khoảng 25% GDP, tùy thuộc vào ICOR của từng nước
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố:
- Thứ nhất, trình độ khoa học công nghệ trong nước

- Thứ hai, sự tương quan về giá cả giữa các yếu tố đầu vào
- Thứ ba, trình độ quản lý và sử dụng vốn
Ưu nhược điểm của hệ số ICOR
 Ưu điểm
- ICOR là chỉ số quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy
mô vốn đầu tư cần thiết để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai
- Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư. ICOR giảm cho thấy : Để tạo ra một đơn vị GDP
tăng thêm, nền kinh tế chỉ phải bỏ ra một lượng vốn ít hơn, nếu các điều kiện khác
ít thay đổi
 Nhược điểm
- Hệ số ICOR mới phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh
hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm
- ICOR củng bỏ qua tác động của ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế
chính sách…
- Hệ số ICOR không tính đến yếu tố trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và
mẫu số của công thức) , vấn đề tái đầu tư…
14
2. Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn đầu tư
Hệ số co giãn của sản lượng theo vốn đầu tư cho ta biết khi vốn đầu tư tăng
thêm 1% thì sản lượng tăng thêm bao nhiêu %
Công thức:
E
Y/I
= % ∆Y / % ∆I = ∆Y/ ∆I * I/Y
- Nếu E Y/I > 1 thì khi tăng thêm 1% của vốn đầu tư thì sản lượng tăng thêm nhiều
hơn 1%
- Nếu E Y/I = 1 thì khi tăng thêm 1% của vốn đầu tư thì sản lượng tăng thêm 1%
- Nếu E Y/I < 1 thì khi tăng thêm 1% của vốn đầu tư thì sản lượng tăng thêm nhỏ
hơn 1%

IV. Tỷ trọng vốn đầu tư cụ thể trong tổng vốn đầu tư
Tỷ trọng vốn đầu tư cụ thể là phần trăm (%) vốn đầu tư cụ thể trong tổng vốn
đầu tư
Công thức :
Tỷ trọng vốn đầu tư = Vốn đầu tư cụ thể / Tổng vốn đầu tư
Tỷ trọng vốn đầu tư cho biết đóng góp của vốn đầu tư đó trong tổng vốn đầu tư,
cho biết vai trò của nguồn vốn đó trong cơ cấu vốn đầu tư
15
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN Ở VIỆT NAM
I. Đánh giá chung về tổng vốn đầu tư xã hội ở nước ta
1. Thực trạng
Việt Nam với nhiều nguồn lực khác nhau như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên,
công nghệ để tạo ra tăng trưởng kinh tế thì nguồn lực về vốn có nhiều thay đổi qua các
năm.
Bảng tổng vốn đầu tư (2001-2009)
Năm Vốn
đầu tư
GDP Tỷ lệ
VĐT/GDP
(tỷ
đồng)
(tỷ
đồng)
(%)
2001 170496 481295 0,3542
2002 200145 535762 0,3736
2003 239246 613443 0,3900
2004 290927 715307 0,4067
2005 343135 839211 0,4089

2006 404712 974266 0,4154
2007 521700 1144015 0.456
2008 605462 1203358 0.503
2009 643209 1305695 0.586
( Nguồn tính toán của CIEM)
Từ bảng trên ta thấy lượng vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm: 2001 vốn đầu
tư theo giá thực tế là 170496 tỷ đồng (35,42%GDP), năm 2007 tăng lên đến 521700 tỷ
đồng ( 45% GDP). Cả giai đoạn 2001-2007 đạt 2170361 tỷ đồng, lượng vốn đầu tư
16
tăng nhanh nhờ nhà nước có những chính sách và giải pháp thu hút nguồn vốn hợp lý.
Lượng vốn từ năm 2001 qua các năm sau đều tăng khoảng từ 30000 đến 50000 tỷ đồng
đến năm 2006, đặc biệt đến năm 2007 lượng vốn tăng 116988 tỷ đồng so với năm 2006
( lượng gia tăng gấp đôi so với các năm trước). Có được sự tăng nhảy vọt này là vì
nước ta trở thành thành viên của WTO là nhân tố chủ yếu làm gia tăng nguồn vốn toàn
xã hội.
Tỷ lệ vốn đầu tư nước ta chỉ thấp hơn Trung Quốc còn hầu hết cao hơn các nước
khác trong khu vực như năm 2004 Việt Nam là 40,67% thì Trung Quốc là 45,7% , Hàn
Quốc là 29,3%, Thái Lan là 37,8%, Malaixia là 22,5%, Phi-lip-pin 19,6%, Indonexia
19,5%, Xingapo là 15,3%. Hiện nay, tỷ lệ vốn đầu tư của nước ta và các nước trong
khu vực đều tăng lên nhưng ở nước ta tỷ lệ vể vốn đầu tư / GDP vẫn ở mức cao.
Nhưng thực trạng cụ thể từng nguồn vốn: nguồn vốn của khu vực nhà nước, nguồn vốn
ngoài khu vực nhà nước và nguồn vốn nước ngoài biến động tăng giảm như thế nào thì
ở mục sau của bài chúng em có đi vào chi tiết cụ thể từng nguồn vốn.
2. Vai trò của tổng nguồn vốn
Nguồn vốn với vai trò một yếu tố đầu vào rất quan trọng đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì trong ba yếu
tố đầu vào của tăng trưởng nguồn vốn đóng góp với một tỷ lệ cao nhất:
Bảng đóng góp các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng kinh tế
ĐV: %
Thời kỳ 1993-1997 1998-2002 2003-2006

Vốn 69,30 57,40 52,73
Lao động 15,90 20,00 19,07
TFP 14,80 22,60 28,20
Trong thời gian dài từ năm 1990 tổng nguồn vốn đầu tư tăng khá nhanh, chiếm
tỷ lệ lớn trong GDP. Giai đoạn những năm 1993 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gắn liền
với việc gia tăng mạnh mẽ của tỷ lệ tiết kiệm trong nước và đầu tư trong GDP làm cho
tổng nguồn vốn cũng chiếm tỷ lệ cao là 69,30%, gấp hơn 4 lần yếu tố lao động và yếu
tố tổng hợp là thấp nhất. Khi ở giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng giảm đi thì tỷ lệ nguồn
vốn trong GDP cũng giảm theo còn 57,40% giai đoạn 1998-2002 và 52,73% giai đoạn
17
2003-2006. Với nguồn vốn là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế thì nó đóng góp
theo điểm phần trăm cũng tương ứng như sau: vốn đóng góp là 6,10 điểm phần trăm
(1993-1997). Còn thời kỳ năm 1998-2003 do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong
khu vực cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên, đó là sự rút vốn đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc nền kinh tế bị khủng hoảng khỏi Việt nam nên
làm nguồn vốn thu hút từ đầu tư nước ngoài ở nước ta giảm xuống. Thứ hai, chính nền
kinh tế của nước ta cũng bị ảnh hưởng làm các doanh nghiệp trong nước bị phá sản,
sản xuất kinh doanh thua lỗ, tiêu dùng, tiết kiệm của các thành viên xã hội giảm làm
nguồn vốn huy động từ trong nước cũng giảm một cách rõ ràng. Điều đó dẫn đến tổng
nguồn vốn đầu tư giảm và tỷ lệ đầu tư thấp làm vốn đóng góp rất thấp vào tăng trưởng
là 3,56 điểm phần trăm. Tiếp những năm sau nền kinh tế chưa phục hồi nên vốn đóng
góp 3,78 điểm phần trăm (2003-2006). Một sự giảm sút rất nhanh về sự đóng góp vào
tăng trưởng, trong thời kỳ tiếp theo sự đóng góp về các nguồn vốn có tăng hay giảm?
và sự tăng giảm này có cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế không? Cụ thể ở các
năm như sau
Bảng về tốc độ tăng trưởng của GDP và của vốn đầu tư (2001-2009)
ĐV: %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng GDP 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,48 6,23
7,25

Tốc độ tăng VĐT 12,4 14,4 12,7 13,5 13,0 13,7 25,8 22,1
25,4
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ bảng trên ta thấy, sau đợt khủng hoảng kinh tài chính tiền tệ của khu vực
Châu Á thì tốc độ tăng trưởng của nước ta giai đoạn 1996-2000 giảm xuống còn 6,95%
thì bắt đầu đến giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng GDP bắt đầu phục hồi đạt mức trung
bình 7,51% và đặc biệt hai năm 2006 và năm 2007 đạt khá cao lần lượt là: 8,23% và
8,48%. Có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy là nhờ nước ta đã huy động
được lượng vốn đầu tư khá lớn, tốc độ tăng của vốn cũng tăng lên: 2002 là 14,4% tăng
hơn so với năm 2001 là 2%. Nhưng đến năm 2003 tốc độ giảm xuống còn 12,7% và lại
tăng dần từ năm 2004 đến năm 2006. Đặc biệt đến năm 2007 tốc độ của vốn đầu tư
18
tăng nhày vọt lên 25,8% do cuối năm 2007 nước ta chính thức trở thành thành viên của
tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã thu hút được nguồn vốn đầu tư của cả trong
nước và ngoài nước. Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nước ta nhiều hơn nhờ nền
kinh tế ổn định, các hàng rào thuế quan bãi bỏ, nhiều chính sách và các luật về đầu tư
nước ngoài được ban bố...Chính vì thế mà tốc độ vốn tăng lên, đến năm 2008 không
nằm ngoài sự biến động của nền kinh tế tốc độ tăng trưởng giảm nên tốc độ tăng của
vốn đầu tư cũng giảm xuống còn 22,1%.
Với những biến động về vốn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thì nguồn vốn
nào sẽ có những biến động lớn hơn? Nguồn vốn trong nước hay nguồn vốn nước ngoài.
Hai nguồn vốn này có mối quan hệ mật thiết với nhau: vốn trong nước là chủ đạo còn
vốn đầu tư quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của kế hoạch năm năm 2006-2010 và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân hàng năm khoảng 7,5-8%. Nước ta cần huy động tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã
hội khoảng 140 tỷ USD (theo giá 2005) và tương đương gần 160 tỷ USD ( theo giá
hiện hành) trong đó 65% huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn
vốn nước ngoài. Hay tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 42% trong
GDP – cao nhất thế giới hiện nay.
19

Cơ cấu vốn đầu tư theo giá thực tế từ năm 2000-2009.
Đv: %
Năm NV
trong
nước
NV
ngoài
nước
Tỷ lệ
TN/NN
2000 82,0 18,0 4,56
2001 82,4 17,6 4,74
2002 82,6 17,4 4,75
2003 84,0 16,0 5,25
2004 85,8 14,2 6,04
2005 85,1 14,9 5,71
2006 83,8 16,2 5,17
2007 75,2 24,8 3,03
2008
78,4
28,8 4,6
2009
81,6
32,4 6,56
Một cơ cấu hợp lý giữa nguồn vốn trong và ngoài nước giúp giữ ổn định nền
kinh tế, nước ta những năm 2000 thì hơn 4 đồng trong nước thì có 1 đồng nước ngoài,
các năm sau tỷ lệ này tăng dần lên do sự đầu tư của nước ngoài kém hiệu quả hơn. Đến
năm 2007 thì tỷ lệ này giảm xuống còn là 3 đồng trong nước với 1 đồng ngoài nước.
Nguồn vốn đầu tư xã hội tăng khá nhanh vượt mức dự kiến trên 30% so với kế
hoạch ( gấp 2 lần so với 5 năm trước). Nguồn vốn trong nước chiếm 84% cao hơn hẳn

tỷ lệ 78,6% giai đoạn 1996-2000, nguồn vốn ngoài nước chiếm 20% so với 12%
( 1996-2000). Sự tăng lên của tổng nguồn vốn là do tăng lên của cả nguồn vốn trong
nước và nguồn vốn ở ngoài nước đặc biệt hiện nay thì nguồn vốn nước ngoài tăng
nhanh hơn nguồn vốn trong nước: năm 2007 vốn trong nước là 75,2% giảm so với năm
2006 thì nguồn vốn ngoài nước là 24,8% tăng hơn so với năm 2006 là 16,2%. Thể hiện
xu hướng phù hợp với nền kinh tế mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng nhiều hơn. Nhưng sự giảm đi của nguồn vốn trong nước chính là sự giảm tỷ trọng
của vốn đầu tư ngân sách và tăng tỷ trọng của nguồn vốn của khu vực ngoài nhà nước.
Nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước là một trong ba bộ phận cấu thành tổng
nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. Nguồn vốn này giữ vai trò chủ đạo, định hướng và
điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn của kinh tế ngoài nhà nước quan
trọng trong sự phát triển kinh tế vì đó là nguồn vốn có khả năng tăng trong các nguồn
20
vốn. Còn nguồn vốn nước ngoài phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư nên biến động không
đều qua các giai đoạn.
Bảng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn
Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài
Nhà nước Đầu tư nước ngoài
Năm
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)

Tỷ
trọng(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng(%)
2001 101973 59.8 38512 22.6 30011 17.6
2002 114738 57.3 50612 25.3 34795 17.4
2003 126558 52.9 74388 31.1 38300 16
2004 139831 48.1 109754 37.7 41342 14.2
2005 161635 47.1 130398 38 51102 14.9
2006 185102 45.7 154006 38.1 65604 16.2
2007 208100 39.9 204705 35.3 129399 24.8
2008 245641 41.5 224563 37.5 150456 26.4
2009 326540 43.6 242312 39.4 1751324 32.1
(Nguồn : Niên giám thống kê 2009)
Nhìn vào bảng số liệu trên đây, có thể nhận thấy rằng, tỷ trọng của nguồn vốn
đầu tư khu vực kinh tế nhà nước là lớn nhất trog ba nguồn kể trên, chiếm khoảng trên
dưới 50% tổng đầu tư toàn xã hội. Cụ thể là, năm 2001, vốn đầu tư khu vực kinh tế
chiếm 59,8%, trong đó nguồn vốn ngoài quốc doanh chỉ chiếm 22,6% và 17,6% còn lại
là của vốn khu vực đầu tư nước ngoài. Năm 2007 là năm vốn khu vực nhà nước có xu
hướng giảm, nhưng vẫn đạt 39,9% cao hơn so với hai khu vực còn lại là 35,5% và
24,8%. Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong việc tập trung vào phát triển kết cấu hạ
tầng kĩ thuật và đầu tư cho các chương trình dự án gắn với mục tiêu xã hội, mục tiêu
phát triển con người. Cơ cấu nguồn vốn theo từng thành phần kinh tế tăng giảm theo
tổng nguồn vốn đầu tư xã hội với sự tăng trưởng kinh tế và mục tiêu dài hạn nguồn vốn
giữ tỷ lệ ổn định trong GDP là 42%.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Hệ số ICOR: là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng hay còn gọi là hệ số đầu

tư tăng trưởng. Hệ số này cho biết muốn có một đồng vốn tăng trưởng thì phải cần
21
bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Cụ thể hệ số này qua các năm 2001-2008 ở nước ta như
sau:
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
ICOR(lần) 5,13 5,28 5,31 5,22 4,85 5,04 5,38 6,92
( Thời báo kinh tế Việt Nam )
Năm 2001 để tăng 1 đồng GDP thì cần đầu tư thêm 5,13 đồng vốn, đến năm
2008 thì cần 6,92 đồng vốn. Hệ số này ở nước ta co xu hướng tăng lên, nhưng không
phải do trình độ công nghệ tăng lên hay nguồn lực khan hiếm mà do nguyên nhân quản
lý vốn kém hiệu quả. Vì thế hiệu quả sử dụng vốn còn thấp và chỉ số này hiện quá cao
so với trình độ công nghệ hiện có. Trong tương lai nên giảm ICOR để quản lý vốn tốt
và tập trung vào ngành có hiệu quả cao.
- Tỷ lệ GDP so với vốn đầu tư:
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP/VĐT 2,68 2,68 2,56 2,46 2,45 2,41 2,19 2,32
Năm 2001 và 2002 thì một đồng vốn đầu tư tạo 2,68 đồng GDP, năm 2003 đến
năm 2008 thì một đồng vốn đầu tư tạo ra được ít đồng GDP hơn: 2,56 (năm 2003) và
2,32 (năm 2008), năm 2007 là thấp nhất một đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra 2,19 đồng
GDP: về lượng vốn thì tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng của nguồn vốn thì chưa đạt
hiệu quả.
II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành
Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội có thể chia theo nhiều tiêu chí khác nhau, và các
cách chia này chỉ mang tính chất tương đối. Theo nguồn hình thành, tổng vốn đầu tư xã
hội chia làm 3 nguồn chính : vốn khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước
1.1 Tỷ trọng và cơ cấu của nguồn vốn khu vực nhà nước
Theo nguồn hình thành, vốn đầu tư khu vực nhà nước có thể chia thành 3 nguồn
chính: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn của doanh nghiệp

nhà nước và nguồn vốn khác. Cơ cấu các nguồn theo như bảng sau:
22


Cơ cấu vốn đầu tư khu vực
kinh tế nhà nước theo nguồn


Vốn ngân sách
Vốn tín dụng đầu
tư phát triển
Vốn doanh nghiệp
nhà nước và vốn
khác
Năm Tổng
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng(%)
Giá
trị (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng(%)
Giá
trị (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng(%)

2001 101973 45594 44.7 28723 28.2 27656 27.1
2002 114738 50210 43.8 34937 30.4 29591 25.8
2003 126558 56992 45 38988 30.8 30578 24.2
2004 139831 69207 49.5 35634 25.5 34990 25
2005 161635 87932 54.4 35975 22.3 37728 23.3
2006 185102 100201 54.1 37000 20 47901 25.9
2007 208100 106200 51 41000 19.7 60900 29.3
2008 253213 130546 52.8 46140 22.6 70345 30
2009 291654 150315 54.6 49313 25.6 78034 32.4
(Nguồn : Niên giám thống kê 2009)
Vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chiếm vai trò chủ đạo trong nguồn vốn
khu vực nhà nước, với tỷ trọng cao qua các năm, đạt khoảng 45 – 55% tổng vốn khu
vực nhà nước. Cụ thể là năm 2001 tỷ trọng là 44,7% năm 2005 là 54,4%, năm 2006 là
54,1%, năm 2007 đạt 51%. Bình quân giai đoạn 2001 – 2007 , tỷ trọng của vốn ngân
sách nhà nước ước đạt 48,93%. Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Đứng thứ hai về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư khu vực nhà nước là nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển. Nguồn vốn này ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của
mình đối với đời sống kinh tế - xã hội. Tỷ trọng của nguồn vốn này. Bình quân giai
đoạn 2001 – 2007, vốn tín dụng đầu tư phát triển chiếm 25,27% so với vốn khu vực
nhà nước, cao nhất năm 2003 đạt 30,8%, năm 2002 đạt 30,4%. Mặc dù tỷ trọng của
nguồn vốn này khá cao, tuy nhiên vẫn bị đánh giá là chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho sự
phát triển của đời sống xã hội.
Cuối cùng là nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác, trong đó,
vốn doanh nghiệp chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, còn vôn khác chiếm tỷ lệ không đáng
kể. Đây là nguồn vốn thể hiện tình hình hoạt động, cũng như kết quả của hoạt động
23
kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ trọng của nguồn vốn này không cao,
trung bình đạt 25,8% giai đoạn 2001 – 2007.
1.2 Xu thế vận động của các nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nước

Mặc dù tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước luôn đạt mức
cao nhất qua các năm nhưng có xu hướng giảm dần, nhưng về giá trị năm sau vẫn tăng
so với năm trước. Giai đoạn 1991 – 2000 tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trung bình đạt
47,3%/năm thì giai đoạn 2001 – 2005 tăng lên trên 50%/năm. Năm 2003 bắt đầu giảm
từ 52,9% xuống còn 45,7% năm 2006 và 39,9% năm 2007. Điều này được giải thích do
có sự gia tăng mạnh mẽ của các nguồn vốn khác trong tổng đầu tư toàn xã hội và các
nguyên nhân nội tại của các nguồn vốn thành phần trong vốn khu vực nhà nước hoạt
động không hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn khu vực nhà nước giảm
xuống trong những năm gần đây báo hiệu một dấu hiệu tốt về môi trường đầu tư ở Việt
Nam đang dần được cải thiện theo hướng khuyến khích đầu tư khu vực ngoài nhà
nước, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn vốn khu vực nhà
nước và có vai trò lớn trong sự phát triển. Năm 2001, tỷ lệ đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách tăng so với năm 2000, đạt 44,7% do chính phủ vẫn thực hiện chính sách kích cầu
thông qua việc tăng chi ngân sách cho đầu tư. Năm 2003, tỷ trọng vốn ngân sách bị sụt
giảm, điều này thể hiện những giới hạn của chính phủ trong việc tăng đầu tư từ ngân
sách nhà nước cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Từ năm 2003 trở lại đây, cùng với sự tăng
mạnh của tổng nguồn vốn xã hội, vốn ngân sách nhà nước tăng mạnh. Năm 2007, do
vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tăng nên tỷ trọng của vốn ngân sách có xu
hướng giảm, từ 54,1% năm 2006 xuống 51%.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển và vốn doanh nghiệp nhà nước mặc dù tỷ trọng
nhỏ hơn vốn ngân sách nhà nước các nguồn vốn này ngày càng thể hiện vai trò của
mình trong sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, điều tiết, định hướng sự phát
triển và khai thác được tiềm năng của đất nước. Theo xu hướng chung của tổng nguồn
vốn xã hội, hai nguồn vốn này cũng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, vốn tín dụng đầu
tư phát triển có xu hướng giảm dần, từ 30,8% năm 2003 xuống còn 22,3% năm 2005
và 19,7% năm 2007. Đó là do vốn của doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng về tuyệt
đối cũng như tương đối.
Cơ cấu và xu hướng vận động của các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư toàn xã
hội, mà đặc biệt là nguồn vốn khu vực nhà nước ở nước ta ngày càng phù hợp với xu

thế chung tất yếu và phát huy vai trò của mình đối với tăng trưởng và phát triển của
nền kinh tế.
24
1.3 Thực trạng và hiệu quả sử dụng của nguồn vốn khu vực nhà nước
1.3.1 Thực trạng sử dụng
Vốn khu vực nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hoặc các ngành mà tư nhân không muốn, không có khả năng đầu tư, các chương
trình trọng điểm quốc gia nên những kết quả mà nguồn vốn này mang lại rất khó có thể
lượng hóa được.
Ngân sách nhà nước ưu tiên cho các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội, dự trữ vật tư, hàng hóa của nhà nước, đầu tư phát triển sản xuất, mang lại nhiều
kết quả cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 30% tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2001
– 2007, chi xây dựng cơ bản chiếm gần như tuyệt đối, đến 98% chi đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, một thực trạng vẫn còn tồn tại, thậm chí ngày càng tăng trong việc sử dụng
nguồn vốn ngân sách, đó là các sai phạm trong quyết định đầu tư, các dự án thi công
chậm tiến độ, bố trí vốn không đúng qui định, giải ngân vốn chậm, đầu tư manh mún,
dàn trải, gây ảnh hưởng không tốt tới kết quả và kê hoạch phát triển chung của toàn xã
hội.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển thường dùng cho các dự án trọng điểm quốc gia
như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, lọc dầu, xi măng hóa chất, cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
Nó đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, hỗ
trợ phát triển vùng miền, thúc đẩy một số lĩnh vực, tham gia xóa đói giảm nghèo….
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn này còn nhiều hạn chế trong khâu kiểm soát,
kiểm tra thiếu chặt chẽ và được đánh giá là chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế.
Vốn doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác được đầu tư cho tài sản cố định,
đầu tư phát triển khoa học công nghệ và con người. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng
còn nhỏ nhưng ngày càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong đời sống
kinh tế xã hội. Nó thể hiện nội lực của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, vai trò
trong việc điều tiết thị trường, dẫn dắt các doanh nghiệp khác chủ động nâng cao lợi

thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng thu cho ngân
sách nhà nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Sau khi gia nhập vào tổ chức WTO,
nước ta đã sắp xếp lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay chỉ còn 3494 doanh
nghiệp nhà nước, giảm 5,7% so với năm 2006. Tuy số lượng giảm nhưng nguồn vốn
sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào ngân
sách nhà nước đều liên tục tăng. Điều này chứng tỏ đã có một bước tiến rất lớn trong
hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
25

×