Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.73 KB, 24 trang )

Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
MỤC LỤC
PHẦN I. MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO CÁO..........................................................................................................3
PHẦN II. HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM.......................................................................................................4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ.................................................................4
1.1Khái niệm, đặc điểm, chức năng của hải quan điện tử.......................................................................4
1.1.1 Khái niệm....................................................................................................................................4
1.1.3 Chức năng...................................................................................................................................4
1.2Lợi ích của hải quan điện tử................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM.......................................................9
2.2. Quy trình hải quan điện tử..............................................................................................................13
2.2.1. Đối với người khai hải quan.....................................................................................................13
2.2.2. Đối với cơ quan hành chính nhà nước.....................................................................................16

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê

PHẦN I. MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO CÁO

Gia nhập WTO là một bước ngoặc lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế Việt Nam. Đây là thời cơ lớn cho nước ta
trong hoạt động ngoại thương, đặt biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã có bước


phát triển mạnh mẽ.
Sự phát triển vượt bậc đó là nhờ vào đâu? Thủ tục hải quan điện tử về hàng hóa
xuất nhập khẩu đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển đó. Hải quan điện tử là
“điểm tựa” cho hoạt động xuất nhập khẩu.Thủ tục hải quan điện tử là quá trình làm thủ
tục hải quan nhờ vào phương tiện điện tử. Nhờ có hải quan điện tử, doanh nghiệp chủ
động rút ngắn thời gian làm thủ tục, giảm chi phí, giảm và hạn chế phiền hà tiêu cực dễ
nảy sinh trong quá trình làm thủ tục của cán bộ, công chức hải quan. Ngoài ra, hải quan
điện tử còn nâng cao năng lực quản lí hành chính, đẩy nhanh quá trình hội nhập của
ngành hải quan.
Vậy quy trình thủ tục hải quan điện tử như thế nào?
Sau đây nhóm chúng tôi xin giới thiệu quy trình thủ tục hải quan điện tử về xuất
nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam.

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
PHẦN II. HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của hải quan điện tử
1.1.1 Khái niệm
Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Thủ tục hải quan điện tử
còn đảm bảo được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ các chuẩn mục quốc tế về tờ khai
hải quan, chứng từ hải quan và các nguyên tắc trao đổi dữ liệu điện tử, dựa trên cơ sở
phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rửi ro về vi
phạm pháp luật trong quản lý Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
1.1.2. Đặc điểm của hải quan điện tử
Mỗi nước có sự khác nhau về phạm vi, mức độ và khả năng ứng dụng hải quan điện

tử nhưng nhìn chung thì hải quan điện tử có những đặc điểm chung sau:
-

Áp dụng công nghệ thông tin một cách tối đa, phù hợp với trình độ phát triển
công nghệ thông tin của ngành và của quốc gia.

-

Cung cấp các dịch vụ thông quan điện tử cho người khai hải quan như dịch vụ
khai hải quan điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ thông quan điện tử…

-

Việc chia sẻ thông tin, dữ liệu với các bên liên quan được thực hiện qua các hệ
thống trao đổi dữ liệu điện tử.

-

Có sự hỗ trợ các thiết bị hiện đại như: máy soi container, hệ thống camera quan
sát, giám sát, cân điện tử…trong việc kiểm tra, kiểm soát hải quan.

1.1.3 Chức năng
- Chức năng quản lí vận đơn điện tử: Chức năng này cho phép cơ quan hải quan có
thể giao tiếp với các hệ thống của hãng vận tải hoặc các đại lí vận tải để truyền nhận,
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
phân tích dữ liệu vận đơn điện tử phục vụ cho công tác kiểm tra hải quan.Vì lí do bảo mật
và an toàn nên các bên chỉ có thể lấy những dữ liệu có liên quan phù hợp với chức năng

của mình tức chỉ được truy xuất những dữ liệu được phép.
- Chức năng khai hải quan điện tử: Người khai hải quan có thể tự mình hoặc qua
các đại lí hải quan điện tử có thể tiến hành việc khai hải quan điện tử tại bất kì đâu, vào
bất kì thời gian nào và với bất kì loại máy tính khác nhau như máy để bàn, máy tính xách
tay hay qua đtdđ….Không chỉ vậy, người khai hải quan còn có thể theo dõi thông tin về
tình hình thông quan của lô hàng thông qua máy tính được kết nối với hệ thống của cơ
quan hải quan .
- Chức năng quản lý và giám sát trước hàng hoá nhập khẩu: Mục đích nhằm cung
cấp thông tin cho cơ quan nhằm ngăn chặn sớm các loại hàng hoá gây nguy hiểm, cấm
nhập khẩu như: ma tuý, chất nổ,vũ khí,chất độc hại,hàng cấm theo CITES.
- Chức năng thanh toán điện tử: Người khai hải quan chỉ cần làm thủ tục thanh
toán tại một ngân hàng bất kỳ đã được kết nối với mạng của cơ quan hải quan thì hệ
thống sẽ tự động chuyển tiền từ tài khoản của họ sang tài khoản của cơ quan hải quan.
- Chức năng thông quan điện tử: Đối với những lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra
thì sau khi chủ hàng thực hiện đầy đủ thuế phí, lệ phí, cơ quan hải quan vớii những hàng
hoá phải nộp thuế ngay, hệ thống sẽ gửi thông báo thông quan cho người khai hải quan,
người khai hải quan sau khi nhận được thông báo sẽ tới thẳng nơi lưu trữ hàng hoá để
làm thủ tục nhận hàng .Đối với những lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hàng
hoá, cơ quan hải quan sẽ quyết định thông quan trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
- Chức năng kết nối mạng với các ngành có liên quan: Việc xử lý thông tin cần rất
nhiều sự chia sẻ, phối hợp thông tin với các bộ ngành khác ví dụ như: kho bạc để xác
nhận nộp thuế, ngân hàng để phục vụ công tác thanh toán điện tử, Bộ Công thương để lấy
thông tin về cấp phép hạn ngạch, bộ Tài chính…Hệ thống sẽ tự động kết nối để lấy các
thông tin cần thiêt.

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
- Chức năng nối mạng với các cơ quan hải quan các nước: Hiện tại cơ quan hải

quan một số nước đặc biệt là các nước phát triển trên thế giới đã kí hiệp định để thực hiện
trao đổi dữ liệu Xuất nhập khẩu với nhau để nâng cao hiệu quả của công tác quản lí và
tạo điều kiện thương mại của hai nước
1.2 Lợi ích của hải quan điện tử
1.2.1. Rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chi phí
Trước đây để làm thủ tục hải quan cho một lô hàng, DN cần ít nhất là 7 - 8 tiếng, thế
nhưng với thủ tục hải quan điện tử thì có thể chỉ mất 2 - 3 phút cho một lô hàng. Chỉ với
một chiếc máy tính nối mạng với cơ quan hải quan, DN kê khai các thông tin theo yêu
cầu chuẩn xác là đã có thể được cơ quan hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục trên hệ
thống.
Việc rút ngắn thời gian thông quan không những giúp DN giải phóng hàng nhanh
chóng, tiết kiệm được chi phí lưu kho, lưu bãi… mà còn tránh cho DN phải đi lại nhiều
lần, tiết kiệm được thời gian và chi phí, chưa kể việc mỗi nơi lại vận dụng văn bản chính
sách chưa thống nhất. Chính vì vậy, chỉ sau khi đi vào thực hiện thí điểm, số lượng tờ
khai được mở qua các chi cục hải quan điện tử đã được tăng lên nhanh chóng.Hơn nữa,
quy trình thủ tục hải quan đơn giản hài hoà, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế
sẽ tạo môi trường đầu tư thông thoáng , thống nhất và hấp dẫn cho doanh nghiệp.
1.2.2. Giảm bớt các thủ tục hành chính
Thủ tục hải quan điện tử bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý từ truyền thống
sang hiện đại; từ quản lý giao dịch sang quản lý DN; từ xử lý trên giấy tờ sang xử lý trên
máy tính đồng thời áp dụng quản lý rủi ro nên tham gia thủ tục này giúp DN giảm bớt rất
nhiều giấy tờ phải nộp cho cơ quan hải quan.
Việc tham gia thủ tục hải quan điện tử giúp cho DN làm quen với loại hình thủ tục mới
(tất cả thông tin khai báo về lô hàng đều được quản lý trên máy tính nên DN chỉ việc in
tờ khai, ký đóng dấu và đến chi cục hải quan cửa khẩu để lấy hàng thay vì phải luân
chuyển bộ hồ sơ qua các bộ phận tiếp nhận, kiểm hoá, tính thuế). Đây cũng là bước
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê

chuẩn bị, là cơ hội để các DN tự khẳng định mình trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Việc tham gia trước của các DN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình
cạnh tranh đối với các đối thủ khác khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO
1.2.3. Tăng trách nhiêm của doanh nghiệp
Đối với thủ tục hải quan điện tử, DN tham gia sẽ phải tự tính thuế, tự lưu giữ các
chứng từ, hồ sơ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan hải quan còn có nhiều cơ
chế giám sát khác như: kiểm tra sau thông quan, DN đã từng vi phạm, khai báo sai… Nếu
qua quá trình làm việc cơ quan Hải quan phát hiện DN vi phạm thì những thông tin này
sẽ được cập nhật, lưu giữ và cảnh báo bởi cơ sở dữ liệu của hải quan. Điều này sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc phân loại DN cũng như phân luồng hàng hoá XNK khi DN làm
thủ tục hải quan. Do đó, việc này sẽ làm các DN nâng cao vai trò trách nhiệm trong hoạt
động XNK.
1.2.4. Lợi ích với riêng cơ quan hải quan
- Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát của hải quan: Một trong những
nhiệm vụ chính của ngành hải quan là kiểm tra giám sát hải quan một cách có hiệu quả,
chống thất thu thuế, buôn lậu và gian lận thương mại. Do nguồn lực có hạn nên cơ quan
hải quan không thể kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu. Vì vậy để thực hiện kiểm tra giám
sát của mình, cơ quan hải quan buộc phải lựa chọn trọng điểm. Khi chức năng giám sát
hàng hoá và đăng kí tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã được tự động
hoá thì các công việc lựa chọn như thế được thực hiện trên cơ sở tự động và nhiều thông
tin hơn. Những bằng chứng và thông tin mà hải quan thu thập được đưa vào máy tính để
xử lí trong quá trình chọn lựa. Khả năng phát hiện được hiện tượng gian lận thương mại
nhờ thế mà cũng tăng lên trong điều kiện đã được tự động hoá
- Nâng cao hiệu quả công tác thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu: tăng năng suất làm
việc cho cả cơ quan hải quan lẫn chủ thể hoạt động xuất nhập khẩu; sử dụng hiệu quả hơn
các nguồn lực, giảm chi phí do giải phóng hàng nhanh, thông tin kịp thời, chính xác và
khă năng thi hành pháp luật tốt hơn, giảm ách tắc hàng hoá tại của khẩu và sân bay
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi



Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
- Thống nhất trong việc thực hiện luật hải quan : mọi thủ tục hải quan đề ra đã được thực
hiện theo một cách thức nhất định do đó các qui định của nhà nước về hoạt động hải quan
đều được thực hiện thông nhất, các chủ thể của hoạt động xuất nhập khẩu đều được đối
xử như nhau
- Nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế: Tự động hoá quá trình thu thuế giúp cho việc
tính và thu thuế được kịp thời, đồng thời phát hiện và giải quyết nhanh chóng các nợ thuế
lớn và có khả năng khó đòi. Nếu công việc này làm một cách thủ công thì việc theo dõi
thu thuế và nợ trở nên rất khó khăn và dễ bị sai sót.
- Nâng cao hiệu quả của số liệu thống kê: Cơ quan hải quan là nơi cung cấp nguồn số
liệu ban đầu về hoạt động xuất nhập khẩu cho lãnh đạo các nước, các bộ ban ngành liên
quan. Các thông tin được thu thập một cách thủ công sẽ rất khó khăn khi đánh giá và tổ
chức sắp xếp lại. Người ta phải mất rất nhiều công sức để tập hợp thông tin có liên quan
và có ý nghĩa với nhau từ các loại giấy tờ khác nhau. Đây là sự khác biệt căn bản so với
việc lưu trữ các thông tin bằng kĩ thuật công nghệ thông tin
- Hải quan điện tử giúp nâng cao chất lượng cán bộ: ngành hải quan với trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cao và tinh thần phục vụ doanh nghiệp văn minh, lịch sự, có kỉ cương, kỉ
luật, và trung thực, v.v….Việc này sẽ làm giảm phiền hà sách nhiễu với doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả công tác thống kê hoạt động xuất nhập khẩu: Hầu hết các cơ quan
hải quan các nước đều phải có trách nhiệm thu thập các thông tin về hoạt động xuất nhập
khẩu. Rất nhiều thông tin này sẽ được dùng làm báo cáo số liệu thống kê về hoạt động
xuất nhập khẩu quốc gia.Nhiều chính sách kinh tế, chính trị của một quốc gia đưa ra phải
dựa trên cơ sở các thông tin thống kê mới nhất về hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên,
nếu không sử dụng công nghệ thông tin thì các công việc này rất khó thực hiện được. Các
số liệu thống kê tổng hợp về xuất nhập khẩu thu được đều phải tập hợp từ các tờ khai
hàng hoá xuất nhập khẩu. Nếu việc khai báo hải quan không được thực hiện thông qua
các máy tính thì việc thu thập dữ liệu sẽ mất rất nhiều thời gian .Tuy nhiên trong điều
kiện đã được vi tính hoá thì các số liệu thống kê ngoại thương đều được sắp xếp theo cấu
trúc đã định sẵn và được thực hiện ngay ở cửa khẩu nhập hay xuất. Điều này sẽ giúp cho
công việc thống kê đỡ tốn kém hơn và thông tin thống kê thu được sẽ chính xác và cập

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
nhật hơn, do đó mà giúp cho các nhà quản lí có thể hoạch định hoặc triển khai các chính
sách cần thiết được kịp thời.
- Nâng cao chất lượng của thông tin : hải quan điện tử mang lại tính chính xác của thông
tin do nó kiểm tra được giá trị và độ tin cậy của thông tin trong quá trình thu thập và lưu
trữ. Nếu biết được các thông tin này ngay thì khi hàng hoá còn nằm trong phạm vi kiểm
tra giám sát của cơ quan hải quan thì hải quan dễ xử lí trong trường hợp có mâu thuẫn
phát sinh. Việc kiểm tra này đảm bảo được độ tin cậy của các số liệu ban đầu lưu trữ
trong hệ thống máy tính của cơ quan hải quan.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1. Tình hình hải quan điện tử ở Việt Nam:
2.1.1. Tình hình hoạt động:


Trong quá trình thực hiện thí điểm hải quan điện tử, Cục Hải quan chủ
động tiếp xúc doanh nghiệp để tìm hiểu khó khăn vướng mắc, tích cực hỗ trợ
doanh nghiệp thực hiện thông quan điện tử một cách thuận lợi.

 Ngày 9/4, Lễ ký biên bản thảo luận giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA để thực hiện
Hải quan điện tử tại Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội.
- Dự án có tổng vốn dự kiến lên tới 6,58 triệu USD với mục tiêu giúp Hải quan
Việt Nam có thể vận hành, khai thác, làm chủ kỹ thuật công nghệ.
-Các cấu phần của dự án gồm: sửa đổi khung pháp lý; xây dựng chiến lược công
nghệ thông tin; đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; xây dựng
quy trình nghiệp vụ theo hệ thống công nghệ thông tin mới.
- Dự án hợp tác kỹ thuật ký kết hôm nay sẽ giúp Hải quan Việt Nam tiếp nhận

trình độ, kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản về vận hành, làm chủ hệ thống
VNACCS/VISC, đặc biệt là việc xây dựng các hướng dẫn sử dụng vận hành, đào
tạo, bắt tay chỉ việc cho các cán bộ công chức hải quan.

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
=> Như vậy, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản về cả kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ sẽ giúp hải quan Việt Nam phát triển vượt bậc trong thời gian tới,
hướng đến mục tiêu của chiến lược cải cách hiện đại hóa hải quan mà Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt.
 Khai trương hệ thống thông quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh.
- Ngày 10/1/2012, tại Chi cục cảng Sài Gòn khu vực 2 (Cục Hải quan TP.Hồ Chí
Minh) đã diễn ra Lễ khai trương hệ thống thông quan điện tử đối với tầu biển xuất
cảnh, nhập cảnh (hệ thống e-manifest)
 - Hệ thống e-manifest đi vào hoạt động đánh dấu việc chuyển biến cơ bản từ thủ
tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử việc tiếp nhận bản khai hàng
hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh,
xuất cảnh. Hệ thống là cơ sở để thực hiện giảm giấy tờ, giảm thời gian thông quan
tàu biển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực quản lý của cơ
quan Hải quan; từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù
hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu vực và trên thế giới, là bước đi
đầu tiên thực hiện cơ chế hải quan một cửa.
 Để thực hiện kế hoạch triển khai phần mềm thông quan điện tử năm 2011, ngày
19/11/2011, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan đã chủ trì tổ chức lớp
đào tạo hướng dẫn nâng cấp, sử dụng hệ thống hải quan điện tử phiên bản 3 đối
với 10 cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Có 10 cục Hải quan tỉnh, thành phố tham gia đào tạo đợt này là Lào Cai, Cần
Thơ, Hà Tĩnh, Long An, Tây Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Đắk Lắk,

Thanh Hóa và Nghệ An. Tham gia đào tạo có đại diện cục Công nghệ thông tin và
Thống kê Hải quan cùng chuyên gia từ đơn vị đối tác.
=> Mang lại ý nghĩa thực tiễn. Trong bối cảnh ngành Hải quan triển khai kế hoạch
mở rộng thủ tục hải quan điện tử trên phạm vi toàn quốc vào năm 2012 thì không
thể chỉ dựa vào các cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại Cục
CNTT&TKHQ mà cần huy động sức mạnh tổng hợp từ lực lượng cán bộ tại chỗ ở
chính các cục hải quan địa phương. Lực lượng cán bộ sau khi được đào tạo sẽ có
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
khả năng cài đặt phần mềm nâng cấp, đào tạo lại các các bộ khác trong đơn vị và
xử lý một số tình huống phát sinh nhất định
 Tổng cục Hải quan vừa chính thức giới thiệu Dự án “Xây dựng, triển khai hải
quan điện tử và thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa
hải quan tại Việt Nam” (gọi tắt là Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS),
trong đó có 2 nội dung quan trọng nhất là Hệ thống thông quan hàng hóa tự động
(Viet Nam Automated Cargo Clearance System - VNACCS) và Hệ thống cơ sở dữ
liệu thông tin tình báo (VCIS) theo công nghệ của Hải quan Nhật Bản.
=> Dự án này mới được Chính phủ Nhật Bản quyết định viện trợ không hoàn
lại , có giá trị 2,661 tỷ Yên. Đây là gói viện trợ về lĩnh vực đầu tư CNTT lớn nhất
của ngành Hải quan Việt Nam .
=> Việc tích hợp Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS với nhiều hệ
thống CNTT liên quan tới hoạt động hiện đại hóa hải quan sẽ được thực hiện trong
giai đoạn 2012 – 2015 như: Tiếp nhận khai hải quan điện tử (e-Declaration);
Thông quan điện tử đối với tàu biển xuất nhập cảnh (e-Manifest); Thanh toán điện
tử (e-Payment); Cấp, kiểm tra giấy phép, giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (e-C/O,
e-License); Quản lý văn bản và điều hành qua mạng (e-Office)….
 Ngày 21/03/2012, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Hệ thống
thông quan hàng hóa tự động Việt Nam (VNACCS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu

thông tin tình báo (VCIS) theo công nghệ của Hải quan Nhật Bản trong khuôn khổ
dự án “Xây dựng, triển khai Hải quan điện tử và thực hiện Cơ chế hải quan một
cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam (gọi tắt là Dự án
VNACCS/VCIS).
- Mục tiêu của Dự án là: “Xây dựng chuyển giao phần mềm thông quan theo
công nghệ NACCS và CIS của Nhật Bản và trang bị phần cứng cho Trung
tâm

dữ

liệu”.

- Hệ thống VNACCS là Hệ thống thông quan hàng hoá tự động của Việt Nam
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
(Tên tiếng Anh là Viet Nam Automated Cargo Clearance System). Hệ thống
VNACCS sử dụng cho mục đích thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu. Chức năng
nghiệp vụ cơ bản của VNACCS là 133 quy trình nghiệp vụ trực tuyến và 06 quy
trình nghiệp vụ Batch (thực hiện theo gói tin). Hệ thống VNACCS sẽ cho phép kết
nối với các đơn vị bên ngoài (Doanh nghiệp XNK, đại lý làm thủ tục, công ty
Logictics, các hãng tàu, ...)
- Hệ thống VCIS là Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo (Tên tiếng Anh là
Viet Nam Customs Intelligent Database System). Mục đích của Hệ thống VCIS là
phục vụ cho việc thông quan hàng hóa, công tác quản lý rủi ro. Chức năng nghiệp
vụ cơ bản của VCIS là 15 quy trình nghiệp vụ trực tuyến và 09 quy trình nghiệp
vụ Batch.
2.1..2. Kết quả đạt được:
 TTHQĐT ngày càng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng DN,

góp phần đáng kể cho việc thơng quan hàng hóa nhanh chóng. Đặc biệt, tỉ lệ về
tờ khai, kim ngạch và số lượng DN tham gia liên tục có sự tăng trưởng rất
mạnh.
 Tính đến ngày 01/8/2011, thủ tục hải quan điện tử đã được triển khai tại 80 chi
cục thuộc 13 Cục Hải quan tỉnh thành phố với 42.939 doanh nghiệp tham gia.
Nhờ triển khai hải quan điện tử mà thời gian thông quan giảm đáng kể. Theo
số liệu thống kê, thời gian thông quan trung bình đối với luồng xanh còn từ 315 phút, luồng vàng điện tử từ 10-20 phút, luồng vàng giấy từ 10-60 phút.
 Đến thời điểm này ước tính có khoảng 2,5 triệu tờ khai HQĐT.
 Số lượng DN tham gia HQĐT ngày càng tăng. Tính đến tháng 10/2011 đã có
gần 47.000 DN tham gia sử dụng khai HQĐT. Theo tổng kết của Tổng cục Hải
quan (TCHQ), các cục Hải quan TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương…
đang dẫn đầu về số lượng DN tham gia khai HQĐT.
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
2.1.3. Định hướng:
 Đến giai đoạn 2016 – 2020, tại Việt Nam sẽ có thể hiện thực hóa khái niệm UCustoms, nghĩa là thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi thông qua mọi
phương tiện.
 Tổng cục Hải quan sẽ chuyển sang triển khai mở rộng áp dụng thủ tục HQĐT
cả theo chiều sâu (mở rộng về đối tượng và loại hình) và chiều rộng (về địa
bàn). Theo mô hình mới, việc thực hiện HQĐT sẽ do các chi cục hải quan cửa
khẩu thực hiện, thay vì chỉ có Chi cục HQĐT như trước đây, riêng Cục Hải
quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan TP Hải Phòng sẽ chuyển hóa Chi cục
HQĐT về một chi cục hải quan cửa khẩu để thực hiện thủ tục HQĐT cho các
DN.
 Từ năm 2014, Hải quan Việt Nam sẽ chuyển qua cơ chế “thông quan tự động”
với mô hình thông quan hàng hoá hoàn toàn tự động – NACCS (Nippon
Automated Customs Clearance System) của Hải quan Nhật Bản. Tuy nhiên,
Hải quan Việt Nam chỉ triển khai hệ thống thông quan tự động phù hợp với

điều kiện thực tế của nước ta dựa trên nền tảng công nghệ của NACCS.
 Phiên bản thứ 3 của hệ thống phần mềm HQĐT sẽ được triển khai ở tất cả các
chi cục hải quan trên toàn quốc. Theo TCHQ, phiên bản mới của hệ thống phần
mềm HQĐT sẽ giải quyết hầu hết các thắc mắc hiện tại của DN.

2.2. Quy trình hải quan điện tử
2.2.1. Đối với người khai hải quan
 Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu
a. Tờ khai HQĐT theo mẫu
b. Bản ĐT vận tải đơn hoặc 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản
vận tải đơn có ghi chữ copy hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp
hàng được người khai HQ đề nghị cơ quan HQ xác nhận thực xuất

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
c. Bản chính "Bản kê chi tiết hàng hóa" trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng
loại hoặc đóng gói không đồng nhất
d. Bản ĐT giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong
trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu
e. Bản ĐT hoặc 1 bản sao các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên
qua`n
 Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:
Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử
Lập tờ khai hải quan trên phần mềm. DN có thể sự dụng bất cứ phần mềm nào có
thể kết nối và truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan. Ngoài việc khai
đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ
kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…vv.
Bước 2 : Khai báo tờ khai điện tử

Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì
đã xong bước gửi tờ khai điện tử.
Bước 3: Nhận kêt quả khai báo tờ khai điện tử
Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn
cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả
được phản hồi.
- Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ
quan Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi
điều chỉnh doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới;
- Trong phần khai báo thủ tục hải quan điện tử có phần scan chứng từ kèm theo.
Chỉ khi nào cơ quan Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp scan kèm theo thì doanh
nghiệp mới scan và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file
scan không quá 2Mb).
- Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho
doanh nghiệp số tờ khai.
Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
Sau khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem
kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng chính :
xanh, vàng, đỏ:
- Nếu tờ khai được phân luồng xanh: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên,
đóng dấu doanh nghiệp, đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu
thông quan hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông quan hàng hóa.
- Nếu tờ khai được phân luồng vàng:
o Luồng vàng điện tử: thì hình thức giống như luồng xanh;
o Luồng vàng giấy: thì doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu

doanh nghiệp, kèm với toàn bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan
làm thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN
có được thông quan hàng hóa hay không.
- Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên,
đóng dấu doanh nghiệp, kèm bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan.
Tờ khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký- tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá để
kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng
hóa.
Bước 5: Nhận hàng
Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, DN cầm 1 bản và làm các
thủ tục nhận hàng như bình thường.
Lưu ý:
- Hệ thống này không cho phép gửi khai báo rác, do vậy doanh nghiệp khi khai báo
cần chú ý hoàn tất và kiểm tra kỹ nội dung tờ khai trước khi khai báo. Không thực
hiện khai báo thử tràn lan. Khi cần huỷ khai báo, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu
huỷ. Quy trình thực hiện như sau:
+ Sau khi có số tiếp nhận, nếu gửi yêu cầu huỷ ngay, có 2 truờng hợp:
o Tờ khai chưa được xử lý, sẽ có ngay thông báo huỷ thành công.
o Tờ khai nếu đã, đang được xử lý thì không được huỷ nữa. DN cần nhận kết quả
phản hồi của HQ và thực hiện theo yêu cầu.
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
+ Nếu tờ khai đã có số tờ khai,
o Khi gửi yêu cầu huỷ, phải kèm lý do huỷ. Yêu cầu huỷ tờ khai sẽ được chấp nhận
nếu lý do hợp lý.
o Nếu Tờ khai có lý do không hợp lý hoặc rơi vào các tình huống khác thì DN cần
liên hệ cán bộ hải quan để được hướng dẫn xử lý.


2.2.2. Đối với cơ quan hành chính nhà nước
Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử
- Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số hàng hóa xuất
nhập khẩu do DN khai báo
- Kiểm tra sự đầy đủ các tiêu chí trên TK
- Xử lý thông tin khai báo
+ Thông tin khai báo đầy đủ và phù hợp: Chấp nhận đăng ký TK điện tử, cập nhật kết
quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp sổ đăng ký, phân luồng TK
→ Hệ thống chấp nhận thông quan, tiếp bước 4

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
→ Hệ thống chưa chấp nhận thông quan phải thực hiện một số nghiệp vụ khác:
Thông báo cho người khai HQ xuất trình các chứng từ theo quy định thông qua hệ
thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử và chuyển sang bước 2
- Trường hợp thông tin khai của người khai chưa phù hợp theo quy định, công chức kiểm
tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai điều chỉnh cho phù hợp hoặc từ chối đăng
ký và nêu rõ lỹ do bằng “thông báo từ chối TKHQĐT”
- Các trường hợp khác báo cáo Lãnh đạo Chi Cục
Bước 2: Kiểm tra chi tiêt hồ sơ HQĐT
 Hình thức, nội dung kiểm tra chi tiết
a. Hình thức, mức độ kiểm tra
Hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra chứng từ điện
tử (bao gồm cả chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy);
b. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra
sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật

 Xử lý kết quả kiểm tra
a. Phù hợp với quy định của Phân luồng thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định
thông quan trên hệ thống chuyển sang bước 4
b. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các chứng
từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì công chức
kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường hợp có nghi
vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra trình lãnh đạo
Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền
c. Kiểm tra xác định trị giá tính thuế tại Chi cục .
 Lưu chuyển hồ sơ cho các bước tiếp theo.
Bước 3: Kiểm tra thực tê hàng hóa
Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Việc
kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện
tử… hoặc kiểm tra thủ công. Công việc bước này bao gồm:
- Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, để xuất trình lãnh đạo chi cục xem xét,
quyết định (nếu có).
- Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa:
+ Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức, mức độ kiểm tra
nêu trong phần b thông tư 112/2005/TT-BTC.
+ Xử lý kết quả kiểm tra: có 2 trường hợp:
Nếu kết quản kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai hải
quan thì kí xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải
quan” trên tời khai hải quan.

Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với khai báo của người khai hải
quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét quyết
định:




Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu.
Lập biên bản chứng nhận/ biên bản vi phạm.
Quyết định thông quan tạm giải phóng hàng

Bước 4: Xác nhận đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về bảo quản;
Hàng chuyển cửa khẩu
- Xác nhận vào 02 Tờ khai hải quan điện tử in, HQ lưu 01 bản, người khai HQ 01 bản,
cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống.
Bước 5: Quản lý hồ sơ
2.3. Một số lưu ý trong quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Hệ thống này không cho phép gửi khai báo rác, do vậy doanh nghiệp khi khai báo cần
chú ý hoàn tất và kiểm tra kỹ nội dung tờ khai trước khi khai báo. Không thực hiện khai
báo thử tràn lan. Khi cần huỷ khai báo, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hủy. Quy
trình thực hiện như sau:
- Sau khi có số tiếp nhận, nếu gửi yêu cầu huỷ ngay, có 2 trường hợp: Nếu tờ khai
chưa được xử lý sẽ có ngay thông báo hủy thành công; nếu tờ khai đã, đang được xử lý
thì không được huỷ nữa. Doanh nghiệp cần nhận kết quả phản hồi của Hải quan và thực
hiện theo yêu cầu.
- Nếu tờ khai đã có số tờ khai, khi gửi yêu cầu huỷ, phải kèm lý do huỷ. Yêu cầu
huỷ tờ khai sẽ được chấp nhận nếu có lý do hợp lý. Nếu tờ khai có lý do không hợp lý
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi



Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
hoặc rơi vào các tình huống khác thì doanh nghiệp cần liên hệ cán bộ Hải quan để được
hướng dẫn xử lý.
Thông tin khai hải quan điện tử được kiểm tra, chấp nhận đăng ký trong giờ
hành chính, trường hợp ngoài giờ hành chính, chi cục trưởng quyết định cho phép kiểm
tra, chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử theo đơn đề nghị của doanh nghiệp.
Hàng hóa nhập khẩu được khai điện tử trước ngày đến cửa khẩu hoặc trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Hàng hóa xuất khẩu được khai chậm
nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; thông tin khai hải quan điện tử
có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan chấp
nhận thông tin khai hải quan điện tử.
Chi cục Hải quan điện tử sẽ thông báo qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan. Đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay, sau khi cơ quan hải quan chấp nhận thông
tin khai điện tử và cấp số tờ khai hải quan doanh nghiệp đi nộp thuế và xuất trình chứng
từ nộp thuế hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng hay tổ chức khác được phép thực hiện
một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp cho Chi cục Hải quan điện
tử trước khi thông quan. Đối với hàng hóa được ân hạn thuế thì doanh nghiệp phải nộp
thuế theo thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử trong thời gian ân hạn theo
luật định.
Việc nộp lệ phí hải quan của các lô hàng đã được thông quan tháng trước được
thực hiện từ ngày 1 đến ngày 10 tháng sau tại Chi cục Hải quan điện tử.
Hệ thống này không cho phép gửi khai báo rác, do vậy doanh nghiệp khi khai báo cần
chú ý hoàn tất và kiểm tra kỹ nội dung tờ khai trước khi khai báo. Không thực hiện khai
báo thử tràn lan. Khi cần huỷ khai báo, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu hủy. Quy
trình thực hiện như sau:
- Sau khi có số tiếp nhận, nếu gửi yêu cầu huỷ ngay, có 2 trường hợp: Nếu tờ khai
chưa được xử lý sẽ có ngay thông báo hủy thành công; nếu tờ khai đã, đang được xử lý
thì không được huỷ nữa. Doanh nghiệp cần nhận kết quả phản hồi của Hải quan và thực
hiện theo yêu cầu.


Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
- Nếu tờ khai đã có số tờ khai, khi gửi yêu cầu huỷ, phải kèm lý do huỷ. Yêu cầu
huỷ tờ khai sẽ được chấp nhận nếu có lý do hợp lý. Nếu tờ khai có lý do không hợp lý
hoặc rơi vào các tình huống khác thì doanh nghiệp cần liên hệ cán bộ Hải quan để được
hướng dẫn xử lý.
Thông tin khai hải quan điện tử được kiểm tra, chấp nhận đăng ký trong giờ
hành chính, trường hợp ngoài giờ hành chính, chi cục trưởng quyết định cho phép kiểm
tra, chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử theo đơn đề nghị của doanh nghiệp.
Hàng hóa nhập khẩu được khai điện tử trước ngày đến cửa khẩu hoặc trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Hàng hóa xuất khẩu được khai chậm
nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; thông tin khai hải quan điện tử
có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan chấp
nhận thông tin khai hải quan điện tử.
Chi cục Hải quan điện tử sẽ thông báo qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan. Đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay, sau khi cơ quan hải quan chấp nhận thông
tin khai điện tử và cấp số tờ khai hải quan doanh nghiệp đi nộp thuế và xuất trình chứng
từ nộp thuế hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng hay tổ chức khác được phép thực hiện
một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp cho Chi cục Hải quan điện
tử trước khi thông quan. Đối với hàng hóa được ân hạn thuế thì doanh nghiệp phải nộp
thuế theo thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử trong thời gian ân hạn theo
luật định.
Việc nộp lệ phí hải quan của các lô hàng đã được thông quan tháng trước được
thực hiện từ ngày 1 đến ngày 10 tháng sau tại Chi cục Hải quan điện tử.
2.4. Những điểm khác biệt khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải
quan thông thường:
Theo thủ tục hải quan hiện hành, người khai hải quan phải lập bộ hồ sơ giấy tại chi cục
hải quan và được công chức ở đây kiểm tra, tiếp nhận, đề xuất các biện pháp xử lý tiếp để

lãnh đạo chi cục quyết định các hình thức kiểm tra thực tế hang hóa, sau đó quyết định
thông quan hoặc xử lý nếu có vi phạm. Hình thức thủ tục này có đặc điểm là người khai
hải quan và công chức hải quan thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, việc ra quyết định không
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
dựa trên việc thu thập, xử lý các nguồn thông tin khác nhau mà phụ thuộc chủ yếu vào cá
nhân công chức lãnh đạo chi cục hải quan. Việc xử lý như vậy bị phân tán khó đảm bảo
tính thống nhất trong việc thực hiện các biệp pháp kỹ thuật nghiệp vụ, đồng thời khó
chính xác do thiếu thông tin dẫn đến hiện tượng kiểm tra tràn lan.
Khác với thủ tục hải quan thủ công như trên, thủ tục hải quan điện tử gồm các
nội dung sau:
Khai hải quan và xử lý thông tin khai hải quan được thực hiện bằng phương
tiện điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hạn chế đến mức thấp
nhất việc sử dụng hồ sơ giấy. Người khai hải quan khai và truyền số liệu khai hải quan
bằng phương tiện điện tử đến cơ quan hải quan thông qua tổ chức truyền nhận chứng từ
điện tử. Người khai hải quan không phải đến cơ quan hải quan để nộp, đăng ký tờ khai
như quy tình thủ tục hải quan hiện hành.
Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và có giá trị
pháp lý như hồ sơ giấy.
Cơ quan hải quan xử lý phân luồng hàng hóa và quyết định hình thức kiểm tra
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trên cơ sở phân tích, xử lý thông
tin theo 3 hình thức:
- Chấp nhận thông tin trên cơ sở khai hải quan (luồng xanh), người khai hải quan tự
in ra tờ khai, ký tên đóng dấu, mang tờ khai đến bộ phận giám sát hải quan cửa khẩu
thông quan ngay hàng hóa.
- Kiểm tra chứng từ giấy thuộc bộ hồ sơ hải quan trước khi thông quan (luồng
vàng), người khai hải quan tới xuất trình tờ khai tự in ra cùng các chứng từ theo đề nghị
của cơ quan hải quan.

- Kiểm tra chứng từ giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan (luồng
đỏ), người khai hải quan tới xuất trình tờ khai tự in ra cùng các chứng từ khác theo đề
nghị của cơ quan hải quan, xuất trình hàng cho chi cục hải quan cửa khẩu kiểm tra.
Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp thuế
và các khoản thu khác.
Cơ quan Hải quan quản lý việc thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải
quan điện tử do doanh nghiệp gửi tới. Cơ quan Hải quan cho phép thông quan dựa trên
hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai. Việc kiểm tra hải quan căn cứ vào kết quả phân tích
thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác.
2.5. Ưu nhược điểm của thủ tục hải quan điện tử so với thủ tục hải quan thông
thường:
2.5.1. Ưu điểm:
• Đối với người khai báo hải quan:
-

Người khai hải quan điện tử được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng
ký hồ sơ hải quan bằng giấy khi cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết
hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa
- Lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục hải quan và các loại phí do cơ quan Hải
quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức cho từng tờ khai hải quan hoặc nộp gộp theo
tháng; đồng thời, cũng được cơ quan Hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử
lý hồ sơ hải quan điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
• Đối với cơ quan hải quan:
-

Kê khai hải điện tử là nhanh gọn, tiết giảm thời gian đi lại và chi phí cho doanh

nghiệp.
- Thay vì tiếp xúc với 4 khâu, hiện doanh nghiệp chỉ còn làm việc với hai bộ phận
tiếp nhận và trả hồ sơ, do đó, làm giảm tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán
bộ hải quan, hạn chế đáng kể những tiêu cực có thể phát sinh.
- Giúp cơ quan hải quan thêm minh bạch và chuyên nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa, hội nhập với khu vực và quốc tế.
- Tạo nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng tiềm lực kinh tế
cho doanh nghiệp.
2.5.2. Nhược điểm:
- Thực hiện thực hiện thủ tục hải quan điện tử là một nội dung mới và khó. Trong
khi đó, đại bộ phận cán bộ hải quan hiện nay đang quen với phương pháp quản lý
thủ công, ngại thay đổi. Do đó, một bộ phận nhỏ cán bộ công chức hải quan có

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
những biểu hiện tiệu cực, vụ lợi và chưa có quyết tâm trong thực hiện thủ tục
hải quan điện tử.
- Hệ thống pháp luật hải quan quy định về thủ tục hải quan điện tử còn chưa
hoàn thiện, thiếu đồng bộ hoặc còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các đơn vị,
giữa các địa phương với hải quan, giữa ngành Hải quan với các đơn vị khác trong
và ngoài ngành Tài chính chưa thật tốt. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc
triển khai thủ tục hải quan điện tử trong thời gian qua.
- Cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc chưa được trang bị đầy đủ và phù hợp với
yêu cầu cải cách hiện đại hóa. Hệ thống thông tin hiện tại chưa đáp ứng được yêu
cầu quản lý công việc theo phương pháp hiện đại. Hệ thống mạng, tốc độ đường
truyền, phần mềm hệ thống triển khai thủ tục hải quan điện tử…chưa đáp ứng
được yêu cầu, ảnh hưởng đến việc triển khai mở rộng đối với các loại hình và đối
tượng doanh nghiệp.

- Ý thức tuân thủ pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa còn
thấp, một bộ phận các doanh nghiệp chưa nghiên cứu sâu, đầu đủ và hệ thống các
quy định mới của pháp luật hải quan, một số doanh nghiệp lợi dụng sự thông
thoáng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu để buôn lậu, gian
lận thương mại, gây nhiều khó khăn cho công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ECUS-EX 2

KẾT LUẬN

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi


Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Điện Tử – Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tê
Công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hoá hải quan ở nước ta đang là mối quan
tâm hàng đầu không chỉ của Chính phủ, Lãnh đạo Tổng cục HQ, các DN hoạt động trong
lĩnh vực XK, NK mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội thậm chí của cả các quốc gia có
mối quan hệ giao lưu thương mại, đầu tư với Việt Nam.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, thu hút đầu tư nước ngoài,
thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra nền tảng cơ bản nhằm thúc đẩy tiến trình chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, nhanh chóng theo kịp các nước thành viên khác trong Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO)… thì việc hiện đại hoá HQ, thực hiện Hải quan điện tử, với
mục tiêu đơn giản hoá thủ tục, tạo môi trường thông thoáng đồng thời đảm bảo quản lý
Nhà nước về HQ chặt chẽ, thống nhất, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước là một
yêu cầu cấp bách đang đặt ra.

Giáo viên : Trần Hà Uyên Thi




×