Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ TÂM LÝ ỨNG DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO KEM ĐÁNH RĂNG P/S

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.87 KB, 17 trang )

Tâm lý kinh doanh

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI...................................................................
1
1.1: Khái niệm quảng cáo thương mại........................................................................................
1
1.2: Các cơ sở tâm lý của quảng cáo thương mại........................................................................
2
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO SẢN PHẨM....................
9
2.1: Giới thiệu về sản phẩm kem đánh răng P/S.........................................................................
9
2.2: Các chương trình quảng cáo của P/S....................................................................................
9
PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ TÂM LÝ ỨNG DỤNG TRONG CHƯƠNG
TRÌNH QUẢNG CÁO KEM ĐÁNH RĂNG P/S.................................................................
12
3.1: Thực trang ứng dụng cơ sở tâm lý của chú ý.......................................................................
12..................................................................................................................................................
3.2: Thực trạng ứng dụng cơ sở tâm lý của hứng thú.................................................................
12
3.3: Thực trạng ứng dụng cơ sở tâm lý của cảm giác, tri giác....................................................
13
3.4: Thực trạng ứng dụng cơ sở tâm lý của tưởng tượng............................................................
14

Nhóm 9



Tâm lý kinh doanh

3.5: Cơ sở tâm lý của hành vi mua..............................................................................................
14

Nhóm 9


Tâm lý kinh doanh

PHẦN MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1: Khái niệm quảng cáo thương mại.
1.1.1: Quảng cáo và quảng cáo thương mại là gì?
Quảng cáo chính là “giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ bao gồm có mục đích sinh lời và không có mục đích sinh lời”.
Quảng cáo thương mại chính là một bộ phận của quảng cáo nói chung, được Luật
Thương Mại 2005 định nghĩa như sau: “là hoạt động xúc tiến thương mại của thương
nhân để giới thiệu với khách hàng hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”
Đặc trưng của quảng cáo thương mại:
- Chủ thể: Thương nhân, thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình hay thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại cho thương nhân khác theo
hợp đồng quảng cáo để kiếm lợi nhuận.
- Tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để
thực hiện quảng cáo hay thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp
đồng dịch vụ.
- Cách xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử
dụng các sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa dịch
vụ đến khách hàng, bao gồm: hình ảnh, hành động, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu
sắc, ánh sáng…để biểu thị nội dung quảng cáo.
- Mục đích: giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh

tranh và lợi nhuận của thương nhân, từ đó tạo ra sự hiểu biết cho khách hàng về hàng hóa,
dịch vụ của mình, lôi kéo khách hàng, công ty và dịch vụ khác về phía mình.
1.1.2: Các phương tiện quảng cáo thương mại.
- Quảng cáo qua truyền hình.
- Quảng cáo qua đài phát thanh.
- Quảng cáo trực tiếp.
- Quảng cáo ngoài trời.
- Quảng cáo trên báo.

Nhóm 9

1


Tâm lý kinh doanh

1.1.3: Vai trò, chức năng của quảng cáo thương mại.
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay quảng cáo là một trong những nhu cầu và
phương tiện hết sức cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của một sản
phẩm nói riêng và của một doanh nghiệp nói chung. Nhờ vào quảng cáo mà có thể giúp
cho nhà sản xuất tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, nâng cao thị phần.
- Thông tin nhanh chóng cho thị trường về đặc điểm, tính năng của sản phẩm.
- Góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng, giảm chi phí phân phối vì khách hàng tự tìm đến sản
phẩm là chính.
- Trang bị cho khách hàng những kiến thức tốt nhất để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp
với nhu cầu của mình.
- Tăng giá thành sản phẩm mà khách hàng vẫn vui lòng chi trả vì nó đã giúp cho khách
hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và yên tâm hơn khi sử dụng.
- Điều này làm tăng doanh thu vì có nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn.
- Quảng cáo kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần ở giai đoạn phát triển

bảo vệ thị phần khi thị trường đã ổn định.
1.1.4: Vai trò của tâm lý học với quảng cáo thương mại.
Trong quảng cáo vận dụng 3 quan điểm tâm lý học sau để ứng dụng vào chương trình
hoạt động quảng cáo của công ty:
Động cơ: Quảng cáo nghiên cứu động cơ để tìm hiểu những cái gì đã kích thích khách
hàng khi mua loại hàng hóa đó. Từ đó có thể sử dụng những biện pháp thích hợp để kích
thích hành vi mua của khách hàng.
Sự nhận thức: Là toàn bộ những hoạt động thần kinh của con người kết hợp lại.
Những yếu tố này giúp cho quảng cáo tìm hiểu người tiêu dùng phản ánh như thế nào
trước các kích thích khác nhau → Các nhà quảng cáo cần nghiên cứu màu nền, âm thanh,
cảm giác, tri giác để vận dụng vào quảng cáo.
Sự hiểu biết: Sự hiểu biết ở đây đề cập đến những thay đổi trong hành vi xảy ra trong
một thời gian nào đó tùy thuộc những điều kiện kích thích bên ngoài.
1.2: Các cơ sở tâm lý của quảng cáo thương mại.
1.2.1: Cơ sở tâm lý của chú ý.

Nhóm 9

2


Tâm lý kinh doanh

- Khái niệm: Chú ý là sự định hướng các cơ quan thụ cảm vào thông điệp quảng cáo để
tìm hiểu và nhận thức về nó và định hướng hoạt động có kết quả.
Chú ý làm nền cho quá trình tâm lý diễn ra. Là cơ sở quan trọng bậc nhất của hành vi tiêu
dùng mô hình AIDA.
A: Get attention.
I: Hold interest.
D: Create desire.

A: Lead action.
- Vai trò:
+ Là khởi đầu mọi hoạt động tâm lý
+ Cơ sở quan trọng bậc nhất của hành vi tiêu dùng.
- Phân loại:
+ Chú ý có chủ định: là chú ý gắn liền với mục đích cũng như nhu cầu hiện tại của con
người,nó mang tính chủ động và tích cực, thể hiện nỗ lực của ý chí trong sụ chú ý → gây
nên cảm giác mệt mỏi→ dễ bị ức chế.
+ Chú ý không chủ định: Là tri giác không có mục đích, không cần sự nỗ lực bản thân
→ nó mang tính thụ động do sự tác động của các tác nhân bên ngoài → nhẹ nhàng, không
đảm bảo sự ổn định. Loại chú ý này bị tác động bởi 2 nhân tố: một là vật kích thích độc
đáo, mới lạ; hai là cường độ vật kích thích phải đạt được một sức mạnh nhất định để gây
nên hưng phấn và ức chế được những hưng phấn do quảng cáo của các doanh nghiệp khác
tạo ra.
- Các quy luật chi phối:
+ Quy luật thói quen: Mọi sự chú ý, ghi nhớ, hành động được lặp lại thành thói quen
giúp cho hoạt động của con người tiết kiệm được năng lượng, ý chí. Yêu cầu:


Quảng cáo cần lặp lại nhiều lần trên nhiều phương tiện.



Dựa theo thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của khán giả.

+ Quy luật nhàm chán: Bất kỳ một hình thức kích thích mới lạ nào nếu lặp đi, lặp lại
nhiều lần khách hàng sẽ cảm thấy nhàm chán. Yêu cầu:
 Quảng cáo luôn đổi mới nội dung, hình thức duy trì được chú ý.

Nhóm 9


3


Tâm lý kinh doanh

 Xác định tần số F để hình thành thói quen nhưng tránh được sự nhàm chán,
phản cảm, phù hợp với ngân sách hạn chế.
+ Quy luật tiết tấu chu kỳ: Sự chú ý của con người lúc mạnh lúc yếu theo một chu kỳ
nhất định.
+ Quy luật nhu cầu và quy luật lợi ích:
 Quy luật nhu cầu: Những nhà marketing phải phát hiện được nhu cầu chủ đạo
ở hiện tại của khách hàng để đưa vào thông điệp quảng cáo.
 Quy luật vì lợi ích: là động cơ bên ngoài thúc đẩy hoạt động
1.2.2: Cơ sở tâm lý của hứng thú.
- Khái niệm: Là sự xuất hiện của cảm xúc khát khao của con người muốn tiếp cận các đối
tượng nào đó để tìm hiểu, chiếm lĩnh và thưởng thức nó.
- Đặc trưng:
+ Là sự chú ý tập trung ở mức độ cao. Nó biểu hiện ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung
hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
+ Mang lại thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng nào đó.
+ Từ hứng thú dẫn tới đam mê: là tình cảm sâu sắc, bền vững, mạnh mẽ.
- Phân loại:
+ Hứng thú vật chất: Liên quan đến sản phẩm vật chất.
+ Hứng thú tinh thần: học tập, đá bóng, chính trị.
- Vai trò:
+ Là cầu nối biến nhu cầu ở dạng khả năng thành quyết định mua.
+ Tập trung nhu cầu dàn trải vào một sản phẩm cụ thể.
- Các quy luật chi phối:
+ Con người nảy sinh ra hứng thú khi đối tượng phù hợp nhu cầu và gây ra rung động,

tình cảm mạnh mẽ trong đời sống cá nhân.
+ Người tiêu dùng chỉ có hứng thú khi nhận thức được đối tượng của hứng thú.
+ Người tiêu dùng chỉ có được hứng thú khi cùng một lúc thỏa mãn được nhiều nhu
cầu cho con người.

Nhóm 9

4


Tâm lý kinh doanh

+ Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động của
hoạt động nhận thức của con người.
+ Hứng thú cũng bị chi phối bởi các quy luật: chịu tác động của quy luật thói quen,
chu kỳ, lợi ích.
1.2.3: Cơ sở tâm lý của cảm giác, tri giác.
- Khái niệm:
+ Cảm giác là một quá trình nhận thức cảm tính nhằm phản ánh từng thuộc tính riêng
lẻ của từng sự vật, hiện tượng khi nó trực tiếp tác động đến giác quan của con người.
+ Tri giác khách hàng là quá trình tâm lý phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn
vẹn khi chúng trực tiếp tác động vào hệ thống giác quan.
- Vai trò: Cảm giác có vai trò quan trọng trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng khi
các sự vật hiện tượng này tác động trực tiếp đến giác quan của con người.
Tri thức giúp khách hàng nhận thức và và có tri thức về sự vật hiện tượng.
Cơ sở tâm lý này rất quan trọng bởi mọi thông tin quảng cáo đi từ ngoài vò óc người tiêu
dùng đều phải qua cơ quan cảm giác và mỗi cơ quan cảm giác thì phản ánh một thuộc tính
riêng lẻ của chương trình quảng cáo để tạo nên quá trình cảm giác và sự tổng hợp lại của
mọi cảm giác sẽ tạo nên tri giác.
- Phân loại: Cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong

- Các quy luật chi phối:
Quy luật của cảm giác:
- Quy luật ngưỡng cảm giác: Cho biết mức độ kích thích đủ mạnh của của sự vật để con
người có cảm giác.
Có hai loại ngưỡng: Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt.
+ Ngưỡng tuyệt đối :
→ Ngưỡng tuyệt đối phía dưới: Cường độ tối thiểu của tác nhân kích thích gây nên cảm
giác.
→ Ngưỡng tuyệt đối phía trên: Cường độ tối đa của tác nhân kích thích gây nên cảm
giác.

Nhóm 9

5


Tâm lý kinh doanh

+ Ngưỡng sai biệt: Mức độ sai lệch tối thiểu về cường độ và tính chất của hai kích thích
cùng loại để ta phân biệt được hai kích thích đó.
- Quy luật về tính thích ứng: khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp
với sự thay đổi của cường độ kích thích để phản ánh được tốt nhất các sự vật, hiện tượng
và để bảo vệ hệ thần kinh.
- Quy luật tác động tương hỗ của cảm giác: Sự giảm tính nhạy cảm đối với kích thích này
có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các kích thích khác.
Quy luật của tri giác:
+ Tri giác mang tính trọn vẹn: Khách hàng thường xem xét hàng hóa trên nhiều phương
diện thỏa mãn khác nhau.
+ Tri giác mang tính lựa chọn: Giúp khách hàng có thể mua được hangf hóa phù hợp với
nhu cầu của mình nhất.

+ Tri giác mang tính bất biến: Hình ảnh tri giác tương đối ổn định theo thời gian, giúp
khách hàng lựa chọn một cách nhanh chóng hơn so với hàng hóa khác.
+ Tri giác mang tính kinh nghiệm: Khách hàng thường mua sắm theo thói quen, theo
những kinh nghiệm đã có. Vì thế họ rất khó chấp nhận những sản phẩm mới.
+ Tri giác mang tính ý nghĩa : Giúp khách hàng có thể liên tưởng, mô phỏng, so sánh,
phân loại trong mua hàng hóa, giữa những loại hàng có chất lượng, giá cả, hình thức khác
nhau so với một số chủng loại hàng hóa ấy mà họ có cơ hội tiêu dùng nó trước đây.
+ Tri giác có được nhờ các tác nhân kích thích: Các hàng hóa bề ngoài giống nhau được
coi là cùng một loại.
1.2.4: Cơ sở tâm lý của trí nhớ.
- Khái niệm: Là quá trình thu nhận thông tin và lưu giữ nó theo thời gian để nó có sẵn khi
cần.
- Vai trò: xác định tần suất, mục đích của quảng cáo để tạo được hình ảnh bền vững trong
tâm trí của khách hàng.
- Quá trình tâm lý của trí nhớ:
+ Nhận thức và ghi lại: quá trình lặp lại cảm giác, tri giác những ấn tượng sâu sắc đối với
sự vật.

Nhóm 9

6


Tâm lý kinh doanh

+ Lưu giữ: quá trình củng cố hiểu biết và kinh nghiệm đã được nhận thức và ghi lại để
những tư liệu đó được lưu giữu lâu dài.
+ Nhớ lại: quá trình khôi phục kinh nghiệm quá khứ.
+ Tái nhận: khi tái xuất hiện sự vật trong quá khứ thì cảm thấy như đã từng biết nó.
- Sách lược tâm lý của trí nhớ:

+ Đây là cơ sở để xác định tần suất của quảng cáo sao cho phù hợp để tạo ra hình ảnh
bền
vững
của hình ảnh trong óc người tiêu dùng.
+ Quy luật chung của trí nhớ là nhắc đi nhắc lại sẽ được ghi nhớ sâu sắc.
+ Xác định mục đích rõ ràng của quảng cáo.
+ Cung cấp nhiều thông tin.
1.2.5: Cơ sở tâm lý của tưởng tượng.
- Khái niệm: Tưởng tượng được hiểu là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa
từng có trong kinh nghiệm của mỗi cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở của những biểu tượng hợp lý để tạo ra cho khách hàng có thể hình dung được
những giá trị cần thiết mặc dù họ chưa thực sự tận mắt nhìn thấy sản phẩm để thỏa mãn
nhu cầu của mình.
- Vai trò: Các nhà marketing có thể dựa vào đây để tạo những thông điệp quảng cáo
mang lại sự hài lòng tưởng tượng cho khách hàng.
- Phân loại: + Tưởng tượng không chủ định
+ Tưởng tượng có chủ định.
- Sách lược tâm lý của tưởng tượng.
+ Quảng cáo đưa ra những dấu hiệu, biểu tượng hợp lý, hấp dẫn, độc đáo để khách hàng
tìm được giá trị cần thiết để thỏa mãn nhu cầu.
+ Sử dụng các hình thức biểu hiện quảng cáo phong phú.
1.2.6: Cơ sở tâm lý của hành vi mua.

Nhóm 9

7


Tâm lý kinh doanh


- Khái niệm: Là thái độ và hành động mà người tiêu dùng biểu hiện trong việc tìm kiếm,
mua sắm, tiêu dùng và đánh giá những hàng hóa và dịch vụ mà họ mong đợi trong việc
thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình.
- Vai trò: tạo ra những thông điệp quảng cáo phù hợp với hành vi mua của từng loại
khách hàng.
- Phân loại: + Yếu tố ý thức: Là khi người ta mua hàng gắn liền với mục đích và nhu cầu
tức là theo mệnh lệnh của ý chí
+ Yếu tố vô thức hoặc tiềm thức: thói quen, tình cảm, bị ám thị,bị sức ép của
dư luận xã hội, mua vì sự ảnh hưởng vai trò.
- Sách lược tâm lý của hành vi mua: sử dụng những thông điệp quảng cáo có thể thúc
đẩy quá trình mua hàng của khách hàng nhanh hơn, thông minh và tiết kiệm năng lượng
hơn.

Nhóm 9

8


Tâm lý kinh doanh

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO SẢN PHẨM.
2.1: Giới thiệu về sản phẩm kem đánh răng P/S.
P/S là một sản phẩm của tập đoàn Unilever. P/S quy định sứ mạng kinh doanh của mình
là: "Bảo vệ nụ cười Việt Nam".
Kem đánh răng P/S là một nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam chính thức gia nhập vào hệ
thống chăm sóc sức khỏe của Unilever từ năm 1997. Trong những năm gần đây P/S trở
thành một mặt hàng tiêu biểu trên thị trường kem đánh răng được công nhận bởi tổ chức
FDI. P/S trở thành một nhãn hiệu chăm sóc sức khỏe nổi bật cho mỗi gia đình Việt Nam.
Giá cả: Nhận biết 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập
thấp, công ty P/S đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất P/S nhằm đem lại mức giá cả

hợp lý cho người tiêu. Công ty P/S cũng phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh
tại các khu vực Bắc, Trung để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Ngoài ra P/S còn có
những chương trình giảm giá khuyến mãi khác. Phổ biến nhất là hình thức khuyến mãi là
mua kem đánh răng P/S được tặng khuyến mãi một bàn chải đánh răng P/S.
Kem đánh răng P/S hiện nay rất đa dạng với nhiều loại sản phẩm, hình thức, mẫu mã bắt
mắt, giá cả phải chăng phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội ví dụ như:
- Kem đánh răng P/S bảo vệ 2 lần ( năm 1998)
- Kem đánh răng P/S Muối ( năm2000)
- Kem đánh răng P/S Trà Xanh ( năm2002)
- Kem đánh răng P/S Ba Lần Trắng ( 2004)
- Kem đánh răng P/S Ngừa sâu răng Vượt trội ( 2005)
- Kem đánh răng P/S Lõi Xanh ( 2007)
- Kem đánh răng P/S Bé Ngoan,…..
2.2: Các chương trình quảng cáo của P/S.

Nhóm 9

9


Tâm lý kinh doanh

Chương trình quảng cáo P/S với hình ảnh hoa hậu Ngọc Khánh với trẻ em 3 miền cùng
hát bài
" Cười lên Việt Nam ơi".
Các chương trình trong đó ảnh hưởng của cha mẹ đối với việc đánh răng của con cái mình
là rất lớn như P/S triệu người mẹ tin dùng và Bo & ba Nam.
2.2.1: Nội dung truyền đạt.
Nhắc nhở về việc lợi ích của việc đánh răng đối với mọi người trên toàn đất nước Việt
Nam để bảo vệ răng miệng và nụ cười. Với quảng cáo P/S White Now, đây là một sản

phẩm hấp dẫn cho những bạn trẻ quan tâm đến vấn đề trắng răng và muốn có nụ cười
xinh rạng rỡ đã được giới thiệu trong hội thảo: " Các yếu tố làm đổi màu răng và nha khoa
thẩm mỹ". Đồng thời khẳng định vai trò của cha mẹ với sức khỏe răng miệng của trẻ em.
2.2.2: Hình thức truyền đạt.
Chủ yếu sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình. Trong những chương trình quảng
cáo trên truyền hình có thể truyền tải được nhiều thông tin đặc biệt với kem đánh răng sẽ
có những hình ảnh mọi người với hàm răng trắng, nụ cười xinh.
2.2.3: Cấu trúc của chương trình quảng cáo.
Với quảng cáo" Cười lên Việt Nam ơi":
- Phần đầu xuất hiện là hình ảnh hoa hậu Ngọc Khánh với nụ cười.
- Diễn biến: Chỉ với 1 phút 4 giây, nhưng đoạn clip giới thiệu gần như trọn vẹn cái hồn
của con người VN, làm người xem có cảm giác được đi từ nông thôn đến thành thị, từ thủ
đô Hà Nội đến những vùng quê hẻo lánh và đặc biệt hơn cả, mỗi vùng đất bạn đi qua đều
nhận đc sự chào đón bởi những nụ cười ấm áp của người dân nơi đây.
- Kết thúc: hoa hậu Ngọc Khánh đứng cùng mọi người với nụ cười trên môi và dòng chữ
" Cười lên Việt Nam ơi" và chữ P/S bên cạnh.
Với quảng cáo"P/S triệu người mẹ tin dùng":

Nhóm 9

10


Tâm lý kinh doanh

- Phần đầu: hình ảnh người mẹ cùng với con mình
- Diễn biến: những người mẹ xây dựng thói quen đánh răng ngay từ nhỏ cho con mình
cùng lời cảm ơn của P/S tới toàn thể những bà mẹ đã tin tưởng dùng P/S cho con của họ.
- Kết thúc: thông điệp "P/S chuyên gia ngừa sâu răng vượt trội- triệu người mẹ tin dùng"
Với quảng cáo Bo & ba Nam:

- Phần đầu: giới thiệu tên của đoạn quảng cáo.
- Diễn biến: Bo cùng ba Nam đánh răng và những câu hỏi của bé Bo dành cho ba.
- Kết thúc: thông điệp đánh răng sáng và tối cùng P/S.

Nhóm 9

11


Tâm lý kinh doanh

PHẦN 3: THỰC TRẠNG CÁC CƠ SỞ TÂM LÝ ỨNG DỤNG TRONG
CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO KEM ĐÁNH RĂNG P/S.
3.1: Thực trang ứng dụng cơ sở tâm lý của chú ý.
Trong quảng cáo P/S " Cười lên Việt Nam ơi" đã mời hoa hậu Ngọc Khánh làm đại diện
quảng cáo vì Ngọc Khánh có nụ cười rất ấn tượng hoặc hình ảnh của những ông bố, bà
mẹ để tạo được sự chú ý cho người xem. Cùng với những hình ảnh ấn tượng đó là những
bài hát kèm theo như" cười lên Việt Nam ơi "
" Làm khách hàng chú ý để xem quảng cáo là đã bằng một nửa số hàng hóa bán ra".

Các quy luật sử dụng:
- Quy luật thói quen: Vì người châu Á có thói quen xem TV vì vậy P/S chọn phương tiện
quảng cáo chủ yếu của mình là TV. Quảng cáo lặp lại nhiều lần trong một ngày để khách
hàng có thể nhớ đến sản phẩm. Khi xuất phát nhu cầu về kem đánh răng thì khách hàng sẽ
nghĩ ngay đến P/S.
- Quy luật nhàm chán: Bất cứ một kích thích mới lạ nào nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây
cảm giác nhàm chán cho khán giả vì vậy một đến hai năm P/S sẽ cho ra một sản phẩm
mới.
- Quy luật tiết tấu- chu kỳ: sự chú ý của con người lúc mạnh, lúc yếu theo một chu kỳ
nhất định vì vậy cần chọn những khung giờ thích hợp để quảng cáo. Trong quảng cáo

kem đánh răng P/S luôn có những em thiếu nhi, bố mẹ cùng những bài hát mà các mọi
người rất thích vì vậy chủ yếu quảng cáo tập trung phát sóng tại những thời điểm mà cả
gia đình ngồi bên nhau như buổi tối giữa những bộ phim truyền hình, hoặc như chương
trình Bo & Ba Nam phát sóng sau chương trình thời sự.
- Quy luật nhu cầu và nhu cầu vì lợi ích: P/ S ngoài lợi ích chính là trắng răng là chính
còn đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích khác kèm theo như ngừa nhiệt miệng, hơi thở
thơm mát, nụ cười đẹp hơn.
3.2: Thực trạng ứng dụng cơ sở tâm lý của hứng thú.

Nhóm 9

12


Tâm lý kinh doanh

Con người nảy sinh hứng thú khi đối tượng phù hợp nhu cầu và gây ra rung động, tình
cảm mạnh mẽ trong đời sống cá nhân. Những bài hát trong quảng cáo P/S được mọi
người rất yêu thích nên mọi người luôn trông chờ đến chương trình quảng cáo đó, chú ý
đến chương trình đó, từ đó yêu thích chương trình quảng cáo P/S. Hứng thú làm nảy sinh
khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức của con người. Khi
quyết định mua sản phẩm kem đánh răng mọi người sẽ ưu tiên chọn sản phẩm của P/S.
3.3: Thực trạng ứng dụng cơ sở tâm lý của cảm giác, tri giác.
Các yếu tố của quảng cáo đi vào nhận thức của người xem qua các cơ quan cảm giác như:
thị giác, thính giác.
Qua các quảng cáo của nhãn hàng kem đánh răng P/S có thể thấy hình ảnh, nhân vật, âm
thanh, màu sắc… được sử dụng triệt để nhằm đi vào nhận thức của người xem qua các
giác quan như thị giác ( mắt nhìn ), thính giác ( tai nghe) và để lại ấn tượng trong trí nhớ
của người xem về nhãn hàng này.
Các quảng cáo từng sản phẩm P/S lại có những cách truyền đạt thông điệp quảng cáo

khác nhau. Cụ thể đối với quảng cáo P/S white now cao cấp thì thông điệp của quảng cáo
cho người xem thấy rõ công dụng của loại kem đánh răng này là làm trắng răng ngay tức
thì qua lần chải răng đầu tiên. Quảng cáo P/S trà xanh hoa cúc chỉ rõ sự kết hợp giữa trà
xanh và hoa cúc giúp ngăn nhiệt miệng, ngừa sâu răng. Quảng cáo này cho người xem
thấy nếu dùng kem đánh răng P/S trà xanh hoa cúc sẽ giúp ngăn nhiệt miệng và ngừa sâu
răng cho cả gia đình.
Quảng cáo P/S 8 tác động lại cho thấy sự đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe răng
miệng bằng việc cho ra đời loại kem đánh răng tối ưu với 8 tác động bảo vệ răng miệng.
Các tác động như : ngừa sâu răng, bảo vệ nướu, ngăm mảng bám suốt 18 giờ, làm răng
trắng bong, cho hơi thở thơm mát, làm chắc men răng, ngừa cao răng, ngăn vi khuẩn.
Những dòng sản phẩm P/S riêng có các cách quảng cáo và truyền thông riêng. Các yếu tố
như hình ảnh, nhân vật, âm thanh, màu sắc trong từng quảng cáo cũng khác nhau để
không gây sự trùng lặp và nhàm chán của quảng cáo và truyền thông về sản phẩm. Ngoài
ra các yếu tố khác như văn hóa, lứa tuổi trong thông điệp quảng cáo cũng được lựa chọn
kỹ càng để sao cho phù hợp với văn hóa nước bản địa và để lại ấn tượng trong tâm trí

Nhóm 9

13


Tâm lý kinh doanh

khách hàng. Mặt khác tần suất của quảng cáo cũng phải hợp lý để sao cho không quảng
cáo quá dày đặc gây sự nhàm chán cho người xem, nhưng tần suất quảng cáo cũng không
quá thưa, tránh sự lãng quên của khách hàng.
3.4: Thực trạng ứng dụng cơ sở tâm lý của tưởng tượng.
Sự ảnh hưởng tâm lý của tưởng tượng đến tiêu dùng qua 2 quảng cáo của P/S.
Cười lên Việt Nam ơi: khi xem quảng cáo này mọi người được thưởng thức giọng hát ấm
áp và truyền cảm của ca sĩ Mai Hậu cùng với hình ảnh tươi vui của các em nhỏ từ khắp

vùng miền của tổ quốc. Lời bài hát dường như là thông điệp mà P/S muốn gửi đến người
tiêu dùng khi họ lựa chọn sản phẩm kem đánh răng P/S:
Nụ cười cho hồn ta 1 đôi cánh mềm vút cao
Nụ cười quanh quần bên mái nhà ấm êm
Đàn trẻ nhỏ vui đùa khiến cho mọi người được 1 nụ cười thắm cười
Cười lên cùng với núi đồi
Cười lên cùng với tiếng cười
Niềm hạnh phúc tràn đầy
Cười lên việt nam ơi
Cười lên cùng những nẻo đường
Cười lên cùng những phố phường
Niềm tin với tự hào cười VN ơi
Niềm tin với tự hào cười lên ! cười ! Việt Nam ơi !!!
Với hình ảnh quảng cáo là các bạn nhỏ từ tất cả các bạn nhỏ ở khắp mọi miền của Tổ
quốc luôn tự tin nở nụ cười với ba mẹ, ông bà, thầy cô, bạn bè và với cả những nỗ lực mà
các em đạt được. P/S cam kết sẽ bảo vệ nụ cười của các em để nụ cười ấy là mãi mãi.
Không có lý nào mà các bậc cha mẹ lại không đồng hành cùng P/S để cùng P/S bảo vệ nụ
cười đó như chính bảo vệ, sưởi ấm tâm hồn, tương lai của các em.
3.5: Cơ sở tâm lý của hành vi mua.
Khi xuất phát nhu cầu mua kem đánh răng, sẽ có rất nhiều loại kem đánh răng trên thị
trường để khách hàng lựa chọn mà tiêu biểu đối thủ cạnh tranh lớn nhất của P/S là
Colgate vì vậy những quảng cáo ấn tượng chính là phương thức giúp cho khách hàng nhớ

Nhóm 9

14


Tâm lý kinh doanh


đến thương hiệu mình. Khi đã ưa chuộng và mua sản phẩm của P/S rồi thì những lần sau
khách hàng sẽ chọn mua theo tiềm thức nghĩa là theo thói quen.

Nhóm 9

15



×