Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.75 KB, 90 trang )

Mục Lục
Lời nói đầu…………………………………………………………………..1
Chương I – Một số vấn đề lý luận về chỉ dẫn địa lý …………………….4
I. Chỉ dẫn địa lý và vai trò của chỉ dẫn địa lý …………………………...4
1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý ………………………………………………...4
1.1. Chỉ dẫn địa lý…………………………………………………………............4
1.2. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với một số đối tượng khác………………………8
2. Vai trò, ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý ……………………………………...17
2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế…………………………………………. ……………17
2.2. Ý nghĩa về mặt xã hội………………………………………………………..20
3. Các phương thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý ………………………………...22
3.1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng………………………………22
3.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu
chứng nhận………………………………………………………………...............24
3.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh..........................................................................................23
II. Xác lập và quản lý CDĐL ……………………………………………26
1..Xác lập quyền đối với CDĐL …………………………………………..26
1.1. Xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý ….27
1.2. Tiến hành các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý........................................34
2. Quản lý chỉ dẫn địa lý .............................................................................34
2.1. Đối tượng tham gia quản lý..................................................................34
2.2. Nội dung quản lý...................................................................................35
Chương II. Thực trạng hoạt động xác lập và quản lý CDĐL đối
với các mặt hàng nông sản của Việt Nam...............................................38

1


I..Đặc điểm nông sản Việt Nam và khả năng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa
lý...................................................................................................................38


1..Nông sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng, nhiều mặt hàng
nông sản được coi là các loại đặc sản nổi tiếng............................................38
2. Chất lượng của nông sản Việt Nam còn thiếu sự ổn định và tính
bền vững........................................................................................................39
II.Thực trạng xác lập và quản lý CDĐL đối với các mặt hàng
nông sản Sản Của Việt Nam......................................................................42
1..Kết quả đạt được.......................................................................................42
1.1. Việt Nam đã xây dựng được khung pháp lý cho hoạt động
xác lập và quản lý CDĐL .............................................................................42
1.2 Tổ chức các chương trình hỗ trợ xác lập và quản lý CDĐL .................44
1.3 Số lượng CDĐL được đăng ký bảo hộ hàng nông sản không
ngừng tăng....................................................................................................48
2. Những hạn chế trong công tác xác lập và quản lý CDĐL đối
với mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay...........................................50
2.1 Khung pháp lý cho việc xác lập và quản lý CDĐL chưa đầy
đủ và còn nhiều điểm không phù hợp...........................................................50
2.2 Số lượng CDĐL được đăng bạ còn quá ít, chưa xứng với tiềm
năng của nông sản năng của hàng nông sản Việt Nam...............................52
2.3 Công tác xây dựng cơ sở khoa học, thực tế phục vụ việc đăng
ký CDĐL còn nhiều diểm bất cập...............................................................53
2.4. Chưa thiết lập được cơ chế quản lý chỉ dẫn địa lý một cách
hiệu quả ......................................................................................................55
3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác xác lập
và quản lý CDĐL đối với hàng nông sản của Việt Nam............................58
3.1 Chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của CDĐL ..........................58

2


3.2. Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong công tác xác lập và quản

lý chỉ dẫn địa lý ..........................................................................................59
3.3. Quá trình xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý gặp phải nhiều
khó khăn .....................................................................................................59
Chương III. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xác lập và nâng cao hiệu quả
quản lý chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản Việt Nam..................62
I. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xác lập và quản lý chỉ dẫn địa
lý và bài học cho Việt Nam……………………………………...........62
1. Kinh nghiệm xác lập và quản lý CDĐL của Liên minh Châu Âu……….62
1.1. Kinh Nghiệm xác lập CDĐL của Liên minh Châu Âu………………..62
1.2. Kinh nghiệm quản lý CDĐL của Châu Âu…………………………...65
2. Kinh nghiệm của Ấn Độ…………………………………………………68
3. Bài học choViệt Nam……………………………………………………71
II..Định hướng chiến lược cho hoạt động xác lập và quản lý CDĐL cho
các mặt hàng nông sản của Việt
Nam…………………………………………..............................................73
II. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xác lập và nâng cao hiệu quả quản lý
CDĐL đối với hàng nông sản của Việt Nam…………………………....75

1. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xác lập và nâng cao hiệu quả quản lý CDĐL

3


đối với hàng nông sản của Việt Nam………………………………75
1. Giải pháp từ phía nhà nước …………………………………………......75
1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về CDĐL …………………………........75
1.2. Phổ biến, nâng cao nhận thức về CDĐL ………………………….........76
1.3 Hỗ trợ hoạt động của các tổ chưc ngành nghề tại địa phương………...76
1.4. Đầu tư cho phát triển khoa học nông nghiệp………………………........78
1.5 Phối hợp hoạt động của các tổ chức có liên quan…………………….. 79

2. Giải pháp từ phía các hiệp hội ngành nghề…………………………….....81
3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp………………………………….....81
4. Giải pháp từ phía người nông dân……………………………………....82
Kết luận…………………………………………………………………….85

4


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này được đánh giá là sẽ mở ra rất
nhiều cơ hội cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế song
bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức và nông nghiệp
được xem là lĩnh vực sẽ phải chịu nhiếu áp lực nhất. Để thực hiện những cam
kết của mình, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi
cho hàng hoá của nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa. Hàng hoá từ
các nước khác sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam trong đó sẽ phải kể đến các
mặt hàng nông sản của các nước như Trung Quốc, Thái Lan…Làm sao để
hàng hoá Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng không bị “thua ngay trên
sân nhà” chứ chưa nói tới việc “mang chuông đi đánh xứ người” vẫn đang là
một câu hỏi đặt ra không chỉ cho các nhà quản lý mà còn cả các doanh
nghiệp. Xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh
được xem là một hướng đi đúng trong đó xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý
cho hàng nông sản chính là cách làm hiệu quả nhất. Chỉ dẫn địa lý chính là sự
khẳng định về uy tín cũng chất lượng đối với các sản phẩm. Chúng ta không
phải hay nói chính xác hơn là không thể tạo ra chỉ dẫn địa lý mà chỉ phải làm
sao để chỉ dẫn địa lý được thừa nhận một cách chính thức.
Do đặc điểm địa lý tự nhiên cùng với kinh nghiệm canh tác, sản xuất
truyền thống và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của người nông, nước ta có
rất nhiều mặt hàng nông sản có thể được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy

nhiên trên thực tế, nước ta mới chỉ có một số lượng rất ít các nông sản được
đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, một số lượng lớn còn lại vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Hiện nay, mặc dù đã có 11 sản phẩm của Việt Nam được chính thức

5


đăng bạ chỉ dẫn địa lý nhưng chúng ta vẫn chưa thiết lập được cơ chế quản lý
cho các mặt hàng đó. Phải làm sao để có thể duy trì được uy tín cũng như chất
lượng của các sản phẩm sau khi được bảo hộ đồng thời cũng cần phải hài hoà
hoá lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý. Đây thực sự vẫn còn là một bài toán khó.
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý cũng như nhận
thức được những bất cập trong công tác xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý
của Việt Nam trong thời gian qua, em đã chọn cho mình đề tài “Xác lập và
quản lý chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam – Thực trạng và giải
pháp” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận về chỉ dẫn
địa lý, phân tích thực trạng của hoạt động xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý
cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đánh giá những hạn chế và nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động này, khoá luận sẽ đề xuất các
giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xác lập chỉ dẫn địa lý và nâng cao hiệu
quả quản lý các chỉ dẫn địa lý cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Các Điều ước quốc tế và những quy định pháp luật của Việt Nam về
chỉ dẫn địa lý
- Hoạt động xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản của
Việt Nam


6


* Phạm vi nghiên cứu
- Các chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ đối với các mặt hàng nông
sản ở Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích thông tin, nghiên cứ tài
liệu
- Phương pháp so sánh, đánh giá
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận, khoá luận gồm ba chương
Chương I: Một số vấn đề lý luận về chỉ dẫn địa lý.
Chương II: Thực trạng hoạt động xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với
hàng nông sản tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xác lập và nâng cao hiệu quả quản
lý chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản tại Việt Nam

7


Lời Cảm Ơn
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trờng Đại học
Ngoại Thơng, đặc biệt là ThS.Lê Thị Thu Hà đã nhiệt tình hớng dẫn, giúp em
đề ra hớng nghiên cứu của đề tài và hoàn thiện đề tài.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn các cán bộ của Trung tâm hỗ trợ và t
vấn, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thuộc Cục sở hữu trí tuệ đã giúp đỡ em

thu thập tài liệu và giải đáp những thắc mắc về chuyên môn.
Ngoài ra, em cũng xin đợc cảm ơn gia đình, bàn bè đã quan tâm nhiệt
tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.

CHNG I

8


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
I. ChØ dÉn ®Þa lý vµ vai trß cña chØ dÉn ®Þa lý
1..Khái niệm:
1.1..Chỉ dẫn địa lý
Trong nhiều năm trở lại đây, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Các quan hệ thương mại song
phương và đa phương đều đưa vấn đề sở hữu trí tuệ vào chương trình đàm
phán. Sở hữu trí tuệ là quyền đối với các tác phẩm do con người tạo ra thông
qua các hoạt động sáng tạo và các tác phẩm đó gọi là tài sản trí tuệ. Tài sản trí
tuệ được chia thành ba loại chính là: Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền tác
giả và các quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng. Chỉ dẫn địa lý
chính là một trong số những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.
1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế
Xét dưới góc độ pháp luật quốc tế, cho đến nay chỉ dẫn địa lý đã được
đề cập trong 3 Điều ước quốc tế là: Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu
công nghiệp (viết tắt là Công ước Paris 1883), Thoả ước Madrid 1891 về
chống chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng hoá (viết tắt là Thoả
ước Madrid 1891) và Thoả ước Lisbon 1958 về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên
gọi xuất xứ hàng hoá (viết tắt là Thoả ước Lisbon 1958).
Công ước Paris 1883 cũng như Thoả ước Madrid 1891 đều không nhắc
tới thuật ngữ chỉ dẫn địa lý mà chỉ nhắc tới hai thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc

(Indication of Source) và tên gọi xuất xứ (Apellations of Origin). Tuy nhiên
cả Công ước và Thoả ước kể trên không đưa ra được khái niệm về hai thuật
ngữ này mà chỉ nhắc tới chúng với tư cách là đối tượng sở hữu công nghiệp

9


được bảo hộ. Đến năm 1958, Thoả ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế
tên gọi xuất xứ của hàng hoá ra đời đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên
gọi xuất xứ hàng hoá. Trong Thoả ước này, tên gọi xuất xứ được hiều là tên
địa lý của một nước, một vùng hay một địa điểm cụ thể xác định một sản
phẩm có nguồn gốc chính tại nơi có điều kiện địa độc đáo và cần thiết để tạo
chất lượng đặc trưng của sản phẩm, bao gồm các yếu tố tự nhiên và con
người1 [20]. Nhìn chung những hiệp định này không thể trở thành công cụ
hữu hiệu để bảo hộ chỉ dẫn địa lý bởi chúng chỉ bao gồm những điều khoản
chung chung và có số lượng thành viên tham gia quá ít.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, giao dịch thương
mại thế giới không ngừng tăng lên, các quốc gia đã nhận thức được tầm quan
trọng của chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn địa lý ngày càng được sử dụng phổ biến
hơn. Điều này đòi hỏi cần phải có một quy định mang tính quốc tế điều chỉnh
những vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Năm 1994, Hiệp định các vấn đề
liên quan đến Sở hữu trí tuệ - TRIPS đã ra đời nhằm thiết lập thiết lập các tiêu
chuẩn quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ quốc tế, xây dựng các tiêu
chuẩn quốc tế tối thiểu đối với chỉ dẫn địa lý. Hiệp định này đã đưa ra khái
niệm về chỉ dẫn địa lý như sau: “chỉ dẫn địa lý được hiểu là một chỉ dẫn
nhằm xác định một sản phẩm cón xuất xứ từ lãnh thổ của một quốc gia thành
viên hoặc từ một vùng, một khu vực địa lý của nước đó, mà chất lượng, danh
tiếng hay các đặc tính khác của sản phẩm chủ yếu do nguồn gốc địa lý này
mang lại”2[21].
1.1.2. Khái niệm chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của Việt Nam

1

2

Thoả ước Lisbon 1958, , Điều 2, khoản 1,
/>Hiệp định TRIPS 1994, Điều 1, Khoản 2

10


Được coi là nước có bước đi sớm nhất trong khối ASEAN về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý, năm 1995 Việt Nam đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi
xuất xứ trong Bộ Luật Dân Sự 1995 như sau: “ Tên gọi xuất xứ hàng hóa là
tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước,
địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng
đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự
nhiên, con.người.hoặc.kết.hợp.cả.hai.yếuttố.đó“3[9].4Khái niệm này tương
đối.phù.hợp.với.Công.ước.Paris.1883.
Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, Việt Nam
cần phải bổ sung những quy định về chỉ dẫn địa lý. Chính vì vậy, năm 2000
chúng ta đã đưa ra những quy định đầu tiên về chỉ dẫn địa lý thông qua Nghị
định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của Chính Phủ về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và
bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công
nghiệp. Theo Nghị định này, chỉ dẫn địa lý được hiểu là:
“...thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện
sau đây:
a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình
ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa
phương thuộc một quốc gia;

b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch;
c) Liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn ra rằng hàng
hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa
phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các
đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu do nguồn
33

Bộ LuậtDân Sự 1995, Điều 786

4

11


gốc địa lý tạo nên“4 [3] .
Quy định về chỉ dẫn địa lý trong Nghị định 54 đã tương đối phù hợp với
những quy định trong Hiệp định TRIPS và chính thức được đưa vào Luật Sở
hữu trí tuệ 2005. Trong luật này, “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản
phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ, hay quốc gia cụ
thể”5[10]. Như vậy, chúng ta có thể thấy khái niệm này ngắn gọn hơn rất
nhiều so với khái niệm trong Nghị định 54/2000/NĐ-CP. Những điều kiện để
một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không được đưa ra ngay trong định nghĩa mà
được quy định riêng tại điều 79. Điều khoản này quy định như sau:
“chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
b) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết
định.”6[10]

Như vậy, có thể thấy rằng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là những sản
phẩm có danh tiếng, có chất lượng đặc thù và những đặc tính đó chủ yếu do
điều kiện địa lý của địa phương, khu vực hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa
lý đó quyết định. Danh tiếng, uy tín của sản phẩm liên quan chặt chẽ tới
lịch sử của sản phẩm và được xác định thông qua mức độ tín nhiệm của
người tiêu dùng đối với sản phẩm đó bằng cách đánh giá mức độ rộng rãi mà
54

Nghị định 54/2000/NĐ - CP
5 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, khoản 22
6
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 79
6

12


người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm đó. Chất lượng, đặc tính của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một số chỉ tiêu định tính,
định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải
có khả năng kiểm tra được bằng phương pháp kỹ thuật hoặc do chuyên gia
thẩm định bằng các phương pháp kiểm tra phù hợp.
Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý bao gồm cả yếu tố tự
nhiên và yếu tố về con người. Các yếu tố này phải mang tính quyết định đối
với danh tiếng, chất lượng cũng như đặc tính của sản phẩm. Yếu tố tự nhiên ở
đây bao gồm các yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái
và các điều kiện tự nhiên khác. Tuy nhiên, chỉ có yếu tố tự nhiên thôi vẫn
chưa thể đủ để tạo ra được những nét đặc trưng của sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý mà cần phải có một yếu tố không kém phần quan trọng khác chính là sự
đóng góp của trí tuệ cũng như bàn tay lao động của con người. Yếu tố con

người bao gồm ký năng, kỹ xảo của người sản xuất kết hợp với quy trình sản
xuất truyền thống của địa phương.
1.2 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với một số đối tượng khác
1.2.1 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với chỉ dẫn nguồn gốc
Chỉ dẫn nguồn gốc là bất kỳ dấu hiệu hay cách thức thể hiện nào dùng
để chỉ dẫn ra rằng một hàng hoá có nguồn gốc từ một quốc gia, một khu vực
hay một nơi cụ thể [21] . Tuy nhiên, hàng hoá đó không nhất thiết phải có
những đặc tính chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý tạo nên. Trong thực tế
chúng ta hay gặp những chỉ dẫn nguồn gốc như “Made in Viet Nam” hay
“Made in China” được dùng để chỉ các sản phẩm có nguồn gốc tại Việt Nam
hay tại Trung Quốc. Những chỉ dẫn này chỉ có giá trị về mặt quản lý chứ
không mang lại một sự bảo đảm về mặt chất lượng của sản phẩm. Trong khi

13


đó, theo cách hiểu của Hiệp định TRIPS, chỉ dẫn địa lý không chỉ chỉ ra nơi
xuất xứ của hàng hoá mà nó còn thể hiện chất lượng, uy tín hoặc đặc tính
riêng biệt của hàng hoá có được do môi trường địa lý, bao gồm yếu tố tự
nhiên cũng như yếu tố con người mang lại. Ví dụ, ở Việt Nam, khi nhăc tới
“Nước mắm Phú Quốc” chúng ta có thể biết được đây là loại nước mắm có
xuất xứ tại đảo Phú Quốc đồng thời có thể liên tưởng đến những đặc trưng về
chất lượng của sản phẩm này bao gồm các đặc điểm như có màu cánh gián
đậm, trong tinh khiết, mùi thơm nhẹ, tuyệt đối không có mùi tanh hay mùi
amôniac do sản xuất từ cá tươi, có vị mặn, ngọt đậm kèm theo vị béo tự nhiên
và vị béo ngọt của đạm và mỡ cá [7]. Ngoài ra, chúng ta còn có thể biết được
rằng những đặc trưng về chất lượng này chỉ có thể có được ở Phú Quốc nhờ
nguồn nguyên liệu cũng như bí quyết sản xuất chỉ có được tại địa phương
này. Như vậy có thể nói, khái niệm chỉ dẫn địa lý nằm trong khái niệm chỉ
dẫn nguồn gốc.

1.2.2 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với tên gọi xuất xứ
Như đã nêu ở phần trên, tên gọi xuất xứ đã được định nghĩa trong
Thoả ước Lisbon 1958 và định nghĩa này khá tương đồng với chỉ dẫn địa lý
của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý khác với tên gọi xuất xứ ở
mức độ liên hệ giữa sản phẩm và nguồn gốc lãnh thổ. Theo Thoả ước Lisbon
1958, tên gọi xuất xứ chỉ những sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ, khách
quan với địa phương mà nó mang tên. Điều này có nghĩa là cả nguyên liệu
sản xuất và sản phẩm đều phải được làm ra từ một vùng lãnh thổ nhất định mà
sản phẩm mang tên và chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm có được là nhờ
vào các yếu tố địa lý của vùng lãnh thổ đó. Không giống như tên gọi xuất xứ,
mối liên hệ giữa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và địa phương sản xuất được
giảm nhẹ hơn. Tất cả các khâu của quy trình sản xuất ra sản phẩm không nhất

14


thiết phải diễn ra tại khu vực địa lý mà sản phẩm mang tên, chẳng hạn như
nguyên liệu sản xuất có thể nhập từ một nơi khác, nhưng sản phẩm vẫn duy trì
được chất lượng đặc trưng vẫn đảm bảo được uy tín, danh tiếng của sản
phẩm. Như vậy, có thể thấy tên gọi xuất xứ hoá chính là một dạng đặc biệt
của chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra, tên gọi xuất xứ có thể là tên quốc gia, địa phương như
Tequila, Porto, Jerez…, là những nơi sản xuất ra sản phẩm. Điều này đồng
nghĩa với việc tên gọi xuất xứ cũng chính là tên của hàng hoá. Trong khi đó,
chỉ dẫn địa lý bất kì một chỉ dẫn nào chỉ tới quốc gia, địa phương, nơi sản
xuất sản phẩm. Dấu hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hay biểu tượng. Ví dụ như
hình ảnh tháp Eiffel biểu trưng cho các sản phẩm của Pháp. Chỉ dẫn địa lý xác
định nguồn gốc của hàng hoá nhưng tên của hàng hoá không nhất định phải
bao gồm tên địa phương, nơi sản xuất ra hàng hoá đó. Một điểm khác biệt nữa
là tên gọi xuất xứ chỉ ra chất lượng và đặc tính của hàng hoá trong khi chỉ dẫn

địa lý còn nói tới cả danh tiếng của sản phẩm.
1.2.3 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu chứng
nhận
Khái niệm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận (một số nước
còn gọi là nhãn hiệu bảo đảm) được quy định rất khác nhau ở các nước trên
thế giới. Nhãn hiệu tập là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ
của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó7 [10]. Chức năng
của nhãn hiệu tập thể là chỉ ra mối liên hệ giữa hàng hoá/dịch vụ mang nhãn
hiệu tập thể và hiệp hội là chủ nhãn hiệu đó. Bản thân hiệp hội không sử dụng
nhãn hiệu này mà chỉ có thành viên của nó sử dụng. Ví dụ, “bưởi Phúc
7

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 4, Khoản 17

15


Trạch” là một nhãn hiệu tập thể do Hội nông dân Hương Khê đăng ký và
được dử dụng bao bồm những người sản xuất tại bốn xã Phúc Trạch, Hương
Trạch, Hương Đô, Lộc Yên thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nhãn
hiệu này không những có thể cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ mà nó còn
mang lại một sự bảo đảm về một trái bưởi rất ngon, có vị ngọt mà thanh, có
pha một chút vị the mà không chua, không đắng []. Một ví dụ khác là nhãn
hiệu thuốc lá “Vinataba”. Đây là một nhãn hiệu tập thể được sử dụng bởi các
công ty sản xuất thuốc lá thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Nhãn hiệu
tập thể này không cho chúng ta biết sản phẩm thuốc lá được sản xuất tại địa
phươg nào và chất lượng của nó ra sao. Như vậy, nhãn hiệu tập thể không
phải luôn chỉ ra nơi xuất xứ của sản phẩm cũng như luôn đảm bảo sản phẩm
có những đặc trưng về chất lượng như chỉ dẫn địa lý.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách
thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác,
độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu 8
[10]. Chức năng của nhãn hiệu chứng nhận là đưa ra một đảm bảo rằng sản
phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn thoả mãn một tiêu chuẩn nhất định hoặc có
một chất lượng đặc biệt. Khác với nhãn hiệu tập thể, chủ của nhãn hiệu chứng
nhận không phải là hiệp hội của các nhà sản xuất mà là chủ thể có khả năng
chứng nhận – có thể là hội đồng ở địa phương hoặc hiệp hội sản xuất và kinh
doanh sản phẩm đó tại địa phương. Chủ thể này phải đảm bảo rằng sản phẩm
mang nhãn hiệu chứng nhận có một chất lượng đúng như đã được chứng
nhận.
Nhãn hiệu chứng nhận mặc dù có sự đảm bảo về chất lượng của sản
8

Điều 4, Koản 18, Luật Sở hữu trí tuệ, 2005

16


phẩm nhưng không phải nhãn hiệu chứng nhận nào cũng nêu ra được nguồn
gốc xuất xứ của sản phẩm đó. Trong khi đó, một chỉ dẫn địa lý luôn cho biết
nguồn gốc xuất xứ, những đặc trưng về chất lượng cũng như danh tiếng của
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một
nhãn hiệu chứng nhận nào được đăng ký bảo hộ.
1.2.4 Phân biệt Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hoá
Như đã nêu ở phần trên, chỉ dẫn địa lý chính là những cụm từ hay
những biểu tượng giúp người ta nhận ra sản phẩm có nguồn gốc từ một quốc
gia, một vùng hay một địa phương nào đó nơi mà danh tiếng, chất lượng cũng

như các đặc tính khác của sản phẩm do chính nguồn gốc địa lý đó mang lại.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau9 [10]. . Như vậy nhãn hiệu có thể là chữ cái hoặc chữ
số, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối hoặc sự kết hợp các yếu tố này. C ác dấu
hiệu được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chủ yếu nhằm phân biệt một sản
phẩm hay một dịch vụ với một sản phẩm hay dịch vụ khác trên thị trường. Nó
không hề có sự bảo đảm về mặt chất lượng hay các đặc tính cơ bản của sản
phẩm gắn liền với nơi xuất xứ. Chỉ có một công ty hay một cá nhân có quyền
sở hữu nhãn hiệu này. Điều nay lại hoàn toàn trái ngược so với chỉ dẫn địa lý
bởi tất cả các nhà sản xuất ở trong khu vực hay địa phương có chỉ dẫn địa lý
đều có quyền sử dụng nó nếu như họ có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn đã
đề ra.
Ngoài ra, khái niệm nhãn hiệu hàng hoá thường liên quan đến việc sản
xuất riêng rẽ trong khi đó chỉ dẫn địa lý lại liên quan đến việc sản xuất tập
thể. Việc bảo hộ một nhãn hiệu là tương đối đơn giản hơn so với việc bảo hộ
9

Điều 4, Khoản 16, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2005

17


một chỉ dẫn địa lý. Đối với chỉ dẫn địa lý, vai trò của nhà nước quan trọng
hơn so với nhãn hiệu vì chỉ dẫn địa lý chính là tài sản của quốc gia và chỉ dẫn
địa lý mang lại nhiều lợi ích cho những nhà sản xuất sử dụng chỉ dẫn địa lý
đó.
Một điểm khác biệt nữa là nhãn hiệu có thể tự do được hình thành
trong khi chỉ dẫn địa lý chỉ liên quan đến tên gọi địa lý hoặc truyền thống địa
phương và cách gọi tên này phải được dựa trên địa danh nơi sản phẩm ra đời.
Ví dụ, một doanh nghiệp tại Thái Nguyên không thể sử dụng tên gọi xuất xứ

Shan tuyết Mộc Châu cho sản phẩm chè của mình vì sản phẩm chè sản xuất
tại Thái Nguyên có các đặc tính về chất lượng không giống như chè sản xuất
tại Mộc Châu. Chính vì vậy mà chỉ dẫn địa lý không thể chuyển nhượng được
trong khi đó hàng ngày chúng ta vẫn đang sử dụng các sản phảm mang nhãn
hiệu được li – xăng (license). Như vậy, những nhãn hiệu mang chỉ dẫn địa lý
không thể được bảo hộ nếu như việc sử dụng nhãn hiệu đó có thể gây ra sự
hiểu nhầm về nguồn gốc hàng hoá. Thông thường, luật các nước đều loại bỏ
những cụm từ về địa lý ra khỏi các nhãn hiệu được đăng ký.
Nhãn hiệu tạo thành một quyền Sở hữu trí tuệ cá nhân. Quyền đối với
nhãn hiệu này được chuyển nhượng, chia tách và được hưởng sự bảo hộ trên
lãnh thổ quốc gia hay quốc tế tuỳ theo hình thức đăng ký bảo hộ. Bảo hộ nhãn
hiệu là bảo hộ có hạn định, nghĩa là nhãn hiệu được bảo hộ từ khi đăng ký bảo
hộ nhưng người sở hữu nó phải định kỳ đăng ký lại (thường là sau 10 năm).
Trong khi đó, chỉ dẫn địa lý có thể là quyền sở hữu tập thể trên cơ sở phải
tuân thủ các quy trình kỹ thuật bắt buộc được xác định đối với mỗi tên gọi
được bảo hộ. Quyền này là vô thời hạn, không thể chuyển nhượng hoặc chia
tách nên có khả năng ngăn ngừa mọi sự chiếm đoạt quyền sở hữu. Quyền đối
với chỉ dẫn địa lý được nhà nước bảo hộ một cách chính thức.

18


Ngoài cách phân biệt như vậy, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có thể kết
hợp và thực hiện những chức năng tương hỗ hay bổ trợ cho nhau nhưng hoàn
toàn không phải là đồng nhất. Nếu như những điều kiện chung về đăng ký
được tuân thủ và nếu việc đăng ký này không vi phạm đến một chỉ dẫn địa lý
đã được bảo hộ thì một nhãn hiệu có thể mang những đặc điểm về địa lý và
tính sở hữu tập thể giống chỉ dẫn địa lý. Mặc dù vậy, trường hợp đặc biệt này
không thể hiện hoàn toàn mục tiêu của các nhãn hiệu so với các mục tiêu đặt
ra trong khuôn khổ của các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Về mặt nguyên tắc,

một quy định về quyền sử dụng một nhãn hiệu tập thể mang các đặc điểm đa
dạng của sản phẩm tuỳ theo sự lựa chọn của chủ sở hữư nhãn hiệu, trong đó
có thể có yếu tố địa lý. Trái lại, các quy trình kỹ thuật bắt buộc của một chỉ
dẫn địa lý thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng các đặc tính cơ bản của sản phẩm
gắn liền với xuất xứ địa lý của nó.
Mặt khác, mục tiêu “bảo đảm về xuất xứ” là mối quan tâm đặc biệt
của hệ thống các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó việc theo dõi kiểm soát
chất lượng đồng nhất của sản phẩm được các cơ quan chức năng Nhà nước
tiến hành. Trong hệ thống nhãn hiệu tập thể, trách nhiệm kể trên chỉ giới hạn
ở chủ sở hữu nhãn hiệu và trách nhiệm này cũng hoàn toàn khác với trách
nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc việc đảm bảo chính sách chung về
chất lượng và xuất xứ sản phẩm.

Bảng 1.1 : So sánh Chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu hàng hoá
Tiêu chí
Hình thức

Chỉ dẫn địa lý
Nhãn hiệu hàng hoá
- Tên gọi hoặc tất cả các - Tất cả các dấu hiệu nói
dấu hiệu chỉ ra dược chung
nguồn gốc xuất xứ của

19


sản phẩm

Chức năng


- Dấu hiệu xác định chất - Dấu hiệu xác định một
lượng chủ yếu của sản sản phẩm của một doanh
phẩm gắn liền với xuất nghiệp. Dấu hiệu này
xứ địa lý của nó. Dấu chỉ được duy nhất chủ
hiệu được nhà nước bảo sở hữu của nhãn hiệu

Chủ sở hữu

đảm
bảo đảm
- Là sở hữu chung, sở - Dấu hiệu tư nhân do
hữu

tập

thể.

Thông một pháp nhân (nhãn

thường chỉ dẫn địa lý hiệu tập thể) hoặc một
là tài sản Nhà nước và cá nhân sở hữu (nhãn
bất cứ ai đáp ứng được hiệu cá nhân). Những
những yêu cầu nhất định người khác muốn sử
của hàng hoá đều có thể dụng phải có sự cho
được sử dụng chỉ dẫn phép của chủ sở hữu
Quyền

địa lý
- Không thể chuyển - Có thể chuyển nhượng
nhượng và không thể hoặc chia tách


Điều kiện sử dụng

chia tách
- Phải tuân thủ quy trình - Đối với nhãn hiệu cá
kỹ thuật bắt buộc để tạo nhân, không có điều
ra đặc tính cơ bản của kiện sử dụng còn đối với
sản phẩm gắn liền với nhãn hiệu tập thể phải
xuất xứ địa lý của sản tuân thủ quy định về

Thời hạn bảo hộ

phẩm
quỳen sử dụng
- Bảo hộ liên tục, không Bảo hộ có hạn định.
có thời hạn với điều Được bảo hộ từ khi đăng

20


kiện sản phẩm vẫn đáp ký bảo hộ và phải định
ứng được những đặc kỳ đăng ký lại (thường
Quản lý

tính yêu cầu
là sau 10 năm)
Một hiệp hội đại diện Tập hợp các nhà sản
cho những nhà sản xuất xuất sở hữu nhãn hiệu sẽ
tham gia vào chuỗi sản quản lý nhãn hiệu này
xuất sản phẩm sẽ quản

lý chất lượng sản phẩm
sao cho phù hợp với chỉ

Giám sát/Bảo hộ

dẫn địa lý
- Ở cấp nhà nước. Một - Mang tính tư nhân.
cơ quan độc lập của Chính những người sở
chính phủ sẽ giám sát hữu thương hiệu sẽ phaỉ
đảm

bảo

giữ

vững tự mình giám sát, đảm

những đặc tính của chỉ bảo
dẫn địa lý

chất

lượng

sản

phẩm như khi đã đăng

- Bảo hộ ở cấp quốc tế ký
thông qua các quy chế - Bảo hộ ở cấp quốc gia

liên quan đến chỉ dẫn hay quốc tế tuỳ thuộc
địa lý

vào hình thức đăng ký
bảo hộ

2..Vai trò, ý nghĩa của chỉ dẫn địa lý
Nếu như trước đây, chỉ dẫn địa lý chủ yếu được dùng để bảo hộ cho các
sản phẩm rượu vang và rượu mạnh ở miền Nam của Châu Âu thì hiện nay,
việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đã vượt ra xa khỏi các nhóm này. Các nước đang
phát triển thể hiện mối quan tâm ngày càng lớn đối với việc đưa các sản phẩm

21


của mình thâm nhập vào thị trường thông qua việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý
như Gạo Basmati, Chè Darjeeling hay cà phê Buôn Mê Thuột…Vậy tại sao
chỉ dẫn địa lý lại được các quốc gia quan tâm nhiều như vây? Nguyên nhân
chính là bởi chỉ dẫn địa lý có những ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và mặt
xã hội.
2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế
2.1.1. Chỉ dẫn địa lý là công cụ bảo hộ dành cho người tiêu dùng và nhà sản
xuất
Như đã trình bày ở các phần trước, những sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý phải là những sản phẩm có chất lượng đặc trưng, có danh tiếng và uy tín.
Nhờ vậy, những sản phẩm này dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận và ưa
chuộng. Đó chính là lý do tại sao những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý hay bị
giả mạo và bắt chước. Tình trạng các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý là tương
đối phổ biến và đã gây ra thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất vì nó có thể khiến
cho người tiêu dùng không còn tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm do họ

cung cấp. Có thể lấy trường hợp của nước mắm Phú Quốc làm ví dụ điển hình
cho các chỉ dẫn địa lý bị giả mạo tại Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường tiêu
thụ, mỗi năm có khoảng 180 đến 200 triệu lít nước mắm mang thương hiệu
Phú Quốc. Tại Phú Quốc có khoảng 100 cơ sở sản xuất loại sản phẩm này
trong đó 20 nhà sản xuất tham gia công ty Quốc Dương – là công ty được tập
đoàn Unilever bao tiêu – và thiết lập nhà máy đóng chai theo công nghệ hiện
đại với sản lượng 6 triệu lít một năm. Hiệp hội sản xuất nước mắm Phú Quốc
khẳng định toàn đảo Phú Quốc chỉ có thể sản xuất từ 10 đến 12 triệu lít nước
mắm mỗi năm. Như vậy, trên 90 % nước mắm Phú Quôc lưu hành trên thị
trường là hàng giả [22]. Một khi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ một cách hiệu
quả, hành vi giả mạo trên sẽ giảm đi một cách đáng kể. Nếu được giao quyền

22


sử dụng chỉ dẫn địa lý, những người sản xuất có quyền ngăn cấm việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý một cách trái phép bằng cách khởi kiện lên toà án. Khi đó,
bằng các công cụ pháp lý của mình, nhà nước sẽ xử phạt những người có
hành vi vi phạm, đảm bảo lợi ích chính đáng cho các nhà sản xuất.
Không chỉ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất, việc bảo hộ chỉ dẫn
địa lý cũng mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng. Chỉ dẫn địa lý giúp cho
họ có thể nhận biết và mua được những sản phảm có nguồn gốc đáng tin cậy.
Những yêu cầu đối với việc bảo hộ buộc các nhà sản xuất phải cung cấp
những thông tin đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của sản
phẩm. Nhờ vậy mà người tiêu dùng có thể hạn chế được việc tiêu dùng các
loại hàng giả, hàng nhái và không phải lo lắng nhiều về vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm khi sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ.
2.1.2 Chỉ dẫn địa lý làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể giúp các nhà sản xuất gia tăng giá trị cho
sản phẩm của mình bởi một khi người tiêu dùng biết chắc chắn hàng hoá

mình định mua là đặc sản thực sự được đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng
thì họ sẽ sẵn sàng trả giá cao.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã xuất hiện ở Châu Âu từ thế kỷ trước và người
dân nơi đây đã khá quen thuộc với thuật ngữ này. Ở Pháp có khoảng 580 chỉ
dẫn địa lý ược bảo hộ, 120.000 hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp liên quan
đến chỉ dẫn địa lý. Các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xuất khẩu chiếm
tới 30% sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm. Các sản phẩm được bảo
hộ bằng chỉ dẫn địa lý có sức mạnh về giá trị gia tăng và thu hút sức mua vượt
trội. Tất cả các loại phomat có chỉ dẫn địa lý được mua bán với giá bình quân
cao hơn 2 Euro/kg so với các loại phomat không có chỉ dẫn địa lý. Gà Gresse

23


được bán với giá cao gấp 5 lần giá gà bình thường nhưng vấn luôn rất đắt
hàng. Dầu ô liu Toscano của Ý được bán với giá cao hơn giá khoảng 20% kể
từ khi được bảo hộ vào năm 1999. Người tiêu dùng Châu Âu đặc biệt đánh
giá cao các chỉ dẫn địa lý. Điều này được thể hiện trong một cuộc thăm dò
được tiến hành vào năm 1999, kết quả cho thấy có 40% người tiêu dùng được
hỏi cho biết họ sẵn sàng trả tiền đắt hơn 10% cho các sản phẩm có nguồn gốc
đặc biệt [16, tr.15-16].
Tại Việt Nam, sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Chè Shan Tuyết
Mộc Châu đã nâng cao được giá trị và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của
thị trường. Giá bán của sản phẩm này tăng lên 15% từ khi được bảo hộ [15].
Đối với bưởi Đoan Hùng, nếu như giá bán của loại quả này trước khi được
đăng bạ chỉ dẫn địa lý là 10.000 đến 15.000 đồng/quả thì hiện nay giá của một
trái bưởi vào khoảng 40.000 đồng, tăng gấp 3 đến 4 lần.
Như vậy có thể thấy nhờ được bảo hộ, những người sản xuất có thể bán
những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của mình với giá cao hơn rất nhiều. Đây
là một trong những động lực thúc đẩy việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản

phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại các địa phương trong cả nước.
2.1.2. Chỉ dẫn địa lý là công cụ hữu ích để thâm nhập thị trường
Kể từ khi Hiệp định TRIPS có hiệu lực thì một sản phẩm được công
nhận và mang chỉ dẫn địa lý sẽ được chấp nhận ở phạm vi quốc tế. Vì vậy, chỉ
dẫn địa lý trở thành một công cụ chiến lược trong thương mại và là tấm giấy
thông hành cho các sản phẩm gắn liền với một vùng đất.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại nhiều lợi ích hơn hẳn so với bảo hộ
nhãn hiệu hàng hoá. Chỉ dẫn địa lý là cái sẵn có trong khi nhãn hiệu hàng hoá
phải nghiên cứu sáng tạo mới có được. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở bất kỳ

24


một quốc gia nào trên thế giới đều phải trả một khoản phí rất đắt và không lấy
gì làm bảo đảm rằng sản phẩm đó sẽ được người tiêu dùng chấp nhận và lựa
chọn. Trong khi đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo hộ rẻ nhất, ở mức cao nhất,
cao hơn cả những bảo hộ khác liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Bất kỳ một sản
phẩm nào được công nhận chỉ dẫn địa lý đều đồng nghĩa với sự công nhận về
chất lượng, uy tín của sản phẩm. Vì lẽ đó mà chỉ dẫn địa lý có thể được coi là
“sứ giả” cho vùng đất làm ra sản phẩm đó.
Những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thường có được sự nhận biết tốt
hơn trên thị trường do chúng mang những đặc tính riêng biệt. Những sản
phẩm mang đã được định vị trên thị trường nên việc thực hiện các chính sách
marketing hay xúc tiến thương mại trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Trong thời điểm canh tranh gay gắt như hiện nay, người tiêu dùng ngày càng
ưa chuông các sản phẩm đặc biệt mang chỉ dẫn địa lý.
2.2. Ý nghĩa về mặt xã hội
2.2.1. Chỉ dẫn địa lý giúp bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống
Ở Pháp cũng như ở Châu Âu hay trên toàn thế giới, chỉ dẫn địa lý là
những công cụ kinh tế để tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài

ra, chỉ dẫn địa lý cho phép duy trì và phát triển các hoạt động, các ngành chất
lượng tại các vùng nông thông thông qua việc tôn vinh các giá trị văn hoá, kỹ
năng và bí quyết truyền thống của con người và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Khi việc sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đem lại
hiệu quả kinh tế cao sẽ khuyến khích người dân duy trì và phát triển các
ngành nghề truyền thống của địa phương, tích cực sáng tạo hơn trong lao
động. Như vậy nó sẽ khuyến khích tính đa dạng và tính độc đáo trong sản

25


×